Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè tại thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.76 KB, 94 trang )



i

MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
3.2.1. Phạm vi về nội dung 2
3.2.2. Phạm vi về không gian 2
3.2.3. Phạm vi thời gian 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
5. Bố cục của đề tài 3
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp: Hữu cơ, an toàn và truyền thống 4
1.1.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn 4
1.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ 4
1.1.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM 6
1.1.2. Quan niệm về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và sản
xuất chè truyền thống 8
1.1.2.1. Khái niệm chè hữu cơ 8
1.1.2.2. Khái niệm chè an toàn 10
1.1.2.3. Khái niệm chè truyền thống (Sản xuất chè thông thường) 11
1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn 11
1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và trong nước 12


1.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới 12
1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam 15
1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước 16
1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 16
1.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 18


ii

1.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất 20
1.4.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 20
1.4.2. Phân loại hiệu quả kinh tế 23
1.5. Phương pháp nghiên cứu 25
1.5.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 25
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 25
1.5.2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu 25
1.5.2.2. Xác định cỡ mẫu 26
1.5.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 27
1.5.2.4. Mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích 27
1.5.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 27
1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27
Chƣơng II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh - xã hội của thành phố Thái Nguyên 32
2.1.1. Vị trí địa lý 32
2.1.2. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên 33
2.1.3. Nguồn nhân lực 34
2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng 34
2.1.5. Những lợi thế so sánh 35
2.2. Một số nét cơ bản về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và
sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên 36

2.2.1. Tình hình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ 36
2.2.1.1. Sản xuất chè an toàn 36
2.2.1.2. Sản xuất chè hữu cơ 37
2.2.2. Tình hình sản xuất chè truyền thống 39
2.3. Tình hình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ tại Thành phố Thái
Nguyên 39
2.3.1. Tình hình sản xuất chè hữu cơ 40
2.3.2. Tình hình sản xuất chè an toàn 40
2.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra 41
2.4.1. Đặc điểm chung của hộ nông dân 41


iii

2.4.2. Cơ cấu giống chè của các hộ điều tra 43
2.4.3. Mức độ đầu tư thâm canh của hộ 44
2.4.4. Tình hình chế biến chè của hộ 49
2.5. Hiệu quả sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống của
hộ nông dân điều tra. 51
2.5.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và
chè truyền thống 52
2.5.1.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ 52
2.5.1.2. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè an toàn 54
2.5.1.3. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè truyền thống 56
2.5.1.4. So sánh hiệu quả kinh tế của chè hữu cơ, chè an toàn với chè
truyền thống 58
2.5.2. Hiệu quả xã hội của sản xuất chè 63
2.5.3. Hiệu quả môi trường của sản xuất chè 63
2.6. Mô hình hồi quy của các phương thức sản xuất chè 64
2.6.1. Xây dựng mô hình 64

2.6.2. Kết quả mô hình hồi quy 65
2.6.2.1. Đối với các hộ sản xuất chè an toàn 66
2.6.2.2. Đối với các hộ sản xuất chè hữu cơ 68
2.6.2.3. Đối với các hộ sản xuất chè truyền thống 69
2.7. Những vấn đề rút ra từ thực trạng sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè
an toàn và sản xuất chè truyền thống 71
Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN VÀ SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ 76
3.1. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn 76
3.2. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
1. Kết luận 82
1.1.Vấn đề nghiên cứu 82
1.2. Giới hạn của đề tài 84
2. Kiến nghị 85


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
BQLDA Ban quản lý dự án
BVTV Bảo vệ thực vật
CIDSE Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết
ĐVT Đơn vị tính
EU Châu Âu
ECOLINK Công ty Liên kết sinh thái Việt Nam
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FiBL Viện nghiên cứu nông sản hữu cơ
FTO Tổ chức Quốc tế về Thương mại công bằng
HTX Hợp tác xã
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
IFOAM Hiệp hội phát triển nông nghiệp hữu cơ quốc tế
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT Số thứ tự
TP Thành phố
TPTN Thành phố Thái Nguyên
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
Viện KHKT Viện khoa học kỹ thuật



v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Nội dung bảng
Trang
1.1.
Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng kim loại nặng trong chè
10
1.2.
Diện tích và nông hộ sản xuất hữu cơ của một số nước trên thế
giới năm 2009
13
1.3.
Tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm chè và đất chè của Trung Quốc

17
2.1.
Đặc điểm chung của hộ điều tra
42
2.2.
Cơ cấu giống chè của các hộ
43
2.3.
Bình quân đầu tư cho một 1ha chè kinh doanh của hộ nông dân
năm 2010
44
2.4.
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1ha chè an toàn/năm
với định mức kỹ thuật năm 2010
47
2.5.
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 ha chè truyền
thống/năm với định mức kỹ thuật năm 2010
48
2.6.
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 sào chè hữu cơ/năm
với định mức kỹ thuật năm 2010
48
2.7.
Tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra
51
2.8.
So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè an toàn trước và sau
chuyển đổi
53

