Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nhung van de lien quan den dan so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.56 KB, 12 trang )

BÀI LÀM MÔN DÂN SỐ HỌC
Câu 1: Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề gia tăng dân số ở các nước
phát triển:
1.1. Nguyên nhân:
Gia tăng dân số thể hiện ở hai mặt : gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ
học.
Vấn đề gia tăng dân số ở các nước phát triển có thể thấy rõ việc gia
tăng dân số ở đây là việc gia tăng do việc chuyển cư từ lục địa này sang
lục địa khác. Đó gọi là gia tăng cơ học.
Chúng ta nhận thấy qua những thực tế đã được quy chuẩn hóa
những thay đổi lớn trong tỉ lệ sinh đẻ ở các nước phương Tây.
Tỷ lệ gia tăng dân số trong những năm 50 là 3% trong khi tỷ lệ đó
ở thời điểm hiện tại là 1%. Phần nhiều là do tỉ lệ sinh giảm. Chúng ta
muốn lý giải sự thay đổi này. Chúng ta cũng có thể suy nghĩ về tác động
của tỉ lệ sinh đến cung lao động. Phụ nữ ở tuoori sinh con có tỉ lệ tham
gia LLLĐ thấp nhất. Quyết định sinh con và quyết định tham gia vào
LLLĐ là hai quyết định có liên quan đến nhau. Chúng là một phần của
quyết định chung cho cả đời người. Chúng ta mong muốn có thể tìm hiểu
về quyết định này.
Qua các số liệu ta có thể thấy tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở các nước phát
triển rất thấp. Là vì ở đây điều kiện sống cao, trình độ giáo dục cao, họ đã
ý thức về việc nhiều con sẽ ảnh hưởng đến việc làm, kinh tế, chăm sóc …
và đa phần họ muốn sống độc thân. Hơn nữa họ cũng không chú trọng
đến việc nói dõi tơng đường.
Ví dụ: Ở Trung Quốc và các nước khác: nếu không sinh được con
trai thì họ cứ tiếp tục sinh và quan niệm đơng vui, gia đình trở nên ấm
cúng.
Trở lại với việc gia tăng dân số ở các nước phát triển, tai sao lại có
việc gia tăng cơ học này, chúng ta có thể thấy vì nhiều lí do:

Đối với các nước phát triển:


 Ở các nước phát triển có điều kiện sống cao, tốt như: y
tế, giáo dục, điều kiện làm việc, lương cao…
 Một số cán bộ và công nhân kỹ thuật có trình độ kỹ
thuật cao muốn tìm một cơng việc tốt và lương cao, điều kiện sống tốt.
 Các nhà khoa học, giáo sư muốn tìm đến những nơi có
nhiều thiết bị kỹ thuật thuận tiện cho việc nghiên cứu và họ đã đi đến các
nước phát triển, đây cũng là nạn chảy máu chất xám của các nước kém và
đang phát triển.
 Điều kiện giáo dục: việc học với thực tiễn…phương
tiện thiết bị giáo dục đầy đủ cho việc học dẫn đến sinh viên đều muốn đến
các nước phát triển. Bên cạnh sau khi ra trường, cơ hội việc làm và tiền
lương cao đã giữ chân họ.


 Một số gia đình được người thân bảo lãnh đến sống
chung với họ ở các nước phát triển.
 Việc di chuyển của một số nhóm người đến định cư ở
các nước phát triển vì điều kiện sống ở đó.
 Kèm theo đó là việc vượt biên hàng loạt của một số
nhóm người vào các nước phát triển nhằm mục đích muốn sống ở đó và
làm gởi tiền về cho gia đình.
- Gia tăng tự nhiên:

Ở các nước phát triển: người dân muốn sống với
điều kiện tốt nên không muốn ràng buộc.

Trình độ giáo dục cao: họ hiểu biết về những ràng
buộc khi có con, chính vì thế mà họ khơng muốn có con.

Đa phần dân số ở các nước phát triển là dân số già.

- Hậu quả của việc gia tăng dân số (gia tăng cơ học) do việc
chuyển cư:
 Mất cân bằng dân số.

Ơ nhiễm mơi trường

Một bộ phận dân nhập cư có điều kiện sống thấp.

Bất ổn xung đột, khó kiểm sót số người nhập cư
 Một số người nhập cư: không phù hợp với điều kiện
sống, bệnh tật…
1.2. Giải pháp:

Ổn định việc chuyển cư
 Khuyến khích người dân sinh con có kế hoạch, vừa
đảm bảo cuộc sống vừa duy trùy cân bằng giới.
 Tăng cường hoạt động của cơ quan để tránh việc nhập
cư trái phép.

