Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Báo cáo tổng kết
các chuyên đề nghiên cứu
Thực trạng hởng thụ và sáng tạo
các giá trị văn hóa-tinh thần
các dân tộc thiểu số tây nguyên
Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS nguyễn ngọc hòa
6963-1
28/8/2008
hà nội 2008
2
MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU
4
1. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để nâng cao cơ hội hưởng thụ
và sáng tạo giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc
thiểu số hiện nay
TS. Nguyễn Ngọc Hòa
8
2. Những giải pháp xây dựng, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu văn hoá
nhằm phát huy sự sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của đồng bào
dân tộ
c thiểu số ở Tây Nguyên
TS. Lê Văn Định
19
3. Nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn
36
4. Phát huy dân chủ trong quá trình hưởng thụ và sáng tạo các giá
trị văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
PGS,TS Hồ Tấn Sáng
48
5. Phát huy vai trò của các thiết chế văn hoá trong việc nâng cao
năng lực sáng tạo và hưởng th
ụ văn hoá tinh thần ở vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
ThS. Đoàn Tuấn Anh
66
6. Những giải pháp bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống nhằm
đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên
ThS. Trung Thị Thu Thuỷ
90
7. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng trong đời sống
của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Nguyễn Thị Triều
116
3
8. Những giải pháp đa dạng hoá một số sản phẩm văn hoá tiêu
biểu nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá các dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên hiện nay
ThS. Lê Văn Liêm
133
9. Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
PGS, TS. Nguyễn Văn Nam
147
10. Hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá tinh thần của đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai
TS. Nguyễn Thị Kim Vân
159
11. Hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá tinh thần của đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Nguyễ
n Hòa Thành - An Nhiên
187
12. Thực trạng sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Trần Vĩnh
200
TÀI LIỆU THAM KHẢO
226
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa trong quá trình CNH,
HĐH hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây chính
là quá trình tăng cường, củng cố và bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
giữ gìn bản sắc văn hóa v
ừa tạo ra sức đề kháng chống lại những tiêu cực
trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay. Cùng với việc xây
dựng nền tảng, củng cố truyền thống văn hóa, xây dựng đời sống văn hoá cở
sở còn tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường củng
cố tính thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việ
t Nam anh em.
Đây là một quá trình lâu dài nhưng phải thật sự bền bỉ để đưa văn hóa thấm
sâu vào trong đời sống xã hội, tạo dựng nên môi trường văn hóa lành mạnh để
phát triển bền vững.
Là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an
ninh vừa là vùng văn hoá đặc sắc của nước ta, từ khi đổi mới đến nay, đời
sống kinh tế, xã hội và văn hóa củ
a các dân tộc ở Tây Nguyên đã có nhiều
phát triển. Đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng có cơ hội nhiều hơn
trong việc hưởng thụ các thành tựu về kinh tế, văn hóa, đặc biệt là về giáo
dục, y tế cũng như sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới Tuy nhiên do điều
kiện lịch sử cũng như những hạn chế trong quá trình triển khai các chính sách
mà khoảng cách giàu nghèo vẫn chưa được rút ngắ
n, đặc biệt là khoảng cách
hưởng thụ các giá trị văn hóa. Đời sống văn hóa ở một số nơi chưa thật sự
lành mạnh, chưa thật sự trở thành sức đề kháng mạnh mẽ trong quá trình giao
lưu và hội nhập; đồng bào các dân tộc thiểu số ít có cơ hội để sáng tạo ra các
sản phẩm, giá trị văn hoá mới. Lợi dụng một số hạn chế này, các th
ế lực thù
địch đã lấp vào khoảng trống văn hóa đó những yếu tố văn hóa ngoại lai,
không lành mạnh lôi kéo đồng bào xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, thậm
chí kích động ly khai, gây ra bất ổn chính trị.
5
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Thực trạng hưởng thụ và sáng
tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" để
đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian; phân tích những nguyên nhân, những
bài học kinh nghiệm đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tạo cơ hội nhiều
hơn cho việc hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá góp phần vào sự
nghiệp xây dựng đời sống văn hóa cở sở ngày càng lành mạnh đồng thời tạo
ra sức mạnh, tinh thần gắn kết cộng đồng để đấu tranh chống lại âm mưu các
thế lực thù địch. Chính vì vậy mà việc triển khai đề tài sẽ mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu
Văn hóa Tây Nguyên từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước rất quan tâm. Các công trình nghiên cứu này thường tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau như dân tộc học, văn hóa dân gian, văn hóa học, xã hội
học để tiếp cận chuyên sâu ở một lĩnh vực nhỏ nào đó.
