Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài giảng học thuyết giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.79 KB, 10 trang )

Vũ Thị Thu Thảo
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN
1. Công thức chung của tư bản
Để tạo ra giá trị thặng dư nhà tư bản cần phải có những yếu tố nhất định để
tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa, những yếu tố ban đầu đó
là tư bản.Chủ nghĩa tư bản hình thành dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản
xuất.
Nguồn gốc của tư bản chính là sự tích lũy về của cải của giai cấp tư sản,
tiền thân của giai cấp tư sản là thương nhân, quý tộc, chủ nô Tư bản có quá
trình tích lỹ nguyên thủ, hình thành từ nhiều con đường, lời lãi từ buôn bán,
tài sản chiếm đoạt được, tư liệu sản xuất chiếm đoạt được hoặc được phân
chia từ trước
Tiền là hình thái giá trị phổ biến nên tư bản thường là tiền. Tài sản của giai
cấp tư sản tích lũy được thường là tiền. Thông thường phải có một lượng
tiền nhất định để mua các yếu tố đầu vào và mua sức lao động của công
nhân để tiến hành sản xuất và lưu thông.
Điều kiện để tiền trở thành tư bản khi nó được sử dụng để mang lại giá trị
tăng thêm.
Tiền khi đầu tư vào sản xuất sau quá trình lưu thông thu về một lượng lớn
hơn, khi đó tiền trở thành tư bản.
Để phân tích rõ công thức chung của tư bản cần phải nghiên cứu quá trình
lưu của hàng hóa và tiền. Ở đây nghiên cứu quá trình lưu thông hàng hóa
giản đơn và quá trình lưu thông tư bản chủ nghĩa.
* Công thức lưu thông hàng hoá giản đơn


1
Vũ Thị Thu Thảo
Trong lưu thông hàng hoá giản đơn thì tiền được coi là tiền thông thường,


vận động theo công thức H- T-H ( hàng-tiền-hàng) nghĩa là sự chuyển hoá
của hàng thành tiền rồi tiền thành hàng hoá. Ở đây tiền tệ không phải là tư
bản, mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó. Người sản xuất
hàng hoá bán hàng hoá của mình lấy tiền rồi lại dùng tiền đó để mua một
hàng hoá khác phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình. Ở
đây tiền tệ chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông.
Hình thức lưu thông hàng hoá này hợp với nền sản xuất nhỏ cảu những
người thợ thủ công và nông dân.
*Công thức lưu thông của tư bản
Từ công thức T – H – T’, chúng ta thấy rằng: Tiền không còn là trung gian
của quá trình lưu thông nữa, mà nó đã trở thành điểm đầu và điểm cuối của
quá trình lưu thông. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền muốn
chuyển hoá thành tư bản khi nó phải có sự vận động theo công thức T – H -
T’, trong đó T’=T+∆T; (∆T = T’ – T = t), t là số tiền tăng thêm hay là số dư
thặng dư được ký hiệu là m. Còn T là số tiền hay giá trị ứng ra ban đầu
không những được bảo tồn giá trị trong lưu thông mà còn tăng thêm giá trị
hay mang lại giá trị thặng dư, nó đã chuyển hoá thành tư bản. Và mọi nhà tư
bản đều muốn có càng nhiều giá trị lớn hơn nên lưu thông tư bản là không
cùng, không giới hạn và như vậy họ cần có những biện pháp để thu về càng
nhiều giá trị thặng dư càng tốt.
*Sự giống và khác nhau của hai công thức
H – T – H T – H – T’
*Giống nhau: Yếu tố tham gia: H – T
Quan hệ : mua – bán
Thực hiện : trên thị trường

2
Vũ Thị Thu Thảo
*Khác nhau:
Điểm xuất phát và

kết thúc
H - … H T -… T
Sự vận động Có giới hạn Ko giới hạn
Mục đích của sự
vận động
: GTSD GT lớn hơn
Vai trò của T Trung gian Mục đích

Thoạt nhìn vào công thức chung người ta lầm tưởng giá trị thặng dư dường
như được tạo ra trong lưu thông. Vậy có phải việc lưu thông tạo ra giá trị lớn
hơn, hay giá trị thặng dư không?
2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Công thức chung của tư bản làm cho ta lầm tưởng rằng lưu thông tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư. Thực chất thì lưu thông không tạo ra giá trị và giá
trị thặng dư. Nhưng giá trị thặng dư được tạo ra nhất thiết phải trải qua giai
đoạn lưu thông. Đó chính là mẫu thuẫn bên trong của công thức chung.
*Giá trị thặng dư không thể xuất hiện từ lưu thông
Để chứng minh việc giá trị thặng dư không thể xuất hiện từ lưu thông,
chúng ta sẽ cùng nhau xét các trường hợp: Trao đổi ngang giá; Trao đổi
không ngang giá; Chuyên mua rẻ bán đắt.
+ Trao đổi ngang giá: Trong trường hợp này thì chỉ có sự thay đổi về hình
thái của giá trị, tức là tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị
trước sau vẫn không hề thay đổi. Như vậy, trao đổi ngang giá không tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư nhưng có lợi về giá trị sử dụng.
+ Trao đổi không ngang giá: Trong trường hợp này, nếu hàng hoá được bán
cao hơn giá trị thì người bán sẽ được lời, còn nếu hàng hoá bán thấp hơn giá

