Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Copy of 06 sự phát triển tâm lý lứa tuổi (sửa) y2012d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.39 KB, 30 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI
GV. Trần Thị Tâm Nhàn
MỤC TIÊU
1. Phân biệt được thế nào là “Sự phát triển tâm lý” và “Sự phát triển tâm
lý theo lứa tuổi”.
2. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển
3. Lượng giá chất lượng phát triển của chủ thể và phân biệt được sự bình
thường với bệnh lý
4. Hiểu bệnh nhân và tạo được mối quan hệ với bệnh nhân
5. Có thái độ đồng cảm, chia sẻ, yêu thương bệnh nhân trong quá trình
điều trị.
NỘI DUNG
A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm:
Sự phát triển tâm lý:
Là khái niệm chỉ tổng thể quá trình chuyển đổi về các lĩnh vực
nhận thức, ý thức, nhân cách, tình cảm... của con người và mang tính
quy luật.
Tất cả các lĩnh vực này có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển thể
chất và vận động. Tức là giữa tinh thần và thể chất có sự liên hệ chặt
chẽ và ảnh hưởng với nhau.

1


Sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi:
Là sự phát triển về các lĩnh vực nhận thức, ý thức, nhân cách, tình
cảm… diễn ra trong từng giai đoạn lứa tuổi cụ thể.
2. Nhịp điệu của sự phát triển:
Tất cả trẻ em đều trải qua từng giai đoạn phát triển như nhau, tuy
nhiên nhịp điệu phát triển của từng trẻ là khơng giống nhau.


Ví dụ: các trẻ đều trải qua giai đoạn đi chập chững, đi vững, chạy...
Tuy nhiên, có trẻ biết đi vững lúc 9 tháng, có trẻ 12 tháng.
3. Thời kỳ nhạy cho việc học tập:
Những nghiên cứu chứng minh: có thời kỳ “quyết định” cho mỗi
thành tựu (điều đạt được), nghĩa là thời kỳ đặc biệt nhạy cho việc
học một điều gì đó. Ta biết rằng nếu trẻ khơng biết đi trong giai
đoạn bình thường (khoảng từ 9 – 20 tháng) thì trẻ khó khăn để đi
học sau này.
Là người lớn, mỗi ngày chúng ta cũng trải nghiệm những khó khăn
này. Ví dụ học một ngoại ngữ địi hỏi chúng ta phải đầu tư rất nhiều
thời gian công sức trong khi đó một trẻ nhỏ học ngoại ngữ một cách
tự nhiên.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển:
4.1 Sự trưởng thành của hệ thần kinh:
Những điều trẻ đạt được trong quá trình phát triển (biết ngồi bơ, đi,
nói…) nhờ vào sự trưởng thành của hệ thần kinh. Mỗi một thành
tựu cần có khả năng vận động và khả năng về trí não.

2


Ví dụ: trẻ khơng thể nói một câu với nhiều từ khi mới được 1 tuổi .
Do đó, cha mẹ và những nhà chuyên môn nên tôn trọng nhịp điệu
của trẻ.
4.2 Môi trường (giáo dục)
- Sự phát triển của trẻ khơng chỉ phụ thuộc vào yếu tố sinh lý mà
cịn ảnh hưởng bởi môi trường trẻ sống. Người lớn dạy cho trẻ, trẻ
tiếp thu và làm theo.
Ví dụ: khơng ai nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ khơng biết nói.
- Khoa học thần kinh đã chứng minh rằng việc học có vai trò quan

trọng trong hoạt động của vỏ não. Thật vậy, một trẻ càng phát triển
những thành tựu mới, càng tạo ra sợi liên bào mới và não trở nên
hiệu quả hơn.
4.3 Hoạt động bên trong của bản thân trẻ (tự giáo dục)
Trẻ tiếp thu kinh nghiệm lịch sử của lồi người thơng qua sự chỉ
dạy của người lớn.
Ví dụ: trẻ thích tham gia vào các hoạt động học tập sẽ tích lũy
được nhiều kinh nghiệm, kiến thức hơn trẻ ít tham gia.
5. Tính không liên tục và những rối loạn trong sự phát triển:
Yếu tố cơ thể và môi trường giúp trẻ tiến triển. Tuy nhiên, sự phát
triển này khơng phải ln hài hịa và liên tục, nhiều yếu tố khác có
thể xen vào như:
- Trẻ chưa trưởng thành đủ (trẻ sinh non)
- Cấu tạo nền tảng không tốt (dị tật bẩm sinh)
- Bất thường nhiễm sắc thể (trẻ bị bệnh Down)
- Sang chấn hoặc nhiễm trùng cận sản

