Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

báo cáo bài thuyết trình định chế tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.37 KB, 27 trang )

Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 1












Bài thuyết trình
ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 2

Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới trong xu
toàn cầu hóa, chúng ta được biết về thuật ngữ “Định chế tài chính quốc tế”. Việt Nam là
thành viên của các định chế tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF
)
, ngân hang thế
giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

A. QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (
International Monetary Fund, IMF)

1. Sơ lược hình thành:
Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc trợ


giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã tham
dự Hội nghị tiền tệ và tài chính của Liên Hiệp Quốc được triệu tập ở Bretton Woods,
New Hampshire (Mỹ) từ 1-22/7/1944 nhằm triển khai một hệ thống cấu trúc tiền tệ quốc
tế.
Kết quả của hội nghị là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập. Ngày
27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu
hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một tổ chức quốc tế về tài chính và tiền tệ mà thành
viên là chính phủ các nước. Buổi đầu thành lập, IMF chỉ là một tổ chức hợp tác để giám
sát hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế, tuy nhiên nó cũng đồng thời hỗ trợ hệ thống
này bằng những khoản tiền đôi khi với số lượng lớn dưới hình thức cho các nước thành
viên vay.

Nguồn vốn của IMF: chủ yếu là vốn cổ phần của các nước thành viên và tích luỹ
của IMF. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập
khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới. Ngoài ra, trong trường
hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho
các hoạt động của mình. Đến ngày 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD .

Cổ phần: Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức
(6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).
Trụ sở chính của IMF đặt tại số 700 đường 19 tại Washington D.C










Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 3

Logo của IMF Trụ sở chính của IMF
Văn phòng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam đặt tại số 63 Lý Thái Tổ
Suite 601 Hà Nội, Việt Nam
( />www.imf.org/external/country/VNM/rr/index.htm&prev=/translate_s%3Fhl%3Dvi%26q
%3Ddieu%2Ble%2BIMF%26tq%3DIMF%2Bcharter%26sl%3Dvi%26tl%3Den&rurl=tr
anslate.google.com.vn&usg=ALkJrhiqIPqxJY1VePQQixElLBDSpw9ToA).
2. Chức năng, Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động:
1.Chức năng: Có ba chức năng chính là

giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cho vay (tài
trợ)

(

Giám sát là hình thức cố vấn chính sách thường xuyên của IMF đối với các nước
thành viên. Mỗi năm, IMF đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế mỗi nước. Quỹ sau
đó bàn luận với chính phủ các nước về các chính sách có lợi nhất trong việc duy trì tỷ giá
ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng và thịnh vượng. IMF cũng kết hợp thông tin từ
các cuộc hội đàm đơn lẻ để đưa ra đánh giá chung về sự phát triển và triển vọng của từng
khu vực cũng như của thế giới. Các báo cáo của IMF được xuất bản 2 năm một làn trong
2 tài liệu Tổng quan kinh tế thế giới (World Economic Outlook) và Báo cáo ổn định tài
chính toàn cầu (Global Financial Stability Report).
Việc giám sát bao quát một phạm vi chính sách kinh tế rộng lớn, tuy nhiên mỗi
nước có một trọng tâm riêng tuỳ vào hoàn cảnh hiện tại Tỷ giá hối đoái, tiền tệ và chính
sách tài khoá luôn là trọng tâm chính của hoạt động giám sát. Các nhà nghiên cứu kinh tế
của IMF đưa ra lời khuyên từ việc lựa chọn chế độ điều hành tỷ giá cho đến việc đảm bảo

tính tương hợp giữa chế độ điều hành tỷ giá và lập trường đối với chính sách tài khoá và
tiền tệ.
Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF cung
cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực hiện các
chính sách hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp trong một số lĩnh vực bao gồm: chính
sách tài khoá, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều hành hệ thống tài
chính ngân hàng và cuối cùng là số liệu thống kê.
Các hỗ trợ này được thực hiện bằng nhiều cách: có thể thông qua các nhân viên
dưới hình thức công tác kỳ hạn hoặc bổ nhiệm chuyên gia từ vài tuần tới vài năm (nếu
việc sử dụng chuyên gia kéo dài, các nước có thể được yêu cầu đóng góp tài chính). IMF
cũng cung cấp các hỗ trợ dưới hình thức báo cáo chẩn đoán kỹ thuật (diagnostic), các
khoá đào tạo, hội thảo, thảo luận chuyên đề, tư vấn trực tuyến từ trụ sở của Quỹ.
Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật được IMF triển khai theo vùng với hai trung tâm hỗ
trợ kỹ thuật đã được thiết lập ở Thái Bình Dương và Caribbe. Trung tâm thứ 3 được mở
tại Đông Phi vào năm 2002 với mục tiêu có 4 trung tâm khác tại vùng Hạ Sahara châu
Phi. Bên cạnh việc cung cấp các khoá đào tạo tại trụ sở, IMF cũng tổ chức các khoá học
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 4

và hội thảo tại các học viện hoặc chương trình của từng nước hoặc từng khu vực. Hiện
nay IMF có 4 trung tâm đào tạo tại các khu vực Châu Mỹ La tinh (Brazil), Châu Phi
(Tunisia), Singapore và Áo. IMF còn tổ chức các chương trình đào tạo song phương, đặc
biệt là với Trung Quốc và Quỹ tiền tệ Arab (Arab Monetary Fund).
Trong trường hợp nước thành viên gặp khó khăn với cán cân thanh toán, IMF thực
hiện chức năng của một Quỹ có thể rót vốn ưu đãi giúp hồi phục kinh tế (cho vay).
Các hỗ trợ tài chính nhằm tạo ra cho các nước thành viên một khoảng an toàn cần
thiết để tái ổn định cán cân thanh toán. Một chương trình thực hiện chính sách do IMF tài
trợ được chính phủ nước thành viên thiết lập với sự hợp tác chặt chẽ của Quỹ. Các quyết
định tài trợ tiếp theo được đưa ra với điều kiện chương trình được thực hiện hiệu quả.
Một nước thành viên có thể đề nghị hỗ trợ tài chính nếu không đủ khả năng tự tài

trợ cho cán cân thanh toán quốc tế. Khoản vay của IMF tạo điều kiện cho việc điều chỉnh
các chính sách và cải cách mà quốc gia đó cần phải làm để lành mạnh hoá cán cân thanh
toán và hồi phục nền kinh tế.
Khoản vay của IMF được thực hiện dưới hình thức dàn xếp (arrangement) nhằm
kiểm soát các chính sách và phương tiện mà nước đi vay đồng ý thực hiện để giải quyết
khó khăn trong cán cân thanh toán. Chương trình kinh tế theo sau sự dàn xếp đó được
nước sở tại xây dựng với sự tư vấn của IMF và trình cho Hội đồng thường trực của Quỹ
dưới dạng thư đề nghị (Letter of Intent). Khoản vay sẽ được giải ngân cho chương trình
nếu thư được Hội đồng điều hành thông qua.
Trong những năm qua, IMF đã phát triển được nhiều công cụ cho vay (facility)
phù hợp với từng tình trạng của mỗi quốc gia thành viên. Các nước nghèo có thể vay với
lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển và xoá đói nghèo PRGF (Poverty Reduction and Growth
Facility). Trong những năm gần đây, các khoản vay lớn nhất của IMF được thực hiện qua
PRGF với lãi suất chỉ 0,5% và thời hạn từ 5,5 đến 10 năm.
Các khoản cho vay không ưu đãi được cung cấp thông qua 4 công cụ: Stand-By
Arrangements (SBA), Extended Fund Facility (EFF), Supplemental Reserve Facility
(SRF) và Compensatory Financing Facility (CFF).
- SBA được thiết lập để giúp giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán trong ngắn hạn
và cung cấp nguồn lực lớn nhất của IMF. Độ dài của SBA thường từ 12 đến 18 tháng với
thời hạn hoàn trả từ 2 năm 3 tháng đến 4 năm.
- EFF ra đời năm 1974 nhằm giúp đỡ các kho khăn kéo dài về cán cân thanh toán đòi hỏi
cải cách cơ bản cơ cấu nền kinh tế. Các khoản dàn xếp thông qua EFF vì vậy kéo dài từ 3
năm trở lên với thời hạn hoàn trả từ 4 năm rưỡi đến 7 năm.
- SRF ra đời năm 1997 nhằm tài trợ ngắn hạn với quy mô lớn, xuất phát từ sự mất lòng
tin thị trường đột ngột do các nền kinh tế mới nổi những năm 90 làm các luồng vốn đầu
tư bị rút về hàng loạt, đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính lớn hơn bất cứ hoạt động nào của IMF
trước đó. Thời hạn hoàn trả vốn từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, có thể yêu cầu gia hạn 6 tháng.
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 5


