Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ) Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Đổi Mới Sáng Tạo Quy Trình - Nghiên Cứu Trong Các Doanh Nghiệp Phát Điện Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

VŨ HỒNG TUẤN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO QUY TRÌNH - NGHIÊN CỨU TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP PHÁT ĐIỆN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

VŨ HỒNG TUẤN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO QUY TRÌNH - NGHIÊN CỨU TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP PHÁT ĐIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:


1. TS. Nguyễn Quốc Duy
2. PGS.TS. Lê Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2020

Nghiên cứu sinh

Vũ Hồng Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa
học, TS. Nguyễn Quốc Duy, Trưởng bộ môn Marketing và Quản lý vận hành, Viện
Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân và PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch
Hội đồng trường, Trưởng Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Điện lực đã tận tình

hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian làm luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Trần Thị Vân Hoa, Phó hiệu trưởng Đại học
Kinh tế Quốc dân, GS.TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Châu Á Thái Bình
Dương, PGS.TS. Phan Thị Thục Anh, Viện Phó Viện Đào tạo Quốc tế, TS. Trần Thị
Hồng Việt, Viện QTKD, PGS.TS. Lê Hiếu Học, Phó hiệu trưởng Trường Đại học
Phenikaa, PSG.TS. Phạm Thị Thu Hà, Viện Kinh tế và Quản lý Đại học Bách Khoa
Hà Nội, đã đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đang công tác tại Viện Quản trị kinh
doanh, Viện Sau đại học Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ
tơi hồn thiện thủ tục và quy trình trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công
ty Mua bán Điện, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực, các công
ty phát điện đã tạo điều kiện, hỗ trợ tơi trong q trình tìm hiểu, phỏng vấn, điều tra
khảo sát.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế và quản lý
trường Đại học Điện lực đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tơi hồn thành khóa học.
Cuối cùng, cho tơi được gửi lời tri ân sâu sắc đến những người thân u trong gia
đình đã ln kề cận, giúp đỡ, động viên và là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!

NCS. Vũ Hồng Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU .........................................1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................6
1.4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .........................................7
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7
1.4.2 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................9
1.5 Những đóng góp mới của Luận án .....................................................................9
1.6 Kết cấu của luận án .............................................................................................9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................12
2.1 Khái niệm đổi mới sáng tạo ..............................................................................12
2.2. Đổi mới sáng tạo quy trình ..............................................................................15
2.3 Các thước đo đổi mới sáng tạo quy trình ........................................................16
2.4 Đặc điểm của ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam .18
2.4.1 Nguyên lý vận hành nhà máy phát điện .......................................................18
2.4.2 Đặc điểm ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp phát điện.....................22
2.5 Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo quy trình ...................................26
2.6 Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................36
2.7 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .........................................................40
2.7.1 Lý thuyết lãnh đạo cấp cao ...........................................................................40
2.7.2 Lý thuyết tri thức tổ chức .............................................................................43
2.7.3 Lý thuyết học hỏi tổ chức .............................................................................46
2.8 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .........................................48
2.8.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................48
2.8.2 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................60

3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................60
3.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi và các thang đo ................................................62


iv

3.2.1 Quy trình xây dựng bảng hỏi ........................................................................62
3.2.2 Các thang đo của các biến được sử dụng trong luận án ...............................63
3.3 Mẫu nghiên cứu .................................................................................................70
3.3.1 Tổng thể mẫu nghiên cứu .............................................................................70
3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu ...................................................................................70
3.4 Nghiên cứu định tính .........................................................................................71
3.4.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính ...............................................................71
3.4.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu ........................................................72
3.4.3 Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................75
3.4.4 Diễn đạt và mã hóa thang đo ........................................................................80
3.5 Nghiên cứu định lượng ......................................................................................84
3.5.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ......................................................................84
3.5.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ..............................................................91
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................94
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUY TRÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHÁT
ĐIỆN VIỆT NAM ........................................................................................................95
4.1 Bối cảnh nghiên cứu ..........................................................................................95
4.2 Đánh giá thang đo ..............................................................................................99
4.2.1 Kiểm định chất lượng thang đo cho các nhân tố tạo thành ..........................99
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định ........................................................100
4.3 Phân tích thống kê mơ tả ................................................................................100
4.3.1 Kiểm tra phân phối chuẩn: .........................................................................100
4.3.2 Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu ...........................................................100

4.3.3 Thực trạng về đánh giá của doanh nghiệp phát điện về ĐMST quy trình và
các nhân tố trong mơ hình ...................................................................................102
4.4 Kiểm định hệ số tương quan...........................................................................111
4.5 Kết quả phân tích bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết 111
4.5.1 Kết quả phân tích bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết
nghiên cứu ...........................................................................................................112
4.5.2 Kết quả kiểm định bootstrap ......................................................................114
4.5.3 Đánh giá tác động của các nhân tố tới ĐMST quy trình ............................115
4.6 Kiểm định sự khác biệt của các biến kiểm sốt tới ĐMST quy trình.........117
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................118
CHƯƠNG 5. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ...119
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính .................................................................120


v

5.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu ....................................................................120
5.2.1 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa lãnh đạo nghiệp chủ và
Năng lực hấp thụ .................................................................................................121
5.2.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa lãnh đạo nghiệp chủ và
Vốn nhân lực .......................................................................................................122
5.2.3 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa lãnh đạo nghiệp chủ và
Vốn quan hệ .........................................................................................................123
5.2.4 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa Năng lực hấp thụ và ĐMST
quy trình ...............................................................................................................124
5.2.5 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa Vốn quan hệ và ĐMST
quy trình và kết quả kinh doanh ..........................................................................124
5.2.6 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa Vốn nhân lực và kết quả
kinh doanh ...........................................................................................................125
5.2.7 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐMST quy trình và kết

quả kinh doanh ....................................................................................................126
5.2.8 Bình luận về kết quả giả thuyết nghiên cứu không được chấp nhận ..........126
5.3 Những đóng góp mới của luận án ..................................................................130
5.4 Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp.130
5.4.1 Khuyến nghị đối với các nhà quản lý doanh nghiệp ..................................131
5.4.2 Khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách .................................132
5.5 Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ........133
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................134
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................139
PHỤ LỤC ...................................................................................................................153