2.9.
So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè an toàn trước và sau
chuyển đổi
55
2.10.
Kết quả hiệu quả sản xuất/1ha chè kinh doanh/năm
57
2.11.
So sánh hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất chè an toàn
chè hữu cơ với phương thức sản xuất chè truyền thống
59
2.12.
Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng môi trường
64
2.13.
Kết quả hồi quy của các phương thức sản xuất chè năm 2010
66






vi

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị
Tên đồ thị
Trang
1.1.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ các châu lục năm 2008
13
1.2.
Tổng nông hộ sản xuất hữu cơ ở các châu lục năm 2008
14


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cây chè và trồng chè đã gắn bó với lịch sử lâu đời của người Việt Nam.
Ngày nay, người ta coi trà là một thức uống tao nhã và mang nét văn hóa cộng đồng
cao. Uống trà cũng là một một nhu cầu, đã trở thành thói quen của nhiều người. Chè
có tác dụng chữa lành bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, tăng
hiệu quả lao động cho con người [8]. Đặc biệt chè còn là loại cây công nghiệp dài
ngày có giá trị kinh tế cao.
Trong những năm qua, cây chè đã khẳng định vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế của Việt Nam.
Chè không những là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ
lớn cho ngân sách nhà nước mà còn là loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho
người sản xuất chè.
Tuy nhiên sản xuất chè hiện nay đang có những bất cập. Đó là, do nhận thức
không đầy đủ, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc
bảo vệ thực vật. Chính điều đó không những không làm tăng hiệu quả của sản xuất
mà còn để lại một khối lượng lớn các chất hóa học tồn dư trong đất; nước, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối
cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè ở quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè
với chất lượng ngày một cao.
Trước tình hình đó, sản xuất chè sạch đang nổi lên như một tất yếu trong giai

đoạn hiện nay. Để đáp ứng những nhu cầu đó các nhà khoa học nông nghiệp đã
nghiên cứu và tìm ra những biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho chè, sản
xuất chè theo phương pháp hữu cơ và sản xuất chè an toàn. Theo đó biện pháp sản
xuất chè hữu cơ và chè an toàn vừa có chất lượng sản phẩm tốt vừa có năng suất ổn
định, không ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đang
trở thành hướng đi chính trong tương lai [8]. Chính vì để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức
sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè: Hữu cơ, an
toàn và truyền thống nhằm hướng tới một nền nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi
trường
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp những lý luận về sản xuất chè hữu cơ và chè an toàn
- Đánh giá hiệu quả của các phương thức: sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè
an toàn và sản xuất chè truyền thống.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ và chè
an toàn góp phần phát triển bền vững ngành chè Thái Nguyên theo hướng thân thiện
với môi trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất và kinh
doanh chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống trên giống chè trung du tại các
xã khu vực TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè an
toàn và sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Cương và xã Phúc Xuân, thành phố Thái
Nguyên.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ 1/9/2010 đến 1/7/2011 với số
liệu nghiên cứu của 5 năm 2005-2010.




3

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản xuất chè
ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bền vững bảo vệ
môi trường.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài có bố cục như sau:
Chƣơng I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng II: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an
toàn và sản xuất chè hữu cơ






















4

Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp: Hữu cơ, an toàn và truyền thống
1.1.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn
1.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về nông nghiệp hữu cơ. Về
cơ bản, các tài liệu đều thống nhất rằng, khái niệm nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sinh thái hay nông nghiệp sinh học là một. Hiện nay có thể hiểu khái niệm
về nông nghiệp hữu cơ theo hai cách như sau:
“Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm tăng cường
và hỗ trợ gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh

học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu tối đa các đầu tư từ
bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm không khí, đất và ô nhiễm nước, không sử dụng
các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học. Những người sản
xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ được gắn nhãn mác với các tiêu
chuẩn của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ
là tối ưu hoá tính bền vững và sức sản xuất của các hệ thống sinh thái có quan hệ
chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau như: Đất, cây trồng, động vật và con người” [14].
“Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới việc thực hiện các quá
trình sản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, an toàn thực phẩm, chất
lượng tốt, đối xử công bằng và chăm sóc chu đáo cây trồng và vật nuôi; là hệ thống
sản xuất không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng
phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử
dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình
sản xuất” [2].
Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở
sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương thức


