Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

00 giáo trình rhm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 215 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TP.HCM
BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT

GIÁO TRÌNH

RĂNG HÀM MẶT
Dành cho sinh viên Y đa khoa

Năm 2017


LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục đại học, đào tạo theo tín chỉ, lấy học viên
làm trung tâm và đặc biệt là nhằm đáp ứng đƣợc chuẩn năng lực cơ bản bác sĩ đa khoa Việt
Nam, do Bộ Y Tế ban hành ngày 18-05-2015, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái
độ hành nghề Y chuyên nghiệp, Bộ môn Răng Hàm Mặt Trƣờng Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch biên soạn tập giáo trình này để phục vụ việc giảng dạy và học tập cho sinh
viên y đa khoa đi luân khoa Khoa Răng Mặt tại Trƣờng ĐHYK PNT TP HCM.
Chƣơng trình lý thuyết (20 tiết) với mục tiêu tổng quát nhƣ sau :
1. Mô tả đƣợc đặc điểm giải phẫu và chức năng hệ thống nhai.
2. Nhận thức rõ tầm quan trọng và mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe
tồn thân.
3. Giải thích đƣợc sinh bệnh học, ngun tắc điều trị và dự phịng các bệnh răng miệng
thơng thƣờng nhƣ bệnh sâu răng, bệnh nha chu, bệnh niêm mạc miệng và rối loạn
khớp thái dƣơng hàm.
4. Phân tích đƣợc đặc điểm các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, dị tật bẩm sinh và chấn
thƣơng vùng hàm mặt thƣờng gặp.
5. Tham gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm sóat các bệnh răng miệng cho
cá nhân và cho cộng đồng.
Tập giáo trình này ngồi phần đầu là bài giới thiệu chuyên ngành răng hàm mặt,
chúng tôi biên soạn thành 12 bài giảng, bám sát theo mục tiêu tổng quát nêu trên. Mỗi bài


đều đƣợc thiết kế theo chuẩn, bao gồm các phần: mục tiêu, nội dung chính, phần đọc thêm,
tóm tắt bài, từ khóa, câu hỏi lƣợng giá và tài liệu tham khảo chính.
Chúng tơi mong muốn tập giáo trình này sẽ giúp các giảng viên thống nhất tối đa các
nội dung giảng dạy và giúp cho sinh viên có thể tham khảo tài liệu trƣớc và sau khi nghe
giảng. Ngồi ra chúng tơi cũng hy vọng sẽ có ích cho các bác sĩ đa khoa đang hành nghề ở
những nơi khơng có đủ nhân lực ngành răng hàm mặt.
Cuối cùng bộ mơn rất mong sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp cũng nhƣ của
các bạn sinh viên là đối tƣợng của giáo trình này, để tập giáo trình đƣợc hồn thiện hơn.
Trân trọng kính chào.
TM.Bộ mơn Răng Hàm Mặt
Phó Trƣởng Phụ trách Bộ mơn
ThS BS NGUYỄN HỮU NHÂN


MỤC LỤC
Trang
Bài mở đầu: Giới thiệu chuyên khoa Răng Hàm Mặt ........................................................ 01
TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi
Bài 1: Giải phẫu chức năng hệ thống nhai ......................................................................... 12
TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi
Bài 2: Mơi trƣờng miệng và sức khỏe tồn thân. ................................................................ 22
ThS.BS. Cao Hữu Tiến
Bài 3: Bệnh lý răng và vùng quanh chóp ........................................................................... 39
ThS.BS. Dương Thị Hồi Xn
Bài 4: Bệnh nha chu ........................................................................................................... 62
ThS.BS. Nguyễn Hữu Nhân
Bài 5: Bệnh niêm mạc miệng ............................................................................................. 78
BSNT. Trần Kim Trinh
Bài 6: Rối loạn khớp thái dƣơng hàm ................................................................................. 99
TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi

Bài 7: Chấn thƣơng hàm mặt ............................................................................................ 115
TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi
Bài 8: Nhiễm trùng hàm mặt ........................................................................................... 140
TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi
Bài 9: Khối u vùng hàm mặt............................................................................................. 150
TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi
Bài 10: Dị tật bẩm sinh hàm mặt ...................................................................................... 161
TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi
Bài 11: Dịch tễ học bệnh răng miệng ................................................................................ 172
ThS.BS. Nguyễn Hữu Nhân
Bài 12: Nha khoa cơng cộng- Biện pháp phịng ngừa và kiểm soát bệnh răng miệng ........ 188
ThS.BS. Nguyễn Hữu Nhân
Đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh ........................................................................................ 202


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Minh họa “sâu răng" thời cổ đại . ............................................................................ 01
Hình 2: Cầu răng đầu tiên của lồi ngƣời ............................................................................ 02
Hình 3: Pierre Frauchaud, cha đẻ nha khoa hiện đại ............................................................. 03
Hình 4: Thiết bị khoan và ghế nha đầu tiên .......................................................................... 03
Hình 1.1: Sơ lƣợc cấu trúc răng và mơ nha chu ................................................................... 12
Hình 1.2: Răng vĩnh viễn trên và dƣới sắp xếp hình vịng cung ............................................ 14
Hình 1.3: Răng sữa trên và dƣới sắp xếp hình vịng cung .................................................... 14
Hình 1.4: Cấu trúc tổng qt mơ nha chu ............................................................................ 15
Hình 1.5: Khoang tiếp cận.................................................................................................... 17
Hình 1.6: Hình dạng cung răng ............................................................................................ 17
Hình 1.7: Vị trí tƣơng quan trung tâm .................................................................................. 18
Hình 1.8: Kích thƣớc dọc phía trƣớc và kích thƣớc dọc trung tâm ........................................ 18
Hình 2.1: Cấu trúc tuyến nƣớc bọt........................................................................................ 23

Hình 2.2: Các chỉ tố bệnh lý biểu hiện trong nƣớc bọt .......................................................... 36
Hình 3.1: Sơ đồ Keys ........................................................................................................... 40
Hình 3.2: Tƣơng tác phần tử liên quan trong hình thành mảng bám ...................................... 42
Hình 3.3: Các yếu tố bệnh căn sâu răng theo quan niệm mới ................................................ 43
Hình 3.4: Sang thƣơng sâu men sớm .................................................................................... 45
Hình 3.5: Sâu ngà................................................................................................................. 46
Hình 3.6: Sâu răng khơng hoạt động .................................................................................... 48
Hình 3.7: Tủy tăng sản ......................................................................................................... 54
Hình 3.8: Nội tiêu ................................................................................................................ 55
Hình 3.9: Răng chết tủy đổi màu .......................................................................................... 55
Hình 3.10: Áp xe quanh chóp cấp......................................................................................... 58
Hình 3.11: Viêm quanh chóp mạn ........................................................................................ 58
Hình 3.12: Lỗ dị trong viêm quanh chóp mạn có mủ ........................................................... 58
Hình 4.1: Mảng bám vi khuẩn . ............................................................................................ 64
Hình 4.2: Đo túi nha chu ...................................................................................................... 67
Hình 4.3: Viêm nƣớu mạn do mảng bám ............................................................................. 69
Hình 4.4: Viêm nƣớu hoại tử lở loét cấp............................................................................... 70
Hình 4.5: Sƣng nƣớu triển dƣỡng do thuốc Cyclosporin ....................................................... 70
Hình 4.6: Sƣng nƣớu thai kỳ ................................................................................................ 71
Hình 4.7: Sƣng nƣớu dậy thì ............................................................................................... 71
iv


Hình 4.8: Viêm nha chu mạn ................................................................................................ 71
Hình 4.9: Xquang viêm nha chu tấn cơng dạng khu trú ........................................................ 72
Hình 4.10: Xquang viêm nha chu tấn cơng dạng tồn thể ..................................................... 72
Hình 5.1: Mơ hình sang thƣơng phẳng: dát và bệt ............................................................... 78
Hình 5.2: Dát hắc tố mơi dƣới .............................................................................................. 79
Hình 5.3: Dát sắc tố do nhiễm sắc Amalgam ........................................................................ 79
Hình 5.4: Viêm miệng dạng hồng ban do nấm...................................................................... 79

Hình 5.5: Viêm miệng dạng hồng ban do dị ứng .................................................................. 79
Hình 5.6: Xuất huyết điểm khẩu cái mềm và lƣỡi gà ............................................................ 80
Hình 5.7: Xuất huyết đốm rãi rác khẩu cái ........................................................................... 80
Hình 5.8: Mảng xuất huyết mơi dƣới .................................................................................... 80
Hình 5.9: Mơ hình sang thƣơng gồ dạng đặc ........................................................................ 80
Hình 5.10: Bạch sản niêm mạc má ....................................................................................... 80
Hình 5.11: Ung thƣ tế bào gai niêm mạc miệng dạng sùi ...................................................... 80
Hình 5.12: Mơ hình sang thƣơng gồ chứa dịch ..................................................................... 81
Hình 5.13: Viêm miệng herpes dạng mụn nƣớc .................................................................... 81
Hình 5.14: Pemphygus dạng bóng nƣớc ............................................................................... 81
Hình 5.15: Lichen phẳng dạng bóng nƣớc ............................................................................ 81
Hình 5.16: Mơ hình sang thƣơng lõm ................................................................................... 81
Hình 5.17: Sang thƣơng dạng chợt do vỡ mun nƣớc herpes .................................................. 82
Hình 5.18: : Lichen phẳng niêm mạc má dạng chợt .............................................................. 82
Hình 5.19: Sang thƣơng lt áp tơ mơi dƣới ......................................................................... 82
Hình 5.20: Sang thƣơng loét do ung thƣ tế bào gai đầu lƣỡi ................................................. 82
Hình 5.21: Viêm miệng herpes nguyên phát ......................................................................... 83
Hình 5.22: Nấm Cadida albicans dạng màng giả .................................................................. 83
Hình 5.23: Nấm Cadida albicans dạng hồng ban .................................................................. 84
Hình 5.24: Nấm Cadida albicans dạng tăng sinh................................................................... 84
Hình 5.25: Viêm miệng áp tơ nhỏ tái phát ............................................................................ 85
Hình 5.26: Viêm miệng áp tơ dạng herpes ............................................................................ 85
Hình 5.27: Áp tơ khổng lồ mơi dƣới..................................................................................... 85
Hình 5.28: Lichen phẳng dạng lƣới niêm mạc má................................................................. 86
Hình 5.29: Lichen phẳng dạng chợt niêm mạc má ................................................................ 86
Hình 5.30: Viêm nƣớu viền trên bệnh nhân HIV/AIDS ........................................................ 88
Hình 5.31: Viêm nƣớu-nha chu hoại tử lở loét trên bệnh nhân HIV/AIDS ............................ 88
Hình 5.32: Bạch sản lơng vùng lƣỡi trên bệnh nhân HIV/AIDS ............................................ 89
v