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1

CEO

:

Giám đốc điều hành

2

CFA


:

Phân tích nhân tố khẳng định

3

ĐMST

:

Đổi mới sáng tạo

4

EFA

:

Phân tích nhân tố khám phá

5

EVN

:

Tập đồn Điện lưc Việt Nam

6


KHCN

:

Khoa học – Cơng nghệ

7

MW

:

Mê- ga - oát

8

OECD

:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

9

R&D

:

Nghiên cứu và phát triển


10 SEM

:

Mơ hình cấu trúc tuyến tính


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các định nghĩa về đổi mới sáng tạo ...............................................................13
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu về ĐMST quy trình .................................................31
Bảng 2.3 Định nghĩa về lãnh đạo nghiệp chủ................................................................42
Bảng 2.4 Các định nghĩa về vốn trí tuệ .........................................................................44
Bảng 3.1: Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................62
Bảng 3.2 Thang đo “Lãnh đạo nghiệp chủ” ..................................................................64
Bảng 3.3 Thang đo “Vốn nhân lực” ..............................................................................65
Bảng 3.4 Thang đo “Vốn quan hệ” ...............................................................................65
Bảng 3.5 Thang đo Năng lực hấp thụ ............................................................................66
Bảng 3.6 Thang đo Đổi mới sáng tạo quy trình ............................................................68
Bảng 3.7 Thang đo Kết quả kinh doanh ........................................................................69
Bảng 3.8 Đặc điểm của đối tượng tham gia phỏng vấn sâu ..........................................72
Bảng 3.9 Những yếu tố tác động đến ĐMST quy trình ................................................75
Bảng 3.10 Bảng mã hóa thang đo ..................................................................................80
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến độc lập đơn hướng (n=73) ...............86
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến độc lập đa hướng (n=73) .................88
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến trung gian (n=73).............................90
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc (n=73) .............................91

Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu doanh nghiệp nghiên cứu .....................................................101
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá về nhân tố “ĐMST quy trình” .........................................103
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá về nhân tố “Lãnh đạo nghiệp chủ” ..................................104
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá về nhân tố “Vốn nhân lực” ..............................................105
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá về nhân tố “Vốn quan hệ” ................................................106
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá về nhân tố “Năng lực hấp thụ” ........................................107
Bảng 4.7 Kết quả đánh giá về nhân tố “Kết quả kinh doanh” .....................................110
Bảng 4.8 Kết quả phân tích hệ số tương quan .............................................................111
Bảng 4.9 Hệ số hồi quy của các mối quan hệ trong mơ hình ......................................113
Bảng 4.10 Kết quả ước lượng bằng bootstrap với cỡ mẫu 1000 .................................115
Bảng 4.11 Tác động của các nhân tố tới ĐMST quy trình ..........................................116
Bảng 4.12 Hệ số hồi quy của các mối quan hệ trong mơ hình có biến kiểm sốt .......118
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................120


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ biến đổi năng lượng ở nhà máy nhiệt điện ...........................................18
Hình 2.2 Sơ đồ biến đổi năng lượng ở nhà máy thủy điện ...........................................20
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của luận án ....................................................................49
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................60
Hình 4.1 Kết quả phân tích SEM.................................................................................112
Hình 4.2 Kết quả phân tích SEM có biến kiểm soát ...................................................117


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Khái niệm “Đổi mới sáng tạo” (trong tiếng Anh là innovation), viết tắt là ĐMST,
xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20, sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai,
ngày nay đã trở thành cụm từ phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam, được xem
là yếu tố quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Ancona và Caldwell (1987) cho rằng trong môi trường kinh doanh không ngừng
biến đổi như hiện nay, ĐMST là yếu tố rất quan trọng giúp các doanh nghiệp tồn tại,
phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh. Thậm chí, Baldwin (1995) cho rằng ĐMST là
yếu tố quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được
kết quả tốt hơn đối thủ cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó tạo ra được sự khác biệt về chất
lượng hoặc giá cả hoặc cả hai yếu tố trên.
Trong những thập kỷ qua, ĐMST đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn. Một số trường đại học đã đưa ĐMST trở
thành một mơn học bắt buộc trong chương trình đào tạo.
Tại các nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn
Quốc,…ĐMST đã được triển khai, áp dụng triệt để tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp,
mang lại sự thành cơng vượt trội ở nhiều tập đồn đa quốc gia, khiến họ trở thành các
công ty sáng tạo hàng đầu như Apple, Amazon, Microsoft, Facebook, Tesla, Mercedes,
Honda, Toyota, Mazda, Sony, Samsung, LG,… với việc tạo ra các sản phẩm dẫn đầu thị
trường, trở thành những chuẩn mực trong ngành.
Còn tại Việt Nam, trong những năm trước đây, các doanh nghiệp tăng trưởng dựa
vào nhân công giá rẻ, lực lượng lao động dồi dào, cần cù, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng. Tuy nhiên, sau hàng thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã
phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình. Để tiếp tục tăng trưởng, trong điều
kiện giá nhân công ngày càng tăng, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt; chi phí
khai thác ngày càng tăng, nhu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngày càng
tăng, các doanh nghiệp coi ĐMST là động lực chính để phát triển nhằm sản xuất ra các
sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học công nghệ cao, có tính
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngày nay, khi nghiên cứu về ĐMST, các nhà nghiên cứu thường dựa trên cơ sở

lý thuyết để xem xét các nhân tố và mối quan hệ với ĐMST. Các nhà nghiên cứu đã sử
dụng nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau để nghiên cứu về ĐMST. Mỗi lý thuyết có một
đóng góp nhất định, giúp làm rõ hơn bản chất của mối quan hệ giữa ĐMST và các yếu