5

sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá trình
sản xuất đều tuân theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có.
Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp không có chất
hoá học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền
vững. Vì vậy nó là một dạng sản xuất bền vững của nông nghiệp. Điều đó có nghĩa
rằng, nông nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ
thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách bền vững với một sự
chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội của sản xuất. Tái tạo chu trình dinh
dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng hoá là các khía cạnh quan
trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các đặc điểm kinh tế - xã hội như: an ninh lương

thực, thương mại công bằng, tăng cường nguồn lực… cũng là những khía cạnh rất
quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
*Nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm riêng biệt sau [6]:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo cách thức tự nhiên của hệ thống sinh
thái. Con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi là các mặt trong một thể thống nhất,
nó như một thể hữu cơ.
- Ý tưởng cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là hoạt động kinh tế phải hài hoà với
thiên nhiên. Vì nếu các hoạt động ấy nằm chệch hướng vận động của các quy luật tự
nhiên thì sẽ tạo ra những hệ quả xấu và tất yếu phát triển sẽ không theo chiều hướng
bền vững.
- Sản xuất sẽ phát triển tốt trên cơ sở sử dụng và tăng cường độ phì nhiêu tự nhiên
của đất cũng như làm tăng sức đề kháng của cây trồng và vật nuôi đối với sâu bệnh.
- Chăn nuôi là một hợp phần thích ứng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
- Hệ thống không bị ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lạ ngoài nông trại
như: phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.
*Nông nghiệp hữu có có những ưu điểm cơ bản sau [6]:
Phương thức sản xuất của nông nghiệp hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường
đất, nước và không khí. Vì nông nghiệp hữu cơ không còn sử dụng phân bón vô cơ


6

như: Đạm, kali, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc vô
cơ, thức ăn chăn nuôi giàu chất kích thích…
Sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ an toàn cho người sử dụng vì được sản xuất
trong điều kiện gần với tự nhiên nên cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật tự
nhiên vốn có của nó, an toàn cho sức khỏe của cả người sản xuất và người sử dụng. Sản
xuất nông nghiệp hữu cơ đa dạng, khai thác tối đa nguồn gen bản địa, sử dụng tối đa các
yếu tố kỹ thuật tự nhiên, sẽ làm cho cảnh quan đa dạng, sinh động và đẹp hơn.
*Những hạn chế của nông nghiệp hữu cơ

Năng suất cây con giảm hơn so với nông nghiệp thâm canh. Khi bắt đầu
chuyển từ nông nghiệp thâm canh sang nông nghiệp hữu cơ năng suất giảm từ 20 –
40%. Tuy nhiên, sau vài năm năng suất sẽ tăng dần nhưng cũng khó có thể đạt bằng
của sản xuất nông nghiệp thâm canh [4] .
Trong trồng trọt, nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc rất lớn vào đất và thời tiết khí
hậu. Vì cơ sở sinh trưởng của cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ là đất, độ phì của
đất sẽ quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nông nghiệp hữu cơ
gần với tự nhiên, nên sự thay đổi khí hậu không theo quy luật sẽ ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng [2].
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không triệt để trong phòng chống sâu bệnh và
dịch bệnh. Vì nông nghiệp hữu cơ quan tâm đến phòng sâu bệnh, dịch bệnh là chính
mà ít quan tâm đến trị bệnh. Vì thế có thể có một số loại sâu bệnh không thể trừ, trị
được. Mẫu mã một số sản phẩm có thể không đẹp như của nông nghiệp thâm canh [4] .
1.1.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Trong sản xuất chè, người trồng chè luôn mong muốn nương chè của mình
phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao, thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng điều
mong muốn chính đáng ấy không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Ngoài sâu
bệnh, cây chè còn chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Thời tiết, đất đai,
phân bón, các cây trồng xung quanh và kể cả sự tác động của con người thông qua
biện pháp đốn hái, chăm sóc… các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra sự cân
bằng ở một mức độ nhất định.


7

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây
dựng một phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng hay còn gọi là phương
pháp IPM (Integrated Pest Management). Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây chè đã được triển khai và tập huấn cho hàng trăm lớp nông dân.
Thông qua các tập huấn, người nông dân được học tập và trang bị các kiến thức

tổng hợp về IPM. Trên cơ sở đó họ có thể tự áp dụng trên nương chè của mình,
đồng thời giúp đỡ các nông dân khác biết và làm theo. Vậy thế nào là quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM)?
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt, biện pháp sinh học và hoá học, giúp cho cây chè sinh trưởng phát
triển tốt, khoẻ, chống chịu tốt nhất với mọi yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, cho năng
suất cao; bảo vệ thiên địch và lợi dụng chúng khống chế các đối tượng dịch hại ở
mức cân bằng không gây thiệt hại về kinh tế cho cây chè và bảo vệ môi trường.
Trong sản xuất chè, các biện pháp IPM được nông dân ứng dụng rộng rãi trong
việc cải tạo chè xuống cấp và sản xuất chè an toàn. Ngoài ra còn áp dụng cho sản
xuất chè hữu cơ tại một số nương chè. Bốn nguyên tắc của IPM là:
1. Trồng cây khoẻ: Áp dụng đúng đắn quy trình kỹ thuật canh tác cây chè
theo quy định của ngành chè, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ,
chống chịu tốt nhất đối với mọi yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, cho năng suất cao.
Đây là biện pháp quan trọng nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình kiến thiết cơ bản,
thời kỳ kinh doanh, cho đến khi chè già cỗi.
2. Bảo tồn thiên địch: Là bảo vệ các loài sinh vật có ích như: Nhện có ích, bọ
rùa, kiến, chuồn chuồn, ếch, nhái… Thiên địch được bảo tồn sẽ phát triển, khống
chế, tiêu diệt sâu hại không để cho phát triển thành dịch, giữ cho hệ sinh thái cân
bằng. Đó là biện pháp bảo vệ cây trồng tiên tiến nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất.
3. Thăm đồng (nƣơng chè) thƣờng xuyên: Thực hiện kiểm tra nương chè
hàng tuần, để nắm được diễn biến sâu bệnh, thiên địch, sinh trưởng, phát triển của
cây, tình trạng của hệ sinh thái, chọn lựa biện pháp tác động kịp thời, hợp lý, có
hiệu quả kinh tế nhất.


