Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

20 nhiem trung tieu 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.38 KB, 11 trang )

NHIỄM TRÙNG TIỂU

BS HOÀNG THỊ DIỄM THÚY

MỤC TIÊU
1.
2.
3.
4.

Nêu tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ở trẻ em
Phân biệt nhiễm trùng tiểu (NTT) trên và NTT dưới
Nêu được biến chứng của nhiễm trùng tiểu
Nêu được nguyên tắc xử trí (xét nghiệm, điều trị )

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DỊCH TỂ LIÊN QUAN ĐẾN LÂM SÀNG
 Nhiễm trùng tiểu (NTT) chiếm tỷ lệ 5% đến 10% ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi có
biểu hiện sốt. NTT trên (NTTT) còn gọi là viêm đài bễ thận cấp, NTT dưới
(NTTD) còn gọi là viêm bàng quang.
 NTTT là tình trạng vi trùng xâm nhập hủy hoại niêm mạc đường tiết niệu có kèm
đáp ứng viêm tồn thân và nguy cơ tổn thương nhu mô thận.
 NTT phức tạp:
o Kèm bất thường hệ hiệu
o Bệnh cảnh nặng
o Nhiễm trùng huyết
o Tăng creatinine
o Kèm tia nước tiểu yếu
o Vi trùng khác E. Coli
o Không đáp ứng kháng sinh sau 72 giờ


o Bé trai > 4 tuổi
 NTT tái phát:
o ≥ 2 đợt viêm đài bể thận cấp
o ≥ 3 đợt NTT dưới
 Ở trẻ bị nhiễm trùng tiểu:
o 32% - 40% bị nhiễm trùng tiểu tái phát
o 20% - 35% có biểu hiện trào ngược bàng quang niệu quản
o 10% - 20% sẽ bị sẹo thận trong đó, 10% - 30% sẽ bị tăng huyết áp.
2. BỆNH SINH
2.1.
Tác nhân gây bệnh- đường xâm nhập
80-90% các trường hợp nhiễm trùng tiểu lần đầu là do E.Coli.
Cơ địa dị dạng tiêt niệu hay bị nhiễm trùng tiểu do do Klebsiella, Proteus,
and Staphylococcus saprophyticus, nấm và cả những lạo vi trùng có độc lực
thấp với đường tiết niệu như Enterococci, Pseudomonas, Staphylococcus
aureus epidermidis, Haemophilus influenzae, Streptococci nhóm B.
Các vi trùng này thường trú quanh lổ tiểu và có khuynh hướng đi ngược
dịng lên trên gây ra NTT. Hiện tượng này càng rõ và nặng nề hơn khi có
trào ngược bàng quang niệu quản.
Chủng E.Coli gây NTT là chủng gây bệnh ở hệ niêu (uropathogenic:
UPEC), chủng này có độc lực cao và có các lơng mao (fimbriae) giúp vi
trùng dính bám vào niêm mạc đường tiểu dù dịng chảy khơng bị rối loạn.
Ngồi 2 đặc tính trên, các chủng UPEC cịn có khả năng sinh tồn và gây
bệnh cao nhờ kháng nguyên võ (virulent capsule antigens0, hệ thống thu
1


2.2.

2.3.