Vào tháng 4 năm 1995 tại tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội nghị hay hội thảo về
“công tác văn hóa thông tin ở cơ s
ở” trong đó có tập trung đề cập về vấn đề
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tuy nhiên đây là tập hợp những bài viết của
nhiều tác giả nên tính hệ thống chưa cao. Cũng đề cập đến vấn đề này, Bộ Văn
hóa - Thông tin và Vụ Văn hóa Dân tộc - Miền núi cho ra đời công trình "Xây
dựng đời sống văn hóa ở các tỉnh phía Nam" do Nxb Văn hóa dân tộc ấn hành.
Công trình "
Văn hóa Tây Nguyên - thực trạng và những vấn đề đặt ra" do
GS.TS. Trần Văn Bính chủ biên (Nxb CTQG Hà Nội 2004) đã đề cập một số
khía cạnh về thực trạng văn hóa Tây Nguyên; Hội thảo khoa học Bảo tồn và
phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vào tháng
10/2007 tại Buôn Ma Thuột… Tuy nhiên công trình này phần lớn chỉ đề cập
đến đời sống văn hóa và xây dựng đời số
ng văn hóa cơ sở chứ chưa đi sâu vào
đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, trong những năm gần đây trên các tạp chí Cộng sản, Văn hóa
nghệ thuật, Tư tưởng văn hóa, Lý luận chính trị, Sinh hoạt lý luận có nhiều
bài viết xoay quanh vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Tây Nguyên như
6
"Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Kon Tum", "Mấy suy nghĩ về bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số Tây Nguyên", "Giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên" của TS. Nguyễn Ngọc
Hoà; "Về vấn đề xây đời sống văn hóa cơ sở" của TS. Nguyễn Hữu Thức
Tất cả những công trình trên tuy mới chỉ khai thác ở m
ột số bình diện nhất
định nhưng là những cứ liệu quý giá để tiếp tục nghiên cứu văn hóa Tây
Nguyên. Kế thừa những công trình này, tác giả muốn khai thác kỹ hơn về quá
trình hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên với mong muốn nhận diện, đánh giá lại quá trình hưởng thụ và sáng tạo
văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có phong trào xây dự
ng đời
sống văn hóa cơ sở kể từ khi có Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) đồng thời đề xuất
những giải pháp tiếp tục tạo cơ hội nhiều hơn trong việc hưởng thụ và sáng tạo
văn hóa ở Tây Nguyên hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, đề tài phân tích thực trạng sáng tạo và
hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần đồng thời xác
định rõ những thành tựu
và hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm trong quá trình nâng cao cơ hội
hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần ở Tây Nguyên trong
thời gian qua.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo
các giá trị văn hóa trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở Tây Nguyên
trong thời gian sắp đến.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận củ
a chủ nghĩa Mác -
Lênin, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài những phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu lý luận văn
hóa, văn hóa học, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp,
thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phỏng vấn, đối thoại, toạ đàm
đồng thời kế thừa kết quả các công trình có liên quan.
7
5. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa Tây Nguyên nói chung và vấn đề hưởng thụ và sáng tạo các giá
trị văn hóa tinh thần nói riêng về cơ bản là khá rộng. Trong giới hạn của kinh
phí và thời gian nhất định, nội dung đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên. Xuất phát từ mục tiêu này mà địa bàn khảo sát của đề tài tậ
p trung
vào đối tượng nghiên cứu là đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân
tộc thiểu số bản địa. Chính vì vậy mà ngoài những đánh giá chung nhóm đề
tài chủ yếu tập trung khảo sát ở các huyện miền núi có tỷ lệ dân tộc thiểu số
khá cao ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum…
6. Những đóng góp của đề tài
Những kết quả của công trình sẽ là tài liệu thiết thự
c cho các nhà nghiên
cứu văn hóa nói chung và văn hóa Tây Nguyên nói riêng đồng thời là tư liệu
bổ ích cho các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa trong quá trình xây dựng, hoạch
định và triển khai các chính sách văn hóa vào đời sống các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên.
Ngoài ra, những kết quả từ công trình sẽ là nguồn tài liệu cần thiết trong
nghiên cứu, giảng dạy ở các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước
và khu vực, đặc biệt là trên địa bàn Tây Nguyên.
7. Kết cấ
u của đề tài
Với những mục tiêu như vậy nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu đề tài gồm có 3 chương như sau:
Chương I. Hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa - những vấn đề lý
luận và thực tiễn.
