Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Soạn sinh 8 bài 18 ngắn nhất vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.52 KB, 13 trang )

Soạn sinh 8 Bài 18 ngắn nhất: Vận chuyển
máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn


Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các
câu hỏi Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn trong sách giáo khoa


Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và
thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Mục tiêu bài học
- Tình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch

Mục lục nội dung
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 18 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 18 ngắn nhất

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 18 hay nhất

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 18 tuyển chọn
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 18 ngắn gọn
I. Vận chuyển máu trong hệ mạch
Máu được vận chuyển qua hệ mạch là do:
* Sức đẩy của tim khi tâm co


- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
- Huyết áp gồm:


+ Huyết áp tối đa khi tâm thất co. (120mmHg)
+ Huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn. (80mmHg)
- Vận tốc máu: Động mạch => tĩnh mạch => mao mạch

1.Động mạch chủ
2.Động mạch
3.Động mạch nhỏ
4.Mao mạch
5. Tĩnh mạch nhỏ
6. Tĩnh mạch
7. Tĩnh mạch chủ
* Sự hỗ trợ của hệ mạch:
+ Ở động mạch: nhờ sự co dãn của động mạch,
+ Ở tĩnh mạch, nhờ sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta
hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.


Hình 18-2. Vai trị của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh
mạch
II. Vệ sinh tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch trách các tác nhân có hại
a. Tác nhân có hại
- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị
xơ...
- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ
hãi...


- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)
- Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng

tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...
- Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.

b. Biện pháp bảo vệ
- Thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức
- Ăn uống lành mạnh
2. Cần rèn luyện tim mạch

⇒ Cần rèn luyện TTTD lành mạnh, vừa sức.


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 18 ngắn nhất
Bài 1 trang 60 Sinh 8 Bài 18 ngắn nhất:
Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ
đâu và như thế nào?
Trả lời:
Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo
nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối
thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt
chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong
mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0.5 m/s ở động mạch —» 0.001 m/s ở mao
mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch
Bài 2 trang 60 Sinh 8 Bài 18 ngắn nhất:
Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ s nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình
thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi
số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo?
Trả lời:
Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm:
Nhịp tim
Ý nghĩa


Trạng thái
(Số lần/phút)

– Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn
Lúc nghỉ ngơi

40 – 60
– Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn

Lúc hoạt động gắng sức

180 -240

– Hoạt động của cơ thể tăng lên

Giải thích: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn
người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ơxi cho cơ thể
là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của
tim cao hơn.
Bài 3 trang 60 Sinh 8 Bài 18 ngắn nhất:


Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.
Trả lời:
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như:
Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bị hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị
xơ...
Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ
hãi...

Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrơin, đơping. ...)
Cũng có nhiều ngun nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là
kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính
như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành
các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử) phát triển mơ xơ làm hẹp lịng động mạch) và gây ra bệnh
huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).
Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng
tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ: bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...
Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.
Bài 4 trang 60 Sinh 8 Bài 18 ngắn nhất:
Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.
Trả lời:
Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm
tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí cơng
cịn có bài tập xoa bóp ngồi da, trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được
lưu thông tốt.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 18 hay nhất
Câu 1:
- Động mạch có những đặc tính sinh lí gì giúp nó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình?
- Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng khơng kín)


- Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Tại sao?
- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim có thay đổi khơng? Tại sao?
- Hở van tim gây nguy hại gì đến tim?
Trả lời:
* Động mạch có 2 đặc tính sinh lí gì giúp nó thực hiện tốt nhiệm vụ của nó:
- Tính đàn hồi: Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào động mạch. Động mạch
co lại khi tim dãn.

+ Nhờ tính đàn hồi của động mạch mà máu chảy trong mạch thành dòng, liên tục mặc dù tim chi
bơm máu vào động mạch thành từng đợt.
+ Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có nhiều sợi đàn hồi
hơn.
- Tính co thắt: Là khả năng co lại của mạch máu.
+ Khi động mạch co thắt, lòng mạch hẹp lại làm giảm lượng máu đi qua + Nhờ đặc tính này mà
mạch máu có thể thay đổi tiết diện, điều hòa được lượng máu đến các cơ quan.
+ Động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn ở thành mạch nên có tính co thắt cao.
* Khi bị hở van tim.
- Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu đến các cơ quan.
- Lượng máu giảm, vì có một lượng máu quay trở lại tâm nhĩ.
- Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp không thay đổi. về sau suy tim nên huyết áp giảm.
- Hở van tim gây suy tim, do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.
Câu 2: Giải thích các hiện tượng sau:
- Khi nghỉ ngơi, vận động viên thể thao có nhịp tim thấp hơn người bình thường nhưng lưu
lượng tim thì vẫn giống người bình thường?
- Động mạch khơng có van nhưng tĩnh mạch lại có van?
- Ở người, trong chu kì tim khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và
không bằng nhau trong những trường hợp nào?


