Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 275 trang )




Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh








Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ

Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
trong quá trình đô thị hóa ở hải dơng


Chủ nhiệm đề tài: nguyễn thị thơm














6970
28/8/2008

hà nội - 2008

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. GS.TS Trần Văn Chử - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
2. ThS. Nguyễn Việt Dũng - Cán bộ Văn phòng UBND Tp Hải Dương
3. ThS. Nguyễn Bình Đức - Học viện Khu vực III, Học viện CT - HC QG HCM
4. PGS.TS Võ Văn Đức - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
5. PGS. TS An Như Hải - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
6. PGS.TS Tô Đức Hạnh
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

7. ThS. Phí Thị Hằng - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
8. GS.TS Hoàng Ngọc Hòa - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
9. ThS. Bùi Văn Hùng
- Cán bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương

10. Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở LĐ - TB và XH tỉnh Hải Dương
11. TS. Nguyễn Thị Hường - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
12. TS. Phạm Thị Khanh - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
13. CN. Đỗ Thị Loan - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
14. CN. Nguyễn Thị Miền - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
15. ThS. Nguyễn Trí Tùng - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
16.PGS.TS Nguyễn Hữu Tư - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh
17. TS. Nguyễn Từ - Học viện Chính trị - Hành chính QG Hồ Chí Minh

18. Nguyễn T Thu Thuỷ
- Phó phòng Lao động Tiền lương, Sở LĐ - TB
và XH tỉnh Hải Dương






2

BẢNG VIẾT TẮT

CCKT : Cơ cấu kinh tế
CCLĐ : Cơ cấu lao động
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DVVL : Dịch vụ việc làm
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐTH : Đô thị hóa
GQVL : Giải quyết việc làm
HĐKT : Hoạt động kinh tế
HGĐ : Hộ gia đình
KCN, CCN : Khu công nghiệp, cụm công nghiệp
KH - CN : Khoa học - công nghệ
KTTT : Kinh tế thị trườ
ng
KT - XH : Kinh tế - xã hội
LĐ : Lao động

LĐ-TB và XH : Lao động - Thương binh và Xã hội
LĐNN : Lao động nông nghiệp
LLLĐ : Lực lượng lao động
NN và PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSTW : Ngân sách trung ương
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSLĐ : Năng suất lao động
SX - KD : Sản xuất - kinh doanh
TLSX : Tư liệu sản xuất
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TTKT : Tăng trưởng kinh tế
TTSLĐ : Thị trường sức lao động
UBND : Uỷ
ban nhân dân
XKLĐ : Xuất khẩu lao động

3

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
01
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC
TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
08
1.1. Lao động nông nghiệp và tác động của đô thị hóa đến việc làm của
lao động nông nghiệp

08
1.1.1. Đặc điểm của lao động nông nghiệp 08
1.1.2. Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến việ
c làm của lao động nông nghiệp 16
1.2. Giải quyết việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
27
1.2.1. Khái niệm giải quyết việc làm và một số lý thuyết hiện đại về giải quyết
việc làm
27
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa
33
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa của một số địa phương
40
1.3.1. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc 40
1.3.2. Kinh nghiệm của Bắc Ninh 48
1.3.3. Kinh nghiệm của Hà Nội 53
1.3.4. Bài học rút ra cho Hải Dương
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ
HÓA Ở HẢI DƯƠNG
59
60
2.1. Đô thị hóa ở Hải Dương và đặc điểm của lao độ
ng nông nghiệp tỉnh
Hải Dương trong quá trình đô thị hóa
60

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 60
2.1.2. Tình hình đô thị hóa ở tỉnh Hải Dương từ năm 2000 đến nay 64

4

2.1.3. Đặc điểm của lao động nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong quá trình đô thị hóa 66
2.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
tỉnh Hải Dương những năm qua và kết quả đạt được
76
2.2.1. Thực trạng việc làm của lao động nông nghiệp tỉnh Hải Dương 76
2.2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Hải D
ương
những năm qua và kết quả đạt được
87
2.2.3. Hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Hải
Dương những năm qua và nguyên nhân
112
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ
THỊ HÓA Ở HẢI DƯƠNG ĐẾN 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
136
3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong
quá trình đô th
ị hóa ở Hải Dương
136
3.1.1. Dự báo tình hình đô thị hóa và nhu cầu giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Hải Dương đến 2010 và những
năm tiếp theo
136
3.1.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá

trình đô thị hóa ở Hải Dương đến 2010 và những năm tiếp theo
141
3.2. Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa
ở Hải Dương đến 2010 và những năm tiếp theo
146
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch 146
3.2.2. Giải pháp về mở rộng cầu lao động 148
3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng cung lao động 162
3.2.4. Giải pháp về tổ chức thị trường sức lao động 170
3.2.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi
đất trong quá trình đô thị hóa
175
KẾT LUẬN
182
DANH MỤC TÀI LIỆ
U THAM KHẢO
184
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1. Tình hình lao động bị mất việc làm trong nông nghiệp do
thu hồi đất giai đoạn 2001 - 2005

26
1.2. Số lao động địa phương được tuyển dụng vào các công ty 45
2.1. Tỷ lệ dân cư đô thị ở tỉnh Hải Dương từ 2000 đến nay 64
2.2. Khu đô thị mới và khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương 65
2.3. So sánh trình độ học vấn của LLLĐ tỉnh H
ải Dương với
một số tỉnh trong vùng và bình quân chung vùng ĐBSH
67
2.4. So sánh trình độ học vấn của LLLĐ nông thôn và thành
thị tỉnh Hải Dương
67
2.5. So sánh trình độ học vấn của LLLĐ nông thôn tỉnh Hải
Dương với một số địa phương khác trong vùng (năm 2005)
68
2.6. So sánh trình độ học vấn của LLLĐ bị thu hồi đất ở tỉnh
Hải Dương và 6 tỉnh khác
69
2.7. Trình độ h
ọc vấn phổ thông của LLLĐ nông nghiệp bị thu
hồi đất ở Hải Dương
69
2.8. So sánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ tỉnh Hải
Dương với một số tỉnh khác trong vùng
70
2.9. So sánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ nông
thôn tỉnh Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng
71
2.10. So sánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ bị thu
hồi đất ở Hải Dương vớ
i 6 tỉnh trên

