Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Khoá luận Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.29 KB, 78 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASTA American Spice Trade
Association
Hiệp hội Thương mại Gia
vị Mỹ
ESA
European Spice
Association
Hiệp hội gia vị châu Âu
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FAOSTAT
Food and Agriculture
Organization Statistics
Thống kê của tổ chức
Nông nghiệp và Lương
thực Liên Hiệp Quốc
GAP Good Agriculutural
Pratices
Thực hành nuôi trồng tốt
IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế


IPC
International Pepper
Community
Cộng đồng Hạt tiêu thế
giới
IPM Intergade Pest
Management
Quản lý dịch hại tổng hợp
MT Metric Ton Mét tấn
SPS Agreement on Sanitary
and Phytosanitary
Measures
Hiệp định về các biện
pháp kiểm dịch động thực
vật
TBT Agreement on Techical
Barriers to Trade
Hiệp định về Hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại
USD United Stated Dollar Đô la Mỹ
UN comtrade
United Nations
Commodity Trade
Thương mại hàng hóa
Liên Hiệp Quốc
VAT
Value Added Tax
Thuế Giá trị gia tăng
VPA Vietnam Pepper
Association

Hiệp hội Hồ tiêu Việt
Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt Tiếng Việt
KH&CT Khoa học và Công nghệ
NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
XK Xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời trung cổ, gia vị là món hàng xa xỉ chỉ có giới vua chúa, quý tộc mới
mua được. Ngày nay, việc tiêu dùng gia vị đã trở nên phổ biến. Gia vị không
chỉ được dùng trong các bữa ăn hàng ngày mà còn được sử dụng trong nhiều
ngành công nghiệp khác như: công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa mỹ phẩm
và dược phẩm. Do đó, gia vị dần trở thành mặt hàng quan trọng được buôn
bán rỗng rãi trên thị trường thế giới đem lại lợi nhuận không nhỏ cho một số
quốc gia có lợi thế về mặt hàng này, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi về đất
đai, khí hậu và con người để cho phép sản xuất và xuất khẩu nhiều loại gia vị
có giá trị kinh tế cao. Tận dụng được lợi thế này, trong 10 năm trở lại đây,
Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao
nhất của thế giới. Nhất là về mặt hàng hồ tiêu, Việt Nam trở nên không có đối
thủ về mặt hàng này trong hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo nữa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động xuất khẩu gia vị
của Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm,
giá cả, thương hiệu…Thực tế cho thấy, việc sản xuất và xuất khẩu gia vị của

Việt Nam vẫn mang tính tự phát trước tác động của giá cả thế giới. Trong khi
đó từ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu đến công tác quản lý, chỉ đạo vẫn
còn nhiều bất cập. Nếu không nhanh chóng khắc phục những hạn chế này thì
Việt Nam sẽ đánh mất dần vị thế về mặt hàng gia vị trong bối cảnh hội nhập.
Từ những thực tế trên, em quyết định chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng gia vị của Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
8
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về mặt hàng gia vị, cung cầu thị
trường gia vị trên thế giới và thực tiễn sản xuất ,xuất khẩu gia vị tại Việt Nam,
cùng với việc phân tích những thành tựu đạt được, những mặt còn tồn tại
trong ngành xuất khẩu gia vị và đánh gia những thuận lợi khó khăn trong thời
gian tới, đề tài đưa ra những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gia
vị của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình
hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gia vị (chủ yếu
là mặt hàng hồ tiêu, quế, hồi) của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, người viết đã sử dụng các phương pháp sau
đây: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng
hợp thông tin, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và luận giải,
phương pháp hệ thống hóa.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về mặt hàng gia vị và thị trường gia vị thế giới
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong
giai đoạn 2001-2011

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của
Việt Nam
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG GIA VỊ VÀ THỊ TRƯỜNG
GIA VỊ THẾ GIỚI
1.1. Giới thiệu mặt hàng gia vị
1.1.1. Khái niệm mặt hàng gia vị
Tuy gia vị là mặt hàng được buôn bán trên thế giới từ cách đây rất lâu
nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về gia vị. Người ta
thường định nghĩa gia vị theo tính chất và tác dụng của nó.
“Gia vị, theo định nghĩa của các nhà khoa học và sinh học, là những
loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho
thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan
vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực. Gia vị làm cho thức ăn
có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến thực
phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời có thể chế hóa theo những nguyên lý tương sinh,
âm dương phối triển đối với các loại thực phẩm đặc biệt.” (Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia, 2012)
Có nhiều loại gia vị như: các loại mắm, muối ăn (tạo vị mặn), ớt, hạt tiêu
(tạo vị cay và mùi đặc trưng), các loại rau thơm (rau húng, rau răm, hành,
tỏi được ăn kèm hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến ) v.v. và việc sử dụng
gia vị thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một
nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp.
Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế ngày nay, nói đến mặt hàng gia vị
(Spice) thì thường được hiểu là cá loại gia vị có nguồn gốc thực vật như: hồ
tiêu, ớt, quế, hồi, tỏi, vani…
1.1.2. Tầm quan trọng của mặt hàng gia vị trong đời sống
Trong đời sống hàng ngày, gia vị được dùng để chế biến các món ăn, làm
cho thức ăn có cảm giác ngon hơn đồng thời kích thích tiêu hóa.
Bên cạnh đó gia vị có tác dụng trong việc chữa bệnh, nhất là trong y học

