Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Cán bộ quản lý chất lượng - ý tưởng và thực tiễn ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.74 KB, 17 trang )

Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

CÁN BỘ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG – Ý TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN Ở
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Bảo Toàn
P . Giám đốc SM EDEC 2
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lư ờng Chất lư ợng
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĨ MƠ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ
CÁN BỘ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong hơn 2 thập kỷ qua, tăng trưởng GDP Việt Nam bình qn trên
7% mỗi năm, mơi trường kinh doanh được cải thiện, số lượng doanh
nghiệp tăng mạnh, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh
nghiệp FDI. Dù tăng trưởng mạnh về số lượng nhưng doanh nghiệp
Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, cả từ điều kiện vĩ mô của môi
trường kinh doanh Việt Nam cũng như từ bản thân nội tại của doanh
nghiệp. Dưới đây là những nút thắt có liên quan đến động lực cũng như
điều kiện đầu tư dài hạn vào lực lượng lao động có kỹ năng, nâng cao

trình độ quản trị nói chung, quản trị chất lượng nói riêng và đổi mới
công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho
nền kinh tế Việt Nam.

1 Mơ hình tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua xu hướng dựa vào
tăng vốn đầu tư:
Trong giai đoạn 1990 – 2000, để tăng trưởng GDP bình qn 7,3%
đóng góp các yếu tố đầu vào: vốn: 2,5%, lao động: 1,6%, TFP: 3,2%.
Giai đoạn 2000 – 2008, tăng trưởng GDP bình quân 7,3% đóng góp các
yếu tố đầu vào: vốn: 3,9%, lao động: 1,4%, TFP: 1,9% ( Xem bảng 1)
Nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng dựa vào vốn, yếu tố quyết định


tăng trưởng bền vững là năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (Total
Factor Productivity) giảm mạnh (3,2% thập niên trước giảm còn 1,9%
trong thập niên vừa qua)

Page 1


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

Bảng 1: Các yếu tố tạo tăng trưởng GDP Việt Nam 1990 – 2008
Tăng GDP

Vốn

Lao động

7,3
7,3

2,5
3,9

1,6
1,4

TFP

Giai đoạn


1990 - 2000
2000 - 2008

3,2
1,9

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam 2010.
2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng kỹ năng thấp chiếm tỷ lệ

lớn và chậm thay đổi theo thời gian:
Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng kỹ năng thấp và trung bình
chiếm tỷ lệ lớn (43, 5%: 2008) lại phụ thuộc chủ yếu đầu vào nhập
khẩu (trừ khoáng sản và nông phẩm, nguyên liệu). Hàm lượng nội địa
duy nhất là lao động kỹ năng thấp và trung bình kết hợp với máy móc,
thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu, đáng lưu ý là tỷ lệ này thay đổi
không đáng kể qua 10 năm. (Xem bảng 2)
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh về giá chứ không phải về
đặc tính và chất lượng sản phẩm. Việt Nam hiện là 10 nước xuất khẩu
dệt may hàng đầu thế giới với tốc độ tăng trưởng 30% mỗi năm. Tuy
nhiên ngành may mặc Việt Nam cạnh tranh dựa vào chi phí thấp, tỷ
trọng lợi nhuận trung bình hàng năm chỉ đạt 5 – 8%. Đầu vào nhập
khẩu 90% vải, 70% phụ liệu, lợi nhuận tạo ra chủ yếu từ các công
đoạn đơn giản CMT (cắt, may, hoàn chỉnh sản phẩm), cạnh tranh về
thiết kế, thương hiệu, sự độc đáo (giá trị gia tăng) còn rất yếu và hạn
chế.