8

4. Nông dân là chuyên gia: Người nông dân hiểu và thực hiện tốt 3 nội dung
công việc trên, chính họ là chuyên gia trên nương chè của mình và là chuyên gia của

cộng đồng. Họ có khả năng vận động nông dân khác cùng làm theo.
1.1.2. Quan niệm về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè
truyền thống
Thực phẩm an toàn là thực phẩm không chứa các tác nhân hoá học, sinh học
hoặc vật lý quá giới hạn cho phép, không bị hư hỏng biến chất, không bị giảm chất
lượng hoặc chất lượng kém, không gây hại cho người sử dụng.
Trong sản xuất chè, hiện nay có nhiều thuật ngữ khái niệm để gọi các sản phẩm
chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Chè an toàn, chè “sạch” hay chè hữu cơ.
Mỗi loại có tiêu chuẩn và quy trình sản xuất khác nhau.
1.1.2.1. Khái niệm chè hữu cơ
Chè hữu cơ là chè được sản xuất theo phương thức nông nghiệp hữu cơ. Sản
phẩm được tạo ra bằng phương pháp quản lý và sản xuất đặc biệt trong đó không
được phép sử dụng các hoá chất tổng hợp (kể cả thuốc trừ sâu, phân bón hoá học và
chất kích thích sinh trưởng) và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường.
Các tiêu chuẩn và quy định để đảm bảo các sản phẩm chè được công nhận là
chè hữu cơ được công ty Liên kết sinh thái (Ecolink) đưa ra như sau:
1.
Cấm sử dụng các loại phân bón tổng hợp vô cơ.
2.
Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
3.
Cấm sử dụng hoóc môn tổng hợp (thuốc kích thích).
4.
Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh
tác hữu cơ.
5.
Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống phải rửa sạch trước khi dùng.
6.
Người nông dân phải ghi chép nguồn gốc của tất cả vật tư đầu vào.
7.

Cấm sản xuất song song: Các loại cây trồng trong nương hữu cơ phải khác với
nương canh tác truyền thống.
8.
Phải có vùng đệm ngăn cách ít nhất là 2m. Nếu ruộng bên cạnh dung các thuốc bị
cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có vùng đệm để tránh xâm nhiễm


9

các chất hoá học.
9.
Phải trồng cây để ngăn cảnh sự ô nhiễm khi ruộng bên cạnh phun thuốc hoá học.
Cây trồng ở vùng đệm bắt buộc phải khác với cây chè canh tác hữu cơ. Nếu có
nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước thì phải có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn sự ô
nhiễm chảy qua.
10.
Ngăn cấm việc phá rừng nguyên sinh để canh tác chè hữu cơ.
11.
Phải có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng từ khi bắt đầu sản xuất chè hữu
cơ đến khi được công nhận.
12.
Cấm sử dụng vật tư đầu vào chứa sản phẩm biến đổi gen.
13.
Trong điều kiện cho phép, cần sử dụng hạt giống từ các nương chè truyền thống để
trồng cho các nương chè hữu cơ.
VD: Hạt chè được lấy ở các nương chè đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ.
14.
Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống trước khi gieo.
15.
Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như phân ủ, phân

chuồng hoại mục, phân vi sinh và chất khoáng khác từ nguồn tự nhiên.
16.
Cấm dùng phân bắc (phân người).
17.
Chỉ sử dụng phân gia cầm khi chăn thả tự nhiên.
18.
Phải có các biện pháp ngăn ngừa xói mòn đất bề mặt và tình trạng nhiễm mặn.
19.
Dụng cụ vận chuyển, đựng chè phải sạch và mới.
20.
Kho sử dụng chứa sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh.
21.
Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã được phép lưu hành.
22.
Không được phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong kho chứa nông
sản.
23.
Cấm đốt cành cây và rơm rạ, trừ trường hợp đối với kiểu di canh đất dốc.
24.
Được phép sử dụng các chế phẩm thực vật đã phê chuẩn như: Các thuốc thảo mộc
tự chế từ lá cơi, rễ xoan, tỏi, ớt…để phòng trừ sâu bệnh.
25.
Các tiêu chuẩn được áp dụng trong suốt quá trình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm.



