Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

4 ut buồng trứng ts linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.3 KB, 9 trang )

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
TS TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH

MỤC TIÊU
1. Kể các yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng
2. Kể tên 3 nhóm chính của bướu buồng trứng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế
giới
3. Nêu diễn tiến tự nhiên của ung thư buồng trứng
4. Nêu tình huống lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán ung thư buồng trứng
5. Kể tên 2 mơ thức chính trong điều trị ung thư buồng trứng

NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. DỊCH TỄ
1.1. Tần suất
Theo Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC), năm 2012 tính chung trên
tồn thế giới, ung thư buồng trứng là ung thư thường gặp thứ 7 ở nữ, ước tính có 238719
ca mới mắc với tần suất chuẩn tuổi là 6,1/100000 (Globocan 2012), 151917 ca tử vong với
tử suất là 3,8/100000. Ở Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng gần 30% tổng số các ung thư đường
sinh dục nữ và là ung thư gây tử vong hàng đầu trong tất cả các ung thư đường sinh dục
nữ.
Tại Việt Nam, ung thư buồng trứng là ung thư thường gặp đứng hàng thứ 11 ở nữ,
ước tính năm 2012 có 1254 ca mới mắc, 887 ca tử vong với tần suất chuẩn tuổi là
2,6/100000, tử suất 1,9/100000 (Globocan 2012).
Tại Tp. Hồ Chí Minh, ghi nhận ung thư năm 2014 cho thấy ung thư buồng trứng có
tần suất chuẩn tuổi là 6,4/100000, là ung thư đứng hàng thứ 6 ở nữ, chiếm 4,8% tổng số
các ung thư ở nữ.
1.2. Tuổi: có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở tuổi quanh hay sau mãn kinh, nhưng
cũng có thể gặp ở tuổi rất trẻ kể cả trẻ em. Tuổi trung bình lúc chẩn đốn là 60 tuổi.
2. YẾU TỐ NGUY CƠ:
2.2. Các yếu tố di truyền
Hội chứng ung thư buồng trứng gia đình là một hội chứng di truyền trội, nhiễm sắc


thể thường làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng lên 435 lần và nguy cơ bị ung thư
buồng trứng của những người này là 40%.
Hội chứng Peutz-Jegher: gần 5% phụ nữ có hội chứng này sẽ có u mơ đệm của buồng
trứng.
Đột biến gen BRCA 1, BRCA 2, các gen cũng liên quan đến ung thư vú, làm tăng
nguy cơ ung thư buồng trứng. gặp trong hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền
(Hereditary Breast and Ovarian Cancer Syndrome = HBOC). Đặc trưng của hội chứng này
là gây ra ung thư vú ở tuổi trẻ, ung thư buồng trứng ở mọi lứa tuổi, ung thư vú 2 bên, ung
thư vú và buồng trứng trên cùng 1 bệnh nhân, ung thư vú ở nam giới. Nguy cơ phát triển
thành ung biểu mô buồng trứng với đột biến BRCA1 khoảng 40-50% còn với đột biến
1


BRCA2 khoảng 20-30%. Cộng chung lại, đột biến BRCA gây ra khoảng 3-12% của tất cả
các trường hợp ung thư buồng trứng.
2.3. Tiền căn sản phụ khoa
Sự kích thích liên tục của Gonadotropin đóng vai trị quan trọng trong bệnh sinh
của ung thư buồng trứng. Phụ nữ vô sinh, không lập gia đình, có thai muộn và mãn kinh trễ
tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Ngược lại, sự ức chế phóng thích gonadotropin liên
quan đến thai kỳ và dùng thuốc ngừa thai làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
2.4. Các yếu tố khác:
Tia xạ: tiếp xúc một lượng lớn tia phóng xạ tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Người có tiền căn ung thư vú tăng nguy cơ ung thư buồng trứng cao gấp 2 lần.
3. BỆNH HỌC
3.1. Vị trí:
Thường ở một bên buồng trứng. Dạng bọc thường gặp hơn dạng đặc.
Các bướu buồng trứng có thể gặp ở 2 bên gồm: carcinôm bọc dịch thanh (25%),
carcinôm bọc dịch nhầy (10-20%), carcinôm dạng nội mạc tử cung (30%), bướu nghịch
mầm (10-15%). Các bướu khác ít gặp hai bên.
3.2. Vi thể:

Có nhiều loại mơ học, mỗi loại có thể có dạng từ lành tính đến ác tính rõ
Bướu ác tính thấp hay bướu giáp biên chiếm 15% tổng số ung thư biểu mơ của
buồng trứng, có những đặc điểm sinh học và mơ học của cả loại lành tính lẫn ác tính.
Ung thư biểu mơ buồng trứng chiếm 85-90% tổng số các ung thư buồng trứng, loại
mô học thường gặp nhất là carcinôm tuyến dịch thanh 75%, kế đến là carcinôm tuyến dịch
nhầy 20%, carcinôm dạng nội mạc tử cung 2%, carcinôm tế bào sáng <1%, bướu Brenner
<1%, carcinôm khơng biệt hố (<1%) và loại hỗn hợp các dạng này.
Phân loại bướu buồng trứng của tổ chức Y tế thế giới năm 2013
Phân loại bướu buồng trứng của Tổ chức Y tế thế giới phân các bướu buồng trứng
theo nguồn gốc mô học xuất phát của bướu: bướu biểu mô (65%), tế bào mầm (15%), dây
sinh dục – mô đệm (10%), di căn (5%), và hỗn hợp các loại khác
Bướu biểu mô bề mặt buồng trứng – mô đệm
Dịch trong
Dịch nhầy, giống cổ trong cổ tử cung và loại ruột.
Dạng nội mạc tử cung
Tế bào sáng
Bướu tế bào chuyển tiếp
Bướu Brenner
Tế bào chuyển tiếp (không phải loại Brenner)
Bướu biểu mô- mô đệm
Adenosarcôm
Carcinosarcôm (trước đây gọi là bướu hỗn hợp Mullerian)
2


Bướu dây sinh dục- mô đệm:
Bướu tế bào hạt
Bướu sợi
Fibrothecoma
Thecoma

Bướu tế bào Sertoli
Bướu tế bào Leydig
Bướu dây sinh dục với vi ống hình nhẫn (annular tubules)
Blastơm nam hố (Gyandroblastoma)
Bướu tế bào tiết steroid (lipid)
Bướu tế bào mầm
Bướu quái:

trưởng thành
Không trưởng thành

Bướu đơn bì (monodermal: struma ovarii, carcinoid)
Bướu nghịch mầm
Bướu túi Yolk (Bướu xoang nội bì)
Bướu tế bào mầm hỗn hợp
Bướu ác tính, khơng đặc hiệu (not otherwise specified)
Ung thư di căn từ cơ quan khác không phải từ buồng trứng
Đại tràng, ruột thừa
Dạ dày

Bướu không đặc hiệu.
3.3. Diễn tiến tự nhiên:
70-80% các ung thư buồng trứng đã lan ra khỏi buồng trứng khi được chẩn đoán.
Ung thư buồng trứng lan theo 4 đường chính, trong đó thường gặp nhất là gieo rắc trong
xoang bụng và di căn hạch sau phúc mạc.
3.3.1. Lan trực tiếp: xâm lấn qua vỏ bao đến các cơ quan kế cận như cùng đồ, đại
tràng sigma, tai vòi, thân tử cung, vách chậu, niệu quản.
3.3.2. Di căn hạch: đến các hạch sau phúc mạc cạnh động mạch chủ bụng. Cũng có
thể gặp di căn hạch trên đòn, hạch bẹn, hạch nách và hạch trung thất.
3.3.3. Di căn xa: theo đường máu có thể lan đến phổi, gan, xương, não..

3.3.4. Gieo rắc trong xoang bụng: con đường lan tràn sớm nhất và hay gặp nhất của
ung thư buồng trứng là gieo rắc vào trong xoang phúc mạc của các tế bào ung thư. Các tế
bào này đi theo vịng lưu thơng của dịch trong phúc mạc đến cùng đồ sau, rãnh bên đại
tràng phải, trái, bao gan, bao lách, bề mặt thanh mạc ruột và mạc treo ruột, mạc nối lớn.
Mạc nối lớn dầy và co rút có thể tiết rất nhiều dịch báng.
4. XẾP GIAI ĐOẠN THEO FIGO (2012)
3