phương Đông. Ví dụ như chống cảm cúm, hạ sốt, kiểm chế sự thèm ăn, tăng
10
cường trí nhớ, chống một số bệnh như ung thư, tim mạch Ngoài ra gia vị
còn có tác dụng kháng viêm, là chất chống oxi hóa, giúp giảm cân… Chính vì
thế mà gia vị còn được dùng làm thuốc an toàn, không có tác dụng phụ trong
điều trị y khoa.
Trong công nghiệp, gia vị được dùng trong nhiều công đoạn của ngành
chế biến thực phẩm, nhất là trong ngành chế biến thịt hộp, cá, bánh kẹo, đồ
uống có cồn và một số loại thực phẩm khác. Ngoài ra, gia vị còn được sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp dược phẩm, sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấp
và các ngành dịch vụ ăn uống…
1.1.3. Đặc điểm của mặt hàng gia vị
Gia vị xuất khẩu là mặt hàng chế biến chủ yếu từ thực vật (cây hồ tiêu,
quế, hồi, ớt…) tuân thủ chặt chẽ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật (có thể là
theo tiêu chuẩn ISO hoặc tiêu chuẩn của từng quốc gia). Nói chung đối với
mặt hàng gia vị thì cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về lý hóa (độ ẩm,dung
trọng, tạp chất lạ…), tiêu chuẩn vi sinh vật, yêu cầu về cảm quan…
Ngoài ra, do gia vị là mặt hàng dễ hỏng nên cần đặc biệt lưu ý trong việc
đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản…
1.1.4. Các loại gia vị xuất khẩu chủ yếu:
Số lượng các sản phẩm gia vị trong đời sống hàng ngày rất đa dạng và
phong phú. Danh mục các mặt hàng gia vị theo từng quốc gia cũng khác
nhau. Theo Hiệp hội Buôn bán Gia vị Mỹ (ASTA) thì có 41 loại gia vị. Trong
đó danh mục gia vị của cơ quan quản lý gia vị Ấn Độ có 52 loại, còn cơ quan
tiêu chuẩn của Ấn Độ lại đưa ra danh mục có 63 loại gia vị. Theo tiêu chuẩn
quốc tế - ISO thì gia vị có 109 loại… Ở Việt Nam không thống kê cụ thể có
bao nhiêu loại gia vị. Còn theo Danh mục phân loại mã H.S của hàng hóa của
Hải quan thế giới thì có một số mặt hàng gia vị chính sau:
11
Bảng 1.1: Danh mục gia vị phân loại theo mã H.S

Mã H.S Tên gia vị
0904 Hạt tiêu thuộc chi Piper; các loại quả chi Capsicum hoặc
chi Pimenta, khô, xay hoặc nghiền
0905 Va-ni
0906 Quế và hoa quế
0907 Đinh hương (cả quả, thân, cành)
0908 Nhục đậu khấu và bạch đậu khấu
0909 Hoa hồi, hoa hồi dạng sao, hạt cây thì là, hạt cây rau mùi,
cây thì là Ai cập hoặc cây ca-rum; hạt cây bách xù
(juniper berries)
0910 Gừng, nghệ tây, nghệ, lá rau thơm, lá nguyệt quế, ca-ry
(curry) và các loại gia vị khác
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
1.2. Thị trường gia vị thế giới
1.2.1. Đặc điểm thị trường
Các loại cây dùng làm gia vị sinh trưởng và phát triển ở những vùng có
điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp, ngoài những đặc điểm của thị trường
hàng hóa nói chung, thì trường gia vị còn có một số đặc điểm sau:
a) Cung cầu của thị trường gia vị ít co giãn
Gia vị là sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu cơ bản của cuộc sống
con người. Tuy nhiên không phải gia vị trên thị trường rẻ mà người tiêu dùng
cần nhiều sản phẩm hơn mà là do những giới hạn về sinh lý, thói quen ăn
uống từng người, từng vùng miền. Tuy nhiên, cũng không phải khi nhu cầu về
gia vị lớn, giá cao mà nhà sản xuất có thể cung ngay một lượng lớn sản phẩm
ra thị trường, nguyên nhân là do việc sản xuất gia vị (trồng, thu hoạch, chế
biến…) đòi hỏi phải có thời gian, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do
đó, xét theo khía cạnh cung cầu thì thị trường gia vị tương đối ít co giãn.
b) Thị trường có tính thời vụ rõ rệt
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nhất là đối
với ngành trồng trọt nên cung cầu sản phẩm gia vị cũng không cân bằng về