2
tố khác trong doanh nghiệp (Phan, 2017). Trên cơ sở tổng quan hệ thống các bài báo
nghiên cứu về ĐMST đã công bố từ những năm 1980, Crossan and Apaydin (2010) tổng
hợp các lý thuyết đã được các nhà nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho
thấy, đa số các nghiên cứu thực nghiệm về ĐMST ở cấp độ doanh nghiệp còn chưa rõ
lý thuyết nào đã được áp dụng khi xem xét các mối quan hệ. Chỉ có một số ít nghiên cứu
là dựa trên một nền tảng lý thuyết. Theo đó, lý thuyết học hỏi (Learning theory) và lý
thuyết quản trị tri thức (Knowledge management theory) được các nhà nghiên cứu sử
dụng nhiều nhất, tiếp theo là lý thuyết về quan hệ mạng lưới (Network theory), lý thuyết
kinh tế và tiến hóa (Economy theory), lý thuyết thể chế (Institutional theory), lý thuyết
quản trị dựa trên nguồn lực (Resource-based view) và lý thuyết thích ứng (Adaptation
theory),....
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về ĐMST quy trình, tác giả nhận thấy đa
số các nghiên cứu còn chưa rõ lý thuyết nào đã được áp dụng khi xem xét các nhân tố
và mối quan hệ với ĐMST quy trình, điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu
của (Crossan và Apaydin, 2010) khi tổng hợp các lý thuyết đã được các nhà nghiên cứu
sử dụng trong nghiên cứu về ĐMST nói chung. Chỉ có một số nghiên cứu như nghiên
cứu của Li và cộng sự (2007), Hilmanvà Kaliappen (2014) và Phan Thị Thục Anh (2015)
là dựa trên nền tảng lý thuyết. Các lý thuyết được các nhà nghiên cứu áp dụng là lý
thuyết quản trị dựa trên nguồn lực (được cụ thể hóa là nguồn lực con người và nguồn
lực tài chính), lý thuyết quản trị dựa trên hành vi (được cụ thể hóa là hành vi chú trọng
khách hàng; sự ủng hộ của nhà lãnh đạo,..) và lý thuyết quản trị chiến lược (được cụ thể
hóa là chiến lược dẫn đầu, chiến lược đầu tư vào đổi mới,..) như tổng kết trong bảng 2.2.
Các nhân tố thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là tri thức, nhân tố lãnh
đạo, đầu tư cho R&D, chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược đầu tư cho đổi mới,

năng lực hấp thụ, nguồn lực tài chính,... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa hoặc chưa
thực sự quan tâm đến cơ sở lý thuyết khi xem xét các nhân tố và mối quan hệ đến ĐMST
quy trình.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về ĐMST liên quan chặt chẽ với một số lý
thuyết như lý thuyết về lãnh đạo cấp cao (Hambrick và Mason, 1984; Ireland và cộng sự,
2003), lý thuyết về tri thức tổ chức (Grant, 1996; Nahapiet và Ghoshal, 1998; Subramaniam
và Youndt, 2005; Nguyen và cộng sự, 2016; Nguyễn và Vũ, 2013); và lý thuyết học hỏi tổ
chức (Zahra và George, 2002; Cohen và Levinthal, 1990; March, 1991).
Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao (Upper echelons theory) cho rằng kết quả của tổ
chức phụ thuộc vào đặc điểm và hành vi của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Các nhà lãnh đạo
cấp cao có sự ảnh hưởng đến ĐMST và kết quả kinh doanh thông qua việc phân bổ


3
nguồn lực, tạo ra hệ thống các chính sách và cơ chế trong doanh nghiệp. Các nghiên cứu
về ĐMST dựa trên lý thuyết lãnh đạo cấp cao đã đề cập đến nhiều phong cách lãnh đạo
khác nhau (lãnh đạo giao dịch, lãnh đạo chuyển đổi, lãnh đạo tham gia,....). Từ đầu thế
kỷ 21, nghiên cứu về lãnh đạo tập trung vào phong cách lãnh đạo mới là phong cách
lãnh đạo nghiệp chủ (Entrepreneurial leadership) (Mishra và Misra, 2017). Lãnh đạo
nghiệp chủ ngồi địi hỏi niềm đam mê, tầm nhìn, sự tập trung và khả năng truyền cảm
hứng cho người khác thì người lãnh đạo cịn phải có tư duy và kỹ năng giúp xác định,
phát triển và nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới (Thornberry, 2006). Phong cách lãnh
đạo nghiệp chủ thể hiện qua sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có tầm nhìn dài hạn thay vì
tập trung vào kết quả đạt được trong ngắn hạn nên họ sẵn sàng đầu tư các nguồn lực vào
các hoạt động ĐMST, sự đam mê công việc giúp lãnh đạo nghiệp chủ luôn đi đầu trong
việc khám phá và nhận biết được giá trị của thông tin mới, khai thác được các cơ hội thị
trường trước các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, lãnh đạo nghiệp chủ là những người sáng
tạo và có khả năng đổi mới (Ranjan, 2018). Nghiên cứu của Zmud (1984), Phan (2015)
cho thấy, thái độ tích cực, sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cấp cao có ý nghĩa rất lớn đối với
thành cơng ĐMST quy trình. Hiện nay, còn thiếu vắng nghiên cứu về mối quan hệ giữa

