Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Cấu tạo ô tô bài làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.97 KB, 10 trang )

Đề 1:
Câu 1: Trình bày nguyên tắc chuyển số cơ bản của HSTĐ đk = thuỷ lực
Nguyên lý chuyển số :
- Po: Áp suất chuẩn sau van điều áp sơ cấp
- P1: Áp suất được tạo ra sau van ga
- P2 áp suất được tạo ra sau van ly tâm
Khi động cơ hoạt động thì bơm dầu đẩy dầu đến van điều áp sơ cấp, tạo ra áp suất chuẩn p
o

Sau đó áp suất P
0
đi đến van ga, van ly tâm và qua van cần chuyền số đến van chuyển số.
Áp suất P1 được tạo ra từ van ga do tác động của bàn đạp chân ga đến cụm bướm ga tác động
đến cam ga đẩy ty đẩy lên tạo ra áp suất P1( hình 5a).
Áp suất P2 được tạo ra do quả văng tác động vào ty đẩy tạo áp suất P2 ( hình 5b).
Áp suất P1 và áp suất P2 được đưa đến van số, van số như một cái cân để so sánh giữa áp suất
P1, P2. Sau đó van số quyết định áp suất Po được đưa đến côn của số nào đó để thực hiện đi
số.
Dòng áp suất Po được được chuyển sang số 2 vì dóng áp suất p
1
> p
2
lúc này xe thực hiện đi
số 2.
Dòng áp suất được thực hiện chuyển số 3 vì dòng áp suất (p
1
< p
2
) lúc này xe thực hiện đi số
3.
Câu 2: Nêu công dụng của bộ biến mô trong HSTĐ.


Công dụng của bộ biến mô trong HSTĐ:
Dùng để đóng hoặc ngắt hay truyền hoặc không truyền mô men từ động cơ tới hộp số để
phù hợp với từng chế độ hoạt động của người lái.
Đề 2:
Câu 1: Trình bày hoạt động của HSTĐ đk bằng thuỷ lực
HTĐKTL gồm các cụm cơ bản sau:
- Nguồn cung cấp năng lượng.
- Bộ chuyển đổi và truyền tín hiệu số.
- Bộ van thủy lực.
- Bộ tích năng giảm chấn.
- Các đường dầu.
Hệ thống điều khiển thủy làm việc theo nguyên lý:
Bộ phận ECU & ECT nhận tín hiệu điện tử từ cảm biến, truyền chúng đến van điều khiển
thủy lực (dạng con trượt) đóng mở đường dầu có áp suất tới các cơ cáu điều khiển (ly hợp
khóa, phanh dải) và điều khiển sự thay đổi số.
Bộ cảm biến ghi nhận tốc độ của xe với độ mở chân ga và truyền tín hiệu đến ECU.
Câu 2: Nguyên tắc tạo ra tỷ số truyền của bộ bánh răng hành tinh
Bất cứ bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nào cũng có ba phần chính:
- Bánh răng mặt trời (S)
- Các bánh răng hành tinh và giá bánh răng hành tinh (C)
- Vành răng ngoài (R)
Đầu vào Đầu ra
Bị khóa
đứng yên
Công thức
tính
Tỷ số truyền
A Sun (S) Planet Carrier (C) Ring (R) 1 + R/S 3.4:1
B
Planet