Chương II. Hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa ở Tây Nguyên -
thực trạng và nh
ững vấn đề đang đặt ra.
Chương III. Những định hướng và giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và
sáng tạo các giá trị văn hóa ở Tây Nguyên .
8
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ
ĐỂ NÂNG CAO CƠ HỘI HƯỞNG THỤ VÀ SÁNG TẠO
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
TS. Nguyễn Ngọc Hòa
1. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng đời sống văn hóa
Nếu như nói văn hóa là giá trị thì đời sống văn hóa chính là quá trình
hưởng thụ, trao đổi, chia xẻ những giá trị đó và sáng tạo ra các giá trị mới
trong từng môi trường văn hóa vốn đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà
xây dựng và phát triển văn hóa cơ sở không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong
việc tạo ra đời sống tinh th
ần cao đẹp, lành mạnh trong từng gia đình, làng
xóm, vùng miền mà còn phát huy được sức sáng tạo, nội lực cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là lĩnh vực nhạy cảm, tinh tế cho nên đặt
ra cho công tác lãnh đạo, quản lý văn hoá những nhiệm vụ, yêu cầu rất cao
của quá trình xây và chống trong văn hoá. Chính vì vậy mà Văn kiện Đại hội
lần thứ X khẳng định thêm vai trò của việc nâng cao đời sống văn hóa: “
Đẩy
mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường văn hóa lành
mạnh”, “nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của các tầng
lớp nhân dân”
1
. Để làm tốt được nhiệm vụ này không phải là điều dễ dàng,
đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc trong đó có 53 dân tộc thiểu số sống chủ
yếu ở vùng miền núi. Do những điều kiện lịch sử nhất định mà đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số
có nhiều khoảng cách so với
miền xuôi, đặc biệt là chênh lệch khá xa về mức hưởng thụ và sáng tạo văn
hóa ở các đô thị lớn. Chính vì vậy mà việc Đảng ta đề cao nhiệm vụ xây dựng
đời sống văn hóa ở các dân tộc thiểu số thực chất là tạo ra nhiều cơ hội hưởng
1
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H 2006, tr 213, 214.
9
thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa cho đồng bào trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Ý nghĩa to lớn này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở vùng đồng bào thiểu số là
một chủ trương lớn của Đảng, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài, đồng thời có
tính thời sự nóng hổi và cấp bách. Đây là bước đi ban đầu, là c
ơ sở của việc
xây dựng nền văn hóa mới, con người mới XHCN. Xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở chính là quá trình trực tiếp chuyển tải những kiến thức đến từng
người dân ở mọi miền đất nước để họ có khả năng tiếp nhận những thành tựu
văn hóa và tham gia tích cực vào các hoạt động khác của xã hội. Xây dựng
đời sống vă
n hóa ở vùng đồng bào thiểu số là để tạo điều kiện cho mọi người
dân có nhiều cơ hội sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, vừa xóa bỏ cái cũ,
vừa xây dựng cái mới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở từng địa
phương. Đồng thời, đây là bước khởi đầu xây dựng cuộc sống phát triển toàn
diện cả tinh th
ần lẫn vật chất. Xây dựng và phát triển văn hóa ở cơ sở không
chỉ tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, lành mạnh trong từng gia đình, cộng
đồng mà còn phát huy được tinh thần dân chủ và tính sáng tạo của nhân dân
trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta cần có kế hoạch
thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống
của nhân dân”.
Thực hiện di chúc của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng vai trò của văn hóa, văn nghệ, thường xuyên chăm lo đời sống văn hóa,
đáp ứng nhu cầu của nhân dân lao động, đặc biệt là đồng bào các dân tộc
thiểu số đồng thời thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình sáng
tạo ra những giá trị văn hóa mới.
Thứ hai là xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số được coi như
bướ
c khởi đầu có ý nghĩa nền tảng của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân
lao động trong việc sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa nghệ thuật,
từng bước tạo dựng lối sống văn minh, hiện đại.