71
2.11. Thu nhập bình quân và cơ cấu nguồn thu của lao động
nông nghiệp xã Nguyên Giáp và xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ,
tỉnh Hải Dương năm 2005
74
2.12. Thu nhập trung bình của LĐNN trước và sau khi thu hồi đất 75
2.13. Tình hình việc làm theo ngành ở Hải Dương 77
2.14. Việc làm và cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế ở Hải
Dương năm 2005
78
2.15. Cơ cấu việc làm theo khu vực nông thôn - thành thị ở Hải Dương 78

6

2.16. Vị thế việc làm của lao động tỉnh Hải Dương năm 2005 79
2.17. Tỷ trọng LĐNN ở khu vực nông thôn và thành thị tỉnh Hải Dương 80
2.18. So sánh tỷ lệ LĐNN thiếu việc làm của Hải Dương với
các tỉnh trong vùng
80
2.19. So sánh tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực
nông thôn của Hải Dương với bình quân chung ĐBSH và
một số tỉnh khác trong vùng n
ăm 2002
81
2.20. Tỷ lệ thời gian lao động của LĐNN được sử dụng cho
hoạt động trồng trọt năm 2002
81
2.21. Cơ cấu lao LĐNN chia theo số giờ làm việc bình quân
trong tuần của Hải Dương và một số tỉnh khác trong vùng
82

2.22. Tỷ lệ lao động đủ việc làm trước và sau khi thu hồi đất 83
2.23. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trước và sau khi thu hồi đất 84
2.24. Tỷ lệ
lao động thất nghiệp trước và sau khi thu hồi đất 85
2.25. Bình quân số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm trên một
hộ bị thu hồi đất và 1 ha đất thu hồi
86
2.26. Tình hình việc làm của LĐNN trước khi thu hồi đất và
hiện nay
87
2.27. Số lao động được thu hút thêm vào lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005
93
2.28. Số lao động được thu hút thêm vào lĩnh vực công nghiệp -
xây dự
ng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005
95
2.29. Số lao động được thu hút thêm vào lĩnh vực dịch vụ tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005
96
2.30. Kết quả cho vay vốn GQVL giai đoạn 2001 - 2005 97
2.31. Kết quả XKLĐ của Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005 99
2.32. Kết quả dạy nghề giai đoạn 2001 - 2005 101
2.33. Đội ngũ cán bộ và giáo viên của các trung tâm DVVL 103
2.34. Kết quả đào tạo nghề ngắ
n hạn của các trung tâm DVVL ở
Hải Dương giai đoạn 2000 - 2004
104
2.35. Tổng hợp kết quả GQVL năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 110
2.36. Tổng hợp kết quả GQVL ở Hải Dương từ 2001 đến nay 113


7

2.37. Công việc của LĐNN sau khi bị thu hồi đất 115
2.38. Sự chuyển dịch CCKT và cơ cấu lao động tỉnh Hải Dương 116
2.39. Ý kiến của LĐNN bị thu hồi đất về việc vay vốn từ quỹ
quốc gia GQVL
121
2.40. Phân loại LĐNN bị thu hồi đất theo độ tuổi 124
2.41. Mức độ phù hợp của nghề được đào tạo 125
2.42. Thông tin về thái độ của ng
ười dân trong việc đền bù giá
đất (độ hài lòng)
126
2.43. Kết quả đào tạo nghề của 9 cơ sở dạy nghề Nhà nước ở
Hải Dương từ 2001 - 2005
128
2.44. Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình có đất bàn
giao ở Hải Dương
134
3.1. Dự báo dân số và nguồn lao động ở Hải Dương đến 2010
và 2015
139
3.2. Diện tích đất sẽ thu hồi
ở Hải Dương từ 2006 - 2010 140
3.3. Dự báo số lao động bị thu hồi đất có nhu cầu GQVL ở Hải
Dương giai đoạn 2006 - 2010
140
3.4. Dự báo số lao động trong các ngành, lĩnh vực của Hải
Dương đến 2010 và 2015

141
3.5. Kế hoạch GQVL giai đoạn 2006 - 2010 144
3.6. Kế hoạch GQVL cho từng ngành sản phẩm công nghiệp
chủ yếu của Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010
144
3.7. Kế hoạch đào t
ạo, dạy nghề tỉnh Hải Dương giai đoạn
2006 - 2010
145
3.8. Kế hoạch dạy nghề cho nông dân, XKLĐ, cho vay vốn
GQVL giai đoạn 2006 - 2010 và dự trù nguồn kinh phí
145
3.9. Dự báo số lượng, cơ cấu và thị trường XKLĐ 160
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trước và sau khi bàn giao đất 84
Biểu đồ 2: Tỷ lệ lao động thất nghiệp trước và sau khi bàn giao đất 85