“phong cách lãnh đạo nghiệp chủ” và ĐMST nói chung và ĐMST quy trình nói riêng,
đặc biệt trong các nền kinh tế chuyển đổi, đang phát triển như Việt Nam. Do vậy, việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa “phong cách lãnh đạo nghiệp chủ” và ĐMST quy trình có
thể là một thách thức mới, một phương pháp mới để giải quyết những vấn đề tồn tại.
Lý thuyết tri thức tổ chức (A Knowledge-based Theory of the Firm) cho rằng tri
thức tổ chức là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp và tiềm năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Tri thức
được coi là nguồn lực chiến lược của doanh nghiệp và đang thu hút được sự chú ý đặc
biệt của cộng đồng nghiên cứu trong thời gian gần đây. Tri thức đang ngày càng đóng
vai trị quan trọng đối với ĐMST của tổ chức (Grant, 1996; Subramaniam và Youndt,
2005). Vốn trí tuệ là tổng hợp các tài sản tri thức của một tổ chức và có đóng góp quan trọng
nhất vào cải thiện vị trí cạnh tranh của tổ chức thông qua việc tạo ra giá trị cho các chủ thể
quan trọng xác định (Marr và Schiuma, 2001). Các nghiên cứu về ĐMST dựa trên lý thuyết
tri thức tổ chức trong những năm gần đây cho thấy Vốn trí tuệ là một trong những nhân tố
quan trọng tác động đến ĐMST và kết quả kinh doanh (Subramaniam và Youndt, 2005;
Delgado-Verde và cộng sự, 2016). Teece (2007) cho rằng vốn trí tuệ là nền tảng của năng
lực dài hạn của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp không ngừng xác định cơ hội, nắm
bắt cơ hội, và tái cấu trúc lại các nguồn lực và năng lực để tạo ra ĐMST. Một số nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy Vốn trí tuệ có tác động tích cực đến ĐMST (Subramaniam và Youndt,


4
2005; Delgado-Verde và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, còn thiếu vắng nghiên cứu về mối
quan hệ giữa “Vốn trí tuệ” và ĐMST quy trình. Trong nghiên cứu này, lý thuyết tri thức
tổ chức được cụ thể hóa là “vốn trí tuệ”.
Lý thuyết học hỏi tổ chức (Organizational learning theory) cho rằng khả năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức mà doanh nghiệp thu nhận và xử lý
thông tin. Để ĐMST thành công, một tổ chức cần sở hữu tri thức từ nhiều lĩnh vực khác
nhau thông qua việc tiếp thu thông tin từ các nguồn nội bộ và các nguồn bên ngồi có
sẵn. ĐMST dựa trên việc áp dụng tri thức mới và việc áp dụng tri thức mới dẫn đến thay

đổi và ĐMST (Murovec và Prodan, 2009). Nghiên cứu của Cohen và Levinthal (1990)
cho thấy thực tế là hầu hết ĐMST là kết quả của việc áp dụng tri thức thay vì tổ chức tự
phát minh ra, điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của kiến thức bên ngoài.
Cheesbrough (2003) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận và khai thác các nguồn
tri thức bên ngoài là một chiến lược hữu hiệu để tiến hành ĐMST trong mơ hình đổi mới
sáng tạo mở. Học hỏi tổ chức cho phép phát triển, tiếp thu, chuyển đổi và khai thác tri
thức mới, thơng qua đó giúp phát triển vốn trí tuệ của tổ chức. Các nghiên cứu về ĐMST
dựa trên lý thuyết học hỏi tổ chức trong những năm gần đây cho thấy “Năng lực hấp
thụ” (Absorptive capacity) là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến ĐMST
quy trình (Murovec và Prodan, 2009). Năng lực hấp thụ là khả năng của một công ty
nhận ra giá trị của thông tin mới để thu nhận, nội hóa (assimilation), chuyển đổi và áp
dụng (Zahra và George (2002). Năng lực hấp thụ thể hiện mối liên kết giữa năng lực nội
bộ của tổ chức với thông tin và cơ hội bên ngoài để thực hiện ĐMST. Nghiên cứu của
Murovec và Prodan (2009) cho thấy năng lực hấp thụ ảnh hưởng tích cực đến ĐMST
quy trình. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, năng lực hấp thụ mới chỉ được thể hiện ở
khía cạnh “tiếp thu” tri thức thơng qua nguồn thơng tin thu thập được từ 7 nhóm đối
tượng bên ngoài, “năng lực hấp thụ” chưa được xem xét đầy đủ các q trình tiếp thu,
nội hóa, chuyển đổi và áp dụng tri thức từ bên ngoài. Với những lập luận trên, trong
nghiên cứu này, lý thuyết học hỏi tổ chức được cụ thể hóa là “năng lực hấp thụ”.
Các nghiên cứu trước về ĐMST quy trình chưa hoặc chưa thực sự quan tâm đến
3 lý thuyết quan trọng là lý thuyết về lãnh đạo cấp cao (được cụ thể hóa là phong cách
lãnh đạo nghiệp chủ), lý thuyết về tri thức tổ chức (được cụ thể hóa là vốn trí tuệ) và lý
thuyết học hỏi tổ chức (được cụ thể hóa là năng lực hấp thụ) trong việc xem xét các nhân
tố và mối quan hệ với ĐMST quy trình.
Bên cạnh đó, mặc dù giữ vị trí trung tâm trong các lý thuyết chính về ĐMST
nhưng có rất ít nghiên cứu về ĐMST qui trình (Reichstein và Salter, 2006; Becheikh và
cộng sự, 2006). Còn tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay mới chỉ có