10
Thứ ba là xây dựng đời sống văn hóa ở các dân tộc thiểu số không chỉ
tạo cơ hội hưởng thụ và sáng tạo mà còn là cuộc đấu tranh bền bỉ trên mặt
trận tư tưởng văn hóa nhằm khẳng định các giá trị dân chủ, tiến bộ của văn
hóa dân tộc và nhân loại đồng thời kiên quyết chống lại những hành vi thô
bạo, phi đạo đức, lai căng, cổ h
ủ lạc hậu, đi ngược lại thuần phong mỹ
tục…cũng như thường xuyên cảnh giác với âm mưu “diễn biến hòa bình” của
các phần tử phản động với ý định chia rẽ dân tộc. Bên cạnh đó xây dựng đời
sống văn hóa các dân tộc thiểu số cũng là để mở rộng giao lưu văn hóa trong
nước và với nước ngoài; vừa giữ gìn bản sắc các dân tộ
c thiểu số, vừa tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
Để làm được điều này thì việc xây dựng và phát huy hiệu quả mạng lưới
thiết chế văn hóa bao gồm trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền
thống, trạm y tế, trường học, sân vận động, khu vui chơi…có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Đây chính là quá trình tạo điều kiện và phát huy sáng tạo tại mỗi
địa ph
ương, mỗi đơn vị cơ sở, huy động sức người, sức của trong nhân dân.
Những thiết chế văn hóa, ngoài việc tạo hình thức thẩm mỹ cho cơ sở, còn là
môi trường để nhân dân có điều kiện tiếp cận, hưởng thụ và hoạt động văn
hóa; đồng thời cũng là nơi sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và các sản phẩm văn
hóa phi vật thể khác.
Thứ t
ư là xây dựng đời sống văn hóa ở các dân tộc thiểu số chính là cụ
thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng tới nhân dân, nhất là đồng
bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng hiện nay đang gặp nhiều khó
khăn về mọi mặt mà còn biến những giá trị văn hóa đó thành tài sản của nhân
dân. Xây dựng đời sống văn hóa ở các dân tộc thiểu số để tạo nên sứ
c đề
kháng nhằm chống lại những thế lực thù địch luôn rình rập phá hoại công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Do vậy, chúng ta phải xây dựng
được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc
thiểu số, đưa những yếu tố tiến bộ, cách mạng vào mọi mặt của đời sống. Mặt
khác cần xây dựng những giải pháp nâng cao dân trí, nâng cao trình độ học
vấ
n, khoa học, để đồng bào các dân tộc thiểu số nhận thức được hạn chế,
11
khiếm khuyết của mình để từ đó thường xuyên đề cao những giá trị tốt đẹp
của văn hóa truyền thống dân tộc cũng như bổ sung những giá trị văn hóa mới
tiến bộ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Diện mạo đời sống văn hóa các dân t
ộc thiểu số
Có thể nói rằng, các dân tộc thiểu số Việt nam có một truyền thống văn
hoá vô cùng quí giá và đa dạng. Đây chính là nhân tố quan trọng để các dân
tộc thiểu số đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cải thiện và nâng cao
đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Thực tiễn hoạt
động văn hóa diễn ra ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
trong thời gian qua khá đa dạng và phong phú. Điều này thể hiện qua các
chương trình, kế hoạch đầu tư, phát huy di sản văn hóa cũng như phong trào xây
dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số của các địa phương trong cả nước.
Ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã
diễn ra nhiều hoạt động văn hóa cả
truyền thống lẫn hiện đại rất phong phú và
đa dạng. Những hoạt động này xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần đang
ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu
số. Các liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn ở từng
vùng, từng khu vực, được mở rộng nhiều hơn, thậm chí đã giao lưu văn hóa với
quốc t
ế. Chúng ta cũng đã tổ chức tốt các lễ hội có tầm vóc quốc gia, quốc tế
nhằm bảo tồn và khai thác tốt các di sản văn hóa tiêu biểu góp phần đắc lực vào
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Nhiều hoạt động văn
hóa nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của nhiều vùng văn hóa trong cả nước, nhiều
quốc gia trong khu vực và thế giới; nhiề
u chương trình lễ hội văn hóa, du lịch
hấp dẫn, có tính cộng đồng được tổ chức công phu thu hút đông đảo người dân
và đồng bào thiểu số tham gia. Bên cạnh đó các dân tộc thiểu số luôn duy trì
ngày hội văn hóa các dân tộc nhằm kế thừa các giá trị văn hóa các dân tộc anh
em cũng như tạo ra sự giao lưu mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển văn hóa.
12
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho
đồng bào thiểu số, xem đây chính là sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần của
xã hội, các địa phương có cũng đã gặt hái được nhiều thành công bởi được sự
quan tâm đầu tư theo chiều sâu, nhất là khu vực miền núi. Nhiều mô hình và
hình thức hoạt động văn hóa cơ sở đượ
c nhân dân sáng tạo, phát huy hiệu quả.
