Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tổ chức Hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh lần VI – Năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.51 KB, 7 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH ĐOÀN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT
*** Tp.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2012
Số: /KH – ĐTN
KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh lần VI – Năm 2012”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh thực hiện việc học
tập tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên,
sinh viên.
- Tổ chức sân chơi học thuật bổ ích về các môn khoa học Mác - Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho đoàn viên, sinh viên biết cách vận
dụng những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
vào trong cuộc sống và học tập.
- Tạo môi trường giúp các bạn sinh viên tăng cường việc học, tìm hiểu các
môn khoa học chính trị qua đó xây dựng mối quan hệ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau
giữa các ngành học trong trường.
2. Yêu cầu:
- Hội thi có sự đầu tư mặt về nội dung và hình thức.
- Thu hút đông đảo đoàn viên, sinh viên tích cực tham gia hội thi và cổ vũ.
II. THÔNG TIN – NỘI DUNG CUỘC THI:
1. Đối tượng tham gia – Cách thức đăng ký thi cá nhân, thành lập đội thi:
- Đối tượng tham gia:
o Cán bộ, giảng viên trẻ (bảng A);
o Sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế - Luật (bảng B).
- Tất cả thí sinh dự thi vòng loại bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến,
dựa vào kết quả đó Ban tổ chức sẽ chọn và lập đội tuyển vào thi vòng Bán kết và
Chung kết.
- Thể lệ đăng ký thi cá nhân:


o Đoàn Khoa, Chi đoàn tổng hợp danh sách dự thi (theo mẫu đính kèm).
o Thí sinh tham gia thi trực tuyến bằng tài khoản và password email Trường
Đại học Kinh tế - Luật.
o Mọi thắc mắc xin liên hệ qua email: ) từ
9h00 ngày 15/11/2012 đến 24h00 ngày 19/11/2012.
o Xem hướng dẫn thi trực tuyến tại banner cuộc thi trên website Đoàn – Hội
trường.
- Cách thức lập đội dự thi Bán kết, Chung kết:
1
Bảng A: 12 thí sinh đứng đầu trong vòng loại sẽ chia thành 3 đội thi tham gia
vòng chung kết (mỗi đội 4 người).
Bảng B:
o Sau khi kết thúc 2 đợt thi cá nhân trên web Đoàn – Hội trường, Ban tổ chức sẽ
tiến hành thành lập 8 đội (mỗi đội 06 người: 5 thành viên chính thức, 01 thành
viên dự bị) để tham dự 2 trận bán kết.
o Cách thức lựa chọn thành viên mỗi đội:
• Sẽ có 7 đội là đại diện của 7 Khoa (5 người cao điểm nhất và người có điểm
cao đứng thứ 7 – trong cùng Khoa)
• Đội thứ 8 là một đội liên quân bao gồm 6 người có điểm cao tiếp theo (ngoài
thành viên của 7 đội ở trên).
2. Thời gian – địa điểm:
- Vòng sơ loại:
o Thi trực tuyến cá nhân trên website: www.app.uel.edu.vn
o Mỗi thí sinh trả lời 75 câu hỏi trắc nghiệm/60 phút, 2 đợt thi sơ loại
o Đợt 1: 9h00 ngày 20/11/2012 đến 24h00 ngày 21/11/2012
o Đợt 2: 9h00 ngày 22/11/2012 đến 24h00 ngày 23/11/2012
Kết quả trung bình cộng của 2 đợt thi là kết quả xét cuối cùng.
Đối với Bảng A:
- Vòng bán kết: Được tổ chức tại Hội trường A, CS Linh Xuân.
o Trận bán kết 1: 8h00 – 10h00 ngày 02 tháng 12 năm 2012

