Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Soạn sinh 8 bài 9 ngắn nhất cấu tạo và tính chất của cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.98 KB, 10 trang )

Soạn sinh 8 Bài 9 ngắn nhất: Cấu tạo và tính
chất của cơ


Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời tồn bộ các
câu hỏi Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta


sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm
trong các đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Mục tiêu bài học
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ

Mục lục nội dung
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 9 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 9 ngắn nhất

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 2 hay nhất

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 9 tuyển chọn
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 9 ngắn gọn
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
- Cấu tạo bắp cơ:
+ Cấu tạo ngoài: bắp cơ gồm 2 đầu cơ và bụng cơ


+ Cấu tạo trong: bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ lại chứa rất nhiều tế bào cơ.
- Cấu tạo tế bào cơ:


+ Tơ cơ dày: có các mấu sinh chất, tạo nên vân tối
+ Tơ cơ mỏng: trơn, tạo nên vân sáng.
+ Các tơ cơ xếp xen kẽ nhau tạo nên đĩa sáng, đĩa tối.

II. Tính chất của cơ
- Cơ có tính chất co và dãn
- Cơ co theo nhịp gồm 3 pha: pha tiềm tang, pha co, pha dãn
- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày => tế bào cơ co ngắn lại =>
bắp cơ phình to lên.
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh
III. Ý nghĩa hoạt động co cơ


- Cơ co giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
- Trong cơ thể ln có sự phối hợp hoạt động của các cơ.

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 9 ngắn nhất
Câu hỏi trang 33 Sinh 8 Bài 9 ngắn nhất:
- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè
thấy có hiện tượng gì xảy ra.
- Hình 9-3 mơ tả cơ chế của phản xạ đầu gối, dựa vào đó, em hãy giải thích cơ chế phản xạ của
sự co cơ.
- Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì
sao có sự thay đổi đó?
Trả lời:
- Thấy cẳng chân đá về phía trước.
- Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ: Búa cao su tác động vào gân đầu gối → dẫn truyền đến
dây thần kinh ở cơ bắp đùi → truyền kích thích theo đường cảm giác → trung ương thần kinh ở
tủy sống → theo đường vận động đến cơ → cơ co.
- Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay phồng to lên, đồng thời cảm

giác đoạn cơ ngắn lại. Vì cơ bắp tay co lại, cơ cấu tạo từ các bó cơ, mỗi bó cơ gồm tơ cơ mảnh
và tơ cơ dày, khi co cơ, cơ mảnh xuyên sâu vào vùng cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại và to hơn.
Câu hỏi trang 33 Sinh 8 Bài 9 ngắn nhất:
- Quan sát hình 9-4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
- Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở
cánh tay.
Trả lời:
- Sự co cơ giúp tăng lực của bắp cơ → có khả năng nâng hoặc trả lời lại kích thích đau, nóng …
từ mơi trường.
- Khi cơ co: Cơ hai đầu co lại, cơ ba đầu duỗi ra, khi cơ dãn: cơ hai đầu dãn ra, cơ ba đầu co lại.
Bài 1 trang 33 Sinh 8 Bài 9 ngắn nhất:


Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Trả lời:
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:
+ Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
+ Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào
vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Bài 2 trang 33 Sinh 8 Bài 9 ngắn nhất:
Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng
co. Giải thích hiện tượng đó.
Trả lời:
Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều
co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Bài 3 trang 33 Sinh 8 Bài 9 ngắn nhất:
Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì
sao?
Trả lời:
Khơng khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.

Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp
nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 2 hay nhất
Câu 1: Phân tích đặc điểm cấu tạo của bắp cơ phù hợp với chức năng vận động?
Trả lời:
Cơ tham gia vận động là cơ vân. Đơn vị cấu tạo nên hệ cơ là tế bào cơ (sợi cơ). Mỗi tế bào cơ
gồm nhiều đơn vị cấu trúc, mỗi đơn vị cấu trúc gồm nhiều tơ cơ xếp song song dọc theo chiều
dài tế bào cơ, gồm 2 loại tơ cơ là tơ cơ mảnh (sáng) và tơ cơ dày (sẫm) nằm xen kẽ nhau tạo nên
các vân sáng và tối.