10

1.1.2.2. Khái niệm chè an toàn

Chè an toàn được hiểu là sản phẩm chè được tạo ra trong quá trình sản xuất
thông thường nhưng được kiểm soát và đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản
phẩm đạt các chỉ tiêu như: Chất lượng tốt, dư lượng hoá chất độc hại, hàm lượng
kim loại nặng và các vi sinh vật gây hại trong sản phẩm thấp hơn ngưỡng cho phép.
Ngày 18/4/2002 Bộ y tế đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm số 1329/2002/QĐ-BYT với 112 chỉ tiêu được kiểm tra thường xuyên,
trong đó quy định 32 chỉ tiêu về cảm quan và thành phần vô cơ, 26 chỉ tiêu về hàm
lượng các chất hữu cơ, 33 chỉ tiêu về hoá chất bảo vệ thực vật, 17 chỉ tiêu về khử
trùng và sản phẩm phụ, 2 chỉ tiêu về mức độ nhiễm xạ, 2 chỉ tiêu sinh vật. Ngoài ra
theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về tiêu chuẩn vệ sinh đối với
lương thực thực phẩm đã quy định hàm lượng kim loại nặng cho phép trong chè và
các thực phẩm như sau (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lƣợng kim loại nặng trong chè
Tên thực phẩm
Hàm lƣợng kim loại nặng cho phép (mg/kg)
As
Pb
Cu
Sn
Zn
Hg
Cd
Sb
Chè
1
2
150
40
40
0.05

1
1

(Nguồn: Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ y tế, 2008)
Chè an toàn được sản xuất theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Đó là chè được sản xuất theo phương pháp sử dụng hợp lý về phân bón, kết hợp các
biện pháp làm cho cây khoẻ, năng suất cao, chống bệnh tốt, không dùng hoặc chỉ
dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết. Mọi biện pháp xử lý trên nương
chè đều dựa trên cơ sở điều tra phân tích hệ sinh thái cây chè, với mục tiêu an toàn
cho con người, an toàn cho động vật và môi trường sinh thái.
Sản xuất chè an toàn luôn tuân theo 4 nguyên tắc của chương trình IPM: Đảm
bảo cây luôn khoẻ; thăm nương đồi thường xuyên; bảo vệ thiên địch và nông dân
trở thành chuyên gia.




11

1.1.2.3. Khái niệm chè truyền thống (Sản xuất chè thông thường)
Chè truyền thống là chè được chăm sóc theo kinh nghiệm truyền thống của
người trồng chè, không áp đặt các hạn chế trong việc sử dụng phân hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật hóa học nhằm đạt năng suất và sản lượng cao. Nói cách khác là sản
xuất chè không áp dụng quy định của sản xuất chè hữu cơ hoặc sản xuất chè an
toàn.
1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn
Hiện nay diện tích chè trên thế giới khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sản
xuất chè lớn nhất đạt 870.000 tấn/năm, nước sản xuất thứ hai là Trung Quốc với
685.000 tấn/năm. Srilanka tiếp tục tăng sản lượng đạt mức kỷ lục trong vài năm trở
lại đây (320 tấn/năm, năm 2002). Kenya đứng thứ tư với mức sản lượng 290.000

tấn, Indonexia là 121.000 tấn, như vậy sản lượng chè thế giới đã đạt mức kỷ lục
trong những năm gần đây, khoảng 3 triệu tấn/ năm [3].
Theo báo cáo của FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu
hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 triệu
tấn năm 1998), phần lớn các nước sản xuất chè đều tăng sản lượng. Một trong
những nước sản xuất chè lớn nhất là Trung Quốc tăng gấp đôi sản lượng, Kenya
tăng gấp 3, Ấn Độ, Srilanka là những nước sản xuất chè giàu kinh nghiệm. Các
nước xuất khẩu chè cạnh tranh gay gắt với nhau, cộng thêm sự cạnh tranh truyền
thống giữa chè và cà phê cùng các đồ uống khác làm cho thị trường xuất khẩu chè
thế giới có nhiều biến động. Trong 20 năm thị phần xuất khẩu chè của Châu Á từ
72% đã giảm xuống còn 64% vào năm 1998. Trong khi đó, Châu Phi tăng từ 22%
lên 33% cùng thời gian. Theo ước tính của FAO, xuất khẩu chè thế giới tăng gần
2% trong thập niên qua, đây là mức tăng chậm trong các loại đồ uống [3].
Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống
chè đối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về tầm quan trọng
của chè đối với sức khoẻ con người, đã đặt ra một cái nhìn mới đối với sản xuất chè
trên toàn cầu. Ở các nước phát triển, những nước mà vấn đề sức khoẻ được đặt lên