nạp sắt (iron acquisition systems), và khả năng bài tiết toxin. Sự hiện diện
của plasmid cũng làm cho vi trùng dễ kháng thuốc.
Sau khi bám vào niêm mạc, lipopolysaccharides của vi trùng gắn kêt với
phân tử CD14 và kích hoạt hệ thống miễn dịch nguyên thủy. Từ đó, yêu tố
chuyển nhân sẽ di chuyển vào nhân để kích thích tế bào viêm sản xuât các
cytokine, kích hoạt chuổi phản ứng viêm: phóng thích các interleukine 6, 8
và thu hút các neutrophile và đại thực bào đến mơ viêm, tăng tính thấm
thành mạch để loại bỏ vi trùng, đồng thời cũng có thể để lại các tổn thương
trên nhu mơ thận bị viêm.
Ở người lành mang trùng không triêu chứng (ABC), vi trùng thường khơng
có độc lực, khơng có fimbriae, hoặc kí chủ khơng tạo phản ứng miễn dịch
ngun thủy.
Kí chủ và các cơ chế bảo vệ
Bình thường hệ niệu là vơ trùng trừ phần đầu của niệu đạo nhị các cơ chế
tự bảo vệ:
- Sự tống xuất nước tiêu thường xuyên và 1 chiều làm cho vi trùng khó
phát triển.
- Nước tiểu có tính acid.
- Trong nước tiểu có 1 glycoprotein đối kháng với fimbriae của vi trùng
làm cho vi trùng khơng bám được vào biểu mơ.
Khi có sự mất cân bằng của các cơ chế bảo vệ, sẽ dể có nhiễm trùng tiểu. Ví
dụ: dị tật bẩm sinh hệ niêu, u bướu, sõi, có thai, hẹp da qui đầu, suy giảm
miễn dịch…
Ở trẻ trai không cắt da qui đầu, tần suất mắc NTT gấp 4-20 lần trẻ có cắt.
Dị dạng đường tiết niệu gặp trong 20-50% trường hợp trẻ bị nhiễm trùng tiểu.
Các dị dạng thường gặp là:
 Trào ngược bàng quang-niệu quản (nhiều nhất).
 Bất thường niệu quản: lạc chỗ, niệu quản đôi.
 Loạn sản thận

 Tắc nghẽn: hẹp van niệu đạo sau.
Hậu quả
- Trước mắt: NTT có thể đưa đến biến chứng nhiễm trùng huyêt, ab-xe
thận, quanh thận.
- Lâu dài: NTT tái phát thường xuyên có thể để lại sẹo thận gây ra cao
huyết áp, suy thận mạn, bệnh thận thai kì….

2


3. CHẨN ĐOÁN
3.1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Một trường hợp NNT có sốt (NTTT) bị bỏ sót sẽ để lại di chứng sẹo thận, là
nguồn gốc của bệnh thận mạn trong tương lai. Ngược lại, việc chẩn đoán “thừa”
NTT sẽ gây tâm lý lo lắng cho bệnh nhân, tạo gánh nặng chi phí khơng cần thiết
cho gia đình và ngành y tế. Vì vậy, cho đến nay, các chuyên gia trong lĩnh vực
này vẫn không ngừng cập nhật các tiêu chuẩn đảm bảo độ nhạy và đô đặc hiệu
cao cho chẩn đốn. Trên thực tế, tiêu chuẩn này cịn bị tác động bởi cách lấy
nước tiểu và thời gian nước tiểu ở trong bàng quang, thời gian mẫu nước tiểu
đến được phịng xét nghiệm. Vì vậy, cần có biện luận chặt chẽ dựa vào nhiều
biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm khác.
3.1.1

Tiền sử
 Sốt tái đi tái lại không rõ nguyên nhân
 Các đợt nhiễm trùng tiểu đã được chẩn đoán và điều trị
 Các dị tật đường tiết niệu đã được chẩn đoán
 Táo bón, rối loạn đi tiêu đi tiểu
3.1.2 Lâm sàng
 Bệnh cảnh lâm sàng có thể từ không triệu chứng tới bệnh cảnh rất nặng là

