Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Hình tượng đầu bạc trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.56 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................3
1.

Lí do chọn đề tài:............................................................................................................................3

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề:............................................................................................................5

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:....................................................................................................6

4.

Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................................................6

5.

Mục đích và nhiệm vụ:...................................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1:...............................................................................................................................................7
Những vấn đề chung..................................................................................................................................7
1.1.
Những yếu tố cuộc đời, con người Nguyễn Trãi và Nguyễn Du gắn với hình tượng “đầu
bạc” trong thơ của hai tác gia:..............................................................................................................7


1.2.

Giới thuyết về hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Du:................9

CHƯƠNG 2:.............................................................................................................................................10
Những biểu hiện tương đồng của hình tượng “đầu bạc”.......................................................................10
trong thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Du..............................................................................................10
2.1.

Hình tượng “đầu bạc”- những biểu hiện tương đồng:...........................................................10

2.2.

Nguyên nhân và ý nghĩa của sự tương đồng:..........................................................................19

CHƯƠNG 3:.............................................................................................................................................21
Những biểu hiện khác biệt của hình tượng “đầu bạc”..........................................................................21
trong thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.............................................................................................21
3.1.

Hình tượng “đầu bạc”- những biểu hiện khác biệt:...............................................................21

3.2.

Nguyên nhân và ý nghĩa của sự khác biệt:.............................................................................26

PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................................................28

1



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Nguyên. Văn chương Nguyễn Trãi. NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp. HN, 1984.
2. Đào Duy Anh. Nguyễn Trãi toàn tập. NXB Khoa học xã hội, 1976.
3. Lã Nhâm Thìn (CB). Giáo trình văn học Trung đại Việt Nam (tập 2). NXB
Giáo dục Việt Nam. HN 2011, 2015.
4. Lê Thái Hoa. Tìm hiểu quan niệm về con người cá nhân của Nguyễn Trãi
đến những phương thức thể hiện con người cá nhân trong “Quốc âm thi
tập”. Khóa luận tốt nghiệp CN Văn học Trung đại Việt Nam. HN, 2005.
5. Lê Thị Thanh Loan. Tìm hiểu về ý thức cá nhân trong thơ chữ Hán- Nguyễn
Du. Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn. HN, 2004.
6. Trần Văn Nhĩ. Thơ chữ Hán Nguyễn Du. NXB Văn Nghệ, 2007.

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Lí do học thuật:
1.1.1. Vị trí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trên thi đàn dân tộc:

Trên tiến trình văn học Việt Nam, văn học Trung đại là bộ phận quan trọng
không thể thiếu góp phần làm nên giá trị chung cho nền văn chương toàn dân tộc.
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai tên tuổi tiêu biểu, quan trọng vào loại bậc nhất của
văn học thời kì này.
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”
(Chế Lan Viên)
Dường như diện mạo cả lịch sử và nền văn học dân tộc được thu nhỏ, khái

quát lại chỉ bằng hai câu thơ với sự xuất hiện của hai vĩ nhân, hai trái tim lớn của đất
nước. Đó cũng chính là niềm trân trọng, tự hào và kính mến mà Chế Lan Viên cũng
như nhân dân mn đời dành cho họ.
Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại, một thiên tài văn học tiêu biểu của
dân tộc ở cả hai phương diện: kết tinh và độc đáo. Ở phương diện kết tinh, trong lĩnh
vực văn học, văn chương Nguyễn Trãi kết tinh giá trị văn học cả bốn thế kỉ trước đó
về cả nội dung và nghệ thuật; trong lĩnh vực lịch sử, Nguyễn Trãi là vị anh hùng với
tư tưởng kết tinh truyền thống nhân đạo, yêu nước- những truyền thống lớn của dân
tộc Việt Nam. Ở phương diện độc đáo, Nguyễn Trãi là nhân vật “vơ tiền khống
hậu”: là vị anh hùng bậc nhất và cũng chịu những bi kịch bậc nhất trong lịch sử Việt
Nam.
Cịn Nguyễn Du, ơng cũng là một nhà văn thiên tài của văn học dân tộc, là
nhà thơ lớn của nhân loại. Thi ca của ông là sản phẩm kết tinh rực rỡ của văn chương
dân tộc, mở đường cho những chặng đường phát triển tiếp theo của văn học Việt
Nam. Đó là các sáng tác song ngữ với sự kết hợp nhuần nhị trữ tình và tự sự, bác học
và bình dân; là quan niệm sáng tác: viết từ “những điều trông thấy”; là cảm hứng
nhân đạo và cảm hứng hiện thực sâu sắc. Tất cả đã thực sự xuất sắc, đạt đến giá trị cổ
điển.
Nếu Nguyễn Trãi vừa “làm thơ” vừa “đánh giặc”, cả cuộc đời sống và cống
hiến trọn vẹn thân mình trên nhiều cương vị: nhà tư tưởng, nhà chiến lược và hơn tất
thảy là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất thì Nguyễn Du làm nên tập đại thành “Đoạn
trường tân thanh” cùng nhiều tác phẩm thơ xuất sắc cũng xứng danh Đại thi hào dân
tộc. Cả hai tác gia đều là những nhân vật lớn của văn học, lịch sử Việt Nam. Trên
cương vị là những thi nhân, họ cũng đóng góp những thi phẩm vô cùng phong phú và
giá trị cho nền văn học Trung đại nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Có thể
khẳng định, thiếu mất hai tác gia họ Nguyễn sẽ là điều mất mát lớn lao của văn học
và văn hóa Việt Nam.
3



Do đó, nghiên cứu về Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, đặc biệt là nghiên cứu thơ
văn Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là cơng việc tất yếu, có ý nghĩa về mặt học thuật,
góp phần làm rõ hơn những diện mạo và giá trị của một giai đoạn văn học quan
trọng. Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Trãi và Nguyễn Du dưới góc nhìn so sánh cũng là
điều cần thiết để thấy được đặc điểm tương đồng và khác biệt, từ đó có những đánh
giá đúng đắn về vị trí riêng của mỗi nhà thơ trên thi đàn. Hơn thế, việc nghiên cứu
hình tượng trong thơ văn của hai tác giả phần nào giúp đi sâu và thâm nhập vào thế
giới nghệ thuật cũng như tâm hồn họ đặt trong bối cảnh xã hội cũ, giúp hậu thế thêm
hiểu về tư duy, quan niệm nghệ thuật; thêm yêu, thêm cảm phục nhân cách và tài
năng của hai vĩ nhân Việt Nam.

1.1.2. Vị trí của hình tượng “đầu bạc” trong văn học Trung đại nói
chung và trong thơ hai tác gia nói riêng:

Trong ý thức của họ- những con người Trung đại, thời gian của vũ trụ là vĩnh
viễn và bất tận, còn thời gian tồn tại của đời người chỉ ngắn như “thuấn mi” (chớp
mắt) hay “niệm tức” (một hơi thở) theo quan niệm của đạo Phật. Thơ ca thời kì này
phản ánh rõ nét dấu ấn thời gian qua các hình tượng nhỏ bé: “khách trọ”, “sương
mai”, “cánh hoa dễ rơi rụng”, sự tàn phai nhan sắc của con người,… “Đầu bạc”
cũng là một hình tượng như thế.
Hình tượng “đầu bạc” trong văn học Trung đại Việt Nam khơng phải một
hình tượng hiếm thấy. Đó vốn là biểu tượng của sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt
là thời gian sinh mệnh; là sự ngắn ngủi, hữu hạn của kiếp người. Vì vậy, “đầu bạc”
thường xuất hiện gắn với tâm trạng nuối tiếc, trăn trở. Đối với những người anh
hùng, người mang chí lớn, thời gian chảy trơi nhanh như chớp mắt luôn là chướng
ngại vật trên bước đường công danh của họ. Khi ấy, nỗi ám ảnh “đầu bạc” càng trở
nên nặng nề. Việc thực hiện hùng tâm tráng chí, trước hiện thực tàn khốc của tuổi
già, dường như là bất khả, khiến những người chí lớn tâm cao lâm vào bất lực, bế
tắc. Hoặc giả, khi đầu bạc cũng là lúc con người phải gác lại nợ công danh, dành
lịng ngơi nghỉ, an hưởng tuổi già, thì đối với những người không bắt kịp thời gian,