Phân bố dân cư một cách hợp lý.
Câu 2: Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề gia tăng dân số tại các nước
đang phát triển:
2.1. Nguyên nhân:
 Ta thấy các nước đang phát triển bắt đầu gia tăng nhanh sau
thế chiến thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chính là do các quốc gia này
có cấu trúc dân số trẻ và thừa hưởng các thành tựu của khoa học kỹ thuật
(dẫn đến tử xuất giảm). Trong khi các công nghiệp phát triển tỉ lệ gia tăng
dân số nhỏ hơn 1% năm, tỉ lệ tăng GNP hằng năm là lớn hơn 4%, thì các
nước đang phát triển, tỉ lệ tăng dân số trên 2%, tỉ lệ tăng GNP hằng năm
là 4,2% ( Dân số và phát triển – Nguyễn Minh Tuệ - trang 34 ). Nước ta

tỉ lệ tang dân số có chiều hướng tăng 2,3% (1993) do tỉ suất tử vong
giảm. Trong GDP tăng hàng năm từ 8 – 9%. Rõ ràng dân số tăng quá
nhanh đã cản trở bước tiến của kinh tế và phát triển ở các nước đang phát
triển.


 Cấu trúc dân số trẻ sẽ dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số cao
bởi vì ở số lượng dân số trẻ thì khả năng sinh sản cao. Số người trong độ
tuổi khả sản đơng thì mỗi năm số lượng trẻ em sinh ra có tỉ lệ cao. Nếu ở
các nước đang phát triển, dân số già thì mức độ gia tăng dân số thể hiện ở
khía cạnh khác. Ở các nước đang phát triển gia tăng dân số chủ yếu là do
gia tăng tự nhiên. Khi dân số trẻ thì tỉ lệ sinh xuất rất cao, trong khi đó tử
xuất thấp. Vì vậy hiệu số của sinh xuất và tử xuất càng cao thì gia tăng tự
nhiên càng cao.
 Thừa hưởng các thành tựu của khoa học kỹ thuật: Nhờ
khoa học kỹ thuật, người dân được chăm lo sức khỏe về y tế. Khả năng
phòng chống và kháng bệnh cao, sức khoẻ sinh sản được đảm bảo. Khi
trẻ em được sinh ra khả năng sống sót cao. Tử vong giảm vì thế gia tăng
tự nhiên cao.
 Mặt khác các nước đang phát triển có nền sản xuất ở một
trình độ dùng hệ thống máy móc chưa cao.Do vậy dùng sức người để lao
động cịn chiếm số lượng đơng đảo. Ở những nước đang phát triển chủ
yếu là các ngành công nghiệp nhẹ như: may mặc thủy sản đông lạnh, giày
da… đòi hỏi một nguồn lao động rất lớn để đáp ứng được nhu cầu lao
động trong việc phát triển kinh tế.
Ví dụ: Việt Nam là một trong những nước đang phát triển do
vậy nhu cầu lao động rất cần thiết phục vụ vào công nghiệp nhẹ và công
nghiệp chế biến. Ở một số nước phát triển như Nhật thì kinh tế phát triển
dựa trên tiềm năng của các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, hạt
nhân, do vậy chủ yếu dùng máy móc và đội ngũ những người có trình độ

chun mơn cao.
 Ngồi ra ở một số quốc gia cịn có những quan niệm, hủ tục
lạc hậu do vậy cũng ảnh hưởng một phần nào đó đến việc gia tăng dân số.
Ví dụ: ở Việt Nam tồn tại những quan niệm phải sinh được con
trai để nối dõi tông đường. Như vậy những người quan niệm như trên là
nguyên nhân mà những gia đình sinh thêm rất nhiều con để theo đuổi
mục đích của mình. Sinh thêm và sinh nhiều con thì dẫn đến tỉ lệ gia tăng
dân số cao.
 Nhận thức của người dân là một trong những vấn đề liên
quan trực tiếp đến việc gia tăng dân số. Các nước nghèo thì tỉ lệ sinh đẻ
cao, do việc nhận thức về việc sinh đẻ có kế hoạch chưa được tuyên
truyền rộng rãi. Nhiều quốc gia người dân chưa được quan tâm đúng mức
đến việc chăm sóc sức khỏe cũng như dân số kế hoạch hóa gia đình.
Người dân ở các quốc gia đang phát triển việc sinh đẻ cứ diễn ra một
cách tự nhiên trẻ em sinh ra khơng được chăm sóc một cách tồn diện và
xuất hiện nhiều bệnh tật như cịi xương, suy dinh dưỡng.
Ví dụ: ở Việt Nam mức gia tăng đột biến, đặc biệt tỉ lệ sinh con
thứ 3 tăng nhanh tại nhiều địa phương và trong đội ngũ nhân viên, cán bộ
cơng chức. Ngun nhân của tình trạng trên theo ông Tú, là do xuất phát