5

nghiên cứu của Phan (2015) về ĐMST quy trình tại một doanh nghiệp phần mềm, do
vậy khó có thể khái qt hóa cho mọi tình huống, cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực
nghiệm ở các doanh nghiệp khác, trong những bối cảnh khác.
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, điện năng là một trong những nguồn
năng lượng có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của quốc gia, một trong những
nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và là yếu tố đầu vào không thể thiếu
của các ngành kinh tế. Ngành điện được ưu tiên phát triển trước để tạo tiền đề cho các
ngành khác phát triển. Tuy nhiên, ngành phát điện hiện nay đang đối diện với những
thách thức như máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, hiệu suất thấp, nguyên liệu sản xuất
ngày càng cạn kiệt, giá cả ngày càng cao, phát thải khí thải độc hại ra môi trường, gây
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân,... Hiện nay, các doanh
nghiệp phát điện mới chỉ làm chủ công nghệ ở khâu vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết
bị, chưa đủ khả năng nghiên cứu, chế tạo ra máy móc thiết bị và cơng nghệ mới. Do vậy,
tồn bộ máy móc, thiết bị, cơng nghệ phải mua từ nước ngoài. Trong những năm qua,
kết quả đạt được của các doanh nghiệp khi thực hiện ĐMST quy trình vẫn cịn khiêm
tốn do họ chưa tập trung vào những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ĐMST quy trình
và kết quản kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần có một mơ hình chỉ
dẫn đáng tin cậy giúp họ tập trung nỗ lực ĐMST vào một số ít các nhân tố quan trọng,
có thể kiểm sốt tốt nhằm mang lại hiệu quả cao.
Chính vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này là phát triển mơ hình lý thuyết
dựa trên lý thuyết lãnh đạo cấp cao (được cụ thể hóa là lãnh đạo nghiệp chủ), lý thuyết
tri thức tổ chức (được cụ thể hóa là vốn trí tuệ) và lý thuyết học học tổ chức (được cụ
thể hóa là năng lực hấp thụ) tác động đến ĐMST quy trình và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp phát điện.
Với những phân tích trên, tác giả lựa chọn “Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi
mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam”
làm hướng nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động của phong cách lãnh đạo nghiệp chủ,

vốn trí tuệ và năng lực hấp thụ đến ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp phát điện
Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:


6
+ Tổng quan cơ sở lý thuyết về ĐMST quy trình, trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn
lý thuyết lãnh đạo cấp cao (Upper Echelons Theory), lý thuyết tri thức tổ chức
(a Knowledge-based Theory of the Firm) và lý thuyết học hỏi tổ chức (Organizational
Learning Theory). Đánh giá sự phù hợp của ba lý thuyết này với nghiên cứu ĐMST quy
trình trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam. Dựa trên 3 lý thuyết nêu trên, luận án
tổng kết cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố “lãnh đạo nghiệp chủ” (lý thuyết
lãnh đạo cấp cao), “vốn trí tuệ” (lý thuyết tri thức tổ chức), và “năng lực hấp thụ” (lý
thuyết học hỏi tổ chức) để nghiên cứu về ĐMST quy trình.
+ Xây dựng mơ hình nghiên cứu mới dựa trên lý thuyết lãnh đạo cấp cao, lý
thuyết tri thức tổ chức và lý thuyết học hỏi tổ chức; đề xuất các giả thuyết nghiên cứu
về ĐMST quy trình, kết quả kinh doanh.
+ Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu thu
thập được thông qua cuộc khảo sát tại các doanh nghiệp phát điện Việt Nam.
+ Qua kết quả nghiên cứu thu được, luận án bình luận về kết quả nghiên cứu,
bình luận về đóng góp mới, đề xuất một số gợi ý nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST quy
trình trong các doanh nghiệp, đưa ra các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu
tiếp theo.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về ĐMST quy trình trong doanh
nghiệp phát điện; ảnh hưởng của lãnh đạo nghiệp chủ tới ĐMST quy trình, kết quả kinh
doanh; ảnh hưởng của vốn trí tuệ đến ĐMST quy trình, kết quả kinh doanh; ảnh hưởng
của năng lực hấp thụ đến ĐMST quy trình, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
phát điện Việt Nam.

- Đối tượng khảo sát: Thành viên Ban giám đốc, trưởng/phó phịng kỹ thuật,
quản đốc/phó quản đốc phân xưởng sản xuất. Họ là những người tham gia trực tiếp vào
hoạt động ĐMST quy trình của doanh nghiệp, nên các câu trả lời của họ là đáng tin cậy.
Bảng câu hỏi có thể được trả lời bởi một thành viên trong công ty (giám đốc/phó giám
đốc) người có đủ thơng tin để trả lời tất cả các phần của bảng hỏi hoặc mỗi một phần
của bảng hỏi được trả lời bởi trưởng/phó bộ phận phụ trách trong doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Nghiên cứu về ĐMST quy trình và các nhân tố như “Lãnh
đạo nghiệp chủ”, “Vốn trí tuệ” và “Năng lực thấp thụ” tác động đến ĐMST quy trình và
kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam.
+ Về thời gian nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2013 đến 2018, dữ
liệu sơ cấp thu thập được trong năm 2017 và 2018.