Carrier (C)
Ring (R) Sun (S) 1 / (1 + S/R) 0.71:1
C Sun (S) Ring (R)
Planet Carrier
(C)
-R/S -2.4:1
Khi khoá hai trong ba thành phần lại với nhau sẽ khoá toàn bộ cơ cấu thành một khối tỷ số
truyền là 1:1
+Thứ 1: A là số truyền giảm tốc độ trục thứ cấp (đầu ra) nhỏ hơn tốc độ trục sơ cấp (đầu vào)
+ Thứ hai B là số truyền tăng tốc độ trục thứ cấp lớn hơn tốc độ trục sơ cấp.
+ Thứ ba C cũng là số truyền giảm, nhưng chiều chuyển động của trục sơ cấp ngược với trục
thứ cấp, tức là số lùi. Bạn có thể kiểm tra chúng theo sơ đồ mô phỏng sau.
Đề 3:
Câu 1: Mô tả cấu tạo của bộ truyền trong bộ biến mô
Bộ biến mô gồm các bộ phận sau:
+ Bánh bơm: Gắn với vỏ biến mô lắp với trục khuỷu động cơ để truyền mô men, tốc độ của
động cơ.
+ Bánh tua bin: Gắn với trục sơ cấp của hộp số nhận mô men từ bánh bơm.
+ Bánh phản ứng: Được gắn vào trục hộp số thông qua khớp 2 chiều, có nhiệm vụ đổi chiều
đường dẫn dầu từ bánh tua bin quay về bánh bơm và tạo ra hệ số khuếch đại mô men.
+ Ly hợp khóa biến mô: Gắn với trục của hộp số tự động, liên kết bánh bơm và bánh tua bin.
+ Stato được lắp với vỏ hộp số qua khớp một chiều
+ Khớp một chiều một mặt gắn với vỏ hộp số mặt kia gắn với stato
Câu 2: So sánh HSTĐ với hộp số cơ khí về cấu tạo và tính kinh tế.
Hộp số tự động Hốp số cơ khí
Cấu tạo: + HSTĐ có cấp và HSTĐ vô cấp
+ Không có bàn đạp ly hợp thay bằng bộ
biến mô thuỷ lực.
+ Bánh răng bao, br mặt trời, bánh răng
hành tinh, cần dẫn, vỏ

+ Bơm dầu thuỷ lực, Các van điều khiển
dầu đi số
+ Có các dải phanh.
+ Có 5 cấp.
+ có bàn đạp ly hợp
+ Trục sơ cấp, trục thứ cấp, trục
trung gian, trục số lùi gồm các bánh
răng theo cấp số 1,2,3,4,5,R.
+ Không có bơm dầu thuỷ lực.
+ Không có các dải phanh.
Tính
kinh
tế
+ Trọng lượng lớn hơn hs cơ khí
+ mức tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn
+ Chi phí sửa chữa cao hơn
+ Khó sửa chữa, thường là thay thế
+Trọng lượng nhỏ hơn HSTĐ
+ mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn
+ Chi phí thấp
+ Dễ sửa chữa, thay thế.
Đề 4:
Câu 1: Giải thích hoạt động của phanh dải trong hộp số tự động
+ Khi áp suất thuỷ lực tác động lên pít tông thì pít tông di chuyển sang phía trái trong xi lanh
và nén các lò xo. Cần đẩy pít tông chuyển sang bên trái cùng với pít tông và đẩy một đầu của
dải phanh. Do đầu kia của dải phanh bị cố định vào vỏ hộp số nên đường kính của dải phanh
giảm xuống và dải phanh xiết vào trống làm cho nó không chuyển động được.
+ Tại thời điểm này, sinh ra một lực ma sát lớn giữa dải phanh và trống phanh làm cho trống
phanh hoặc một phần tử của bộ truyền bánh răng hành tinh không thể chuyển động được.
Khi dầu có áp suất được dẫn ra khỏi xi lanh thì pít tông và cần đẩy pít tông bị đẩy ngược lại

