Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khu du lịch sinh thái hồ núi cốc tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 99 trang )


i
MỤC LỤC
Lời cam đoan Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined.
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn 4
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 5
1.1. Cơ sở lý luận chung của đề tài 5
1.1.1. Lý luận cơ bản về du lịch 5
1.1.1.1. Khái niệm về khách du lịch 5
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch 5
1.1.1.3. Khái niệm về du lịch 6
1.1.1.4. Khái niệm về ngành du lịch 7
1.1.1.5. Khái niệm về khu du lịch 7
1.1.2. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 9
1.1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh 9



ii
1.1.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 10
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và cấu thành năng lực cạnh tranh của
ngành du lịch 10
1.1.3. Khái quát tình hình hoạt động du lịch trên thế giới, khu vực Đông
Nam Á và Việt Nam 14
1.1.3.1. Khái quát tình hình du lịch thế giới 14
1.1.3.2. Khái quát tình hình du lịch của các nước trong khu vực Đông
Nam Á (ASEAN) 15
1.1.3.3. Khái quát tình hình du lịch Việt Nam 16
1.1.3.4. Khái quát tình hình du lịch tỉnh Thái nguyên 17
1.2. Phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 18
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu 18
1.2.1.1. Phương pháp luận 18
1.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin 18
1.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu 19
1.2.1.4. Phương pháp phân tích số liệu 19
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 19
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển, khai thác, kinh
doanh loại hình du lịch 20
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của quá trình cạnh tranh 20
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ NÚI CỐC
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI NGUYÊN 22
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và xã hội 22
2.1.1. Vị trí địa lý 22
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 23
2.1.2.1. Khí hậu 23

iii

2.1.2.2. Thủy văn, sông hồ 24
2.1.3. Dân số và xã hội 25
2.1.3.1. Dân số, lao động và nghề nghiệp, di dân 25
2.1.3.2. Dân tộc 28
2.1.3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu 29
2.2. Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của khu du lịch sinh
thái Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên 29
2.2.1. Các nguồn lực phát triển du lịch 29
2.2.1.1. Nguồn nhân lực 29
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch 30
2.2.1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội trong vùng Hồ Núi Cốc 35
2.2.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong vùng Hồ Núi Cốc 36
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Khu du lịch sinh thái Hồ Núi
Cốc tỉnh Thái Nguyên 44
2.2.2.1. Lượng khách và doanh thu du lịch của KDL vùng Hồ Núi Cốc 44
2.2.2.2. Các dịch vụ hỗ trợ 45
2.2.2.3. Hoạt động marketing của Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc 46
2.2.2.4. Hoạt động đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên và Khu
du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc 48
2.2.3. Nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của Khu du lịch sinh thái
Hồ Núi Cốc 49
2.2.3.1. Những điểm mạnh của Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc tỉnh
Thái Nguyên 49
2.2.3.2. Những điểm yếu của Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc tỉnh
Thái Nguyên 51
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khu du lịch vùng Hồ
Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên 53
2.3.1. Yếu tố kinh tế 53

iv

2.3.2. Yếu tố chính trị và luật pháp 54
2.3.3. Yếu tố văn hoá xã hội 55
2.3.4. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật 55
2.3.5. Môi trường tự nhiên Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên 55
2.3.6. Các đối thủ cạnh tranh 56
2.3.7. Khách hàng 60
2.3.8. Cơ hội và thách thức đối với Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc
tỉnh Thái Nguyên 61
2.3.8.1. Các cơ hội đối với Khu du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên 61
2.3.8.2. Những thách thức đối với Khu du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh TN 62
Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH SINH THÁI HỒ NÚI CỐC TỈNH
THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 63
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 63
3.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch vùng Hồ Núi Cốc 64
3.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển của du lịch vùng Hồ Núi Cốc 64
3.2. Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của khu du lịch
vùng Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 65
3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng ưu điểm 65
3.2.1.1. Giải pháp xâm nhập thị trường 65
3.2.1.2. Giải pháp phát triển thị trường 67
3.2.1.3. Giải pháp đa dạng hoá và khác biệt hoá sản phẩm 68
3.2.1.4. Giải pháp thu hút vốn đầu tư 70
3.2.1.5. Giải pháp tôn tạo và bảo vệ môi trường 72
3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu 74
3.2.2.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 74

v
3.2.2.2. Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý và cơ chế chính sách về

du lịch 75
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ 78
3.2.3.1. Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch 78
3.2.3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của
cộng đồng địa phương 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2. Kiến Nghị 83
2.1. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành trung ương 83
2.1.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện 83
2.1.2. Sự phối hợp của các Bộ, Ngành trung ương 83
2.1.3. Ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi 84
2.2. Kiến nghị với địa phương tỉnh Thái Nguyên 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 1 89