bạc đầu rồi vẫn chưa trả được nợ ấy, tuổi già chính là bi kịch.
“Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”
(“Cảm hoài”- Phạm Ngũ Lão)
Nếu với những thi nhân khác,“đầu bạc” là một thống giật mình đầy suy tư,
là sự ngẫm nghĩ sau cả một đời dù n bình hay sơi nổi thì trong thơ Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du, hình ảnh ấy xuất hiện thường xuyên, thậm chí là liên tục, trải dài suốt
đời thơ họ. Trong thơ cổ điển Việt, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai người bạc tóc
sớm. Cuộc đời lại vận vào thơ. Mái đầu bạc trắng cứ trở đi trở lại, trở thành hình
tượng nghệ thuật, thành biểu tượng đặc biệt của tâm hồn hai nhà thơ. Nghiên cứu về
thơ văn của hai nhân vật vĩ đại này, nếu bỏ sót hình tượng “đầu bạc” thì khơng thể
4


đi sâu để hiểu được giá trị nội dung, tư tưởng các tác phẩm cũng như tài năng nghệ
thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn của họ.

1.2.

Lí do nghiệp vụ:

Với vị trí đặc biệt của mình trên thi đàn dân tộc, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du
có nhiều tác phẩm được lựa chọn để đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Tuy vậy, trên con đường học và nghiên cứu giúp hiểu sâu và toàn diện về hai tác gia
trong thời đại cũ, giáo viên- học sinh còn gặp những trở ngại về khoảng cách thời
gian lịch sử, cũng như sự thay đổi về văn hóa, cách biệt về thế hệ, tư tưởng. Các tác
phẩm đưa vào chương trình Ngữ văn cơ bản hầu hết là những tác phẩm kinh điển,
xuất sắc nhất của hai tác giả mà ở đây có thể kể đến “Bình Ngơ đại cáo” (Nguyễn

Trãi) và “Truyện Kiều” (Nguyễn Du). Theo đó, các tác phẩm thể hiện con người cá
nhân của hai tác giả còn ít được được vào, chủ yếu thuộc chương trình nâng cao hoặc
phần đọc thêm. Nghiên cứu hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn
Du, người viết hi vọng có thể mang đến một tư liệu tham khảo có giá trị, giúp thầy cơ
và các em tìm hiểu về con người cá nhân của hai tác gia được sâu sắc hơn. Đồng
thời, việc hiểu biết về con người cá nhân tác giả phần nào hỗ trợ đắc lực cho việc
phân tích và bình giảng tác phẩm trong nhà trường. Hơn thế, vẻ đẹp tâm hồn, tấm
gương nhân cách của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du được thể hiện qua hình tượng
“đầu bạc” cũng bồi đắp niềm thấu hiểu, cảm thông, góp phần giáo dục nhân cách
cho học sinh qua văn học và nhờ văn học.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Nghiên cứu Nguyễn Trãi và Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, có những
cơng trình đồ sộ, mang giá trị lớn của nhiều nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học nổi tiếng như: Xuân Diệu, Bùi Văn Nguyên, Lã Nhâm Thìn,… Đặt
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng các vấn đề văn học, hình tượng trong thơ họ dưới
góc nhìn so sánh cũng có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyên mục cảo luận, đặc biệt là
các luận văn, luận án của khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Đó là
nguồn tài nguyên tri thức quý báu để người viết tham khảo, lấy làm cơ sở nghiên cứu
hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
Về hình tượng này trong thơ của hai tác gia, tuy được nhắc đến và khẳng định
giá trị ở nhiều tài liệu, nhưng chưa thấy một công trình lớn nào hệ thống và nghiên
cứu tồn diện. Hầu hết, “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du được đề
cập với vai trò ngữ liệu, là biểu hiện nhỏ đặt trong những vẫn đề lớn về tác gia- tác
phẩm, ví dụ như vấn đề “ý thức cá nhân” hay “thế giới nghệ thuật”, “hình tượng
nghệ thuật”,v.v…
Đây là cơ hội, đồng thời là thách thức đối với người nghiên cứu trong quá
trình làm niên luận. Do thời gian và năng lực nghiên cứu cịn có hạn, bài niên luận
khơng tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của thầy cơ

để đề tài được hoàn thiện hơn.

5


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Trong khuôn khổ một bài niên luận, người viết chỉ tập trung nghiên cứu vấn
đề chính: Hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du dưới góc nhìn
so sánh để thấy những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó bước đầu lí giải ngun
nhân và ý nghĩa những đặc điểm đó.
Qua q trình khảo sát, có thể nhận thấy hình tượng “đầu bạc” xuất hiện
trong các tập thơ: “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi và
“Thanh Hiên thi tập”, “Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn
Du. Đây cũng chính là phạm vi nghiên cứu của bài niên luận. Các ngữ liệu, văn bản
thơ chủ yếu được dẫn từ cuốn “Nguyễn Trãi toàn tập” của Đào Duy Anh (NXB
Khoa học xã hội, 1976) và cuốn “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” của Trần Văn Nhĩ
(NXB Văn Nghệ, 2007).

4. Phương pháp nghiên cứu:

Để tìm hiểu hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, bài
niên luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Một là phương pháp thống kê, hệ thống hóa. Với phương pháp này, người
nghiên cứu đã tìm đọc và thống kê các bài thơ nhắc đến hình ảnh “đầu bạc” của
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong phạm vi nghiên cứu, từ đó hệ thống hóa lại để thấy
được tần suất xuất hiện của hình tượng này trong mỗi tập thơ.
Hai là phương pháp phân tích, tổng hợp, mang đến cái nhìn vừa khái qt,
tồn diện vừa chi tiết, sâu sắc về vị trí và ý nghĩa của hình tượng “đầu bạc” trong
một số bài thơ cụ thể của hai tác gia.

Ba là phương pháp so sánh- phương pháp chính. Phương pháp này đặt hình
tượng “đầu bạc” trong thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du ở thế đối sánh để làm rõ
những điểm tương đồng, khác biệt và bước đầu lí giải chúng. Đây cũng là mục đích
chính của bài niên luận.
Bốn là phương pháp liên ngành giúp tìm ra mối liên hệ của hình tượng “đầu
bạc” với cuộc đời, nhân cách của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du; với diện mạo văn học
Trung Đại Việt Nam. Đồng thời, việc sử dụng phương pháp này cũng là một cách
vận dụng vai trò của tích hợp trong nghiên cứu khoa học hiện nay.