nhiễm trùng huyết. Trẻ càng nhỏ tuổi càng ít có triệu chứng của đường tiết
niệu.
 Trẻ sơ sinh : thường bị viêm đài bể thận cấp có bệnh cảnh của nhiễm trùng
huyết, vàng da tăng Bilirubine gián tiếp.
 Trẻ từ 2 tháng - <2 tuổi:
o Sốt cao, ói ,bỏ ăn : gợi ý trẻ bị viêm đài bể thận cấp
o Tiểu gắt, tiểu nhiều lần : gợi ý trẻ bị viêm bàng quang
 Trẻ từ > 2 tuổi – 6 tuổi:
o Sốt cao, kích thích, đau bụng hay đau vùng hông lưng: gợi ý trẻ bị
viêm đài bể thận cấp
o Tiểu gắt b́t, tiểu nhiều lần, tiểu đục, tiểu máu cuối dịng:gợi ý trẻ
viêm bàng quang
3.1.3 Xét nghiệm máu
 Máu: bạch cầu Neutro > 10.000/mm3, CRP tăng thường trên 40 mg/l trong
NTTT, chức năng thận, cấy máu nếu là NTTT.
 Procalcitonin tăng, procalcitonin > 0,7ng/ml là yếu tố tiên đoán độc lập cho
sẹo thận trong viêm đài bễ thận cấp.
3.1.4. Tổng phân tích nước tiểu bằng que thử định tính
o Cho kết quả nhanh và có giá trị cao.
o Bạch cầu (+ )thông qua phản ứng leuco esterase.
o Nitrit (+)
 Leucocyte esterase là men do bạch cầu tiết ra, nếu (+) chứng tỏ có viêm
đường tiểu do nhiễm trùng hoặc khơng.
 Nitrite (+) chứng tỏ có nhiễm trùng tiểu do vi trùng tiết men nitrate
reductase (E. coli, Klebsiella).
Tuy nhiên nitrite rất dễ (-) giả do độ nhạy kém hay vi trùng không tiết
reductase như Stap, Strep, Enterococcus, Pseudomonas, lao, lậu,
acinetobacter, ở trẻ nam chưa cắt da quy đầu.

3



Test

Bảng 1: Giá trị của xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Độ nhạy %
Độ chuyên biệt %

Leucocyte esterase
Nitrite

83 (67-94)

78 (64-92)

53 (15-82)

98 (99-100)

Leucocyte và nitrite (+)

93 (99-100)

Lecocyte esterase hoặc

99,8 (98-100)

72 (58-91)
70 (60-92)


Nitrite hoặc đếm BC (+)
Đếm BC

73 (32-100)

Soi có vi trùng

81 (16-99)

81 (45-98)
83 (11-100)

3.1.5. Bạch cầu niệu (pyuria):
Về mặt lý thuyêt, tình trạng viêm hệ niệu ln đi kèm bạch cầu niệu. Các
trường hợp có sử dụng kháng sinh trước đó thường làm cho kêt quả cấy âm
tính, nhưng bạch cầu niệu vẫn cịn nếu điều trị khơng đúng cách. Một mẫu cấy
có nhiều vi trùng mà khơng có bạch cầu cần được xem xét khả năng ngoại
nhiễm hoặc người mang trùng không triệu chứng. Định nghĩa bạch cầu niệu là
> 5 BC ( 25 BC/ μL) trên quang trường lớn đối với nước tiểu ly tâm (*400)
hoặc > 10 BC/ μL đối với nước tiểu không ly tâm.

3.1.6. Cấy nước tiểu
Bảng 2: Biện luận theo kết quả vi trùng học
Số khúm vi
Cách lấy nước tiểu
Xác suất nhiễm trùng
trùng
Chọc dò trên xương Trực trùng gram > 99%
mu
âm : có hiện diện

Cầu trùng gram
dương : > 1000
Đặt sonde tiểu
>105
95%
104-105
Rất có khả năng nhiễm trùng
3
4
10 -10
Có thể nhiễm trùng, cấy lại
<103
Không nhiễm trùng
Giữa dòng
Trai
>104
Rất có khả năng nhiễm trùng
Gái

