Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Che do thai san doi voi giao vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.41 KB, 2 trang )

Chế độ thai sản đối với giáo viên
4:06 PM, 19/10/2012
(Chinhphu.vn) - Bà Phạm Lan Hương (TP. Hà Nội) là giáo viên tiểu học, hiện đang mang
thai, dự kiến sinh vào ngày 21/6/2013. Bà Hương hỏi, bà  có được nghỉ gộp cả 2 tháng hè
và 4 tháng thai sản khơng?
Luật sư Trần Văn Tồn, Văn phịng Luật sư Khánh Hưng - Đồn Luật sư Hà Nội trả lời thắc
mắc của bà Hương như sau:
Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép là 2 tháng
Thời gian nghỉ  ngơi trong một năm của giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông
được quy định tại Khoản 3, Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Theo quy định, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học
kỳ và các ngày nghỉ khác:
- Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên
lương và các phụ cấp (nếu có);
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các ngày nghỉ  khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mơ, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng
bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả
Theo quy định tại điểm a, khoản 1; khoản 4 Điều 31 và  Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao
động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 4 tháng, nếu làm nghề hoặc cơng việc
trong điều kiện lao động bình thường. Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Mức hưởng bằng 100% mức bình qn tiền lương, tiền cơng
tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Cụ thể vấn đề bà Phạm Lan Hương hỏi: Chế độ nghỉ hè thay cho nghỉ phép đối với giáo viên
tại các cơ sở giáo dục phổ thông thường được thực hiện sau khi kết thúc năm học vào khoảng
thời gian từ ngày 1/6 đến ngày 31/8 hàng năm.
Nhưng trùng vào thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép thì  bà Hương sinh con và hưởng chế độ
thai sản do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả. Vì vậy bà Hương có thể đề nghị hiệu trưởng nhà


trường bố trí cho bà nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ
thai sản.  
Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT-BTC
ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính, trường hợp bà Hương có đơn xin nghỉ phép trước hoặc sau
khi bà nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu công tác giảng dạy mà nhà trường  khơng bố trí được


thời gian cho bà Hương nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm, thì căn cứ khả
năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của bà, Hiệu trưởng sẽ quyết
định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho bà.
Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không
quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời
gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng
năm.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

Có thể xem tin gốc tại:
/>201210/151919.vgp



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×