8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo tính toán của Liên hợp
quốc đến giữa năm 1990, dân số đô thị thế giới là 2,3 tỷ người, chiếm tỷ lệ
43% dân số thế giới, đến năm 2005, tỷ lệ này đã lên tớ
i trên 50% (tức hơn 3 tỷ
người) và ước sẽ đạt khoảng 60% vào năm 2015. Ở các nước đang phát triển,
dân số đô thị chiếm 25% vào năm 1970, đến năm 1990 lên tới 30% và ước đạt

khoảng 50% vào năm 2015.
Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, do đó đô thị hóa đang và sẽ
diễn ra rất mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa đã tạ
o ra sự chuyển
biến sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu lao
động, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội theo hướng tiến bộ, biến nông thôn
thành thành thị, biến các làng quê với hoạt động nông nghiệp là chủ yếu thành
các đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) với các hoạt động phi nông nghiệp là chủ
y
ếu. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi cần phải
giải quyết, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp khi
họ bị thu hồi đất canh tác, đất ở để Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị,
xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất Theo báo cáo của Bộ NN và
PTNT, giai đoạn 2001 - 2005 cả nướ
c đã có 366.440 ha đất nông nghiệp được
chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó: xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị gần
206.497 ha, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 15.383 ha và
xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ 24.173 ha [2, tr 2] . Thực tế cho
thấy, ngay sau khi thu hồi đất, lao động nông nghiệp bị mất hoặc thiếu việc
làm, trong khi các dự án phát triển công nghiệp phải có thời gian mới có thể
thu
hút được lao động, đó là chưa kể đến nhiều dự án ít thu hút lao động tại chỗ,
thậm chí có những "dự án treo" Tất cả những điều đó làm cho việc làm của
lao động nông nghiệp ở những khu vực này trở nên hết sức bức xúc. Theo tính
toán của Bộ NN và PTNT, Bộ LĐ - TB và XH, trong 5 năm qua, việc thu hồi

9

đất đã ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950
ngàn lao động và 2,5 triệu người [10, tr 2].

Trong những năm qua, đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ ở tỉnh Hải
Dương. Tính đến cuối năm 2004 riêng thành phố Hải Dương và 5 huyện: Cẩm
Giàng, Bình Giang, Kim Thành, Chí Linh, Nam Sách đã có trên 11.000 hộ
nằm trong diện thu hồi đất canh tấc và đất ở để xây dựng các khu công nghi
ệp
và các khu đô thị mới với diện tích đất thu hồi rất lớn 1.184,7 ha, chiếm gần
60% so với tổng diện tích đất của các hộ gia đình trước khi thu hồi.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Hải Dương những năm qua đã
góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của tỉnh. Cùng với nó là hiệu quả kinh tế
- xã hội của việc sử dụng đất tăng lên, thu nhập của người lao động được cải
thiện, đời sống của các tầng lớp dân cư tăng lên rõ rệt Tuy nhiên, do diện
tích đất canh tác bị thu hẹp, lại cộng với nhiều tác động khác của quá trình đô
thị hóa đã làm cho một bộ phận không nhỏ đối tượng này bị
thất nghiệp, thiếu
việc làm. Theo báo cáo của tỉnh Hải Dương đã có trên 15% số lao động thuộc
diện này bị thất nghiệp và khoảng 35% bị thiếu việc làm.
Làm thế nào để giải quyết tình trạng trên - đó là vấn đề đặt ra không chỉ
đối với các cấp lãnh đạo tỉnh Hải Dương, mà còn đối với Đảng, Nhà nước và
các nhà khoa học. Để góp phần giải quyết vấn đề b
ức xúc này, tôi đăng ký đề
tài nghiên cứu: "Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa ở Hải Dương".
Việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần đúc rút kinh nghiệm về việc
giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Triển khai đề tài còn góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho một
số cán bộ trẻ của Viện, cũng như làm sâu sắc thêm kiến thức cho nhiều
chuyên đề bài giảng của Viện Kinh tế và phát triển như chương "Nguồn lực


10

lao động với phát triển kinh tế"; "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế"; "Nông nghiệp
trong quá trình phát triển", v.v
Việc thực hiện đề tài còn là một cách thức bước đầu để đẩy mạnh mối
liên kết trong hoạt động nghiên cứu khoa học giữa Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh với các địa phương theo chủ trương của Giám đốc
Học viện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết
việc làm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta thì chưa nhiều, chưa có
hệ thống và chủ yếu là các bài viết có tính chất trao đổi được đăng tải trên các
tạp chí. Có thể nhóm các bài viết đó thành các nhóm sau:
a. Những công trình nghiên cứu về việc làm trong quá trình đô thị hóa
ở phạm vi quốc gia, vùng
- Lê Doãn Khải (2001),
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng bắc bộ, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Cao Đức, Quá trình đô thị hóa các đô thị lớn ở Việt Nam giai
đoạn 1990 - 2000: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 4/2003.
- Mỹ Hạnh, Bài toán việc làm cho nông dân trước "cơn lốc"
đô thị hóa,
Tạp chí Lao động và Xã hội, số 224 + 225/2003.
- Tuấn Cường, Bài toán lao động - việc làm tại các thành phố lớn, khu
công nghiệp tập trung, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 215/2003.
- Ngô Anh Ngà, Nông dân các vùng quy hoạch đô thị và khu công

nghiệp làm gì khi hết đất canh tác, Tạp chí Nông thôn mới, số 127/2004.
- Nguyễn Hữu Dũng, Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Tạp chí Lao động
và Xã hộ
i, số 246, tháng 9/2004.

11

- Ngô Đức Cát, Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó
tới lao động nông nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 82, tháng 4/2004.
- Nguyễn Đại Đồng, Giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 265,
tháng 6/2005.
- Đào Mạnh Thủy, Dạy nghề cho lao động nông thôn - thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 274, tháng 11/2005.
- Nguyễn Bá Ngọc, Vấn đề thừa lao động ở nông thôn Việt Nam hiện
nay, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 314 + 315, tháng 7/2007.
- Đỗ Đức Quân, Phan Tiến Ngọc, Vấn đề việc làm cho người bị thu hồi
đất ở nông thôn trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo, số 8/2007.
- PGS.TS Nguyễn Tiệp, Giải quyết v
ề việc làm và ổn định đời sống dân
cư vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, Tạp chí Lao động và Xã hội, số
322, tháng 11/2007.
b. Những công trình nghiên cứu về giải quyết việc làm trong quá trình
đô thị hóa ở phạm vi một địa phương
- Nguyễn Hoàng Long, Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy mạnh tốc
độ đô thị hóa ở Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Xã h
ội, số 218, tháng 7/2003.
- Lê Xuân Đăng, Giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất để

giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Phúc, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 224 + 225,
tháng 10/2003.
- Thanh Hải, Việc làm cho nông dân sau giải phóng mặt bằng: nỗi bức
xúc của thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 224 + 225, tháng
10/2003.
- Lê Phạm Ngọc Kỳ, Công tác giải quyết việc làm ở nông thôn Long An:
kết quả và kinh nghiệm, Tạ
p chí Lao động và Xã hội, số 250, tháng 11/2004.
- Lê Xuân Đăng, Vĩnh Phúc giải quyết việc làm, Tạp chí Lao động và
Xã hội, số 273, tháng 10/2005.