từ nhận thức cũng như trình độ dân trí kém của người dân, trong khơng
khí đó, việc tun truyền nâng cao nhận thức cho dân về vấn đề dân số,
kế hoạch hóa gia đình chưa được quan tâm đúng mức.

Tóm lại: Từ những nguyên nhân trên do vậy giải pháp cho
vấn đề gia tăng dân số là cấp thiết.
2.2. Giải pháp:
 Trước hết giảm tỉ lệ sinh cần đẩy mạnh cơng tác dân số, kế
hoạch hóa gia đình đến từng người dân trong cộng đồng. Để người dân có

biện pháp trong sinh sản, người dân hiểu và biết cách phòng tránh thai
ngồi ý muốn. Đẩy mạnh cơng tác khám chữa bệnh cho độ tuổi sinh sản
để giảm tỉ lệ tử.
 Muốn giảm mức sinh đẻ, cần phải đầu tư lớn về vật chất kỹ
thuật, phát triển kinh tế, khi nền kinh tế phát triển, cơng nghiệp hóa tự
động hóa, mức sống cao tạo kiện cho người dân được học hành, hiểu biết,
sử dụng các kế hoạch hạn chế sinh đẻ, làm giảm mức sinh. Mặt khác sự
phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe làm giảm mức tử vong và tăng
tuổi thọ. Khi mức sống cao với lối sống đô thị lôi cuốn người dân vào các
hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao, giải trí và du lịch, góp phần làm giảm
mức sinh.
 Như vậy, cùng với chính sách dân số, sự phát triển kinh tế là
nhân tố có ý nghĩa then chốt làm giảm mức sinh, mức tử vong, làm giảm
tốc độ gia tăng số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng con người cả về
thể chất và trí tuệ.
 Cần có sự tun truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của
người dân để người dân hiểu được những tác hại và hậu quả của dân số
đông. Xóa bỏ những hủ tục lạc hậu tồn tại từ lâu đời. Có cái nhìn đúng
đắng định hướng cho việc sinh đẻ của các chị em phụ nữ.
Câu 3: Vì sao các quốc gia có tỉ lệ gia tăng cơ học
khác nhau?
Con người không chỉ sinh sống trong một lãnh
thổ nhất định. Do nhiều nguyên nhân khác nhau
họ phải thay đổi nơi cư trú, di chuyển từ một đơn vị
hành chánh này sang một đơn vị hành chánh
khác, thay đổi chổ ở thường xuyên trong một
khoảng thời gian xác định. Gia tăng cơ học bao
gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi
nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú
mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số

người nhập cư được gọi là hiện tượng gia tăng cơ
học.
Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học
không ảnh hưởng đến số dân. Nhưng đối với
từng khu vực, quốc gia và từnøg địa phương thì gia


tăng cơ học làm thay đổi số dân, cơ cấu tuổi,
giới tính…
Hiện tượng gia tăng cơ học có nhiều nguyên
nhân tác động. Nhưng chung quy lại có một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
 Do nhu cầu sống và sinh hoạt của mỗi
người dân: con người sống và tồn tại trong xã
hội, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Xã
hội là nơi đáp ứng những nhu cầu của con người.
Con người sống để xây dựng xã hội và xã hội là
nơi làm môi trường để con người sống và phát
huy khả năng, năng lực của mình. Tuy nhiên xét
ở một góc độ nào đó, xã hội không phải nơi
đâu cũng giống nhau. Mà ở mỗi nơi có một định
chế xã hội, một môi trường xã hội khác nhau.
Không phải ở đâu cũng tốt đẹp như nhau và đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu của mỗi cá nhân, như
môi trường sống, điều kiện làm việc, khoảng
cách về địa lý… Do đó xu hướng chung là mỗi
cá nhân sẽ tìm cho mình một nơi định cư phục vụ
tốt cho yêu cầu của mình. Mà mỗi quốc gia có
một “khả năng” đáp ứng riêng. Chính vì thế mà
đã xảy ra hiện tượng di dân, sẽ có nơi xuất cư