do lực của lò xo ngoài và trống được dải phanh nhả ra. Ngoài ra, lò xo trong có hai chức
năng: để hấp thu phản lực từ trống phanh và để giảm va đập sinh ra khi dải phanh xiết trống
phanh.
Câu 2: Công dụng của hộp số cơ khí lắp trên ô tô
+ Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động
của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
- Thay đổi chiều chuyển động của ôtô(tiến và lùi).
- Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý mà không cần tắt
máy và mở li hợp.
- Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng
Đề 5:
Câu 1: Gải thích hoạt động của của phanh loại nhiều đĩa ma sát ướt trong hộp số tự động
+ Khi áp suất thuỷ lực tác động lên xi lanh pít tông sẽ dịch chuyển và ép các đĩa thép và đĩa
ma sát tiếp xúc với nhau. Do đó tạo nên một lực ma sát lớn giữa mỗi đĩa thép và đĩa ma sát.
Kết quả là cần dẫn hoặc bánh răng mặt trời bị khoá vào vỏ hộp số.
+ Khi dầu có áp suất được xả ra khỏi xi lanh thì pít tông bị lò xo phản hồi đẩy về vị trí ban
đầu của nó và làm nhả phanh.
Câu 2: Nêu vai trò của bộ phanh và côn trong hộp số tự động
Bộ phanh: Dùng để cố định một phần tử của bộ truyền hành tinh với vỏ hộp số có thể dùng
phanh dải hoặc phanh đĩa ma sát ướt.
Ly hợp (côn) : dùng để ngắt và nối công suất giữa 2 bộ phận chuyển động quay.
Đề 6:
Câu 1: Gải thích hoạt động của của phanh loại nhiều đĩa ma sát ướt trong hộp số tự động
+ Khi áp suất thuỷ lực tác động lên xi lanh pít tông sẽ dịch chuyển và ép các đĩa thép và đĩa
ma sát tiếp xúc với nhau. Do đó tạo nên một lực ma sát lớn giữa mỗi đĩa thép và đĩa ma sát.
Kết quả là cần dẫn hoặc bánh răng mặt trời bị khoá vào vỏ hộp số.
+ Khi dầu có áp suất được xả ra khỏi xi lanh thì pít tông bị lò xo phản hồi đẩy về vị trí ban
đầu của nó và làm nhả phanh.
Câu 2: Nêu công dụng của hệ thống phanh trên ô tô.
Công dụng của hệ thống phanh.

+Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ chuyển động của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến
một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái. Ngoài ra hệ thống phanh còn giữ cho ô tô dừng
ở ngang dốc trong thời gian lâu dài hoặc cố định xe trong thời gian dừng xe (phah tay).
+ Đối với ô tô, máy kéo hệ thống phanh đóng vai trò rất quan trọng vì nó đảm bảo cho ô tô
chuyển động an toàn ở tốc độ cao hoặc dừng xe trong tinh huống nguy hiểm nhờ vậy mà nâng
cao được năng suất vận chuyển, tăng được tính động lực.
Đề 7:
Câu 1: Giải thích hoạt động của bộ truyền bánh răng hành tinh của số truyền 1
Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng
hồ nhờ C2. Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh trước quay và chuyển động xung
quanh làm cho bánh răng mặt trời quay ngược chiều kim đồng hồ. Trong bánh răng hành tinh
sau, cần dẫn sau được F2 cố định, nên bánh răng mặt trời làm cho bánh răng bao của bộ truyền
hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành
tinh sau. Cần dẫn trước và bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau làm cho trục thứ cấp
quay theo chiều kim đồng hồ. Bằng cách này tạo ra được tỷ số giảm tốc lớn. Ngoài ra, ở dãy
"L", B3 hoạt động và phanh bằng động cơ sẽ hoạt động.
Câu 2: Công dụng của hộp số cơ khí lắp trên ô tô
+ Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động
của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
- Thay đổi chiều chuyển động của ôtô(tiến và lùi).
- Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý mà không cần tắt
máy và mở li hợp.
- Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng
Đề 8:
Câu 1: Giải thích hoạt động của van điều áp sơ cấp trong hộp số tự động
Van điều áp sơ cấp (hình 46) điều chỉnh áp suất thuỷ lực (áp suất cơ bản) tới từng bộ
phận phù hợp với công suất động cơ để tránh tổn thất công suất bơm.
Hình 46: Van điều áp sơ cấp
Khi áp suất thuỷ lực từ bơm dầu tăng thì lò xo van bị nén, và đường dẫn dầu ra cửa xả
được mở, và áp suất dầu cơ bản được giữ không đổi. Ngoài ra, một áp suất bướm ga cũng