mặt không gian, thời gian. Thông thường, ngay sau vụ thu hoạch, nguyên liệu
để chế biến gia vị dồi dào, nhà sản xuất phải mau chóng bán sản phẩm gia vị
12
ra thị trường để thực hiện tái quá trình sản xuất. Ngoài ra, hàng loạt người sản
xuất cùng thu hoạch và có cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nên
làm cho tăng lượng cung nên làm cho giá sản phẩm giảm xuống nhiều.
Ngược lại, vào thời điểm trái mùa (hoặc mất mùa) khối lượng cung
giảm nhiều, giá cả tăng lên nhưng không vì thế mà người sản xuất có thể tăng
ngay được lợi nhuân vì diện tích đất trông có hạn và cây trồng cần thời gian
để tăng trưởng và phát triển tự nhiên (ngoài ra, các nhà cung cấp có thể găm
hàng trong kho để đợi giá cao hơn).
Do đặc điểm này, thị trường gia vị có nhiều biến động theo thời vụ, giá
cả tăng giảm một cách tự phát, khó kiểm soát.
c) Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ gia vị phụ thuộc rất lớn vào việc
khai thác và tận dụng lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên như thời tiết,khí
hậu, đất đai và điều kiện sản xuất khác
Nhu cầu của con người về gia vị rất đa dạng về số lượng và chủng loại,
nhưng xét về khía cạnh thị trường thì người tiêu dùng chỉ chấp nhận mức giá
tối thiểu hợp lý. Trong khi đó, xét về khía cạnh cung thì mỗi loại cây gia vị lại
chỉ có thể phát triển tốt ở nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp. Cho nên mỗi
quốc gia, mỗi vùng chỉ có thể sản xuất và đưa ra thị trường mà họ có ưu thế
hoặc có lợi thế so sánh thực sự. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, việc
khai thác lợi thế so sánh đã buộc sản xuất nông nghiệp chỉ có thể cung cấp sản
phẩm gia vị mà thị trường cần và điều kiện sản xuất cho phép. Bởi vì cây gia
vị chỉ sinh trưởng và phát triển ở những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai
phù hợp nên các vùng và các khu vực gần nhau (thường có điều kiện tự nhiên
như nhau) nên sản phẩm gia vị hình thành theo từng luồng, tuyến và khu vực
cho nên phát sinh hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường.
Trong khi đó, bất kì người sản xuất nào cũng muốn đưa ra thị trường những
sản phẩm gia vị mà mình có ưu thế nhất. Bởi vậy, cùng một loại sản phẩm,

muốn cạnh tranh được trên thị trường thì con đường duy nhất là các cơ sở sản
xuất, các quốc gia phải tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, thành
tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng,
13
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm là điều kiện để đảm bảo thành
công trên thị trường.
d) Thị trường tiêu thụ sản phẩm gia vị có mức độ cạnh tranh tương đối hoàn
hảo
Xét về hình thái thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm gia vị là một thị
trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo, ở đó mỗi người sản xuất chỉ cung ứng
một lượng gia vị rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường. Vì thế người sản xuất
không thể độc quyền về giá mà họ phải chấp nhận mức giá khách quan trên
thị trường. Họ tham gia hay rút lui khỏi thị trường cung gia vị đều không ảnh
hưởng đến mức giá đã hình thành. Đồng thời trên thị trường gia vị có rất
nhiều nhà cung cấp với nhiều loại sản phẩm nên người tiêu dùng có thể chọn
sản phẩm thích hợp mà thường không cần biết sản xuất là ai và ở đâu. Do nhu
cầu tiêu dùng gia vị hạn chế nên mỗi người chỉ mua với số lượng ít nên mức
giá cũng không thay đổi khi người tiêu dùng rời bỏ thị trường. Tuy nhiên do
gia vị được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày nên thói quen dùng gia
vị là cố định nên người tiêu dùng thường không rời bỏ thị trường.
Nhìn chung thị trường gia vị là thị trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo
chính vì thế giá cả mặt hàng gia vị trong nước chịu ảnh hưởng lớn của giá cả
gia vị thế giới.
e) Thị trường gia vị được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và chính sách bảo
hộ mậu dịch của các nước
Đặc điểm chung của buôn bán nông sản trên thế giới là tính bảo hộ rất
cao. Nông sản được trợ cấp rất lớn tại các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa
Kỳ, EU, Nhật… Và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế về
nông sản nói chung và thị trường gia vị nói riêng. Tuy rằng có các cam kết cắt
giảm bảo hộ hộ nông nghiệp, bãi bỏ các biện pháp phi thuế… nhưng các nước

nhập khẩu nông sản lớn lại đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn
thực phẩm, mẫu mã, các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu
dùng Do những chính sách và quy định nhập khẩu nghiêm ngặt này mà mặt
hàng gia vị thâm nhập vào các thị trường này gặp rất nhiều khó khăn.
14
1.2.2. Cung cầu mặt hàng gia vị trên thị trường thế giới
1.2.2.1 Tổng quan chung về xuất nhập khẩu gia vị trên thế giới
Gia vị là một mặt hàng quan trọng và không thể thiếu trong đời sống
hằng ngày của con người. Vì thế, trong những năm vừa qua xuất nhập khẩu
gia vị trên thế giới liên tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Bảng 1.2: Bảng số liệu về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gia vị của toàn
thế giới giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch
xuất khẩu
2,5 2,6 2,8 3,1 3,0 3,4 4,4 5,2 5,1 6,0
Kim ngạch
nhập khẩu
2,7 2,7 3,0 3,3 3,1 3,3 4,1 4,9 4,7 5,8
Nguồn: UN comtrade
Về xuất khẩu: Nếu như kim ngạch xuất khẩu gia vị của thế giới năm
2001 đạt khoảng 2,5 tỷ USD thì đến năm 2006 đã đạt 3,0 tỷ USD và cho đến
2010 đã đạt là 6,0 tỷ USD (tăng gấp đôi so với năm 2006). Kim ngạch xuất
nhập khẩu mặt hàng gia vị nhìn chung là tăng liên tục từ năm 2001 đến năm
2010. Nhưng có 2 giai đoạn giảm nhưng không đáng kể đó là giai đoạn 2004-
2005 và 2008-2009.
Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu gia vị của thế giới năm 2001 là
2,7 tỷ USD nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 5,8 tỷ USD (gấp 2,15 lần). Nhìn
chung, kim ngạch nhập khẩu gia vị tăng liên tục từ năm 2001đến năm 2010

