Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quỹ hỗ trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa ra sáng kiến có tính chất doanh nhân, doanh nghiệp xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.47 KB, 4 trang )

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
TRUNG TÂM HỢP TÁC ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(ICDSME)
Address: No.673 - Bach Dang Str - Hoan Kiem - Hanoi
Fax: (84)-4-398-430-54 Phone: (84)-4-398-430-54
E-Mail: Web: vinasme.com.vn
QUỸ HỖ TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
& VỪA ĐƯA RA SÁNG KIẾN CÓ TÍNH CHẤT DOANH NHÂN,
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
I GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:
1 Doanh nhân xã hội (DNhXH)
- Là người sử dụng những phẩm chất, kỹ năng của doanh nhân để gây
dựng và quản lý các tổ chức hoặc các doanh nghiệp nhằm giải quyết một vấn đề
xã hội hay môi trường cụ thể. Khác với doanh nhân kinh tế đánh giá sự thành
công qua lợi nhuận thu được, DNhXH đánh giá thành công của mình bằng
những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp.
DNhXH thường có những phẩm chất nổi bật như:
- Nhạy bén trong việc phát hiện tiềm năng, cơ hội để giải quyết vấn đề xã
hội
- Đam mê, có khát vọng tạo sự thay đổi
- Sáng tạo, đưa ra những cách thức tiếp cận, sản phẩm mới
- Trực tiếp tạo sự thay đổi thông qua việc tạo lập, quản lý các tổ chức,
hoặc doanh nghiệp xã hội
- Dũng cảm và kiên định vượt lên mọi khó khăn, thách thức để đạt được
mục tiêu
2. Doanh nghiệp xã hội:
- Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các
doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và
điều kiện hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu
chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã
hội/môi trường và mục tiêu kinh tế.


Một số DNhXH thành lập và điều hành các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội
và phát triển cộng đồng phi lợi nhuận. Những người khác lại có thể thành lập và
điều hành các doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận. Có
người lại kết hợp cả hai mô hình trên thành mô hình doanh nghiệp xã hội hỗn
hợp. Điều này tuỳ thuộc vào mục tiêu họ muốn đạt được và việc làm thế nào để
đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất.
II. NGUỒN QUỸ
Thuộc tổ chức phi chính phủ (NGO) của Mỹ và Hà Lan
1
III. SỐ TIỀN HỖ TRỢ
- Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ không hoàn lại với số tiền từ
10.000→50.000USD
IV. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ (7 tiêu chí)
1. Ý tưởng (sáng kiến) phải có bằng chứng để dẫn chứng
1.1 Yếu tố để chứng minh: Mô tả xuất xứ của sáng kiến đã thực hiện
1.2 Các bằng chứng phải qua khảo nghiệm trong vòng 1→2 năm để
chứng minh
2. Tư duy kinh doanh tốt.
2.1 Phân tích nhu cầu khách hàng
2.2 Đánh giá khả năng vị thế của doanh nghiệp trong thị trường hiện tại
2.3 Phân tích được đối thủ cạnh tranh
2.4 Chiến lược nhân rộng sáng kiến là gì
3. Mô hình có tác động về mặt xã hội
3.1 Doanh nghiệp đã thực hiện và có kết quả
3.2 Quy mô phải nhân rộng đến cấp hộ gia đình
3.3 Dự kiến nhân rộng cấp cộng đồng
4. Mô hình tài chính tốt
4.1 Thực nghiệm kiểm chứng ít nhất trong 2 năm gần nhất (Báo cáo tài
chính)
4.2 Tỷ xuất lợi nhuận tốt

4.3 Khả năng thu hồi vốn nhanh
5. Kinh nghiệm quản lý, tổ chức của chính doanh nghiệp
5.1 Nêu rõ lịch sử phát triển của tổ chức
5.2 Bản thân chủ doanh nghiệp phải có động lực, say mê chính doanh
nghiệp của mình
5.3 Nêu thành tích, kết quả của doanh nghiệp (bằng khen, mối quan hệ, uy
tín, thương hiệu...)
6. Phân tích các rủi ro có thể xảy ra
- Rủi ro bên trong, bên ngoài và phương hướng giải quyết
7. Mức độ sáng kiến
7.1 Mô hình tài chính (lợi nhuận cao)
7.2 Quy trình sản xuất quản lý, sản xuất hiệu quả
7.3 Về dịch vụ, sản phẩm, công nghệ độc đáo
7.4 Kênh phân phối (qua internet hay đại lý, truyền thông...)
2
Lưu ý:
- Dự án không quá 10 trang.
- Dự án có tính sáng tạo cao.
- Dự án này cho tất cả các lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ, tài chính,
sản xuất, vận tải, xây dựng….
- Thời hạn nộp dự án trước 18/11/2010
DANH MỤC ĐỀ ÁN THAM KHẢO
Dưới đây là các tên đề xuất đang phê duyệt → chỉ có tính chất tham khảo: Các doanh nghiệp
hãy tự nêu ra dự án có tính sáng tạo phù hợp doanh nghiệp của mình
1. Thương mại hoá làng nghề
2. Trung tâm học tập cộng đồng
3. Sản xuất rượu đặc sản Hạ Cầu
4. Nuôi dế thương phẩm
5. Thêu tranh nghệ thuật thủ công
6. Sản xuất chổi đói xuất khẩu

7. Cộng đồng cải tạo vùng đất mặn lợ
8. SX tăm hương, tạo việc làm, thu nhập
9. Phòng khám nhân tạo TƯ MẠC KHOA
10. Kỹ năng sống và làm việc HSSV
11. Nghề đúc trống đồng
12. Tổ hợp tác may THIÊN NHAI
13. Dạy nghề thêu
14. Cửa hàng photo và văn phòng phẩm
15. Dạy nghề trồng lan bản địa
16. Truyền thông phòng chống HIV
17. Thư viện trực tuyến về Hà Nội
18. Doanh nghiệp VPP, in, quảng cáo
19. Hỗ trợ người khuyết tật hoà nhập
20. Nuôi giun dế
21. Than sạch
22. Chăn nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt
23. Sản xuất mành ốc
25. Quản lý và thu gom rác thải
26. Dạy nghề đan móc sơ, mây tre đan
27. Đào tạo công tác xã hội
28. Caman –giải pháp nguồn nhân lực
29. Sản xuất hàng thủ công tạo việc làm
30. Sản xuất giống và chuyên canh khoai tây
31. Thanh niên khuyết tật
32. Cộng đồng giảm thiểu HIV
33. Sản xuất rau an toàn
3
34. Thuốc trừ sâu sinh học rotenon
35. Mô hình phát triển tổng hợp
36. Hơi thở cuộc sống Breath of life

37. Giáo dục về môi trường sống bền vững
38. ……………..
Hãy sáng tạo sáng tạo hơn nữa
4

×