Page 2


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

Bảng 2: Cơ cấu sản phẩm có hàm lượng kỹ năng xuất khấu của
Việt Nam
Danh mục

1997

Nơng phẩm & ngun liệu
Khống sản
Bán thành phẩm
SPCN có hàm lượng kỹ năng
lao động thấp
SPCN có hàm lượng kỹ năng
lao động trung bình
SPCN có hàm lượng kỹ năng
lao động cao
Tổng

2002

2008

32,9
17,6
5,4
35,1

26,1
19,8

6,5
37,5

21,2
18,0
9,2
36,4

3,2

4,8

7,1

5,9

5,5

8,0

100

100

100

Nguồn: Trần Văn Thọ - Việt Nam từ năm 2011, NXB Tri thức, trang
166

3 Trình độ quản trị doanh nghiệp thấp và thiếu hụt lao động có kỹ năng

Theo đánh giá của VCR 2010, doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các qui
tắc quản trị công ty hiện đại so với các nước trong khu vực còn kém.
Hoạt động của HĐQT, bầu chọn nhân sự quản lý cao cấp, công bố
thông tin, bảo vệ cổ đơng thiểu số cịn rất nhiều bất cập. Đặc biệt là
cán bộ quản lý doanh nghiệp cao cấp được chỉ định là do quan hệ thân
quen chứ khơng phải dựa vào năng lực. (Xem hình 1)
Hình 1: Chỉ số quản trị công ty Việt nam và một số nước châu Á

Page 3


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam 2010.
Tỷ lệ thiếu hụt lao động được đào tạo, có kỹ năng, nhất là kỹ sư, kỹ
thuật viên và quản lý trung gian lớn nhất so với các nước trong khu vực
ASEAN, đặc biệt là đang có xu hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra
mới nhất thì lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật
của Việt Nam nếu năm 2007 là 17,7 % thì đến năm 2010 chỉ cịn có
14,7% (Xem bảng 3)
Bảng 3: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo
trình độ chun mơn kỹ thuật thời kỳ 2007 - 2010
Trình độ chun mơn kỹ thuật
2007
2009
2010
Tổng số
17,7
17,6

14,7
Dạy nghề
5,3
6,3
3,8
Trung cấp chuyên nghiệp
5,6
4,4
3,5
Cao đẳng
1,9
1,7
1,7
Đại học trở lên
4,9
5,2
5,7

Nguồn: Điều tra về lao động và việc làm Việt Nam năm 2010- Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê 6-2011
Ngồi 3 yếu tố chính nêu trên, các yếu tố quan trọng khác cũng ảnh
hưởng đến vấn đề đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay. Nổi bật là sự “méo mó các thị trường và hệ thống động lực”, đầu
cơ bất động sản và các hoạt động ngắn hạn (chứng khoán, ngân
hàng…) đem lại lợi nhuận trước mắt nhiều hơn là đầu tư cải thiện kỹ

Page 4


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

năng lao động, năng lực quản trị và đổi mới công nghệ. Mặc khác,
doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện rất khó khăn để có thể vay được vốn từ
hệ thống ngân hàng để đầu tư chiều sâu, dài hạn do lãi suất quá cao và
năng lực thẩm định dự án của hệ thống ngân hàng chưa cao nên chỉ
cho vay với điều kiện thế chấp hết sức chặt chẽ.
Từ thực trạng nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam hiện thiếu cả động lực,

điều kiện và cả nội lực để đầu tư dài hạn, chiều sâu để nâng cao kỹ
năng lao động và đội ngũ nhân sự quản trị nói chung và quản trị chất
lượng nói riêng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cải thiện năng
lực cạnh tranh.
2. CHẤT LƯỢNG VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: YÊU CẦU
VÀ THỰC TRẠNG TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
Trở về với chủ đề chính của tham luận, chúng ta thấy khơng thể tách
rời những vấn đề phân tích ở mục 1 và thực trạng chất lượng và cán bộ
quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay tại Việt Nam, chất lượng và cán bộ quản lý chất lượng thường
khiến người ta nghĩ đến ISO 9000, chính xác là ISO 9001 – một tiêu
chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Điều này dễ hiểu vì phần lớn
doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tiếp cận các vấn đề chất lượng từ thập
niên cuối của thế kỷ trước kể từ khi kinh tế nước ta mở cửa và chuyển
sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chất lượng và cán bộ quản lý chất
lượng trong các ngành công nghiệp thế giới đã có một lịch sử lâu dài
trước đó, ít nhất cho đến nay cũng cả một thế kỷ và có rất nhiều
trường phái, lý thuyết, mơ hình về chất lượng và tất nhiên theo sau đó
là đội ngũ nhân lực, cán bộ quản lý chất lượng tương ứng, chủ đề này
xin được đề cập trong một dịp khác.
Việt Nam hiện có khoảng 500.000 doanh nghiệp, số lượng doanh

nghiệp áp dụng ISO 9001 chỉ khoảng 7 ngàn được chứng nhận ISO
9001, con số còn khiêm tốn so với tổng số doanh nghiệp, ta xem xét

