Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phan bao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.71 KB, 5 trang )

PHÂN BÀO

GV: Nguyễn Thị Minh Phương – Trường THPT – Ngô Quyền
I. Phân bào nguyên phân :
1. Phân chia nhân : Gồm 4 kỳ

Các kỳ

Những diễn biến cơ bản của NST

Kỳ đầu

- Các NST sau khi nhân đơi dính nhau ở tâm động ở kỳ trung gian, co xoắn .
- Màng nhân dần tiêu biến ,thoi vô sắc xuất hiện nối 2 cực của tế bào.
Kỳ giữa
- Các NST co xoắn đạt mức cực đại và tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi vơ sắc .
Kỳ sau
- Các NST tách nhau ở tâm động ,từ NST kép tạo NST đơn tiến về 2 cục của tế
bào .
Kỳ cuối
- NST dãn xoắn ,màng nhân dần xuất hiện ,thoi vô sắc biến mất .
2. Phân chia tế bào chất :Sau khi kỳ cuối hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền ,tế bào chất bắt đầu phân
chia tách thành 2 tế bào con .
- Tế bào động vật thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo ( từ ngoài vào trung tâm ).
- Tế bào thực vật lại xuất hiện 1 vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào ).
* Kết qủa của nguyên phân : Từ 1 tế bào mẹ ( 2n) tạo 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào
mẹ ( 2n NST )
*Ý nghĩa của quá trình nguyên phân .
- Ở cơ thể đơn bào nguyên phân nhằm mục đích sinh sản .Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con
giống y hệt nhau .


- Ở cơ thể sinh vật nhân chuẩn đa bào ,nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể trưởng thành và phát
triển .Ngồi ra cịn có vai trị quan trọng giúp cơ thể tái sinh lại những mô hoặc cơ quan bị tổn thương .
- Sinh vât sinh sản sinh dưỡng thì nguyên phân là hình thức sinh sản cho ra các cá thể con có kiểu gen giống
kiểu gen của cơ thể mẹ .
II.
Phân bào giảm phân : Là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n NST ) ở thời kỳ trung gian qua 2 lần
phân bào liên tiếp

Giảm phân

Nguyên phân
1


Các Kỳ
Kỳ đầu
Kỳ giữa

Những diễn biến cơ bản của NST

Lần phân bào I
- Các NST nhân đơi dính nhau ở tâm động ,có
thể tiếp hợp và xảy ra trao đổi chéo .

Lần phân bào II
- Tồn tại rất ngắn ,không diễn ra sự tự nhân
đôi NST..

- Các NST kép xoắn và co ngắn tập trung
thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của

thoi vơ sắc.

- Tại mỗi tế bào con ,hình thành thoi vơ
sắc .Các NST kép xếp trên mặt phẳng xích
đạo của thoi vơ sắc 1 hàng.

Kỳ sau

- Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng di - Các NST kép đứt nhau ở tâm động , mỗi
chuyển theo thoi vô sắc về 2 cực của tế bào và NST kép tạo thành 2 NST đơn và mỗi chiếc đi
vẫn dính nhau ở tâm động .
về 1 cực của tế bào .

Kỳ cuối

- NST dãn xoắn ,màng nhân và nhân con xuất
hiện ,thoi vô sắc tiêubiến.
- Số lượng NST bằng ½ tế bào mẹ. ( 2 tế bào
con đều chứa bộ n NST kép ,nhưng lại khác
nhau về nguồn gốc)

- Kết quả 1 tế bào mẹ qua 2 lần giảm phân ,
tạo 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi 1
nửa (n) và là cơ sở để hình thành giao tử
-Nếu là tế bào sinh tinh thì tạo 4 tinh trùng (n)
đều tham gia thụ tinh.
-Nếu là tế bào sinh trứng tạo 1tế bào trứng(n)
tham gia thụ tinh và 3 thể định hướng bị tiêu
biến .


*Ý nghĩa của giảm phân:
- Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh
thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp .
- Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho q trình
CLTN giúp các lồi có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới .
- Các quá trình nguyên phân ,giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài .

So sánh nguyên phân và giảm phân

1. Giống nhau :Đều có sự tự nhân đôi NST ,trải qua các kỳ phân bào tượng tự nhau ,đều có sự biến đổi
hình thái NST theo chu kỳ và ở kỳ giữa các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo .
2. Khác nhau :

Nguyên phân
- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 1 NST kép ,
mỗi NST kép gồm 2 crômatit .

Giảm phân
- Mỗi cặp NST tương đồng nhân đôi thành 1 cặp NST
kép tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Ở kỳ trước không xảy ra trao đổi chéo giữa 2
crômatit cùng nguồn gốc.