5. Mục đích và nhiệm vụ:

Trước hết, bài niên luận thống kê và tổng hợp lại tất cả những câu thơ có hình
ảnh “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, giúp có một tư liệu chính xác
về sự xuất hiện của hình tượng quan trọng này.
Qua các bước nghiên cứu và so sánh, bài niên luận bước đầu tìm ra biểu hiện
tương đồng, khác biệt của hình tượng “đầu bạc” trong thơ của hai thi nhân và ý
nghĩa của chúng đối với sự thể hiện con người cá nhân trong văn học Trung đại. Từ
đó khẳng định những đóng góp của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du vào diện mạo, giá
trị chung của văn học thời kì này, cũng như văn học toàn dân tộc.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
Những vấn đề chung
1.1.
Những yếu tố cuộc đời, con người Nguyễn Trãi và Nguyễn Du gắn
với hình tượng “đầu bạc” trong thơ của hai tác gia:
1.1.1. Tác gia Nguyễn Trãi:


Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, Lộ Lạng
Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Gia
đình Nguyễn Trãi là một gia đình đặc biệt khi cả bên nội và bên ngoại đều là mạch
chảy của hai dòng truyền thống lớn: truyền thống yêu nước (góp phần làm nên một
Nguyễn Trãi- anh hùng yêu nước) và truyền thống văn hóa- văn học (góp phần làm
nên một Nguyễn Trãi- nhà văn lớn, danh nhân Văn hóa thế giới). Nguyễn Trãi đã
thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp, cao quý của gia đình. Đến lượt mình, ông
tôn vinh và làm vẻ vang thêm những truyền thống đó.
Thời đại Nguyễn Trãi sống là một thời đại đau thương nhưng quật khởi với
những sự kiện lịch sử đặc biệt: Sự xâm lược của giặc Minh- kẻ thù tàn bạo bậc nhất
thời Trung đại làm đất nước Đại Việt rơi vào thảm họa mất nước sau bốn thế kỉ độc
lập; chính trong hồn cảnh bi thương ấy, ý thức dân tộc, sự khẳng định chủ quyền
dân tộc lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết, truyền thống yêu nước anh hùng được phát
huy, nhiều kì tích trong cơng cuộc dựng nước và giữ nước được lập nên, đặc biệt có
thể kể đến khởi nghĩa Lam Sơn- một cuộc khởi nghĩa gian khổ bậc nhất nhưng lại
huy hoàng bậc nhất lịch sử dân tộc. Đó chính là mơi trường thuận lợi để những người
có nhiệt tâm, chí lớn như Nguyễn Trãi bộc lộ tài năng và nhân cách. Nhưng chính tài
năng và nhân cách ấy lại làm Nguyễn Trãi bạc đầu sớm, khi ông phải sống một cuộc
đời nhiều biến động.
Cuộc đời ông được các nhà nghiên cứu phân chia làm ba giai đoạn chính, gắn
liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Trước khởi nghĩa Lam Sơn (1380- khoảng 1418): giai đoạn “nợ nước, thù
nhà”, hun đúc ý chí và lịng yêu nước của người anh hùng dân tộc.
- Trong khởi nghĩa Lam Sơn (khoảng 1418- 1428): giai đoạn “nhà thơ- chiến
sĩ” trong đời Nguyễn Trãi.
- Sau khởi nghĩa Lam Sơn (1428- 1442): giai đoạn “tùng bách kiên trinh”,
“thơ kêu xé lịng”.
Có thể thấy, suốt cả cuộc đời mình, Nguyễn Trãi dành trọn vẹn tâm và trí cho
đất nước, chưa lúc nào ngơi nghỉ. Trước đây, ông hăm hở ra làm quan cho nhà Hồ

7


với chức Ngự sử đài, hi vọng dâng tài giúp Hồ Quý Ly xây dựng đất nước. Thật đáng
tiếc, Hồ Q Ly là người tài chí nhưng chẳng được lịng dân, lại mắc phải mưu đồ
thơn tính của nhà Minh nên nhà Hồ sụp đổ. Sau này, Nguyễn Trãi lại góp cơng lớn
giúp Lê Lợi cùng khởi nghĩa Lam Sơn thành cơng. Khi khơng cịn được tin dùng như
trước, ơng xin cáo quan về ở ẩn nhưng nỗi lòng ưu ái chưa bao giờ nguôi. Được Lê
Thánh Tông xuống chiếu vời ra giúp nước, ông lại vui sướng dâng “Biểu tạ ơn” rồi
hăm hở về triều. Tưởng chừng giờ đây, con người này có thể an tâm dâng hết tài sức
và lịng ưu ái giúp dân, giúp nước, thì những những mâu thuẫn của triều đình phong
kiến Lê Sơ đã giáng thảm họa đau đớn xuống cuộc đời ông: Oan án Lệ Chi Viênông bị khép tội giết vua và chịu án chu di tam tộc.
Nhìn vào những giai đoạn của cuộc đời đầy biến động ấy, thấy được nỗi lịng
và tài trí cùng kết cục bị thảm của Nguyễn Trãi, ta đã rõ vì sao tóc ơng bạc sớm- bạc
vì nỗi lo nợ dân, nợ nước, chưa lúc nào ông được an tâm để thực hiện tròn vẹn mối lo
này. Với “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi vừa viết nên lí tưởng
“ái ưu” ấy, vừa thể hiện tình yêu cao cả của mình, lại vừa mang đến những nét vẽ về
chân dung một “con người trần thế nhất trần gian”. Mái tóc bạc, biểu tượng tâm
hồn Nguyễn Trãi vì thế cứ tự nhiên đi vào thơ ơng, là minh chứng cho tấm lịng cả
đời lo nghĩ cho đất nước chưa lúc nào ngơi nghỉ, lo đến bạc đầu mà vẫn lo…

1.1.2. Tác gia Nguyễn Du:

Tương tự như Nguyễn Trãi, thời đại Nguyễn Du sống cũng ghi dấu những biến
động lớn lao của lịch sự với “một phen thay đổi sơn hà” với bão táp của phong trào
khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là khởi nghĩa Tây Sơn; dẹp thù trong, diệt giặc ngoài
(Xiêm, Mãn Thanh), thu giang sơn về một mối. Theo đó là chiếc ngai vàng phong
kiến mục ruỗng và sự sụp đổ của tập đồn phong kiến Lê- Trịnh cùng cơng cuộc
“trùng hưng” của nhà Nguyễn.
Yếu tố thời đại ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của hàng ngũ trí thức Nho giáo, trong

đó có Nguyễn Du. Đó là những mâu thuẫn trong tư tưởng ông khi ông là cựu trung
thần nhà Lê, tìm cách chống lại Tây Sơn nhưng bởi khơng phải một “ngu trung”, sự
chống đối ấy không hề kiên quyết, cuối cùng, ông lại ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Những mâu thuẫn trong tư tưởng ấy là một trong những yếu tố làm cho tâm hồn
Nguyễn Du chưa bao giờ thanh thản.
Gia đình ơng là một gia đình đại q tộc với “phụ tử đồng triều” khi nhiều người
cùng làm quan cho triều Lê (cha làm Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ làm Thượng
thư Bộ lại). Đó cịn là một gia đình với truyền thống khoa bảng và văn học, nhiều
người đỗ đạt cao, văn võ toàn tài, hội tụ cả ba nền văn hóa: Thăng Long, Kinh Bắc,
Thanh- Nghệ. Những nền văn hóa ấy thấm nhuần trong con người Nguyễn Du, đến
nỗi ơng từng: “Bạc đầu cịn được thấy Thăng Long”.
Cuộc đời của Nguyễn Du là cuộc đời của con người có vốn sống phong phú khi
trải qua cuộc sống của một công tử quý tộc và cả cuộc sống ba đào với “mười năm
gió bụi” lánh nạn Tây Sơn, làm quan triều Nguyễn và từng làm chánh sứ sang Trung
Quốc; còn là cuộc đời của con người có vốn hiểu biết sâu rộng và trái tim nhân đạo
sâu sắc, đó là vốn kiến thức un thâm ơng tiếp thu từ sách vở, từ trường đời: “Thôn
8


ca sơ học tang ma ngữ”, là trái tim nhân đạo luôn hướng về những con người đau
khổ, bất hạnh. Như Mộng Liên Đường Chủ nhân đã viết: “Nguyễn Du có con mắt
nhìn thấu sáu cõi và tấm lịng nghĩ suốt nghìn đời”. Cuộc đời ấy vận vào thơ ơng với
“Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm” và “Bắc hành tạp lục”. Trong ba tập
thơ, chân dung nhà thơ trên từng bước đường của cuộc đời đã hiện lên với nhiều ẩn
ức, dằn vặt, đớn đau của một người con gần như cả đời xa quê: “Bạc đầu buồn
chẳng chở về quê”; một người anh hùng mang gánh nặng của hùng tâm tráng chí
chưa thực hiện được; một người bạc đầu sớm, ngay cả khi tuối già gõ cửa, vẫn lỡ dở
đường sinh kế,…
Nếu Nguyễn Trãi bạc đầu vì nỗi “ưu dân ái quốc”, của một vị quan lo nước
thương dân thì Nguyễn Du bạc đầu chính bởi những ẩn ức ấy trong cuộc đời bể dâu