o Trận bán kết 2: 10h00 – 12h00 ngày 02 tháng 12 năm 2012
- Vòng chung kết: 8h30 ngày 09/12/2012 tại Hội trường A (Cơ sở Linh
Xuân).
Đối với bảng B: Không tổ chức thi Bán kết, chỉ vòng sơ loại và chung kết.
- Thời gian vòng chung kết: 7h30 – 8h30: ngày 09/12/2012 (chủ nhật)
- Địa điểm: Hội Trường A, CS Linh Xuân.
- Thể lệ vòng chung kết: giống thể lệ vòng bán kết của bảng A.
III. Nội dung – Hình thức thi
3. Kiến thức cuộc thi:
Nội dung cuộc thi gồm kiến thức các môn học:
- Kinh tế chính trị.
- Lịch sử học thuyết kinh tế.
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; lịch sử dân tộc Việt Nam, biên giới, hải
đảo.
- Kiến thức về kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Kiến thức về nhà trường, ĐHQG TP.HCM.
- Đại hội Đoàn các cấp, Hội Sinh viên Việt Nam.
2
4. Nội dung – hình thức cụ thể các vòng thi:
2.1 Vòng sơ loại:
- Sinh viên đã đăng ký thi trực tuyến tham gia dự thi.
- Cuộc thi tổ chức theo hình thức trắc nghiệm cá nhân: Gồm 75 câu hỏi/60
phút (trong đó có 5 câu hỏi phụ, nếu cá nhân nào bằng điểm sẽ dựa vào câu hỏi
phụ để quyết định). Nội dung bao gồm tất cả kiến thức cơ bản của những lĩnh
vực trên.
2.2 Vòng bán kết:
PHẦN 1: Khởi động
- Kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử dân tộc và Tư tưởng

Hồ Chí Minh.
- Sẽ có 4 gói câu hỏi, mỗi gói gồm 5 câu được xếp theo thứ tự tăng dần độ
khó, các đội sẽ bốc thăm chọn gói câu hỏi.
- Các thành viên trong đội luân phiên trả lời, mỗi đội được 2 quyền trợ
giúp: 1 lượt đổi câu hỏi và 1 lượt đổi người trả lời, thời gian trả lời cho mỗi câu
hỏi là 20 giây (kể cả thay người trả lời thi cũng chỉ gói gọn trong 20s).
- Cách thức tính điểm:
o Điểm được tính nhân đôi từng câu hỏi (câu đầu trả lời đúng được 5 điểm, câu
thứ 2 đúng được 10 điểm và cứ tính như vậy đến câu hỏi).
o Trường hợp trả lời sai, số điểm của đội sẽ bị chia đôi và dừng cuộc chơi ở
đó.
o Các đội có quyền chọn quyền “Dừng cuộc chơi” để bảo toàn số điểm.
PHẦN 2: Nhà lý luận trẻ
- Có 4 lá thăm: A, B, C, D
- Các đội tiến hành bốc thăm và trình bày quan điểm + phản biện về 4 chủ
đề theo vòng tròn:
o Đội bốc thăm A sẽ trình bày quan điểm 1, thăm B sẽ phản biện quan điểm đó
o Đội bốc thăm B sẽ trình bày quan điểm 2, thăm C sẽ phản biện quan điểm đó
o Đội bốc thăm C sẽ trình bày quan điểm 3, thăm D sẽ phản biện quan điểm đó
o Đội bốc thăm D sẽ trình bày quan điểm 4, thăm A sẽ phản biện quan điểm đó
- Với mỗi chủ đề:
o Thời gian suy nghĩ và trình bày quan điểm là 2 phút
o Thời gian phản biện và đặt câu hỏi phản biện là 1phút (sau khi đội kia trình
bày xong quan điểm)
o Thời gian để đội trình bày trả lời câu hỏi là 1phút.
- Số điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm đối với phần trình bày quan
điểm và 20 điểm đối với phần phản biện và đặt câu hỏi phản biện, Ban giám
khảo sẽ cho điểm trong phần này, điểm trung bình của 3 giám khảo (theo từng
nội dung: trình bày và phản biện) là số điểm cuối cùng của đội thi.
- Nội dung chủ đề: ứng dụng các nguyên lý Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề cụ thể.
3
PHẦN 3: Con đường khoa học
- Nội dung thi: Các kiến thức tổng hợp về quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, kinh tế, xã
hội, văn hóa, Đại hội Đoàn các cấp.
- Có 3 gói câu hỏi: 10 điểm, 20 điểm, 30 điểm; mỗi đội được 3 lượt chọn
gói câu hỏi và câu hỏi.
- Ở vòng thi này, mỗi đội được quyền lựa chọn “Ngôi sao may mắn”:
o Trả lời đúng: nhân đôi số điểm (trong gói câu hỏi đã chọn)
o Trả lời sai:
• Nếu không đội nào giành quyền trả lời hoặc đội giành quyền trả lời sai thì
đội chọn câu hỏi được bảo toàn số điểm.
• Nếu có một đội giành quyền trả lời đúng thì đội đó sẽ nhận điểm từ tổng
điểm của đội chọn câu hỏi chuyển qua.
- Với mỗi câu hỏi, thời gian suy nghĩ và trả lời là 45s.
- Các đội có thể trả lời CHỦ ĐỀ bất cứ lúc nào, nếu trả lời đúng được 40
điểm, sai thì không được trả lời về CHỦ ĐỀ nữa, nhưng vẫn có thể trả lời các
câu hỏi trong các lượt lựa chọn.
2.3 Vòng chung kết: Gồm các phần thi sau:
PHẦN 1: Khởi động
- Thể lệ giống phần 1 vòng bán kết.
PHẦN 2: Vén màn bí mật
Nội dung thi: kiến thức về Chủ nghĩa Mác – Lênin (những quan điểm triết học của
một số nhà triết học tiêu biểu, 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù), Tư tưởng
Hồ Chí Minh (giai đoạn 1930 – 1945), lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (giai đoạn
1930 – 1945), kiến thức kinh tế - xã hội.
- Có một bức hình gồm 9 mảnh ghép, 8 mảnh ghép có hình và một mảnh
ghép may mắn, mỗi đội được 2 lượt chọn câu hỏi, nếu đội trả lời đúng thì mảnh
ghép sẽ được lật ra, nếu không thì mảnh ghép không được lật ra. Trường hợp đội