Page 5


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

vai trị và u cầu cán bộ quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2008 như
thế nào.
Theo ISO 9001: 2008, cán bộ chất lượng trong doanh nghiệp chính là
đại diện lãnh đạo về HTQLCL của doanh nghiệp mà nói ngắn gọn là đại
diện chất lượng. Đại diện chất lượng phải là thành viên trong ban lãnh
đạo doanh nghiệp (để có đủ tiếng nói và quyền lực) và là nhà tư vấn
nội bộ về HTQLCL theo ISO 9001 của doanh nghiệp. Trách nhiệm và
quyền hạn được qui định rõ là thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLCL
của doanh nghiệp; báo cáo kết quả và mọi yêu cầu cải tiến với lãnh đạo
cao nhất; và đảm bảo toàn bộ doanh nghiệp nắm bắt được yêu cầu của
khách hàng. ISO 9001 còn lưu ý thêm rằng đại diện chất lượng có thể
bao gồm cả với bên ngồi doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến
HTQLCL của doanh nghiệp.

(5.5.2 Đại diện lãnh đạo – TCVN ISO 9001:2008)
Vai trò của cán bộ đại diện chất lượng theo ISO 9001 có thể đảm nhiệm
cả vai trị đối nội và đối ngoại về chất lượng cho doanh nghiệp.
Đối nội: Báo cáo với lãnh đạo cao nhất về các kiến nghị về cải tiến,
nhắc nhở lãnh đạo các cam kết về chất lượng, duy trì hệ thống, kết quả
cuối cùng là phải giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp;


Đối với cán bộ, nhân viên, phải có trách nhiệm huấn luyện, hướng dẫn,
tư vấn việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý chất lượng; đảm
bảo việc tuân thủ các qui định đã được công bố, ban hành; giải quyết
các bất đồng với các đối tượng chưa hoặc khơng được ưu tiên vì lợi ích
chung của doanh nghiệp.
Đối ngoại: với khách hàng, thông tin cho khách hàng nhận biết về hiệu
quả của việc áp dụng HTQLCL tại doanh nghiệp; đầu mối giải quyết các
vấn đề liên quan đến khách hàng, khiếu nại của khách hàng; với nhà

cung cấp, xây dựng các chương trình kiểm sốt nhà cung cấp, đánh giá
tại cơ sở, phối hợp với nhà cung cấp giải quyết các vấn đề chất lượng;

với bên chứng nhận, lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp, thông báo

Page 6


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

và tổ chức chuẩn bị để đánh giá giám sát định kỳ, nêu các yêu cầu với
bên đánh giá về nội dung và mục đích cải tiến, điều phối tổ chức thực
hiện hành động khắc phục sau đánh giá.
Để đảm nhận được vai trò trên, cán bộ chất lượng phải có bản lĩnh,

trình độ và kỹ năng, 3 yêu cầu chính là:
1. Khả năng lãnh đạo, có tầm nhìn về quản trị, am hiểu lĩnh vực ngành
nghề hoạt động của doanh nghiệp, vận dụng linh hoạt các kỹ năng
mềm cũng như huấn luyện, hướng dẫn nhân viên thực hiện đàm phán,
thuyết phục, tạo động lực, làm việc nhóm … Xây dựng chiến lược về

chất lượng, quản trị dự án.
2. Khả năng phối hợp hiệu quả với bộ phận kinh doanh và thị trường,
phân loại khách hàng và nhà cung cấp để xác định nhu cầu, mong
muốn ngắn hạn, dài hạn, theo dõi, đánh giá mức độ thỏa mãn từng
loại.
3. Kiến thức rộng về các mô hình quản trị theo quá trình, theo kết quả,
theo tiêu chuẩn (TQM, MBO, ISO 9000…) và các công cụ quản trị, công
cụ thống kê, giải quyết một vấn đề chất lượng, đo lường, đánh giá (7
công cụ thống kê cũ và mới, 5S, Kaizen, Lean, BSC, KPI, 6 Sigma, các
công cụ cải tiến năng suất…) Áp dụng thành thạo ít nhất một mơ hình