Trình độ quản lý,chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, cán
bộ là người dân tộc thiểu số được nâng lên đáng kể; cơ sở vật chất, các thiết chế
văn hóa cơ sở được đầu tư và phát huy được tác dụng; hoạt động văn hóa nghệ
thuật chuyên nghiệp và quần chúng diễn ra sôi nổi; giao lưu văn hóa được m
ở
rộng trong khu vực và cả với quốc tế; công tác quản lý nhà nước về văn hóa có
những tiến bộ rõ rệt đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở
khu vực vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi, khởi sắc cả
bề rộng lẫ
n chiều sâu bởi phong trào hợp với “ý Đảng lòng dân” cho nên đã
được sự hưởng ứng, đồng thuận của mọi tầng lớp trong xã hội. Kết quả cho
thấy đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, chênh
lệch giàu nghèo giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng bào Kinh với các dân
tộc thiểu số được giảm bớt ; di sản văn hóa được giữ gìn và phát huy; đạo
đức, lối số
ng trong xã hội có chuyển biến tích cực; nhiều thiết chế văn hóa có
qui mô đã được xây dựng; công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa đã mang lại
hiệu quả đáng kể; đặc biệt là nhiều điển hình, mô hình văn hóa ra đời góp
phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế- xã hội.
Để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, việc phát huy hiệu quả các Thiết
chế văn hóa đóng vai trò quan tr
ọng. Chính vì vậy mà Thừa Thiên-Huế có
phong trào xây dựng nhà rông văn hóa( riêng huyện Nam Đông có tới 22 nhà
rông, huyện A Lưới có 9 nhà rông). Tỉnh Kon Tum, một tỉnh miền núi còn
gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân đã đóng góp kinh phí xây dựng và nâng
cấp 347 nhà rông văn hóa, khôi phục 530 đội cồng chiêng. Tỉnh Phú Yên xây
dựng 50 nhà rông cho các dân tộc thiểu số ở 3 huyện miền núi. Tỉnh Quảng
Nam tích cực xây dựng hàng chục nhà gươl cho đồng bào Cơ Tu…
13
Xây dựng môi trường văn hóa cũng là một trong những tiêu chí quan trọng
nhất để đánh giá chất lượng sống trong từng cộng đồng dân cư bởi lẽ nhu cầu
văn hóa, hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa đều vận động trong một không
gian cụ thể. Trong hơn 5 năm triển khai phong trào, kết quả cho thấy nhiều địa
phương đã đạt trên 70% gia đình
đạt chuẩn văn hóa, (trung bình cả nước là
73,39% năm 2005), trên 40% làng xóm, khu phố đạt chuẩn văn hóa (trung bình
cả nước là 53,4%) nhiều cơ quan đơn vị đạt 100% gia đình văn hóa. Toàn tỉnh
Phú Yên đã có 76% gia đình đạt chuẩn văn hóa, có 385 thôn, buôn đạt danh hiệu
văn hóa, 91 thôn buôn miền núi đạt tiêu chuẩn văn hóa; Đăk Lăk có 75,4% số hộ
đạt danh hiệu gia đình văn hóa, trong đó hộ đồng bào thiểu số chiếm 30%.
Nhiều địa ph
ương đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng
chống tệ nạn, đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh. Ở Tây Nguyên nhiều
cơ quan đơn vị, doanh nghiệp kết nghĩa với từng buôn làng, để chia xẻ
những khó khăn với đồng bào thiểu số; tỉnh Thừa Thiên - Huế phân công 104
cơ quan, đơn vị giúp đỡ 52 xã đặc biệt khó khăn và xã nghèo… Điều này
minh chứng cho tinh thần tiên phong, cách mạng nhưng r
ất nghĩa tình của
cán bộ và nhân dân trong kháng chiến cũng như trong thời kỳ CNH, HĐH .
Việc có nhiều cơ hội hơn để hưởng thụ văn hóa đòi hỏi phải xây dựng
các điều kiện thiết yếu, trong đó việc phủ sóng truyền hình, phát thanh có ý
nghĩa quan trọng, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số. Hiện nay Kon Tum
đã có 100% số hộ được phủ sóng phát thanh, 80% số
hộ được phủ sóng
truyền hình, 100% số xã được cấp phát báo Nhân dân, báo Kon Tum. Đăk
Lăk có 82% số hộ được xem truyền hình, 91% số hộ nghe đài, 100% số xã có
cán bộ văn hóa. Cho đến nay toàn vùng Tây Nguyên đã có 99,2% số xã có
đường ô tô đến trung tâm, 98% số xã có điện lưới quốc gia, 72% số hộ được
dùng điện…Trong 5 năm qua, Tây Nguyên đã xây dựng được 1026 điểm
phục vụ bưu điện, 484 điểm bư
u điện văn hóa xã.