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DL : Du lịch
HNC : Hồ Núi Cốc
HTKT : Hạ tầng kỹ thuật
KDL : Khu du lịch
NSNN : Ngân sách nhà nước
TN : Thái Nguyên
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch





vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Biểu 1.1: Sự tăng trưởng của du lịch quốc tế giai đoạn 1990-2010 15
Biểu 2.1: Diện tích đất tự nhiên phân theo đơn vị hành chính vùng HNC 23
Biểu 2.2: Hiện trạng dân số và tăng trưởng dân số vùng Hồ Núi Cốc 26
Biểu 2.3: Hiện trạng lao động vùng Hồ Núi Cốc 27
Biểu 2.4: Hiện trạng cơ cấu lao động vùng Hồ Núi Cốc 27
Biểu 2.5: Hiện trạng dân số các dân tộc vùng Hồ Núi Cốc 28
Biểu 2.6: hiện trạng công suất phòng buồng các cơ sở lưu trú trong Khu
du lịch vùng Hồ Núi Cốc 33
Biểu 2.7: Hiện trạng hệ thống giao thông vùng nghiên cứu 38
Biểu 2.8: Các trạm bơm tưới tiêu liên quan tới vùng nghiên cứu 39
Biểu 2.9: Số lượng du khách tới KDL Hồ Núi Cốc và doanh thu 45
Biểu 2.10: Số lượng Khách Quốc tế đến Việt Nam, Thái Nguyên, Bắc Kạn
và Vĩnh Phúc 59
Biểu 2.11: So sánh một số chỉ tiêu hoạt động du lịch của Thái Nguyên và
các địa phương khác 59

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trên thế giới, du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế
hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những
lợi ích to lớn mà nó đem lại. Du lịch Việt Nam đang có những sự phát triển vượt
bậc, với những bước chuyển toàn diện từ tư duy, quản lý đến tổ chức và bước đi để
thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nhanh chóng thu hẹp khoảng cách
với du lịch của các nước trong khu vực, mang lại hiệu quả nhiều mặt, thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều giá trị mới và nguồn thu cho đất nước, góp
phần tích cực vào tiến trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới, đóng góp thật
xứng đáng vào quá trình phát triển cũng như sự phồn thịnh của đất nước.
Việt Nam có trên 70% dân số là nông thôn; vùng nông thôn rộng lớn chiếm
3/4 lãnh thổ, là địa bàn hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong đó, có
ngành du lịch và trọng tâm là du lịch sinh thái nông thôn. Hiện này du lịch sinh thái
đang là hướng phát triển được các quốc gia lựa chọn. Vai trò của việc phát triển du
lịch sinh thái được xét đến như một mắt xích với cơ cấu phát triển bền vững, vừa
phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của thế giới, vừa đảm
bảo mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái (đặc biệt là sinh thái nông thôn). Để kết hợp
hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường
duy nhất phải lựa chọn là sự phát triển theo nguyên tắc bền vững.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng
khá. Với tốc độ tăng trưởng 11-15%/năm. Đạt được những kết quả trên, có sự đóng
góp không nhỏ của lĩnh vực du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái nông
thôn nói riêng.
Thái Nguyên là tỉnh nằm trong trung tâm vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là
phụ cận của Thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch của cả nước. Đồng thời, trong quy
hoạch phát triển trung du miền núi Bắc Bộ, Thái Nguyên thuộc 2 tuyến du lịch quốc
gia Hà Nội - Thái Nguyên - Cao bằng - Lạng sơn; Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn -

2
Cao Bằng - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang và khu nghỉ dưỡng cuối tuần
của nhân dân Thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có bề dầy lịch sử văn hoá, cùng với thế
mạnh du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn du khách. Trong đó, đặc biệt là Khu du lịch
sinh thái Hồ Núi Cốc với nhiều danh lam thắng cảnh phong phú, các giá trị văn hoá
vật thể và phi vật thể được bảo tồn trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm qua, du lịch Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận, đặc biệt sau Năm du lịch quốc gia Thái Nguyên 2007 được tổ chức thành
công tại Thái Nguyên, tổng doanh thu toàn xã hội về các dịch vụ du lịch của Thái