được điều chỉnh bằng van, và khi góc mở của bướm ga tăng lên thì áp suất cơ bản tăng để
ngăn không cho li hợp và phanh bị trượt. Ở vị trí “R”, áp suất cơ bản được tăng lên hơn nữa để
ngăn không cho li hợp và phanh bị trượt. từng vị trí chuyển số.
Câu 2: Nêu công dụng của hệ thống phanh trên ô tô
Công dụng của hệ thống phanh.
+Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ chuyển động của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến
một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái. Ngoài ra hệ thống phanh còn giữ cho ô tô dừng
ở ngang dốc trong thời gian lâu dài hoặc cố định xe trong thời gian dừng xe (phah tay).
+ Đối với ô tô, máy kéo hệ thống phanh đóng vai trò rất quan trọng vì nó đảm bảo cho ô tô
chuyển động an toàn ở tốc độ cao hoặc dừng xe trong tinh huống nguy hiểm nhờ vậy mà nâng
cao được năng suất vận chuyển, tăng được tính động lực.
Đề 9:
Câu 1: Giải thích hoạt động của van van bướm ga và van cắt giảm áp trong HSTĐ
+ Van điều biến bướm ga
Van điều biến bướm ga (hình 49) tạo ra áp suất điều biến bướm ga. Áp suất điều biến bướm ga
hơi thấp hơn so với áp suất bướm ga khi van bướm ga mở to. Việc này làm cho áp suất điều
biến bướm ga tác động lên van điều áp sơ cấp để cho các thay đổi trong áp suất cơ bản phù
hợp hơn với công suất phát ra của động cơ.
+ Van cắt giảm áp
Van ngắt giảm áp (hình 48) điều chỉnh áp suất ngắt giảm áp tác động lên van bướm ga, và
được kích hoạt do áp suất cơ bản và áp suất bướm ga. Tác động áp suất ngắt giảm áp lên van
bướm ga bằng cách này sẽ làm giảm áp suất bướm ga để ngăn ngừa tổn thất công suất không
cần thiết từ bơm dầu.
Câu 2: So sánh HSTĐ và HS cơ khí về tính kinh tế
Hộp số tự động Hốp số cơ khí
Tính
kinh
tế
+ Trọng lượng lớn hơn hs cơ khí
+ Mức tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn

+ Chi phí sửa chữa cao hơn
+ Khó sửa chữa bảo dưỡng, thường là thay
thế
+Trọng lượng nhỏ hơn HSTĐ
+ Mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn
+ Chi phí thấp
+ Dễ sửa chữa bảo dưỡng và thay
thế.
Đề 10:
Câu 1: Giải thích hoạt động của van rơ le khoá biến mô và van tín hiệu khoá biến mô trong
HSTĐ
Van rơle khoá biến mô và van tín hiệu khoá biến mô (hình 52): Các van này đóng -mở khoá
biến mô. Van rơ-le khoá biến mô đảo chiều dòng dầu thông qua bộ biến mô (li hợp khoá biến
mô) theo một áp suất tín hiệu từ van tín hiệu khoá biến mô. Khi áp suất tín hiệu tác động lên
phía dưới của van rơle khoá biến mô thì van rơle khoá biến mô được đẩy lên và mở đường dẫn
dầu sang phía sau của li hợp khoá biến mô và làm cho nó hoạt động. Nếu áp suất tín hiệu bị cắt
thì van rơle khoá biến mô bị đẩy xuống phía dưới do áp suất cơ bản và lực lò xo tác động lên
đỉnh van rơle, và sẽ mở đường dẫn dầu vào phía trước của li hợp khoá biến mô làm cho nó
được nhả ra.
Hình 52: Van Rơ le

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×