nhưng cũng giống như xuất khẩu có 2 giai đoạn 2004-2005 và 2008-2009 thì
nhập khẩu giảm không đáng kể.
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu gia vị thế giới
giai đoạn 2001-2010
15
Nguồn: Tác giả tự lập
Qua biểu bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Giai đoạn 2001-2005 kim
ngạch nhập khẩu gia vị của thế giới luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu.
Nhưng đến giai đoạn 2006-2010 thì kim ngạch xuất khẩu gia vị lại cao hơn
kim ngạch nhập khẩu. Nhìn chung trong giai đoạn 2006-2010 thì cung gia vị
tăng mạnh hơn cầu gia vị. Theo thống kê thì tốc độ tăng trưởng bình quân của
kim ngạch xuất khẩu gia vị trên thế giới giai đoạn 2006-2010 là 15,2%/năm
còn đối với kim ngạch nhập khẩu là 14,9%/năm. Nhưng nếu xét riêng trong
giai đoạn 2009-2010 thì kim ngạch xuất khẩu gia vị của thế giới tăng là
17,8% còn nhập khẩu tăng 22,5 %. Điều này chứng tỏ cung cầu gia vị trên thế
giới thường thay đổi, có giai đoạn thì cung tăng nhanh hơn cầu, có giai đoạn
ngược lại nhưng nhìn chung cung cầu gia vị dao động không đáng kể.
1.2.2.2 Tình xuất khẩu một số mặt hàng gia vị trên thế giới
a) Hạt tiêu
Ngày nay, hạt tiêu là một loại gia vị phổ biến và được buôn bán nhiều
nhất trên thị trường thế giới. Tính trong giai đoạn 2001-2010 tổng kim ngạch
xuất khẩu hạt tiêu đã đạt 7.415,7 triệu USD, chiếm 19,46% kim ngạch xuất
khẩu gia vị toàn thế giới trong giai đoạn này. Theo số liệu mới nhất, năm 2011
kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu toàn thế giới chỉ đạt 682,8 triệu USD .
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch
xuất khẩu 567,3 536,8 529,0 523,9 530,6 707,7 981,5
1.151,

6
1.006,
4 880,9
Nguồn: UN comtrade
Giai đoạn 2001-2004, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tương đối ổn định và
xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Đến giai đoạn 2006-2008 thì kim
ngạch xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh từ 707,7 triệu USD năm 2006 lên đến
1.151,6 triệu USD năm 2008 (tăng 1,6 lần). Nhưng bước sang giai đoạn từ
2008-2010, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu giảm. Đến năm 2011 chỉ còn có 682,8
16
triệu USD (giảm gần 1,7 lần so với 2008). Nguyên nhân chủ yếu là do tác động
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu của hạt tiêu giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Tác giả tự lập
Các nước xuất khẩu hạt tiêu chủ yếu trên thế giới bao gồm: Việt Nam,
Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Braxin… Đây là những quốc gia có điều kiện thuận lợi để
trồng hồ tiêu.
Bảng 1.4: Các nước xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới
giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: tấn
Nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Brazil 36.585 37.531 37.940 40.529 33.977 42.187 38.665 36.585 35.746 30.786
Ấn Độ 22.887 24.891 17.514 14.049 15.751 26.376 43.941 26.665 21.267 16.714
Indonesia 53.321 52.431 57.600 44.191 35.055 35.663 38.446 52.407 50.642 62.599
Malaisia 25.032 22.786 19.411 18.984 16.799 16.605 15.064 13.396 13.124 14.077
Sri Lanka 3.161 8.228 8.240 5.353 8.130 8.190 9.009 6.242 6.584 12.219
Việt Nam 56.506 78.155 74.639 98.494 109.565 116.670 82.904 89.705 134.264 116.860
Trung Quốc 2.079 5.890 4.563 3.479 2.530 10.185 4.801 6.620 2.100 2.400
Thái Lan 437 639 756 1.384 1.385 689 1.089 1.633 1.200 1.200
Madagascar 811 880 863 1.243 1.299 1.776 1.892 1.209 1.250 1.400