12

- Nguyễn Văn Thắng, Vĩnh Phúc đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc
làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Tạp chí
Lao động và Xã hội, số 265, tháng 6/2005.
- Vương Văn Sang, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với giải quyết việc
làm ở Hưng Yên: kết quả và những vấn đề đặt ra, Tạ
p chí Lao động và Xã
hội, số 275, tháng 11/2005.
- Đỗ Quang Vui, Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh; thực trạng và những
vấn đề đặt ra, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 277, tháng 12/2005.
- Trịnh Đức Tính, Ninh Bình gắn đào tạo nghề với việc giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn bị mất đất sản xuất, Tạp chí Lao động và Xã hội,
số 255, tháng 1/2005.
- Hồng Minh, Hà Nội giải quyết vi
ệc làm cho lao động khu vực chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 270, tháng 9/2005.
- Đỗ Thanh Quang, Người lao động Bắc Ninh sau việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 277, tháng 12/2005.

- Lê Minh Hùng, Đà Nẵng nỗ lực chuyển đổi ngành nghề, giải quyết
việc làm cho lao động diện giao đất, Tạp chí Lao động và Xã hội, số
259,
tháng 3/2005.
- Nguyễn Tiệp, Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các
vấn đề xã hội tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 289, 2006.
- Hồng Minh, Kinh nghiệm về dạy nghề cho lao động khu vực chuyển đổi
mục đích sử dụng đất ở Hải Dương, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 323,
tháng 11/2007.
c. Những công trình nghiên cứu về đ
ào tạo nghề cho lao động nông
thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
- Bùi Tiến Quý, Vũ Duy Nguyên, Giải pháp đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, tháng 6/2004.

13

- Nguyễn Tiệp, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngoại thành Hà
Nội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, tháng 6/2004.
- Dương Đức Lâm, Về dự án thí điểm dạy nghề cho lao động nông
thôn, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 259, tháng 3/2005.
- Đặng Đình Hải, Nguyễn Ngọc Thụy, Làm thế nào để đẩy mạnh công
tác dạy nghề cho lao động nông thôn,
Tạp chí Lao động và Xã hội, số 259,
tháng 3/2005.
- Phạm Thanh Hải, Để nông dân được bình đẳng hơn trong đào tạo
nghề, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 259, tháng 3/2005.
- Phạm Quốc Triệu, Đào tạo nghề cho lao động ngoại thành Cần Thơ,

Tạp chí Lao động và Xã hội, số 263, tháng 5/2005.
- Thiện Thuận, Dạy nghề cho nông dân ở Thái Bình, Tạp chí Lao động
và Xã hội, tháng 5/2005.
- Mỹ Hạnh, Tổ chứ
c đoàn với trách nhiệm dạy nghề và giải quyết việc làm
cho thanh niên nông thôn, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 259, tháng 3/2005.
- PGS.TS Nguyễn Tiệp, Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao
động thanh niên, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 124, tháng 10/2007.
- Nghiêm Trọng Quý, Thực trạng dạy nghề cho lao động khu vực chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 322, tháng 11/2007.
Như vậy có thể th
ấy cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống từ lý luận đến thực tiễn về chủ đề giải quyết
việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở phạm vi cả
nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Mục tiêu
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa
ở tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó đề xuất

14

phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho lao động
nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Hải Dương trong thời gian tới.
b. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa, hay nói cách khác là nghiên cứu tình hình
giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở các vùng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghi

ệp cho xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, xây các khu
công nghiệp, khu chế xuất.
c. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa, không nghiên cứu vấn đề giải quyết việc
làm cho các đối tượng khác.
- Đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài sẽ tập trung vào giải quyết các nội
dung cơ bản sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giẩi
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá.
- Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
trong quá trình đô thị hoá ở Hải Dương.
- Đề xuất ph
ương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Hải Dương đến 2010.










15


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1.1. LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Đặc điểm của lao động nông nghiệp
Lao động nông nghiệp là lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh nông nghiệp. Lao động nông nghiệp đại đ
a số sống ở khu vực
nông thôn. Hoạt động SXKD của LĐNN được gắn liền với đối tượng cây
trồng, vật nuôi là những cơ thể sống với những đặc điểm rất riêng biệt. Vì thế,
làm cho LĐNN có những đặc điểm rất riêng, không giống với lao động ở các
lĩnh vực kinh tế khác. Có thể chỉ ra một số đặc điểm c
ủa LĐNN như sau (chủ
yếu đi vào đặc điểm của LĐNN nước ta):
1.1.1.1. Cung lao động nông nghiệp mang tính chất tự có
Đây là đặc điểm cơ bản tạo nên sự không ăn khớp giữa cung lao động
nông nghiệp, nông thôn với cầu lao động trong nông nghiệp, nông thôn và cầu
lao động cả nước. Đặc điểm trên xuất phát từ những lý do sau đây:
- Cung lao động nông nghiệp, nông thôn về cơ b
ản là do cung dân số
quyết định. Những hành vi sinh đẻ cung cấp lao động tương lai cho thị trường
sức lao động không thuần tuý là hành vi “sản xuất” hàng hoá theo nhu cầu của
thị trường như những hàng hoá khác.
Các nghiên cứu hiện nay về gia đình cho thấy gia đình nông dân, nông
thôn có 3 chức năng cơ bản:
Thứ nhất, chức năng sinh đẻ để duy trì nòi giống.