của mình, những dằn vặt đến nỗi bạc đầu: “Đầu bạc buồn vì khơng cách dấu mình”,
và bạc đầu cũng là ngun nhân dần đến những nỗi ám ảnh, đớn đau. Suốt đời mình,
ơng đi nhiều, biết và hiểu nhiều, đã nhìn đời bằng tấm lịng thương u cao cả.
Tưởng rằng điều đó sẽ mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho Nguyễn Du, nhưng
chính điều ấy càng làm tâm hồn ơng vướng thêm những tâm sự buồn thương, u uất
(“Thanh Hiên thi tập”), thêm cả nỗi chán nản, thậm chí là nỗi thất vọng về chốn
quan trường và ước ao “quy cố hương” (“Nam trung tạp ngâm”). Có lẽ chính những
trải nghiệm cảm xúc trong suốt cuộc đời đã làm mái đầu Nguyễn Du nhuốm màu
thời gian.

1.2.

Giới thuyết về hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và thơ
Nguyễn Du:

Qua quá trình tìm đọc ngữ liệu và thống kê, hệ thống hóa, thu được kết quả
như bảng thống kê sau:
Số bài thơ xuất
Tác giả
Tên tập thơ
Tổng số bài thơ
hiện hình ảnh
“đầu bạc”
Quốc âm thi tập
245
11
Nguyễn Trãi
Ức Trai thi tập
105
5

Thanh Hiên thi tập
78
22
Nguyễn Du
Nam trung tạp ngâm
40
7
Bắc hành tạp lục
132
18
Bảng thống kê số bài thơ xuất hiện hình ảnh “đầu bạc”
trong thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Du
Qua Bảng thống kê số bài thơ xuất hiện hình ảnh “đầu bạc” trong thơ
Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Du, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trong “Quốc âm thi tập” với tổng số 245 bài thơ, có 11 bài thơ xuất hiện hình
ảnh “đầu bạc”, chiếm 4.5%; trong “Ức Trai thi tập” với tổng số 105 bài thơ (cần
lưu ý, trong số 105 bài này, có 17 bài tồn nghi), có 5 bài thơ (không thuộc 17 bài
9


tồn nghi) xuất hiện hình ảnh “đầu bạc”, chiếm 4.8%. Như vậy, trong hai tập thơ
của Nguyễn Trãi với tổng số 350 bài, hình ảnh “đầu bạc” xuất hiện trong tổng
cộng 16 bài thơ, chiếm 4.6%.
- Trong “Thanh Hiên thi tập” với tổng số 78 bài thơ, có 22 bài thơ xuất hiện hình
ảnh “đầu bạc”, chiếm 28.2%; trong “Nam trung tạp ngâm” với tổng số 40 bài
thơ, có 7 bài thơ xuất hiện hình ảnh “đầu bạc”, chiếm 17.5%; trong “Bắc hành
tạp lục” với tổng số 132 bài thơ, có 18 bài thơ xuất hiện hình ảnh “đầu bạc”,
chiếm 13,6%. Như vậy, trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du với tổng số 250
bài, hình ảnh “đầu bạc” xuất hiện trong tổng cộng 47 bài thơ, chiếm 18.8%.
Có thể thấy, hình ảnh “đầu bạc” xuất hiện tương đối nhiều trong thơ của

Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Dễ dàng nhận thấy, so với thơ của Nguyễn Du, thơ
Nguyễn Trãi có tỉ lệ xuất hiện hình ảnh này ít hơn hẳn (thơ Nguyễn Trãi: 4.6%; thơ
Nguyễn Du: 18.8%). Tuy vậy trong các tập thơ của mỗi nhà thơ, tần suất xuất hiện
của hình ảnh này tương đối đồng đều, tập thơ nào cũng xuất hiện với số lượng
tương đương nhau. Như vậy, có thể khẳng định, hình ảnh “đầu bạc” xuất hiện khá
thường xuyên trong thơ của hai tác giả và đã trở thành hình tượng, biểu tượng độc
đáo cho thế giới tâm hồn mỗi nhà thơ. Cũng cần nói thêm, trong những văn bản thơ
cụ thể của hai tác giả, hình tượng này khơng phải ln được biểu đạt bằng từ “đầu
bạc” mà có thể được biểu đạt trực tiếp bằng các từ mang nghĩa tương đương như:
“bạch phát”, “bạch đầu”,... hoặc biểu đạt gián tiếp qua hình ảnh “bồng mấn” hay
“mấn bồng”.

CHƯƠNG 2:
Những biểu hiện tương đồng của hình tượng “đầu bạc”
trong thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Du
2.1.

Hình tượng “đầu bạc”- những biểu hiện tương đồng:
2.1.1. Thể hiện cảm thức về thời gian sinh mệnh và ý thức cá nhân sâu
sắc:

Như đã từng đề cập, con người thời Trung đại ln có những cảm thức đặc
biệt về sự chảy trôi của thời gian. Họ quan niệm thời gian là tuần hồn, chu kỳ. Đó
là thời gian vịng tròn nối tiếp mùa này qua- mùa khác đến: “Ngán nỗi xuân đi xuân
lại lại” (Hồ Xuân Hương), lịch sử như một q trình xoay vịng khép kín, kéo dài
vĩnh cửu, hôm nay là lặp lại của hôm qua: ““Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày
ngắn đông đà sang xuân” (Nguyễn Du). Từ quan niệm nhân sinh đó, văn học
Trung đại đã xuất hiện những hình thức thời gian nghệ thuật đặc thù mang dấu ấn
10



của văn hóa thời trung đại: thời gian sinh mệnh, thời gian lịch sử, thời gian vũ trụ
siêu nhiên, thời gian tiên cảnh, thời gian sinh hoạt.
Theo giáo sư Trần Đình Sử, thời gian trong văn học Trung đại được nhìn nhận
ở hai khía cạnh: thời gian gắn liền với lịch sử, với dân tộc, với những lẽ thịnh suy
của thời đại và thời gian được nhìn nhận ở hai bình diện đối lập (thời gian vũ trụ
trơi chảy vĩnh hằng- thời gian đời người ngắn ngủi, chóng vánh). Theo đạo Phật,
thời gian của sự tồn tại con người, thời gian sinh mệnh chỉ ngắn ngủi như cái chớp
mắt, hay như một hơi thở mà thôi. Đối mặt với thời gian ấy, con người Trung đại
khi thì mang thái độ bình thản chấp nhận, lúc lại mang niềm nuối tiếc thiết tha. Với
loại hình tác giả thiền sư, họ nhìn nhận thời gian với tâm hồn tự tại “vô ỷ vô tâm”,
đạt đến trạng thái tự do tuyệt đối nên khơng cịn vướng bận, xóa tan mọi ám ảnh về
thời gian sinh mệnh ngắn ngủi. Còn con mắt của các nhà Nho ln nhìn thời gian
bằng cái nhìn bất lực, nuối tiếc bởi tâm hồn họ là tâm hồn của những con người trần
thế, vẫn bị quy luật sinh tử của đời người tác động. Nguyễn Trãi và Nguyễn Du
cũng khơng nằm ngồi những nhà Nho đó.
Họ đều là những người bạc tóc sớm, nhạy cảm với thời gian sinh mệnh đời
mình nên thường xuyên khắc họa tuổi tác của mình trong thơ:
Nguyễn Trãi thường xuyên sử dụng các số từ bốn mươi, ngoại tư mươi, năm
mươi, sáu mươi để nói trực tiếp số tuổi của mình trong thơ:
“Năm nay tuổi đã ngoại tư mươi”
(Tự thuật 9);
“Tuổi đã năm mươi đầu đã bạc”
(Tự thán 5);
“Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế”
(Trần tình 4);
“Chẳng hay rắp rắp đã bốn mươi”
(Ngơn chí 18);
“Vừa sáu mươi dư tám chín thu”
(Ngơn chí 14)