3


- ……
Tất cả những yếu tố này có thể làm ngưng hoặc chậm phát triển
ảnh hưởng đặc biệt lên lĩnh vực trí tuệ. Điều cần lưu ý là những rối
loạn này càng xuất hiện sớm nơi trẻ thì càng nghiêm trọng và
không thể phục hồi.

Mặc dù vậy, ở trẻ nhỏ, khi một vùng của não bị tổn thương chúng sẽ
được hỗ trợ bởi một vùng khác của não. Do đó, khả năng phục hồi
của trẻ sẽ rất lớn nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm.


B - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI
I - GIAI ĐOẠN RA ĐỜI ĐẾN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Đây là giai đoạn mãnh liệt nhất của sự phát triển. Trong suốt thời kỳ này,
nhân cách, trí tuệ, kỹ năng vận động, xã hội, mối quan hệ và tình cảm của trẻ
được hình thành.
Thời kỳ trong bụng mẹ: Con người là một sinh vật xã hội. Những nghiên
cứu chứng minh, khi còn trong bụng mẹ, bào thai phát triển những giác quan
có vai trị giao tiếp.
Ví dụ:- thính giác xuất hiện lúc bào thai 5 tháng, trẻ trong bụng mẹ có thể
nghe thấy những âm thanh và có phản ứng khi nghe giọng nói của mẹ.
- Bé nhận biết sự tiếp xúc qua thành bụng.
1. GIAI ĐOẠN 0 – 1 TUỔI
1.1 Đặc điểm sinh lý:
Cân nặng
10 – 14 ngày: phục hồi cân nặng lúc sinh

4


5 – 6 tháng: gấp đôi cân nặng lúc sinh
1 tuổi: gấp ba cân nặng lúc sinh
Chiều cao
6 tháng đầu: tăng khoảng 2,5 cm/tháng
6 tháng sau: tăng khoảng 1,25 cm/tháng
Hệ thần kinh (HTK):
Chưa hoàn thiện lúc mới sinh. HTK phát triển nhanh chóng khi
sinh, giảm dần từ năm thứ 2 đến năm thứ 4
Thời gian ngủ nhiều hơn giúp trẻ phát triển nhanh chóng.
1.2 Đặc điểm tâm lý:
• Sự sinh ra như là sự tách rời giữa mẹ và con.

- Đối với bà mẹ: phải chấp nhận trẻ khơng cịn là một phần của
chính bản thân mình nữa. Sự hiện diện của trẻ vừa gần gũi vừa xa
lạ. Do đó, bà mẹ gặp khó khăn về cảm xúc đối với trẻ (hiện tượng
trầm cảm sau sinh). Chúng ta cần giúp đỡ bà mẹ vượt qua sự khó
khăn này.
- Đối với trẻ: lệ thuộc hồn tồn vào mơi trường xung quanh để tồn
tại. Trẻ phải thích nghi với cuộc sống mới khi chào đời (nhiệt độ,
môi trường, ánh sáng, âm thanh…)
Ở giai đoạn này trẻ có quan hệ xã hội với bố mẹ và những người
trong gia đình, đặc biệt là mẹ. Sự quan tâm chăm sóc của mẹ tạo
cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng. Ngược lại, trẻ sẽ có cảm giác
lo lắng và sợ hãi.
• Trẻ sơ sinh tích cực trong giao tiếp:

5


- Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em khi sinh ra có một số
phản xạ giúp thích nghi linh hoạt với mơi trường tự nhiên và xã
hội.
Ví dụ: phản xạ tự vệ như ho, hắt hơi, mút, nuốt, quay đầu…
- Dần dần, trẻ xuất hiện các phản xạ có điều kiện, phản ứng vào
tình huống được gặp. Từ những tình huống đó, trẻ chủ động trong
mối quan hệ với người khác.
Ví dụ: quay mặt đi khi khơng chịu bú; mỉm cười khi gặp mẹ;
nhận ra và phản ứng với mùi của mẹ, vị sữa mẹ. Khóc khi không
gặp mẹ…
→ Mọi nổ lực giao tiếp của trẻ nhằm cho người chăm sóc biết trẻ
đang muốn gì
Ví dụ: Tiếng la dữ dội của bé khi nhu cầu không được đáp ứng làm

cho mẹ hiểu là bé chưa có khả năng chờ đợi. "Bé là tất cả, ngay
lập tức."
Ở tuổi này, điều quan trọng là trẻ nhận được những gì trẻ yêu cầu.
Ở đây vai trò của người mẹ rất quan trọng cho sức khỏe tâm thần
trong tương lai và cho cách cấu tạo tâm lý tốt của trẻ.
• Sự gắn bó mẹ con
Sự gắn bó mẹ con đặc trưng bởi sự gắn kết mạnh mẽ, cảm xúc
nồng ấm và sự giao lưu tình cảm sâu sắc của cả mẹ và con.
- xuất hiện khi người lớn thỏa mãn những nhu cầu của trẻ, ví dụ
như cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- sự gắn bó được duy trì và phát triển qua sự giao lưu cảm xúc giữa
mẹ với trẻ

6


- quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và trẻ được hình thành trong hai năm
đầu đời sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những mối quan hệ về sau
này
Sự gắn bó được đánh dấu bởi tính hai mặt:
- Cơ bản vẫn còn: lo âu xa cách (tháng thứ 4), và lo âu người
lạ (tháng thứ 8) trong những năm đầu đời.
- Bước đầu trải nghiệm sự vui thích: vai trò của da (sờ) và
miệng (bữa ăn) và những ấm ức đầu tiên (ví dụ như cai sữa)
* Sự xa cách quá lâu giữa cha mẹ và trẻ có thể gây ra
những hậu quả bệnh lý : bé dần dần thu mình lại và rơi vào
trạng thái trầm cảm : đó l ôhi chng vng mằ

ã S phỏt trin nhn thc, vận động quan trọng:
- Khoảng tháng thứ 2, xuất hiện nụ cười đáp trả

- Khoảng tháng thứ 3, trẻ giữ được đầu
- Khoảng tháng thứ 5 – 6, trẻ tự lật
- Khoảng tháng thứ 8 – 9, trẻ tự ngồi
- Khoảng 12 tháng, trẻ biết đi
- Khoảng 12 tháng, chủ động hơn trong các mối quan hệ cảm
xúc với bố và mẹ. Vào thời kỳ này ở trẻ xuất hiện một loạt các
cảm xúc mới bao gồm tức giận, vui mừng và buồn bực gắn với
những tình huống đa dạng hơn trước đó
• Về ngơn ngữ:
- Khoảng tháng thứ 3, trẻ phát ra những âm thanh
7


- Khoảng 12 tháng, trẻ biết và nói được 3 từ.

Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo
ở lứa tuổi này
Kết luận giai đoạn 0 – 1 tuổi:
Ta đã nhấn mạnh khía cạnh tình cảm trong quan hệ đầu đời của trẻ: quan hệ
mẹ - con.
Mối quan hệ người chăm sóc – trẻ cũng có khía cạnh tình cảm. Người chăm
sóc đóng vai trò như một người mẹ thay thế mà trẻ hằng mong đợi.
Từ kiến thức trên, chúng ta có thể làm việc với người lớn, trong tình huống
bệnh nhân rất lệ thuộc, rất cần được chăm sóc. Với thái độ yêu sách của
bệnh nhân như là đứa trẻ đòi hỏi được đáp ứng ngay tức thì, người chăm sóc
dễ có thái độ khó chịu và áp lực, người chăm sóc có thể làm tất cả như là
“thỏa mãn con” hoặc khơng làm gì.
Phân tích các hiện tượng quan hệ này gắn liền với bối cảnh sẽ giúp người
chăm sóc phản ứng một cách chun nghiệp và khơng xét đốn bệnh nhân.