4.1. Giai đoạn I: bướu còn khu trú ở buồng trứng
IA: bướu khu trú ở 1 buồng trứng, khơng có bướu sùi mặt ngoài hay vỡ vỏ bao
buồng trứng, rữa ổ bụng khơng có tế bào ác tính.
IB: bướu khu trú ở 2 buồng trứng, khơng có bướu sùi mặt ngồi hay vỡ vỏ bao
buồng trứng, rữa ổ bụng khơng có tế bào ác tính.
IC: bướu khu trú ở 1 hay 2 buồng trứng, có bất kỳ tình trạng nào sau:
IC1: vở võ bao do phẫu thuật
IC2: vỡ vỏ bao trước khi phẫu thuật
IC3: có báng bụng ác tính hay rữa ổ bụng có tế bào ác tính.
4.2. Giai đoạn II: bướu ở 1 hay 2 buồng trứng có ăn lan vùng chậu.
IIA: ăn lan hay gieo rắc vào tử cung, tai vòi, hay buồng trứng còn lại
IIB: ăn lan các mô khác trong vùng chậu.
IIC: bướu giai đoạn IIA hay IIB có bướu trên bề mặt của 1 hay 2 buồng trứng, báng
bụng ác tính, vỡ vỏ bao hay có tế bào ác tính trong dịch rữa ổ bụng
4.3. Giai đoạn III: bướu 1 hay 2 buồng trứng có giải phẫu bệnh xác định là di căn (gieo
rắc) phúc mạc bên ngồi vùng chậu và/ hoặc có di căn hạch sau phúc mạc.
IIIA: di căn hạch sau phúc mạc có hay khơng kèm di căn (gieo rắc) vi thể đến phúc
mạc ngoài vùng chậu
IIIA1: chỉ di căn hạch sau phúc mạc
IIIA1 (i): Di căn hạch kích thước ≤ 1cm.
IIIA1 (ii): Di căn hạch kích thước > 1cm.

IIIA2: di căn vi thể đến phúc mạc ngồi vùng chậu, có hay không kèm di
căn hạch sau phúc mạc.
IIIB: di căn đại thể đến phúc mạc ngồi vùng chậu kích thước ≤ 2cm, có hay khơng
kèm di căn hạch sau phúc mạc.
IIIC: di căn đại thể đến phúc mạc ngoài vùng chậu kích thước > 2cm, có hay khơng
kèm di căn hạch sau phúc mạc.
(Bao gồm cả di căn thanh mạc gan, lách nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô các cơ
quan này)
4.4. Giai đoạn IV: bướu 1 hay 2 bên buồng trứng có di căn xa.
IVA: Tràn dịch màng phổi có tế bào học dịch màng phổi dương tính.
IVB: Di căn nhu mơ hay di căn đến các cơ quan ngồi ổ bụng (bao gồm cả hạch
bẹn hay các hạch ngoài ổ bụng)
5. TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG VÀ PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐỐN
5.1 Tình huống lâm sàng:
Phát hiện tình cờ khi siêu âm bụng.
Đau vùng bụng dưới mơ hồ, âm ỉ
Rối loạn nội tiết gây xuất huyết âm đạo bất thường hay nam hoá.
4


Bướu ổ bụng có hay khơng kèm theo báng bụng
Di căn xa: phổi, màng phổi….
5.2. Triệu chứng
Các triệu chứng thường xuất hiện trễ
Các triệu chứng của chèn ép do bướu lớn lên và xâm nhiễm các cơ quan lân cận,
cảm giác đau nặng hạ vị, bướu vùng hạ vị, tắc nghẽn đại tràng sigma, trực tràng.
Các triệu chứng do bướu gieo rắc và lan tràn trong xoang phúc mạc: đau bụng âm
ỉ. Bụng căng to do báng bụng.
Các triệu chứng về nội tiết: do bướu mô đệm- dây sinh dục tiết ra các nội tiết tố
gây ra sự nam hoá, xuất huyết âm đạo bất thường.