và nơi nhập cư. Tình trạng gia tăng cơ học ở mỗi
quốc gia , khu vực, địa phương sẽ khác nhau.
 Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở
mỗi quốc gia khác nhau: trên thế giới không phải
ở đâu, ở bất kỳ quốc gia nào cũng có điều
kiện giống nhau. Con người sẽ tìm nơi nào có điều
kiện tự nhiên và xã hội tốt để sinh sống. Những
quốc gia có điều kiện tự nhiên và xã hội khắc
nghiệt, kém phát triển thì xu hướng chung là quốc
gia đó sẽ xuất cư, người dân sẽ di cư đến những
nơi tốt đẹp hơn và ngược lại. Điều kiệân tự nhiên
là các yếu tố về khí hậu, đất đai, nguồn nước,
khoán sản… Nơi nào có điều kiện tốt thì thu hút
dân cư và ngược lại. Điều kiện kinh tế xã hội
gồm các yếu tố như cơ sở vật chất hạ tầng kỹ
thuật, điều kiện sống, làm việc, việc làm, hệ
thống dịch vụ… Nơi nào tốt thì sẽ thu hút dân cư.
Không phải nơi nào cũng có điều kiện tự nhiên
và xã hội giống nhau nên tất yếu dẫn đến kết


quả là ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có tỉ lệ gia
tăng cơ học khác nhau.
 Do sự khác biệt về chính sách dân số
ở từng quốc gia. Người di cư, nhập cư được hay
không tuỳ thuộc vào chính sách ở nơi xuất cư và
nhập cư. Mà mỗi địa phương, quốc gia đất nước
thường có những khác biệt nhau về chính sách
dân số, có nơi khuyến khích, có nơi hạn chế xuất
cư và nhập cư. Vì mục đích là cân bằng mật độ

dân số và cơ cấu lao động, tuổi, giới mà dẫn
đến những pháp lệnh dân số khác nhau. Vì thế,
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác
biệt giữ mỗi quốc gia, địa phương này với quốc
gia địa phương khác về tỉ lệ gia tăng cơ học là do
chính sách phát triển dân số của từng nước
khác nhau.
 Di dân là một hiện tượng xã hội xảy ra trong suốt quá trình
phát triển lịch sử của nhân loại dưới tác động của những nguyên nhân
kinh tế xã hội khác nhau qua các thời kì và nhưng nguyên nhân đó tác
động cũng khơng đồng đều trong các thời kì. Trong các ngun nhân đó
thì ngun nhân kinh tế là nguyên nhân quyết định.
 Mỗi một Quốc gia có thái độ khác nhau trong vấn đề di
dân. Muốn giải quyết vấn đề di dân phải quan tâm giải quyết vấn đề kinh
tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Đó là những nguyên nhân tác động trực tiếp
hay gián tiếp tác động đến quá trình di dân. Vấn đề cơ bản nhất là tạo nên
sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia dân
tộc. Mặt khác, hạn chế tới mức tối đa sự chênh lệch trình độ phát triển
kinh tế giữa các vùng, các dân tộc. Các chính sách nhằm hạn chế q
trình di dân muốn có hiệu quả phải hướng tới tạo nên sự phát triển đồng
đều giữa các vùng, các dân tộc.
Trong thế giới hiện đại, hiện tượng di dân vẫn xảy ra ở các khu vực,
các quốc gia trên thế giới với những mức độ và nguyên nhân khác nhau.
Vấn đề di dân chưa giải quyết một cách triệt để khi vẫn cịn những xung
đột dân tộc, khi vẫn cịn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế,
văn hóa giữa các khu vực, giữa các quốc gia và giữa các dân tộc. Để có
thể giải quyết vấn đề di dân phải hiểu bản chất của hiện tượng mang tính
xã hội này. Mà từ xưa đến nay một khi phải giải quyết một vấn đề mang
tính xã hội cần có sự hợp tác của nhiều lĩnh vực mới hy vọng tìm ra
những giải pháp đúng và hữu hiệu. Mọi suy nghĩ và hành động đơn lẻ

không thể đem đến một kết quả tốt.
Câu 4: Những vấn đề khó khăn gặp phải đối
với những người nhập cư?