Nếu Nguyễn Trãi “Tuổi đã năm mươi đầu đã bạc” đã được coi là bạc tóc sớm
thì Nguyễn Du cịn bạc đầu ở độ tuổi sớm hơn:
“Tam thập hành canh lục xích thân,
Thông minh xuyên tạc tổn thiên chân.
Bản vô năng tự năng tăng mệmh,
Hà sự càn khôn thác đố nhân?
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc,
Xuân thu đại tự bạch đầu tân.
Hà năng lạc phát quy lâm khứ,
Ngoạ thính tùng phong hưởng bán vân!”
11


(Tự thán 2)
tức:

Tấm thân sáu thước, tuổi đã ba mươi.
Vì thông minh xuyên tạc mà hại đến thiên chân.
Vốn chẳng có văn chương nào ghét số mệnh,
Làm sao trời đất lại ghét lầm người?
Văn võ không thành sinh kế quẫn bách.
Hết xn lại thu, đầu cứ bạc thêm.
Ước gì có thể gọt tóc vào rừng,
Nằm nghe tiếng thơng reo lưng chừng mây!
Mái đầu bạc trong văn học Trung đại vốn đã là biểu trưng cho sự ngắn ngủi,
hữu hạn của thời gian sinh mệnh. Với người thường, mái đầu bạc ấy đã luôn gắn
với tâm trạng nuối tiếc tuổi trẻ, với Nguyễn Trãi hay Nguyễn Du- những người có
chí hướng, nỗi ám ảnh đó càng được khắc sâu, trở nên day dứt hơn bao giờ hết.
Thời gian đời người ngắn ngủi không bao giờ ủng hộ bước đường của những vị anh
hùng. Cũng giống như tâm sự của Đặng Dung trong “Cảm hoài”: “Nợ nước chưa

xong đầu đã bạc/ Nhiều lần mài kiếm Long Tuyền dưới ánh trăng” và thậm chí nỗi
ám ảnh cịn được đẩy đến mức độ cao hơn, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du ln mang
trong thơ mình những cảm thức đặc biệt về thời gian sinh mệnh qua hình ảnh “đầu
bạc”. Tóc bạc là dấu ấn khủng khiếp của sự tàn phai của con người cả về tuổi tác,
nhan sắc hay sinh mệnh. Chính vì thế, có thể khẳng định, nhận thức được về tuổi
tác và sự “sớm bạc đầu” của mình, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đã đưa vào thơ một
biểu hiện của ý thức cá nhân mãnh liệt và sâu sắc.
Mái đầu bạc xuất hiện trong thơ của hai tác giả nhìn chung đều mang sắc thái
buồn và chứa đựng nhiều suy tư. Khi tuổi trẻ qua đi, cái già ập đến, con người
không thể không nuối tiếc tuổi trẻ đã qua và khổ đau vì kiếp đời ngắn ngủi. Sự tồn
tại của con người suy cho cùng cũng chỉ như hạt cát nhỏ bé tan biến rất nhanh trong
trong vũ trụ vĩnh hằng. Nguyễn Trãi có chùm thơ “Tiếc cảnh” để nói nên nỗi niềm
đó:
“Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”
(Tích cảnh 3);
“Tiếc thiếu niên qua, lật hạn lành
Hoa hoa, nguyệt nguyệt luống vơ tình”
(Tích cảnh 4)
Đối với Nguyễn Du, niềm nuối tiếc, khổ đau ấy lại trở thành nỗi kinh sợ, kinh
sợ trước sự đổi thay của thời gian: “Thấy thời tiết mọi vật đổi thay trong lịng riêng
những kinh sợ” (Xn tiêu lữ thứ). Có lẽ, ông là người bị nỗi đau “Ngày tháng thoi
đưa không quay trở lại” này ám ảnh sâu sắc hơn cả. Nỗi sợ hãi thời gian cứ đeo
đẳng trong tâm hồn Nguyễn Du, nhuốm vào mái tóc bạc sớm của ơng và có lẽ vì
12


thế, con người như vừa đấu tranh, kinh sợ thời gian, lại vừa dằn vặt, kinh sợ chính
mái tóc bạc của mình:
“Phong trần đội lý lưu bì cốt,

Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mấn bồng”
(Trệ khách)
tức: Trong đám người phong trần, mình để lại bộ xương bọc da,
Nằm nơi đất khách, hai mái tóc bạc lồ xồ trên gối ;

tức:

“Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy”
(Tự thán 1)
Mái tóc cũng lốm đốm bạc, phất phơ trước ngọn gió chiều ;

tức:

“Bạch đầu đa hận tuế thì thiên”
(Quỳnh Hải nguyên tiêu)
Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng trôi mau;

tức:

“Lão lai bạch phát khả liên nhữ”
(Thu dạ 1)
Đến tuổi già, mái tóc bạc, trông mà thương cho anh!;

tức:

“Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên”
(Tạp thi 1)
Người tráng sĩ bạc đầu buồn nhìn lên trời;…

Có thể thấy, xuất hiện cùng hình ảnh “bạc đầu” trong thơ Nguyễn Du, có

nhiều từ ngữ miêu tả cảm xúc “hận”, “bi”, “liên”,… tức hận, buồn, thương,… Đó
là những cảm xúc bi thương của nhân vật trữ tình, hay chính tác giả mỗi khi nhắc
đến mái đầu bạc. Mái đầu bạc trắng của tuổi già luôn mang đến nỗi buồn thương,
khổ đau, thậm chí là nỗi uất hận cho nhà thơ. Trong văn học Trung đại, khơng ít
người nhắc đến tuổi già trong thơ, nhưng không phải ai cũng rơi vào bi kịch như
Nguyễn Du. Như Nguyễn Công Trứ, một thi nhân “ngất ngưởng”, ông là kiểu nhà
nho tài tử, luôn hành động nên đối với ông, thời gian đời người luôn dừng lại ở
quãng đời trẻ tuổi: “Ngũ thập niên tiền nhị thập tam” (Năm mươi năm về trước ta
hai mươi ba tuổi). Tuổi tác, sự già nua dường như chưa bao giờ là trở ngại với ông,
khi tám mươi tuổi, ơng vẫn cịn xin vua cho đi đánh giặc. Với Nguyễn Cơng Trứ,
thời gian mới chính là kẻ thất bại trước con người. Ngay cả Nguyễn Trãi khi nói về
“đầu bạc” trong “Thơ tiếc cảnh” cũng có lúc mang sắc thái tự trào:
“Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc
Đầu bạc xưa rày có thưở xanh”
Dường như chỉ riêng với mỗi Nguyễn Du, con người với tâm hồn nhiều ẩn ức,
suy tư, con người của nội tâm, “đầu bạc” như là tảng đá nặng nề đè chạt lên lồng
ngực, chặn đứng con người lại trước dòng chảy miên viễn của thời gian. Có lẽ cũng
bởi đầu ơng bạc sớm hơn tất thảy, cuộc đời ơng nhiều gió sương, nhiều lỡ dở và
13


giằng xé. Tất nhiên, nói như vậy khơng phải để phủ định đi chất suy tư sâu sắc thể
hiện qua hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi. Chỉ có điều, khi cùng thể
hiện sự ngắn ngủi của thời gian sinh mệnh, sắc thái cảm xúc của mỗi nhà thơ lại
không giống nhau. Nếu Nguyễn Trãi tiếc và tự trào cùng với những suy tư thì
Nguyễn Du dằn vặt, khổ đau, uất hận và kinh hãi. Có cảm giác, trước dịng chảy
trơi của thời gian, Nguyễn Trãi ung dung và điềm tĩnh hơn với dáng vẻ: “Phơ phơ
đầu bạc ông câu cá”, ơng dằn vào lịng mọi suy tư, chiêm nghiệm về thời gian sinh
mệnh; cịn Nguyễn Du khơng giấu nổi nét cảm xúc hoang mang và ám ảnh nặng nề.
Chính điều đó vừa tạo nên sự giao hịa, vừa thể hiện những nét riêng độc đáo trong

cảm thức về thời gian sinh mệnh của hai nhà thơ thông qua hình tượng này. Vì vậy,
cùng một nội dung cảm hứng, thể hiện bằng cùng một hình tượng, thơ của mỗi
người vẫn mang những nét giá trị riêng không thể trộn lẫn và thay thế nhau.