Nguyên đã tăng lên rõ rệt, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Năm
2008 doanh thu du lịch đạt 647 tỷ đồng, năm 2009 là 685 tỷ đồng, năm 2010 là 794
tỷ đồng. Tuy nhiên, du lịch Thái Nguyên vẫn còn những bất cập, phát triển du lịch
chưa tương xứng tiềm năng, phát triển sản phẩm du lịch chưa bền vững. Để phát
triển du lịch Thái Nguyên một cách có hiệu quả và toàn diện xứng tầm là trung tâm
vùng trung du miền núi Bắc Bộ, cần tính tới yếu tố phát triển du lịch theo nguyên tắc
bền vững. Khai thác các tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội
xong vẫn duy trì và giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc, sự đa dạng sinh học và môi
trường sinh cảnh tự nhiên. Xuất phát từ quan điểm trên, việc nghiên cứu kinh tế du
lịch sinh thái tại những vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa của tỉnh Thái Nguyên là
rất cần thiết. Trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần được chủ
động. Kế hoạch phát triển và khai thác có hiệu quả tiềm năng Khu du lịch sinh thái
trọng điểm vùng Hồ Núi Cốc đóng vai trò quan trọng, nhanh chóng đưa Khu du lịch
Hồ Núi Cốc vào danh sách Khu du lịch trọng điểm quốc gia theo kết luận của Chính
phủ. Trước thực trạng này, việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
cho khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc là một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối
với sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh nhằm đảm bảo phát triển bền vững có
định hướng, góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Thực hiện
chủ trương của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa nông
thôn và thành thị. Với mong muốn được góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, tạo ra thế và lực vững chắc cho sự phát

3
triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc
tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng đầu tư, khai thác, kinh doanh
và phát triển Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên

cứu đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để
đạt được mục tiêu ổn định và phát triển bền vững cho Khu du lịch sinh thái Hồ Núi
Cốc tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về marketing, cạnh tranh
có liên quan đến thị trường kinh doanh và khai thác sản phẩm du lịch bản địa và du
lịch nội địa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình cạnh tranh của Khu du lịch sinh
thái Hồ Núi Cốc trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây.
- Đề ra các giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cũng như mục tiêu lâu dài chiếm được thị phần cao đối với khách du lịch nội địa và
các tỉnh lân cận. Đặc biệt là xây dựng được thị trường mục tiêu đối với khách du
lịch của Thủ đô Hà Nội; tiến tới phát triển thị phần rộng và bền vững hơn ra thị
trường quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ chế, hành lang pháp lý liên quan tới lĩnh vực khai thác, kinh doanh và
đầu tư phát triển du lịch.
- Các vấn đề liên quan tới hoạt động khai thác, kinh doanh và đầu tư phát
triển du lịch sinh thái.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có đã khai thác và chưa được khai thác
tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc.

4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Do điều kiện nghiên cứu có hạn, nội dung nghiên cứu về
năng lực cạnh tranh của khu du lịch lại là một vấn đề rất rộng, vì vậy luận văn chỉ
tập trung nghiên cứu một số nội dung về phát triển bền vững. Từ đó đề xuất các giải
pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Khu du
lịch sinh thái Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên.

* Về không gian: Luận văn được thực hiện tại huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên,
TP Thái Nguyên và khu Du lịch vùng Hồ Núi Cốc.
* Về thời gian: Thực trạng khai thác, kinh doanh và đầu tư phát triển trong
những năm gần đây từ 2005 - 2010. Định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến
lược 2020.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu giúp cho các nhà quản lý của tỉnh Thái Nguyên đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho chính Khu du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh; Khu
du lịch sinh thái trọng điểm của quốc gia trong tương lai gần.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống về thực trạng và những
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển sản phẩm nhằm thu
hút ngày một đông đảo du khách đến với Hồ Núi Cốc nói riêng cũng như đến với
Tỉnh Thái Nguyên nói chung.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của để tài và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng của khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc và đánh giá
năng lực cạnh tranh của Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc Tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc Tỉnh Thái Nguyên.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Lý luận cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về khách du lịch

Khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch, giữ vị trí quan trọng trong
hoạt động du lịch; là chỗ dựa khách quan cho sự tồn tại và phát triển của ngành du
lịch, là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản cho khai thác kinh doanh và
phục vụ của ngành du lịch, đồng thời là chỗ dựa chủ yếu để ngành du lịch thu được
những lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá.
Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện sớm nhất trong cuốn Từ điển Oxford
xuất bản năm 1811 như sau: “khách du lịch đến từ ngoài với mục đích tham quan,
du ngoạn”. Năm 1968, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) chấp nhận khái niệm về
khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là người viếng thăm và lưu
lại một hoặc một số nước khác ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất 24
giờ, vì bất kỳ lý do nào, ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập”. Khách du
lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ là nơi đến du lịch của họ
cũng chính là nước họ cư trú thường xuyên.
Khách du lịch được phân thành hai loại: du khách (tourist) và khách tham
quan (excursionist). Du khách (tourist) là một khách du lịch đến một nơi nào đó trên
24 giờ và nghỉ qua đêm tại nơi đến; khách tham quan (excursionist) là khách du lịch
đến một nơi nào đó dưới 24 giờ và không nghỉ qua đêm tại nơi đến.
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch (DL). Khái niệm được
nhiều người sử dụng là khái niệm trong Từ điển Du lịch -Tiếng Đức do Nhà xuất
bản kinh tế Berlin xuất bản năm 1984: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch
vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung

6
cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và
sự hài lòng”.
Sản phẩm du lịch có những đặc tính chung của nó như sau:
- Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm;
- Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước;
- Khoảng thời gian mua sản phẩm, thấy và sử dụng sản phẩm quá lâu;

- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng cư trú;
- Sản phẩm du lịch không thể để tồn kho;
- Trong một thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm là cố định;
- Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm;
- Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ thay đổi vì sự dao
động về tỷ giá tiền tệ, tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị.
Những bộ phận cấu thành của một sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hoá và dịch vụ kết hợp nhau; được
tạo nên bởi những bộ phận cấu thành là: dịch vụ và tài nguyên du lịch.
- Dịch vụ trong sản phẩm du lịch bao gồm: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu
trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, dịch vụ trung gian và dịch
vụ bổ sung.
- Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, hiện nay trên thế giới thường
phân loại ra hai loại tài nguyên du lịch đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn.
Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, người ta đã lập ra những
mô hình sản phẩm du lịch. Một số mô hình sản phẩm du lịch như 4S, 3H và 6S (phụ
lục 1).
1.1.1.3. Khái niệm về du lịch
Hiện nay trên thế giới cũng có nhiều khái niệm về du lịch, tuỳ thuộc vào góc
độ tiếp cận du lịch khác nhau của mỗi quan điểm. Ngành Du lịch học cho rằng: “Du
lịch là tổng thể của những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính

7
quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ
khách du lịch”.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì: “Du lịch là tập hợp các mối
quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự hình thành và lưu
trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích hoà bình và nơi họ

đến không phải là nơi họ làm việc”.
Luật Du lịch của Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006 định nghĩa: “Du lịch là một trong những hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời
gian nhất định”.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi người ta thường phân biệt hai
hình thức du lịch đó là du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Du lịch nội địa là loại hình
du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến du lịch cùng nằm trong biên giới của một
quốc gia. Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến du lịch
nằm trên hai hoặc nhiều nước khác nhau.
1.1.1.4. Khái niệm về ngành du lịch
Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho khách du
lịch tiến hành hoạt động lữ hành, du ngoạn, tham quan nhằm mục đích thu phí.
Ngành du lịch lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên du lịch làm chỗ dựa, lấy
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm và
dịch vụ cho hoạt động du lịch. Ngành du lịch đóng vai trò thiết lập mối liên hệ giữa
du khách với tài nguyên du lịch, đồng thời thông qua hoạt động kinh doanh của
mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, khu vực.
Ngành du lịch chủ yếu do các nhân tố chính sau hình thành: các công ty du lịch,
hệ thống giao thông du lịch, các khách sạn du lịch, tổ chức quản lý du lịch các cấp.
1.1.1.5. Khái niệm về khu du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch ưu
thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa

8
mãn đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”
(Khoản 7, Điều 4, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005). Thực tế nhiều khu
du lịch (KDL) có ưu thế nổi bật về cả tự nhiên và nhân văn.
* Theo Luật Du lịch Việt Nam cũng như ý kiến của các nhà khoa học DL các