7
+ Về khách thể nghiên cứu: là các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực phát điện với 357 doanh nghiệp quản lý 451 nhà máy điện. Doanh nghiệp phát điện
Việt Nam là doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động điện lực theo thông tư
12/2017/TT-BTC, đang sở hữu nhà máy điện ở Việt Nam.

1.4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Đây là bước đầu tiên để tiến hành nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố tác
động đến ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam, đánh giá mức
độ tác động của các yếu tố đến ĐMST quy trình và kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phỏng vấn sâu 12 người. Trong
đó: 10 cán bộ quản lý đang làm việc tại doanh nghiệp gồm 03 thành viên Ban Giám
đốc và 07 trưởng/phó các phịng kỹ thuật, quản đốc/phó quản đốc phân xưởng sản
xuất của các doanh nghiệp phát điện - đây là những vị trí quan trọng, trực tiếp tham

gia vào hoạt động ĐMST quy trình nên những nhận định của họ về ĐMST quy trình
là rất đáng tin cậy. Hai chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy và nghiên
cứu trong lĩnh vực phát điện.
Nghiên cứu định tính giúp tác giả điều chỉnh lại mơ hình, thang đo và
những khám phá mới. Từ đó điều chỉnh lại các câu hỏi trong bảng hỏi trước khi triển
khai nghiên cứu định lượng sơ bộ và kiểm định chính thức mơ hình nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành điều qua phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi với 100 doanh nghiệp theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tượng tham
gia khảo sát là thành viên Ban giám đốc, trưởng/phó các phịng ban kỹ thuật, quản
đốc/phó quản đốc phân xưởng sản xuất. Bảng câu hỏi có thể được trả lời bởi một thành
viên trong cơng ty (giám đốc/phó giám đốc) người có đủ thơng tin để trả lời tất cả các
phần của bảng hỏi hoặc mỗi một phần của bảng hỏi được trả lời bởi trưởng/phó bộ phận
phụ trách trong doanh nghiệp. Các dữ liệu thu thập được tác giả sử dụng để đánh giá sơ
bộ thang đo bằng 2 phương pháp là kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá
nhân tố. Kết quả, giúp tác giả loại đi những biến quan sát khơng phù hợp để hình thành
thang đo cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 357 doanh nghiệp phát
điện tại Việt Nam, đối tượng khảo sát là Ban giám đốc, trưởng/phó phịng kỹ thuật sản


8
xuất, quản đốc/phó quản đốc phân xưởng sản xuất, thơng qua phương pháp khảo sát.
Kết quả nghiên cứu, được tác giả sử dụng để đánh giá lại độ tin cậy thang đo Cronbach’s
Alpha, phân tích khẳng định nhân tố (CFA) với mơ hình đo lường và mơ hình tới hạn
để đánh giá giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và tính tương thích của mơ hình với dữ liệu
khảo sát thực tế. Tiếp theo, phân tích tương quan được sử dụng để kiểm tra mối tương
quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc, biến trung gian và các biến độc lập, mơ
hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để đánh giá tính phù hợp của mơ hình và
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng kiểm định bootstrap để đánh giá tính vững

của mơ hình; xác định hệ số tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của các yếu tố
trong mơ hình. Tác giả sử dụng điểm đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn và độ tin cậy
95% để đánh giá cảm nhận của các doanh nghiệp phát điện đối với từng nhân tố trong
mơ hình nghiên cứu.


9

1.4.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:
Xác định vấn đề
nghiên cứu

Xác định khoảng trống
nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Xây dựng thang đo ban đầu

Phỏng vấn sâu (n=12)

Cronbach’s Alpha
Nghiên cứu định lượng
sơ bộ (n=73)

Phân tích khám phá nhân tố

Phân tích khẳng định nhân tố
Nghiên cứu định lượng

chính thức (n=279)

Phân tích tương quan,
Phân tích mơ hình cấu trúc
tuyến tính
Đánh giá từng nhân tố

Hồn thiện báo cáo

Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết tại
chương 3 của Luận án.

1.5 Những đóng góp mới của Luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Thứ nhất, luận án đã cho thấy vai trò quan trọng của phong cách lãnh đạo nghiệp
chủ có tác động đến đổi mới sáng tạo (ĐMST) quy trình trong bối cảnh nghiên cứu ở


10
nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Bên cạnh đó, lãnh đạo nghiệp chủ cũng là nhân
tố quan trọng tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua vốn nhân lực, vốn
quan hệ và ĐMST quy trình.
- Thứ hai, luận án đã luận giải và cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò
của tri thức đối với ĐMST quy trình và kết quả kinh doanh. Cụ thể các bằng chứng thực
nghiệm từ kết quả nghiên cứu cho thấy vốn quan hệ và năng lực hấp thụ tác động trực
tiếp đến ĐMST quy trình; năng lực hấp thụ tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh
thông qua ĐMST quy trình; vốn nhân lực và vốn quan hệ tác động trực tiếp đến kết quả
kinh doanh.
- Thứ ba, luận án một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của ĐMST quy trình.
Đây là yếu tố có tác động trực tiếp và đóng góp quan trọng vào kết quả kinh doanh của

các doanh nghiệp.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Từ phía các doanh nghiệp:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp cần tạo ra và duy trì văn hóa ni dưỡng các nỗ
lực đổi mới, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thách thức và thúc đẩy nhân viên làm việc theo
cách thức sáng tạo, có tầm nhìn dài hạn sẽ khuyến khích ĐMST.
- Vốn nhân lực, vốn quan hệ cần phải gắn với quản trị chiến lược. Các nguồn vốn
này cần được coi là các nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp để đạt các mục tiêu
chiến lược cho nên cần được quản trị ở tầm chiến lược.
- Quản trị có hiệu quả năng lực hấp thụ của tổ chức thông qua việc thường xuyên
tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ người lao động của doanh nghiệp
mình.