3
Vũ Thị Thu Thảo
trị thì người mua sẽ được lời. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hàng hoá thì

không thể có người chỉ chuyên mua, hoặc chỉ chuyên bán. Cho nên, cái lợi
mà họ thu được khi bán (hay khi mua) sẽ bù lại cái thiệt của họ khi mua (hay
khi bán), nó không làm cho tổng giá trị xã hội tăng lên hay giảm đi khi lưu
thông trên thị trường. Vì vậy trong trường hợp này thì giá trị thặng dư cũng
không được tao ra.
+ Trường hợp chuyên mua rẻ, bán đắt: Đây là việc làm giàu của một số
thương nhân cá biệt bằng việc ăn chặn của người khác, chứ không phải là
toàn bộ giai cấp tư sản, vì: trong nền kinh tế hàng hoá tổng giá trị bao giờ
cũng bằng tổng giá cả hàng hoá. Như vậy, hiện tượng mua rẻ bán đắt chỉ
xảy ra nhất thời, cấp tư sản không tự làm giàu trên lưng nhau được, tức là
các nhà tư bản sẽ không chịu ngồi nhìn kẻ nào đó giàu nên nhanh nhờ hiện
tượng mua đi bán lại mà mình lại thua thiệt. Trong thời đại ngày nay thì hiện
tượng này xảy ra ít bởi người này được lợi thì người kia thiệt. Như vậy, xã
hội cũng không làm tăng thêm lượng giá trị nào cả qua lưu thông.
*Nhưng giá trị thặng dư cũng sẽ không được tạo ra nếu ngoài quá trình
lưu thông.
Vì trong lưu thông thì những người sản xuất các loại hàng hoá khác nhau
mới có thể trao đổi được cho nhau. Nhìn vào công thức chung của tư bản
chúng ta có thể thấy được rằng, phải nhờ có lưu thông mới mua được hàng
hoá (T-H), nhờ có lưu thông mới bán được hàng hoá; (H’-T’) mới có giá trị
thặng dư.
- Xét nhân tố (T):
Nếu tiền nằm im, không vận động thì tiền không đẻ ra tiền.

4
Vũ Thị Thu Thảo
Nếu tiền vận động trong lưu thông thì tiền chỉ làm phương tiện môi giới.
Theo quy luật giá trị trao đổi phải ngang giá. Do vậy, tiền không đẻ ra tiền
trong lưu thông
- Xét nhân tố (H):

Có hai loại hàng hoá: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Tư liệu tiêu dùng đi vào quá trình tiêu dùng sẽ dần bị tiêu dùng đi. Do
vậy giá trị của nó không tăng thêm. Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao
động (công cụ, máy móc) và đối tượng lao động (nguyên vật liệu). Như vậy,
cả hai bộ phận này cũng không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Kết luận: Giá trị thặng dư không thể xuất hiện trong lưu thông và cũng
không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông,
đồng thời không phải trong lưu thông. Đây chính là mâu thuẫn của công
thức chung tư bản.
3. Hàng hoá sức lao động
a, Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
* Khái niệm sức lao động
Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong
một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Như vậy, nó chính là khả năng lao động của con người. Còn lao động là
hành động có mục đích, có ý thức của con người nhằm biến những vật tự
nhiên thành sản phẩm để thoả mãn nhu cầu. Do đó, con người muốn lao
động thì phải có sức lao động.

5
Vũ Thị Thu Thảo
Trong bất cứ xã hội nào thì sức lao động cũng là một điều kiện cơ bản
của sản xuất. Là một trong hai điều kiện cấu thành quá trình sản xuất ra của
cải vật chất cho xã hội (sức lao động và tư liệu sản xuất). Nhưng chỉ đến
Chủ nghĩa tư bản sức lao động mới trở thành hàng hoá.
Như vậy, để sức lao động của người lao động trở thành hàng hoá thì nó
cần có những điều kiện gì. Chúng ta sang phần tiếp theo.
* Điều kiện để sức lao động thành hàng hoá:
+ Một là, người lao động là người tự do sở hữu năng lực lao động của

mình, thân thể của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất
định.
+ Hai là, người lao động không còn tư liệu sản xuất để trực tiếp kết hợp
với sức lao động của bản thân mình nhằm sản xuất ra hàng hoá để bán nên
buộc phải đem bán chính sức lao động của mình để sinh sống.
Đây là hai điều kiện cần và đủ để biến sức lao động thành hàng hoá.
- Thảo luận nhóm
- Trong chế độ chiếm hữu nô lệ.
Người nô lệ không được tự do bán sức lao động, mà bản thân cả người nô
lệ bị coi là hàng hoá là công cụ biết nói của chủ nô, họ hoàn toàn không
được sở hữu bất cứ gì, cả sức lao động và thân thể, nên họ không được tự do
bán sức lao động, sức lao động không trở thành hàng hoá.
- Trong điều kiện xã hội tư bản hiện đại.
Trong xã hội tư bản hiện đại, nền sản xuất được chuyên môn hoá một
cách sâu rộng tới từng khâu của quá trình sản xuất. Vì vậy, ngay cả khi
người lao động có tư liệu sản xuất thì cũng không thể tự mình sản xuất ra
một sản phẩm hoàn chỉnh, và họ vẫn phải bán sức lao động.