và một số cơng cụ thống kê, công cụ cải tiến cơ bản nêu trên phù hợp
với qui mô và ngành nghề cụ thể của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp khơng áp dụng ISO 9000 thì cán bộ quản lý chất
lượng họ là ai? vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu của họ như thế nào?
ISO 9000 có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên các
doanh nghiệp khơng áp dụng ISO 9000 thì họ áp dụng một mơ hình
quản lý chất lượng khác, phù hợp với đặc điểm ngành nghề, qui mô,
chiến lược phát triển của mình làm sao để đảm bảo và duy trì được
chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Vai trò và yêu cầu của
cán bộ quản lý chất lượng trong doanh nghiệp cũng có những thay đổi
nhất định nhưng về cơ bản cũng như giống yêu cầu của ISO 9000.

Page 7


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

Gần một thế kỷ qua, lịch sử quản trị chất lượng thế giới đã có những

bước tiến dài, từ kiểm tra chất lượng bằng thống kê do Shewhart khởi
xướng thập niên 1920s; kiểm tra quá trình bằng thống kê do Shewhart
và Deming tiếp tục ở thập niên 1930s; cải tiến q trình thập niên
1940s có thêm Juran; kiểm soát chất lượng tổng quát thập niên 1950s
có thêm Feigenbaun; đảm bảo chất lượng thập niên 1960; zero lỗi thập
niên 1970 có thêm Crosby; thập niên 1980s, 1990s đến nay là quản lý
chất lượng toàn diện TQM (Xem hình 3) Từ đó có rất nhiều mơ hình
quản lý chất lượng mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: Quản lý chất
lượng toàn diện (TQM); Giải thưởng chất lượng Mỹ (Malcolm Baldrigge
National Award); Quỹ Chất lượng châu Âu ( European Foundation for
Quality); Giải thưởng Deming ( Deming Prize); Giải thưởng Shingo
(Shingo Prize); Mơ hình EFQM; Mơ hình tuyệt hảo (Exellence model);
Giải thưởng chất lượng Việt Nam…

Page 8


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

Hình 3: Sự phát triển của quản lý chất lượng

TQM
1990s
Total Quality
Management
(Deming, Crosby, Others)
1980s
Zero
Defects

(Crosby)
1970s
Quality
Assurance
(Deming, Juran, Feigenbaum)
1960s
Total
Quality Control
(Deming, Juran, Feigenbaum)
1950s
Process
Improvement
(Deming, Juran)
1940s
Statistical
Process Control
(Deming, Shewhart)
1930s
Statistical
Quality Control
(Shewhart)
1920s

Nguồn: Total Quality Management – Terry L Richardson
Dù doanh nghiệp áp dụng mơ hình quản lý chất lượng nào thì về
nguyên tắc cũng phải áp dụng các công cụ quản lý chất lượng một cách
linh hoạt tùy vào lĩnh vực, qui mơ, trình độ của doanh nghiệp cũng như
chiến lược phát triển ngành theo từng giai đoạn của nền kinh tế. Khi
phát triển ngành theo chiều sâu, kỹ thuật phức tạp thì địi hỏi kỹ năng
lao động, trình độ quản trị nói chung và quản trị chất lượng tương

xứng. Công cụ quản lý chất lượng chủ yếu được dùng để hoạch định
chất lượng, kiểm sốt chất lượng, đảm bảo chất lượng, phân tích, chẩn
đốn, giải quyết một vấn đề chất lượng, cải tiến chất lượng… Do đó địi
hỏi cán bộ quản lý chất lượng của doanh nghiệp phải là người am hiểu,