nước cho thấy KDL có một số đặc điểm sau:
- KDL phải có tài nguyên đủ sức hấp dẫn khách DL, lấy hoạt động DL làm
chức năng.
- Thu nhập từ hoạt động DL phải chiếm tỷ trọng tương đối lớn và được xếp
vị trí ưu tiên số một so với các ngành khác.
- Có kết cấu hạ tầng, các dịch vụ DL đáp ứng nhu cầu DL hoặc mua
sắm của du khách.
* KDL được phân loại theo nhiều cách:
- Theo thực trạng phát triển có KDL đã hình thành và KDL tiềm năng.
- Theo yếu tố địa lí có KDL ven biển, KDL vùng núi, KDL rừng, KDL ven
hồ, KDL suối khoáng, KDL đồng bằng…
- Theo hình thức hoạt động có KDL tham quan, KDL nghỉ dưỡng, KDL săn
bắn, KDL thể thao.
- Theo nguồn gốc hình thành có KDL tự nhiên và KDL văn hóa.
* KDL có đủ điều kiện sau đây được công nhận là KDL Quốc Gia:
- Có tài nguyên DL đặc biết hấp dẫn với ưu thế cảnh quan thiên nhiên, có
khả năng thu hút lượng khách cao.
- Có diện tích tối thiểu 1000 ha, trong đó diện tích cần thiết kế để xây dựng
các công trình, cơ sở dịch vụ DL phù hợp với cảnh quan, môi trường của KDL;
trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý Nhà nước về DL ở
Trung Ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DL đồng bộ, có khả năng bảo
đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách DL một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và
dịch vụ DL cần thiết phù hợp với đặc điểm của KDL.

9
1.1.2. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù thuộc trường phái nào cũng đều thừa
nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà

cung, cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của thị trường; cạnh tranh là
đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường và là linh hồn sống của thị trường.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp. Do cách tiếp cận khác
nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa như sau: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh
nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế”. Theo cuốn Kinh tế học của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh
là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị
trường”. Theo cuốn “Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu” của Tôn Thất Nguyễn Thiêm
thì: “trong kinh tế, cạnh tranh không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là
phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để
khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình”.
Ngoài ra, còn có thể dẫn thêm nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm
cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần
thắng của nhiều chủ thể cùng tham gia;
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà
các bên đều muốn giành giật, một loạt các điều kiện có lợi. Mục đích cuối cùng là
kiếm được lợi nhuận cao;
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc
chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các
điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh;
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm,
cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm,
cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán.

10
1.1.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Khái niệm về năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức hợp được xem xét

ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia: Theo định nghĩa của Diễn
đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng
đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền
tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Theo M.Porter thì: “Khái niệm có ý nghĩa
nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động”.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: về khái niệm này,
phần lớn các nhà kinh tế đều gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với ưu thế
của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn năng lực cạnh tranh với
vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần mà nó chiếm giữ. Theo
Fafchamps, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có
thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị
trường; Randall lại cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Đối với khái niệm
này, cho đến nay các tác giả, nhà nghiên cứu cũng chưa đưa ra một định nghĩa
thống nhất. Các khái niệm mà các tác giả đưa ra dựa trên khái niệm về sức cạnh
tranh của quốc gia, của doanh nghiệp. Mặc dù chưa có khái niệm thống nhất, song
có thể hiểu rằng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu
tố, trong đó có các yếu tố chính như: khả năng sử dụng thay thế cho một sản phẩm
khác biệt tương tự với loại sản phẩm đó, yếu tố về chất lượng sản phẩm, yếu tố về
giá cả của sản phẩm
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và cấu thành năng lực cạnh tranh của
ngành du lịch
* Môi trƣờng vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố mang tính rộng lớn, chúng có tác động
và ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường cạnh tranh và môi trường bên trong của tổ

11

chức. Các tổ chức không thể kiểm soát được những biến đổi của các yếu tố trong
môi trường vĩ mô, nhưng tổ chức có thể tận dụng những thuận lợi và khó khăn do
nó gây ra, biến nó thành cơ hội kinh doanh của mình. Các yếu tố quan trọng trong
môi trường vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong
ngành du lịch bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã
hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ.
- Yếu tố kinh tế: các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng và quyết định đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền
kinh tế, tỷ giá hối đoái là những yếu tố kinh tế thường xuyên tác động đến hoạt
động của mọi tổ chức nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đối với ngành du lịch
nếu các chỉ số của nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ làm cho thu nhập của dân cư gia
tăng, đời sống được cải thiện, nhu cầu du lịch vì thế cũng sẽ gia tăng, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của ngành.
- Yếu tố chính trị và luật pháp: Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng,
rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thuận lợi, bình đẳng cho các tổ chức
trong nền kinh tế. Đặc biệt, Ngành du lịch là ngành chịu sự tác động trực tiếp toàn
diện của môi trường chính trị, luật pháp và do đó nó rất nhạy cảm với những biến
động của môi trường này. Ngành chịu sự tác động của đường lối phát triển của quốc
gia thể hiện ở hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của
nhà nước và tổ chức bộ máy cơ chế điều hành từ trung ương đến địa phương. Chính
sách đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, coi trọng các quốc gia là
bạn và là đối tác tin cậy của nhau là cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
trên các phương diện khai thác thị trường, tránh được các rủi ro trong kinh doanh do
bạo loạn chính trị, đảm bảo được sự an toàn và an ninh cho khách du lịch quốc tế.
- Yếu tố văn hoá - xã hội: Đây là nhóm yếu tố quan trọng tạo lập nên nhân
cách và lối sống của người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ sở để các ngành kinh
doanh trong đó có ngành du lịch lựa chọn và điều chỉnh các quyết định kinh doanh.
Trong ngành du lịch, trình độ văn hoá và dân trí cao hay thấp quyết định đến thái độ
cư xử đối với du khách trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du
khách, tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách.