Dân nhập cư là những cộng đồng dễ bị tổn
thương nhất trong quá trình hội nhập đô thị. Do
nhiều nguyên nhân gây ra chẳng hạn họ là những
người ở những vùng quê nghèo khó, không có
việc làm, họ phải di dân để đến với những
vùng đất tốt đẹp hơn có công ăn việc làm tốt
hơn. Ngun nhân chính dẫn đến di dân là những biến động xã hội ở
mức độ này hay mức độ khác giữa một vai trò quan trọng tác động đến
các khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của cộng đồng cư dân đó.
Do sự phát triển của thành phố về mọi mặt, mà trước hết là sự phát
triển kinh tế đã làm thiếu hụt nguồn nhân lực, dẫn đến việc di dân từ nông
thôn vào thành thị. Nhưng những người từ nông thôn di cư vào thành phố
phần đông là khơng có nghề nghiệp. Để có thể tồn tại, những người này
phải làm các nghề khác nhau với mức lương thấp, không ổn định. Thêm
nữa điều kiện sinh hoạt vơ cùng khó khăn, khơng có chỗ ở ổn định. Lực
lượng di cư từ nông thôn vào thành phố không kiếm được công ăn, việc
làm cùng với đội ngũ thất nghiệp vốn có ở hầu hết các đơ thị, thành phố
tạo thành đội quân thất nghiệp dông đảo, trở thành gánh nặng cho chính
quyền sở tại. Và trong tình hình đó có thể phát sinh ra nhiều vấn đề làm
khó khăn thêm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội của một thành phố.
Mặt khác, những người di cư ra thành phố thường là thanh niên – lực
lượng lao động chủ yếu ở các vùng nơng thơn. Tình hình này kéo dài, làm
giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và cư dân trở nên già
nua, làm cho hoạt động kinh tế vùng nông thôn kém hiệu quả. Đó là chưa

kể những vấn đề xã hội khác có thể nảy sinh do lực lượng thanh niên di
cư ra thành phố, cũng do quá trình di cư từ nông thôn ra thành phố làm ra
tăng dân số cơ học, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở các thành phố
lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên
trong thời gian qua người di dân đến các đô thị
chưa được hưởng quyền cơ bản của công dân
một cách trọn vẹn như (khi đi đăng ký hộ khẩu,
hộ tịch, khai sinh, khai từ, mua nhà, bị thiệt thòi
về mặc y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở thì chật
hẹp, thiếu hệ thống điện nước…. Xung đột văn
hoá, sắc tộc, phong tục tập quán, ngôn ngữ với
các người dân ở nơi họ di dân đến) . Những vấn
đề đó đã thể hiện sự khó khăn của người di cư
như sau:
 Về việc đăng ký hộ khẩu, hộ t ịch, khai
sinh, khai từ… Do xuất phát từ đặc điểm là người
di dân nên vị trí pháp luật của họ rất yếu. Bên
cạnh đó do cách phân bổ ngân sách hiện nay


dựa trên số liệu từ quản lý hộ khẩu, nên người
dân đến đô thị bị phân biệt đối xử trong việc
hưởng các quyền dịch vụ xã hội tại nơi đến.
 Về việc người nhập cư bị phân biệt đối
xử và bị thiệt thòi về mặt y tế, giáo dục, việc
làm. Qua rà sót cho thấy, một số văn bản quy
phạm pháp luật còn nhiều quy định chưa phù hợp,
thậm chí còn lạm dụng quy định về hộ khẩu, gây
cản trở quyền và lợi ích hợp pháp c ủa người dân
về việc thụ hưởng các dịch vụ đó.

 Một nghiên cứu của tổ chức cứu trợ tr ẻ
em (Anh Quốc). Hiện tượng không thừa nhận sự có
mặt trong việc cung cấp và theo dõi tính hiệu quả
của các dịch vụ cho trẻ em, các chi phí sinh hoạt
cao, cơ hội việc làm cho người nhập cư và trẻ
nhập cư còn hạn chế do thiếu kỹ năng và thông
tin, dẫn đến tình trạng dễ bị lạm dụng các vấn
đề đối với trẻ nhập cư, đặc biệt đối với đô thi
lớn chưa được bình đẳng về chi phí cho việc học
tập và đa số trẻ nhập cư thường đi học không
đúng độ tuổi, kinh phí hoạt động của một số địa
phương.
 Về việc nhà ở chật hẹp, thiếu hệ thống về điện nước: điều
kiện nhà ở chật chội đã ảnh hưởng tới sự phát triển và an tồn của trẻ. Chi
phí sinh hoạt cao. Thường đa số những người nhập cư là những người
thấp kém nên thường ở các khu nhà trọ chật hẹp, thiếu các nhu cầu cơ bản
của con người như về điện, nước.