Page 9


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

vận dụng các cơng cụ quản trị chất lượng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh thuần thục và hiệu quả. ISO 9001: 2008 có đến 135 từ “doanh

nghiệp phải” cịn “làm như thế nào?” thì không đề cập. Mặc dù trong
bộ tiêu chuẩn ISO 9000, tổ chức ISO luôn ban hành tiêu chuẩn ISO
9004 kèm theo. Tiêu chuẩn mới nhất hiện nay là ISO 9004: 2009 với
chủ đề “Hướng đến thành công bền vững của tổ chức”. Mục đích của
ISO 9004 là hỗ trợ tổ chức áp dụng ISO 9001 đạt được lợi ích lâu dài
thông qua áp dụng HTQLCL sâu và rộng hơn. ISO 9004 khơng phải là
tiêu chuẩn dùng cho mục đích chứng nhận nên nói cách khác, ISO 9004
chính là cơng cụ cải tiến đối với các doanh nghiệp áp dụng ISO 9001.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chứng nhận ISO 9001 đều không
áp dụng ISO 9004. Theo dự án khảo sát 604 tổ chức áp dụng ISO 9001
tại 10 nước châu Á trong đó có Việt Nam của UNIDO cơng bố vào
1/2011 thì chỉ có 16% áp dụng và có đến 84% không biết và/ hoặc biết
nhưng không áp dụng ISO 9004. (Xem biểu 1)
Biểu 1: Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng ISO 9004:2009
Know it
and use

it, 16%
No
42%

Heard of
it but
don’t
use it,
42%

Nguồn: Results of Project TE/RAS/09/003 –UNIDO
Thực trạng áp dụng các công cụ quản trị chất lượng trong các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay theo đánh giá chung còn hết sức hạn chế,
chủ yếu là trong khu vực doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ
một số có bộ phận quản lý chất lượng, còn lại chủ yếu là bộ phận đảm
bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng. Đặc biệt một số lớn doanh

Page 10


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

nghiệp cán bộ phụ trách chất lượng cao nhất lại là giám đốc nhân sự,
giám đốc tiếp thị hoặc kế toán trưởng; đã vậy một tình trạng phổ biến
khác là cán bộ được giao phụ trách chất lượng thường chỉ ở khâu trực
tiếp sản xuất lại kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, cán bộ chuyên phụ
trách chất lượng thường chỉ có ở một số doanh nghiệp tương đối lớn,
có hàng xuất khẩu.
Từ thực tế đó, yêu cầu và trình độ, kỹ năng của cán bộ quản lý chất

lượng trong các doanh nghiệp Việt cũng hết sức bất cập. Có nhiều
ngun nhân ngồi trình độ, chiến lược phát triển ngành của nền kinh
tế, nhu cầu của doanh nghiệp, các cơ sở, trường đào tạo nguồn về
quản lý chất lượng ở Việt Nam... Hiện nay mới chỉ một số cơ sở đào tạo
cử nhân chất lượng ở các khoa quản trị ở một số trường đại học lớn
(Đại học kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế TP HCM, Đại học Mở…) và
một vài trường Đại học dân lập (Đại học Hoa Sen…) đưa môn quản trị
chất lượng vào chương trình đào tạo chỉ khoảng từ 2004 và gần đây
bắt đầu tuyển sinh cử nhân quản trị chất lượng. Tuy nhiên qui mô đào
tạo không đáng kể (ĐHKT TP HCM bắt đầu đào tạo cử nhân từ năm
(2003 – 2004), mỗi năm chỉ khoảng 100 sinh viên; Đại học Hoa Sen
hợp tác với Đại học Nam Toulon – Var của Pháp cũng chỉ đào tạo được
2 khóa cử nhân, tổng số 37 sinh viên trong hai năm 2005 – 2006 thì kết
thúc. Nguồn: Phịng Đào tạo ĐHKT TPHCM, ĐH Hoa Sen) Do đó cán bộ
quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp hiện nay phần lớn không được
đào tạo chính qui mà chỉ được tập huấn ngắn hạn và kinh nghiệm tích
góp qua thực tiễn từ các doanh nghiệp FDI quay về doanh nghiệp trong
nước. Các khóa tập huấn ngắn hạn chủ yếu do các trung tâm đào tạo,
tư vấn của Tổng cục TC – ĐL – CL, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp
với các Sở KH & CN – Chi cục TC – ĐL – CL các tỉnh, thành phố triển
khai thực hiện. Ngoài ra, các Trung tâm, Viện đào tạo quản trị tại TP
HCM và Hà Nội cũng có một số khóa đào tạo ngắn hạn về quản trị chất
lượng nhưng qui mô không đáng kế. Như vậy, nguồn đào tạo cán bộ