5.3. Khám thực thể:
Hỏi bệnh sử kỹ, đầy đủ
Khám thực thể toàn diện, lưu ý các vấn đề sau:
Khám bụng: gan, lách, báng bụng và tất cả các khối bất thường khác.
Khám phụ khoa: bằng mỏ vịt và bằng tay
Khám và mô tả các tổn thương của âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung.
Ghi nhận các bướu sờ thấy trong vùng chậu và đánh giá kích thước, vị trí, mật độ,
độ di động và xâm lấn ở vùng chậu.
Khám hạch ngoại biên để đánh giá di căn hạch
Khám toàn thân phát hiện các di căn xa
5.4. Các phương tiện chẩn đoán:
5.4.1. Xét nghiệm chẩn đốn hình ảnh:
Siêu âm bụng: là xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đốn giúp xác định
được bướu vùng chậu, vị trí, kích thước, tính chất của bướu (đặc, bọc, hỗn hợp), vỏ
bao của bướu (mỏng, trơn láng hay dầy, có u chồi), có kèm theo báng bụng hay
khơng, có gieo rắc phúc mạc hay khơng, có hạch sau phúc mạc hay khơng. Ngồi
ra, siêu âm cịn giúp gợi ý sự xâm lấn trực tràng, bàng quang, giúp đánh giá di căn
gan, chèn ép gây dãn niệu quản và ứ nước thận.
X quang cắt lớp điện toán (CT scan) và cộng hưởng từ (MRI) vùng bụngchậu: giúp đánh giá bướu và các tính chất của bướu tương tự siêu âm nhưng sẽ cho
những chi tiết chính xác hơn về sự xâm lấn của bướu ra xung quanh, đánh giá tình
trạng hạch sau phúc mạc và tình trạng ổ bụng.
PET/CT giúp đánh giá tình trạng xâm lấn vùng chậu, ổ bụng cũng như lan
tràn toàn thân.
X quang đại tràng cản quang, nội soi đại tràng giúp đánh giá tình trạng xâm
nhiễm đại tràng, trực tràng.
Soi bàng quang.
5.4.2. Xét nghiệm sinh hoá
Một số dấu hiệu sinh học của bướu gia tăng trong ung thư buồng trứng có
thể giúp ích cho định hướng chẩn đoán và theo dõi bệnh.
5



CA-125: tăng trong 80% các ung thư biểu mô buồng trứng loại khơng tiết
nhầy và có thể dùng để theo dõi kết quả điều trị.
HE4: Human epididymis protein 4 (HE4) thường gia tăng trong các ung thư
biểu mô loại dịch trong (90%), dạng nội mạc tử cung (gần 100%), tế bào
sáng (50%). HE4 có độ nhạy cao hơn CA-125 trong phát hiện ung thư
buồng trứng. Cũng giống như CA-125, HE4 chủ yếu được dùng theo dõi
sau điều trị, đặc biệt những bệnh nhân có tăng HE4 trước điều trị. Một số
loại giải phẫu bệnh như loại dịch nhầy hay bướu tế bào mầm rất hiếm khi
tăng HE4, vì thế HE4 không được khuyến cáo dùng để theo dõi các ung thư
buồng trứng loại này.
Xét nghiệm ROMA (Risk of Ovarian Malignancy Algorithm= Nguy cơ ác
tính của ung thư buồng trứng): kết hợp giữa CA-125 và HE4 đánh giá nguy
cơ ung thư buồng trứng giúp tăng độ nhạy cũng như độ đặc hiệu trong chẩn
đốn.
CEA: tăng trong ung thư biểu mơ buồng trứng loại tiết nhầy.
AFP: tăng trong các bướu tế bào mầm, đặc biệt trong bướu xoang nội bì.
Bêta HCG: tăng trong các trường hợp bướu tế bào mầm.
Các xét nghiệm thường quy khác.
5.4.3. Xét nghiệm giải phẫu bệnh
Ung thư buồng trứng ở vị trí khó với tới nên rất nhiều trường hợp chỉ có thể
có kết quả giải phẫu bệnh khi mổ
Mổ bụng thám sát và cắt lạnh.
Nội soi ổ bụng thám sát đánh giá tình trạng ổ bụng và sinh thiết bướu.
Một số trường hợp khác có thể có kết quả giải phẫu bệnh bằng cách: chọc
dò và thử xét nghiệm tế bào học dịch báng và dịch màng phổi, sinh thiết các hạch
ngoại biên khi bướu có di căn hạch ngoại biên, sinh thiết các tổn thương do bướu
xâm lấn ở cổ tử cung, đại tràng trực tràng…
6. ĐIỀU TRỊ

