Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.85 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
------------

HOÀNG MINH HẢI

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 01

Đắk Lắk, năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
------------

HOÀNG MINH HẢI

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Trúc


Đắk Lắk, năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Trúc người
đã hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệp quý báu và tận tình giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình
của các anh chị nghiên cứu trước và tất cả bạn bè.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực, song chắc chắn luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo
tận tình từ q thầy cơ và các bạn.
Đắk Lắk, ngày

tháng

năm 2022

Hoàng Minh Hải


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tơi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình
thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Trúc.
Tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên và xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Người thực hiện luận văn


Hồng Minh Hải


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU..................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.........................................ii
MỞ ĐẦU......................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................2
2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3

4. Những đóng góp của luận văn..................................3
5. Bố cục của luận văn.................................................4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO.......................................5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao............................5
1.1.1. Một số khái niệm....................................................................5
1.1.2. Đối tượng, chức năng của phát triển nguồn nhân lực..........14
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực....................15
1.1.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao............18
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực..............24
1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................29
1.2.1. Tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới

29
1.2.2. Tình hình phát triển ng̀n nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam
31
1.2.3. Tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đắk Lắk
37
1.3. Các nghiên cứu có liên quan.............................................................................39

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................43
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk hiện nay...............43


2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên...........................................................43
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk hiện nay.................45
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................46
2.2.1. Giới thiệu nghiên cứu...........................................................46
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin..........................................47
2.2.3. Phương pháp xứ lý số liệu....................................................49
2.2.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao..............................................................................
51

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................54
3.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Đắk Lắk............54
3.1.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.............................54
3.1.2. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao...............56
3.1.3. Năng suất lao động..............................................................61
3.1.4. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nguồn nhân
lực chất lượng cao..............................................................................
62
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Đắk

Lắk..............................................................................................................................64
3.2.1. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao..............................................................................
64
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao.......................................................................................74
3.3. Đánh giá chung..................................................................................................82
3.3.1. Kết quả đạt được..................................................................82
3.3.2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân..........................................84
3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại
tỉnh Đắk Lắk........................................................................................................85
3.4.1. Định hướng quan điểm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
Đắk Lắk..........................................................................................85


3.4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
86
3.5. Kết luận, kiến nghị................................................................................99
3.5.1. Kết luận...............................................................................99
3.5.2. Kiến nghị............................................................................100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................101


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Từ viết tắt
CFA 
CNH, HĐH
HDI


Nội dung
(Confirmatory Factor Analysis)
Phân tích nhân tố khẳng định
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
Human Development Index
(Chỉ số phát triển con người)

NLĐ

Người lao động

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp

THNT

Thu hút nhân tài
United Nations Development

UNDP

Programme Chương trình phát triển
của Liên hiệp quốc

EFA

 (Exploratory Factor Analysis)
Phân tích nhân tố khám phá



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu nhà lãnh đạo và lao động có chuyên môn kỹ
thuật bậc cao giai đoạn năm 2017-2021..............................................................54
Bảng 3.2: Cơ cấu và số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực
công việc phân theo giới tính..............................................................................56
Bảng 3.3: Số lượng và cơ cấu người lao động chất lượng cao theo trình độ
chun mơn kỹ thuật và thời gian cơng tác.........................................................57
Bảng 3.4: Số lượng và cơ cấu lao động chất lượng cao theo trình độ chun
mơn kỹ thuật và thời gian công tác theo lĩnh vực công tác.................................58
Bảng 3.5. Hệ thống giáo dục đào tạo năm 2020 -2021.......................................58
Bảng 3.6: Kết quả giáo dục đào tạo 2020 - 2021................................................59
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về tri thức nguồn nhân lực chất lượng cao..............60
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao...........................................................................................................60
Bảng 3.9: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha thang đo Chính sách sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao...........................................................................64
Bảng 3.10: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha thang đo Chính sách đào tạo
phát triển ng̀n nhân lực chất lượng cao...........................................................65
Bảng 3.11: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các thành phần thang đo
Chính sách đãi ngộ..............................................................................................66
Bảng 3.12: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các thành phần thang đo Mức
sống – thu nhập....................................................................................................67
Bảng 3.13: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các thành phần thang đo
Điều kiện làm việc...............................................................................................68
Bảng 3.14: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các thành phần thang đo
Văn hoá...............................................................................................................69
Bảng 3.15: Bảng ma trận nhân tố đã xoay..........................................................70
Bảng 3.16: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các yếu tố...................................71
Bảng 3.17: Phân tích tương quan các biến độc lập và biến phụ thuộc................72