Các quốc gia
khác
466 2.320 3.337 3.705 2.945 1.913 2.500 3.000 7.500 7.000
Tổng 201.285 233.751 224.863 231.411 227.436 260.254 238.311 237.462 273.677 265.255
Nguồn: IPC
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam
chiếm vị thế áp đảo so với các quốc gia khác. Năm 2010, Việt Nam chiếm
44,05% tổng khối lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới.
Xét về kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong giai đoạn 2001-2010, Việt
Nam vẫn là nước đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu, chiếm 23,0% kim ngạch
xuất khẩu hạt tiêu toàn thế giới. Thứ tự tiếp theo thuộc về In-đô-nê-xi-a
(15,8%), Braxin (10,6%), Ấn Độ (8,1%)…
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của các quốc gia giai
đoạn 2001-2010
17
Nguồn: UN comtrade
b) Vani
Tinh chất vanilla được dùng pha chế trong kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ
đồ uống, kỹ nghệ dược phòng và trang sức. Ngày nay, kỹ nghệ thực phẩm,
bánh kẹo, rượu ngọt, tiêu thụ phần lớn sản lượng vani trên thế giới. Do đó
vani là một loại gia vị quý hiếm và ngày càng buôn bán rộng rãi trên thế giới.
Trong giai đoạn 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu vani đạt 1.910,8 triệu USD,
chiếm khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu gia vị toàn thế giới. Nhưng trong giai
đoạn 2008-2010 thì kim ngạch xuất khẩu vani giảm xuống nhanh chóng, từ
121,2 triệu USD năm 2008 còn có 87,6 triệu USD năm 2010. Bước sang năm
2011 thì kim ngạch xuất khẩu vani lại giảm nhanh chóng còn 16,3 triệu USD
(giảm 5,4 lần so với năm 2010).
Quốc gia xuất khẩu vani nhiều nhất là: Ma-đa-gat-ca, chiếm 48,1% kim
ngạch xuất khẩu vani của thế giới trong giai đoạn 2001-2010. Tiếp sau đó là
Pháp (9,8%), Đức (8,2%), In-đô-nê-xi-a (5,6%)…

(Nguồn: UN comtrade )
c) Quế và hoa quế
Trong giai đoạn 10 năm từ 2001-2010, tổng kim ngạch xuất khẩu quế và
hoa quế là 1.621,3 triệu USD chiếm 4,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gia vị
toàn thế giới. Xuất khẩu quế và hoa quế tăng liên tục trong giai đoạn này. Từ
109,3 triệu USD năm 2001 lên 219,1 triệu USD năm 2010. Tuy nhiên vào
năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu quế và hoa quế có giảm đôi chút còn 199,4
triệu USD.
Nước xuất khẩu quế và hoa quế lớn nhất trên thế giới trong giai đoạn
2001-2010 là SriLanka chiếm 38,1% kim ngạch xuất khẩu quế và hoa quế thế
giới, tiếp đến là Trung Quốc (19,4%), In-đô-nê-xi-a (16,5%), Việt Nam
(6,5%)…
(Nguồn: UN comtrade)
18
d) Đinh hương
Tổng kim ngạch xuất khẩu đinh hương từ 2001 đến 2010 là 1,5 tỷ USD
chiếm 3,9% kim ngạch xuất khẩu gia vị toàn thế giới trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu đinh hương lên xuống thất
thường. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của đinh hương đạt 194,5 triệu
USD, cao nhất trong giai đoạn 2001-2010. Trong các năm 2002 và 2003
kim ngạch xuất khẩu giảm xuống liên tục (còn 125,0 triệu USD năm 2003).
Giai đoạn 2004-2010, kim ngạch xuất khẩu tăng giảm qua từng năm nhưng
có xu hướng tăng lên.
Theo số liệu mới nhất thì năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đinh hương
toàn thế giới đạt 93,3 triệu USD tức là tiếp tục giảm so với năm 2010.
Giai đoạn 2001-2010 thì nước xuất khẩu đinh hương nhiều nhất là
Singapo (26,2%), Ma-đa-gat-ca (23,9%), Sri Lanka (12,0%)…
(Nguồn: UN comtrade)
e) Nhục đậu khấu và bạch đậu khấu
Giai đoạn 2001-2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nhục đậu khấu và bạch

đậu khấu là 3.236,2 tỷ USD chiếm 8,4% tổng kim ngạch của gia vị.
Giai đoạn 2001-2006, kim ngạch xuất khẩu nhục đậu khấu và bạch đậu
khấu tương đối ổn định (dao động trong khoảng 220-250 triệu USD). Từ năm
2006-2010, kim ngạch xuất khẩu loại gia vị này luôn tăng trưởng nhanh. Năm
2006 là 237,7 triệu USD đến năm 2010 đã là 631,8 triệu USD (tăng 2,7%).
Năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu của nhục đậu khấu và bạch đậu khấu giảm
đột ngột chỉ còn 58,3 triệu USD (giảm 10,8 lần).
Trong giai đoạn 2001-2010, nước xuất khẩu nhục đậu khấu và bạch đậu
khấu nhiều nhất là Gua-tê-ma-la (kim ngạch xuất khẩu đạt 1.453,4 triệu USD,
chiếm 44,9% kim ngạch toàn thế giới), tiếp đến là In-đô-nê-xi-a (15,8%), Ấn
Độ (7,1%), Singapo (7,0%)…
(Nguồn: UN comtrade)
19
f) Hạt gia vị bao gồm: Hoa hồi, hoa hồi dạng sao, hạt cây thì là, hạt cây
rau mùi, cây thì là Ai cập hoặc cây ca-rum; hạt cây bách xù
Tổng kim ngạch xuất khẩu hạt gia vị trong 10 năm (2001-2010) là
3.595,8 triệu USD chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng
gia vị.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2010 thì xuất khẩu hạt gia vị tăng (có
một năm giảm là 2009, nhưng không đáng kể). Nhưng đến năm 2011, kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng gia vị này chỉ còn 130,4 triệu USD (giảm 4 lần so
với năm 2010).
Nước xuất khẩu hạt gia vị lớn nhất trong giai đoạn 2001-2010 là Ấn Độ
(24,8%), tiếp đến là Syri (23,8%), Thổ Nhĩ Kỳ (5,7%)…
(Nguồn: UN comtrade)
g) Gừng, nghệ tây, nghệ, lá rau thơm, lá nguyệt quế, ca-ry (curry) và các
loại gia vị khác
Trong 10 năm từ 2001-2010 tổng kim ngạch xuất khẩu của các loại gia
vị này là 10.299,2 triệu USD chiếm 27,0% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng
gia vị.