Từ phía các cơ quan nhà nước:
Nhà nước cần ban hành các chính sách khả thi để quản lý, định hướng phát triển
khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp, hình thành thị trường cơng nghệ để các
doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nhằm thu nhận được những tri thức mới, giúp họ
ĐMST.

1.6 Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu


11
Chương 4. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đổi mới sáng tạo quy
trình trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam

Chương 5. Luận bàn về kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị để thúc
đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.


12

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm đổi mới sáng tạo
Trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi như hiện nay, ĐMST là yếu
tố rất quan trọng giúp các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh
(Ancona và Caldwell, 1987). Baldwin (1995) cho rằng ĐMST là yếu tố quyết định sự
thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được kết quả tốt hơn đối thủ
cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó tạo ra được sự khác biệt về chất lượng hoặc giá cả hoặc
cả về chất lượng và giá cả.
Quintane và cộng sự (2011) cho rằng ĐMST là hiện tượng của tổ chức, được
nghiên cứu từ rất sớm và đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. ĐMST là
một khái niệm khá rộng và có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Một trong những
khó khăn đầu tiên trong nghiên cứu về ĐMST là thiếu một định nghĩa chuẩn về ĐMST.
Điểm chung của tất các các định nghĩa về ĐMST là một cái gì đó mới hoặc lạ thường.
Bỏ qua việc định nghĩa rõ ràng về khái niệm ĐMST sẽ làm giảm sự hiểu biết về ĐMST
và có thể làm giảm sự thành công trong việc thực hiện và phát triển ĐMST (Read, 2000).
Thuật ngữ “đổi mới sáng tạo” được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau,
hiện vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn về ĐMST hoặc đo lường (Adams và cộng sự,
2006; Damanpour và Wischnevsky, 2006). Phan (2017) cho rằng có nhiều định nghĩa
về ĐMST như vậy là do các nhà nghiên cứu tiếp cận từ các góc nhìn khác nhau (kinh
tế, kỹ thuật, hành vi,…), các cấp bậc khác nhau (quốc gia, tổ chức, nhóm, cá nhân) và
các loại hình khác nhau (sản phẩm, quy trình, tổ chức, marketing). Có nhiều định nghĩa
về ĐMST cũng xuất phát từ bản thân khái niệm này có nhiều thuộc tính và khía cạnh
khác nhau. Nghiên cứu của Baregheh và cộng sự (2009) đã chỉ ra 6 thuộc tính của ĐMST
gồm: (1) Bản chất của ĐMST, (2) các loại hình ĐMST, (3) các giai đoạn ĐMST, (4) bối

cảnh xã hội của ĐMST, (5) phương tiện để ĐMST và (6) mục tiêu của ĐMST. Nghiên
cứu của Ram và cộng sự (2010) đã chỉ ra 5 khía cạnh của ĐMST là (1) ĐMST là một
cái gì đó mới, (2) ĐMST là chất xúc tác cho sự thay đổi, (3) ĐMST là yếu tố điều khiển
giá trị, (4) ĐMST là phát minh và (5) ĐMST là một quá trình.
Joseph Schumpeter là học giả đầu tiên đưa ra định nghĩa về ĐMST vào cuối những
năm 1920 (Hansen và Wakonen, 1997). Các cơng trình nghiên cứu của Joseph
Schumpeter có ảnh hưởng rất lớn đến các nghiên cứu về ĐMST sau này. Từ những phát
hiện và lý luận ban đầu của Joseph Schumpeter, khái niệm ĐMST đã dần được phát triển
thêm và ngày càng thu hút được sự chú ý của cộng đồng nghiên cứu (Phan, 2017)


13
Một số định nghĩa về ĐMST của các nhà nghiên cứu được tác giả tổng hợp, thể
hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Các định nghĩa về đổi mới sáng tạo
Tác giả
Schumpeter
(1934)

Nội dung
ĐMST là việc các công ty đưa ra một sản phẩm mới, một quy trình
mới, một phương pháp sản xuất mới hoặc một hệ thống mới.
ĐMST là một công cụ đặc thù của các chủ doanh nghiệp, là phương

Drucker
(1985)

tiện mà họ khai thác sự thay đổi như là cơ hội cho một công việc kinh
doanh hoặc một dịch vụ khác biệt.


Acs và
Audretsch
(1988)

ĐMST là quá trình bắt đầu với một phát minh, sau đó thực hiện phát
triển phát minh, kết quả là đưa ra sản phẩm mới, quy trình mới hoặc
dịch vụ mới ra thị trường

Lundvall
(1992)

ĐMST là một quá trình liên tục từ bỏ, tìm kiếm và khám phá để tạo
ra các sản phẩm mới, các kỹ thuật mới, các hình thức tổ chức mới và
thị trường mới

Phòng
Thương mại

ĐMST là việc khai thác thành công các ý tưởng mới.

và công
nghiệp nước
Anh (1998)
ĐMST là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hoặc một

OECD (2005)

quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp
marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực
tiễn hoạt động, trong tổ chức cơng việc hay trong quan hệ với bên

ngồi

Damanpour và ĐMST là sự phát triển và áp dụng ý tưởng mới hoặc hành vi mới
Wischnevsky,
(2006)

trong tổ chức. Ý tưởng mới có thể là một sản phẩm, dịch vụ hoặc
phương pháp sản xuất mới (đổi mới kỹ thuật) hoặc là một thị trường,
cơ cấu tổ chức hoặc hệ thống quản trị mới (đổi mới quản trị)