Bảng 3.18: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính................................................73
Bảng 3.19. Số lao động được giải quyết việc làm trong năm.............................79
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao trên tổng nguồn nhân lực
của tỉnh Đắk Lắk 55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực là một tài sản quan trọng quốc gia, nhất là ng̀n nhân
lực chất lượng cao ln đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang
diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta ngày càng đặc biệt coi trọng việc xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Vấn đề nguồn nhân lực thực chất là vấn đề con người, xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao tức là xây dựng con người có đủ tầm vóc, tố chất,
tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương cơng việc được giao. Để có nguồn
nhân lực phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH, tăng trưởng và phát triển kinh tế
phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính
của đầu tư phát triển. Phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm
các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, cán bộ
quản lý nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ
thuật.
Đắk Lắk là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào; theo số liệu của Cục
Thống kê tỉnh Đắk Lắk đến hết ngày 01/04/2021, dân số của tỉnh là 1.898.844
người: Trong đó, có 1.428.442 người sống ở khu vực nơng thơn (chiếm tỷ lệ
75,23% dân số), có 470.402 người sống ở khu vực thành thị (chiếm 24,77%
dân số); lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.210.002 người (chiếm
63,72% so với tổng dân số, đây là một lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lực lượng lao động khu vực thành thị là
311.963 người (chiếm 25,78% lực lượng lao động), lực lượng lao động khu

vực nông thôn là 898.039 người (chiếm tỷ lệ cao 74,22% lực lượng lao động).

Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực;
Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI
1


cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng “nông nghiệp – công nghiệp – du
lịch, dịch vụ”, nông, lâm, thủy sản tăng 5,64%; công nghiệp - xây dựng tăng
9,1%; thương mại - dịch vụ tăng 11,96%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh
mẽ ở hai khu vực nông - lâm - thủy sản (giảm từ 45,4% xuống còn 36%) và
dịch vụ (tăng từ 35,3% lên 45,2%); ngành công nghiệp - xây dựng tăng đều
qua các năm, từ 15,6% lên 16,5%; song cần phải thấy rằng, hiện trạng nền
nông nghiệp của tỉnh rất manh mún, thiếu quy hoạch tổng thể, tính liên kết
yếu, phát triển chưa bền vững, chưa giải quyết tốt yếu tố đầu ra, thiên tai, dịch
bệnh thất thường… nên thu nhập từ nông nghiệp rất bấp bênh, chiếm tỷ trọng
chưa cao (mặc dù cơ cấu tăng 5,64% nhưng chuyển dịch cơ cấu lại giảm từ
45,4% xuống còn 36%). 
Để phát huy những thế mạnh về lao động của tỉnh, đồng thời khắc phục
những tồn tại nêu trên, trong thời gian tới tỉnh ta cần quan tâm đẩy mạnh việc
xây dựng và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao tại tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn của mình nhằm tìm
hiểu sâu hơn tình hình thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh đắk lắk,
từ đó đưa ra đề xuất góp phần hồn thiện hơn nữa công tác phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Đắk Lắk.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Đắk
Lắk để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế.
2


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Phân tích các ́u tớ ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh đắk lắk trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả các mối quan hệ có ảnh
hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại đắk lắk. Qua
đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân tồn tại để đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trên địa bàn tỉnh đắk lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá thực
trạng công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Đắk Lắk từ
năm 2017 đến năm 2021.
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý
luận và thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh
Đắk Lắk. Qua đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân tồn tại để đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao tại tỉnh Đắk Lắk.
4. Những đóng góp của luận văn
Là một đề tài nghiên cứu khoa học mang tính độc lập và có những đóng
góp sau:
3


- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần khái quát, hệ thống lý luận về phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn chỉ ra thực trạng, những ưu, khuyết điểm
và những nguyên nhân trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn năm 2017 - 2021. Từ đó, đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có
tính khoa học và khả thi, góp phần vào xây dựng một nguồn nhân lực chất
lượng cao của tỉnh Đắk Lắk trong tương lai.
Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị đối với cấp quản lý trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk; cung cấp thêm luận cứ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương thuộc tỉnh Đắk lắk. Tài liệu có thể dùng
trong giảng dạy và đào tạo tham khảo.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương,
Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

4


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.1. Một số khái niệm
a) Nhân lực
Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của
cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia
vào quá trình lao động - con người có sức lao động [23].
Nhân lực là tổng hồ của sức lực, trí lực và tâm lực: Sức lực là sức cơ
bắp của con người, nó phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức sống, chế độ dinh
dưỡng, chỉ sức khỏe của thân thể và nó phụ thuộc vào sức vóc và tình trạng
sức khỏe của từng người, mức sống, y tế, chế độ làm việc, nghỉ ngơi…Trí lực
là yếu tố phản ánh khả năng nhận thức, tư duy là những thuộc tính về trí tuệ
giúp con người nắm được tri thức, hoạt động dễ dàng có hiệu quả trong các
hoạt động khác nhau, đó là năng lực trí tuệ. Tâm lực là tinh thần trách nhiệm,
tâm huyết của con người dành cho công việc mà họ được phân công.
b) Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải
vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng
nhất định tại một thời điểm nhất định. Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng
để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá
trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như
trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng,
chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ
điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội[23].
Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì “ ng̀n nhân
lực bao gồm tồn bộ dân cư có khả năng lao động”. Với tư cách là đảm đương
5



lao động chính của xã hội thì “ ng̀n nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn,
bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động”[13].
Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng
lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá
nhân và của đất nước, Quan niệm này xem xét nguồn lực con người chủ yếu ở
phương diện chất lượng con người và vai trị, sức mạnh của nó đối với sự phát
triển xã hội [14].
Trong luận án Tiến sĩ triết học - nguồn lực con người trong quá trình
CNH, HĐH đất nước, tác giả Đoàn Khải cho rằng: “Nguồn lực con người là
khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả
đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội”.
Ngồi ra cịn một số quan điểm của các tác giả khác về ng̀n nhân lực
nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất nội dung cơ bản như sau:
nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu
thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội
của mọi quốc gia. Như vậy, ng̀n nhân lực trước hết phải hiểu đó là tồn bộ
những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển
kinh tế - xã hội và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào các
quá trình phát triển kinh tế xã hội. nguồn nhân lực bao gồm một tổng thể các
yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc. Đó
chính là các yếu tố thuộc về chất lượng ng̀n nhân lực. Ngồi ra ng̀n nhân
lực cịn đề cập đến cơ cấu ng̀n nhân lực bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ
cấu ngành nghề. Khi nói đến ng̀n nhân lực cần nhấn mạnh sự phát triển trí
tuệ, thể lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của con người, kinh nghiệm
sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, đạo đức và nhân cách của con người. Yếu
tố trí lực là yếu tố ngày càng đóng vai trị quyết định sự phát triển ng̀n nhân
lực.
Tóm lại, ng̀n nhân lực tổng hịa thể lực và trí lực tồn tại trong lực lượng
lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm

lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra
6


của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất
nước.
c) Nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người,
một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chun
mơn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu
thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định
(trên đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề) [12]. Như
vậy, theo tác giả này, nguồn nhân lực chất lượng cao chính
là đội ngũ mà các cá nhân có trình độ chun mơn cao, lành
nghề, có vốn kiến thức sâu rộng, có khả năng tiếp thu
nhanh và vận dụng giỏi những tri thức mới vào thực tế.
Tiếp cận dưới góc độ định tính, nguồn nhân lực chất lượng
cao là lực lượng lao động có khả năng đáp ứng được những
vấn đề quan trọng của kinh tế xã hội để từ đó tạo ra hiệu quả
cao trong giải quyết cơng việc cho sự tăng trưởng và phát
triển xã hội. Dưới góc độ định lượng, nguồn nhân lực chất
lượng cao là những con người được trang bị tri thức, có trình
độ cao về chuyên môn. Khái niệm tri thức ở đây bao gồm các
nội hàm là con người được đào tạo cơ bản, được đào tạo càng
cao và chuyên sâu thì nhân lực đó càng có chất lượng cao.
Cịn nói về trình độ cao về chun mơn tức là nói về cách thức
thể hiện tri thức đó trong thực tế với trình độ của các chuyên
gia lành nghề [25].
Có rất nhiều quan điểm về nguồn nhân lực chất lượng
cao, tuy nhiên sau khi tham khảo nhiều quan điểm của các

tác giả, chúng tơi có thể tóm lại như sau: nguồn nhân lực
chất lượng cao là những người lao động được đào tạo, có
trình độ chun mơn kỹ tḥt từ bậc trung cấp trở lên; có
sức khỏe đủ đáp ứng tốt yêu cầu của công việc để lao động
7


với năng suất cao; có các kỹ năng nghề nghiệp tốt, có khả
năng tiếp thu các tri thức mới và biết áp dụng một cách
năng động vào thực tế, nhằm mang lại hiệu quả cao cho
cơng việc để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Trong phạm vi đề tài này, nguồn nhân lực chất lượng
cao bao gồm nguồn nhân lực có trình độ đào tạo từ Trung
cấp trở lên.
d) Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực có nhiều khái niệm khác nhau ở góc độ vĩ mô và
vi mô như sau: Theo sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và
đào tạo: Kinh nghiệm Đông Á của Viện Kinh tế thế giới xuất bản năm 2003:
“Phát triển ng̀n nhân lực, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực
lượng lao động năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc
độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc
sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập. Phát triển nguồn nhân lực
là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và
thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Kiến thức có
được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, trong khi đó thể lực có được
nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế”.
Khái niệm này xem xét phát triển nguồn nhân lực của đất nước, từ đó
khuyến nghị cho nhà nước những chính sách về giáo dục, đào tạo, y tế để phát
triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính

sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho ng̀n nhân
lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về
nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển
[1].
Trong khái niệm này chất lượng ng̀n nhân lực được giải thích như sau:
“Thể lực của nguồn nhân lực: sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần”.

8


“Trí lực của ng̀n nhân lực: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và
kỹ năng lao động thực hành của người lao động”.
“Phẩm chất tâm lý xã hội: kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác
phong cơng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao...”.
“Chỉ tiêu tổng hợp: tổ chức phát triển liên hợp quốc đã khuyến nghị và
đưa ra chỉ số để đánh giá sự phát triển con người HDI (HDI được tính từ 0,11). Theo phương pháp này thì sự phát triển con người được xác định theo ba
yếu tố cơ bản và tổng hợp nhất: sức khỏe: tuổi thọ bình quân của dân số; trình
độ học vấn: Tỷ lệ dân số biết chữ, số năm đi học của một người; và thu nhập:
tổng sản phẩm trong nước GDP/người.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng
nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng
tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử.... Với cách tiếp cận phát
triển từ góc độ xã hội, phát triển ng̀n nhân lực là q trình tăng lên về mặt
số lượng (quy mơ) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn
nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận
phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho
con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và
tính năng động xã hội cao [22].
Theo giáo trình Quản trị nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân,“Phát
triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ

chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự
thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động” Khái niệm này chưa nhấn
mạnh đến mục tiêu cuối cùng của phát triển nguồn nhân lực là phát triển tổ
chức, phát triển cá nhân người lao động.
Theo khái niệm này thì nội dung phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba
loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người
bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn
trong tương lai.
9


Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động
học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức
năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao
động nắm vững hơn về cơng việc của mình, là những hoạt động học tập để
nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động
có hiệu quả hơn.
Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ
sở những định hướng tương lai của tổ chức .
Như vậy hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển đều được hiểu là các
hoạt động học tập với những mục tiêu khác nhau. Sự giải thích này nhấn
mạnh đến vai trò của người học mà chưa nhắc đến vai trò của người dạy.
Theo sách Cẩm nang về phát triển nguồn nhân lực của tác giả Leonard
Nadler in năm 1984: “Phát triển nguồn nhân lực là các kinh nghiệm học tập
có tổ chức được diễn ra trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tăng
khả năng cải thiện kết quả thực hiện công việc, tăng khả năng phát triển của
tổ chức và cá nhân”.
Khái niệm này được giải thích như sau:

“Các kinh nghiệm học tập có tổ chức. Con người học bằng những cách
khác nhau. Một số học một cách ngẫu nhiên. Trong phát triển nguồn nhân lực
chúng ta quan tâm đến việc học có chủ đích, trong đó người học cam kết học
tập với mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và có sự chuẩn bị cho việc đánh
giá. Học có chủ đích được tổ chức chính thức, hoặc khơng chính thức. Học
chính thức liên quan đến sử dụng trang thiết bị, tài liệu. Học không chính thức
thường cá nhân hóa hơn là học chính thức. Học khơng chính thức khơng chỉ
giới hạn đối với những người có học vấn cao. Đào tạo qua cơng việc là ví dụ
về học khơng chính thức. Để có hiệu quả, đào tạo qua công việc cần được tổ
chức.
Để tăng khả năng cải thiện kết quả thực hiện công việc: phát triển nguồn
nhân lực không thể hứa rằng kinh nghiệm học tập sẽ thay đổi kết quả thực hiện
10


công việc. Kết quả thực hiện công việc bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, và
nhiều nhân tố nằm ngoài sự quản lý của người làm công tác phát triển nguồn
nhân lực. Người quản lý trực tiếp mới là nhân tố hàng đầu trong việc ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện cơng việc của người lao động. Vì vậy thơng qua
hoạt động phát triển ng̀n nhân lực chỉ có thể tăng khả năng cải thiện kết quả
thực hiện công việc, khả năng phát triển tổ chức”.
Nâng cao kết quả thực hiện công việc: Phần lớn hoạt động phát triển
nguồn nhân lực đều quan tâm trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc: cả
công việc hiện tại và công việc tương lai. Đây là hoạt động định hướng công
việc và các tổ chức cung cấp nguồn lực thực hiện để cơng tác phát triển ng̀n
nhân lực có tác động đến kết quả thực hiện công việc.
Phát triển tổ chức: Tổ chức cung cấp cơ hội học tập cho người lao động
giúp người lao động phát triển và từ đó sẽ giúp tổ chức phát triển. Nó khơng
có nghĩa là phát triển nghề nghiệp mà nó thường gắn với cơng việc tương lai
trong tổ chức. Sự thay đổi là thường xuyên diễn ra và trong tổ chức nếu có

một số người ln được khuyến khích để nghĩ về sự phát triển khơng liên
quan đến cơng việc thì họ sẽ sẵn sàng đi cùng tổ chức trong nhiều đường
hướng khơng dự đốn trước được.
Phát triển cá nhân: khái niệm này rất rộng, chủ yếu là nói đến kinh
nghiệm học tập khơng liên quan đến cơng việc mà con người tìm kiếm để có
được sự thỏa mãn tinh thần. Hiện nay cịn đang có tranh luận liệu tổ chức có
chịu trách nhiệm cung cấp việc học này cho người lao động hay không. Điều
này thể hiện văn hóa của đất nước, của tổ chức cũng như sự sẵn có về nguồn
lực cho việc học này”.
Khái niệm này đã nhấn mạnh đến mục tiêu cuối cùng của phát triển
nguồn nhân lực là phát triển tổ chức và có nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa
mục tiêu phát triển cá nhân và mục tiêu phát triển tổ chức. Tuy nhiên khái
niệm này cũng khẳng định các hoạt động phát triển nguồn nhân lực chỉ tăng
khả năng nâng cao kết quả thực hiện công việc và khả năng phát triển tổ chức
vì chỉ khi người học thực sự muốn áp dụng cái đã học được vào cơng việc thì
11



×