3 mẫu > 105
2 mẫu >105
1 mẫu > 105
5x104-105
1x104-5x104

95%
90%
80%
Nghi ngờ, cấy lại
Nếu có triệu chứng-Nghi ngờ,cấy

lại
Nếu không triệu chứng-không
4


<10

nhiễm trùng
Không nhiễm trùng

4

Theo cập nhật của AAP ( 2010) và NICE (2007), tiêu chuẩn cấy được giảm cịn
ít nhất 50.000 CFU/ ml của 1 loại vi trùng gây bệnh ( khơng tính Lactobacillus
spp, coagulase-negative staphylococci, and Corynebacterium spp) kèm theo sự
hiện diện của bạch cầu niệu trên mẫu nước tiểu lấy bằng sonde tiểu hoặc chọc
bàng quang trên xương mu. Tiêu chuẩn này có thể làm giảm độ đặc hiệu nhưng
nếu kèm bạch cầu niệu thì tỉ lệ âm giả khơng cao. Một số phịng xét nghiệm cho
các kêt quả theo khoảng: 0 - 1000, 1000 - 10 000, 10 000 - 100 000, > 100 000
CFUs/ ml. Trường hợp này cần biện luận chặt chẽ dựa vào nhiều biểu hiện lâm
sàng và xét nghiệm khác. Ngoài ra, mẫu nước tiểu cần được mang lên phòng
xét nghiệm trong 1 giờ ở To phòng hoặc 4 giờ To ngăn mát tủ lạnh.
Bảng 2 giúp biện luận xác định chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, tuy nhiên nếu kết quả cấy âm
tính ( > 50%) vẫn khơng loại trừ chẩn đốn NTT.
Người mang trùng khơng triệu chứng có tỉ lệ 0,7% ở các bé gái 2-24 tháng. Ở nhóm này,
việc điều trị kháng sinh có hại nhiều hơn có lợi. Bạch cầu niệu âm tính ở nhóm này.
3.1.7. Cách lấy nước tiểu để chẩn đoán
Phương pháp lấy nước tiểu rât quan trọng vì ảnh hưởng đến kêt quả cấy, từ
đó đến qut định điều trị.
Bảng 4: So sánh các phương pháp lấy nước tiểu

Cách lấy

Ưu điểm

Khuyết điểm

Túi hứng vô trùng

Áp dụng cho trẻ nhỏ < 2
tuổi, tiểu không tự chủ
Tiện lợi không xâm lấn,
an tồn
Tăng độ chính xác
Chính xác cao nhất

Ngoại nhiễm > 60%, chỉ
có giá trị khi âm tính
Ngoại nhiễm 10-20%

Giữa dịng
Thơng tiểu
Chọc dị trên xương mu

Xâm lấn
Xâm lấn

3.2. CHẨN ĐỐN PHÂN BIỆT VIÊM ĐÀI BỂ THẬN VÀ VIÊM BÀNG QUANG
Bảng 5 : Chẩn đoán phân biệt NNT và NTTD
Nhiễm trùng tiểu trên (viêm đài bể Nhiễm trùng tiểu dưới
thận)

( viêm bang quang)
Lâm sàng
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ < 24 tháng
Trẻ lớn
Triêu chứng tồn thân ưu thế: sốt cạnh Khơng sốt
run, ói, lừ đừ.
Rối loạn đi tiểu, triêu
Triêu chứng tại chổ: đau lưng, thận to: chứng tại chổ nổi bật
khó phát hiện
Tiền căn dị dạng tiêt niệu
Cận lâm sàng
Bạch cầu
Tăng cao > 15.000/ mm3, chủ yếu là Bình thường
Neutrophil > 10.000/mm3
CRP,
Tăng cao
Không tăng
procalcitonin
tăng
Không tăng
Siêu âm
Dị dạng tiêt niệu
5