Hình 5.33: Sarcom Kaposi khẩu cái trên bệnh nhân HIV/AIDS ............................................ 89
Hình 5.34: Bạch sản ............................................................................................................. 92
Hình 5.35: Bạch sản khơng đồng nhất .................................................................................. 92
Hình 5.36: Hồng sản ............................................................................................................ 92
Hình 5.37: Carcinom dạng loét............................................................................................. 92
Hình 5.38: Carcinom dạng chồi sùi ...................................................................................... 93
Hình 6.1: Các hình thái lồi cầu ........................................................................................... 101
Hình 6.2: Hình thái lồi cầu khơng thuận lợi ........................................................................ 101
Hình 6.3: Hõm khớp sâu .................................................................................................... 102
Hình 6.4: Chấn thƣơng giật cổ ........................................................................................... 103
Hình 6.5: Các tƣ thế đầu ra trƣớc ....................................................................................... 104
Hình 6.6: Khớp thái dƣơng hàm với trật đĩa ra trƣớc có hồi phục ....................................... 105
Hình 6.7: Há miệng hạn chế và lệch (T) do kẹt đĩa bên (T)................................................. 106
Hình 6.8: Cắn hở do tiêu xƣơng đầu lồi cầu hai bên ........................................................... 106
Hình 6.9: Tình trạng vƣớng cộm trong vận động hàm ........................................................ 107
Hình 6.10: Kỹ thuật chụp phim quy ƣớc đánh giá KTDH ................................................... 108
Hình 6.11: Hình ảnh khớp thái dƣơng hàm há, ngậm trên phim quy ƣớc ............................ 108
Hình 6.12: Hình ảnh KTDH với chiều thế đứng dọc trên Cone beam CT............................ 109
Hình 6.13: Hình ảnh KTDH với chiều thế đứng dọc trên MRI ............................................ 109
Hình 6.14: Máng nhai thƣ giãn ........................................................................................... 111
Hình 7.1: Vết thƣơng sây sát .............................................................................................. 116
Hình 7.2: Vết thƣơng rách da ............................................................................................. 116
Hình 7.3: Vết thƣơng thiếu hổng mơi trên .......................................................................... 117
Hình 7.4: Gián đoạn cung răng .......................................................................................... 119
Hình 7.5: Sƣng nề thâm tím mi mắt, tụ máu ....................................................................... 120
Hình 7.6: Thâm tím, tụ máu kết mạc mắt............................................................................ 121
Hình 7.7: Di lệch nhãn cầu ................................................................................................. 121
Hình 7.8: Liệt mặt .............................................................................................................. 123
Hình 7.9: Khám sờ bờ trên và bờ dƣới hốc mắt .................................................................. 127

Hình 7.10: Khám sờ cung gị má, lồi cầu ............................................................................ 128
Hình 7.11: Khám sờ bờ dƣới xƣơng hàm dƣới ................................................................... 128
Hình 7.12: Lắc tồn bộ cung răng trên chẩn đốn gẫy ngang xƣơng hàm trên .................... 129
Hình 7.13: Lắc xƣơng hàm dƣới ........................................................................................ 130
Hình 7.14: Phim Water’s và các đƣờng đọc phim ............................................................... 131
Hình 7.15: Phim Hirzt và hình ảnh gẫy cung và xƣơng gò má ............................................ 131
vi


Hình 7.16: Phim mặt thẳng và hình ảnh gẫy góc hàm, góc cành ngang ............................... 132
Hình 7.17: Hình ảnh gẫy góc hàm trên phim tồn cảnh ...................................................... 133
Hình 7.18: Phim Towne và hình ảnh gẫy cổ lồi cầu hai bên ................................................ 133
Hình 7.19: Phim mặt nhai hàm dƣới và hình ảnh gẫy vùng cằm ......................................... 134
Hình 7.20: Phim CT Gẫy di lệch kiểu nhát rìu cung gị má ................................................. 134
Hình 8.1: Áp xe nha chu và tiêu xƣơng trên phim x quang ................................................. 140
Hình 8.2: Rạch áp xe nha chu ............................................................................................ 141
Hình 8.3: Áp xe xƣơng ổ răng ........................................................................................... 141
Hình 8.4: Mở tủy giải áp .................................................................................................... 142
Hình 8.5: Áp xe lan vùng dƣới lƣỡi .................................................................................... 143
Hình 8.6: Áp xe lan vùng dƣới hàm.................................................................................... 143
Hình 8.7: Áp xe dƣới màng xƣơng răng cối dƣới ............................................................... 144
Hình 8.8: Áp xe dƣới niêm mạc ngách lợi hàm trên ........................................................... 144
Hình 8.9: Áp xe dƣới da má dƣới ...................................................................................... 145
Hình 8.10: Viêm mơ tế bào má dƣới .................................................................................. 145
Hình 8.11: Nhiễm trùng từ chóp răng lan vào xoang hàm ................................................... 147
Hình 9.1: U nguyên bào men xƣơng hàm dƣới .................................................................. 151
Hình 9.2: Lồi rắn khẩu cái .................................................................................................. 152
Hình 9.3: Lồi rắn xƣơng hàm dƣới .................................................................................... 152
Hình 9.4: U tuyến nƣớc bọt mang tai.................................................................................. 152
Hình 9.5: Nang nhầy mơi dƣới .......................................................................................... 152

Hình 9.6: U máu mơi dƣới và mơi trên .............................................................................. 155
Hình 9.7: Dấu hiệu há miệng hạn chế trên bệnh nhân ung thƣ vòm .................................... 156
Hình 9.8: Ung thƣ xƣơng hàm trên – Ung thƣ tế bào gai lan rộng má ................................. 157
Hình 9.9: Nang xƣơng hàm dƣới liên quan đến răng khôn .................................................. 157
Hình 9.10: U sụn xƣơng đầu lồi cầu trên phim CT ............................................................. 158
Hình 10.1: Phơi thai học vùng hàm mặt (tuần thứ 7)........................................................... 161
Hình 10.2: Phơi thai học vùng hàm mặt (nhìn thẳng) .......................................................... 162
Hình 10.3: Phơi thai học vùng hàm mặt (nhìn từ dƣới) ....................................................... 162
Hình 10.4: Phơi thai tuần 7-8, 8-10 .................................................................................... 163
Hình 10.5: Khe hở mơi tồn bộ một bên ............................................................................. 163
Hình 10.6: Khe hở hàm ếch tồn bộ hai bên ....................................................................... 163
Hình 10.7: Khe hở ngang mặt – Khe hở mặt chéo .............................................................. 164
Hình 10.8: Khe hở mơi dơn và khe hở mơi tồn bộ ............................................................ 165
Hình 10.9: Khe hở mơi tồn bộ hai bên ............................................................................. 166
vii


Hình 10.10: Xƣơng tiền hàm biến dạng thứ phát sau phẫu thuật ......................................... 167
Hình 10.11: Cung răng đổ sập vào trong ........................................................................... 167
Hình 10.12: Cung răng đổ sập và cắn hở sau tạo hình hàm ếch ........................................... 167
Hình 11.1: Bản đồ sâu răng thế giới (1982-2007)- WHO .................................................... 174
Hình 12.1: Chải răng theo phƣơng pháp Bass cải tiến ......................................................... 194
Hình 12.2: Sử dụng chỉ nha khoa ...................................................................................... 195
Hình 12.3: Bàn chải kẻ răng ............................................................................................... 196
Hình 12.4: Ung thƣ niêm mạc miệng .................................................................................. 198
Hình 12.5: Niêm mạc ngƣời hút thuốc................................................................................ 198
Hình 12.6: Bạch sản ........................................................................................................... 198
Hình 12.7: Hồng sản .......................................................................................................... 198
Hình 12.8: Sử dụng xanh Toluidine .................................................................................... 199
Hình 12.9: Bàn chải chải tế bào bong ................................................................................. 199


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần của nƣớc bọt hỗn hợp và giá trị bình thƣờng ở huyết tƣơng ............... 24
Bảng 3.1: Phân loại sang thƣơng sâu răng theo quan niệm mới ............................................ 47
Bảng 10.1: Cung mang và các cấu trúc hình thành ............................................................. 162
Bảng 10.2: Phân loại khe hở môi – hàm ếch ....................................................................... 164
Bảng 11.1: Tỷ lệ sâu răng và SMT theo tuổi và giới tính .................................................... 174
Bảng 11.2: Sâu răng theo tuổi ở thành thị và nơng thơn ...................................................... 175
Bảng 11.3: Tình hình sâu răng theo vùng địa lý .................................................................. 175
Bảng 11.4: Tình trạng bệnh nha chu lứa tuổi 35-44 theo CPITN ........................................ 178
Bảng 11.5: Tình trạng bệnh nha chu tồn quốc theo nhóm tuổi........................................... 179
Bảng 11.6: Tình trạng bệnh nha chu ở VN theo giới và khu vực ......................................... 179
Bảng 11.7: Tình trạng bệnh nha chu ở VN theo thu nhập ................................................... 180
Bảng 11.8: Tình trạng bệnh nha chu ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................... 180
Bảng 11.9: Liên quan giữa tiền ung thƣ và ung thƣ miệng với yếu tố nguy cơ .................... 182
Bảng 11.10: Tỷ lệ tổn thƣơng niêm mạc miệng ở phía Nam Việt Nam ............................... 183

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 11.1: Chỉ số SMT ở đồng bằng sông Cửu Long-2012 ............................................ 176
Biểu đồ 11.2: Phân bổ số trung bình sextant theo tuổi và vùng địa lý.................................. 180

viii


BÀI MỞ ĐẦU
TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi

MỤC TIÊU
1. Trình bày lƣợc sử ngành nha khoa thời kỳ hiện đại trên thế giới và Việt Nam.
2. Trình bày đƣợc phạm vi điều trị các chuyên ngành trong ngành Răng hàm mặt

3. Nêu vai trò kiến thức răng hàm mặt với bác sĩ y khoa
Chuyên khoa Răng hàm mặt là một chuyên khoa trong Y khoa với nhiệm vụ chính
là chẩn đốn và điều trị bệnh lý các cơ quan, cấu trúc vùng miệng hàm mặt. Đối tƣợng của
chuyên khoa răng hàm mặt bao gồm ba lĩnh vực Nha khoa cơ sở, Nha khoa lâm sàng và
Nha khoa cơng cộng, trong đó mỗi lĩnh vực có nhiều chuyên ngành chuyên sâu khác
nhau. Lĩnh vực Nha khoa cơ sở bên cạnh các môn học tƣơng đồng với y khoa nhƣ Giải
phẫu răng – miệng, Mô phôi răng – miệng, Sinh lý răng – miệng, Sinh hoá răng – miệng,
Vi sinh răng – miệng… đặc thù vùng miệng hàm mặt, cịn có mơn chun biệt là Vật liệu
nha khoa, nghiên cứu về vật liệu, dụng cụ và thiết bị chuyên dụng của ngành nha. Lĩnh vực
Nha khoa lâm sàng với nhiều chuyên ngành khác nhau phục vụ cho việc chẩn đoán và điều
trị các bệnh lý răng miệng, gồm các chuyên ngành chuyên sâu khác nhau: Bệnh lý miệng –
hàm mặt, Phẫu thuật miệng – hàm mặt, Chữa răng, Nội nha, Phục hình, Nha chu, Chỉnh
hình răng mặt…Lĩnh vực Nha khoa cơng cộng nghiên cứu về dịch tể học các bệnh lý răng
miệng, các biện pháp phát hiện sớm, phòng ngừa các bệnh lý rang miệng hàm mặt phổ
biến nhƣ sâu răng, nha chu, ung thƣ niêm mạc miệng.
Mặc dù là chuyên khoa chăm sóc sức khoẻ con ngƣời, nhƣng do tính đặc thù về
hành nghề, chuyên khoa răng hàm mặt đƣợc đào tạo nhƣ một chuyên ngành độc lập tƣơng
đối so với các chuyên khoa Y khoa.