2. GIAI ĐOẠN 1 – 3 TUỔI
 
Cuối năm thứ nhất, đứa trẻ đã trở nên độc lập hơn, có thể tự đi lại, tự làm
một số việc đơn giản, thích tự mình khám phá thế giới. Điều này dẫn đến
việc thể thống nhất “mẹ - con” bắt đầu bị phá vỡ. Trẻ bắt đầu tách rời khỏi
mẹ về mặt tâm lý và bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo.
8


2.1 Đặc điểm sinh lý:
Trẻ 12 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể thường lớn gấp 3 lần so với lúc
mới sinh và đến tuổi này trẻ bắt đầu ít tăng cân dần.
2.2 Đặc điểm tâm lý:
• Các mốc phát triển tâm lý - vận động quan trọng:
- 18 tháng, trẻ biết tự xúc ăn
- 24 – 36 tháng, trẻ biết tự leo lên cầu thang, chạy, đi xe đạp ba
bánh, nhảy nhót bằng hai chân, giữ thăng bằng bằng 1 chân, ném
bóng bằng hai tay, có thể mặc và cởi quần áo với sự giúp đỡ của
người lớn.
- Biết bắt chước hành động của những người xung quanh.
- 24 tháng, khơng tiêu tiểu trong quần
• Về nhận thức
- Tri giác: chiếm ưu thế nhất trong quá trình phát triển. Mọi hành
vi của trẻ đều gắn liền với những gì trẻ trực tiếp tri giác trong hiện
tại.
- Trẻ nhớ dựa trên những gì trẻ thấy được.
- Tưởng tượng:
• 6 đến 12 tháng tuổi bắt đầu tưởng tượng, bắt đầu hình dung
ra các sự vật, hiện tượng.
• 12 tháng, có thể tưởng tượng ra là mình đang ăn, đang

uống hoặc đang ngủ
• 15 đến 18 tháng tuổi đã cho búp bê ăn bằng bát đĩa, thìa đồ
chơi.

9


• 20 đến 26 tháng tuổi đã có thể tưởng tượng được một vật là
một vật gì đó khác, ví dụ: cái chổi có thể biến thành con
ngựa, sàn nhà trở thành bể bơi.
- Hành động và tư duy:
• tư duy trực quan hành động cụ thể. Nghĩa là những biểu
hiện tư duy của trẻ đang gắn rất chặt với hành động trong
những tình huống cụ thể.
• hành động với đồ vật ln giữ vai trị chủ đạo.
- Sự phát triển cảm xúc:
• trẻ có những phản ứng xúc cảm đối với những gì trẻ trực
tiếp tri giác hay nhận thức được
• các động cơ, mong muốn của trẻ chưa có thứ bậc ưu tiên
• 2 tuổi, trẻ có những biểu hiện “đồng cảm” với người khác.
• Về ngơn ngữ
24 tháng, trẻ biết ít nhất 100 từ, trẻ có thể nói một câu 2 từ 
36 tháng, trẻ biết >1000 từ, có thể nói một câu 7 – 8 từ
• Tự ý thức
- Khoảng sau 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận biết mình trong gương.
Đây là hình thức tự ý thức sơ đẳng đầu tiên của trẻ.
Khủng hoảng 3 tuổi: Ở cuối giai đoạn này, trẻ thường bùng lên
những phản ứng cảm xúc mạnh của trẻ đối với những khó khăn trẻ
gặp phải khi làm việc gì đó một mình khơng được, hoặc những cơn
hờn dỗi khóc lóc khi trẻ địi hỏi gì đó mà khơng được người lớn đáp

ứng
Hoạt động với đồ vật (đồ chơi) là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này