- Ở kỳ trước I ,tại mỗi cặp NST có xảy ra hiện tượng
tiếp hợp trao đổi đoạn giữa 2 crômatit khác nguồn
gốc.
- Ở kỳ giữa I ,các NST tập trung thành NST
tương đồng kép xếp 2 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi vô sắc .

- Ở kỳ sau I ,các NST đơn ở trạng thái kép
trong từng cặp NST tương đồng phân ly để
tạo ra các NST con đơn bội kép khác nhau về
nguồn gốc.
- Kết quả : qua 2 lần phân bào ,tạo ra các giao
tử có bộ NST giảm đi một nửa ( n) khác nhau
về nguồn gốc.

-

-

Ở kỳ giữa các NST tập trung thành từng NST
kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi vơ sắc .
Ở kỳ sau ,crômatit trong từng cặp NST tương
đồng kép phân ly về 2 cực tế bào
Kết quả : Từ 1 tế bào mỗi lần phân bào tạo ra
2 tế bào con có bộ NST 2n.

2


Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân – giảm phân – thụ tinh .
Các quá trình

Nguyên phân

Giảm phân
Thụ tinh


Bản chất
-Giữ nguyên bộ NST ,2 tế bào con được
tạo ra có bộ NST 2n giống như tế bào
mẹ .
- Làm giảm số lượng NST đi một nửa, tế
bào con được tạo ra có số lượng NST n =
½ số lượng NST của tế bào mẹ ( 2n ).
- Kết hợp 2 bộ NST đơn bội (n)thành bộ
NST lưỡng bội ( 2n ).

Ý nghĩa
-Duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ tế
bào và thế hệ cơ thể .

- Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các

thế hệ ở những lồi sinh sản hữu tính và tạo
ra nguồn biến dị tổ hợp.
- Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các
thế hệ ở những lồi sinh sản hữu tính và tạo
ra nguồn biến dị tổ hợp.

Bài tập vận dụng .

Bài 1: Một hợp tử của loài sinh vật sau 7 đợt nguyên phân liên tiếp ,môi trường cung cấp nguyên liệu tương

đương với 1016 NST đơn .
1. Tìm bộ NST lưỡng bội của lồi ?
2. Khi lồi đó phát sinh giao tử có mấy loại tinh trùng ,mấy loại trứng được tạo ra khác nhau về nguồn

gốc?
Bài 2 : Hai hợp tử của 1 lồi SV ngun phân liên tiếp 1 số đợt ,mơi trường tế bào cung cấp nguyên liệu tương
đương với 22792 NST đơn .Hợp tử 1 có số đợt nguyên phân =

số đợt nguyên phân của hợp tử 2 . Ở kỳ giữa

của mỗi tế bào người ta đếm được 44 NST kép.
1. Tìm bộ NST lưỡng bội của lồi ?
2. Số đợt phân bào nguyên phân của mỗi hợp tử ?
3. Số NST đơn mới hồn tồn mơi trường cung cấp cho mỗi hợp tử nguyên phân ?
4. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh xảy ra bình thường thì có mấy loại giao tử và mấy
loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST?
Bài 3 : Bộ NST của loài được ký hiệu như sau : A đồng dạng a ; B đồng dạng b;C đồng dạng c, D đồng dạng d
1. Xác định bộ NST lưỡng bội của lồi đó ?
2. Viết ký hiệu bộ NST của lồi đó ở các kỳ sau đây của giảm phân :
 Kỳ trước I ; Kỳ giữa I.; Kỳ cuối I. ; Kỳ giữa II. ; Kỳ cuối II.
3.Nếu khơng có hiện tượng TĐC và ĐB thì có bao nhiêu hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST?
Bài 4 . Ở lúa ,2n = 24 .Hãy xác định :
1. Số tâm động ở kỳ sau nguyên phân
2. Số tâm động ở kỳ sau giảm phân I
3. Số crơmatít ở kỳ giữa của ngun phân
4. Số NST ở kỳ sau của nguyên phân
5. Số NST kép ở kỳ giữa của giảm phân I
6. Số NST kép ở kỳ cuối của giảm phân I
7. Số NST đơn ở kỳ cuối của giảm phân II
Bài 5 .Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng của 1 loài = 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo
ra nhiều hơn các NST đơn trong các trứng là 18240.Các trứng tạo đều thụ tinh . 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng
tạo 1 hợp tử lưỡng bội bình thường. Khi khơng có TĐ đoạn và khơng có ĐB lồi đó tạo nên
loại trứng .
1. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và từ 1 tế

bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào đã trải qua mấy đợt nguyên phân ?
2. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng ?
3. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái để tạo
trứng .
Bài 6 . Có 64 tế bào sinh trứng khi giảm phân bình thường cho bao nhiêu trứng và bao nhiêu thể định hướng bị
tiêu biên ?
3