12

hàng đầu người dân chuyển sang dùng chè ngày càng nhiều hơn theo xu hướng
uống chè phục vụ tăng cường sức khoẻ của con người.
Trước tình hình trên, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu sản
xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ
sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường chè thế giới. Mặt khác, trước xu thế phát triển sản phẩm chè hữu cơ
trên thế giới, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nước phát triển phương
Tây nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Đến đầu thập niên
70, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Nam Phi,… bắt đầu xây dựng Liên đoàn

các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), đến nay đã có trên 100
nước và trên 1000 tổ chức tham gia IFOAM. Từ đó IFOAM đã lập ra các tiêu
chuẩn cơ bản cho nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Các tiêu chuẩn này cơ bản
phản ánh tình trạng sản xuất nông sản hữu cơ và thực hiện các phương pháp chế
biến trong phong trào nông nghiệp hữu cơ. Đây là một sự đóng góp vào phong
trào canh tác hữu cơ trên thế giới.
1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Người ta cho rằng xuất xứ của nông nghiệp hữu cơ là ở Châu Âu từ một
trang trại vào năm 1924. Nhưng thực chất, nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh từ
những năm 80 của thế kỷ trước. Cho đến nay phương thức sản xuất nông nghiệp
hữu cơ đã có mặt ở 141 nước trên thế giới và tất cả các châu lục [15]. Tổng diện
tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ toàn thế giới năm 2009 là hơn 32
triệu ha với tổng số nông hộ là hơn 1,2 triệu hộ (bảng 1.2).








13

Bảng: 1.2: Diện tích và số nông hộ sản xuất hữu cơ của một số nƣớc trên
thế giới năm 2009
Tên châu lục
Diện tích (ha)
Tỷ lệ so với tổng
DT đất nông nghiệp

(%)
Số nông hộ (hộ)
Toàn thế giới

32.092.149

0.78

1.216.164
Châu Phi

875.370

2.61

529.987
Châu Á

2.900.068

0.56

234.565
Châu Âu

7.627.915

1.02

209.980

Mĩ La Tinh

6.380.996

1.87

222.135
Bắc Mỹ

2.197.042

0.21

12.275
Châu Úc

12.110.758

0.10

7.222

(Nguồn: Organic Agriculture at FAO – Country profiles anh Statistics, 2009)

Đất nông nghiệp hữu cơ được phân bố ra ở các châu lục rất khác nhau, phần
lớn tập trung ở Châu Úc, Châu Mĩ Latinh và Châu Âu (Đồ thị 1.1).
9%
3%
7%
23%

35%
23%
Châu Úc 35.00%
Mĩ Latinh 23.00%
Châu Âu 23.00%
Bắc Mĩ 7.00%
Châu Á 9.00%
Châu Phi 3.00%

Đồ thị 1.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ các châu lục năm 2008
(Nguồn: IFOAM FiBL/Survey 2010)


14

Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nông hộ sản xuất hữu cơ rất khác nhau ở các châu
lục, các châu lục có tỷ lệ này cao là châu Á và châu Phi (Đồ thị 1.2).
16%
1%
34%
19%
1%
29%
Châu Úc 1.00%
Mĩ Latinh 19.00%
Châu Âu 16.00%
Bắc Mĩ 1.00%
Châu Á 29.00%
Châu Phi 34.00%


Đồ thị 1.2: Tổng nông hộ sản xuất hữu cơ ở các châu lục năm 2008
(Nguồn: IFOAM FiBL/Survey 2010)
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức, hiệp hội về nông nghiệp hữu cơ.
Tổ chức mang tính chất bao trùm trên cả là Liên đoàn các phong trào nông nghiệp
hữu cơ quốc tế IFOAM (International Federation of Organic Agriculture
Movements). Trụ sở của IFOAM đóng tại Born (Đức) và các đại diện ở hầu hết các
châu lục. IFOAM và các tổ chức nông nghiệp hữu cơ trên thế giới là nơi bảo hành
thương hiệu các sản phẩm hữu cơ của các thành viên trong hiệp hội và đã ra các quy
định về tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.
Xu hướng phát triển của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: Có thể nói ngày
càng nhiều quốc gia quan tâm đến phương thức này. Tại các nước có phong trào
này sớm, ngày càng nhiều các nông hộ tham gia vào các hiệp hội sản xuất nông
nghiệp hữu cơ. Một số nước đang phát triển, mặc dù hiện nay mới sản xuất tạm đủ
lương thực, thực phẩm nhưng cũng đã xuất hiện các nông hộ bắt đầu tham gia
phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tốc độ phát triển nông nghiệp hữu cơ
mạnh mẽ nhất là từ năm 2000 đến nay. Như vậy, cho thấy khi chúng ta bắt đầu đủ


15

ăn thì nhu cầu sức khoẻ mới thể hiện rõ hơn, người ta cần lương thực, thực phẩm an
toàn hơn. Chính do nhu cầu ngày càng tăng của con người đã tác động tích cực đến
xu hướng phát triển đi lên của nông nghiệp hữu cơ hiện nay và tương lai.
1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước mới bắt đầu áp dụng phương thức sản
xuất nông nghiệp hữu cơ. Thực ra lúc đầu chỉ là một số hình thức mang tên là “nông
nghiệp sạch”, nhưng chưa thực sự đúng với phương thức sản xuất nông nghiệp hữu
cơ. Ví dụ như một số hình thức sản xuất rau sạch, gà sạch, lợn sạch….
Xuất xứ của sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam chủ yếu lúc đầu là
chúng ta tìm kiếm cơ hội để khai thác thị trường xuất khẩu nông sản. Trước yêu cầu