6
Vũ Thị Thu Thảo
b, Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Khi sức lao động trở thành hàng hoá, nó cũng có hai thuộc tính là giá trị
và giá trị sử dụng, nhưng nó là hàng hoá đặc biệt cả về giá trị và giá trị sử
dụng so với các hàng hoá thông thường khác.
* giá trị hàng hoá sức lao động
- Khái niệm: Giá trị hàng hoá sức lao động là thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động đó.
Giá trị sức lao động cũng do số lượng thời gian lao động cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra nó qukyết định. Sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động được thực hiện thông qua tiêu dùng cá nhân của người lao động. Bởi

vậy, giá trị hàng hoá sức lao động bằng giá trị của toàn bộ những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả những yếu tố tinh thần và
phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, địa lý, khí hậu v.v Phân tích cụ thể hơn
sẽ thấy giá trị hàng hoá - sức lao động bao gồm:
+Một là: Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức lao
động của công nhân ở trạng thái sinh hoạt bình thường;
+Hai là: Giá trị những tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế, tức là
con của công nhân.
Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường khác ở
chỗ, nó bao gồm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử.
→ Nghĩa là:
Về tinh thần: Con người không phải như cái máy, mà ngoài nhu cầu vật
chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của bản thân và gia đình người lao
động thì người đó và gia đình họ còn có nhu cầu tinh thần: giải trí, du lịch,
tâm linh…

7
Vũ Thị Thu Thảo
Về lịch sử: Nhu cầu của con người lại phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử
từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh và phụ thuộc vào
điều kiện địa lý khí hậu…
Ví dụ : Ở nước phát triển trình độ dân trí cao, giá trị sức lao động của họ
lớn hơn giá trị sức lao động ở các nước đang phát triển. Ở những nước khác
nhau có văn hoá phong tục tập quán khác nhau thậm chí ngay trong một
nước lại có những người theo tín ngưỡng khác nhau… giữa nông thôn và
thành thị, miền núi và miền xuôi. Nên giá cả sức lao động cũng chênh lệch
(mà giá cả là biểu hiện của giá trị thị trường).
Ba là:chi phí đào tạo.
Muốn cho sức lao động trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù, thì

cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó, nên phải có những chi
phí đào tạo tùy theo những tính chất phức tạpcủa sức lao động.Do đó,những
chi phí ấy đều giá tháp vào tổng ssoos những giá trị được chi phí để sản xuất
ra sức lao động và tiền công cho lao động phức tạp phải cao hơn lao động
giản đơn, vì lao động phức tạp là bội số củ lao đông giản đơn .
* Gía trị sử dụng hàng hoá sức lao động
- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ được thể hiện ra
trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất
ra một hàng hoá nào đó.
- Giữa giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động và giá trị sử dụng của các
hàng hoá thông thường khác có sự khác biệt cơ bản. Sự khác nhau đó là:
việc tiêu dùng giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là sự tiêu dùng hết, nó
không sinh ra giá trị mới nào cả; còn việc tiêu dùng giá trị sử dụng cuả hàng

8
Vũ Thị Thu Thảo
hoá sức lao động thì lại tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Đó chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công
Ví dụ như một hộp bánh trứng là hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng
của chúng là để ăn, trong quá trình chúng ta sử dụng thì đến giới hạn nhất
định thì vcar giá trị và giá trị sử dụng của nó đều bị tiêu biến theo thời gian,
chúng ta đã ăn hết bánh
Còn một anh công nhân thợ mộc quá trình tiêu dùng hàng hoá sức lao động
của anh ta, đó lại là wuas trình sản xuất tạo ra những đồ gỗ như bàn, ghế…
và đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân của hàng
hoá sức lao động , số bàn ghế anh ta làm ra bán đi có giá trị gấp nhiều lần
giá trị hàng hoá sức lao động của anh ta, giá trị không những không bị mất
đi, mà còn tăng thêm.
Kết luận: Chỉ khi nào sức lao động trở thành hàng hoá, thì mâu thuẫn
chung của côn thức tư bản mới được giải quyết. Hàng hoá sức lao động

chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư
GIÁO VIÊN SOẠN BÀI

9
Vũ Thị Thu Thảo

10

×