Bài 7 .1 tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n =78). Sau 1 số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường tế bào cung

cấp 19812 NST nguyên liệu hoàn toàn mới .Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng ,giảm phân cho trứng
. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% của tinh trùng là 3,25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử
lưỡng bội bình thường .
1. Tìm số hợp tử hình thành ? .
2. Số lượng tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh ?
3. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái .
4. Nếu trong quá trình phát tinh trùng có 1 cặp NST trao đổi đoạn 1 chỗ .Tìm số loại giao tử tạo ra ở gà
trống ,gà mái ? Số kiểu hợp tử hình thành ?
Bài 8. Ở 1 loài ĐV ,1 tế bào sinh dục (2n) thực hiện nguyên phân liên tiếp 1 số lần môi trường nội bào đã
cung cấp nguyên liệu tương đương với 15300 NST đơn .Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng
đều giảm phân bình thường tạo 512 tinh trùng chứa NST giới tính Y.
1. Xác định số NST đơn trong bộ lưỡng bội của loài ?
2. Giả thiết rằng sự giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục của cá thể cái ,mỗi cặp NST tương đồng đều
gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau ,sự TĐ đoạn tại 1 điểm xảy ra cặp NST thường và sự ĐB dị bội xảy
ra ở lần giảm phân 1 của cặp NST giới tính .Khả năng cơ thể cái đó có thể tạo ra bao nhiêu loại trứng ?
3. Nếu cho cá thể cái này thụ tinh ,khả năng có thể hình thành bao nhiêu loại hợp tử ? Biết rằng cá thể đực
giảm phân bình thường và khơng có TĐ đoạn .
Bài 9 . Có 10 tế bào sinh dục ở vùng sinh sản nguyên phân 3 đợt liên tiếp ,môi trường nội bào cung cấp
nguyên liệu tương đương 560 NST đơn .Sau nguyên phân có 10% tế bào giảm phân ,các giao tử tạo thành đều

tham gia thụ tinh .Tổng số NST trong các hợp tử tao thành là 64 .
1. Xác định bộ NST của lồi .Gọi tên lồi đó .
2. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó .
Bài 10 .Ở người 1 hợp tử khi phân bào liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tương đương
với 329 NST đơn .
1. Có nhận xét gì về số lượng NST trong hợp tử .Hiện tượng này gọi là gì?
2. Cho 3 ví dụ về hậu quả của hiện tương nói trên ở người .
Bài 11 Cặp NST giới tính của 1 người nữ có kiểu gen sau :
.Hãy trình bày cơ chế giảm phân tạo giao tử
trong các trường hợp sau :
1. Giảm phân bình thường ?
2 .Giảm phân rối loạn phân bào I ?
3. Giảm phân rối loạn phân bào II.
4. Giảm phân rối loạn cả 2 lần phân bào ?
Bài 12. Ở người 1 hợp tử khi phân bào liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tương đương
với 329 NST đơn .
1. Có nhận xét gì về số lượng NST trong hợp tử .Hiện tượng này gọi là gì?
2. Cho 3 ví dụ về hậu quả của hiện tương nói trên ở người .
Bài 13. 1 tế bào sd sơ khai của thỏ cái (2n =44 ).sau 1 số đợt nguyên phân liên tiếp ,môi trường tế bào đã cung
cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn .Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho
trứng .Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% của tinh trùng là 25% .Mỗi trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành 1
hợp tử
1. Tìm số hợp tử được hình thành ?
2. Số lượng tế bào sinh trứng và sinh tinh trùng cần thiết để hồn tất q trình thụ tinh .
3. Số đợt nguyên phân của tế bào sd sơ khai cái .
4. Để hồn tất q trình thụ tinh môi trường đã cung cấp mỗi tế bào sd sơ khai bao nhiêu NST đơn mới
tương đương để tạo trứng và tạo tinh trùng? Nếu các tế bào sinh tinh trùng được tạo ra từ 1 tế bào sd đực
Bài 14. Ở ruồi giấm có 2n= 8 và ký hiệu : AaBbDd XY ở ruồi đực ; AaBbDd XX ở ruồi cái .
1. Xác định số tế bào và tổng số NST được tạo ra khi mỗi tế bào SDSK của ruồi đực và ruồi cái đều
nguyên phân 5 đợt liên tiếp ?

2. Cho rằng các tế bào sau các đợt nguyên phân đều trở thành tế bào sinh dục chin thực hiện giảm phân .
a. Viết các loại bộ NST ở kỳ cuối I , kỳ cuối II của ruồi giấm ?
b. Xác định tổng số tế bào và tổng số NST sau khi kết thúc giảm phân ?
4


5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×