Họ bị thiệt thòi về mọi mặt trong cuộc sống: như các nhu
cầu thiết thực ăn, ở, mặt, chăm sóc y tế, các dịch vụ đảm bảo về tinh
thần.
 Sự sung đột về văn hóa, sắc tộc, phong tục tập quán, ngôn
ngữ với các người dân ở nơi họ di dân đến. Mỗi vùng đất khác nhau cũng
có nền văn hóa, phong tục tập qn, ngơn ngữ ở khác nhau. Vì vậy rất
khó và cần có thời gian để có thể hịa nhập với cộng đồng đó. Có khi nó
lại là nguyên nhân gây ra xung đột về văn hóa, sắc tộc…
Tóm lại: Người nhập cư gặp rất nhiều khó khăn trong việc hịa
nhập với cộng đồng nơi họ di cư đến. Vì thế cần có sự rà soát lại các văn
bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này một cách chặt chẽ, nhằm bãi bỏ
những quy định trái luật cư trú cũng như kịp thời điều chỉnh, bổ sung các

quy định không phù hợp và người di cư phải được hưởng quyền, lợi ích
của mình, nâng cao đời sống tin thần và tạo nguồn vốn cho người nhập
cư.


Câu 5: Những tác động tiêu cực của vấn đề đơ thị hóa tại các nước đang
phát triển
5.1. Định nghĩa đơ thị hóa là gì?
Đơ thị hóa được định nghĩa là sự tăng trưởng tỉ trọng dân số sống ở
khu vực thành thị. Những năm gần đây, tỉ trọng dân số thành thị ngày
một tăng và đạt 27% vào năm 2005. Nhà nước ta dự kiến phấn đấu để tỉ
trọng dân số thành thị đạt 40% vào năm 2020. Để đạt được mức nói trên,
tỉ lệ tăng trưởng bình qn năm của dân số thành thị là khoảng 3%. Tỉ
trọng này cao hơn 2 lần so với tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số (1,3%), tức là
sẽ có luồng di cư vào các đơ thị. Q trình đơ thị hóa sẽ diễn ra đồng
hành với phát triển, là quy luật tất yếu của động lực phát triển.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, q trình đơ thị hóa thiếu kiểm
sốt chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng đến môi
trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái. Những hậu quả
khơng mong muốn đó đã tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với chính quyền
các thành phố lớn, các đô thị. Nếu không xem xét một cách thấu đáo sẽ
có thể cho rằng hậu quả đó hồn tồn là do tác động tiêu cực của tình
trạng nhập cư. Điều đó sẽ dẫn đến việc đưa ra các biện pháp hành chính
ngăn cản dịng người nhập cư vào đơ thị. Chính quyền đơ thị cần tìm
kiếm cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề đó chứ khơng phải tìm các
biện pháp ngăn chặn luồng di cư vào các đô thị.
5.2. Những tiêu cực của q trình đơ thị hóa ở các nước đang phát
triển:
Q trình đơ thị hóa của các nước đang phát triển chưa kéo theo
q trình cơng nghiệp hóa gây ra nhiều tác động tiêu cực. Những ảnh

hưởng tiêu cực như:
a/ Về phát triển kinh tế - xã hội:
- Đơ thị hóa làm gia tăng cách biệt giàu nghèo: Một mặt trái
của đơ thị hóa thêm rõ nét ở thế kỷ 21 là tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng
làm tăng thêm sự cách biệt giàu nghèo không chỉ giữa nông thôn và thành
thị mà cả ở các đô thị. Đây cũng chính là một trong những thách thức khó
khăn nhất của tồn cầu hóa. 50 năm trước mới chỉ có 30% dân số thế giới
sống ở thành thị, 10 năm nửa tỉ lệ này sẽ tăng lên 60%. Năm 2000, tòan
thế giới có 411 thành phố có hơn 1 triệu dân. Cho đến cuối thế kỷ 20, đa
số dân thành thị của thế giới là thuộc châu Âu và Bắc Mỹ. Trong thế kỷ
này, dân thành thị đông nhất là ở châu Á
Tuy nhiên, sự di dân trong nội bộ mỗi nước đang làm thay đổi tình
hình dân cư thế giới. Các thành phố của thế giới đang phát triển thu hút
lao động nơng thơn với tốc độ chưa từng có. Tại các nước đang phát triển,
hiện nay q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với q trình bùng nổ
dân số. Nét đặc trưng của quá trình này là sự tập trung quá mức dân cư từ
nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là vào thủ đơ. Dịng người từ
nơng thơn đến các thành phố ngày càng đông. Một mặt, do nhu cầu sức