Nhìn chung, giai đoạn 2001-2010 thì kim ngạch xuất khẩu các loại gia vị
này tăng (có năm 2009 là giảm nhưng không đáng kể và đã tăng mạnh trở lại
trong năm 2010). Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 529,9 triệu USD nhưng
đến năm 2010 đã đạt 1.964,6 triệu USD (tăng hơn 3,7 lần so với năm 2001).
Sang năm 2011 thì kim ngạc xuất khẩu giảm còn 650,8 triệu USD (giảm
3 lần so với 2010).
Nước xuất khẩu gừng, nghệ tây, nghệ, lá rau thơm, lá nguyệt quế, ca-ry
(curry) và các loại gia vị khác nhiều nhất trong giai đoạn 2001-2010 là Trung
Quốc (tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.115,2 triệu USD, chiếm 20,5% kim
ngạch xuất khẩu các loại gia vị này trên toàn thế giới), tiếp đến là Ấn Độ
(12,2%), Iran (7,2%)…
(Nguồn: UN comtrade)
20
1.2.2.3 Tình hình nhập khẩu gia vị trên thế giới
a) Hạt tiêu
Hạt tiêu là một loại gia vị có kim ngạch nhập khẩu hàng năm cao nhất
trong số các loại gia vị. Tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu trong 10 năm từ
2001 đến 2010 là 7.311,5 triệu USD, chiếm 19,4 % tổng kim ngạch nhập khẩu
gia vị.
Bảng 1.5: Số liệu kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu từ năm 2001-2010
Đơn vị: triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch
nhập khẩu
549,
0
468,
1
551,
7 521,4 531,0 632,3 889,8

1.095,
4
944,
8
1.128
,0
Nguồn: UN comtrade
Từ năm 2001 đến năm 2010 nhìn chung thì kim ngạch nhập khẩu hạt
tiêu tăng đáng kể. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu mới chỉ đạt 549,0 triệu
USD thì đến năm 2010 đã đạt 1.128,0 triệu USD (tăng hơn 2 lần). Nhưng có
2 giai đoạn kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu giảm là 2001-2002 và 2008-2009
nhưng không đáng kể. Theo số liệu mới nhất thì năm 2011, kim ngạch nhập
khẩu hạt tiêu chỉ đạt 659,9 triệu USD (giảm 1,7 lần so với năm 2010).
Trong giai đoạn 2001-2010, nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất là Hoa
Kỳ (kim ngạch nhập khẩu là 1.483,3 triệu USD, chiếm 20,3 % kim ngạch
nhập khẩu hạt tiêu toàn thế giới), tiếp theo là đến các quốc gia như Đức
(11,3%), Singapo (4,9%)…
(Nguồn: UN comtrade)
b) Vani
Trong giai đoạn 2001-2010, tổng kim ngạch nhập khẩu Vani là 2.240,9
triệu USD, chiếm khoảng 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gia vị. Trong
giai đoạn này kim ngạch nhập khẩu vani cũng biến động tương đối lớn.
Bảng 1.6: Kim ngạch nhập khẩu vani của thế giới giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch 240,8 309,8 537,2 398, 127,9 122,7 121,9 129, 122,2 130,6
21
nhập khẩu 5 2
Nguồn: UN comtrade
Từ giai đoạn 2001-2003, kim ngạch nhập khẩu vani tăng nhanh chóng.