- CFF được thiết lập năm 1963 nhằm hỗ trợ các nước có giá trị xuất khẩu giảm tạm thời
hoặc chi phí nhập khẩu ngũ cốc tăng lên do giá hàng hoá thế giới biến động. Các điều
kiện khác gần giống như công cụ SBA.
2/Nhiệm vụ:
- Xúc tiến hoạt động hợp tác tiền tệ quốc tế;
- Tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển cân đối thương mại quốc tế;
- Duy trì ổn định hối đoái;
- Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương;
- Cung cấp nguồn lực (với độ an toàn cần thiết) cho các thành viên gặp khó khăn trong
cán cân thanh toán.
Như vậy, IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và tiền tệ
quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền tạo điều kiện
giao thương giữa các nước. IMF tìm cách duy trì ổn định và phòng ngừa khủng hoảng
kinh tế; hỗ trợ giải quyết khủng hoảng một khi xảy ra (Ví dụ: viện trợ cho Indonesia 43 tỷ
USD để hỗ trợ giải quyết tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á 1997); thúc đẩy phát
triển và giảm đói nghèo.
3/ Mục tiêu hoạt động:
- Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về các vấn đề tiền tệ quốc tế
- Khuyến khích ổn định tỷ giá hối đoái
- Cung cấp ngân quỹ tạm thời cho các nước thành viên nhằm cải thiện các mất
cân đối trong thanh toán quốc tế
- Khuyến khích sự chu chuyển tự do của nguồn vốn qua các quốc gia
- Khuyến khích tự do mậu dịch.
3. Cơ cấu tổ chức, các quốc gia thành viên:
IMF mô tả chính bản thân nó như "Một tổ chức của 184 quốc gia", làm việc nuôi
dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho
thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao và giảm bớt đói
nghèo.
Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành,
Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ.

- Hội đồng Thống đốc: Bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF. Hội đồng Thống đốc bao
gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ trưởng Tài
chính) và một Thống đốc phụ khuyết do từng nước hội viên IMF bổ nhiệm. Hội đồng
thống đốc có một số các quyền hạn cụ thể, chẳng hạn như kết nạp hội viên mới, quyết
định cổ phần, và phân bổ đồng SDR cũng như các quyền hạn khác không phân cấp cho
Ban Giám đốc Điều hành hoặc Tổng Giám đốc.
- Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế: Trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội đồng
Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho các Thống
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 6

đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế. Mỗi thành viên trong số 24 thành viên của Ủy ban Tài
chính Tiền tệ Quốc tế cũng là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng hay một quan chức có
chức vụ tương đương.
- Ban Giám đốc Điều hành: gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành,
trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại Quỹ (Mỹ,
Nhật, Đức, Anh, Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các nhóm nước có đặc
điểm giống nhau về kinh tế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung quốc có Giám đốc điều
hành riêng.
- Tổng Giám đốc: do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm.
Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính
Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển. Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn phụ trách các cán bộ
IMF. Mỗi Phó Tổng Giám đốc, phụ trách một bộ phận dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám
đốc, có nhiệm vụ chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì các mối
liên hệ với các quan chức chính phủ của nước hội viên, với các Giám đốc Điều hành, với
các cơ quan thông tin và các tổ chức khác.
- Cán bộ Quỹ: có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100 nước, được tổ chức thành 5 Vụ khu
vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á Thái Bình
Dương và Vụ Tây Bán cầu); 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài chính, Vụ
Các vấn đề ngân sách, Học viện IMF (bao gồm các học viện tại Washington D.C, học

viện Viên, học viện Châu Phi và học viện Singapore), Vụ Thị trường vốn quốc tế, Vụ
Pháp luật, Vụ các Hệ thống Tài chính Tiền tệ, Vụ Kiểm điểm và Xây dựng Chính sách,
Vụ Nghiên cứu, Vụ Thống kê); 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại, Văn phòng
thông tin liên lạc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp
Quốc); 3 Bộ phận giúp việc (Vụ thư ký, Vụ Nguồn nhân lực, và Vụ Dịch vụ Tổng hợp và
Công nghệ). Ngoài ra, IMF có hơn 60 Văn phòng đại diện tại nhiều nước thế giới có
trách nhiệm báo cáo cho các Vụ khu vực tương ứng.
Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của
các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44
thành viên khi nó được thành lập.
Sự phát triển về số lượng thành viên của IMF 1945-2002


( số lượng nước)



(Năm)



Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế là gì, Viện nghiên cứu IMF, Tháng 6.



Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 7

4. Hoạt động của IMF:
Các hoạt động của IMF gồm: giám sát các chính sách kinh tế vĩ mô của các nước

hội viên; cung cấp những hỗ trợ về tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên
hiện đang gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và trợ giúp kỹ thuật.
Ngoài ra, IMF cũng hoạt động tích cực trong việc giảm đói nghèo cho các quốc
gia trên thế giới một cách độc lập hoặc trong sự hợp tác với Ngân hàng thế giới WB
(World Bank) và các tổ chức khác.

Vốn hoạt động:
Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất định
được coi là một khoản lệ phí hội viên. Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ
có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó mới phải đóng. Chẳng
hạn, nếu một nước muốn vay Bảng Anh thì khi đó IMF mới yêu cầu Anh phải đóng. Số
tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
+ Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành viên
vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính.
+ Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay
và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước
thành viên. Dĩ nhiên, nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần nó
càng được vay nhiều.
+ Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước
thành viên.
Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào quỹ
sau khi phân tích đánh giá mức độ giàu có và tình hình kinh tế của nước đó. Nước càng
giàu, lệ phí càng cao (xem phụ lục 3). Mức đóng góp của mỗi nước thành viên vào IMF
rất khác nhau. Năm 1985, Mỹ đóng 20,l%, khối EEC đóng 27,9%, còn các nước đang
phát triển đóng 32,4%. Mức lệ phí này cứ 5 năm lại được xem xét lại, có thể tăng lên
hoặc giảm đi tùy theo nhu cầu của IMF và mức độ phát đạt của nước thành viên. Tuy
nhiên từ l/4/1978, với sự sửa đổi điều lệ lần thứ hai, việc xem xét và điều chỉnh phần
đóng góp của mỗi nước thành viên được quy định 3 năm một lần. Năm 1945, 35 thành
viên khi đó đóng góp vào IMF 7,6 tỷ USD, năm 1977 con số đó khoảng 200 tỷ USD.
Ngày 6/2/1998 Hội đồng quản trị của IMF đã phê chuẩn kế hoạch tăng 45% ngân quỹ của

tổ chức này, từ 199 tỷ USD lên 288 tỷ USD. Cho đến nay, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn
nhất thế giới, đóng góp nhiều nhất cho IMF, chiếm khoảng 19% tổng số (40 tỷ USD);
Marshall Island, một nước cộng hoà đảo ở Thái Bình Dương đóng ít nhất khoảng 3,6
triệu USD (xem biểu đồ 2).
Biểu đồ 2:
Những thành viên lớn nhất của IMF tính theo cổ phần, 1997 (tính theo triệu
SDR và % tổng số cổ phần)
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 8


Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế là gì, Viện nghiên cứu IMF, Trang 6
Khoản tiền đóng góp của các nước thành viên tạo nên nguồn tài chính cho IMF sử
dụng. Tổng số tiền đóng góp các nước thành viên cho đến nay khoảng 210 tỷ USD.
Bảng 1:
10 nước góp vốn nhiều nhất từ cuối 1991 đến cuối 1992
Tên nước SDR (tỷ) Tỉ lệ vốn (%)
Tỉ lệ quyền bỏ
phiếu (%)
Mỹ 7,918 19,66 18,88
Anh 6,194 6,80 6,54
Đức 5,404 5,93 5,71
Pháp 4,483 4,92 4,74
Nhật 4,223 4,63 4,47
Arập Xêút 3,202 3,51 3,40
Canađa 2,941 3,23 3,12
Ý 2,909 3,19 3,09
Trung Quốc 2,314 2,62 2,54
Hà Lan 2,265 2,48 2,41
Nguồn : Kinh tế đốí ngoại, Võ Thanh Thu, tr 289

Các nước thành lập IMF hồi 1944 lập luận rằng Quỹ sẽ hoạt động hiệu quả nhất và
các quyết định sẽ được đề ra một cách trách nhiệm nhất nếu gắn liền trực tiếp quyền bỏ
phiếu của các thành viên với số lượng tiền đóng vào Quỹ của họ (xem bảng l). Nước nào
đóng góp nhiều nhất đương nhiên tiếng nói sẽ có trọng lượng nhất khi quyết định chính
sách của Quỹ. Mỹ, Anh, Pháp là những nước khi mới thành lập đóng nhiều hơn hết và
cũng là những nước có ảnh hưởng nhiều hơn hết đối với các quyết định của IMF. Mỗi
nước có 250 phiếu và cộng thêm l phiếu cho mỗi 100.000 SDR của phần đóng góp. Bởi
vậy Mỹ hiện nay có 265.000 phiếu, hay 18% tổng số phiếu, Marshall Islands có 275
phiếu.
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 9


Quyền rút vốn đặc biệt (SDR):
- Ðó là loại tiền đặc biệt (SDR không phải là một loại tiền mà chỉ là một đơn vị
hạch toán) và IMF tạo ra để bổ sung vào tài sản dự trữ mà hầu hết các nước thành viên
dùng để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngoại tệ và giao dịch với nước ngoài. Việc này đã
giải quyết được nguy cơ khan hiếm những phương tiện thanh toán quốc tế.
- Lịch sử hình thành SDR:
Do sức ép của Mỹ, Hội nghị Bretton Woods phải chấp nhận 1 tỷ lệ vàng USD là
35 USD – 1 ounce vàng. Cuối 1947 Bộ Trưởng Tài chính Mỹ, ông Johw Suyder đã tuyên
bố với Tổng giám đốc của IMF là Mỹ bán và mua vàng bằng USD với giá 35 USD/
ounce cho tất cả các NHTW nào có yêu cầu. Ðiều này biến hệ thống Bretton Woods
thành một hệ thống bản vị USD.
Để giải quyết vấn đề dự trữ của quỹ tháng 6-1967 Hội đồng Thống đốc IMF đã
nhóm họp ở Rio de Janeiro, thủ đô Brazil và đã chấp nhận nguyên tắc tạo ra một loại dự
trữ quốc tế mới là SDR (Special drawing right). Dự trữ SDR được thể hiện dưới hình
thức bút tệ, được ghi trong tài khoản đặc biệt của mỗi nước thành viên và có thể sử đụng
qua chuyển khoản. Giá trị của mỗi đơn vị SDR lúc ban đầu được ấn định là 0,888671
gram vàng, tương đương với hàm lượng vàng của 1 USD. Ðến năm 1973 vì có sự thả nổi

hối suất của USD, giá trị của SDR được quy định căn cứ vào giá trị tổng hợp của 16 loại
tiền tệ có cân nhắc tỷ trọng theo tầm quan trọng của mỗi đơn vị tiền tệ thể hiện qua phần
giá trị xuất khẩu của mỗi quốc gia trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới. Năm 1981,
giá trị tổng hợp đó chỉ còn căn cứ vào 5 đồng tiền của 5 nước có khối lượng xuất khẩu
lớn nhất thế giới từ 1975-1979 là USD 40%; FRF 11%; GDB 11%; JPY 17%; DEM
21%; Cứ 5 năm duyệt lại một lần: một lần vào đầu năm 1986, một lần vào đầu năm 1991
5. Quan hệ với Việt Nam:
1. Cổ phần và quyền bỏ phiếu của Việt Nam tại IMF:
Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại Quỹ bằng 329,1 triệu SDR, chiếm 0,155%
tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,17% tổng số quyền bỏ phiếu.
2. Hoạt động của IMF tại Việt Nam
2.1.Hoạt động cho vay của IMF đối với Việt Nam
Chính quyền Sài Gòn gia nhập IMF ngày 18/8/1956. Từ đó đến trước ngày Miền
Nam hoàn toàn giải phóng, IMF chưa cho Chính quyền Sài gòn vay một khoản nào.
Ngày 21/9/1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức kế tục chân hội viên
của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn
1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó
khăn trong cán cân thanh toán. Từ tháng 2/1984 Việt Nam bắt đầu phát sinh nợ quá hạn
với IMF.
Ngày 15/1/1985, IMF quyết định đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam với lý do không
trả được nợ quá hạn. Trong suốt giai đoạn từ 1/85 đến 10/93, quan hệ giữa Việt Nam và
IMF được duy trì thông qua đối thoại thường xuyên trên lĩnh vực chính sách chủ yếu
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 10

dưới hình thức tham khảo thường niên trên lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Tính đến ngày 03/10/1993, tổng số nợ quá hạn của Việt Nam với IMF lên tới
100.179.340 SDR. Việt Nam đã huy động vốn dưới hình thức vay bắc cầu để trả nợ quá
hạn IMF. Tháng 10/1993, một khoản vay bắc cầu đã được ký kết với các ngân hàng nước
ngoài (16 ngân hàng) do ngân hàng BFCE (Pháp) và JEXIM (Nhật) đứng ra huy động với