10


Kết luận về giai đoạn 1 – 3 tuổi:
Trẻ hướng về sự tự chủ về các kinh nghiệm thông qua trò chơi với người
khác, qua học tập (vệ sinh, ăn uống, mặc quần áo), tự chủ về ngôn ngữ khá
hơn. “Cái tơi” bắt đầu hình thành.
3. GIAI ĐOẠN 3 – 6 TUỔI
3.1 Đặc điểm sinh lý:
- Tỉ lệ cơ thể: đầu phát triển gấp 2 lần lúc mới sinh, nặng thêm khoảng
2kg và cao thêm khoảng 7cm
- Sự phát triển của xương: phát triển mạnh mẽ, cứng hơn.
3.2 Đặc điểm tâm lý:
• Về nhận thức:
- Từ 4 – 5 tuổi, bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định. Trong tình
huống trị chơi, trẻ nhớ có chủ định tốt hơn
- Nhờ có trí nhớ phát triển, trẻ có sự liên hệ giữa sự vật trẻ nhìn
thấy với sự vật mà trẻ đã gặp và quen trong quá khứ. (vd: nhìn
đường biết là đường đến trường hay đến nhà bà nội)
- Biết quan sát và tìm tịi
- Tư duy trực quan hình ảnh.
- Nhận biết được giới tính của mình là trai hay gái
• Về ngơn ngữ:
- Gần như nắm được một cách thành thục tiếng mẹ đẻ.
- Vốn từ phát triển nhanh
• Tự ý thức


11


- Trẻ biết đánh giá hành động của những trẻ khác cũng như đánh
giá bản thân thông qua những đánh giá của người lớn xung quanh,
nhất là của cha mẹ và những người trong gia đình.
- Sử dụng “ngơi thứ nhất” để nói về bản thân
- Trẻ biết tự trọng
• cảm xúc:
- Tương đối ổn định, yên ả, chứ không còn những cơn hờn dỗi dữ
dội như tuổi nhà trẻ.
- Lường trước được thái độ hài lịng, khơng hài lịng của những
người xung quanh đối với việc mình làm.
- Sự lường trước này giúp kìm hãm hay khuyến khích trẻ hành
động.
- Khơng cịn hành động bộc phát. Tuy nhiên chưa có khả năng thực
hiện những cơng việc mà bản thân trẻ khơng thấy thú vị.
Hoạt động vui chơi, trị chơi phân vai là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi
này.

Kết luận giai đoạn 3 – 6 tuổi:
Trẻ ý thức về giới tính. Trẻ có nhiều mối quan hệ mới (đi học mẫu giáo), dẫn
đến sự xuất hiện các động cơ mới gắn với tự đánh giá và lòng tự trọng. Đây
là thời kỳ tương đối êm ả trong sự phát triển tâm lý.
→ Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển biến các mối quan hệ giữa trẻ với cha
mẹ
→ Sự nằm viện có thể đẩy một số bệnh nhân phát triển mối quan hệ khác
giới với người chăm sóc

12



→ Người chăm sóc là người điều chỉnh vị trí của bệnh nhân, giúp bệnh nhân
ở đúng vị trí và luôn tôn trọng họ như là một chủ thể (như cha mẹ làm cho
con)
4. GIAI ĐOẠN 6 - -12 TUỔI (Thời niên thiếu)
Trẻ bắt đầu đi học, tham gia vào hoạt động xã hội mới là hoạt động học tập,
hoạt động này được tất cả mọi người (cha mẹ, thầy cô, ông bà) quan tâm và
đánh giá cao.
4.1 Đặc điểm sinh lý:
- Hoàn thiện các khả năng vận động của mình và trở nên độc lập hơn
Ví dụ : trẻ có thể đi xe đạp, nhảy dây, bơi, nhảy múa, viết và chơi
nhạc
- Khung xương của trẻ em phát triển mạnh theo cả chiều dọc và chiều
ngang
- Bắt đầu từ 6 hay 7 tuổi, bắt đầu rụng răng sữa và mọc những răng
khôn đầu tiên.
- Đến 9 tuổi con gái nhẹ và thấp hơn đôi chút so với con trai, tuy
nhiên sau đó tốc độ phát triển của chúng tăng lên đáng kể nhờ có
những thay đổi hormone bắt đầu ở con gái sớm hơn so với con trai.
- Trong suốt thời niên thiếu thể lực của con trai và con gái là như
nhau.
4.2 Đặc điểm tâm lý:
• Về nhận thức
- tư duy ngôn ngữ lôgic dần phát triển (lý sự). Bắt đầu xuất hiện
khả năng lý giải lôgic. Trẻ chưa có khả năng lập luận trên phương
diện giả thuyết trừu tượng