Tập hợp các tế bào cơ tạo nên bó cơ bọc trong màng liên kết. Mỗi bắp cơ có nhiều bó cơ. bắp cơ
ở giữa to, 2 đầu thn nhỏ tạo thành gân bám vào hai đầu xương. Khi cơ co làm xương chuyển
động —> tạo nên sự vận động.
Mỗi bắp cơ có mạch máu và dây thần kinh chi phối phân nhánh đến từng sợi cơ. Khi cơ co là các
tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm bắp cơ ngắn lại và phình to khiến xương
chuyển động.
Sự co cơ là 1 phản xạ, năng lượng cần cho co cơ là do sự ồxi hóa các chất dinh dưỡng do máu
mang đến, đồng thời cũng thải ra các sản phẩm phân hủy vào máu để đưa đến các cơ quan bài
tiết ra ngoài.
Câu 2: Vì sao nói, hệ cơ người tiến hóa hơn so với hệ cơ động vật?
Trả lời:
Hệ cơ người tiến hóa hơn so với hệ cơ động vật được thể hiện ở sự phân hóa các cơ chi trên, chi
dưới, sự phân hóa và phát triển cơ mặt và cơ lưỡi.
– Cơ chi trên: Phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách những hoạt động dạng và tinh vi,
đặc biệt là sự khéo léo của đôi bàn tay
– Con người thực hiện được các động tác tinh vi khéo léo trong lao động sáng tạo.
+ Cơ chi dưới: Có xu hướng tập trung thành các nhóm cơ lớn khoẻ —» vận động, di chuyển, tạo
thế cân bàng trong dáng đứng thẳng.

+ Cơ mặt: Phân hóa thành các nhóm cơ biểu lộ tình cảm (cơ nét mặt)
+ Cơ lưỡi phát triển giúp cho việc phát âm tiếng nói của con người.

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 9 tuyển chọn
Câu 1: Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
Chọn đáp án: D


Câu 2: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?
A. 400 cơ
B. 600 cơ
C. 800 cơ
D. 500 cơ
Chọn đáp án: B
Câu 3: Cấu trúc dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân được gọi là:
A. Bó cơ
B. Tơ cơ
C. Bắp cơ
D. Bụng cơ
Chọn đáp án: B
Câu 4: Trong tế bào cơ, tiết cơ là
A. phần tơ cơ nằm trong một tấm Z
B. phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.
C. phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.
D. phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).
Chọn đáp án: C

Câu 5: Hoạt động co cơ có ý nghĩa gì?
A. Giúp cơ thể di chuyển
B. Giúp cơ thể vận động
C. Con người lao động được
D. Cả ba đáp án trên


Chọn đáp án: D
Câu 6: Ý nghĩa của hoạt động co cơ
A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
B. Giúp cơ tăng kích thước
C. Giúp cơ thể tăng chiều dài
D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan
Chọn đáp án: A
Câu 7: Trong sợi cơ, các loại tơ cơ sắp xếp như thế nào?
A. Nối tiếp nhau
B. Xếp chổng lên nhau
C. Xen kẽ và song song với nhau
D. Vng góc với nhau.
Chọn đáp án: C
Câu 8: Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Mỏi cơ
B. Liệt cơ
C. Viêm cơ
D. Xơ cơ
Chọn đáp án: B
Câu 9: Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do:
A. Vân tối dày lên
B. Một đầu cơ to và một đầu cố định
C. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại



D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Chọn đáp án: C
Câu 10: Cơ sẽ bị duỗi ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Mỏi cơ
B. Liệt cơ
C. Viêm cơ
D. Xơ cơ
Chọn đáp án: B
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ trong SGK Sinh
học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi
trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt
kết quả cao
Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 8: Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ



×