DMSA

Không bắt xạ nơi nhu mô thận bị viêm

3.3. CHẨN ĐỐN NGUN NHÂN

Mục đích : Tìm bất thường đường tiết niệu
NNTT: siêu
âm hệ niệu

Bất
thường

Bình
thường

Nguy cơ
cao*

Khơng nguy
cơ cao:
NGƯNG
KHẢO SÁT

DTPA + Lasix
VCUG
+/- dDDDMSA

DMSA

Bình
thường:
NGƯNG

Dãn


Khơng dãn

1. VCUG
2. DMSA

Bất thường:
VCUG

NTT nguy cơ cao *:
1. NTT tái phát
2. Biểu hiện lâm sàng bất thường như: thận to, tia nước tiểu yếu, trẻ trai lớn
3. Nhiễm trùng huyết
4. Vi trùng gây bệnh khác E.Coli
5. Đáp ứng điều trị bất thường: không hết sốt sau 72h
6. Tiền căn dị dạng tiết niệu chưa được khảo sát
Siêu âm hệ niệu
Một số khuyên cáo cho rằng siêu âm hệ niệu chỉ nên thực hiện ở nhóm trẻ có nguy cơ cao
và trẻ dưới 6 tháng. Tuy nhiên điều này cần xem lại tùy điều kiện thực tế ở mỗi nơi, biêt
rằng đây là 1 xét nghiệm không xâm lấn. Một kết quả siêu âm đầy đủ phải bao gồm: đo
6


kích thước thận, đánh giá độ dày võ thận, cấu trúc nhu mơ, mơ tả tình trạng niệu quản,
bàng quang và các bất thường khác nếu có.
Xạ hình thận DMSA: xạ hình thận tĩnh với I131 gắn DMSA,
 Kiểm tra vị trí, cấu trúc, kích thước và hình dạng của thận nhờ độ bắt xạ của tế
bào ống thận.
 thực hiện xa đợt NTT 4-6 tháng để đánh giá sẹo thận.
 Để đánh giá vị trí, độ bắt xạ có thể thực hiện trong đợt NTT.
 Cho thấy vùng còn hoạt động tốt và vùng nào sẹo (giảm bắt xạ).

 Tuy nhiên không đánh giá được thận hoạt động như thế nào và không phân biệt
được sẹo mới hay cũ.
Xạ hình thận DTPA: xạ hình thận động với I131 gắn DTPA.
 Giúp khảo sát:
o
Thận cịn chức năng khơng
o
Đánh giá tắc nghẽn
 Nghiệm pháp lợi tiểu: cho phép phân biệt tắc nghẽn bài xuất nước tiểu dựa T½ và
đường cong hoạt độ phóng xạ sau tiêm furosemide.
 Lưu ý hạn chế các hình ảnh giảm bài tiết giả do thiếu dịch, qn đặt sonde tiểu, táo
bón….
 Thận đồ (renogram) bình thường gồm 3 pha:
o
Pha tưới máu I (30-60 giây)
o
Pha hấp thu vỏ thận II (1-3 phút)
o
Pha thanh thải do bài xuất phóng xạ
VCUG: chụp bàng quang –niệu đạo ngược dịng lúc tiểu
Tỷ lệ trẻ bị NTTT có trào ngược bang quang niệu quản cao. VCUG là xét nghiệm giúp
chẩn đoán xác định bệnh lý này.
Chỉ định chụp bang quang niệu đạo ngược dòng lúc tiểu là 1 thủ thuật xâm lấn, có chỉ định
thực hiện khi:
 < 6 tháng
 NTT phức tạp ( nguy cơ cao)
 NTT tái phát