lao động của các thành phố lớn ngày càng tăng. Mặt khác, người nông
dân ra đi với hy vọng sẽ tìm được việc làm có thu nhập khá hơn, ổn định
hơn hầu thay đổi cuộc sống vốn nhiều thiếu thốn và khó có điều kiện phát
triển như ở các vùng nơng thơn. Nói khác đi, tại các nước này, các thành
phố lớn là các trung tâm kinh tế có sức hút dân cư rất lớn và các vùng
nông thôn là nơi có lực đẩy đáng kể vào các luồng di dân từ nông thôn ra
thành thị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong xu hướng đơ
thị hóa. Trên khắp thế giới, người nghèo rời nơng thơn ra thành thị là giải
pháp thực tiễn duy nhất để thốt nghèo. Tất cả những đơ thị lớn nói trên
thể hiện sự hịa nhập kinh tế, tài chính và thương mại mang tính tồn cầu,

vừa là những trung tâm tập trung của cải của thế giới vừa là nơi phơi bày
rõ nhất sực cách biệt giàu nghèo mà hàng trăm triệu người hằng ngày
phải đối mặt. Sau hai thập kỷ phát triển, Liên Hiệp Quốc thấy rõ hơn 2,8
tỉ người nghèo khổ hơn ban đầu, hố ngăn cách giàu nghèo càng rộng, mục
tiêu giảm nghèo chưa thực hiện được bao nhiêu. Thế kỷ đơ thị hóa cao độ
này cịn nhiều việc phải làm.
- Tăng sức ép lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Đơ thị hóa nhanh
trong khi các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông vận tải các đô
thị vốn yếu kém và thiếu đồng bộ, làm mất an tồn giao thơng, ùn tắc
giao thông và tai nạn càng đẩy giao thông vào thế khơng lối thốt đang là
vấn đề bức xúc tại các đô thị.
- Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang nền sản xuất
hàng hóa, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống
chưa phát triển và mở rộng, hiệu quả ngành sản xuất kinh doanh chưa
cao, chưa có ngành cơng nghiệp mũi nhọn, cơng nghệ cao, chất lượng sản
phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh trên thị
trường nội địa và xuất khẩu.
- Đơ thị hóa với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi
trường nan giải. Năm 1999, dân số thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỉ
người, gấp 4 lần so với năm 1950. Theo dự án của Liên hợp Quốc thì tới
năm 2006, sẽ có một nửa dân số thế giới sống ở thành thị. Những thách
thức về môi trường bắt nguồn một phần từ đô thị. Chính các thành phố đã
sinh ra 75% lượng CO2 trên tồn cầu vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
tiêu thụ ¾ lượng gỗ cơng nghiệp thế giới. Tốc độ đơ thị hóa nhanh, những
vấn đề mơi trường như ơ nhiễm khơng khí và nước đang trở nên tồi tệ ở
những nơi Chính phủ khơng đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ
tầng về giao thông, nước và xử lí rác thải. Hiện nay có 220 triệu người
trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển đang trong tình trạng
thiếu nước sạch và 1,1 tỉ người đang sống ngột ngạt trong bầu khơng khí
bị ơ nhiễm.

Ở nước ta, nếu năm 1975, tổng dân số là xấp xỉ là 47 triệu người
thì đến năm 2003, con số này là 80 triệu người. Diện tích rừng bị thu hẹp
đáng kể. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000, mỗi