12
* Những yếu tố tự nhiên: môi trường tự nhiên không chỉ là yếu tố tạo cầu,
tạo cung trong du lịch mà còn mang tính quyết định trong việc tạo ra sản phẩm du
lịch và việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch của các doanh nghiệp trong
ngành du lịch; tính hữu ích của các yếu tố trong môi trường tự nhiên phục vụ cho
việc sản xuất và tiêu dùng du lịch được gọi là tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công
nghệ thông tin và quá trình đô thị hoá tác động sâu sắc đến toàn bộ các hoạt động
kinh tế và xã hội, trong đó có du lịch. Một mặt nó tạo điều kiện cần thiết để hình
thành các nhu cầu du lịch, mặt khác các yếu tố này làm cho sự cân bằng nhịp sống bị
phá vỡ, buộc con người phải nghỉ ngơi để khôi phục lại, từ đó nảy sinh nhu cầu du
lịch dưới nhiều dạng khác nhau. Ngoài ra, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật để cải tiến công nghệ trong sản xuất du lịch sẽ góp phần nâng cao năng suất,
giảm chi phí sản xuất và do vậy làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch.
* Môi trƣờng vi môi
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
sản xuất kinh doanh đó. Đối với hoạt động kinh doanh của ngành du lịch thì hai yếu
tố cơ bản ảnh hưởng chủ yếu đến sự cạnh tranh trong ngành đó là: đối thủ cạnh
tranh và khách hàng. Sự phân tích, đánh giá chính xác các yếu tố này giúp ngành du
lịch nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ
mà ngành đối diện.
- Đối thủ cạnh tranh: sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa
quan trọng đối với các tổ chức do nhiều lý do. Các đối thủ cạnh tranh với nhau
quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành
phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương
tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng
trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Để cạnh
tranh trên thị trường du lịch, ngành du lịch của một địa phương cần xác định được


13
thị trường mục tiêu và phát huy được lợi thế cạnh tranh của ngành để áp dụng đúng
các chiến lược cho phù hợp với lợi thế cạnh tranh và thị trường mục tiêu.
- Khách hàng (người mua): sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có
giá trị lớn lao của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được khi tổ chức thoả mãn các
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp
cần lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai. Các thông tin có được từ
bảng phân loại là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược nhất
là các chiến lược liên quan trực tiếp đến marketing.
* Môi trƣờng nội bộ
Các yếu tố của môi trường nội bộ cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành
du lịch bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, hoạt
động marketing.
- Nguồn nhân lực: phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp các
doanh nghiệp đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên
trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu công việc và so
với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí, sử dụng nguồn
nhân lực hiện có. Đánh giá khách quan nguồn nhân lực giúp cho tổ chức chủ động
thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên của tổ chức nhằm đảm bảo
thực hiện chiến lược thành công lâu dài và thích nghi với những yêu cầu về nâng
cao liên tục chất lượng con người trong môi trường cạnh tranh.
- Nguồn lực vật chất: phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật
chất là cơ sở quan trọng để tổ chức hiểu rõ các nguồn lực vật chất tiềm tàng, những
hạn chế để có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế. Tổ chức cần đánh giá
và xác định các điểm mạnh và điểm yếu về từng nguồn lực vật chất so với những
đối thủ cạnh tranh trong ngành và trên thị trường theo khu vực địa lý.
- Hoạt động marketing: nghiên cứu môi trường marketing giúp tổ chức nhận
diện các cơ hội thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường; đồng thời phân tích khách hàng và các yếu tố liên quan để hình

thành các chiến lược marketing định hướng khách hàng và marketing cạnh tranh.

