Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

TẬP HUẤN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.97 KB, 26 trang )

1
TẬP HUẤN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
3
Giới thiệu tài liệu
-
Tài liệu này được Dự án Việt- Bỉ tổ chức biên soạn
với sự hợp tác tích cực của các chuyên gia Quốc tế
và chuyên gia giáo dục trong nước.
-
Nội dung của tài liệu đã và đang được nghiên cứu, triển khai
thực hiện có kết quả tại các nước trong khu vực và Quốc tế
như: Trung Quốc, Singapo, Hồng Kông, Thái Lan…
-
NCKHSPUD nhắm giúp cho CBQL, GV hiểu rõ hơn về khái
niệm, ý nghĩa, quy trình, phương pháp nghiên cứu đã được
chuẩn hóa quốc tế.
-
Thông qua NCKHSPUD, giáo viên và CBQL được nâng cao về
năng lực chuyên môn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những
bài học hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế,
góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã
hội trong thời kì hội nhập quốc tế.
4
Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, chu trình,
khung nghiên cứu và các phương


pháp của nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) .
- Biết quy trình thực hiện đề tài
NCKHSPƯD trong dạy học.

5
Mục tiêu
Kỹ năng:
- Áp dụng quy trình NCKHSPƯD: xác định đề
tài, lựa chọn thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ
liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả và lập
kế hoạch NCKHSPƯD;
- Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động tập
huấn cho giáo viên trong nhà trường.
- Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá
được đề tài NCKHSPƯD của giáo viên THCS.
6
Mục tiêu
Thái độ:
- Có ý thức tích cực tham gia thực
hiện các hoạt động.
- Có ý thức áp dụng và khuyến
khích, tạo điều kiện cho giáo viên
THCS áp dụng NCKHSPƯD vào
nghiên cứu nhằm cải thiện chất
lượng dạy học.
7
NỘI DUNG

A. Giới thiệu về NCKHSPƯD


B. Cách tiến hành NCKHSPƯD

C. Lập kế hoạch NCKHSPƯD

D. Đánh giá đề tài NCKHSPƯD
Phương pháp tập huấn

Nêu và giải quyết vấn đề

Động não

Sơ đồ tư duy

Thảo luận

Thực hành
9
A. Giới thiệu về NCKHSPƯD
A1. Tìm hiểu về NCKHSPƯD

NCKHSPƯD là gì?

Vì sao cần NCKHSPƯD?

Chu trình NCKHSPƯD.

Khung NCKHSPƯD.
A2. Phương pháp NCKHSPƯD
10


A1. Tìm hiểu về:
Nghiên cứu khoa học
Sư phạm ứng dụng
NCKH SPUD
11
Nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng là gì ?
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(NCKHSPUD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo
dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư
phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó.
Tác động hoặc can thiệp đó có thể là sử dụng PPDH,
sách giáo khoa, phương pháp quản lí, chính sách mới
… của GV, CBQLGD.
Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPUD là: Tác động và
Nghiên cứu.
12
Nghiên cứu KHSPUD Là gì ?

Thực hiện những
giải pháp thay thế
nhằm cải thiện
hiện trạng trong
dạy học/QLGD.

Vận dụng tư duy
sáng tạo

So sánh kết quả

của hiện trạng
với kết quả sau
khi thực hiện
giải pháp thay
thế bằng việc
tuân theo quy
trình nghiên cứu
thích hợp.

Vận dụng tư duy
phê phán
TÁC ĐỘNG + NGHIÊN CỨU
13
Vì sao cần NCKHSPUD ?

Phát triển tư duy của GV/CBQLGD một
cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn
đề.

Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề
và đưa ra quyết định về chuyên môn một
cách chính xác.

Khuyến khích GV/CBQLGD nhìn lại quá
trình và tự đánh giá.
14
Vì sao? (tiếp theo)

Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý
giáo dục (lớp học, trường học).