Điều trị chủ yếu là phẫu thuật và hoá trị
6.1. Phẫu thuật: Phẫu thuật là chìa khố của chẩn đốn và điều trị
Phẫu thuật chẩn đốn khi chưa có kết quả giải phẫu bệnh, vào ổ bụng sinh thiết
bướu gởi cắt lạnh để có kết quả xác định. Sau đó phải đánh giá giai đoạn, lấy dịch báng
hay nước rữa ổ bụng tìm tế bào ác tính. Thám sát thật kỹ cơ hoành, gan, túi mật, lách, tuỵ,
đại võng, ruột và hạch sau phúc mạc. Nếu có bất cứ tổn thường nào nghi ngờ đều phải sinh
thiết. Sinh thiết có hệ thống và ngẫu nhiên phúc mạc ở cùng đồ, rãnh bên đại tràng, bàng
quang, mạc treo ruột, hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng.
Phẫu trị tận gốc trong điều trị carcinôm buồng trứng là cắt tử cung toàn phần+ 2
phần phụ+ mạc nối lớn ± nạo hạch cạnh động mạch chủ bụng qua ngả bụng.
Phẫu thuật giảm tổng khối bướu: các trường hợp bướu đã lan tràn (giai đoạn III,IV)
mục đích của phẫu thuật là lấy đi càng nhiều mô bướu càng tốt để giúp các mô thức điều trị
khác đạt hiệu quả tối đa.

6


Phẫu thuật bảo tồn: trong các trường hợp ung thư giai đoạn sớm ở bệnh nhân trẻ
còn nhu cầu sinh con, có thể thực hiện phẫu thuật bảo tồn cắt phần phụ một bên, kèm với
hóa trị giúp có thể bảo tồn buồng trứng còn lại và tử cung để giữ lại khả năng sinh sản.
Phẫu thuật lại: trong các trường hợp ung thư lan tràn phẫu thuật lần đầu không thể
lấy hết bướu hay không thể làm phẫu thuật tận gốc. Bệnh nhân được hóa trị sau mổ. Sau
khi hóa trị hồn tất nếu có thể phẫu thuật lại để cắt đúng mức.
Phẫu thuật có thể được thực hiện qua mổ hở hay nội soi. Hiện tại, phẫu thuật nội
soi đã được chứng minh tương đương với mổ hở trong chẩn đoán và điều trị ung thư buồng
trứng.
6.2. Hoá trị:
Tiên lượng của ung thư buồng trứng được cải thiện rất nhiều nhờ các tiến bộ của hoá
trị.
Hoá trị tân hỗ trợ: những bệnh nhân ung thư buồng trứng có di căn lan tràn hay

những người có nguy cơ phẫu thuật rất cao mới nên được điều trị đầu tiên bằng đa hố trị
phối hợp. Nếu có đáp ứng, sau đó có thể phẫu thuật.
Hố trị hỗ trợ:
Tất cả các ung thư buồng trứng từ giai đoạn IC trở lên đều có chỉ định hố trị hỗ
trợ. Giai đoạn IA, IB có thể cân nhắc hố trị trong trường hợp bướu grad cao.
Đối với ung thư biểu mô buồng trứng, phác đồ thường dùng là các phác đồ dựa trên
Taxane, Cisplatin, Cyclophosphamide, Doxorubicin, Topotecan… cho kết quả đáp ứng cao
và cải thiện rõ rệt tiên lượng. Phác đồ hóa trị tiêu chuẩn hiện nay đối với ung thư biểu mô
buồng trứng là Carboplatin + Paclitaxel. Bevacizumab gần đây được thêm vào các phác đồ
phối hợp giúp gia tăng đáp ứng và cải thiện tiên lượng.
Đối với các trường hợp ung thư tế bào mầm, các phác đồ chủ yếu là phối hợp
Cisplatin, Etoposide, Bleomycin.
Một số trường hợp ung thư giai đoạn trễ, lúc đầu phẫu thuật không cắt được bướu,
sau hố trị có thể cắt được bướu một cách đúng mức và sau phẫu thuật có thể tiếp tục hố
trị cho đến liều tối ưu.
6.3. Xạ trị:
Ít có vai trị trong điều trị ung thư biểu mô buồng trứng do gặp khó khăn về mặt kỹ
thuật thường cần phải điều trị tồn bộ ổ bụng nhưng trong bụng có một số cơ quan khả
năng chịu tia kém: ruột non, gan, thận.
6.4. Các vấn đề đặc biệt:
Điều trị bảo tồn: trong các trường hợp bướu tế bào mầm tỉ lệ bướu 2 bên cùng lúc
thấp (dưới 10%) và hóa trị có kết quả rất tốt nên ở giai đoạn sớm, bệnh nhân trẻ tuổi cịn
muốn sinh đẻ có thể điều trị bảo tồn chỉ cắt 1 bên buồng trứng, sinh thiết buồng trứng đối
bên và sinh thiết mạc nối lớn kèm hóa trị. Các trường hợp này cấn theo dõi sát. Hiện nay,
một số trường hợp ung thư biểu mô giai đoạn rất sớm (IA) cũng có thể cân nhắc chỉ định
điều trị bảo tồn.
Các bướu mô đệm-dây sinh dục tiết kích tố: thường chỉ ở 1 bên buồng trứng và độ
ác tính thấp nên có thể xét chỉ định điều trị bảo tồn trường hợp bệnh nhân trẻ còn muốn
sinh đẻ.
7. TIÊN LƯỢNG