1. LƢỢC SỬ CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
1.1. Thời kỳ cổ đại đến cận đại
Vấn đề răng miệng đầu tiên đƣợc đề cập đến từ
5000 năm trƣớc công nguyên, trong tài liệu ngƣời Sumer
(Nền văn minh Lƣỡng Hà, tƣơng ứng Iraq ngày nay), sử
dụng thuật từ “Sâu răng” là để chỉ một loại sâu gây phá
huỷ răng (tooth worm). Thuật từ “Sâu răng” với ý nghĩa
là một lồi sâu gây ra cịn là quan điểm của nhiều quốc
gia khác nhau nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập… và
kể cả Việt Nam. Những chiếc răng ngà với hình ảnh các
chú “sâu” bên trong là minh học rõ nét cho quan điểm

này (hình 1). Thuật từ này tồn tại cho đến tận năm 1300
sau công nguyên mới đƣợc Guy de Chauliac, một phẫu
thuật viên ngƣời Pháp giải thích rõ nguyên nhân không
phải là do sâu (worm), và thuật từ này đƣợc thay thế bởi
thuật từ “tooth decay” hay “dental caries”. Tại Việt Nam,
thuật từ “Sâu răng” vẫn đƣợc sử dụng, nhƣng định nghĩa
là một bệnh gây phá huỷ mô răng do vi khuẩn.

Hình 1: Minh hoạ quan niệm
“sâu răng” thời cổ đại
(Nguồn: Tài liệu tham khảo số 5)

Tại Trung Hoa, từ năm 2700 trƣớc cơng ngun đã có bằng chứng sử dụng châm
cứu để điều trị đau do răng. Đến năm 2600 trƣớc công nguyên là mốc lịch sử nha khoa khi
ngƣời “bác sĩ nha khoa đầu tiên” (the first dentist), một ngƣời Ai Cập là Hesy-Re, đã ra đi
để lại sự tiếc thƣơng vơ hạn, với những dịng chữ cịn khắc trên bia mộ của ơng “The
1


greatest who deal with teeth”. Trong y văn Ai Cập cổ đại từ năm 1700 – 1550 trƣớc công
nguyên cũng đề cập đến các bệnh lý răng miệng và các phƣơng pháp điều trị giảm đau.
Đặc biệt, trong giai đoạn năm 500 – 300 trƣớc công nguyên, Hippocrates (460 – 375 trƣớc
cơng ngun), “cha đẻ của ngành y”, đã có nhiều đóng góp có giá trị trong lĩnh vực nha
khoa. Hippocrates đã viết về vấn đề mọc răng, điều trị sâu răng, điều trị các bệnh nƣớu,
nhổ răng bằng kềm, đề xuất phƣơng pháp dùng chỉ cố định răng lung lay, nêu phƣơng pháp
nắn chỉnh và cố định xƣơng hàm thông qua cố định răng bằng cách dùng chỉ vàng hay chỉ
vải để cố định răng hai bên đƣờng gãy cho đến khi lành thƣơng. Hippocrates cũng nêu
những chỉ định của phƣơng pháp dùng băng cằm đầu và cũng phê bình những hạn chế của
phƣơng pháp này khi dùng sai chỉ định trong điều trị gãy xƣơng hàm dƣới đã sử dụng từ
những thời kỳ trƣớc. Nguyên tắc điều trị mà Hippocrates đề nghị vẫn còn giá trị đến ngày

nay, trong những trƣờng hợp gãy xƣơng hàm dƣới ít di lệch và có thể nắn chỉnh bằng tay.
Trong kỹ thuật nắn khớp thái dƣơng hàm, Hippocrates mô tả chi tiết kỹ thuật nắn khớp và
quan sát của ng thật tinh tế, phù hợp với đặc điểm giải phẫu và sinh lý các cơ nhai trong
quá trình nắn khớp. Yếu tố “thƣ giãn cơ và bất ngờ” là chìa khóa trong nắn khớp thái
dƣơng hàm đã đƣợc Hippocrates phát hiện từ trƣớc cơng ngun, lúc chƣa có những kiến
thức về giải phẫu học, đã bị nhiều thầy thuốc cho đến hiện nay bỏ quên: “ …ngƣời thực
hiện thao tác nắn khớp giữ hàm dƣới bằng cách đặt các ngón tay trong và ngoài miệng gần
vùng cằm. Yêu cầu bệnh nhân giữ miệng há trong trạng thái thoải m i v gi n cơ sau đó
ất ngờ đẩ h m ƣới ra sau và yêu cầu bệnh nhân ngậm miệng…”.
Dấu ấn cuối cùng của lịch sử nha khoa thời cổ đại là ngƣời Etruscan (166 – 201 sau
công nguyên) đã thực hiện chiếc cầu răng đầu tiên bằng cách dùng chỉ vàng để buộc các
răng mất với các răng cịn lại (hình 2).
Trong suốt thời kỳ trung đại và cận đại, thực hành nha khoa do các bác sĩ y khoa
hoặc thợ hớt tóc (barber) đảm trách. Trong thời kỳ này, hầu nhƣ khơng có bƣớc tiến gì
đáng kể trong chun ngành nha khoa. Tại u châu, trƣờng y khoa đầu tiên đƣợc thành lập
vào thế kỷ XI ở Salermo, nƣớc . Bộ sách giáo khoa phẫu thuật đƣợc biên soạn vào năm
1180 tại Salerno, trong đó có đề cập đến phƣơng pháp điều trị gãy xƣơng hàm. Vấn đề
khớp cắn bắt đầu đƣợc quan tâm: “Trong gãy xƣơng hàm dƣới, các răng dƣới không tiếp
khớp đƣợc với răng hàm trên và nhƣ vậy, bệnh nhân không thể nhai đƣợc. Bệnh nhân phải
đƣợc cố định các răng dƣới vào các răng hàm trên sao cho tất cả các răng dƣới tiếp xúc với
tất cả các răng trên”. Tuy nhiên ngƣời thực sự đề cập đến phƣơng pháp cố định liên hàm là
nhà phẫu thuật nổi tiếng ngƣời , Guglielmo Salicetti (1210 – 1280). Guglielmo Salicetti
còn là ngƣời đầu tiên đề cập đến trƣờng hợp trật khớp thái dƣơng hàm lên trên, một trƣờng
hợp rất hiếm.
Lanfranchi, học trị của Guglielmo Salicetti, cũng có nhiều đóng góp trong lĩnh vực
điều trị chấn thƣơng hàm mặt. ng đã đề nghị
một phƣơng pháp mới để nắn khớp thái dƣơng
hàm trong trƣờng hợp trật khớp: “Ngƣời phụ tá
đứng phía sau, dùng một võng bao quanh cằm kéo
về phía sau. Trong khi đó, phẫu thuật viên sẽ dùng

chêm gỗ chêm vào vùng răng cối nhƣ một đòn
bẩy để nắn khớp”
Ambroise Paré (1510 – 1590), một nhà
phẫu thuật hàng đầu của Pháp thời bấy giờ, mệnh
danh là cha đẻ ngành phẫu thuật, đã đúc kết rất
nhiều phƣơng pháp điều trị trong nha khoa bao
gồm nhổ răng, điều trị sâu răng, điều trị gãy
2

Hình 2: Chiếc cầu răng đầu tiên của
loài người (166 – 201 sau CN)
(Nguồn: Tài liệu tham khảo số 5)


xƣơng hàm trong các tác phẩm của mình. Những phƣơng pháp điều trị chấn thƣơng hàm
mặt của Hyppocrate, Guglielmo Salicetti, Lanfranchi… đều đƣợc ghi nhận với những bàn
luận và đánh giá một cách khoa học.

1.2. Thời kỳ hiện đại
Pierre Fauchard (hình 3) đã xuất bản cuốn sách đầu
tiên về nha khoa “Le Chirurgien Dentiste” vào năm 1723,
trong đó ơng đã mô tả một cách hệ thống kiến thức nha khoa,
từ giải phẫu và chức năng vùng miệng cho đến các kỹ thuật
chữa răng, phục hình răng. Mặc dù là một bác sĩ phẫu thuật,
nhƣng với tác phẩm này, ông đƣợc xem là cha đẻ của nha
khoa hiện đại.
Năm 1790 đánh dấu một cột mốc trong ngành nha
khoa với hệ thống dụng cụ khoan đầu tiên do John
Greenwood thiết kế (hình 4). ng là bác sĩ nha khoa riêng
của Washington (Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ), đồng

thời với chiếc ghế điều trị nha khoa đầu tiên do Josiah Flagg
sáng chế trong cùng năm 1790.

Hình 3: Pierre Fauchaud, cha
đẻ nha khoa hiện đại (Nguồn:
Tài liệu tham khảo số 5)

Hình 4A&B: Thiết bị khoan và ghế điều trị
nha khoa đầu tiên vào năm 1790 do
Greenwood và Flagg thiết kế (Nguồn: Tài
liệu tham khảo số 5)