13



- Có thể nắm bắt được các mối quan hệ giữa các thành phần của
vật được tri giác nhờ tư duy phát triển
- Trí nhớ có chủ định phát triển dần. Tuy nhiên ở tuổi này trẻ cũng
có thể nhớ máy móc cho nên rất nhiều trẻ có thể đọc thuộc một bài
thơ, một đoạn văn mà không hiểu nội dung của nó (học vẹt)
- Chú ý tốt hơn khi bài học hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu.
• Sự phát triển nhân cách
- Tự đánh giá
• đánh giá của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới tình cảm,
động cơ, tự đánh giá của trẻ. Ví dụ: qua đánh giá của thầy cơ trẻ
tự xếp mình và các bạn vào nhóm giỏi, khá hay trung bình.
• sự hình thành “tự tin” của trẻ ảnh hưởng bởi lời khen hoặc lời
phê bình của những người xung quanh. 
- Giao tiếp:
Mở rộng lĩnh vực xã hội (cho đến bây giờ, trẻ giới hạn trong gia
đình) ra phía bên ngồi, tách ra khỏi gia đình một phần và tạo ra
những mối quan hệ mới với bạn bè.
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này.

Kết luận thời kỳ 6 – 12 tuổi: là giai đoạn tiềm ẩn. Trẻ tập trung chủ yếu
vào học tập, trẻ sẽ mở rộng mối quan hệ xã hội ra ngoài: khám phá bạn bè.
Giai đoạn này kết thúc, trẻ bước tuổi vị thành niên, tức tuổi dậy thì.

5. GIAI ĐOẠN 12 – 18 TUỔI

14


Sau thời kỳ tiềm ẩn, trẻ đến tuổi dậy thì. Theo Freud, đặc điểm của giai

đoạn này là các xung năng tính dục thức tỉnh với sự hưng phấn tình dục
bình thường ở trẻ vị thành niên. Hưng phấn, đơi khi là nguồn khối cảm
và đơi khi là sự khó chịu.
Tuổi thiếu niên thường được coi như lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang
người lớn, chứa đựng nhiều diễn biến mang tính khủng hoảng. Ta sẽ triển
khai thời kỳ này ở phần sau

Kết luận về các giai đoạn:
Sự phát triển của con người diễn ra theo từng giai đoạn
- Trong những giai đoạn này, mơt số tiến trình tâm lý được hình thành
- Các giai đoạn này có thể nói là “quyết định”. Đó là những giai đoạn
thay đổi, vì thế dễ bị tổn thương.
- Là người chăm sóc, chúng ta sẽ phải đối diện với những bệnh nhân có
hành vi như trẻ nhỏ. Những bệnh nhân này muốn chúng ta quan tâm tới
họ, chăm sóc, cho ăn thậm chí tắm rửa. Hiện tượng này có thể kỳ lạ
nhưng thực tế nó vẫn thường xảy ra. Nó giúp bệnh nhân tự bảo vệ khỏi
bệnh tật bằng cách tìm sự thoải mái ở mơi trường xung quanh như khi họ
cịn nhỏ.
Vì thế, chúng ta có thể sử dụng sự thối lùi này một cách tích cực vì trạng
thái lệ thuộc như trẻ con của bệnh nhân giúp cho bệnh nhân chấp nhận
một cuộc phẫu thuật, một sự điều trị bằng thuốc, những sự chăm sóc đặc
biệt hoặc một sự nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy nhiên, phải lưu ý đừng để
hành vi này kéo dài quá lâu, và phải cho bệnh nhân tái thích nghi với kiểu
hoạt động của người lớn.