Page 11


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011


quản lý chất lượng chuyên nghiệp còn hết sức khiêm tốn cả về số lượng
và chất lượng so với nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp.
Hiện nay các dữ liệu về qui mô, ngành, số lượng và mơ hình, loại cơng
cụ quản trị chất lượng mà doanh nghiệp áp dụng cũng như trình độ, kỹ
năng cán bộ quản lý chất lượng tương ứng chưa được thống kê để
phân tích, đánh giá, thường chỉ ước chừng và suy ra từ các dữ liệu
tương quan. Tuy nhiên tình trạng yếu kém là một thực tế do được suy
ra từ các ngun nhân có tính cốt lõi đã được phân tích ở mục 1. Mặc
khác, hiện nay trên thế giới số lượng công cụ quản trị chất lượng vơ
cùng phong phú, đa dạng, có những cơng cụ áp dụng chung cho mọi
loại hình doanh nghiệp nhưng phần lớn lại chuyên biệt theo từng lĩnh
vực cụ thể; việc tiếp cận, nắm bắt và áp dụng công cụ nào phù hợp và
hiệu quả cho từng doanh nghiệp là điều khơng đơn giản. Trong tình
hình đó, để đánh giá có cơ sở và khách quan, Trung tâm Năng suất Việt
Nam – VPC – Tổng cục TC – ĐL – CL thực hiện một khảo sát ở qui mô
150 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh lực khác nhau trong
phạm vi cả nước vào tháng 8/2011, kết quả khảo sát cho thấy:

Yêu cầu của doanh nghiệp về quản lý chất lượng (hệ thống, công cụ)
- Yêu cầu quản lý chất lượng trong doanh nghiệp hiện nay chủ yếu ở
mức kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng (42% và 58%).
- Yêu cầu về đảm bảo chất lượng và ISO 9000 chiếm khá lớn (51%)
- Yêu cầu tích hợp các hệ thống và cơng cụ chỉ có ở doanh nghiệp FDI
(3%)

Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng về quản lý chất lượng (con người)
- Yêu cầu kỹ năng quản lý, lãnh đạo chiếm 48%
- Yêu cầu về xây dựng HTQLCL chiếm 42%
- Yêu cầu kỹ năng về các công cụ quản lý chất lượng 18%


(Xem bảng 4)

Page 12


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

Bảng 4: Kết quả khảo sát 150 doanh nghiệp về vai trò, kiến
thức, kỹ năng về quản lý chất lượng tại doanh nghiệp
Yêu cầu

Tỷ lệ %

Kết quả
Số DN yêu cầu QM ở mức độ kiểm tra chất lượng (KCS,
Quality Control Management)
Số DN yêu cầu QM ở mức độ đảm bảo chất lượng
(Quality Assurance Manager
Số DN yêu cầu QM ở mức độ đảm bảo chất lượng
(Quality Assurance) và biết về ISO 9000
Số DN yêu cầu QM ở mức độ đảm bảo chất lượng
(Quality Assurance) và biết về ISO 9000, ISO 14000
(toàn Cty Nhật)

42
58
51
3


Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với QM
Kiến thức quản lý chất lượng (chung)
Xây dựng HTQLCL
Các công cụ QLCL ( 5S, 7 tools, QCC)
Kỹ năng quản lý, lãnh đạo, huấn luyện nhân viên
Nguồn: Kết quả khảo sát của VPC, 8- 2011

8
42
18
48

Nhận xét:
- Doanh nghiệp được khảo sát quan tâm đến kiểm soát chất lượng và
đảm bảo chất lượng, còn quản lý chất lượng chỉ chủ yếu là ISO 9000, các
mơ hình và hệ thống quản trị chất lượng khác cịn ít hoặc chưa có.
- Hầu hết các cơng ty chỉ đề cập đến trách nhiệm của giám đốc chất
lượng và/hoặc nhân viên quản lý chất lượng. Mức độ yêu cầu kiến thức,
kỹ năng về các công cụ quản trị chất lượng chủ yếu để đảm đương vai
trị, trách nhiệm đó hầu như khơng đáng kể (18%)
- Khả năng tích hợp các hệ thống quản lý (xu hướng quản trị chất lượng
hiện nay) theo khảo sát hồn tồn chưa có; chỉ các doanh nghiệp FDI
(các Cty Nhật) trong khảo sát đã thể hiện được sự khả năng này (với ISO
14000)