A

Thế kỷ XIX khởi đầu với sự thành lập trƣờng
B
Nha khoa đầu tiên vào năm 1840 tại Baltimore
(Hoa Kỳ) do Chapin Harris và Horace Hayden
đồng sánh lập, sau đó với sự kiện thành lập Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (1859), trƣờng Nha
khoa Harvard (1867). Vào cuối thế kỷ XIX, Angle (1899) đề xuất khái niệm lệch lạc khớp
cắn và phân loại lệch lạc khớp cắn thành 3 nhóm với đặc điểm đặc thù. Trên cơ sở phân
loại lệch lạc khớp cắn đó, ơng tiếp tục xây dựng những quan điểm và kỹ thuật điều trị các
hình thái lệch lạc khớp cắn rồi thành lập trƣờng dạy chỉnh nha đầu tiên vào năm 1900.
Đầu thế kỷ XX, Hiệp hội bác sĩ chỉnh nha đầu tiên ra đời (1901), là hiệp hội chuyên
ngành đầu tiên trong nha khoa, mở đƣờng cho sự phát triển các chuyên ngành khác trong
lĩnh vực nha khoa. Với những cơng lao to lớn đó, Angle đƣợc tôn vinh là cha đẻ của
3


chuyên ngành chỉnh nha. Tiếp theo chuyên ngành chỉnh nha, Hiệp hội bác sĩ nha chu ra đời

vào năm 1914, rồi Hiệp hội bác sĩ nhổ răng đƣợc thành lập vào năm 1919, đến năm 1921
thì đổi tên thành Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật miệng và nhổ răng, tiền thân của Hiệp hội bác
sĩ phẫu thuật miệng – hàm mặt hiện nay. Những hiệp hội chuyên ngành khác trong nha
khoa tiếp tục đƣợc thành lập sau đó nhƣ Hiệp hội bác sĩ phục hình (1928), hiệp hội bác sĩ
nội nha (1943)…
Thế kỷ XX đã chứng kiến những tiến bộ vƣợt bậc trong ngành nha khoa với hàng
loạt những phát kiến. Vai trò của fluor trong phòng ngừa sâu răng là một cuộc cách mạng
trong nha khoa góp phần giảm tỉ lệ sâu răng. Chƣơng trình fluor hố nƣớc uống đƣợc tiến
hành đầu tiên ở New York và Michigan vào năm 1945 và sau đó fluor đƣợc đƣa vào kem
đánh răng nhằm sử dụng rộng rãi hơn trong cộng đồng vào năm 1950. Tay khoan siêu tốc
đầu tiên đƣợc sáng chế với tốc độ 300.000 vòng/ phút vào năm 1957 cùng với chiếc ghế
điều trị nha khoa hồn chỉnh, có tất cả những tính năng điều khiển ra đời một năm sau đó
(1958) đã giúp hồn thiện hơn các quy trình kỹ thuật điều trị nha khoa. Năm 1965, Vai trị
tích hợp xƣơng do Branmark phát hiện đã đƣa ngành nha chuyển sang một kỷ nguyên mới
trong điều trị phục hồi răng với implant nha khoa. Implant nha khoa đã phát triển mạnh mẽ
và liên tục từ những năm cuối thế kỷ XX cho đến nay. Những vật liệu nha khoa thẩm mỹ
(composite, sứ nha khoa, thuốc tẩy trắng răng) cùng với implant nha khoa góp phần cải
thiện một cách toàn diện cả về chức năng nhai và thẩm mỹ trong điều trị nha khoa.

1.3. Lịch sử nha khoa Việt Nam
1.3.1. Giai đoạn trƣớc 1939
Trƣớc năm 1939, tại Việt nam chƣa có đào tạo Nha khoa. Điều trị nha khoa do các
một số rất ít Bác sĩ Nha khoa đƣợc đào tạo từ Pháp. Trong số đó có Bác sĩ Nguyễn Văn
Thủ, tốt nghiệp Nha khoa từ Pháp năm 1940 và mở phòng khám Nha khoa tại Sài Gòn.
Cùng với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Nguyễn văn Thủ là những ngƣời lãnh đạo trên
mặt trận y tế trong phong trào đấu tranh chống Pháp. Sau này bác sĩ Nguyễn Văn Thủ là
Chủ nhiệm bộ môn Răng hàm mặt đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1958), là
Viện trƣởng đầu tiên của Viện Răng Hàm Mặt trung ƣơng (1980).
1.3.2. Giai đoạn 1939 – 1954
Vào năm 1939, ban Nha khoa đầu tiên đƣợc thành lập thuộc trƣờng Y Đơng

Dƣơng. Khố đầu tiên gồm 10 bác sĩ nha khoa, là những bác sĩ đầu ngành của Nha khoa
Việt Nam nhƣ GS Nguyễn Huy Tiếp (là Hiệu trƣởng Đại học Nha khoa ở Miền Nam), GS
Trịnh Văn Tuất (là trƣởng bộ môn khẩu xoang, Đại học Nha khoa ở miền Nam). Khố thứ
hai có bác sĩ Nguyễn Dƣơng Hồng, sau này là chủ nhiệm bộ môn RHM Đại học Y Hà Nội.
Ban Nha khoa Đại học Y Đông Dƣơng đào tạo mỗi năm sau đó khoảng 20 bác sĩ nha khoa,
đảm trách điều trị trong lĩnh vực nha khoa trên toàn quốc.
Trong thời gian này, bác sĩ Võ Thế Quang tốt nghiệp Nha khoa ở Pháp (1950) đã
trở về Việt Nam (1952) và là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển ngành Nha Việt
Nam sau đó.

1.3.3. Giai đoạn 1954 – 1975
Tại miền Nam, Các bác sĩ là giảng viên ban Nha khoa cùng với nhiều sinh viên từ
trƣờng Y Đông Dƣơng chuyển vào Nam để thành lập khoa Nha, do GS Lerich làm trƣởng
4


khoa. Đến năm 1967 thì Nha Y khoa Đại học đƣờng chính thức thành lập và dời về 652
Nguyễn Trãi (Khoa Răng Hàm Mặt hiện nay).
Tại miền Bắc, bộ môn Nha khoa đƣợc thành lập năm 1958, trong đó BS Nguyễn
Văn Thủ là chủ nhiệm, BS Võ Thế Quang và BS Nguyễn Dƣơng Hồng là phó chủ nhiệm.
Các bác sĩ khoá đầu tiên và khoá thứ hai là những ngƣời lãnh đạo ngành nha sau này nhƣ
BS Trần Văn Trƣờng, BS Mai Đình Hƣng, BS Nguyễn Văn Cát, BS Nguyễn Hồnh Đức,
BS Vũ Khối. Bên cạnh các bác sĩ đƣợc đào tạo chuyên ngành nha khoa kể trên, sẽ là thiếu
sót nếu khơng nhắn đến những cánh chim đầu đàn của chuyên ngành Phẫu thuật hàm mặt,
xuất phát là bác sĩ Y khoa, nhƣng hoạt động trong chuyên ngành Phẫu thuật hàm mặt (một
chuyên khoa sâu trong ngành răng hàm mặt) nhƣ GS.TS Nguyễn Huy Phan, GS Nguyễn
Văn Thụ, GS Nguyễn Khắc Giảng, là những bậc thầy của nhiều thế hệ bác sĩ chuyên khoa
Phẫu thuật hàm mặt.
1.3.4. Giai đoạn sau 1975 đến na
Năm 1975, BS Võ Thế Quang, BS Hoàng Tử Hùng tiếp quản trƣờng Nha ở miền

Nam và tiếp tục sự nghiệp đào tạo các thế hệ bác sĩ nha khoa cho đến nay. BS Võ Thế
Quang là trƣởng khoa RHM trong thời kỳ 1976 – 1996, và sau đó là BS Hồng Tử Hùng
(1996 – 2010).
Tại miền Bắc, bộ môn RHM Đại học Y Hà Nội vẫn tiếp tục đào tạo bác sĩ răng hàm
mặt và hiện nay bộ môn RHM đã trở thành Viện Đào tạo RHM, thuộc Đại học Y Hà Nội.
Hiện nay, có nhiều cơ sở đào tạo chuyên khoa RHM khá ra đời khắp đất nƣớc: Thái
nguyên, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ; nhƣng Khoa RHM Đại học Y Dƣợc TP.HCM và Viện
Đào Tạo RHM, Đại học Y Hà Nội vẫn có bề dày lịch sử và chất lƣợng đào tạo uy tín đã
đƣợc khẳng định trong cả nƣớc.

2. PHẠM VI ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH TRONG RĂNG
HÀM MẶT
2.1. Sơ lƣợc phạm vi ệnh lý răng h m mặt v c c chu ên ng nh điều trị
Bệnh lý trong phạm vi chuyên ngành răng hàm mặt bao gồm bệnh lý răng miệng và
bệnh lý hàm mặt. Bệnh lý răng miệng bao gồm bệnh lý răng, bệnh lý nha chu và bệnh lý cơ
quan nhai. Bệnh lý hàm mặt là bệnh lý tất cả các cấu trúc và cơ quan vùng hàm mặt, bao
gồm xƣơng hàm, tuyến nƣớc bọt, cơ – thần kinh…
Bệnh lý răng miệng chiếm tỉ lệ lớn trong các bệnh lý răng hàm mặt, trong đó bệnh
sâu răng đƣợc quan tâm nhiều nhất. Sâu răng chiếm tỉ lệ rất cao trong cộng đồng, gây tiêu
tốn cho xã hội cao nhất trong nhóm bệnh lý răng miệng, nhƣng khơng phải là bệnh lý phồ
biến nhất. Bệnh nha chu là bệnh lý phổ biến nhất, vì hầu nhƣ ai cũng đã từng có viêm
nƣớu, nhƣng viêm nha chu mới là thể bệnh quan trọng, là nguyên nhân gây mất răng nhiều
nhất ở ngƣời. Tƣơng ứng với bệnh lý răng miệng, có rất nhiều chuyên khoa trong ngành
răng hàm mặt đảm trách điều trị nhƣ Chữa răng – Nội nha, Phẫu thuật miệng, Phục hình,
Nha chu, Chỉnh hình răng mặt. Đặc biệt, cịn có chun khoa Nha khoa cơng cộng nghiên
cứu đặc điểm bệnh lý răng miệng trong cộng đồng và đảm trách việc phòng ngừa bệnh lý
răng miệng cho cộng đồng.
Bệnh lý hàm mặt có các chuyên khoa tƣơng ứng là Bệnh học miệng – hàm mặt và
Phẫu thuật miệng – hàm mặt, trong đó trong đó Phẫu thuật hàm mặt phân chia các phân
ngành: Phẫu thuật miệng (Oral surgery), Phẫu thuật cấy ghép (Oral Implantology), Phẫu

thuật chấn thƣơng (Maxillofacial Trauma), Phẫu thuật bệnh lý (Patholigical Surgery), Phẫu

5


thuật tạo hình và tái tạo (Plastic and reconstructive surgery), Phẫu thuật chỉnh hình
(Orthognathic surgery) và Phẫu thuật khớp thái dƣơng hàm (Temporomandibular surgery).
Chuyên khoa hỗ trợ quan trọng cho công tác điều trị lĩnh vực răng miệng và hàm
mặt, không thể không nhắc đến là Chuyên khoa X quang (Dental Radiology), mà hiện nay
là chun khoa Chẩn đốn hình ảnh nha khoa (Diagnostic imaging in dentistry) đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của công nghệ nói chung.
Ngồi ra, nhóm chun khoa cơ sở làm nền tảng trong chuyên ngành là Nha khoa
cơ sở, bao gồm Giải phẫu răng (Dental anatomy), Mô phôi miệng (Oral Histology), Sinh
học miệng (Oral Biology), Cắn khớp (Occlusion) và Vật liệu nha khoa (Dental material).
Ở các nƣớc phát triển, sau giai đoạn đào tạo bác sĩ nha khoa, giai đoạn đào tạo sau
đại học sẽ đi sâu vào các chuyên ngành nhƣ kể trên, là bác sĩ chuyên khoa về từng lĩnh vực
chuyên sâu: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt (Oral and maxillofacial Surgeon), Bác
sĩ chuyên khoa bệnh học hàm mặt (Oral and maxillofacial Pathologist), Bác sĩ chuyên khoa
chỉnh hình răng mặt (Orthodontist), Bác sĩ chuyên khoa Nội nha (Endodontist), Bác sĩ
chuyên khoa phục hình (Prosthodontist), Bác sĩ chuyên khoa Răng trẻ em (Pedodontist),
Bác sĩ chuyên khoa Nha chu (Periodontist), Bác sĩ chun khoa Chẩn đốn hình ảnh (Oral
Radiologist).