15


II – TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (12 – 18 tuổi )
Tuổi thiếu niên thường được coi như lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang

người lớn, chứa đựng nhiều diễn biến mang tính khủng hoảng.
Trong các thời đại lịch sử trước đây, giai đoạn lứa tuổi thiếu niên là tương
đối ngắn. Nó hầu như khơng có ở các bầy người nguyên thủy, và chỉ chiếm
khoảng thời gian rất ngắn ở các xã hội bộ tộc vì sau khi chín muồi về mặt
tính dục là con người đã bước ngay vào cuộc sống của người trưởng thành,
sinh con đẻ cái (tục tảo hôn). Ngày nay, xã hội phát triển, tuổi thiếu niên dài
hơn so với trước kia. Do đó, diễn biến và độ dài của tuổi thiếu niên rất khác
nhau ở các xã hội có trình độ phát triển khác nhau.
L.X. Vygosky đã phân biệt 3 điểm chín muồi của con người xã hội: Chín
muồi về cơ thể, chín muồi về mặt giới tính và chín muồi về mặt tâm lý
xã hội, nhưng các mốc chín muồi trên có xu hướng tách rời nhau. Đây là cơ
sở sở để hình thành giai đoạn lứa tuổi vị thành niên. Là thời kỳ mấu chốt
trong sự phát triển nhân cách.
1. Đặc điểm sinh lý:
- Là thời kỳ thay đổi sinh học cực kỳ nhanh chóng, ngang hàng với
thời kỳ phát triển phơi thai và trẻ sơ sinh. Cơ thể thay đổi do yếu tố
hormone.
- Sự thay đổi về cơ thể là vấn đề trọng tâm ở lứa tuổi này.
2. Đặc điểm tâm lý:

16


• Về cơ thể
- Lo lắng theo dõi sự phát triển của bản thân
- so sánh bản thân với những hình mẫu chuẩn.
- Nhạy cảm với bộ dạng bên ngồi của mình (làn da, mụn và
trứng cá…)
Sự thay đổi cơ thể nhanh chóng khiến các em khơng kịp thích
nghi, ảnh hưởng đến phản ứng và hành vi do không làm chủ

được cơ thể mình. Điều đó tạo ở các em cảm giác phản bội:
+ Chủ thể không làm chủ được cơ thể mình
+ Cơ thể phản bội những cảm xúc và ước muốn sâu kín (đỏ
mặt, đổ mồ hơi...)
+ Cơ thể trở thành nhân chứng của dòng dõi (giống cha mẹ)
Vậy, có một khoảng cách giữa tinh thần và tâm lý với cơ thể của trẻ
vị thành niên. Các em phải học cách tái hợp với cơ thể của mình. Vì
thế, các em sẽ sử dụng chiến lược ít nhiều cực đoan (ví dụ: qua cách
ăn mặc, cắt tóc, xâm mình…)
• Về nhận thức
- Từ tuổi này, tư duy của các em có khả năng lý luận lơgic hồn
tồn trên phương diện ngơn ngữ (chính thức suy nghĩ), tách rời
các vật liệu trực quan, cụ thể.
- Tuổi vị thành niên sẽ có thể bước vào những suy nghĩ hiện

sinh (triết học, sự trầm tư). Ví dụ: Tại sao tơi phải sống? Sống
để làm gì? Cuộc sống có ý nghĩa gì đối với tôi?
- Suy nghĩ trở thành một nguồn vui thích.
• Sự phát triển tự ý thức

17


- Ở thiếu niên lần lượt xuất hiện hai cấu trúc tâm lý đặc biệt của
tự ý thức: đó là “cảm giác mình là người lớn” và “cái tơi”.
• Cảm giác mình là người lớn: muốn làm người lớn, khẳng
định bản thân nhưng chưa đủ điều kiện: sự phát triển về thể
chất + ý thức xã hội
• Đánh giá người khác (hình thành tư duy phê phán)
• Tự đánh giá: khả năng tự đánh giá thường thấp và không