Page 13


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011


3 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Trong điều kiện siêu cạnh tranh của thị trường toàn cầu hiện nay, chất
lượng mới chỉ là giấy thơng hành để doanh nghiệp có thể tham gia thị
trường. Từng doanh nghiệp Việt cần nhận thức và có chiến lược kinh
doanh phù hợp nhất là khi khủng hoảng kép kinh tế - tài chính cịn tiếp
tục diễn biến phức tạp. Cho dù theo đuổi chiến lược nào, doanh nghiệp
cần có nhận thức đúng và đủ về chất lượng và đặt lên vị trí ưu tiên hàng
đầu, nền tảng cho hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, từng
bước vươn đến chất lượng vượt trội và sự khác biệt để có thể cạnh tranh
lâu dài, bền vững. Để mục đích đó thành cơng, nổ lực của bản thân
doanh nghiệp là cần thiết nhưng chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ từ các
điều kiện, mơi trường vĩ mơ thích hợp, nổi bật là ba vấn đề chính đã
được đề cập trong phần một là mơ hình tăng trưởng, chiến lược phát

triển ngành và trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động trong đó kỹ
năng, trình độ cán bộ quản trị nói chung và cán bộ năng suất chất lượng
nói riêng đóng vai trị quan trọng, để kết thúc tham luận này, một số suy
nghĩ chúng tơi xin được chia sẻ.
Để chuyển sang mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào giá trị gia
tăng và năng suất, chất lượng trong thập niên 2011 – 2020; có nhiều
nhiệm vụ phức tạp sẽ phải thực hiện, tuy nhiên lực lượng lao động có kỹ
năng là nhân tố quan trọng đầu tiên có tính chiến lược, cần ưu tiên. Hiện
nay chính phủ đã có các chương trình, dự án cụ thể đang được các Bộ,
ngành, doanh nghiệp triển khai (Quyết định 712/QĐ – TTg của Thủ
tướng chính phủ ngày 21/5/2010 về phê duyệt chương trình quốc gia

“Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định 1914/2010/QĐ – TTg của

Thủ tướng chính phủ ngày 19/10/2010 phê duyệt Đề án “Những giải

pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của
nền kinh tế”). Đây là các chương trình, dự án cụ thể hết sức cần thiết
Page 14


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

cho doanh nghiệp, ngành và tồn bộ nền kinh tế. Các chương trình này
thực hiện trong thời gian dài (10 năm) nên cần phải có “những ưu tiên”
và “điểm nhấn” để có thể vừa lan tỏa vừa làm nền tảng cho thập niên kế
tiếp (2020 – 2030). Một trong những “ưu tiên của ưu tiên” trong các
chương trình, dự án này là đội ngũ nhân lực về năng suất, chất lượng,
đội ngũ nhân lực này cần xác định 3 cấp độ:
-

Chuyên gia nguồn

-

Chuyên gia năng suất – chất lượng theo ngành

-

Kỹ thuật viên tương ứng.

Để đội ngũ nhân lực này đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, theo
chúng tôi một số việc nên thực hiện:


Thứ nhất, cần thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng
về các mơ hình, tiêu chuẩn, công cụ quản trị và đội ngũ nhân lực về
năng suất – chất lượng tương ứng đang có hiện nay ở tầm quốc gia có
thể theo khu vực sở hữu: Quản lý nhà nước về năng suất – chất lượng;
doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh nghiệp
FDI; hoặc theo lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ hoặc có thể theo ngành: chế
biến, cơ khí, điện tử, nơng nghiệp… trước khi thực hiện bất kỳ một
chương trình, dự án cụ thể.

Thứ hai, căn cứ kết quả khảo sát và chiến lược phát triển ngành, phải
xác định được trong 5, 10, 20 năm tới, mơ hình, tiêu chuẩn, cơng cụ

năng suất chất lượng nào phù hợp, ngắn hạn cần đạt được, dài hạn cần
vươn tới. Từ đó dự kiến được số lượng và tỷ lệ mỗi cấp độ cho từng mục
tiêu 5 năm và có thể điều chỉnh linh hoạt theo tình hình phát triển thực
tế các ngành ưu tiên, chủ lực của nền kinh tế để có kế hoạch từng bước
thực hiện tiếp nhận, huấn luyện, đào tạo phù hợp, có hiệu quả.