chọn mảnh ghép may mắn thì đội không cần trả lời, mảnh ghép vẫn được lật ra,
đội không được tính điểm và chọn tiếp 1 mảnh ghép khác để trả lời câu hỏi.
- Thời gian cho mỗi câu trả lời là 20s, và các đội được quyền trả lời về bức
hình bất kỳ lúc nào, nếu trả lời sai sẽ dừng cuộc chơi ngay lúc đó. Trong trường
hợp 9 mảnh ghép đã được lật ra nhưng vẫn chưa có tín hiệu đoán hình thì các đội
có 30s để suy nghĩ và bấm chuông giành quyền trả lời.
- Cách thức tính điểm:
o Mỗi câu trả lời đúng được 15 điểm
o Trả lời đúng về bức tranh chủ đề được 40 điểm
PHẦN 3: Nhà lý luận trẻ
- Thể lệ giống phần thi thứ 2 của vòng bán kết.
PHẦN 4: Thanh niên Kinh tế - Luật học tập và làm theo lời Bác
- Mỗi đội sẽ dựng hoạt cảnh sử dụng các hình thức kịch, nhạc,... theo chủ
đề: tự hào sinh viên UEL làm theo lời Bác, với mục đích thể hiện kết quả mà
4
thanh niên Kinh tế - Luật hoặc tuyên truyền, kêu gọi thanh niên hành động theo
những đức tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách cụ thể, rõ ràng.
- Đội thi có thể nhờ sự hỗ trợ của các sinh viên khác nhưng không quá 5
người và đảm bảo 100% thành viên tham gia (tính cả thành viên dự bị).
- Điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm, do Ban Giám khảo cho điểm sau
khi 3 đội kết thúc phần thi này.
PHẦN 5: Con đường khoa học
Thể lệ giống vòng bán kết nhưng bổ sung phần câu hỏi vàng:
- Đội thi có quyền lựa chọn tham gia hoặc không tham gia phần thi này.
- Đội thấp điểm nhất sẽ được chọn câu hỏi và trả lời đầu tiên.
- Có 2 gói câu hỏi 40 – 60, tùy theo độ khó, đội chơi sẽ tùy quyền được
chọn.
- Phần thi này không có quyền bổ sung khi đội trả lời sai.
IV. Cơ cấu giải thưởng:
- Bảng A:

Giải tập thể:
o 1 giải nhất: 1,000,000 đồng
o 1 giải nhì: 700,000 đồng
o 1giải ba: 300,000 đồng / 1 giải
Giải cá nhân:
o 1 giải nhất: 300,000 đồng
o 1 giải nhì: 200,000 đồng
o 1 giải ba: 150,000 đồng
o 03 giải khuyến khích: 100,000 đồng / 1 giải
- Bảng B:
Giải tập thể:
o 1 giải nhất: 3,000,000 đồng
o 1 giải nhì: 2,000,000 đồng
o 1 giải ba: 1,000,000 đồng
o 05 giải khuyến khích: 500,000 đồng / 1 giải
Giải cá nhân:
o 1 giải nhất: 500,000 đồng
o 1 giải nhì: 300,000 đồng
o 1 giải ba: 200,000 đồng
o 05 giải khuyến khích: 100,000 đồng / 1 giải
Giải thưởng phụ:
o Tập thể có nhiều sinh viên tham gia vòng loại nhất: 500,000 đồng
o Tập thể có sinh viên tham gia cổ vũ tích cực nhất ở vòng bán kết và chung
kết: 500,000 đồng
5

×