khắt khe về chất lượng nông sản xuất khẩu, đã xuất hiện các chương trình sản xuất
mà lúc đầu chúng ta thường dùng từ “sạch” để gọi tên nó. Về sau các chương trình
này phát triển đã ảnh hưởng rõ đến nhận thức của mọi người, nhất là các dân cư
sống ở thành phố lớn.
Trước nhu cầu của thị trường trong, ngoài nước và xu thế chung của toàn
cầu, nông nghiệp hữu cơ đã từng bước phát triển ở nước ta. Đến năm 2009, Việt
Nam đã có 12.102 ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ [15]. Hiện nay nông nghiệp
hữu cơ ở Việt Nam mới chỉ có ở sản xuất rau, chè, gà và lợn sữa…
Trước mắt, nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang có những thách thức cần
được xem xét:
- Nông nghiệp hữu cơ chưa trở thành phong trào vì chưa có cơ chế chính
sách của nhà nước cho nó. Mặt khác, nhu cầu về lương thực, thực phẩm an toàn
chưa phải là cần thiết đối với mọi người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa của Việt
Nam.
- Nông nghiệp hữu cơ mới chỉ tập trung ở một số chương trình hợp tác với
nước ngoài là chủ yếu, mà chưa thành một phương thức chuyển đổi trong sản xuất
nông nghiệp.


16

- Chưa có hoặc có ít tiêu chuẩn quốc gia cũng như giấy chứng nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ của nhà nước, mà chủ yếu là sử dụng tiêu chuẩn và giấy chứng
nhận của đối tác nước ngoài [8].
1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nƣớc
1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Tổng sản lượng chè khô thế giới năm 2009 đạt gần 1.275,5 triệu kg [12]. Hiện
nay có 39 nước trồng và chế biến chè nằm ở khắp các châu lục. Những nước có sản
lượng chè lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênya. Việt Nam hiện
đứng hàng thứ 8 về diện tích, thứ 5 về xuất khẩu trong số các nước sản xuất chè.

Châu Âu, Trung Cận Đông là những nơi tiêu thụ chè nhiều nhất thế giới, nhưng lại
sản xuất rất ít vì điều kiện khí hậu, đất đai không thích hợp với việc trồng chè.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và sự tuyên
truyền, quảng cáo của FAO về lợi ích của việc uống chè đối với sức khoẻ, đã đặt ra
một cách nhìn mới đối với chè trên toàn thế giới nhất là ở các nước phát triển. Vì
thế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè an toàn, chè hữu cơ có chất
lượng ngày càng cao.
Chè hữu cơ xuất hiện đầu tiên tại thị trường Anh năm 1989 với những nhãn
hiệu “Natureland” nhu cầu chè hữu cơ mỗi năm tăng 25% và dự đoán là tăng 50%
tổng sản lượng chè thế giới vào đầu thế kỷ 21.
Hiện nay sản lượng chè hữu cơ trên thế giới khoảng trên 6800 tấn khô, được
tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và một số nước phát triển khác
với giá bán cao hơn các loại chè thường từ 2 – 4 lần. Các nước Ấn Độ, Nhật Bản,
Srilanka, Trung Quốc…là những nước đang tích cực phát triển chè hữu cơ [8].
Tại Ấn Độ công ty Bombay Burmah đã nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ từ
năm 1988 tại đồn điền Oothu, trong quá trình canh tác không dùng bất cứ loại phân
hoá học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ và chất kích thích nào.
Tại Nhật Bản chè được trồng tại các vùng núi cao như: Kanaguwa, Shiga,
Migazaki, Shizuoka. Nhật Bản sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải
pháp kỹ thuật như: Cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch và bảo


17

quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng trong sản
phẩm chè.
Tại Srilanka mỗi năm sản xuất trên 200 tấn chè hữu cơ.
Tại Trung Quốc từ những năm thập kỷ 90 đã bắt đầu chuyển đổi sang sản
xuất chè hữu cơ, đến nay đã có trên 7000 ha tập trung ở Triết Giang, Giang Tây, An
Huy, Hổ Bắc… với tổng sản lượng trên 4000 tấn xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản,

Mỹ và Châu Âu. Nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu chè hữu cơ, chính phủ
Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè hữu cơ và có những chính
sách khuyến khích như: Hỗ trợ vay vốn, bù giá những năm đầu, giảm thuế…
Trung Quốc đã xây dựng một số tiêu chuẩn kim loại nặng, dư lượng thuốc
trừ sâu trong sản phẩm chè và trong đất như sau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm chè
và đất chè của Trung Quốc
Tên kim loại nặng và
thuốc trừ sâu
Tiêu chuẩn trong sản
phẩm chè (Mg/kg)
Tiêu chuẩn trong đất
chè (Mg/kg)
Cu
< 30
< 50
Pb
< 2
< 35
Cd
-
< 0,2
Hg
-
< 0,15
As
-
< 15
Cr
-