Thứ ba, cần chủ động lựa chọn ngành, quốc gia, vùng lãnh thổ có trình
độ phát triển phù hợp để hợp tác tổ chức các khóa, các chương trình cử
cán bộ, chuyên gia đến học tập, huấn luyện; lưu ý là học, tiếp thu những
tri thức, kỹ năng các mơ hình, tiêu chuẩn, cơng cụ quản trị về năng suất,

Page 15


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011


chất lượng theo mục tiêu được xác định và sẵn lịng bỏ tiền để có được
chứ không tiếp thu cái ta chưa cần hoặc không cần vì được tài trợ.

Thứ tư, giai đoạn đầu, phần sử dụng ngân sách, ưu tiên bồi dưỡng, đào
tạo chuyên gia nguồn, nâng cấp các trung tâm hiện có về năng suất,
chất lượng, hỗ trợ doanh nghiệp xứng tầm, mạnh về thực lực để trở
thành các đầu mối tiếp nhận, cung ứng các mơ hình, các giải pháp, các
cơng cụ quản trị, là nơi tư vấn nguồn, đào tạo nguồn về năng suất, chất
lượng cho các ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương; các
trung tâm ở tầm này cần giảm thiểu việc đào tạo tư vấn trực tiếp cho
doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, cần phối hợp với hệ thống các
trường Đại học và Cao đẳng để thực hiện và “đặt hàng” để có “sản
phẩm”.

Thứ năm, khai thông và cập nhật các kênh thông tin để doanh nghiệp
của từng ngành có thể nắm bắt được thơng tin nhanh nhất về quốc gia,
lãnh thổ có thể hợp tác; cơ sở, tổ chức hợp tác; chương trình, yêu cầu,
chi phí … để doanh nghiệp có kế hoạch, ngân sách cử cán bộ, nhân viên
đào tạo; dài hạn, đây chính là phương thức đào tạo nguồn nhân lực về
năng suất – chất lượng chính và hiệu quả cho nền kinh tế; tìm ra chính
sách tăng cường hơn nữa việc khai thác khu vực FDI không chỉ vốn, công
nghệ mà cịn các tri thức, cơng cụ, kỹ năng quản trị để lan tỏa cho doanh
nghiệp trong nước.

Cuối cùng, trong công tác tổ chức, tuyên truyền về năng suất, chất
lượng, cần mời các chuyên gia hàng đầu của thế giới về năng suất, chất
lượng về nước để thuyết trình, tập huấn, đào tạo; việc cần làm được
ngay mà hiệu quả lớn và lâu dài là tổ chức mua bản quyền và dịch các
cơng trình, tác giả, tác phẩm kinh điển về năng suất, chất lượng của thế
giới, đặc biệt là của Châu Âu, Mỹ, Nhật ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi

(Shewhart, Deming, Juran, Crosby, Feigenbaum, Ishikawa v v…)

TP Hồ Chí Minh, mùa thu 2011.

Page 16


Hội nghị Cán bộ Quản lý chất lượng lần thứ 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22-23/09/2011

Nguồn tài liệu:

Báo cáo cạnh tranh quốc gia Việt Nam 2010 – Việt Nam
Competitive Report 2010.
- Điều tra về lao động và việc làm Việt Nam năm 2010- Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê 6-2011.
- Results of Project TE/RAS/09/003 – UNIDO - Implementation of
ISO 9001 Quality Management systems in Asian developing
countries: Survey covering system development, certification,
accreditation and economic benefits 1.2011.
- Trần Văn Thọ: Việt Nam từ năm 2011 – Vượt lên sự nghiệt ngã
của thời gian. NXB Tri thức 2011.
- Terry L Richardson: Total Quality Management.
- ISO 9001:2008
- ISO 9004:2009
- www.iso.org
- www.efqm.org
- Tài liệu đào tạo SMEDEC 2
- Kết quả khảo sát của VPC 8/2011
-


Page 17



×