Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giáo trình khu công nghiệp sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.67 KB, 15 trang )

KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
- Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động tới
môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong KCNST, cụ thể: giảm thiểu sử
dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi
trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực,..
-  Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại
châu á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và
phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ và một số nước khác.
KCN sinh thái: các NM cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp:
-  Trao đổi các loại sản phẩm phụ;
- Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sp phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và theo hướng bảo
toàn tài nguyên thiên nhiên;
- Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường
- Xử lý chất thải tập trung;
-  Các loại hình CN phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng BVMT của
KCNST;
-Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu
dân cư,...) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất
thải).
 Sự khác nhau giữa KCN truyền thống và KCNST.

cơ cấu các bộ phân chức năng trong KCNST
KCN sinh thái: khi xây dựng KCNST cần đạt các yêu cầu:
- Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệuư năng
lượng với sản phẩm, phế phẩm, chất thải tạo thành.
-  Sự tương thích về quy mô Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện trao đổi
vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chi phí vận chuyển,
chi phí giao dịch, và tăng chất lượng của vật liệu trao đổi.
- Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy Giảm khoảng cách giữa các nhà máy sẽ
giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển
và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt và


trao đổi thông tin
Một KCN sinh thái đúng nghĩa cần :
-  Là mạng lưới hay một nhóm các DN sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau.
- Tập hợp các DN tái chế.
- Tập hợp các Cty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường.
- Tập hợp các Cty sản xuất sản phẩm "sạch".
- KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ khu công nghiệp sinh
thái năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên).
- KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng
- Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp thương mại, nhà ở).
 Tiêu chuẩn Kết cấu để trở thành Khu công nghiệp sinh thái
- Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu năng
lượng với sản phẩm ư phế phẩm ư chất thải tạo thành.
-Sự tương thích về quy mô Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện
trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chi
phí vận chuyển, chi phí giao dịch, tăng chất lượng của vật liệu trao đổi.
-  Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy hạn chế thất thoát nguyên vật liệu
trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ
dàng hơn trong việc truyền đạt
- Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền
vững.
-  Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với
quy định của cơ quan chức năng.
- Tỷ lệ thảm xanh dành cho toàn KCNST là từ 15%ư 35%, theo quy định riêng của
chủ đầu tư, mỗi nhà máy cũng chỉ được phép xây dựng 70% diện tích, 30%
diện tích còn lại được dùng để trồng cây xanh
- Tường ngăn giữa các doanh nghiệp sẽ là những bức tường cây xanh thay vì xây
bằng gạch, bê tông Chủ đầu tư cam kết xây dựng hạ tầng KCN phù hợp với
địa hình vùng và lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường khu vực;
- Trong KCN có trạm xử lý nước thải xử lý triệt để các nguồn chất thải trong

KCN, hỗ trợ xử lý chất thải cho dân cư vùng đệm, tổ chức các hoạt động thân
thiện với môi trường…
- Phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý và bảo vệ
môi trường ở KCN;
- lồng ghép vấn đề quy hoạch khu công nghiệp với quy hoạch môi
trường;
-  áp dụng công nghệ sạch, ít tiêu thụ năng lượng, ít chất thải, tái
chế, tái sử dụng tối đa;
- áp dụng ISO 14000 cho tất cả các doanh nghiệp;
-  bắt buộc các doanh nghiệp phải xử lý 100% nước thải, khí thải, chất thải rắn và
chất thải nguy hại trước khi thải ra môi công nghiệp sinh thái
 Tiêu chuẩn một khu công nghiệp sinh thái
+ theo Ernest A Lowe (2001), thành tựu của một KCNST là:
-  cải thiện hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên
-  tối thiểu hoá các tác động môi trường của các công ty này
-  mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự
phát triển là tích cực.
+  Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm:
-  các thiết kế xanh cho cơ sở hạ tầng và cây xanh (mới hoặc được
trang bị thêm);
-  sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm;
- sử dụng năng lượng hiệu quả;
-  và hợp tác liên công ty
 KCN sinh thái: Phát triển KCNST mang lại những lợi ích sau đây:
-  Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài chính;
- Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý đồng thời giảm
được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường;
- Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được ấn
tượng tốt đối với người tiêu dùng;
- Gia tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm chi

phí xử lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/phế liệu hay vật liệu
thải bỏ của nhà máy.
 Những Rủi ro và thách thức của KCNST
-  Chi phí ban đầu cao hơn, thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận dài hơn các KCN thông
thường Chủ đầu tư cần phải có sự bảo đảm cung cấp tài chính (của ngân hàng, các tổ
chức hỗ trợ, ..) cho dự án với thời gian dài hơn
-  Phát triển và hoạt động: Là một “cộng đồng”, các DNTV trong KCNST cần phải liên kết
mật thiết với nhau và không ngừng hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực
Bất cứ sự đình trệ, yếu kém tại bất cứ khâu nào trong hệ thống cũng làm giảm hiệu quả
hoạt động của KCNST
- Các chính sách : Các yêu cầu mới trong việc phát triển KCNST có thể không được các cơ
quan quản lý Nhà nước chấp thuận hay chậm thông qua, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển có bộ máy hành chính phức tạp và tham nhũng cao Chủ đầu tư KCNST
cần vận động để thiết lập các chính sách và
chiến lược mới theo hướng sản xuất sạch và STHCN
 Các nguyên tắc xây dựng KCN sinh thái
1. Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên:
- Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa
điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá
trình hoạt động, quản lý,…)
-  Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất
trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên
2. Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST
-  Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh
nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài
-  Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước Tận dụng các nguồn
năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái
sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,..
-  Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo
được Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chất gây

độc hại
-  Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại
-  Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường Tái
sử dụng tối đa các chất thải
3. Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCNST
- Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũng như với các
doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất
thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với môi
trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triển môi
trường sinh thái trong và ngoài KCN .
-  Phát triển tổ hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở,...) và phát huy tối
đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.
- Nguyên tắc quy hoạch và thiết kế cơ bản :
-  Hoà nhập với hệ tự nhiên
•  Lựa chọn địa điểm bằng việc đánh giá khả năng của môi trường sinh thái và thiết
kế trong phạm vi xác định đó
•  Hòa nhập KCNST với cảnh quan khu vực, hệ thống cấp thoát nước tự nhiên và hệ sinh
thái toàn vùng
•  Giảm thiểu các tác động môi trường toàn cầu (ví dụ giảm lượng khí nhà kính)
-  Hệ thống năng lượng
•  Tiết kiệm tối đa năng lượng thông qua việc thiết kế hay cải tạo các công trình phục vụ,
tái sử dụng năng lượng thừa hay bằng những phương pháp khác
•  Tiết kiệm thông qua mạng lưới dòng năng lượng liên hoàn giữa các nhà máy
•  Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh
-  Quản lý dòng nguyên vật liệu và chất thải
•  Tăng cường sản xuất sạch và hạn chế ô nhiễm, đặc biệt đối với chất độc hại
•  Tăng cường tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu giữa các DNTV
•  Giảm ảnh hưởng của chất độc hại thông qua các giải pháp thay thế vật liệu và xử lý chất

thải chung
•  Liên kết các DNTV với các công ty ngoài KCNST trong việc sản xuất và tiêu thụ các
phế phẩm thông qua mạng lưới các công ty tái chế và tái sử dụng
-  Cấp thoát nước
•  Thiết kế hệ thống cấp thoát nước để bảo vệ các nguồn nước và giảm ô nhiễm theo các
nguyên tắc tương tự như đối với năng lượng và nguyên vật liệu

×