2.2. Phạm vi điều trị chu ên ng nh
Về phạm vi điều trị, các chuyên ngành lâm sàng trong chuyên khoa răng hàm mặt
có thể chia làm hai nhóm: Nhóm các chuyên ngành điều trị nha khoa và điều trị bệnh lý
hàm mặt.
2.2.1. Chu ên ng nh điều trị nha khoa
2.2.1.1 Chữa răng và nội nha
Sâu răng là bệnh lý rất phổ biến, chiếm trên 80% số ngƣời mắc trong cộng đồng.

Sâu răng gây mất chất răng với nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào việc phát hiện sớm
hay muộn. Sâu răng cũng là bệnh lý gây tốn kém xã hội nhiều nhất trong ngành nha khoa.
Chuyên ngành chữa răng và nội nha nghiên cứu đặc điểm bệnh học của sâu răng, bệnh lý
tuỷ răng cùng các phƣơng pháp phòng ngừa, điều trị phục hồi các răng mất chất, điều trị
tuỷ.
2.2.1.2 Nha chu
Bệnh lý nha chu đƣợc quan tâm hàng thứ hai trong các bệnh lý răng miệng, là
nguyên nhân gây mất răng hàng đầu. Chuyên khoa nha chu nghiên cứu đặc điểm bệnh học
của mô nha chu cùng các phƣơng pháp điều trị phòng ngừa cũng nhƣ điều trị các bệnh lý
nha chu bằng phƣơng pháp bảo tồn hay phẫu thuật. Với chuyên ngành nha chu hiện đại,
các phƣơng pháp phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ nha chu đƣợc chú trọng nhằm cải thiện
thẩm mỹ nụ cƣời đang phát triển rất mạnh mẽ. Với sự phát triển của implant nha khoa,
chuyên ngành nha chu còn đảm trách điều trị mơ mềm quanh implant.
2.2.1.3 Phục hình răng
Khi mất răng, sẽ ảnh hƣởng đến chức năng nhai và thẩm mỹ, nhất là khi mất răng
trƣớc. Chuyên ngành phục hình bao gồm phục hình cố định và phục hình cố định và phục
hình tháo lắp là chuyên ngành điều trị phục hồi răng mất.
Phục hình cố định sử dụng những răng còn lại để nâng đỡ các răng mất. Các răng
này gọi là răng trụ sẽ đƣợc mài nhỏ và bọc mão kết nối với các nhịp cầu thay thế các răng
mất. Số lƣợng răng trụ phải đảm bảo đủ vững chắc và đủ số lƣợng nâng đỡ các nhịp cầu
thay thế các răng mất. Trƣờng hợp răng trụ yếu hoặc không đủ số lƣợng sẽ phải chuyển
6


sang phục hình tháo lắp. Phục hình cố định có ƣu điểm là bệnh nhân cảm thấy thoải mái,
chức năng nhai tốt, nhƣng nhƣợc điểm là phải mài răng thật và chi phí phục hình cố định
cao hơn nhiều so với phục hình tháo lắp.
Phục hình tháo lắp sử dụng nền hàm trên đó nối kết với các răng giả thay thế cho
răng mất. Phục hình tháo lắp có hai loại là phục hình tồn hàm cho trƣờng hợp mất răng
tồn bộ hoặc phục hình bán hàm, thay thế cho răng mất từng phần. Với phục hình tồn

hàm, nền hàm có thể hồn tồn bằng nhựa, hoặc nhựa gia cố lƣới kim loại. Với phục hình
bán hàm, hoặc nền hàm có thể hồn tồn bằng nhựa, hoặc nhựa gia cố lƣới kim loại khung
kim loại kết hợp với nhựa. Phục hình tháo lắp có ƣu điểm là khơng mài răng trụ, chi phí
thấp, nhƣng nhƣợc điểm là khơng thoải mái.
Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XX cho đến hiện nay, chuyên ngành implant nha khoa đã
phát triển vƣợt bực, giúp giải quyết những vấn đề mất răng mà trƣớc đây luôn là thách thức
đối với ngành nha khoa. Các chân răng bằng titan đã đƣợc cấy vào xƣơng hàm thay thế cho
răng đã mất, giúp chuyên ngành phục hình mở sang một trang mới. Bệnh nhân khơng cịn
phải mài các răng thật để làm trụ cho cầu răng nữa. Những trƣờng hợp mất răng tồn hàm
ln là thách thức với bác sĩ nha khoa và cả bệnh nhân trong sử dụng hàm đã đƣợc giải
quyết triệt để, mang lại cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, chức năng nhai đạt trên 80%
chức năng nhai trƣớc đây của bệnh nhân, trong khi phục hình tồn hàm cổ điển chỉ đạt
20%.
2.2.1.4 Chỉnh hình răng mặt (Chỉnh nha)
Chỉnh hình răng mặt là chuyên ngành điều trị lệch lạc răng, khớp cắn, điều trị dự
phịng các thói quen xấu gây ảnh hƣởng đến khớp cắn. Theo thống kê, ở nhiều nƣớc, tình
trạng lệch lạc răng và khớp cắn chiếm hơn 70% trong cộng đồng. Điều trị chỉnh nha giúp
tạo ra một hàm răng đều đặn, giúp cải thiện vẻ mặt nhìn nghiêng, cải thiện nụ cƣời đồng
thời cải thiện chức năng ăn nhai. Hàm răng sắp xếp đều đặn giúp dễ dàng vệ sinh răng
miệng, giảm thiểu nguy cơ sâu răng và bệnh nha chu do tình trạng răng lệch lạc.
Chỉnh nha nên điều trị sớm, nhất là những trƣờng hợp liên quan đến vấn đề tăng
trƣởng và thói quen xấu.
2.2.1.5 Răng trẻ em
Trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ. Bệnh lý răng miệng ở trẻ em có những đặc
điểm đặc thù, cần có một phƣơng pháp tiếp cận riêng, khơng chỉ về phƣơng diện chun
mơn mà cịn cả về phƣơng diện tâm lý. Điều trị cho trẻ em là cả một nghệ thuật đòi hỏ i
một chuyên ngành chuyên biệt để điều trị các vấn đề răng miệng ở trẻ em. Điều trị ở trẻ em
bao gồm các bệnh lý răng ở cả hệ răng sữa và răng vĩnh viễn. Sâu răng ở răng sữa diễn tiến
nhanh, có thể gây mất răng sớm dẫn đế ảnh hƣởng sự mọc răng vĩnh viễn. Sâu răng ở trẻ
em còn liên quan đến vấn đề thói quen ăn uống, nhất là bú bình vào ban đêm, gây ra tình

trạng sâu răng lan tràn nhiều răng. Điều trị phục hồi răng mất chất ở răng sữa có những
khác biệt so với răng ngƣời trƣởng thành. Điều trị phịng ngừa những thói quen xấu ở trẻ
em là vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng đến khớp cắn và lệch lạc răng sau
này.
2.2.2. Chu ên ng nh h m mặt
2.2.2.1 Phẫu thuật chấn thƣơng
Chấn thƣơng hàm mặt là nhóm bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất trong cấu trúc bệnh
hàm mặt tại Việt Nam hiện nay. Chấn thƣơng hàm mặt có thể do nhiều nguyên nhân,
nhƣng tỉ lệ cao nhất là do tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, tai nạn giao thông hầu hết là
do xe máy tạo nên mơ hình bệnh lý chấn thƣơng khác hẳn so với các nƣớc phát triển, với
7


gãy phức hợp gò má chiếm đa số so với gãy cằm và lồi cầu ở các nƣớc phát triển, mà
nguyên nhân chủ yếu là tai nạn xe ô tô.
Chấn thƣơng hàm mặt chính là bệnh lý dẫn đến hâu quả ảnh hƣởng trầm trọng cả
chức năng lẫn thẩm mỹ cho bệnh nhân, ảnh hƣởng đến tâm lý giao tiếp xã hội rất lớn. Chấn
thƣơng hàm mặt đặc biệt là vết thƣơng hoả khí gây thiếu hổng lớn cả xƣơng lẫn mô mềm,
luôn là thách thức với các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt.
Phẫu thuật chấn thuơng nghiên cứu cơ chế chấn thƣơng trong hàm mặt, liên quan
giữa đặc điểm giải phẫu cấu trúc xƣơng vùng hàm mặt với các hình thái gãy xƣơng, các rối
loạn chuyển hố sau chấn thƣơng, các phƣơng pháp chẩn đoán trong chấn thƣơng, đặc
điểm dịch tể học, đặc điểm lâm sàng chấn thƣơng hàm mặt cùng các phƣơng pháp điều trị
chấn thƣơng hàm mặt.
2.2.2.2 Phẫu thuật bệnh lý
Bệnh lý hàm mặt có nhiều loại khác nhau, trong đó các bệnh lý cần điều trị ngoại
khoa chiếm tỉ lệ lớn là đối tƣợng của phẫu thuật bệnh lý hàm mặt, bao gồm u bƣớu hàm
mặt (u lành và u ác) của xƣơng hàm, của mô mềm, các các cơ quan, cấu trúc nhƣ tuyến
nƣớc bọt, nhiễm trùng xƣơng hàm, viêm tổ chức liên kết …
Phẫu thuật bệnh lý nghiên cứu đặc điểm bệnh học của khối u hàm mặt bao gồm cả

u lành và u ác, của các bệnh lý nhiễm trùng hàm mặt, bệnh lý tuyến nƣớc bọt…; đặc biệt là
mối liên quan với nguyên nhân do răng: u nang do răng hay không do răng, nhiễm trùng
nguồn gốc từ răng. Các phƣơng pháp chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lý hàm mặt, các biện
pháp tầm soát sang thƣơng u hàm mặt cũng nhƣ đặc điểm dịch tể học, đặc điểm lâm sàng
khối u hàm mặt cùng các phƣơng pháp phẫu thuật đều là phạm vi của phẫu thuật bệnh lý
hàm mặt.
Phẫu thuật bệnh lý liên quan mật thiết đến phẫu thuật tạo hình và tái tạo, nhất là
phẫu thuật các khối u ác tính. Sau cắt bỏ các khối u ác tính ln địi hỏi phải kết hợp phẫu
thuật tạo hình nhằm tái tạo phần mô khuyết hổng. Với những trƣờng hợp cắt đoạn xƣơng
hàm, thƣờng phải tạo hình xƣơng hàm bằng kỹ thuật ghép xƣơng vi phẫu lấy từ xƣơng mác
hoặc xƣơng vai, có kết hợp vạt da hay khơng.
2.2.2.3 Phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt và sọ mặt
Đối tƣợng của phẫu thuật chỉnh hình là các bệnh nhân lệch lạc răng mức độ trầm
trọng và lệch lạc xƣơng hàm (hơ, móm). Phạm vi nghiên cứu của phẫu thuật chỉnh hình
hàm mặt bao gồm các phƣơng pháp chẩn đốn, phân tích tình trạng lệch lạc và mức độ
trầm trọng của lệch lạc trên phim phân tích đo sọ, phân tích mẫu phẫu thuật, các phƣơng
pháp phẫu thuật chỉnh hình xƣơng hàm trên, xƣơng hàm dƣới. Phẫu thuật chỉnh hình ln
gắn liền với chuyên ngành chỉnh nha trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.
Những trƣờng hợp dị dạng sọ mặt cũng đƣợc thực hiện phẫu thuật chỉnh hình sọ
mặt và ê kíp phẫu thuật gồm bác sĩ phẫu thuật hàm mặt và bác sĩ ngoại thần kinh cùng
tham gia.
2.2.2.4 Phẫu thuật khớp thái dƣơng hàm
Bệnh lý khớp thái dƣơng hàm khá phổ biến. Điều trị bệnh lý khớp thái dƣơng hàm
bao gồm điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) và điều trị phẫu thuật. Với các bệnh lý quá
sản, hay tân sinh (u) lồi cầu, điều trị phẫu thuật là phƣơng pháp duy nhất. Riêng các bệnh
lý phức hợp đĩa – lồi cầu và viêm xƣơng khớp, thoái hoá khớp, phẫu thuật là giải pháp lựa
chọn cuối cùng khi các điều trị bảo tồn thất bại.