7


Tỉ lệ sống còn 5 năm theo giai đoạn:
Giai đoạn

I: 90-100%.

II: 70-80%

III: 40%

IV: 0-15%.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

Chọn 1 câu ĐÚNG nhất
1. Ung thư buồng trứng
A. Là ung thư phụ khoa thường gặp nhất trên thế giới
B. Có liên quan đến gien BRCA1 và BRCA2
C. Có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa
D. Rất hiếm gặp ở tuổi chưa dậy thì.
2. Yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng
A. Dùng thuốc ngừa thai kéo dài tăng nguy cơ ung thư buồng trứng
B. Phụ nữ vô sinh, không lập gia đình có tăng nguy cơ ung thư buồng trứng
C. Quan hệ tình dục với nhiều người tăng nguy cơ ung thư buồng trứng
D. Nhiễm HPV các típ nguy cơ cao làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng
3. Hội chứng ung thư buồng trứng gia đình
A. Di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính
B. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
C. Tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng lên trên 400 lần

D. 80% những người có hội chứng này sẽ bị ung thư buồng trứng
4. Bệnh học của ung thư buồng trứng
A. Thường gặp ung thư ở cả 2 buồng trứng cùng lúc
B. Ung thư dạng đặc thường gặp hơn dạng bọc
C. Ung thư xuất phát từ lớp biểu mô buồng trứng thường gặp nhất
D. Bướu tế bào mầm thường gây triệu chứng rối loạn nội tiết
5. Diễn tiến của ung thư buồng trứng
A. Xâm lấn đại tràng sigma thường gặp
B. Gieo rắc trong khoang phúc mạc rất thường gặp
C. Hạch thường bị di căn nhất là hạch chậu
D. Vị trí di căn xa thường gặp nhất là xương
6. Triệu chứng lâm sàng của ung thư buồng trứng
A. Báng bụng là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn sớm
B. Nam hóa gợi ý bướu của tế bào mầm
C. Triệu chứng do bướu chèn ép trực tràng thường gặp
D. Hạch trên đòn cho thấy ung thư di căn xa
8


7. Phương tiện nào sau đây thường được dùng nhất trong chẩn đoán ung thư buồng trứng
A. Chụp X quang cắt lớp điện toán bụng chậu
B. Siêu âm bụng chậu
C. Chụp cộng hưởng từ bụng chậu
D. Sinh thiết bướu buồng trứng qua nội soi ổ bụng
8. Chẩn đoán ung thư buồng trứng
A. Chỉ có thể có giải phẫu bệnh xác định ung thư sau khi mổ
B. Cắt lạnh giúp có được giải phẫu bệnh trong lúc mổ
C. Đa số các trường hợp có giải phẫu bệnh trước mổ bằng sinh thiết bướu qua ngả âm
đạo
D. Dịch báng có tế bào ác tính khơng giúp xác định tính chất lành ác của ung thư

buồng trứng
9. Điều trị ung thư buồng trứng
A. Phẫu thuật là chìa khóa của chẩn đốn và điều trị
B. Bơm thuốc hóa trị vào ổ bụng rất hiệu quả và thường được dùng
C. Xạ trị ít có vai trị do bướu khơng nhạy tia xạ
D. Điều trị bảo tồn là dùng nội tiết thay thế sau khi cắt 2 buồng trứng
E. Tất cả các câu trên đều đúng.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×