Tăng cường khả năng phát triển chuyên
môn và nghiệp vụ của GV/CBQLGD, tiếp nhận
các chương trình, phương pháp dạy học
mới
một cách sáng tạo, có sự phê phán với thái độ
tích cực.
15
Chu trình NCKHSPUD
Suy nghĩ
Kiểm
chứng
Thử
nghiệm
. Chu trình NCKHSPƯD bao
gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệm
và Kiểm chứng.
. Suy nghĩ: Phát hiện vấn đề
và đề xuất giải pháp thay thế.
. Thử nghiệm: Thử nghiệm
giải pháp thay thế trong lớp
học/ trường học/….
. Kiểm chứng: Tìm xem giải
pháp thay thế đó có hiệu quả
hay không.
16
NCKHSPƯD là một chu trình liên tục tiến
triển, không ngừng và dường như không
có kết thúc
Kết thúc một NCKHSPƯD này

Là khởi đầu một NCKHSPƯD mới.
Luôn luôn có cơ hội cải thiện!
Luôn tìm ra câu trả lời mới cho vấn đề cũ
Suy nghĩ
Kiểm
chứng
Thử
nghiệm
Suy nghĩ
Kiểm
chứng
Thử
nghiệm
17
* Khung NCKH
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
4. Thiết kế
5. Đo lường
6. Phân tích
7. Kết quả
18
Khung NCKHSPƯD
1. Hiện trạng Phát hiện những hạn chế của hiện trạng trong
dạy học, quản lý GD và các hoạt động khác
của trường học/ lĩnh vực GD ở địa phương.
Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế.
Lựa chọn một nguyên nhân để tác động.
2. Giải pháp

thay thế
Suy nghĩ tìm các giải pháp thay thế để cải
thiện hiện trạng.
-Tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được
triển khai thành công.
-
Lựa chọn giải pháp phù hợp
- Đề xuất giải pháp thay thế
19
Khung NCKHSPƯD
3. Vấn đề
nghiên
cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
- Nêu câu hỏi nghiên cứu
- Nêu các giả thuyết nghiên cứu.
4.Thiết kế
Lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập
dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết
kế bao gồm việc xây dựng nội dung
tác động (tài liệu thực nghiệm), xác
định nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng, quy mô nhóm và thời gian thu
thập dữ liệu.
20
Khung NCKHSPƯD
5. Đo lường
Xây dựng công cụ đo lường và
thu thập dữ liệu theo thiết kế
nghiên cứu.( các dữ liệu thô: kết

quả kiểm tra, kq phiếu hỏi, kq
phiếu quan sát…)
6. Phân tích
Sử dụng thống kê để phân tích
các dữ liệu thô thu thập được
và giải thích để trả lời các câu
hỏi nghiên cứu: Mô tả dữ liệu,
so sánh dữ liệu và liên hệ dữ
liệu
21
Khung NCKHSPƯD
7.Kết quả
Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu, khẳng định giả
thuyết nghiên cứu: Đưa ra các
kết luận và khuyến nghị.
Khung NCKHSPUD ngày là cơ sở lập Kế hoạch nghiên cứu.
Áp dụng theo khung NCKHSPUD, trong quá trình triển
khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía
cạnh quan trọng của nghiên cứu.
22
A2. Phương pháp NCKHSPƯD
Phương pháp
NCKHSPƯD
NCKHSPƯD
NC định lượng
NC định tính
23
Phương pháp NCKHSPƯD
Một số

lợi ích
của NC
định lượng
Kết quả nghiên cứu định lượng có thể giúp
nguời đọc hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu.
Giúp GV/CBQLGD có cơ hội được đào tạo một
cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề,
phân tích và đánh giá - nền tảng quan trọng khi
tiến hành nghiên cứu định tính.
Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc
tế - như một ngôn ngữ thứ hai - làm cho kết
quả NC được công bố trở nên dễ hiểu
24
Câu hỏi thảo luận

Anh (chị) hãy suy nghĩ và nêu một số
vấn đề hạn chế, bất cập trong dạy học,
giáo dục ở trường THCS có thể áp dụng
NCKHSPƯD để thay đổi hiện trạng?

Anh (chị) nhận thấy NCKHSPƯD có gì
khác biệt so với hoạt động nghiên cứu
(SKKN) trong lĩnh vực giáo dục mà anh
(chị) đã thực hiện từ trước đến nay?
25
Tìm hiểu hiện trạng (suy ngẫm về tình hình hiện tại)

Nhìn lại các vấn đề trong dạy học, giáo dục, /QLGD:
-
HS hay nghỉ học,

-
HS thụ động không tích cực, HS chưa hiểu bài,
-
HS chưa tích cực sáng tạo,
-
HS chưa tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học,
-
HS chưa thực hiện tốt bài tập có nội dung thực tế,
-
HS chưa có kĩ năng tiến hành thí nghiệm nghiên cứu,
-
GV không áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực,
-
Vấn đề bạo lực học đường,
-
Vấn đề về giới tính, học sinh yêu nhau.
-
Về uy tín, danh dự, phẩm chất nhà giáo…
25

×