tổng số 85 triệu USD, cộng thêm với viện trợ không hoàn lại của 9 nước bao gồm Nhật,
Pháp, Thuỵ điển, Thuỵ sỹ, úc, Bỉ, Canada, Phần Lan, Áo để trả hết nợ quá hạn cho IMF.
Tháng 10/1993, sau khi thanh toán nợ quá hạn, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với
IMF. Ngay trong tháng 10/1993, IMF đã cho Việt Nam vay hai khoản theo lãi suất thị
trường: (i) theo thể thức dự phòng (SBA) với số tiền tương đương 157 triệu USD và (ii)
theo thể thức chuyển đổi hệ thống (STF) trị giá khoảng 34 triệu USD để trả nợ cho khoản
vay bắc cầu.
Tháng 11/1994, IMF đã thông qua chương trình cho vay điều chỉnh cơ cấu mở rộng
(ESAF) 3 năm (1994-1997) với lãi suất ưu đãi hơn với tổng trị giá khoảng 535 triệu
USD. Sau khi hoàn thành các điều kiện của chương trình ESAF năm thứ nhất và thứ hai,
Việt Nam đã rút được tổng số tiền là 360 triệu USD. Đến tháng 10/1997, chương trình
ESAF 3 năm 1994-1997 kết thúc.
Ngày 13/4/2001 IMF thông qua chương trình PRGF cho Việt Nam với tổng số vốn cam
kết là 368 triệu USD chia làm 7 đợt rút vốn bằng nhau trong 3 năm (2001-2004). Tính
đến tháng 8/2002,Việt Nam đã thực hiện được 3 đợt rút vốn theo chương trình này với
tổng số tiền là 158,8 triệu USD. Sau 3 đợt rút vốn, do chính sách an toàn mà IMF đưa ra
làm điều kiện cho các khoản giải ngân tiếp theo không phù hợp với khuôn khổ luật pháp
hiện hành của Việt Nam nên chương trình PRGF của IMF với Việt Nam đã kết thúc vào
ngày đến hạn, ngày 12/4/2004 vừa qua.
2.2. Hỗ trợ kỹ thuật của IMF cho Việt Nam
Trước khi nối lại quan hệ tín dụng, IMF đã cử nhiều đoàn chuyên gia kinh tế vào giúp
Việt Nam xây dựng các chương trình kinh tế, trong đó có các biện pháp chống lạm phát.
IMF cũng đã nhận đào tạo một số cán bộ của các ngành kinh tế tổng hợp về kiến thức
kinh tế thị trường, thực hiện trợ giúp kỹ thuật cho NHNN và Bộ tài chính trị giá 1,9 triệu
Đôla Mỹ dưới hình thức cử các chuyên gia tư vấn ngắn, trung và dài hạn về nghiệp vụ
chính sách đồng thời tổ chức các khoá tập huấn, hội thảo trong nước cũng như các khảo
sát tại các nước có những kinh nghiệm về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ tương tự
như Việt Nam.
Dự án VIE/93/007 về “Tăng cường thể chế và chính sách tài chính” được hỗ trợ của
IMF/UNDP (United Nations Development Programme) đã đem lại những kết quả đáng

khích lệ trong các lĩnh vực điều hành và quản lý tiền tệ, xây dựng các thị trường vốn,
quản lý ngoại hối, hệ thống thanh toán, thanh tra ngân hàng trung ương, chế độ báo cáo,
thống kê tiền tệ
Các chuyên gia của IMF đã giúp tư vấn về cách thức, phương pháp hoạch định và điều
hành chính sách tiền tệ. Các thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng đã được thành
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 11

lập. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc cũng đã được hình thành. Các quy chế quản lý
dự trữ bắt buộc, lãi suất, trần tín dụng, quản lý ngoại hối đã được soạn thảo và sửa đổi với
những ý kiến tư vấn và sự giúp đỡ của các chuyên gia IMF thường trú tại Việt Nam. Hoạt
động thanh tra ngân hàng đã được cải tiến và nâng cao theo mô hình các nước tiên tiến
dưới hình thức đào tạo tại chỗ do các chuyên gia ngắn hạn và dài hạn thực hiện. Cố vấn
dài hạn đã giúp tư vấn về các quy chế thanh tra, kiểm tra, các bước tiến hành giám sát từ
xa và thanh tra tại chỗ, tư vấn cho các nghiệp vụ thanh tra và tổng kiểm soát, kiểm toán
nội bộ, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán liên ngân hàng, quản lý và kinh doanh ngoại
hối. Hệ thống kế toán ngân hàng đã được sửa đổi và hệ thống thanh toán liên ngân hàng
đã được củng cố giúp cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối, tín dụng liên ngân hàng.
Hàng năm, Vụ Tiền tệ và Ngoại hối (nay là Vụ Các hệ thống Tài chính Tiền tệ) và Vụ
Thống kê của IMF đã cử các đoàn chuyên gia vào tìm hiểu nhu cầu và cung cấp những
trợ giúp kỹ thuật cần thiết cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan. Gần đây,
IMF tập trung hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực cải cách thuế, thanh tra ngân hàng và sẵn
sàng hỗ trợ cho lĩnh vực hoạt động tiền tệ và phòng chống rửa tiền và tài trợ cho khủng
bố.
Về lĩnh vực đào tạo, Học viện của Quỹ đã đào tạo một số lượng lớn các quan chức cao
cấp và trung cấp của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Thương mại và Tổng cục Thống kê thông qua một loạt các khoá đào tạo và hội thảo về
nhiều chủ đề khác nhau tại Washington, Viên và Singapore. Ngoài ra, gần đây hàng năm
IMF còn phối hợp với chính phủ Nhật Bản tổ chức hội thảo cho các cán bộ cao cấp của
các nước đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, về quản lý kinh tế vĩ

mô và kinh nghiệm của Nhật Bản. Điều này đã góp phần cải thiện và mở rộng kiến thức
của các cán bộ quản lý kinh tế của Việtnam.
6. Tổng Kết:

IMF ra đời là một tất yếu khách quan của quá trình vận động các nền kinh tế trên
thế giới theo xu hướng hội nhập toàn cầu. Sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền
kinh tế ngày càng lớn. Ðể duy trì sự ổn định và phát triển, trước hết là ổn định về các
quan hệ tài chính tiền tệ trên phạm vi thế giới, cần một định chế tài chính chung có khả
năng điều tiết và phối hợp hành động của các quốc gia. Trong hơn 50 năm qua IMF đã
khẳng định được vai trò của mình trong việc duy trì ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế
thế giới.
Với tư cách là tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế có các thành viên là Chính phủ các
nước, tự điều này, đã tạo cho IMF uy tín và tính độc lập cao đối với cộng đồng tài chính
quốc tế. Ðối với các nước gặp khó khăn về tài chính để xử lý các món nợ Chính phủ hay
nợ thương mại nếu không có sự ủng hộ của IMF thì khó mà đạt được các thỏa ước giải
quyết nợ. Bên cạnh đó, với các nước đang phát triển, thiếu vốn vẫn là căn bệnh kinh niên.
Thực tế cho thấy dự trữ của IMF hầu như dồn hết toàn bộ vào các nhu cầu cần thiết của
các nước đang phát triển; năm 1980 là 90,2% và 1984 là 87,6% các loại tín dụng. IMF trở
thành người trong cuộc có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhiều nước
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 12

này với 3 vai trò cơ bản : điều chỉnh thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ; cải cách kinh
tế trong giai đoạn chuyển đổi và thanh toán nợ quá hạn.
Về mặt tổ chức có thể nói IMF có một cơ cấu tổ chức khá hoàn hảo với đội ngũ
nhân viên là các chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực được tập hợp từ nhiều quốc gia, có
quan điểm chính trị độc lập. Trong hoạt động của IMF vừa có các nhân tố bảo vệ lợi ích
các nước phương Tây - nhiều cổ đông lớn nhất của quỹ, vừa có các nhân tố là công cụ để
các nước hợp tác với nhau nhằm duy tân sự ổn định nền tài chính toàn cầu, đồng thời
thúc đẩy kinh tế của từng nước đi lên.

B. NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK GROUP)
Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group, thường được gọi tắt là Ngân hàng
Thế giới và được viết tắt là WB) là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung
tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng
cao năng suất lao động ở các nước này.
1. Sơ lược hình thành
Với bản chất là một cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc với 184 nước thành viên, WB
được thành lập trong Đại chiến thế giới thứ 2 tại hội nghị Bretton Woods, New
Hampshire, ngày 1-22/7/1944. Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính
thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công
ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm
bảo Đa phương.

Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thức thành lập ngày
27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái
thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các
nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính
cho các nước đang phát triển không nghèo. Để có thể trở thành hội viên của IBRD,
một quốc gia trước hết phải là hội viên của IMF. Số quốc gia thành viên: 184.

Hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho
các nước nghèo. Số quốc gia thành viên: 164.

Công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư
nhân ở các nước nghèo. Số quốc gia thành viên: 175.
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 13


Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID): thành lập năm 1966

như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư
nước ngoài với nước nhận đầu tư. Số quốc gia thành viên: 139.

Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy
FDI vào các nước đang phát triển. Số quốc gia thành viên: 162.
2. Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động
2.1. Chức năng nhiệm vụ
Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
 IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay
lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng
được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của
những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên
1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao
hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có
thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới
805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có
thời hạn lên tới 35-40 năm.
 Trong hai thập kỷ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng
giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và
giao thông vận tải.
 Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn
quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ
giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông
thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực
tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính
lẫn kỹ thuật.
 Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và
IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở
các nước đang phát triển.
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1

Page 14

 Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện nay của
IBRD và IDA.
 IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường
nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự
bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ
đầu tư vào dự án.
 MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương
mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước
đang phát triển.
2.2. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới là giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân ở
các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Ngân hàng Thế giới là một trong những nguồn lớn nhất thế giới của các nguồn tài trợ và
kiến thức để hỗ trợ chính phủ các nước thành viên trong nỗ lực để đầu tư vào các trường
và trung tâm y tế, cung cấp điện nước, chống bệnh tật và bảo vệ môi trường. Hỗ trợ này
được cung cấp thông qua các dự án hoặc chính sách dựa trên các khoản vay và viện trợ,
cũng như hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn và nghiên cứu.
Ngân hàng Thế giới không phải là một “ngân hàng” theo nghĩa thông thường. Ngân hàng
Thế giới là một tổ chức quốc tế thuộc sở hữu của 184 quốc gia đã phát triển và đang phát
triển.
Ngân hàng được thành lập vào năm 1944 là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển
d0ể tái thiết và phát triển đất nước của các quốc gia sau Thế chiến II. Số lượng các nước
thành viên tăng nhanh trong những năm 1950 và 1960, khi nhiều quốc gia đã trở thành
quốc gia độc lập. Khi thành viên ngày càng nhiều và nhu cầu của họ thay đổi, Ngân hàng
Thế giới được mở rộng và hiện tại tập hợp thành 5 cơ quan chuyên biệt.
Tất cả các hỗ trợ cho một quốc gia vay được hướng dẫn bởi một chiến lược duy nhất
(được gọi là 'Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia') mà các nước tự thiết kế với sự giúp đỡ từ
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1

Page 15

Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác, các nhóm hỗ trợ, và các tổ chức xã hội dân
sự.
3. Cơ cấu tổ chức và các quốc gia thành viên
Cơ cấu hiện hành của Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban
Giám đốc điều hành, Chủ tịch, Tổng giám đốc và các cán bộ của WB.
 Hội đồng Thống đốc: là cơ quan quyết định cao nhất tại WB. Mỗi nước hội viên
cử một đại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc.

 Uỷ ban Phát triển: được thành lập vào năm 1974, có trách nhiệm tư vấn cho cả 2
Hội đồng Thống đốc của IMF và WB về các vấn đề liên quan đến cung cấp vốn
cho các nước đang phát triển.

 Ban Giám đốc điều hành: gồm 24 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 Giám đốc
điều hành (GĐĐH) được bổ nhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất
là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh); và 19 GĐĐH được bầu chọn. Nhiệm kỳ của
GĐĐH là 2 năm. Ban GĐĐH chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng
ngày của WB, thực hiện nhiệm vụ theo các chức năng và quyền hạn được giao
phó theo Điều lệ và/hoặc được Hội đồng Thống đốc giao. Việt Nam thuộc Nhóm
Đông Nam Á gồm 11 nước là Brunây, Fiji, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma,
Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông ga và Việt Nam.

 Chủ tịch: do Ban GĐĐH lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch tham gia vào các
cuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển. Ngoài ra, Chủ tịch còn
phụ trách về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban GĐĐH và
duy trì mối liên hệ với chính phủ các nước hội viên, các GĐĐH, với các cơ quan
thông tin và các tổ chức khác. Hiện nay, Chủ tịch Nhóm WB là ông James D.
Wolfensohn, người Mỹ, giữ cương vị này từ tháng 6/1995. Giúp việc cho Chủ
tịch có 5 Tổng giám đốc.


 Cán bộ của Nhóm WB: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác nhau làm
việc tại trụ sở chính tại Washington D.C. và 3000 cán bộ làm việc tại trên 100 văn
phòng đại diện đặt tại các nước hội viên. Dưới Tổng giám đốc có 25 Phó Chủ tịch
phụ trách các khu vực và các mảng nghiệp vụ.

Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 16

4. Hoạt động trên thế giới
Ngân hàng đã cấp khoảng 600 triệu USD cho công cuộc tái thiết của Ấn Độ sau trận
động đất ở Gujarat tháng 1/2001. Ngân hàng cũng lập ra những dự án kiểm soát thiên tai-
ví dụ, trong việc thực hiện các biện pháp chống cháy rừng và lương thực. Kể từ năm
1980, Ngân Hàng TG đã thông qua hơn 500 chương trình hoạt động liên quan đến thiên
tai, lên tới hơn 38 tỷ USD.
Chỉ riêng trong giai đoạn 1900-2002, đã có 56 cuộc mâu thuẫn vũ trang tại 44 địa điểm
khác nhau trên thế giới, gây ra nghèo đói và phá hoại những nỗ lực phát triển. Những
sáng kiến nhằm đối phó với các cuộc mâu thuẫn:
 Hỗ trợ cho việc phục hồi quản lý công cộng, đẩy mạnh giáo dục và tái thiết cơ sở
hạ tầng ở Afghanistan (368 triệu USD).
 Chương trình tái thiết và phục hồi đa ngành trị giá 454 triệu USD cho nước cộng
hoà nhân dân Công gô để cải thiện việc sản xuất nông nghiệp và củng cố an ninh
lương thực, phục hồi cơ sở hạ tầng quan trọng và những dịch vụ xã hội cần thiết,
và củng cố khả năng quản lý để xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển
của Công gô.
 Hỗ trợ công tác giải ngũ và tái hoà nhập cộng đồng cho cựu chiến binh tại các
quốc gia như Campuchia, Chad, Djibouti, Ethiopia, Mozambique, Siera Leone, và
tại Khu vực hồ lớn; và công tác tái hoà nhập của dân số vô gia cư tại Liberia,
Rwanda, và Sierra Leone.
 Hỗ trợ các chương trình phá mìn tại các nước Bosnia, Croatia, Ethiopia phù hợp

với những hướng dẫn đối với việc cấp tài chính cho công tác dò mìn.
53 tỷ USD trợ cấp không hoàn lại được cấp cho 48 nước từ năm 1997, bao gồm:
 Tại Afghanistan, chiến lược tái thiết với người dân Afghan và sự tham gia của
người giữ tiền đặt cọc nhà đất khác, chương trình trao quyền cho cộng đồng, và
chương trình ưu tiên hỗ trợ ngành.
 Phục hồi ngành y tế tại Somalia, được thực hiện với sự hỗ trợ của Hiệp hội chữ
thập đỏ quốc tế.
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 17

 Hỗ trợ đối với chương trình sức khoẻ tinh thần Tranvnik tại Bosnia giải quyết
những hậu quả tâm lý xã hội của các mâu thuẫn.