ổn định. Chỉ mới nhìn giá trị con người ở bề ngồi (cách ăn
mặc, đầu tóc…)
• Cái Tơi: Nhân cách của thiếu niên cịn chưa ổn định, dẫn
đến “hình ảnh về bản thân” cũng không ổn định. Lập trường
chưa rõ ràng.
- Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành và
phát triển tự ý thức của trẻ em.
• Cảm xúc
- Xuất hiện xu hướng tách xa mọi người để đi sâu vào việc phân
tích bản thân. (thường xuất hiện cảm giác cô đơn, những nỗi
buồn không hiểu nổi).
- Xuất hiện hiện tượng này là huyền thoại về bản thân: cho rằng
cảm xúc của mình rất mạnh mẽ và khác mọi người. Mất đi ở
lứa tuổi khoảng 15-16.
- Sự tưởng tượng của đứa con nuôi. Các em đau khổ một mình
vì khơng ai hiểu mình, khơng ai u mình. Chắc chắn mình chỉ
là con ni trong gia đình mà thơi.
Tuy vậy, cũng rất may, suy nghĩ này cũng dần qua đi. Nhất là khi trẻ
vị thành niên hiểu được cha mẹ luôn yêu thương và thực sự quan tâm.

18


• Giao tiếp
- Giao tiếp với bạn cùng tuổi là một dạng hoạt động quan trọng
cùng với hoạt động học tập (ảnh hưởng bạn bè về sở thích, ăn
mắc, giải trí)
• hình thành tình bạn, bạn thân
• hình thành nhóm bạn cùng lớp, cùng sở thích (mơn học,
thể thao, âm nhạc, cùng hồn cảnh gia đình,… )

- Giao tiếp với cha mẹ quan trọng dù đã thu hẹp hơn so với lứa
tuổi trước (ảnh hưởng của cha mẹ về chuẩn mực đạo đức, quan
điểm xã hội).
3. Sự chưa ổn định về nhân cách và những vấn đề của tuổi thiếu niên:
Trong cấu trúc nhân cách của thiếu niên mỏng giòn, chưa ổn định.
+ Chưa ổn định về mặt nhận thức các chuẩn mực đạo đức
+ Chưa ổn định về mặt tự đánh giá
+ Có sự mâu thuẫn trong tính cách ...
Tuổi vị thành niên là chuyển động kép:
+ Sự khác biệt đối với gia đình / nhu cầu độc lập đối với uy
quyền
+ Nhu cầu thuộc về một nhóm, để cảm thấy được kết nối với bè
bạn.
Và điều này nằm trong q trình giải phóng, tìm kiếm sự tự do
và tính xác thực.
 Điều này giải thích một số rối loạn tâm thần có thể xuất hiện ở lứa
tuổi này (chán ăn, trầm cảm, hystery, tâm thần phân liệt…).
Tóm lại, tuổi thiếu niên là giai đoạn lứa tuổi chín muồi tính dục và trưởng
thành dần về tâm lý.
19


Đến cuối tuổi thiếu niên, những biểu tượng khác nhau về bản thân có xu
hướng tích hợp vào một cấu trúc thống nhất, ổn định hơn: Đó chính là
“cái Tơi”, một cấu trúc tâm lý mới hình thành trong quá trình phát triển
nhân cách giai đoạn cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi trưởng thành.
Giao lưu với bạn bè, học tập hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo ở lứa
tuổi này.
Tuổi vị thành niên = Thay đổi mối quan hệ với cơ thể, những người
khác, với bản thân

→ Tham gia trong việc khẳng định nhân thân của mình.
→ Định vị và cơ cấu lại bản thân qua các vấn đề quan trọng.
• Triển vọng nghề nghiệp
• Mối quan hệ với người khác
• Quan hệ với người khác phái
• Giá trị và tính ngưỡng…
Tuổi thiếu niên là thời kỳ khủng hoảng và tế nhị trong sự phát triển, là
thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Khi khủng hoảng qua đi,
các em hoàn thiện hơn về nhân cách.

III- THANH NIÊN VÀ TRƯỞNG THÀNH (18, 20 – 40 tuổi)
Đây là giai đoạn trưởng thành về mặt Tâm lý xã hội, con người bước vào đời
sống với sự hiểu biết của mình. Ở giai đoạn này con người chú trọng vào
việc tạo dựng sự nghiệp, xây dựng và chăm sóc gia đình.
20



×