Hình 1: phân độ trào ngược bang quang – niệu quản
4. ĐIỀU TRỊ

4.1.
Nguyên tắc điều trị
 Điều trị nhiễm trùng tiểu
 Phát hiện các dị tật tiết niệu đi kèm
7





Điều trị, phát hiện và theo dõi biến chứng
Điều trị phòng ngừa tái phát
4.2.
Tiêu chuẩn nhập viện
 Viêm đài bể thận
 Nhiễm trùng tiểu kèm dị tật tiết niệu
 Nhiễm trùng tiểu thất bại với điều trị kháng sinh uống
 Nhiễm trùng tiểu tái phát
4.3.
Điều trị
4.3.1. Viêm đài bể thận cấp:
 Kháng sinh đường tĩnh mạch: Cephalosporin thế hệ 3 (100 mg/kg/ngày chia 3 lần)
hoặc Ceftriaxone 75 mg/kg/ngày. Thảo luận tùy ca phối hợp với Netromycine 6-7,5
mg/kg/ngày hoặc Amikacine 10-15 mg/kg/ngày TTM 1 lần duy nhất/ ngày * 72
giờ.
 Nếu đáp ứng tốt sau 4 ngày có thể chuyển sang đường uống
 Tổng thời gian điều trị 14 ngày
 Kháng sinh tĩnh mạch ít nhất 10 ngày trong những trường hợp giãn nặng hệ niệu.
 Nhiễm trùng tiểu sơ sinh: điều trị như nhiêm trùng huyết sơ sinh
 Nếu không đáp ứng:

o Tìm nguyên nhân bất thường hệ tiết niệu hay áp xe thận để giải quyết
o Nếu phân lập được vi trùng: chọn lựa kháng sinh theo kháng sinh đồ
o Nếu không phân lập được vi trùng: cấy lại nước tiểu, lựa chọn kháng sinh
tùy diễn tiến bệnh cảnh lâm sàng
 Điều trị các dị tật tiết niệu đi kèm: phối hợp ngoại khoa
4.3.2. Viêm bàng quang
 Kháng sinh uống : theo kháng sinh đồ hoặc theo kinh nghiệm:
o Amoxicilline-clavuclanate (20-40mg/kg/ngày chia 3 lần) hoặc
o Cefixim ( 8 mg/kg/ngày chia 1-2 lần )
 Thời gian 7-10 ngày.
 Sau 2 ngày không đáp ứng có thể thay đổi kháng sinh khác
 Xem xét điều trị giun kim, bón, hẹp da qui đầu.
4.4.
Điều trị dự phòng
 Chỉ định:
o Dị tật tiết niệu chưa được giải quyết hoặc không thể giải quyết
o Trào ngược bàng quang niệu quản độ III trở lên.
o Bàng quang thần kinh
o Nhiễm trùng tiểu dưới tái phát nhiều lần
 Kháng sinh: uống 1 lần , vào buổi tối trước khi đi ngủ
o Nitrofurantoin : 2mg/kg/ngày
o Sulfamethazole trimethprim: 12mg/kg/ngày
o Cephalosporine : Cefadroxil, Cefuroxime 1/3 liều thơng thường
 Có thể xen kẽ luân phiên các thuốc trên mỗi tháng theo độ dung nạp của bệnh nhân
và theo kháng sinh đồ của các lần nhiễm trùng tiểu
Vấn đề điều trị kháng sinh ngắn ngày
 20-30% bệnh nhân NTT có tình trạng du khuẩn huyết.
 Tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết là 10%.
 Tỉ lệ NTT cao có liên quan đến bất thường hệ niệu, đặc biệt là trào ngược
bàng quang-niệu quản

 Theo AAP 2011 thì nhóm điều trị ngắn ngày có hiệu quả thấp hơn nhóm điều
trị 7-14 ngày
8


5. BIẾN CHỨNG
5.1.
Biên chứng cấp: nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm nội tâm mạc nhiễm
trùng, ab- xe thận.
5.2.
Biến chứng lâu dài: sẹo thận, bệnh thận mạn, cao huyêt áp, tiền sản giật.
Yếu tố nguy cơ của sẹo thận
 NTT có sốt tái đi tái lại
 Trì hỗn điều trị NTT có sốt.
 Trào ngược bàng quang niệu quản
 Rối loạn chức năng cơ vòng, bàng quang thần kinh
 Tắc nghẽn hệ niệu

TÓM TẮT

Nhiễm trùng tiểu là nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ em, đa số có liên quan đến các
dị dạng tiêt niệu bẩm sinh. Việc chẩn đoán xác định dựa trên cấy nước tiểu định lượng.
Cần phân biệt viêm đài bể thận cấp và viêm bàng quang vì thái độ xử trí va dự hậu khác
nhau.