2.1.2. Thể hiện ý thức trách nhiệm và chí hướng cao cả, lớn lao:

Nói đến nội dung ý nghĩa mà hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du mang đến, bên cạnh nội dung thể hiện cảm thức về thời gian sinh mệnh
và ý thức cá nhân sâu sắc, cịn một nội dung vơ cùng quan trọng khác. Đó là sự thể
hiện ý thức trách nhiệm và chí hướng cao cả, lớn lao của hai nhà thơ.
Với hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi, nội dung ý nghĩa này được
biểu hiện nhiều và rõ ràng hơn cảm thức về thời gian sinh mệnh. Dễ thấy trong thơ
ơng, hình tượng “đầu bạc” chủ yếu gắn liền với tấm lịng “ưu ái”. Đó là tấm lòng
“ưu quốc ái dân” hay là “ưu dân ái quốc” suốt đời cuồn cuộn như nước triều Đông
trong hồn người và hồn thơ Nguyễn Trãi. Tấm lịng đó có lẽ được truyền tụ lại bởi
chính gia đình ơng. Nếu ơng ngoại Trần Nguyên Đán đến bạc đầu vẫn lo cho dân:
“Bạch đầu không phụ ái dân tâm”; thân phụ Nguyễn Phi Khanh muốn làm ngọn
gió ấm sưởi ấm lịng người trong những ngày giá rét (Xuân hàn) thì Nguyễn Trãi
mong có cây đàn của vua Nghiêu, vua Thuấn để gảy khúc “Nam phong” ca ngợi
cảnh thái bình của đất nước:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp địi phương”
(Bảo kính cảnh giới 43)
Ơng cũng ln tâm niệm: “Đọc sách thời thơng địi nghĩa sách/ Chăn dân
mựa nỡ mất lịng dân”, khơng được lãng qn nhiệm vụ lo cho dân cho nước, làm
cho đất nước vững bền, hùng mạnh. Và sự thật, cả cuộc đời mình, Nguyễn Trãi
chưa bao giờ rời xa lí tưởng ấy với tinh thần “tiên ưu” mà khơng màng đến “lạc”
dù cho có là “hậu lạc” (luôn lo cho dân cho nước đầu tiên, không màng đến niềm
vui của bản thân, cho dù đó là niềm vui sau). Phải chăng, chính vì ơng chưa bao giờ
quên hai chữ Quốc gia trong suốt đời mình mà: “Hơn năm thế kỷ rồi thơ Nguyễn

Trãi không bao giờ ngủ… Trong thơ Việt Nam vời vợi cái lo âu điển hình của
Nguyễn Trãi, tóc bạc trên đầu hịa lẫn với đêm khuya không ngủ, thơ Nguyễn Trãi
thao thức một nỗi niềm gì… Người thi sĩ trước năm trăm năm đốt tâm hồn cháy vời
vợi ở giữa đất trời… khắc khoải như con cuốc suốt một đời cho dẫu chết rồi lịng
ưu ái của ơng vẫn cháy ran trên trang thơ trong lịch sử” (Xuân Diệu). Và hình như
14


cũng chính vì lẽ đó, tóc ơng mới sớm bạc- bạc tóc vì dân vì nước. Nhà thơ cũng tự
ý thức rõ được ngun nhân làm tóc ơng bạc:
“Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái”
(Tự thuật 1)
Trong thơ Nguyễn Trãi, ta cịn hay bắt gặp cặp hình ảnh đối lập “tóc bạc”“mắt xanh”. Trong quan niệm của ơng, “Con mắt hòa xanh đầu dễ bạc” (Mạn
thuật 14) cũng là nguyên nhân khiến mái đầu ơng bạc:
“Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc
Nhà ngặt đèn xanh, con mắt xanh”
(Tự thán 29)
Đó là hai câu thơ được Xuân Diệu cảm nhận vô cùng tình tế, rằng: “cao” tức
là khơng chấp nhận mình già, “cái” tức là sự “hất hàm, quắc mắt và lắc đầu” chứ
khơng “êm ả xi lơ”; “con” chính là “con mắt xanh” thức suốt đêm với ngọn
đèn, thức vì “ưu quốc ái dân”, thức để đấu tranh với cái tà ác, bất công trong xã
hội. Sự đối lập giữa “tóc bạc, cái râu bạc” và “đèn xanh, con mắt xanh” là sự đối
lập giữ sự già nua của tuổi tác với con mắt nhìn đời và tâm hồn tươi trẻ:
“Biên xanh nỡ phụ người đầu bạc
Đầu bạc xưa này có thuở xanh”
(Tích cảnh 4)
Với chí lớn của một kẻ sĩ thức thời, Nguyễn Trãi vẫn luôn nhẫn nhục:
“Quân tử hãy lăm bền chí cũ
Chẳng âu ngặt, chẳng âu già”
(Ngơn chí 17)

Suốt một đời ni chí vững bền như vậy, quả thực Nguyễn Trãi đã đóng góp
nhiều cơng sức vào sự nghiệp an dân, trị nước. Khơng may, triều đình phong kiến
với nhiều mưu mô của bọn nịnh thần đã gây ra mâu thuẫn với Nguyễn Trãi. Trong
tình hình điên đảo ấy, ông đã xin về Côn Sơn ở ẩn. Tuy vậy tấm lòng ưu ái vẫn
chưa bao giờ ngơi nghỉ trong ông. Thế nên khi Lê Thái Tông lớn lên, am hiểu tình
đời hơn, phế trừ các quyền thần, trở lại trọng dụng Nguyễn Trãi, ông đã vuốt mái
đầu bạc và một lần nữa hăng hái ra giúp vua, giúp nước. Khi đó, ơng giữ chức Tả
Gián nghị đại phu ở Môn hạ sảnh, đã ở tuổi sáu mươi. Tuổi già, nhưng tinh thần
hăng hái vẫn “xanh” như thời niên thiếu. Ơng dâng lên vua Lê Thái Tơng “Biểu tạ
ơn”, nói rằng “tóc dẫu bạc” mà “lịng vẫn son” chỉ vì sung sướng được nhà vua:
“Thương lão thần:
Như ngựa già mn trùng cịn vượt
Coi lão thần:
Như tùng bách sương tuyết đã quen
Chẳng nghi ngờ, chống ghét ghen,
Khiến cho già cỗi trở nên tươi hồng”
Đó chính là tinh thần trách nhiệm của một người nặng lòng với dân, với nước,
dù tuổi già nhưng chưa bao giờ thôi lo nghĩ đến việc an dân. Với ông, việc được
minh quân trọng dụng, có cơ hội giúp nước có thể khiến cho “già cỗi trở nên tươi
hồng”. Được sống vì dân, dù tuổi già cũng tràn đầy sinh lực, tràn đầy sức sống.
15


Tinh thần đó khơng chỉ được bộc lộ bằng hành động, những cống hiến của Nguyễn
Trãi mà còn bằng lòng hứng khởi, hăm hở của một vị quan vừa có tài vừa có tâm.
Trong suốt quãng đời làm quan, dù giúp vua giúp dân hết mực, ông vẫn không tự
cao, mà lại bày tỏ nỗi “thẹn” khi tuổi già không biết lấy gì báo đáp ơn vua:
“Tiện quân dĩ tác nghi đình phụng,
Quý ngã ưng đồng xuất tụ vân.
Lưỡng nhãn hôn hoa đầu cánh bạch,