< 90
Thuốc trừ sâu
Không có
Không có
(Nguồn: Công ty Liên kết Sinh thái Việt Nam-Ecolink, 2005)
Các nước nhập khẩu chè ngoài việc xem xét dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trên sản phẩm chè còn đặc biệt coi trọng hàm lượng chì cho phép, tuỳ theo mỗi
quốc gia mà hàm lượng này có thể giao động từ 2 – 20 mg/kg sản phẩm.
Để xây dựng vùng chè hữu cơ, chè an toàn các nước trên rất coi trọng tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng
trong đất, trong sản phẩm chè….Từ đó chú trọng thành lập các nhà máy chuyên sản


18

xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học… phục vụ sản xuất chè hữu cơ. Thành lập các
cơ quan nghiên cứu chè hữu cơ, các cơ quan quản lý, thanh tra công nhận chè hữu
cơ có tính quốc gia [8].
1.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Với hơn 125.000 ha chè, sản lượng khoảng 140.000 tấn, hiện sản phẩm chè
Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó
thương hiệu “Cheviet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu
vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu
chè, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya. Hiện nay nước ta có hơn 150 đầu
mối xuất khẩu chè, chè Việt Nam hiện đã xâm nhập vào thị trường của khoảng 60
quốc gia, trong đó chủ yếu là Irắc, Pakistan và Đài Loan ngoài ra còn có các thị
trường Nga, Mỹ, Nhật Bản… các nhà kinh tế đã dự báo thị trường chè thế giới đã
dần bão hoà, nên các nhà sản xuất kinh doanh phải đẩy mạnh công tác thương mại,
nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường chè xanh và chè đặc
sản, chè ướp hương để có cơ cấu chè hợp lý đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thị

trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đến nay cả nước có khoảng 635 doanh nghiệp kinh doanh chế biến chè với
quy mô lớn, vừa và nhỏ, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao động tham gia vào các
lĩnh vực sản xuất chè, chế biến – thương mại và dịch vụ. Có hàng vạn hộ tham gia
sản xuất chế biến chè với sản lượng trên 100 tấn chè búp khô và xuất khẩu được
74.812 tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè đen. Diện tích trồng chè
đạt 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều điểm
yếu như: Chất lượng chưa cao, còn có nhiều hạn chế, dư lượng hoá học có trong sản
phẩm và chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè tươi của Việt Nam bình
quân chỉ đạt 1 – 1,2 USD/kg, trong đó giá bán chè bình quân các nước khác là từ
1,4 – 1,8 USD/kg [8]. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng hóa
chất tồn dư, tăng giá trị hàng hoá là vấn đề cấp bách của ngành chè Việt Nam và
của người nông dân trồng chè.


19

Để khắc phục tình trạng trên Bộ NN&PTNT đã đưa ra mục tiêu xây dựng
các mô hình nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn trong đó có
chè. Từ mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất công nghệ cao để
nâng cao năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh xuất khẩu nông sản, đảm bảo an
toàn thực phẩm. Nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nông nghiệp
công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để chuyển giao công nghệ, xây dựng chính
sách công nghệ cao, lựa chọn và nhân rộng các giống chè mới có giá trị kinh tế cao
và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Dựa trên các hướng dẫn của tổ chức IFOAM (Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ
quốc tế) Bộ đã soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như phạm vi, tiêu chuẩn, các
yêu cầu về sản xuất như quản lý đất đai, các sản phẩm từ cây trồng, các yêu cầu về
chế biến, đóng gói, lưu kho, vận chuyển; Hệ thống thanh tra và cấp giấy chứng

nhận, nhãn hiệu hàng hoá và khẳng định chất lượng…Đây là những nguyên tắc cơ
bản để vận dụng cho sản xuất chè hữu cơ.
Trong thời gian qua ở Việt Nam đã thực hiện một số dự án nhỏ về sản xuất
chè hữu cơ do một số tổ chức nước ngoài tham gia và tài trợ như: Tổ chức CIDSE,
đại học IGCI (Niu Di Lân).
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với đại học Waikato
(Niu Di Lân)) và Hiệp hội chè Việt Nam tiến hành nghiên cứu hệ thống sản xuất chè
hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên cho một số hộ nông dân trồng chè vùng Tân Cương và
Sông Cầu có đủ năng lực sản xuất chè sạch, chè hữu cơ đảm bảo nhu cầu thị trường.
Tại Tức Tranh – Phú Lương, Hội làm vườn Việt Nam đã xây dựng mô hình
sản xuất chè hữu cơ nhưng thiếu các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp nên nương
chè sâu bệnh hại nặng, giảm năng suất gần 50%, chất lượng không cao, tiêu dùng
khó khăn lên không thể mở rộng được diện tích.
Tại Phú Thọ tổ chức CIDSE phối hợp với chi cục BVTV tỉnh và viện nghiên
cứu chè Việt Nam tiến hành chương trình các vùng chè sạch với quy mô 38 xã
thuộc 6 huyện của tỉnh. Nội dung chủ yếu là hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho nông dân,

×