Thứ hai, chức năng làm kinh tế để tồn tại, phát tri
ển.
Thứ ba, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo những người chưa
đến tuổi lao động và quá tuổi lao động.

16

Thực tiễn tăng dân số ở các nước trên thế giới và trong từng quốc gia
cho thấy chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống thường không vận động cùng
chiều với trình độ phát triển và hoàn cảnh kinh tế. Hiện tượng phổ biến là: (i)
Các nước phát triển có tốc độ tăng dân số và lao động tăng tự nhiên thấp hơn
các nước đang phát triển và các nước nghèo; (ii) Trong mỗi quốc gia, bình
quân số con
đẻ ra của một phụ nữ nông thôn trong độ tuổi sinh đẻ cao hơn ở
thành thị và bình quân số con của một phụ nữ trí thức thường thấp hơn các
nhóm xã hội khác. Đối với nước ta, tình hình cũng diễn ra tương tự.
Như vậy, khác với hành vi sản xuất hàng hoá thông thường chủ yếu dựa
vào nhu cầu thị trường còn hàng hoá sức lao động thì không hoàn toàn như vậy.
Sau đây là so sánh những khác biệt giữa quá trình s
ản xuất hàng hóa thông thường
với sản xuất hàng hoá sức lao động của các gia đình nông dân, nông thôn.

Hàng hoá thông thường Hàng hoá sức lao động
Mục đích Sản xuất để bán sản phẩm
cho nhu cầu thị trường
Bản năng tự nhiên, chức năng
cơ bản của gia đình, duy trì nòi
giống, nối dõi tông đường
Quy mô hàng hoá . Phụ thuộc vào qui mô
nhu cầu thị trường

. Khả năng nguồn lực
của doanh nghiệp. Khả
năng ít, sản xuất sẽ ít
. Không phụ thuộc thậm chí
không quan tâm đến nhu cầu
thị trường sức lao động.
. Nguồn lực gia đình càng ít,
sinh đẻ càng nhiều.
Nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng
hàng hoá
. Thời gian ngắn và
thuần tuý trong phạm vi
doanh nghiệp
. Công nghệ và thiết bị,
trình độ của người SX
. Phải qua hàng chục năm và
là kết quả của 3 quá trình: đẻ,
nuôi, dạy.
. Gia đình, xã hội, người lao
động
Tính chủ động
trong sản xuất
. Mức độ cao trong chủ
động lựa chọn mặt hàng.
. Chủ động tạo ra cơ
cấu chủng loại theo nhu
cầu thị trường và lựa
chọn nguyên liệu, thiết
bị, công nghệ

. Không chủ động được trong
lựa chọn giới tính. Nếu dùng
khoa học thuần tuý sẽ dẫn
đến nhiều nguy cơ xấu lâu dài
cho xã hội.
. Người “s
ản xuất” không hoàn
toàn chủ động trong quyết định
chất lượng sản phẩm.

17

Như vậy, ngay từ đầu, cung nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn đã
có sự không được tính toán từ cầu lao động , từ sự cân đối giữa lao động với
các điều kiện để tạo việc làm trong tương lai như vốn, tư liệu sản xuất, tốc độ
tăng trưởng và cơ cấu việc làm của xã hội.
- Lao động nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận củ
a dân số trong độ
tuổi của dân cư nông nghiệp, nông thôn nên gắn liền với đặc điểm từng gia
đình, dân tộc, tôn giáo Bản thân con người lao động là tổng hoà của các mối
quan hệ xã hội. Là sản phẩm của dân cư nông thôn nên lao động nông nghiệp,
nông thôn có độ thuần nhất, đồng đều thấp hơn ở thành thị. Thậm chí khác
nhau giữa các dân tộc trong phạm vi 1 xã, 1 huyện. Dấu ấn mà mỗi lao động
trưở
ng thành từ các vùng nông thôn mang nặng dấu ấn riêng biệt của vùng
xuất cư và hàm chứa nhiều mặt tích cực nhưng cùng với vô vàn hạn chế của
từng làng, xã, dòng họ, dân tộc, tôn giáo, gia đình.
1.1.1.2. Cầu lao động nông nghiệp có tính chất thời vụ
Đặc điểm này bắt nguồn từ sự khác biệt giữa sản xuất nông nghiệp với
sản xuất công nghiệp và các ngành kinh tế dịch vụ khác. Nếu trong công

nghiệ
p, người lao động tiến hành quá trình sản xuất, thì đồng thời đó cũng là
quá trình tạo ra sản phẩm. Còn trong nông nghiệp thì không phải như vậy. Do
đối tượng sản xuất nông nghiệp gắn liền với cây trồng, vật nuôi nên quá trình
sản xuất nông nghiệp là quá trình gắn kết giữa hoạt động kinh tế của con
người với chu kỳ sống của cây trồng, vật nuôi. Chính điều này làm cho cầu
LĐNN mang sắc thái riêng - có tính th
ời vụ. Lúc thì cầu LĐNN cao (ví dụ
trồng lúa 2, 3 vụ trong năm thì sẽ có 4 - 6 thời điểm cần LĐNN cao - đó là
thời điểm gieo cấy và thu hoạch), lúc lại nhàn rỗi (không phải thời điểm mùa
vụ). Tình trạng thiếu việc làm tạm thời của LĐNN là phổ biến. Do thu nhập
thấp, thời gian nhàn rỗi việc đồng áng lại tương đối dài, nên LĐNN đều muốn
tìm ki
ếm việc làm thêm. Thực tế có người tìm được việc làm thêm, có người
không. Trong kinh tế học hiện đại gọi những người không tìm được việc làm
thêm này là người thất nghiệp tạm thời, tức là thất nghiệp phát sinh do thay