14
1.1.3. Khái quát tình hình hoạt động du lịch trên thế giới, khu vực Đông
Nam Á và Việt Nam
1.1.3.1. Khái quát tình hình du lịch thế giới
Ngày nay trên thế giới, du lịch đang phát triển với một tốc độ nhanh, trở
thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia và ngày
càng khẳng định vị trí vai trò của nó trong nền kinh tế thế giới. Do hiệu quả nhiều
mặt của hoạt động du lịch, nhiều nước trên thế giới đã tập trung đẩy mạnh phát triển
ngành du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), nếu như năm 1990 số lượng khách du lịch
quốc tế chỉ đạt 458 triệu lượt người và doanh thu từ du lịch là 268 tỷ USD thì đến
năm 2000, số lượng du khách quốc tế trên toàn thế giới là 698 triệu lượt người,
doanh thu đạt 476 tỷ USD. Năm 2005, ngành du lịch thế giới đón 763 triệu lượt
khách quốc tế, doanh thu đạt 622 tỷ USD, tương đương 9% tổng sản phẩm quốc
dân (GDP) toàn cầu; thu hút 240 triệu người lao động trực tiếp, tức là cứ 9 người
lao động thì có 1 người làm việc trong lĩnh vực du lịch. Năm 2007, ngành du lịch
thế giới đón 913 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, đà phát
triển bắt đầu chậm lại từ năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế.
Mức tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 1.9%, tăng 16 triệu du khách, nâng tổng số du
khách của năm lên 922 triệu lượt, doanh thu du lịch trên thế giới năm 2008 đạt
1100 tỷ USD.
Năm 2010 được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nền kinh tế thế giới, ngành
du lịch cũng đã vượt qua được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và 2009. Lượng khách du lịch trên
toàn thế giới tăng 6.7% so với năm 2009, với sự tăng trưởng được báo cáo diễn ra
tại tất cả các vùng. Số lượng người đi du lịch trên toàn cầu đạt đến con số 935 triệu
lượt khách, tăng 58 triệu so với năm 2009 và tăng 22 triệu so với mức đỉnh của thời
kỳ trước khủng hoảng năm 2008 (913 triệu lượt). Doanh thu từ du lịch quốc tế trong

năm 2010 có tăng nhưng vẫn phần nào đó tụt hậu hơn so với số lượng khách chỉ đạt
1.200 tỷ USD, đây là một xu thế trong giai đoạn hồi phục. Trong số những thị

15
trường du lịch đứng đầu về chi tiêu tại nước ngoài, những nền kinh tế mới nổi tiếp
tục là các động lực thúc đẩy tăng trưởng: Trung Quốc (+17%), Nga (+26%), Ả Rập
Xê Út (+28%) và Brazil (+52%). Trong số các thị trường nguồn truyền thống như
Australia (+9%), Canada (+8%), Nhật (7%) và Pháp (+4%) đã có sự phục hồi, trong
đó một số thị trường tăng trưởng khiêm tốn hơn với mức 2% là Mỹ, Đức và Italy.
Ngược lại, chi tiêu ở nước ngoài của vương quốc Anh vẫn giảm 4% trong năm 2010.
Tiếp theo một năm 2010 kinh tế thế giới phục hồi, năm 2011 đã duy trì được đà
tăng trưởng nhưng với một tốc độ chậm hơn, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ
4 đến 5% trong năm 2011, một tỷ lệ cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình trong
giai đoạn dài.
Biểu 1.1: Sự tăng trƣởng của du lịch quốc tế giai đoạn 1990-2010
Chỉ tiêu
Năm
1990
Năm
1995
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Số lượng du khách (triệu lượt người)
458
576
698

763
935
Tốc độ du khách tăng bình quân
(%/năm)
7,4
5,1
4,2
1,8
6,7
Doanh thu (tỷ USD)
268
403
476
622
1.200
Tốc độ tăng doanh thu binh quân
(%/năm)
4,2
10
3,6
6,1
3,2
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch (www.itdr.org.vn)
1.1.3.2. Khái quát tình hình du lịch của các nước trong khu vực Đông Nam Á
(ASEAN)
Trong lĩnh vực du lịch, ASEAN đang được đánh giá là một trong những khu
vực năng động nhất trên thế giới. Phần lớn các nước trong khu vực đều có chiến
lược tập trung đẩy mạnh và phát triển du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế
quan trọng của quốc gia. Các nước Singapore, Thailand, Malaysia và Indonesia đã
trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trên toàn thế giới. Năm

1990 số khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN đạt 21,5 triệu lượt người,
chiếm 4,7% tổng số khách du lịch quốc tế toàn thế giới. Đến năm 1995, các nước