14

Fruhling và
Siau, (2007)

ĐMST có thể bao gồm bất kỳ một ý tưởng, hiện tượng, sự vật được
coi là mới đối với một cá nhân hoặc đơn vị khác chấp nhận chúng
ĐMST có nhiều cấp độ khác nhau, theo đó thì ĐMST khác nhau về

Dibrell và
cộng sự
(2008)

Baregheh và
cộng sự,
(2009)

Ram và cộng
sự (2010)


mức độ phức tạp và nó có thể bao gồm từ những thay đổi nhỏ đối với
các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hiện có cho đến thay đổi hồn tồn
các sản phẩm, dịch vụ, quy trình với các thuộc tính hồn tồn mới
hoặc tính năng hoạt động vượt trội
ĐMST là một q trình nhiều giai đoạn mà trong đó các tổ chức
chuyển đổi các ý tưởng thành các sản phẩm mới hoặc cải tiến, dịch
vụ mới hoặc cải tiến, quy trình mới hoặc cải tiến để vượt lên
(advance), cạnh tranh (compete) và tạo sự khác biệt của họ thành
công trên thị trường
ĐMST là một q trình qua đó một ý tưởng, đối tượng, thực tiễn,
cơng nghệ, quy trình được tạo ra, phát minh lại, phát triển, khuếch
tán, chấp nhận và sử dụng được tạo ra từ nội bộ hoặc lấy từ các tổ
chức bên ngồi. Q trình này là mới hoặc được cải tiến một cách
đáng kể, có tiềm năng tạo ra hoặc bổ sung giá trị cho đơn vị chấp
nhận nó

Crossan và
Apaydin,
(2010)

ĐMST là việc tạo ra hoặc áp dụng (adoption), nội hóa và khai thác
giá trị gia tăng mới lạ (value-added novelty) trong lĩnh vực kinh tế
và xã hội, làm mới và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ và thị trường,
phát triển các phương pháp sản xuất mới và thiết lập hệ thống quản
lý mới

Theo Luật

ĐMST là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công


khoa học và
công nghệ
năm 2013

nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm,
hàng hóa. (QH, 2013)

Nguồn: Do tác giả tổng hợp
Mặc dù có rất nhiều định nghĩa được các nhà nghiên cứu, tổ chức đề xuất, mỗi
định nghĩa khai thác những khía cạnh (q trình ĐMST hoặc kết quả ĐMST) hay những


15
thuộc tính khác nhau của ĐMST, nhưng những định nghĩa này đều có những điểm chung
là “tính mới” trong q trình, hoạt động hay kết quả.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa đề xuất bởi OECD (2005) vì
nó bao qt tồn bộ hoạt động của một doanh nghiệp. Hơn nữa, định nghĩa của OECD
(2005) được lựa chọn bởi OECD là của một tổ chức uy tín, được nhiều quốc gia, nhà
nghiên cứu trích dẫn và mang tính phổ quát cao (Stone và cộng sự, 2008; Thi Thuc Anh,
2014; Nguyễn và Vũ, 2013)

2.2. Đổi mới sáng tạo quy trình
Theo OECD Oslo Manual (2005) thì ĐMST được phân loại thành 4 loại hình,
bao gồm: (i) ĐMST sản phẩm (product innovation), (ii) ĐMST quy trình (process
innovation), (iii) ĐMST tổ chức (organisational innovation), và (iv) ĐMST marketing
(marketing innovation). Theo đó, ĐMST quy trình được định nghĩa như sau:

ĐMST quy trình (process innovation) là việc áp dụng một phương pháp sản xuất

mới hoặc cải tiến hoặc một phương pháp phân phối mới hoặc cải tiến. ĐMST quy trình
bao gồm những thay đổi căn bản trong cách thức sản xuất, máy móc thiết bị hoặc phần
mềm. Đổi mới quy trình có thể được tiến hành nhằm cắt giảm chi phí sản xuất hoặc phân
phối, nâng cao chất lượng, hoặc để tạo ra và/hoặc cung ứng sản phẩm mới hoặc cải tiến.
Phương pháp sản xuất liên quan đến cách thức sản xuất (kỹ thuật), máy móc, thiết
bị và phần mềm sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.
ĐMST quy trình cũng được định nghĩa là những yếu tố mới được giới thiệu vào
hoạt động sản xuất của tổ chức như sử dụng nguyên vật liệu đầu vào mới, thay đổi thứ
tự các bước thực hiện cơng việc, thay đổi cơ chế dịng thông tin và công việc, sử dụng
thiết bị mới để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất
và/hoặc tăng chất lượng sản phẩm (Utterback và Abernathy, 1975; Damanpour, 1991;
Reichstein và Salter, 2006).
Cũng như ĐMST nói chung thì ĐMST quy trình khơng chỉ là một hoạt động đơn
lẻ mà nó mang bản chất là quá trình. Quá trình gồm cả những đầu vào ĐMST và những
hoạt động biến đổi đầu vào đó thành đầu ra ĐMST. Quá trình này diễn ra trong thời gian
dài, theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở định nghĩa của các học giả, ĐMST quy trình bao gồm:
- Sử dụng nguyên vật liệu đầu vào mới để sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
- Đưa hệ thống máy móc, thiết bị, dây chuyển sản xuất hồn tồn mới, hiện đại
để thay thế tồn bộ máy móc, thiết bị của dây chuyền sản xuất cũ.


×