18

đổi các giai đoạn làm việc trong sản xuất nông nghiệp, do tính chất thời vụ
của sản xuất nông nghiệp. Đây là phạm trù dùng để phân biệt với thất nghiệp
cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ.
Trong các nền kinh tế phát triển, sản xuất nông nghiệp được CNH,
HĐH, năng suất lao động rất cao, thời gian làm việc ngoài đồng của nông dân
ít hơn so với nông dân các nước đang phát triể
n, nhưng do phát triển đa canh,
phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nên thời gian nhàn rỗi của nông dân
các nước này giảm xuống. Mặt khác, do NSLĐ nông nghiệp cao, thu nhập của
người làm nông cao, thậm chí còn cao hơn những người làm việc trong khu
vực công nghiệp, dịch vụ. Vì thế họ không có nhu cầu tìm kiếm việc làm

thêm. Tình trạng thất nghiệp tạm thời (nông nhàn) ở các nước này không đặt
ra bức thiết. Thực tế ở n
ước ta lại khác hẳn, do LLLĐ nông nghiệp đông, đất
đai canh tác nông nghiệp ít (bình quân đất nông nghiệp cho 1 nhân khẩu nông
nghiệp của ta là 0,17 ha, chỉ tiêu này của Campuchia là 0,54 ha, của Malayxia
là 0,9 ha, của Inđônêxia là 0,6 ha, của Thái Lan là 0,66 ha… - theo Bộ KH và
ĐT, tư liệu của các nước ASEAN). NSLĐ của LĐNN thấp (NSLĐ nông
nghiệp của ta chỉ bằng 75,7% của Trung Quốc, 0,8% của Nhật Bản, 0,4% của
Đan Mạch [3, tr 347], nên tình trạng thất nghiệp tạm thời của L
ĐNN lớn, trở
thành một vấn đề KT - XH cấp thiết cần phải được giải quyết. Nguyên Thủ
tướng Phan Văn Khải đã khẳng định nếu một LĐNN phải làm việc 250 ngày
trong 1 năm, thì LLLĐ nông nghiệp bị dôi dư khoảng 9 - 10 triệu lao động.
1.1.1.3. Chất lượng lao động nông nghiệp thấp
Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chất
lượng nguồn lực lao động nông nghiệp, nông thôn đều thấp hơn ở thành thị.
Mặc dầu, trong xếp hạng chỉ số phát triển con người (HDI), Việt Nam thường
được xếp cao hơn nhiều nước cùng thu nhập theo đầu người do thành công
của phát triển giáo dục - đào tạo, nhưng tổng thể - ngoài căn bệnh chạy theo
thành tích, kê khai không đúng sự thật thì chất lượng giáo dục - đào tạo của
Vi
ệt Nam còn rất thấp.

19

Các kết quả nghiên cứu của Bộ LĐ - TB và XH, nhiều cơ quan và cá
nhân như PGS.TS Mai Quốc Chánh, TS. Nguyễn Hữu Dũng v.v đều cho
thấy chất lượng thấp kém của nguồn lực lao động nông thôn. Sự thấp kém này
không chỉ thể hiện ở trình độ văn hoá tay nghề mà còn ở thể chất, thái độ, thói
quen lao động. Cá biệt, còn một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn thiếu

ý thức vươn lên, ỷ l
ại vào Nhà nước và cộng đồng, nặng về khai thác tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu về xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam cho thấy đang tồn
tại một bộ phận nông dân được Nhà nước và cộng đồng cấp đất nông nghiệp,
cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn nhưng không đủ bản lĩnh và ý chí vươn lên.
Kỹ năng phổ biến của lao động nông nghiệp, nông thôn là trồng lương
thự
c - trước hết là trồng lúa. Ở nước ta, thuần nông, thuần trồng trọt diễn ra
nhiều thế kỷ, nên kỹ năng của đa số lao động nông nghiệp, nông thôn là canh
tác trồng trọt. Trong hoàn cảnh đó, đất đai là phương tiện sinh tồn gần như là
duy nhất đối với đa số nông dân Việt Nam. Để tạo cho người nông dân có
việc làm, thu nhập, khỏi lâm vào bần cùng sau giải phóng nông dân khỏi ách
bóc lột củ
a đế quốc, phong kiến, Nhà nước Việt Nam - và nhiều Nhà nước
khác buộc phải thực hiện cải cách, điều chỉnh đất đai, thực hiện yêu cầu
“người cày có ruộng”. Yêu cầu này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước đến nông dân về mặt chính trị mà còn về mặt kinh tế. Bởi vì, kỹ năng
duy nhất của người nông dân là làm nông nghiệp thuần trồng trọt. Họ chủ y
ếu
được truyền kinh nghiệm canh tác từ các thế hệ trước. Vì thế, cung cấp cho
nông dân đất đai chính là cung cấp cho họ phương tiện đầu tiên để có việc
làm, thu nhập. Yêu cầu này đã phần nào chi phối việc chia đất đai cho nông
dân sau Chỉ thị 100 (1/1981), Nghị quyết 10 (4/1988) và các bộ Luật đất đai
trong những năm đổi mới. Như vậy, trong chính sách đất đai hiện nay, việc
dồn điền
đổi thửa là việc có thể làm nhanh, còn việc tích tụ đất đai nhiều hơn
cho một số hộ nông dân là việc làm không đơn giản. Bởi vì: (i) Thực chất của
dồn điền đổi thửa chỉ là chuyển đổi vị trí đất đai giữa các hộ nông dân, làm
cho đất đai của một số hộ trở nên ít thửa hơn, ít cánh đồng hơn, mở đường