Phục hồi các đường giao thông nông thôn tại nước cộng hoà Công gô.

5. Quan hệ với Việt Nam
Trong năm tổ chức thành viên, Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA và Công ty Tài chính
Quốc tế đang hoạt động cho tiến trình phát triển của Việt Nam.
Nhóm Ngân hàng Thế giới cung cấp tín dụng cho Việt Nam thông qua Hiệp hội Phát
triển Quốc tế IDA. Là một nước có thu nhập thấp, Việt Nam được hưởng những khoản
vay không tính lãi với thời gian ân hạn là mười năm, thời gian trả nợ trong vòng bốn
mươi năm và chi phí hành chính dưới một phần trăm.
Ngoài ra, Nhóm Ngân hàng Thế giới còn tài trợ cho Việt Nam thông qua tổ chức hỗ trợ
cho doanh nghiệp tư nhân của mình là Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Công ty Tài chính
Quốc tế IFC trợ giúp phát triển khu vực tư nhân của Việt Nam thông qua tài chính của dự
án, bằng việc huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế, và thông qua các hỗ trợ
kỹ thuật cho các doanh nghiệp và Chính phủ.
Việt Nam cũng được hỗ trợ thông qua hoạt động của Chương trình Phát triển Dự án Mê
kông MPDF, được thành lập vào năm 1996 để trợ giúp cho việc phát triển khu vực tư
nhân trong nước của Việt Nam Chương trình Mê kông có ba phần chính yếu: đánh giá và

thúc đẩy đầu tư, xây dựng năng lực và hỗ trợ tài chính từ nguồn tài chính Mê kông của
Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Chương trình Phát triển Dự án Mê kông MPDF do một
nhóm các nhà tài trợ hỗ trợ tài chính và Công ty Tài chính Quốc tế IFC quản lý.
Quan hệ VN - WB giai đoạn 1978-1993
 Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực
hiện dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng. Tuy nhiên, tháng 1/1985, IMF và WB đình chỉ quyền
vay vốn của Việt nam do Việt nam mắc nợ quá hạn.
Quan hệ VN-WB giai đoạn 1993 đến nay
 Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10/1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm
thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 18

thiện chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt
Nam đã chính thức được nối lại.
 Ngày 14/09/1994, WB chính thức mở Văn phòng tại Hà nội. Từ năm 1993 đến nay,
WB đã bổ nhiệm 03 cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Văn phòng WB tại Việt nam;

đó
là, ông Bradley Babson (1993-1997), ông Andrew Steer (1997-2002) và hiện nay là
ông Klaus Rohland. Theo đề nghị của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Chủ
tịch nước xét tặng Huân chương Hữu nghị cho ông Andrew D. Steer vì đã có nhiều
đóng góp tích cực để mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác giữa VN và WB trong
nhiệm kỳ công tác của mình. Ngày 19/8/2002, Chủ tịch nước đã ra quyết định số
550/2002/QĐ/CTN về việc tặng thưởng Huân chương Hữu nghị cho ông Andrew
Steer nhân dịp ông kết thúc nhiệm kỳ tại Việt nam.
 Trong số các tổ chức cho vay thuộc nhóm WB, hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho
vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA cho Việt nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ giữa Việt nam với nhóm WB (thời hạn vay 40 năm, phí dịch vụ 0,75%/năm,
phí cam kết 0 - 0,5%/năm, không lãi suất, 10 năm ân hạn). Ngoài ra, IFC cũng cho

vay các dự án thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam với lãi suất thị trường. MIGA đã
ký kết một số hiệp định bảo lãnh cho các dự án đầu tư vào Việt nam.
 Bên cạnh đó, có thể nêu một vài chương trình WB tài trợ Việt Nam trong lĩnh vực y tế
và giáo dục như: Dự án Phòng chống HIV/AIDS với thời gian dự kiến từ tháng
6/2005 đến tháng 12/2010; Khoản tín dụng trị giá 50 triệu USD được Ban giám đốc
Ngân hàng thế giới thông qua ngày 23/6/2009 dành cho Chương trình chính sách phát
triển giáo dục đại học lần thứ nhất của Việt nam, nhằm trợ giúp ngành giáo dục Việt
Nam mở rộng các cơ sở đào tạo, và cùng lúc đảm bảo tiếp cận công bằng đến những
chương trình học liên quan; Khoản vay trị giá 127 triệu USD cho Chương trình Đảm
bảo Chất lượng Giáo dục tại Việt Nam, chương trình này đặc biệt chú ý đến học sinh
thiệt thòi ở bậc tiểu học thông qua việc trợ giúp Chính Phủ triển khai chương trình cải
cách giáo dục 2 buổi một ngày.
Ngoài ra, cùng ngày 23/6/2009, Ngân hàng thế giới cũng thông qua hai dự án khác tại
Việt Nam: một dự án nhằm giảm thải ô nhiễm ra các dòng sông tại thành phố Quy
Nhơn và một dự án nhằm xây dựng năng lực quản lý việc xử lý khối lượng lớn chất
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 19

PCB (Polychlorinated biphenyls) tại Việt Nam. Hai dự án này nhận được một khoản
hỗ trợ trị giá 12 triệu USD từ Vốn uỷ thác của Quỹ Môi trường Toàn cầu do Ngân
hàng thế giới quản lý.
 Kể từ năm 1993, khi WB trở lại Việt Nam, IDA đã cho vay không lãi suất và viện trợ
không hoàn lại tổng cộng khoảng 6 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam phát triển và xóa đói
nghèo.
6. Các tổng giám đốc
Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ
định, ngược với các giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) luôn là người Châu Âu.

Eugene Meyer (tháng 6 đến tháng 12 năm 1946)


John J. McCloy (4, 1947 - 6, 1949)

Eugene R. Black (1949 - 1963)

George D. Woods (1, 1963 - 3, 1968)

Robert S. McNamara (4, 1968 - 6 1981)

Alden W. Clausen (7,1981 - 6, 1986)

Barber B. Conable (7, 1986 - 8, 1991)

Lewis T. Preston (9, 1991 - 5,1995)

James Wolfensohn (5, 1995 6 2005)

Paul Wolfowitz (6, 2005 - 6, 2007)

Robert Zoellick (6, 2007 - hiện tại)
7. Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là "Phó tổng
giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng") là cấp bậc quản lý cao
nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người mang chức vụ này là một trong
những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh
tế xuất chúng mới được mời giữ chức vụ này. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982.

Anne Krueger - giai đoạn 1982 - 1986

Stanley Fischer - giai đoạn 1988 - 1990


Lawrence Summers - giai đoạn 1991 - 1993

Joseph E. Stiglitz - giai đoạn 1997 - 2000
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 20


Nicholas Stern - giai đoạn 2000 - 2003

François Bourguignon - giai đoạn 2003 – nay
C. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB- ASIAN
DEVEPLOPMENT BANK

1. Sơ lược hình thành:
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là một tổ chức tài chính phát triển Với tôn chỉ hoạt
động là giúp các nước đang phát triển giảm đói nghèo và tăng cường hợp tác trong khu
vực, ADB chính thức đi vào hoạt động từ 19/12/1966, với trụ sở chính đặt tại Manila,
Philipin. Ban đầu ADB chỉ có 31 quốc gia hội viên, đa dạng về tầm cỡ, đặc điểm, nhu
cầu và tiềm năng, trong đó có 19 nước trong khu vực (châu Á – Thái Bình Dương) và 12
nước ngoài khu vực. Hiện nay, Ngân hàng Phát triển Châu Á bao gồm 67 nước thành
viên (tính đến tháng 6 năm 2008) tham gia vào các hoạt động thúc đẩy tiến bộ kinh tế và
xã hội tại các nước thành viên đang phát triển trong khu vực Châu Á và Thái B.nh Dương