- Tại sao bình thường, ở người chỉ có khoảng 5% tổng số mao mạch là ln có máu chảy qua?
Trả lời:
* Khi nghỉ ngơi, vận động viên thể thao có nhịp tim thấp hơn người bình thường nhưng lưu
lượng tim thì vẫn giống người bình thường là vì:
+ Cơ tim của vận động viên khỏe hơn cơ tim của người bình thường nên thể tích tâm thu tăng.
Nhờ thể tích tâm thu tăng mà nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim, đảm bảo lượng
máu cung cấp cho các cơ quan.
+ Khi nghỉ ngơi, hoạt động ít hơn lúc vận động nên nhu cầu ôxi thấp hơn lúc vận động -> Do đó
nhịp tim giảm.

* Động mạch khơng có van nhưng tĩnh mạch lại có van:
+ Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van. Do huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu cỏ xu hướng rơi
xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn khơng cho máu rơi xuống phía dưới, chi cho máu đi theo
một chiều về phía tim
+ Động mạch có huyết áp cao —> vận tốc máu nhanh, nên không cần van.
* Ở người, trong chu kì tim khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và
không bằng nhau trong những trường hựp sau:
+ Một chu kì tuần hồn máu trải qua hai vịng tuần hồn (vịng tuần hồn nhỏ và vịng tuần hồn
lớn). Trong đó lượng máu đi vào hai vịng tuần hồn là ngang nhau, do vậy trong điều kiện bình
thường thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau.
+ Khi một trong hai lá van tim (van 2 lá hoặc van 3 lá) bị hở, khi bệnh nhân suy tim (suy tâm
thất trái) thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi khơng bằng nhau.
* Bình thường, ở người chỉ có khoảng 5% tổng số mao mạch là ln có máu chảy qua:
+ Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn nhưng chỉ cần khoảng 5% sổ mao mạch có
máu lưu thơng là đủ, số cịn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo
các nhu cầu sinh lí của cơ thể, nhờ cơ vòng ờ đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới mao
mạch.

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 18 tuyển chọn
Câu 1: Huyết áp tối đa đo được khi:
A. Tâm nhĩ dãn


B. Tâm thất co
C. Tâm thất dãn
D. Tâm nhĩ co
Chọn đáp án: B
Câu 2: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng
B. Nói khơng với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
D. Tất cả các phương án còn lại
Chọn đáp án: D
Câu 3: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?
A. 0,3 giây
B. 0,4 giây
C. 0,5 giây
D. 0,1 giây
Chọn đáp án: B
Câu 4: Loại mạch nào dưới đây khơng có van ?
A. Tĩnh mạch chậu
B. Tĩnh mạch mác
C. Tĩnh mạch hiển lớn
D. Tĩnh mạch chủ dưới
Chọn đáp án: D
Câu 5: Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:


A. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch
B. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch
C. Sức hút của lồng ngực khi hít vào vào và sức đẩy của tim
D. Sự co bóp của cac cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim
Chọn đáp án: B
Câu 6: Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi
A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.
B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.
Chọn đáp án: A
Câu 7: Máu được vận chuyển qua hệ mạch là do:

A. Sức đẩy của tim khi tâm co
B. Sự hỗ trợ của hệ mạch
C. Nhờ hệ thống van
D. Cả A và B đều đúng
Chọn đáp án: D
Câu 8: Máu lưu thông trong động mạch là nhờ vào yếu tố nào dưới đây ?
A. Sự co dãn của thành mạch
B. Sức đẩy của tim
C. Sự liên kết của dịch tuần hồn
D. Tất cả các phương án cịn lại
Chọn đáp án: D


Câu 9: Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có:
A. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn
B. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn
C. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn
D. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn
Chọn đáp án: A
Câu 10: Sắp xếp vận tốc máu chảy trong thành mạch theo đúng trình tự
A. Động mạch > tĩnh mạch > mao mạch
B. Động mạch > mao mạch > tĩnh mạch
C. Tĩnh mạch > động mạch > mao mạch
D. Tĩnh mạch > mao mạch > động mạch
Chọn đáp án: A
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ
tuần hoàn trong SGK Sinh học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí
thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi
trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao
Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 8: Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ

tuần hoàn



×