8



Phẫu thuật khớp thái dƣơng hàm có thể là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật hở,
với nhiều phƣơng pháp điều trị khác nhau tuỳ theo mức độ bệnh lý khớp thái dƣơng hàm
và tuỷ theo quan điểm của bác sĩ phẫu thuật. Phẫu thuật khớp thái dƣơng hàm là lĩnh vực
còn nhiều tranh luận nhất hiện nay trong lĩnh vực phẫu thuật hàm mặt, do tính phức tạp của
bệnh lý khớp thái dƣơng hàm.
Nhiều công nghệ mới ngày càng đƣợc ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực phẫu
thuật khớp thái dƣơng hàm: laser phẫu thuật, công nghệ tạo mẫu nhanh, cơng nghệ tế bào
gốc…
2.2.2.5 Phẫu thuật tạo hình và tái tạo
Phẫu thuật tạo hình và tái tạo hàm mặt là phân ngành chuyên sâu, thực hiện các loại
phẫu thuật tạo hình và tái tạo những khuyết hổng xƣơng và phần mềm vùng hàm mặt do
chấn thƣơng hoặc sau phẫu thuật khối u xƣơng hoặc phần mềm. Ngoài ra, phẫu thuật tạo
hình cịn giải quyết tình trạng liệt mặt bằng các phƣơng pháp ghép thần kinh, ghép thần
kinh cơ…
Phẫu thuật tạo hình và tái tạo nghiên cứu đặc điểm giải phẫu các vùng cho vạt thích
hợp với vùng nhận, nhất là đặc điểm mạch máu và thần kinh; nghiên cứu các phƣơng pháp
phẫu thuật tạo hình phù hợp với các khuyết hổng lớn vùng hàm mặt.
Phẫu thuật tạo hình hàm mặt sử dụng vạt tại chỗ, vạt lân cận hoặc vạt từ xa trong
tạo hình. Với những vạt từ xa, hiện nay đa số thực hiện dƣới kính hiển vi, do đó địi hỏi bác
sĩ phẫu thuật hàm mặt phải đƣợc huấn luyện chuyên sâu về lĩnh vực vi phẫu thuật mạch
máu và thần kinh để có thể ứng dụng thành cơng trong phẫu thuật tạo hình hàm mặt. Các
trƣờng hợp phẫu thuật tạo hình hàm mặt có ghép xƣơng, ghép cơ có tái lập tuần hồn
thƣờng đƣợc thực hiện với sự phối hợp của ê kíp phẫu thuật gồm bác sĩ phẫu thuật hàm
mặt và bác sĩ chấn thuơng chỉnh hình hoặc bác sĩ vi phẫu thuật.
2.2.2.6 Phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt
Các phẫu thuật thẩm mỹ vùng hàm mặt do bác sĩ tạo hình hoặc bác sĩ phẫu thuật
hàm mặt đảm trách. Phẫu thuật căng da mặt (face lifting), phẫu thuật chỉnh xƣơng gò má,
phẫu thuật thu gọn góc hàm, hay phẫu thuật nâng mũi, phẫu thuật mí đôi…đều là những
phẫu thuật trong phạm vi điều trị của bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt.

Với kiến thức chuyên sâu về giải phẫu vùng mặt, về đánh giá thẩm mỹ răng – mặt,
các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt có ƣu thế trong thực hiện những phẫu thuật thẩm mỹ toàn
diện vùng hàm mặt so với các bác sĩ ngoại khoa.

3. BÁC SĨ Y KHOA VÀ KIẾN THỨC CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM
MẶT
Cơ thể là một thể thống nhất, do vậy kiến thức chuyên khoa răng hàm mặt là cần
thiết với một bác sĩ y khoa. Có kiến thức về chuyên khoa răng hàm mặt sẽ giúp các bác sĩ y
khoa có một cái nhìn tồn diện hơn về chẩn đoán và điều trị bệnh tật cho bệnh nhân. Nhiều
trƣờng hợp các bệnh hệ thống có biểu hiện đầu tiên ở vùng miệng – hàm mặt. Nhiều
trƣờng hợp bệnh lý đa cơ quan đòi hỏi sự hợp tác trong việc điều tri bệnh nhân. Kiến thức
về chuyên khoa răng hàm mặt cịn giúp các bác sĩ y khoa có thể tƣ vấn cho các bệnh nhân
những vấn đề cơ bản về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, giúp các bác sĩ y khoa có thể phát
hiện sớm những vấn đề về răng hàm mặt để chuyển điều trị chuyên khoa.
Kiến thức chuyên khoa răng hàm mặt bao gồm từ kiến thức cơ bản về giải phẫu
chức năng bộ máy nhai đến các bệnh lý răng miệng phổ biến nhƣ bệnh sâu răng, bệnh nha
chu, bệnh lý khớp thái dƣơng hàm về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh cũng nhƣ nguyên tắc
9


phịng ngừa và điều trị bệnh. Tình hình răng khoẻ răng miệng cùng với các biện pháp
phòng ngừa bệnh răng miệng cho cộng đồng không chỉ là trách nhiệm riêng của bác sĩ
chuyên khoa răng hàm mặt mà đó cũng là trách nhiệm chung của những ngƣời đảm trách
công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là bác sĩ y khoa. Bên cạnh các bệnh lý răng
miệng phổ biến, các bác sĩ y khoa cần có kiến thức về bệnh lý hàm mặt và phẫu thuật hàm
mặt là những vấn đề liên quan trực tiếp trong quá trình khám và điều trị bệnh tại bệnh viện,
nhất là các chuyên khoa ngoại khoa hoặc những chuyên khoa gần gũi nhƣ chuyên khoa tai
mũi họng, chuyên khoa mắt; nhằm giúp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.

TÓM TẮT BÀI

- Lịch sử chuyên ngành nha khoa đã có từ thời cổ đại, nhƣng nằm trong bối cảnh chung
của lịch sử Y khoa và chỉ thực sự bắt đầu phát triển vào thế kỷ XVIII. Chỉ trong thời gian
khoảng hơn 2 thế kỷ, ngành nha khoa phát triển một cách mạnh mẽ, cùng với sự phân chia
nhiều chuyên ngành chuyên sâu.
- Ngành nha khoa Việt Nam khời đầu muộn và cột mốc lịch sử là năm 1939, đánh dấu bởi
sự thành lập ban Nha khoa thuộc trƣờng Y Đông Dƣơng, sau này là Đại học Y Hà Nội.
- Ngành nha khoa có nhiều chuyên ngành điều trị chuyên sâu, đƣợc xếp vào hai nhóm
chun ngành chính là nhóm chun ngành điều trị răng và nhóm chuyên ngành điều trị
hàm mặt. Mỗi nhóm chuyên ngành điều trị có nhiều chuyên khoa khác nhau.
- Kiến thức chuyên khoa răng hàm mặt là cần thiết với bác sĩ Y khoa tổng quát, giúp ngƣời
bác sĩ y khoa có cái nhìn tồn diện hơn về sức khoẻ con ngƣời. Chăm sóc sức khoẻ răng
miệng, khơng chỉ là trách nhiệm riêng của bác sĩ răng hàm mặt mà cịn là trách nhiệm
chung của ngành y tế, trong đó có các bác sĩ y khoa.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ
1. Ngƣời đƣợc xem là cha đẻ của ngành nha khoa hiện đại là:
A. Hulihen
B. Kazanjian
C. Thomas
D. Pierre Fauchard
2. Bác sĩ nha khoa đầu tiên, ngƣời có nhiều đóng góp trong chuyên ngành nha khoa tại
Việt Nam là:
A.
B.
C.
D.

Võ Thế Quang
Nguyễn Huy Phan
Nguyễn Dƣơng Hồng

Nguyễn Văn Thủ

3. Bệnh lý răng miệng nào phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay?
A. Bệnh sâu răng
B. Bệnh nha chu
C. Rối loạn khớp cắn
D. Chấn thƣơng hàm mặt
4. Chuyên khoa nào đảm trách điều trị lệch lạc răng và khớp cắn?
A. Chuyên khoa phục hình
10


B. Chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình
C. Chuyên khoa chỉnh hình răng mặt
D. Chuyên khoa cắn khớp
5. Ứng dụng phẫu thuật nội soi đƣợc sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nào trong phẫu
thuật hàm mặt:
A. Chấn thuơng hàm mặt
B. Bệnh lý tuyến nƣớc bọt
C. Bệnh lý khớp thái dƣơng hàm
D. Phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt
6. Kiến thức răng hàm mặt giúp ích nhiều nhất cho bác sĩ y khoa trong việc:
A. Có một cái nhìn tồn diện hơn về chẩn đoán và điều trị bệnh tật cho bệnh nhân.
B. Tƣ vấn cho các bệnh nhân những vấn đề cơ bản về chăm sóc sức khoẻ răng miệng
C. Phát hiện sớm những vấn đề về răng hàm mặt để chuyển điều trị chuyên khoa
D. Tất cả đúng
Đáp án : 1D; 2D; 3B; 4C; 5C; 6D

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nƣớc

1. Lịch sử ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam (Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà
Nội): />Tài liệu ngoài nƣớc
2. Fonseca R.J. (2005), Oral and Maxillo-Facial Trauma, Third Edition, Saunders.
3. Michael Miloro, GE Ghali, Peter Larsen, Peter Waite (2012), Peterson's Principles of
Oral and Maxillofacial Surgery, Third Edition.
4. History of dentitstry timeline: />5. A pictorial history of dentistry: />
11


Bài 1

GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG HỆ THỐNG NHAI
TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi

MỤC TIÊU
1.
2.
3.
4.
5.

Trình bày đặc điểm cấu trúc tổng quát của răng
Trình bày đƣợc đặc điểm giải phẫu và chức năng các răng của bộ răng vĩnh viễn
Trình bày đặc điểm cấu trúc mô nha chu
Phân biệt đƣợc 3 khái niệm cơ bản về khớp cắn
Trình bày tƣơng quan khớp cắn ở lồng múi tối đa và trong vận động hàm dƣới.