TỪ KHÓA

Viêm đài bể thận cấp, trào ngược bàng quang niệu quản, nhiễm trùng tiểu trên, nhiễm
trùng tiểu dưới


CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Vi trùng thường gặp của nhiễm trùng tiểu
a. Gram +
b. Gram –
c. Cả 2
d. E. Coli
2. Các yếu tố nào sau đây được quy kết vào sinh lý bệnh học của nhiễm trùng tiểu.
a. Khả năng dính của vi trùng vào niêm mạc
b. Thành phần khuẩn thường trú tại ruột
c. Sự di chuyển ngược dòng của nước tiểu
d. a, b, c đúng
e. a va c đúng
3. Kháng sinh phịng ngừa có chỉ định trong
a. Có 1 thận bẩm sinh
b. Trào ngược bàng quang-niệu quản
c. Lỗ tiểu đóng thấp
d. Tất cả đúng
e. Tất cả sai
4. Chọn câu SAI: Biến chứng của nhiễm trùng tiểu
a. Teo thận
b. Viêm đài bể thận mạn
c. Cao huyết áp
d. Vi trùng kháng thuốc
5. Dấu hiệu nào dùng phân biệt nhiễm trùng tiểu trên và dưới
a. CRP tăng
9


b. Bạch cầu máu tăng

c. Xạ hình có tổn thương nhu mô
d. a, b đúng
e. a, b, c đúng
6. Chọn câu SAI:
a. Nitrite là xét nghiệm dùng chẩn đoán phân biệt nhiễm trùng tiểu trên
và nhiễm trùng tiểu dưới
b. Nitrite + do vi trùng có tiết men nitrate reductase
c. Nitrite + gặp trong nhiễm trùng tiểu vi trùng Gram –
d. Là xét nghiệm sơ khởi để gợi có nhiễm trùng tiểu trên 1 trẻ bị sốt
7. Những vấn đề cần truy tìm trước 1 trẻ bị nhiễm trùng tiểu dưới
a. Giun kim
b. Bón
c. Hẹp da quy đầu
d. Tất cả đều đúng
8. Chọn câu SAI: Các dấu hiệu gợi ý có trào ngược bang quang niệu quản:
a. Dãn niệu quản
b. Dãn đài bể thận
c. Dãn niệu đạo
d. Thuốc cản quang hiện diện ở niệu quản trong chụp bàng quang ngược
dòng
9. Chọn câu SAI: triệu chứng gợi ý van niệu đạo sau
a. Bàng quang thành dày có vách
b. Dãn niệu quản
c. Dãn đài bể thận
d. Thận hình móng ngựa
10. Các dấu hiệu khơng phù hợp nhiễm trùng tiểu
a. Tiêu chảy, ói
b. Sốt cao lạnh run
c. Thóp phồng
d. Khám thấy thận to

Đáp án: 1d, 2d, 3b, 4d, 5e, 6a, 7d, 8c, 9d, 10c

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jack S.Elder (2007). “Urologic disorders in infants and children”. Nelson Textbook
of Pediatrics, 18th edition, pp. 6598-6745.
2. Kjell Tulus (2012). “What do the latest guideline tell us about UTIs in children
under two year of age”. Pediatr Nephrol, 27, pp. 509–511.
3. Stacy Cooper. “Nephrology”. The Harriet Lane Handbook: A Manual for Pediatric
House Officers, 17th ed, chapter 19, pp. 476- 493.
4. Clinical Practice Guideline : Urinary Tract Infection: Clinical Practice Guideline
for the Diagnosis and Management of the Initial UTI in Febrile Infants and
Children 2 to 24 Months Subcommittee on Urinary Tract Infection, Steering
Committee on Quality Improvement and Management
5. The National Institute of Health and Clinical Excellence (NICE)-Guideline Urinary
tract infection in children, august -2007, pp 18-20.

10


11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×