2. Chức năng, mục tiêu hoạt động:
2.1 Chức năng:
Chức năng của ADB là hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, phát triển
xã hội, quản lý kinh tế tốt. Cụ thể:
- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không
tự nhiên có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng
trưởng bền vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi vẫn đảm bảo một

sự phát triển thân thiện với thị trường.
- Phát triển xã hội: giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu những
rủi ro trong quá trình phát triển kinh tế.
- Quản lý kinh tế tốt: thực hiên các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm,
có sự tham gia, có khả năng dự đoán, và minh bạch, chống tham nhũng.
2.2 Mục tiêu hoạt động:
Để thực hiện được chức năng nói trên, ADB đề ra các mục tiêu cho hoạt động của mình,
bao gồm: bảo vệ môi trường, hỗ trợ giới và phát triển, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ
hợp tác khu vực. Cụ thể:
- Bảo vệ môi trường: người nghèo ở thường bị buộc phải sống ở những khu vực
có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ
phát triển là một biện pháp xóa nghèo.
- Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường
chính sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực
nhà nước và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư
nhân và thể chế tài chính tư nhân
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 21

- Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa các
chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại
và đầu tư,

Chiến lược và mục tiêu hoạt động giai đoạn 2001-2015:
Khuôn khổ chiến lược trung và dài hạn của ADB trong giai đoạn 2001 – 2015 đã
xác định các lĩnh vực cần chú trọng và chỉ ra phương hướng hoạt động của ADB trong
giai đoạn này. Khuôn khổ chiến lược đó đã đưa ra 6 mục tiêu phát triển dài hạn: (i) tăng
trưởng kinh tế bền vững; (ii) phát triển toàn diện về xã hội; (iii) quản lý thể chế và chính
sách có hiệu quả; (iv) nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển; (v) hợp tác

và hội nhập vùng và (vi) bền vững về môi trường. Như vậy, ngoài vai trò truyền thống là
người cung cấp tài chính cho các dự án phát triển ở các nước đang phát triển (DMC),
ADB đã đảm nhận nhiệm vụ mới đó là tham gia vào các vấn đề mang tính chính sách, tạo
sự phát triển bền vững và những vấn đề liên quan đến hợp tác khu vực.

3. Cơ cấu tổ chức, các quốc gia thành viên:
Về cơ cấu tổ chức, cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc do mỗi
quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Đến lượt nó ban Thống đốc lại tự bầu ra
trong số họ 12 thành viên của Ban Giám đốc và các cấp phó của họ. 8 trong số 12 thành
viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực(các quốc gia châu Á - Thái Bình
Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực. - Ban Thống đốc còn bầu ra chủ
tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám đốc và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ
cương vị của mình trong một nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo
truyền thống và vì Nhật Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ
tịch của ADB đã luôn là người Nhật. Chủ tịch đương nhiệm của ADB là Haruhiko
Kuroda. - Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại 6 ADB Avenue, thành phố Mandaluyong,
Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Hiện ADB có
khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc gia thành viên), và hơn một nửa
số nhân viên của họ là người Philippine.


Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 22

Ông Haruhiko Kuroda - Chủ tịch hội đồng
quản trị Ngân hàng ADB
Ông Ayumi Konishi - Giám đốc Quốc gia
của ADB tại Việt Nam



4. Hoạt động của ADB:
Các hoạt động chính của ADB:
(i) Nguồn vốn của ADB
- Nguồn vốn đặc biệt (ADF) chủ yếu là vốn do các nước hội viên đóng góp. Nguồn ADF
là nguồn cho vay ưu đãi của ADB với điều kiện vay là 32 năm (bao gồm 8 năm ân hạn),
lãi suất 1%/năm trong thời gian ân hạn và 1,5% sau đó.
- Nguồn vốn thông thường (OCR) chủ yếu là vốn ADB huy động từ thị trường vốn quốc
tế và một phần vốn góp của các nước hội viên. Điều kiện vay từ nguồn OCR là 25 năm
(bao gồm 5 năm ân hạn), phí cam kết là 0,75%/năm, lãi suất là LIBOR cộng với một
khoản phí chênh lệch của ADB

(ii) Hoạt động cho vay
Theo tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm 2 loại: cho
vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF và cho vay theo lãi suất thị trường từ nguồn vốn OCR. Căn
cứ vào tiêu chí thu nhập và khả năng trả nợ, các nước hội viên vay vốn của ADB được
phân thành các nhóm từ A đến C để xác định hình thức vay, trong đó:
- Nhóm A: gồm các nước chỉ vay từ nguồn ADF
- Nhóm B1: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn ADF và một phần từ nguồn
OCR
- Nhóm B2: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn OCR và một phần từ nguồn
ADF.
- Nhóm C: gồm các nước chỉ vay từ nguồn OCR
Việt nam hiện nay đang thuộc nhóm B1
Các phương thức cho vay chính của ADB gồm: Khoản vay dự án, khoản vay
chương trình, khoản vay theo ngành, hạn mức tín dụng.

(iii) Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật (HTKT): Ngoài các khoản vay cho dự án, chương trình,
ADB còn tài trợ cho các dự án HTKT bằng nguồn vốn không hoàn lại để giúp các nước
hội viên chuẩn bị khoản vay, tăng cường năng lực, thể chế, xây dựng chiến lược phát
triển …


(iv) Hoạt động khu vực tư nhân: bao gồm đầu tư cổ phần, cho vay trực tiếp để hỗ trợ khu
vực tư nhân phát triển và tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước hội viên

Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 23

(v) Hoạt động đồng tài trợ và bảo lãnh: ADB phối hợp với các nhà tài trợ khác trong các
chương trình, dự án, xây dựng chiến lược phát triển và bảo lãnh cho các khoản vay khu
vực công cộng hoặc tư nhân của các nước hội viên.

5. Hoạt động của ADB tại Việt Nam:
5.1 Chiến lược hỗ trợ của ADB cho Việt Nam

Dựa vào nhu cầu, ưu tiên phát triển của quốc gia, chiến lược hỗ trợ Việt Nam của ADB
giai đoạn 2001 – 2005 đã đặt ra những ưu tiên về các lĩnh vực, ngành và địa lý để đảm
bảo tăng trưởng đến được với người nghèo, bao gồm (i) tăng trưởng bền vững thông qua
động lực chính là phát triển nông thôn và phát triển khu vực tư nhân trong nước; (ii) phát
triển toàn diện về xã hội trong đó ưu tiên là nâng cao chất lượng của lực lượng lao động
và giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ người nghèo; (iii) quản lý điều hành tốt
thông qua các hoạt động cải cách hành chính công, tăng cường năng lực địa phương, cải
cách về pháp lý và quản lý hành chính công; (iv) tập trung các hoạt động trợ giúp theo
khu vực địa lý cho miền Trung thông qua việc tập trung khoảng 1/3 các dự án cho vay
cho khu vực miền Trung
5.2 Hoạt động cho vay và Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) của ADB cho Việt Nam:

Trước năm 1978, ADB đã thông qua 7 khoản vay với tổng số vốn vay là 27,4 triệu USD
và 12 HTKT với tổng số vốn 1,1 triệu USD. Trong những năm 1980, ADB đã hỗ trợ Việt
nam thông qua các HTKT vùng (Regional Technical Assistance



Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với Việt nam vào tháng 10/1993 đến nay, ADB đã
thông qua 50 khoản vay với tổng số vốn gần 3 tỷ USD, trong đó 8 khoản vay với tổng số
vốn là 852 triệu USD đã kết thúc, còn lại 32 khoản vay với tổng số vốn 1,8 tỷ USD đang
trong quá trình thực hiện, 4 khoản vay với tổng số vốn 156,4 triệu USD vừa được ký kết
và một khoản vay với tổng số vốn 120 triệu USD đang chờ ký kết với ADB. Đồng thời,
ADB đã tài trợ cho Việt nam 147 Hỗ trợ kỹ thuật với tổng trị giá 101 triệu USD bằng vốn
không hoàn lại

* Hỗ trợ của ADB trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tính đến nay, các chương trình, dự án và HTKT do
ADB tài trợ bao gồm 5 dự án, chương trình với tổng trị giá là 320 triệu USD, cụ thể như
sau:
Khoản vay chương trình Ngân hàng - Tài chính, giai đoạn 1, trị giá 90 triệu USD,
thực hiện từ 1997 – 1999. Mục đích của khoản vay nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thể chế
làm nền tảng cho sự phát triển của khu vực tài chính.
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1
Page 24

Khoản vay chương trình Ngân hàng - Tài chính, giai đoạn 2, trị giá 85 triệu USD,
thực hiện từ 2001 đến 2006. Mục tiêu của khoản vay nhằm để xây dựng một môi trường
tạo điều kiện phát triển các kênh trung gian tài chính mang tính chất thay thế và dựa trên
cơ sở thị trường. Trong khuôn khổ của khoản vay này, ADB đã cung cấp một số Hỗ trợ
kỹ thuật để giúp Chính phủ Việt nam thực hiện các cam kết của khoản vay tập trung vào
các lĩnh vực: phát triển thị trường tiền tệ, Luật công cụ chuyển nhượng, Nghị định chống
rửa tiền
03 dự án tín dụng, gồm: (i) dự án Tín dụng nông thôn, trị giá 45 triệu USD, thực
hiện từ 1997 - 2001 (ii) dự án Tài chính Doanh nghiệp nông thôn, trị giá 80 triệu USD,
thực hiện từ 2002 – 2006, nhằm hỗ trợ thúc đẩy và phát triển kinh tế cho các hộ gia đình
và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn và (iii) dự án Tài chính nhà ở, trị

giá 30 triệu USD, thực hiện từ 2003 - 2008, nhằm cấp tín dụng nhà ở cho các hộ gia đình
có thu nhập thấp và trung bình ở cấp quốc gia.
Về HTKT, kể từ năm 1993, ADB đã tài trợ cho ngành ngân hàng 12 HTKT với
tổng trị giá 8,8 triệu USD, tập trung vào các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực về
nghiệp vụ ngân hàng thương mại, hỗ trợ và chuẩn bị thực hiện khoản vay, phát triển thị
trường tài chính, tín dụng nông thôn, hỗ trợ khuôn khổ pháp lý và chính sách cho lĩnh
vực ngân hàng

5.3 Một số hỗ trợ nổi bật:

ADB hỗ trợ 600 triệu USD cho chương trình giảm nghèo và khắc phục tác động
khủng hoảng:
Ngày 20/10/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Văn
Giàu và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Ayumi
Konishi đã ký kết các Hiệp định cho Khoản vay Hỗ trợ thực hiện chương trình Giảm
nghèo V- Tiểu chương trình II và Khoản vay Hỗ trợ khắc phục tác động khủng hoảng với
tổng trị giá 600 triệu USD.
Khoản vay hỗ trợ khắc phục tác động khủng hoảng có trị giá 500 triệu USD trong 5 năm
từ nguồn Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ (CSF) được ADB thiết lập nhằm
đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về vốn do tác động của khủng hoảng. Đây là một trong những
hành động của ADB nằm trong chương trình hành động chung với các giải pháp cụ thể
hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển về an sinh xã hội, duy trì đầu tư vào cơ sở
hạ tầng kinh tế và xã hội.

Khoản vay cho chương trình Giảm nghèo V- Tiểu chương trình II trị giá 100 triệu USD
có thời hạn 24 năm, được lấy từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ Phát triển Châu Á (ADF).
Đây là khoản vay song song với Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 8 (PRSC 8)
do Ngân hàng Thế giới điều phối. Mục tiêu của khoản tín dụng trên nhằm hỗ trợ Chính
phủ tiến hành cải cách chính sách trong các lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, hòa nhập xã
Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1

Page 25

hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và quản lý nhà nước nhằm thực hiện thành công Kế
hoạch Phát triển kinh tế- xã hội 2006-2010.
Theo:

ADB, Nhật Bản giúp Việt Nam chuyển đổi, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính vi mô
Ngày 19/10/2009, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trần Minh Tuấn và
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Ayumi Konishi đã
ký kết hiệp định viện trợ không hoàn lại trị giá 1,5 triệu USD do Chính phủ Nhật Bản tài
trợ cho gói hỗ trợ kỹ thuật “Chính thức hóa các tổ chức tài chính vi mô”.
Hiện nay, tài chính vi mô chủ yếu là các chương trình trợ cấp của Chính phủ do Ngân
hàng Chính sách xã hội thực hiện. Tuy nhiên, những chương trình này chỉ cung cấp các
dịch vụ với phạm vi hạn chế và khó đáp ứng các nhu cầu tài chính thực sự của người
nghèo.
Mục tiêu của gói Hỗ trợ kỹ thuật sẽ nhằm hỗ trợ chuyển đổi thí điểm tối đa 5 tổ chức
tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô chính thức, hoạt động theo sự điều chỉnh
của Nghị định 28 và Nghị định 165; tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính vi mô;
cung cấp các khóa đào tạo nâng cao năng lực giám sát của cán bộ NHNN và tăng cường
nhận thức cho các cán bộ cơ quan Chính phủ. Việc chuyển đổi thành công một số các tổ
chức tài chính vi mô sẽ được nhân rộng và khuyến khích các tổ chức khác chuyển đổi.
Hỗ trợ kỹ thuật này cũng sẽ là tiền đề cho Khoản vay phát triển ngành tài chính vi mô
dành cho Việt Nam dự kiến triển khai vào năm 2010.
Tổng kinh phí của gói hỗ trợ kỹ thuật là 1,65 triệu USD, trong đó ADB tài trợ 1,5 triệu
USD trên cơ sở viện trợ không hoàn lại từ Quỹ giảm nghèo Nhật Bản; phần vốn đối ứng
của Chính phủ Việt Nam dự kiến 150 ngàn USD. Các tổ chức tài chính vi mô được lựa
chọn tham gia thí điểm phải đảm bảo có đủ khả năng tài chính để đóng góp ít nhất một
nửa chi phí chuyển đổi. Một nửa chi phí còn lại sẽ được ADB tài trợ không hoàn lại trong
phạm vi dự án.


Vay ADB 151 triệu USD phát triển điện năng
Chiều 17/09/2009, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam đã ký
hiệp định cho vay trị giá 151 triệu USD trong dự án nâng cao dịch vụ điện năng ở vùng
sâu, vùng xa.

Khoản vay dưới hình thức Quyền rút vốn đặc biệt từ Quỹ Phát triển Châu Á ưu đãi, tài
trợ 76% cho dự án nâng cao dịch vụ điện năng trị giá 197.6 triệu USD. Nguồn vốn 46,6
triệu USD còn lại được ba công ty điện lực của EVN cung cấp. Ba công ty này là cơ quan
điều hành dự án, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Dự án gồm hai hợp phần. Hợp phần thứ nhất sẽ xây dựng 5 đến 10 các thủy điện nhỏ trên
sông, suối kết nối với lưới điện quốc gia ở Lai Châu, Điện Biên và nhiều tỉnh khác tại
miền bắc và miền trung. Các tuyến này sẽ cung cấp điện cho từ 25 đến 50 xã nghèo ở

×