16
trong khu vực đã đón được 29,2 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2000 con số này
là 37 triệu lượt người chiếm 4,8% tổng số khách du lịch quốc tế toàn thế giới. Năm
2009 các nước ASEAN đón kỷ lục hơn 65 triệu lượt khách quốc tế, trong đó điểm
đến số 1 là Malaysia, tiếp theo đến Thái Lan, Singapore, Indonesia, Việt Nam,
Philippines, Campuchia, Myanmar và Brunei.
Theo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), năm 2010 lượng du khách quốc
tế đến khu vực ASEAN là 72 triệu lượt người, mức tăng trưởng du khách bình quân
giai đoạn 1995-2010 sẽ là 6%/năm so với tốc độ tăng trưởng 1-2%/năm trong thời
kỳ 1998-2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.
1.1.3.3. Khái quát tình hình du lịch Việt Nam
VN có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước ta đang là điểm đến
nổi tiếng của thế giới. Năm 2000, Việt Nam đã đón 2,1 triệu lượt khách quốc tế, đến
năm 2005 đón 3,4 triệu lượt, năm 2008 con số này tăng lên 4,218 triệu lượt khách
quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước, năm
2010 Việt Nam đã đón 5,0 triệu lượt khách, số lượt khách du lịch nội địa là 28 triệu
lượt năm 2010, tăng 12% so với năm 2009. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm
2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015 ngành du lịch Việt
Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương
ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ
du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch
ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu
chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông
Nam Á Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km

và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng
đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham
quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và

17
du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia
láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy
định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước
từ năm 1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch
vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ,
trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản
xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm
2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch.
Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã
được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.
1.1.3.4. Khái quát tình hình du lịch tỉnh Thái nguyên
Từ năm 2005 đến nay, thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du
lịch, du lịch Thái Nguyên đã có sự chuyển biến tích cực về đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, cơ sở dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực du
lịch. Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng ATK thuộc chương trình
mục tiêu quốc gia về văn hóa được triển khai đúng tiến độ.
Số cơ sở lưu trú, nhà hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tăng bình
quân 15%/năm, hiện có 135 cơ sở, đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng từ bình dân
đến cao cấp với công suất phục vụ trên 3.000 lượt khách/ngày-đêm. Các chỉ tiêu
kinh tế cơ bản trong hoạt động kinh doanh du lịch có tốc độ tăng trưởng liên tục
năm sau cao hơn năm trước.
Tính đến hết tháng 9/2011 tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt
1.149.100 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 18.360 lượt, đạt 109% so với cùng kỳ,

khách lưu trú đạt 481.800 lượt, tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch đạt 768 tỷ
đồng, công suất sử dụng buồng phòng đạt 67%.
Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên còn quan tâm đến công tác quy hoạch phát
triển du lịch, trong đó có việc phê duyệt và công bố quy hoạch vùng du lịch Hồ Núi
Cốc vào tháng 6 vừa qua.

18
Tuy nhiên, du lịch Thái Nguyên vẫn còn có những khó khăn, hạn chế như: hệ
thống đường giao thông quốc lộ đến Thái Nguyên đã xuống cấp; nguồn vốn đối ứng
của tỉnh đối với các dự án hạ tầng du lịch hạn chế, dẫn đến một số dự án chậm tiến
độ; Thái Nguyên còn thiếu những dịch vụ du lịch cao cấp, lượng khách quốc tế đến
Thái Nguyên còn thấp.
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phân tích tổng hợp kết
hợp lịch sử logic, liên hệ so sánh kết hợp với điều tra nghiên cứu thực tiễn, để có thể
rút ra kết luận phản ánh đúng thực trạng.
1.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp. Từ các thông tin công bố chính thức
của các cơ quan nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh
tế, về tình hình đầu tư phát triển, khai thác và kinh doanh loại hình du lịch sinh
thái Những thông tin về tình hình cơ bản của tỉnh, hoạt động của hệ thống văn hoá
và du lịch do các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh cung cấp.
* Thu thập tài liệu và thông tin sơ cấp
Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập dựa trên
phương pháp điều tra chọn mẫu, thu thập số liệu của thống kê và phương pháp điều
tra xã hội học. Mục tiêu của điều tra nhằm thu thập thông tin sau và những thông tin
còn thiếu trong hệ thống thông tin để phục vụ cho nghiên cứu và phân tích.

Việc thu thập tài liệu chủ yếu dựa trên cơ sở quản lý, kiểm tra giám sát hoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch, điều tra tài nguyên du lịch do sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch Thái Nguyên; Ban Quản lý Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc; Ủy ban nhân
dân huyện Đại Từ, Phổ Yên, Thành phố Thái Nguyên cung cấp.

×