Năm 2001 là 240,8 triệu USD thì năm 2003 đã tăng lên 537,2 triệu USD (tăng
2,2 lần). Đến năm 2004 giảm xuống còn 398,5 triệu USD. Sang các năm tiếp
theo thì kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định.
Năm 2011 thì kim ngạch nhập khẩu vani chỉ còn 57,2 triệu USD (giảm
2.3 lần so với năm 2010).
Quốc gia nhập khẩu vani lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 2001-
2010 thì quốc gia này có kim ngạch nhập khẩu là 1.046,9 triệu USD, chiếm
46,7% kim ngạch nhập khẩu vani toàn thế giới. Các quốc gia tiếp theo là Pháp
(16,7%), Đức (9,0%)…
(Nguồn: UN comtrade)
c) Quế và hoa quế
Trong giai đoạn 2001-2010, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gia
vị này là 1.671,1 triệu USD, chiếm 4,4% tổng kim ngạch nhập khẩu gia vị.
Nhìn chung tư năm 2001đến năm 2010, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng quế
và hoa quế là tăng (có hai giai đoạn giảm là 2002-2003 và 2008-2009, nhưng
không đáng kể). Sang năm 2011, kim ngạch nhập khẩu chỉ còn 199,4 triệu
USD (không giảm nhiểu so với năm 2010).
Các quốc gia nhập khẩu quế và hoa quế chủ yếu là Mê-xi-cô (21,1%),
Hoa Kỳ (16,1%), Ấn Độ (7,0%)…tính trong giai đoạn 2001-2010.
(Nguồn: UN comtrade)
d) Đinh hương
Tổng kim ngạch nhập khẩu của đinh hương trong giai đoạn 2001-2010
là 1.363,8 triệu USD (chiếm 3,6% tổng kim ngạch gia vị nhập khẩu). Nhìn
chung, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tương đối biến động. Năm 2001,
kim ngạch nhập khẩu đạt 193,3 triệu USD (cao nhất trong giai đoạn 2001-
22
2010), các năm tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu lúc tăng, lúc giảm. Năm giảm
xuống thấp nhất là vào năm 2003 (chỉ còn 106,0 triệu USD).
Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đinh hương chỉ còn có 29,4 triệu USD
(giảm 4,6 lần so với 2010)

Các quốc gia nhập khẩu đinh hương chủ yếu giai đoan 2001-2010 là:
Singapo (33,9%), Ấn Độ (26,3%), Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thông Nhất
(5,1%)…
(Nguồn: UN comtrade)
e) Nhục đậu khấu và bạch đậu khấu
Trong giai đoạn 2001-2010, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là
3.048,8 triệu USD (chiếm 8,1 % tổng kim ngạch nhập khẩu gia vị toàn thế giới).
Từ năm 2001 đến năm 2007, kim ngạch nhập khẩu nhục đậu khấu và
bạch đậu khấu tương đối ổn định (trong khoảng 220 đến 280 triệu USD mỗi
năm). Giai đoạn 2007-2010, kim ngạch nhập khẩu tăng lên đáng kể. Năm
2007, kim ngạch nhập khẩu mới chỉ đạt 282,0 triệu USD thì đến năm 2010 đã
lên tới 577,9 triệu USD (tăng gấp 2 lần so với năm 2007). Nhưng sang năm
2011 thì kim ngạch nhập khẩu giảm chỉ còn 175,7 triệu USD (giảm 3,3 lần so
với năm 2010).
Trong vòng 10 năm (2001-2010) quốc gia nhập khẩu nhục đậu khấu và
bạch đậu khấu nhiều nhất là Ả Rập Xê-út (kim ngạch nhập khẩu đạt 684,2
triệu USD, chiếm 22,4 % kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của thế giới),
tiếp đến là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (10%), Hà Lan (6,8%),
Đức (6,7%)…
(Nguồn: UN comtrade)
f) Hạt gia vị bao gồm: Hoa hồi, hoa hồi dạng sao, hạt cây thì là, hạt cây
rau mùi, cây thì là Ai cập hoặc cây ca-rum; hạt cây bách xù
Trong giai đoạn 2001-2010, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gia vị
này 3.214,2 triệu USD. Giai đoạn 2001-2005, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng
này tương đối ổn định (dao động trong khoảng 210 đến 250 triệu USD). Giai
23
đoạn 2006-2010, kim ngạch nhập khẩu hạt gia vị tăng mạnh. Năm 2006, kim
ngạch nhập khẩu mới chỉ đạt 291,2 triệu USD thì đến năm 2010 đã đạt 490,9
triệu USD (tăng 1,7 lần). Tuy nhiên sang năm 2011 thì kim ngạch nhập khẩu
chỉ còn 244,4 triệu USD (giảm gần 1,7 lần so với năm 2010).

Các quốc gia nhập khẩu hạt gia vị chủ yếu trên thế giới là: Hoa Kỳ
(11,6%), Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (7,1%), Đức (6,4 %), Ma-
lai-xi-a (5,6%)… trong giai đoạn 2001-2010.
(Nguồn: UN comtrade)
g) Gừng, nghệ tây, nghệ, lá rau thơm, lá nguyệt quế, ca-ry (curry) và các
loại gia vị khác
Trong giai đoạn 2001-2010, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gia
vị này là 10.172,8 triệu USD, chiếm 27,1 % tổng kim ngạch nhập khẩu gia
vị).
Từ 2001-2010, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gia vị này nhìn chung
là tăng (có một năm giảm là vào năm 2009 nhưng không đáng kể). Nếu như
năm 2001, kim ngạch nhập khẩu đạt 560,8 triệu USD thì đến năm 2010 đã đạt
1.772,2 triệu USD (tăng hơn 3 lần so với 2001). Tuy nhiên sang năm 2011,
kim ngạch nhập khẩu chỉ còn có 711,3 triệu USD (giảm 2,5 lần so với năm
2010).
Từ 2001 đến 2010, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu những mặt hàng gia vị
này nhiều nhất, kim ngạch nhập khẩu đạt 1.141,0 triệu USD (chiếm 11,2%
tổng kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng này của thế giới). Tiếp đến là
Nhật Bản (kim ngạch đạt 1.127,4 triệu USD, chiếm 11,1%), Anh (5,4%), Đức
(5,3%)…
(Nguồn: UN comtrade)
1.2.3. Biến động giá cả các mặt hàng gia vị trên thị trường thế giới
Số lượng các mặt hàng gia vị buôn bán trên thị trường rất lớn. Mặt khác,
cùng một loại gia vị nhưng lại chia ra thành nhiều loại nhỏ hơn. Ví dụ như hạt
tiêu thì có hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng, đã xay hoặc nghiền hay chưa xay hoặc
24
nghiền. Ngoài ra, giá của các mặt hàng gia vị trên các thị trường khác nhau lại
không giống nhau. Vì vậy ta chỉ xét giá trung bình của các loại mặt hàng này
trên thị trường thế giới.
1.2.3.1 Mặt hàng hạt tiêu