MỞ BÀI
Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng bao gồm nhiều thành phần:
răng và mô nha chu, xƣơng hàm, khớp thái dƣơng hàm, tuyến nƣớc bọt, hệ thống các cơ

hàm, hệ thống cơ bám da và mô mềm vùng miệng và hệ thống mạch máu, thần kinh ni
dƣỡng, chi phối và duy trì chức năng của các cơ quan trên.
Chức năng chính của hệ thống nhai là thực hiện chức năng nhai, nghiền thức ăn.
Ngồi chức năng ăn nhai, nuốt, hệ thống nhai cịn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng
khác nhƣ chức năng phát âm, chức năng thẫm mỹ và chức năng giao tiếp.

1. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHAI
1.1. Cấu trúc tổng qu t hệ răng
Răng là một cấu trúc đặc
biệt có nhiệm vụ cắt, xé và nghiền
thức ăn khi nhai. Răng có cấu tạo
phức tạp, chủ yếu là mơ cứng bên
ngồi và tủy răng, một loại mô liên
kết đặc biệt bên trong. Lớp mơ
cứng bên ngồi của răng gồm men
răng, ngà răng và xi măng, trong đó
men răng và xi măng nằm ở ngồi
cùng nhƣng khác nhau về vị trí.
Mỗi răng gồm có phần thân răng
nhơ vào trong miệng, phủ bởi men
răng; chân răng phủ bởi xi măng và
nằm trong xƣơng ổ răng; cổ răng là
phần nối liền thân răng và chân
răng. Thân răng phân biệt làm hai Hình 1.1: Sơ lược cấu trúc răng và mô nâng đỡ
loại là thân răng giải phẫu và thân răng (nha chu)
răng lâm sàng. Thân răng giải phẫu
là phần bao phủ bởi men răng, nhƣng thân răng lâm sàng là phần răng nhô vào trong miệng
có thể gồm thân răng giải phẫu và một phần chân răng. Chân răng nằm trong xƣơng ổ răng
và bám dính vào xƣơng ổ qua hệ thống dây chằng gọi là dây chằng nha chu (hình 1.1).
1.1.1. Men răng

Men răng là mơ cứng khống hóa cao nhất trong cơ thể với thành phần khoáng
chiếm khoảng 96%, chủ yếu là các tinh thể hydroxyapatite. Bề dày của lớp men răng
không đều nhau. Ở răng vĩnh viễn, lớp men có độ dày từ vài micron ở vùng cổ đến 2,5mm
12


ở vùng rìa cắn và các đỉnh múi. Thành phần chất vô cơ rất cao ở men răng làm cho nó dễ bị
khử khống bởi acid do các vi khuẩn sinh ra và dẫn đến sâu răng. Các tinh thể
hydroxyapatite sắp xếp thành những lăng trụ men khá phức tạp. Do thành phần vô cơ quá
cao, nên men răng mặc dù là mô cứng nhất trong cơ thể nhƣng lại rất dòn sẽ dễ dàng vỡ
dƣới tác dụng của lực nhai nếu khơng có ngà răng nâng đỡ bên dƣới.
1.1.2. Ng răng
Ngà răng nằm ngay dƣới men răng ở phần thân và dƣới lớp xi măng ở phần chân
răng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các mô cứng. Thành phần vô cơ ở ngà chiếm khoảng 70%,
chủ yếu bởi các tinh thể hydroxyapatite. Thành phần hữu cơ của ngà chủ yếu là collagen
dạng sợi. Trong ngà răng có hệ thống ống ngà chiếm toàn bộ bề dày của ngà, chứa những
nhánh bào tƣơng kéo dài của tạo ngà bào nằm ở mặt trong lớp ngà. Ngà răng không cứng
nhƣ men răng nhƣng tính đàn hồi cao hơn, bù trừ cho tính dịn của lớp men bên trên.
1.1.3. Tuỷ răng
Tủy răng cấu tạo bởi mô liên kết đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh, mạch bạch
huyết. Thành phần mô liên kết gồm các sợi liên kết, các tế bào sợi non và các tạo ngà bào
nằm ở ranh giới với ngà. Tủy răng nằm trong khoang giới hạn bởi mô cứng bên ngoài gọi
là buồng tủy. Buồng tủy gồm hai phần tƣơng ứng với thân răng và chân răng bên ngoài.
Phần tƣơng ứng với thân răng có một khoang rộng là buồng tủy thân răng, nhƣng thƣờng
gọi là buồng tủy. Phần tƣơng ứng chân răng có dạng ống hẹp gọi là ống tủy. Ống tủy thơng
với bên ngồi qua một hay nhiều lỗ nhỏ ở chóp chân răng gọi là lỗ chóp. Thần kinh, mạch
máu và mạch bạch huyết vào cung cấp cho tủy đi qua lỗ chóp gốc để vào buồng tủy. Mỗi
răng có một buồng tủy nhƣng ống tủy thì có thể là một hoặc nhiều ống tùy số lƣợng chân
răng. Hệ thống ống tủy thực sự rất phức tạp và có thể có các dạng nhƣ sau: dạng một ống
tủy ở chóp, dạng hai ống tủy ở chóp và dạng ba ống tủy ở chóp. Mỗi dạng có nhiều hình

thái biến thể khác nhau. Trong một số trƣờng hợp, răng cịn có những ống tủy phụ tách ra
từ ống tủy gần phía cổ răng.
1.1.4. C c hệ răng v đặc điểm tổng qu t của răng
Bộ răng ngƣời tùy theo giai đoạn gồm hệ răng sữa hay răng tạm thời lúc còn nhỏ và
hệ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và thay thế các răng sữa từ lúc sáu tuổi. Giai đoạn từ sáu
tuổi đến mƣời hai tuổi, trên cung răng có cả răng sữa và răng vĩnh viễn gọi là giai đoạn
răng hỗn hợp. Các răng có hình dạng khác nhau tùy theo chức năng. Các răng có chức
năng cắn và xé nằm phía trƣớc gồm răng cửa và răng nanh. Các răng có chức năng nhai
nghiền thức ăn nằm phía sau gồm răng cối nhỏ và răng cối lớn. Các răng trƣớc và răng cối
nhỏ có một chân, riêng răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên có thể có hai chân. Răng cối lớn là
răng có nhiều chân, trong đó răng cối lớn hàm trên có ba chân và răng cối lớn hàm dƣới có
hai chân. Tuy nhiên răng cối lớn hàm dƣới cũng có thể có ba chân hoặc bốn chân. Các răng
sắp xếp theo dạng vòng cung trên mỗi hàm và thân răng mỗi răng có bốn mặt chung quanh
và một diện tiếp xúc với răng đối diện. Hai mặt tiếp xúc với các răng kế cận là mặt gần và
mặt xa, trong đó mặt gần là mặt ở gần đƣờng giữa mặt hơn. Hai mặt không tiếp xúc các
răng kế cận là mặt ngoài và mặt trong. Mặt ngoài, đối diện với tiền đình miệng và mặt
trong, đối diện với lƣỡi. Diện tiếp xúc với răng đối diện, hay tiếp xúc nhai có nhiều dạng
khác nhau tùy theo chức năng. Các răng cửa có dạng bờ gọi là bờ cắn, các răng sau, với tác
dụng nhai nghiền có dạng mặt nhiều múi gọi là mặt nhai. Răng cối nhỏ có hai múi là múi
ngồi và múi trong. Các răng cối lớn có bốn đến năm múi, cách nhau bởi những trũng và
rãnh. Riêng răng nanh có chức năng xé có dạng một múi nhọn.

13


Hệ răng vĩnh viễn có từ hai mƣơi tám răng
đến ba mƣơi hai răng (hình 1.2), với đặc điểm chung
các răng nhƣ sau:



Răng cửa có thân răng dạng hình xẻng, thích
nghi với chức năng cắt thức ăn. Mặt ngồi
răng cửa hơi cong lồi. Mặt trong lõm, nhƣng
lồi lên ở vị trí gần với cổ răng, gọi là
cingulum. Mặt ngồi và mặt trong răng cửa có
hình dạng gần với hình chữ nhật. Mặt gần và
xa răng cửa gần giống nhau, có dạng tam giác
với đỉnh phía bờ cắn và đáy phía cổ răng. Bờ
cắn răng cửa là bờ tiếp xúc với răng tƣơng
ứng ở hàm đối diện. Ở các răng mới mọc, bờ
cắn có thể có dạng phân thùy. Tuy nhiên do
tiếp xúc nhai, bờ cắn mòn dần và dạng phân
thùy sẽ mất đi. Mỗi hàm có bốn răng cửa là
răng cửa giữa và răng cửa bên. Răng cửa giữa
có kích thƣớc lớn hơn răng cửa bên, rõ nhất là
ở hàm trên.



Răng nanh có thân răng gần giống răng cửa
cộng thêm phần chóp tam giác phía tiếp xúc
nhai. Mặt ngồi răng nanh cong lồi nhiều hơn
so với răng cửa. Mặt trong lõm và có
cingulum phía cổ răng. Từ cingulum có một
gờ nối đến đỉnh múi, chia mặt trong thành hai
trũng nhỏ. Mặt gần và xa có dạng tam giác
tƣơng tự các răng cửa, tuy nhiên phần đáy tam
giác phía cổ răng lớn hơn nhiều so với các
răng cửa. Chân răng nanh dài nhất trong các
răng, nhất là răng nanh trên, đảm bảo chức

năng hƣớng dẫn trong các vận động ra trƣớc
và sang bên của hàm dƣới.



Răng cối nhỏ có thân răng dạng hình khối, với
mặt ngồi gần giống răng nanh, nhƣng cân
xứng hơn và múi răng ít nhọn hơn. Mặt ngồi
và mặt trong các răng cối nhỏ đều cong lồi.
Mặt gần và mặt xa gần nhƣ hình chữ nhật, với
chiều trên dƣới ngắn hơn chiều ngoài trong.
Mặt nhai răng cối nhỏ gồm hai múi ngoài và
trong, phân cách nhau bởi rãnh giữa. Răng cối
nhỏ thƣờng chỉ có một chân trừ răng cối nhỏ
thứ nhất hàm trên.