Quyên ai hà dĩ đáp quân ân”
(Thứ Cúc Pha tặng thi)
tức: Mừng thấy người đã làm chim phượng ở triều đình
Thẹn cho bản thân tơi cịn giống áng mây bay khỏi cửa động
Hai mắt đã hoa, đầu tóc đã bạc
Lấy gì mà đền đáp mảy may ơn vua?
“Đầu bạc” cũng xuất hiện đầu xót xa trong thơ ông khi nghĩ về bổn phận,
công danh trong đời mình. Ơng chưa bao giờ hài lịng, ln coi nhẹ “danh hão” dù
chí hướng vẫn ln một mực vững bền:
“Tuế nguyệt vơ tình song mấn bạch,
Qn thân tại niệm thốn tâm đan.
Nhất sinh sự nghiệp thù kham tiếu,
Doanh đắc phù sinh lạc thế gian”
(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm 2)
tức:
Năm tháng qua khơng ngờ mái tóc đã bạc
Vẫn để dạ một lòng với vua và cha
Sự nghiệp một đời qua là đáng cười
Lãi chăng là được chút danh hão giữa thế gian.
Với Nguyễn Du, hình tượng “đầu bạc” trong thơ chữ Hán của ông cũng thể
hiện ý thức trách nhiệm và chí hướng cao cả, lớn lao đối với đất nước. Khác với
Nguyễn Trãi, một con người hành động và ít nhiều đã dùng chí lớn giúp được dân
và nước dù cho vướng phải nhiều oan khuất, bi kịch, Nguyễn Du sống trong thời
đại đảo điên, biến động không ngừng. Trong cuộc đời mình, ơng đã nếm trải bốn
cuộc thay đổi sơn hà của nhà Lê, Trịnh, Tây Sơn và nhà Nguyễn. Tư tưởng trung
quân của ông chịu nhiều thử thách, giằng xé đến chống váng. Nguyễn Du ln ở
trong trạng thái mâu thuẫn về tư tưởng, muốn trung quân nhưng lại không muốn trở
thành ngu trung: “Trong nhân sinh quan của Nguyễn Du ln có một ý thức thường
trực, một cảm hứng bi thiết giữa sự mong manh giữa đời người và số phận”. Chính
vì thế, “đầu bạc” trong thơ ơng dẫu có thể hiện hùng tâm tráng chí lớn lao, vẫn

mang những ẩn ức bi thương, ám ảnh, khổ đau khơng lối thốt. Chính vì giằng xé
giữ nhiều tư tưởng, hoang mang trước cuộc đời đảo điên, chí hướng của Nguyễn Du
khơng có nhiều cơ hội được thực hiện, nhất là khi mái đầu đã bạc trắng, ông chỉ có
thể mang nó vào những câu thơ:
“Sinh vị thành danh nhân dĩ suy,
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy”
16


(Tự thán 1)
tức:

Chưa làm nên danh vọng gì, thân mình đã suy yếu,
Mái tóc cũng lốm đốm bạc, phất phơ trước ngọn gió chiều
Nguyễn Du khơng hề phủ nhận tài năng của mình, thậm chí ơng cịn tự nhận
mình “thơng minh”, nhưng tài năng ấy khơng làm ơng hài lịng, đến khi bạc đầu
vẫn thấy mình dở dang mọi đường:
“Tam thập hành canh lục xích thân,
Thơng minh xun tạc tổn thiên chân.
Bản vô năng tự năng tăng mệmh,
Hà sự càn khôn thác đố nhân?
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc,
Xuân thu đại tự bạch đầu tân.
Hà năng lạc phát quy lâm khứ,
Ngoạ thính tùng phong hưởng bán vân!
(Tự thán 2)
tức: Tấm thân sáu thước, tuổi đã ba mươi.
Vì thơng minh xuyên tạc mà hại đến thiên chân.
Vốn chẳng có văn chương nào ghét số mệnh,
Làm sao trời đất lại ghét lầm người?

Văn võ không thành sinh kế quẫn bách.
Hết xuân lại thu, đầu cứ bạc thêm.
Ước gì có thể gọt tóc vào rừng,
Nằm nghe tiếng thơng reo lưng chừng mây!
Một người có tài như Nguyễn Du vẫn ln mong mỏi đem tài năng của mình
ra để phục vụ đất nước. Có lẽ cũng vì lẽ đó, Nguyễn Du dù là cựu thần nhà Lê vẫn ra
làm quan cho nhà Nguyễn. Giáo lý Khổng Mạnh dạy: “tôi trung không thờ hai vua”.
Nhưng với Nguyễn Du, vua phải thờ thì hèn kém, thậm chí rước voi về giày mồ (Lê
Chiêu Thống), cịn vua phải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc lập dân tộc (Quang
Trung). Đau đớn, bế tắc của Nguyễn Du là ở đấy. Biết mà không vượt qua được, ông
mong được hậu thế cảm thông: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân
khấp Tố Như” (Ba trăm năm nữa nào biết được thiên hạ ai người khóc Tố Như). Cả
đời chưa thấy lúc nào ơng đắc ý. Một sự chọn hướng trái chiều với bước đi của lịch
sử làm Nguyễn Du ngùi ngẫm giằng xé cả một đời, ngay cả thời gian ra làm quan với
Gia Long: “Ơn vua chưa trả đỉnh đinh, Mưa xuân nhuần thấm nhưng mình lạnh
xương”. Tạ ơn mưa móc của vua nhưng lại thấy buốt lạnh trong xương cốt. Nỗi niềm
ấy chúng ta hiểu cho Nguyễn Du. Càng hiểu, ta càng thương cho chí hướng cao cả
của một con người đong đầy trách nhiệm với vua, với nước mà không được tận dùng.
Trong “Nam trung tạp ngâm”, có bài “Giang đầu tản bộ 2” như sau:
“Xúc ca thanh đoản mạn thanh trường,
Bạch phát tiêu tiêu cổ đạo bàng.
Tế giản thuỷ thanh lưu tích vũ,
Bình sa nhân ảnh tại tà dương.
17


Quyên ai mạc báo sinh hà bổ,
Nhi nữ thành quần tử bất phương.
Hồi thủ cố hương thu sắc viễn,
Hoành sơn vân thụ chính thương thương”

tức:

“Nghêu ngao nhặt ngắn khoan dài
Lối mịn tóc trắng gió bay bơ phờ
Lịng khe róc rách tiếng mưa
Cồn xa trong nắng chiều mờ bóng ai
Ơn vua đền đáp bấy nay
Đầy đàn con cái chết rày cũng n
Q nhà xa lắc đối nhìn
Trời thu cây cỏ đắm chìm hồng sơn”
Thi cảnh trong bài là một cảnh chiều, thi nhân sổ tóc nghêu ngao ngâm thơ,
mặc cho gió thổi bù mái tóc, nghe tiếng nước chảy trong lịng khe suối, nhìn bóng
người xa ngồi cồn cát. Ơng tin rằng công việc ông đang đảm nhiệm đã đủ đền đáp
ơn vua, đàn con của ông cũng đã khôn lớn, cái chết có đến lúc này cũng tạm n.
Ơng day dứt nhớ quê, quay đầu hướng về quê lại chỉ thấy cây cối chìm trong bóng
núi Hồnh Sơn.
Đến những năm tháng xa quê hương, ý thức trách nhiệm vẫn không thôi ám
ảnh con người Nguyễn Du. Đối với con người phương Đông, “đầu bạc” không phải
lúc nào cũng là niềm nuối tiếc về thời gian, công danh hay thân phận. Ở khía cạnh
khác, đó có thể là điềm mừng, là niềm vui, là dấu hiệu của sự bắt đầu ngơi nghỉ, bắt
đầu một quãng đời nhàn nhã bình yên sau cả một đời sôi nổi của những người đã
“đạt nhân”, đến lúc “tri thiên mệnh”, sống theo ý mình. Nhưng ở Nguyễn Du, có
một con người đầu bạc trắng rồi vẫn phải bôn ba lặn lội nơi đất khách, trong gió bụi
mà vẫn chưa bao giờ được như ý, chưa bao giờ thỏa được chí lớn của mình:

tức:

“Vạn lí lợi danh khu bạch phát
Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà”
(Từ Châu đạo trung)

Vì danh lợi tóc bạc phải xơng pha nơi vạn dặm
Qua sơng Hồng Hà một trời gió tuyết ;

“Bạch đầu sở kế duy y thực
Hà đắc cuông ca tự thiếu niên”
(Dạ tọa)
tức: Đầu bạc chỉ mãi lo chuyện cơm áo
Làm thế nào được hát ngông như thời niên thiếu.
Quả là nghịch lí và đầy bi kịch khi mọi khoảng thời gian trong đời của
Nguyễn Du đều bị đảo lộn: Lúc cịn trẻ, đường cơng danh rộng thênh thang thì khơng
có cơ hội thể hiện mình, phải sống mai danh ẩn tích như người già vì loạn Tây Sơn;
Đến khi bạc đầu, đáng lẽ là quãng đời nghỉ ngơi, được sống theo ý mình thì bị buộc
18


vào đường công danh, luôn cảm thấy ngột ngạt, chán nản. Hình ảnh đó thật vơ cùng
đáng thương, một thân già tóc bạc phơ vẫn phải chịu cảnh lặn lội gió thu ngàn dặm:
“Bạch đầu thiên lý tẩu thu phong”. Nhưng chán nản, khổ đau là vậy, người tráng sĩ
bạch đầu ấy vẫn khơng hề từ bỏ ý chí của mình, hình ảnh Nguyễn Du hiện lên trong
thơ cịn nhuốm sắc màu bi tráng:
“Vạn lí hồng quan tương mộ cảnh
Nhất đầu bạch phát tản tây phong”
(Mạn hứng 2)
tức: Đội chiếc mũ vàng (của người đạo sĩ) muôn dặm trong cảnh chiều tối
Một đầu tóc bạc tung bay trước gió tây.
Như vậy, trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, hình tượng “đầu bạc” cịn
gắn liền với chí hướng và trách nhiệm của họ đối với đất nước, dân tộc. Tuy ở hai
thời đại cách nhau hơn 300 năm, tuy mỗi người có một hồn cảnh riêng, tuy khơng
phải lúc nào hùng tâm tráng chí của họ cũng được thực hiện trọn vẹn, nhưng với
hình ảnh hai mái đầu bạc trắng vì cả đời vất vả, nhiều gian truân, biến động, ta vẫn

vô cùng cảm thương, cảm phục hai trái tim vĩ đại này. Mái đầu bạc của họ là những
chứng nhân sống động nhất, không thể chối cãi để minh chứng cho tâm hồn cũng
như nhân cách cùng sự cống hiến của Ức Trai và Thanh Hiên.

2.2.

Nguyên nhân và ý nghĩa của sự tương đồng:
2.2.1. Nguyên nhân:

Sở dĩ có sự tương đồng giữa hình tượng “đầu bạc” trong thơ Nguyễn Trãi và
thơ Nguyễn Du trước hết chính bởi nội dung biểu đạt của hình tượng này. Nhắc đến
“đầu bạc” là nhắc đến một dấu hiệu của tuổi già, của sự đổi thay về ngoại hình con
người theo dịng chảy thời gian. Thời gian càng chảy trơi, con người càng lớn tuổi
thì tất yếu có sự biến đổi, trước nhất là biến đổi về thể chất, ngoại hình, nhan sắc mà
“đầu bạc” chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Cũng từ đó “bạc đầu” đi vào thi ca
với ý nghĩa biểu tượng cho thời gian lâu dài, cho bề dày tuổi tác và sự già nua của
con người. Không phải đến tận văn học Trung đại, hình tượng này mới xuất hiện.
“Bạc đầu” đã xuất hiện trong những câu ca dao từ xa xưa cũng với nội dung biểu
đạt như vậy:
“Dế kêu cho giải cơn sầu
Mấy lời em nói, bạc đầu không quên”;
“Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu”;
“Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu
Thương cho đến thuở bạc đầu vẫn thương”;
19



“Ngó lên trên chợ Thủ Thiêm
Thấy em đươn đệm giắt ghim trên đầu
Anh đi bên Xiêm cho tới bên Lào
Ngăn phịng khơng em đợi, bạc đầu thì thơi”
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau
Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai”
...
Hơn nữa, với những nhà Nho thời Trung đại, những người luôn nhạy cảm với
thời gian sinh mệnh, luôn có những nỗi quan hồi, u uất trước sự ngắn ngủi của đời
người trong dòng chảy vĩnh hằng của vũ trụ, khi đầu bạc, tức là thời gian họ được
sống và thực hiện chí lớn cũng bị rút ngắn lại. Họ luôn sợ không bắt kịp thời gian.
Huống chi Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là những người bạc tóc sớm, tức là tuổi già
đến với họ cũng sớm hơn người thường. Thời gian sinh mệnh của người thường đã
là ngắn như chớp mắt, thời gian sinh mệnh của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du còn
ngắn ngủi hơn khi tuổi già gõ cửa q sớm. Vì thế họ luyến tiếc, thậm chí kinh sợ
sự chảy trôi của thời gian là điều dễ hiểu. Đây còn là hai nhân vật với cuộc đời, số
phận và tài năng đặc biệt trong lịch sử và văn học Việt Nam, chí hướng của họ cũng
khơng tầm thường. Đặt trong bối cảnh và hệ tư tưởng xã hội Trung đại, họ đều
mang trên vai cái nợ công danh. Vậy mà thời gian trôi quá nhanh, tuổi già đến q
vội, thời gian thực hiện chí lớn cũng khơng có nhiều. Vì vậy, cho dù là những vần
thơ nói chí tỏ lịng vẫn gắn liền với hình tượng mái đầu bạc trắng. Hai con người,
hai mái đầu bạc, người thì vén mái đầu ấy để hăm hở giúp vua, người lại cùng mái
đầu ấy bôn ba khắp nơi trong cuộc đời gió bụi. Tất cả cũng vì một chữ Tâm khắc
cốt mà bạc đầu vẫn chưa được an nhàn, nghỉ ngơi.

2.2.2. Ý nghĩa:

Sự giống nhau trong cảm thức thời gian sinh mệnh được thể hiện qua hình

tượng này “đầu bạc” là một đặc trưng của thi pháp văn học Trung đại. Cùng với đó,
chí hướng và tinh thần trách nhiệm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cũng là đặc điểm
chung trong tư tưởng của các nhà nho đương thời. Hiểu được những nét tương đồng
ấy, chúng ta cũng có cơ sở, điều kiện để có thể dễ dàng tìm hiểu các hình tượng hay
tác phẩm khác trong cùng giai đoạn văn học này.
Mái đầu bạc trước hết là sự khắc họa diện mạo cá nhân của cả hai nhà thơ.
Trong văn học thời kì Trung đại với sự đề cao cái “ta”, cái chung, những giá trị
thuộc về toàn dân tộc, tồn thời đại thì sự xuất hiện diện mạo cá nhân là những nét
nổi bật vô cùng quý giá và độc đáo. Những cá nhân đó, những mái đầu bạc trắng đó
của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đã góp phần tạo nên diện mạo chung phong phú và
đa dạng cho văn học thời kì này. Hơn thế, từ hình tượng “đầu bạc”, ý thức cá nhân
của con người trong văn học phần nào được bộc lộ sâu sắc. Đây cũng là nét riêng có
20



×