20

cho hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy hiện đại hoá nông nghiệp; (ii)
Còn thực chất của việc tích tụ đất đai vào một số hộ nhiều hơn là biến một bộ
phận nông dân từ ít đất thành nhiều đất và một số hộ nông dân từ nhiều đất
hoặc ít đất trở thành người ít đất hoặc không có đất nông nghiệp.
Cần nhận thức rằng ở tất cả các nước trên thế
giới và ở Việt Nam, cơ
cấu lao động và cơ cấu hộ dân cư đều vận động theo những xu hướng có tính
qui luật sau đây:
Thứ nhất, từ hộ nông dân chiếm vị trí tuyệt đối trong số hộ nông thôn
chuyển sang xuất hiện những hộ chuyên công nghiệp, dịch vụ nông thôn và
hộ nông nghiệp kiêm công nghiệp và dịch vụ và tỷ lệ hộ thuần nông càng
giảm; tỷ lệ
hộ nông nghiệp kiêm công nghiệp, dịch vụ và hộ chuyên công
nghiệp, dịch vụ trong nông thôn càng tăng.
Thứ hai, từ lao động nông nghiệp chiếm vị trí tuyệt đối chuyển sang
xuất hiện lao động chuyên công nghiệp, dịch vụ và lao động nông nghiệp
kiêm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Như vậy, nếu để cho lịch sử tự thân vận động “tự tìm đường đi” thì các
xu hướng trên vận động sẽ
rất chậm. Vấn đề là làm thế nào để Nhà nước,
cộng đồng và dân cư nông thôn chủ động thúc đẩy các xu hướng đó tiến
nhanh, hợp qui luật mà không gây hậu quả xấu.
Việc di chuyển đất đai của hộ nông dân này cho nông dân khác để qui
mô bình quân đất đai cho 1 đơn vị kinh doanh nông nghiệp là yêu cầu bức
thiết. Tuy vậy, việc làm này chỉ có hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nếu thực hiện
tốt những việc sau đây: (i) Tạo việc làm phi nông nghiệp để những hộ nông
dân chuyển sang phi nông nghiệp có nhiều việc làm, thu nhập cao hơn và ổn
định hơn khi làm nông nghiệp; (ii) Nâng cao chất lượng nguồn lao động nông

nghiệp để lao động nông nghiệp nước ta không những có thể tự tạo việc làm
phi nông nghiệp tại nông thôn hoặc đủ năng lực để tham gia vào thị trường
sức lao động ở thành thị hoặc xu
ất khẩu.

21

1.1.1.4. Lao động nông nghiệp, nông thôn hoạt động ở qui mô hộ gia đình
Sự phân công lao động trong gia đình nông dân chưa thật rạch ròi. Hiện
tượng lao động gia đình nông dân vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp,
dịch vụ là hiện tượng mang tính phổ biến. Trong các gia đình nông dân, hiện
tượng buổi sáng làm nông nghiệp, buổi chiều làm công việc phi nông nghiệp
hoặc lúc công việc nông nghiệp thiếu - nông nhàn - thì đi làm thuê ở thành
thị, làm thuê cho các chủ trang trại, chủ
làng nghề v.v
Tính chất gia đình của lao động không chỉ thể hiện trong khi thực hiện
quá trình lao động mà còn ở phân phối kết quả, thụ hưởng lợi ích. Ở đây, hình
thành những nguyên tắc gia đình rất linh hoạt trong phân công lao động và
thụ hưởng kết quả. Nếu đưa những nguyên tắc thói quen gia đình của nông
dân vào các hoạt động kinh tế - xã hội khác sẽ không thành công . Tính chất
gia đình của lao động nông nghiệp, nông thôn vừa t
ạo thuận lợi cho sự bền
vững của kinh tế tiểu nông, sự bền vững của gia đình nhưng vừa gây khó
khăn cho sự hoà nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn vào thị trường sức
lao động đòi hỏi chuyên môn hoá, sự sòng phẳng trong làm việc và thụ hưởng
ngày càng cao.
Như vậy, khi mất đất nông nghiệp, lao động nông nghiệp nước ta phải
“nhảy 1 bước” quá xa, không chỉ khác nhau về nghề nghiệ
p mà còn khác
nhau về các quan hệ lao động. Bước nhảy này chưa được tạo lập bởi ngành

nghề phi nông nghiệp mà ngay của nền nông nghiệp hàng hoá, đa số hộ nông
dân Việt Nam vẫn chưa được rèn luyện.
1.1.1.5. Khả năng tự tạo việc làm của lao động nông nghiệp hạn chế
- Do bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp.
+ Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của Việt Nam vào loại
thấp nhấ
t thế giới. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
năm 2001, số hộ nông dân có đất nông nghiệp từ 1ha trở xuống chiếm 80,76%
số hộ làm nông nghiệp [10].

22

+ Nguồn lực của bản thân LĐNN thấp mà nguyên nhân cơ bản là do
thu nhập thấp.
- Thu nhập của LĐNN thấp nên ít có khả năng mở rộng sản xuất.
+ Đến cuối năm 2005, bình quân thu nhập 1 nhân khẩu nông thôn 1
tháng chỉ khoảng 375.000đ. Hiện nay theo chuẩn nghèo mới (giai đoạn 2006-
2010), ở nông thôn là 200 ngàn đồng/người/tháng. Riêng chi tiêu cho ăn 6
ngàn đồng 1 ngày thì chỉ đủ chi cho gạo và chất đốt, cũng còn dư đượ
c 20
ngàn đồng/tháng. Nhiều tỉnh như Bắc Cạn, theo chuẩn nghèo dù thấp kém này
thì cũng có khoảng 50% hộ nông dân thuộc diện nghèo [4].
+ Không những thu nhập thấp mà tình trạng phụ thu, lạm bỏ, đóng góp
ngoài chính sách của nông dân đang làm cho nguồn lực tại chỗ của nông dân
thêm khó khăn. Điều tra tại 135 xã năm 2005 của Bộ NN và PTNT cho thấy
bình quân mỗi hộ nông dân phải đóng trên 20 khoản ngoài qui định của Nhà
nước. Nơi thấp nhấ
t, bình quân 1 năm 1 hộ nông thôn phải góp 400 ngàn
đồng, nơi cao nhất, mỗi hộ 2 triệu đồng [5].
- Việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước đã làm giảm cơ hội tự