Hạt tiêu là loại gia vị được buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Ở các quốc
gia (xuất khẩu hạt tiêu) khác nhau thì giá khác nhau (chủ yếu là do chất lượng
khác nhau). Giá hạt tiêu tại các sàn giao dịch thường được niêm yết bằng đơn
vị riêng của mỗi quốc gia. Chỉ có giá xuất khẩu thì mới có đơn vị niêm yết
chung là USD/MT.
Bảng 1.7: Giá hạt tiêu đen một số quốc gia trên thế giới
giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: USD/MT
Năm Braxin Ấn Độ In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Việt Nam
Giá trung
bình
2001 1.730 2.073 1.854 1.935 1.575 1.833,4
2002 1.453 1.869 1.633 1.683 1.427 1.613,0
2003 1.551 1.791 1.684 1.631 1.415 1.614,4
2004 1.484 1.725 1.487 1.530 1.319 1.509
2005 1.351 1.641 1.451 1.594 1.305 1.468,4
2006 1.871 2.079 2.029 2.259 1.816 2.010,8
2007 2.940 3.342 3.278 3.740 3.160 3.292
2008 3.188 3.282 3.517 3.915 3.144 3.409,2
2009 2.421 2.810 2.719 3.372 2.356 2.735,6
2010 3.366 3.915 3.677 4.538 3.472 3.793,6
Nguồn: IPC
Từ năm 2001 đến năm 2010 thì giá hạt tiêu đen biến động lên xuống thất
thường nhưng có xu hướng tăng lên. Giai đoạn 2001-2005, giá hạt tiêu đen
giảm nhẹ qua các năm. Đến năm 2005 giá trung bình chỉ còn 1.468,4 USD/
MT. Sau đó giá hạt tiêu đen lại tăng mạnh trở lại vào các năm sau (có năm
2009 giá giảm xuống đáng kể nhưng năm 2010 lại tăng mạnh trở lại). Năm
2010, giá trung bình của hạt tiêu đen là 3.793,6 USD/MT (tăng hơn 2 lần so
với năm 2001).
Bảng 1.8: Giá hạt tiêu trắng một số quốc gia trên thế giới

giai đoạn 2001-2010
25
Đơn vị: USD/MT
Năm Braxin In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Việt Nam Giá trung bình
2001 2.509 2.257 2.355 2.150 2.317,75
2002 2.095 2.104 2.341 1.924 2.116,0
2003 2.326 2.204 2.719 1.969 2304,5
2004 2.225 2.317 2.390 1.873 2201,25
2005 2.026 2.219 2.302 1.894 2110,25
2006 2.806 2.924 3.119 2.665 2878,5
2007 4.410 4.410 4.926 4.543 4572,25
2008 4.781 4.972 5.345 4.859 4989,25
2009 3.632 4.342 4.569 3.542 4021,25
2010 5.048 5.662 6.033 4.970 5428,25
Nguồn: IPC
Từ năm 2001 đến năm 2010 thì giá hạt tiêu trắng biến động lên xuống
thất thường nhưng có xu hướng tăng lên giống như hạt tiêu đen. Giai đoạn
2001-2005, giá hạt tiêu trắng tương đối ổn định nhưng có xu hướng giảm. Từ
năm 2006 đến năm 2010 giá hạt tiêu trắng tăng mạnh (năm 2009 có giảm
xuống nhưng tăng mạnh hơn vào năm 2010). Năm 2010 giá hạt tiêu trắng là
5.428,25 USD/MT (Gấp 1,9 lần so với năm 2006).
Biểu đồ 1.4: Biến động giá cả của hạt tiều giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Tác giả tự lập
1.2.3.2 Các mặt hàng gia vị khác
a) Vani
Bảng 1.9: Giá trung bình của vani giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: USD/kg
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá
64,8

5
40,08 45,18 92,29 27,05 23,02 17,62 17,74 20,52
18,2
5
Nguồn: UN comtrade
Giá của vani cực kỳ biến động. Năm 2001 giá là 64,85 USD/kg, năm
2002, 2003 thì giảm xuống đáng kể. Nhưng đến năm 2004 giá vani tăng đột
biến lên 92,29 USD/kg (gấp đôi so với năm 2003). Nhưng sang đến năm 2005

×