năm chúng ta mất đi từ 120000 – 150000ha rừng. Chất lượng đất cũng
giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự
nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp làm ô nhiễm môi
trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Tất cả sông hồ của Việt Nam
đều bị ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau do chất thải chưa xử lí được xả
trực tiếp ra sơng.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng: do chất thải,
khói bụi, nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Đất đai ngày càng có giá trị cao,
khó khăn cho cơng tác xây dựng các cơng trình giao thơng, các cơng trình
bảo vệ mơi trường.
b/ Về văn hóa:
Các giá trị văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một lối sống
thành thị du nhập vào lối sống nơng thơn.Xung đột văn hóa, kỳ thị vùng
miền, xung đột về quyền lợi đã và đang diễn ra.
c/ Về đời sống:
Mỗi năm có khoảng 73000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để phát
triển đất nước, làm ảnh hưởng vấn đề an ninh, lương thực môi sinh, môi
trường cũng như cuộc sống đang ổn định của người dân lại không được
mấy quan tâm, là điều kiện thuận lợi cho một bộ phận quan chức và
những đầu cơ trụ lợi, biến những mãnh vườn thửa ruộng của người nông
dân thành những Án ma, dự án “treo” để buôn bán lòng vòng bỏ túi riêng
những khoảng lợi nhuận gấp trăm vạn lần so với giá đền bù giải tỏa cho
dân và đẩy người dân vào cảnh khốn khó.
Dân số tăng nhanh, thất nghiệp cao, xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội
(mại dâm, ma túy, tệ nạn trẻ em…). Tất cả các thành phố phát triển quá

nhanh đều chưa thể giải quyết dứt điểm những yếu kém trong việc chăm
lo các dịch vụ cơ bản phục vụ người nghèo. Các khu nhà ổ chuột khơng
nước sạch, khơng điện cịn tồn tại lâu dài. Những khu người nghèo đó là
một thách thức với những cao óc tráng lệ, những trung tâm tài chính,
thương mại, những biệt thự sang trọng của nhà giàu trong hàng ngũ tỉ
phú, quan chức. Thiếu nhà ở xuất hiện nhiều ngôi nhà ổ chuột, đời sống
công nhân không được đảm bảo.
Thiếu trường lớp, giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy
và học dẫn đến một bộ phận học sinh thất học, bỏ học, mù chữ.
Thiếu các cơ sở y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
người nghèo, người già và trẻ em khơng được quan tâm đúng mức
d/ Về phía lãnh đạo:
Giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn: khó quản lý, khó điều tiết
nền kinh tế, mâu thuẫn giữa cung và cầu dẫn đến lạm phát, tham nhũng.
e/ An ninh trật tự xã hội:
Người dân ít được hưởng phúc lợi xã hội, các chương trình dự án
từ ngồi đưa vào. Thực tế cho thấy sự mở rộng không ngừng khơng gian
đơ thị với việc thu hẹp diện tích đất canh tác, nông nghiệp xu hướng này


dẫn tới một bộ phận không nhỏ nông dân chuyển đổi nghề nghiệp. Nhưng
thực tế không phải người nông dân nào cũng hội đủ năng lực để sẳn sàng
chuyển đổi “phương thức sản xuất” của mình. Do đó, khơng ít nơng dân
bị đẩy vào cảnh khốn khó vì khơng cịn đât canh tác, cùng với sự gia tăng
về dân số, lao động còn thiếu việc làm còn chưa giải quyết được sẽ làm
tăng thêm đội quân thất nghiệp nhiều, tệ nạn xã hơi phát sinh.
 Nhìn chung: q trình đơ thị hóa là một q trình tiến bộ, nó
thúc đẩy sự phát triển của đất nước, làm cho người dân quen với cuộc
sống năng động song nó lại làm gây gắt thêm nhiều vấn đề kinh tế - xã
hội vốn đã nóng bỏng dưới áp lực của sự gia tăng dân số. Do vậy, đơ thị

hóa cần có sự quản lý chặt chẽ về mặt nhà nước.
Trong chiến lược phát triển đô thị, các quốc gia cần hết sức chú ý
phát triển các thành phố nhỏ và trung bình thành cụm thành phố hay liên
thị quanh các thành phố lớn, đại đơ thị, siêu đơ thị.
Đồng thời, phải có chính sách phát triển kinh tế nông thôn, thâm
dụng lao động, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho lao động trẻ ở
nông thôn, tăng cường giao thông vận tải, thông tin liên lạc… nhằm giảm
bớt sự cách biệt giữa vùng nơng thơn và các thành phố./.
HẾT

DANH SÁCH NHĨM 2
1. Nguyễn Thị Đào
2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
3. Nguyễn Văn Hậu
4. Nguyễn Văn Lợi
5. Trương Thị Bé Quê
6. Nguyễn Văn Tác
7. Ngô Thị Thanh Thúy



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×