Răng cối lớn có kích thƣớc lớn nhất trong tất
cả các răng. Răng cối lớn thứ nhất và thứ hai
có kích thƣớc và hình dạng ít thay đổi, riêng
răng cối lớn thứ ba có kích thƣớc và hình
dạng thay đổi rất nhiều. Thân răng cối có kích
thƣớc gần xa và ngồi trong lớn hơn nhiều so
14

Hình 1.2: Răng vĩnh viễn hàm trên
và hàm dưới, sắp xếp hình vịng
cung. (Nguồn: Wheeler's Dental
Anatomy, Physiology and Occlusion,

Saunder, 9 edition, 2009)

Hình 1.3: Răng sữa hàm trên và hàm
dưới, sắp xếp hình vịng cung.
(Nguồn: Wheeler's Dental Anatomy,
Physiology and Occlusion, Saunder, 9
edition, 2009)


với các răng khác, do vậy mặt nhai răng cối rất lớn thích nghi với chức năng nhai
nghiền. Mặt nhai răng cối rộng, có từ bốn đến năm múi, trong đó gồm hai múi
trong và hai đến ba múi ngồi. Các múi phân cách nhau bởi những trũng và rãnh
mặt nhai.
Hệ răng sữa gồm hai mƣơi răng, mƣời răng mỗi hàm gồm bốn răng cửa hai răng
nanh và hai răng cối (hình 1.3). Răng sữa bắt đầu mọc từ khoảng sáu tháng tuổi đến ba
mƣơi tháng tuổi. Sau đó, các răng sữa sẽ thay thế dần bởi các răng vĩnh viễn tƣơng ứng
trong khoảng thời gian từ sáu tuổi đến mƣời hai tuổi. Các răng sữa trƣớc có đặc điểm gần
tƣơng tự các răng vĩnh viễn tƣơng ứng, nhƣng kích thƣớc nhỏ hơn nhiều. Ở đây, răng cối
sữa thứ nhất tƣơng ứng với các răng cối nhỏ và răng răng cối sữa thứ hai tƣơng ứng với các
răng cối lớn.

1.2. Mô nha chu
Mô nha chu là cấu trúc quanh răng bao gồm xi măng răng, dây chằng nha chu
xƣơng ổ răng và nƣớu răng (hình 1.4).
1.2.1. Xi măng răng
Là lớp mỏng gần giống nhƣ xƣơng bao
bọc hết chân răng, ngoại trừ những vị trí thơng
thƣơng từ tuỷ ra ngồi bao gồm lỗ chóp để cho
mạch máu cung cấp và dây thần kinh chi phối
tuỷ răng, và những lỗ tuỷ phụ nằm rải rác vùng

1/3 chóp răng. Xi măng khống hố kém hơn so
với ngà, nhƣng nhiều hơn xƣơng (với 61% vô
cơ - 27% hƣũ cơ - 12% nƣớc). Xi măng tiếp xúc
với men răng ở vị trí cổ răng gọi là vùng nối
men – xi măng. Tại vùng nối men – xi măng,
men có thể phủ lên xi măng hoặc chỉ tiếp xúc
hoặc không tiếp xúc, chừa lại vùng ngà lộ bên
dƣới.
1.2.2. Dâ chằng nha chu

Hình 1.4: Cấu trúc tổng qt mơ
nâng đỡ răng (nha chu)

Răng bám dính vào xƣơng ổ răng nhờ một
mô liên kết đặc biệt là dây chằng nha chu. Nhóm dây chằng nha chu chính liên kết răng với
xƣơng ổ răng là những sợi đi từ phần xi măng răng vào xƣơng ổ răng, còn gọi là dây chằng
treo.
Trong khoảng nha chu ngồi thành phần chính là dây chằng, cịn có mạch máu,
thần kinh, mạch bạch huyết cùng nhiều loại tế bào khác. Mạch máu cung cấp cho dây
chằng nha chu xuất phát chủ yếu từ các nhánh động mạch vách gian răng và vách gian
chân răng. Ngoài ra, động mạch răng và động mạch màng xƣơng cũng tham gia cấp máu
cho dây chằng nha chu. Mạch bạch huyết trong dây chằng nha chu tạo thành một mạng dày
đặc trong khoảng nha chu, giống nhƣ các mạch máu. Thần kinh chi phối dây chằng nha
chu bao gồm thần kinh cảm giác và thần kinh tự chủ. Các sợi thần kinh tự chủ chủ yếu là
các sợi giao cảm phân bố chung quanh các mạch máu và chịu trách nhiệm điều hòa sự co
thắt và giãn nỡ của mạch máu trong dây chằng nha chu. Các sợi thần kinh cảm giác thu
nhận cảm giác đau và áp lực. Các đầu tận cùng thần kinh cảm giác tập trung rất nhiều ở
dây chằng nha chu, gần phía xi măng chịu trách nhiệm nhận cảm giác đau. Các thụ thể
Ruffini phân bố trong dây chằng nha chu chịu trách nhiệm nhận cảm cảm giác áp lực. Khả
năng nhận cảm áp lực của dây chằng nha chu rất tinh tế, ngay cả những tiếp xúc răng nhẹ

nhất đều đƣợc ghi nhận.
15


Dây chằng nha chu không chỉ neo giữ răng trong xƣơng ổ răng mà cịn đóng vai trị
hấp thu lực nhai tác động lên răng. Chính sự hấp thu lực nhai này góp phần quan trọng
trong việc bảo tồn răng trong suốt quá trình hoạt động chức năng. Đồng thời, lực nhai
chuyển thành lực căng truyền qua xi măng và xƣơng ổ răng sẽ kích thích tạo xƣơng và xi
măng. Sự phát triển của xi măng và xƣơng sẽ không xảy ra nếu khơng có tác động của lực.
1.2.3. Xƣơng ổ răng
Xƣơng ổ răng là cấu trúc xƣơng bao quanh chân răng, cấu tạo bởi hai phiến xƣơng
cứng và lớp xƣơng xốp nằm chen giữa. Phiến xƣơng cứng bên trong kết nối răng qua hệ
thống dây chằng nha chu là xƣơng ổ răng chính danh, cịn gọi là phiến cứng hoặc lá cứng
(lamina dura). Phiến cứng có nhiều lỗ nhỏ nhƣ mảnh sàng cho mạch máu và thần kinh đi
qua. Những lỗ này có đóng vai trị quan trọng trong cơ chế hấp thu lực, giúp giảm tải lực
trên răng trong quá trình nhai.
Xƣơng ổ răng là cấu trúc dễ có khả năng bị tiêu huỷ hoặc tái tạo dƣới tác động lực
hay các chất hoá học trung gian sinh ra trong chuyển hoá do hoạt động của vi khuẩn. Tác
động lên quá trình tiêu xƣơng và tạo xƣơng của xƣơng ổ răng, cịn gọi là q trình cấu trúc
và tái cấu trúc xƣơng đƣợc vận dụng trong điều trị chỉnh nha bằng cách sử dụng lực giúp di
chuyển răng đến vị trí mong muốn. Trƣờng hợp mất răng, xƣơng ổ răng sẽ tiêu dần theo
chiều cao lẫn chiều ngang. Bảo tồn xƣơng ổ răng sau khi nhổ giúp tạo điều kiện thực hiện
cấy ghép implant sau này thuận lợi hơn là một yêu cầu quan trọng, có thể thực hiện bằng
các kỹ thuật nhổ răng không sang chấn (atraumatic extraction) hoặc ghép xƣơng bảo tồn
xƣơng ổ ngay khi nhổ răng.
1.2.4. Nƣớu răng
Phần mô mềm bao phủ xƣơng ổ răng và răng, cấu tạo bởi lớp biểu mô bên trên và
mơ liên kết bên dƣới, gồm có hai phần: niêm mạc dính và niêm mạc di động. Phần niêm
mạc dính còn gọi là nƣớu răng, gồm nƣớu rời và nƣớu dính.
Nƣớu rời hay nƣớu viền bao phủ quanh răng, có chiều cao 1 – 3mm, cấu tạo hai

mặt là biểu mô, với đỉnh là viền nƣớu. Mặt áp quanh răng tạo nên khoảng chữ V gọi là khe
nƣớu. Khe nƣớu bình thƣờng có độ sâu 1 – 3mm, tƣơng ứng chiều cao nƣớu viền. Nƣớu
viền bám dính vào răng bằng một liên kết bán thể nối (hemidesmosome), còn gọi là biểu
mơ bám dính. Phần nƣớu giữa hai răng có dạng hình tháp, lấp đầy khoảng trống ở mặt bên
giữa hai răng gọi là gai nƣớu.
Nƣớu dính liên tục với nƣớu viền về phía cổ răng và liên tục với niêm mạc di động
phía chóp răng. Nƣớu dính và nƣớu viền đều có chung đặc điểm là bao phủ bởi biểu mơ
sừng hố. Bề rộng nƣớu sừng hố khoảng 2 – 6mm. Đây là yếu tố quan trọng trong điều trị
nha chu.

1.3. Sự sắp xếp của ộ răng
Sự sắp xếp của các răng rất quan trọng đối với chức năng bộ máy nhai. Tất cả các
hoạt động của bộ máy nhai nhƣ nhai, nuốt, nói … tùy thuộc khơng chỉ sự sắp xếp của các
răng trong cung hàm mà còn tƣơng quan giữa các răng trên hai cung hàm với nhau. Do
vậy, những kiến thức về sự sắp xếp các răng trên cung hàm, tƣơng quan các răng hai cung
hàm và các yếu tố ảnh hƣởng thực sự rất cần thiết để hiểu rõ chức năng bộ máy nhai.
Trên cung hàm, mỗi răng đều tiếp xúc với hai răng kế cận, trừ răng cối lớn cuối
cùng mỗi bên. Tiếp xúc đầu tiên giữa các răng trên cung hàm gọi là tiếp xúc bên, là điểm
lồi tối đa trên mặt tiếp cận. Tiếp xúc bên giữa hai răng thƣờng nằm ở vùng nối 1/3 giữa và
1/3 cắn hoặc 1/3 nhai. Phần không gian chung quanh tiếp xúc bên gọi là khoang tiếp cận.
Phần dƣới tiếp xúc bên là khoảng gian răng có dạng tam giác, với đỉnh là tiếp xúc bên và
16


đáy là mào xƣơng ổ răng, gọi là khoang tiếp cận dƣới hay khoang kẽ răng. Khoảng kẽ răng
đƣợc lấp đầy bởi gai nƣớu. Các khoang tiếp cận còn lại là khoang tiếp cận ngoài, khoang
tiếp cận trong và khoang tiếp cận trên. Khoang tiếp cận trên còn gọi là khoang nhai.
Khoang tiếp cận trong rộng và sâu hơn khoang tiếp cận ngồi (hình 1.5).

Hình 1.5: A, Khoang tiếp cận trên và dưới ở vùng răng sau. B, Cận cận khoang tiếp cận vùng răng

trước. C, Khoang tiếp cận dưới được lấp đầy bởi gai nướu.

A

B

C

Hình 1.6: Hình dạng cung răng: dạng chữ U (A), bầu dục (B) và thuôn hẹp (C)

Các răng sắp xếp trên cung hàm theo một đƣờng cong và hình dạng cung răng
thƣờng thay đổi đáng kể trên từng cá thể. Bình thƣờng, đa số cung răng có dạng bầu dục.
Ngồi ra, cung răng có thể có dạng hình chữ U, hoặc thn hẹp dạng chữ V (hình 1.6).
Trên ngƣời Việt và ngƣời châu Á, dạng cung răng chữ U nhiều hơn so với cung răng dạng
thuôn hẹp, ngƣợc với ngƣời châu u.
2. TỔNG QUÁT VỀ CẮN KHỚP

2.1. Một số kh i niệm cơ ản về khớp cắn
2.1.1.Tƣơng quan trung tâm
Tƣơng quan trung tâm là tƣơng quan hàm sọ, không phụ thuộc vào tƣơng quan
khớp cắn, là vị trí tham chiếu quan trọng nhất khi tái lập khớp cắn. Vị trí tƣơng quan trung
17


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×