tạo việc làm của LĐNN, nông dân.
+ Các giải pháp nâng cao chất lượng nông sản, phát triển công nghiệp
chế biến, ứng phó với nông sản thường xuyên thay đổi chưa hữu hiệu. Do đó,
một bộ phận nông dân tổn thấ
t nguồn lực, giảm cơ hội tự tạo việc làm của dân
cư nông thôn.
+ Phân bổ nguồn lực đất đai chưa hợp lý và nhiều thiếu sót trong chính
sách đất đai đã làm giảm nguồn lực và cơ hội tạo việc làm cho dân cư nông
thôn. Ví dụ, điều tra 4 tỉnh ở Tây Nguyên cho thấy, năm 2002, ở 3 tỉnh Tây
Nguyên được điều tra số lao động nông nghiệp khu vực Nhà nước chỉ
chiếm
10 - 13% tổng số lao động nông nghiệp trên địa bàn nhưng được giao sử dụng
60 - 70% quỹ đất đai các loại. Hộ gia đình nông dân chiếm gần 90% lao động
nhưng chỉ được giao 30 - 40% đất đai các loại. Thậm chí, các lâm trường ở

23

Tây nguyên chiếm 4,8% lao động nhưng lại giao quản lý 64,5% đất lâm
nghiệp của vùng [53].
+ Giá cả nhiều loại đầu vào biến động thường xuyên theo xu hướng gia
tăng. Ví dụ, giá phân hoá học năm 2005 tăng gần 2 lần so với năm 2003.
Trong 2 năm 2004 - 2005, giá xăng dầu tăng giá 7 lần, mức tăng giá của lần
cuối so với lần đầu tăng gần 2 lần. Chi phí sắt thép, xăng dầu, phân bón làm
giảm lợ
i nhuận tích luỹ của nông dân. Ví dụ, riêng chi phí xăng dầu tăng đã
làm cho giá xay xát, vận chuyển 1 tấn gạo từ 112 ngàn đồng lên 150 ngàn
đồng [60].
+ Thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên với mật độ và cường độ
ngày càng gia tăng. Ví dụ, năm 2006, thiên tai đã gây thiệt hại cho nền kinh tế
nước ta trên 18 ngàn tỷ đồng. Năm 2007, lũ lụt, bão, úng, lũ quét đã gây thiệt

hại trên 7,8 ngàn tỷ đồng. Trong đó, một phần tổ
n thất không nhỏ thuộc về
nông nghiệp, nông thôn mà nông dân phải gánh chịu. Năm 2004, bệnh vàng
lùi, xoắn lá gây tổn thất cho 500 ngàn ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long làm
tổn thất thu nhập của gần 500 ngàn hộ nông dân. Hoặc cuối năm 2003 đầu
năm 2004, dịch cúm gia cầm đã làm chết, hoặc thiêu huỷ cộng với giá hạ
trong tiêu thụ đã làm thiệt hại của các hộ nuôi gia cầm cả nước khoảng 1.800
tỷ
đồng [60].
1.1.2. Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến việc làm của lao động
nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm đô thị hóa
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về đô thị hóa: Theo cách tiếp cận của
nhân khẩu học và địa lý kinh tế thì ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào
thành thị, sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong lãnh thổ địa lý hạn
chế được gọi là các đô thị. Đó là quá trình gia tăng t
ỷ lệ dân cư đô thị trong
tổng số dân của một quốc gia. Theo cách tiếp cận này, chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm
dân số đô thị trên tổng dân số dường như là chỉ tiêu duy nhất đo lường mức độ
ĐTH. Vì thế, nó không giải thích được tầm quan trọng và vai trò của ĐTH đối

24

với sự phát triển KT - XH hiện đại. Theo cách tiếp cận xã hội học, ĐTH được
hiểu rộng hơn, đó là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại, là
sự thay đổi những phương thức hay hình thức cư trú của nhân loại. Theo cách
hiểu này, ĐTH không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, tiến hành các hoạt
động kinh tế, mà còn là sự thay đổi lớn trong tấ
t cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội và cá nhân, trong đó các quan hệ xã hội, các mô hình hành vi và ứng xử

tương ứng với điều kiện CNH, HĐH và ĐTH [31, tr 80]. Theo quan điểm một
vùng, ĐTH là quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống
theo kiểu đô thị. Theo quan điểm nền kinh tế quốc dân, ĐTH là quá trình biến
đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượ
ng sản xuất, bố trí dân cư những vùng
không phải là đô thị thành đô thị [54, tr 12]. Ngày nay, khi mà ĐTH luôn gắn
liền với CNH đang diễn ra mạnh mẽ và phổ biến trên thế giới thì cách hiểu về
ĐTH cũng có những thay đổi, cách hiểu được nhiều người chấp nhận, ĐTH là
quá trình mang tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ
cấu xã hộ
i từ nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang công nghiệp - thị dân -
đô thị với những đặc trưng sau:
Một là, ĐTH không phải là kết quả, mà là một quá trình lâu dài diễn ra
trên một không gian lãnh thổ rộng lớn;
Hai là, tiền đề cơ bản của ĐTH là sự phát triển công nghiệp hay CNH,
HĐH. Trong quá trình ĐTH có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa vào nông
nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệ
p, thương mại và dịch vụ;
Ba là, ĐTH là quá trình hình thành, nâng cấp và mở rộng quy mô đô thị
với cơ sở hạ tầng hiện đại;
Bốn là, các làn sóng di cư nông thôn - đô thị làm tăng nhanh quy mô
dân số đô thị, chuyển từ lối sống phân tán, mật đô dân số thưa thớt sang lối
sống tập trung, mật độ dân số cao. Điều đó dẫn đến sự b
ố trí lại dân cư, thay
đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội.

×