Điều đáng nói là trong nhiều năm qua, di sản văn hóa phi vật thể có giá
trị và đặc trưng tiêu biểu ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã được sưu
14
tầm và phát hiện; nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục thu hút đông đảo
người dân tham gia hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Một số làng nghề truyền
thống được khôi phục không những giữ lại được bí quyết ngành nghề mà còn
mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động; nhiều công trình nghiên cứu
khoa học đã được hoàn thiện và ứng dụng trong thực tiễn
Ở vùng đồng bào các dân t
ộc thiểu số, công tác bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa tiêu biểu tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Đáng chú ý nhất là đã có sự đồng thuận trong xã hội, của
Đảng và Nhà nước khi đầu tư công sức và tiền của cho việc sưu tầm, khảo
cứu có hệ thống sử thi Tây Nguyên cũng như bảo lưu và kế thừ
a các trị của
luật tục, thiết chế, buôn làng truyền thống của các dân tộc thiểu số. Công tác
điền dã ở Tây Nguyên đã phát hiện hệ thống sử thi với khoảng 801 đơn vị sử
thi các dân tộc thiểu số. Mặc dù tình trạng chảy máu cồng chiêng vẫn diễn ra
nhưng ĐăkLăk vẫn còn giữ được 3.825 bộ, tổng cộng 25.488 cái. Tỉnh Kon
Tum còn giữ được 265 nhà rông và 1853 bộ cồng chiêng. Trong tháng 11 n
ăm
2007 vừa qua, tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức thành công Festival Cồng chiêng Tây
Nguyên mang tầm quốc tế bằng nguồn vốn xã hội hóa hơn 15 tỷ đồng, đã thu
hút nhiều người quan tâm cả trong và ngoài nước. Nhiều giá trị văn hoá phi
vật thể của dân tộc B’râu, R’măm đã được kịp thời sưu tầm và lưu giữ.
Nhìn chung, những thành tựu trong sự nghiệp nâng cao đời sống văn hóa
tinh thầ
n cho đồng bào các dân tộc thiểu số đã minh chứng cho đường lối và
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, do những điều kiện
khách quan về địa hình, khí hậu, lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, cũng như
những nhân tố chủ quan về lãnh đạo quản lý, cơ chế đãi ngộ mà vẫn còn nhiều
vấn đặt ra trong công tác xây dựng đời sống văn hóa. Chênh lệch trong đời
số
ng văn hóa ở nông thôn và miền núi vẫn còn khá xa so với miền xuôi, các đô
thị. Cơ hội hưởng thụ các thành tựu kinh tế xã hội, các giá trị văn hóa cũng như
tham gia vào hoạt động sáng tạo văn hóa không nhiều, có nơi “đói” về văn hoá.
Theo điều tra sự chênh lệch này rất đáng quan tâm: nếu như chênh lệch về kinh
tế chỉ gấp 15 lần thì văn hóa gấp 100 lần. Điều này thể hi
ện ở chỗ “ việc xây
15
dựng nếp sống văn hóa chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng suy thoái,
xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo
ngại, nhất là trong lớp trẻ. Quản lý nhà nước về văn hóa còn nhiều sơ hở, yếu
kém, đặc biệt là đối với các sản phẩm văn hóa hiện đại. Đấu tranh ngă
n ngừa
văn hóa phẩm độc hại chưa được chú ý đầy đủ, còn nhiều yếu kém, bất cập”.
Chính sách đầu tư, phát triển văn hóa vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng
xa và đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa thỏa đáng. Một số nguyên nhân sau
đây phản ảnh thêm những bất cập và hạn chế đó:
Thứ nhất là một số chủ trương, chính sách văn hóa khi triển khai đã không
được nghiên cứu mộ
t cách có hệ thống, kỹ lưỡng, đồng bộ cho nên chưa đi
sâu vào lòng dân, chưa tương thích với phong tục, tập quán của từng tộc người,
từng vùng miền cụ thể. Chúng ta đã không thu được kết quả bao nhiêu khi bỏ
ra rất nhiều công sức để xây dựng nhà rông văn hóa cho đồng bào thiểu số
nhưng lại đánh mất tính thiêng của nhà rông truyền thống (với chức năng tín
ngưỡng, tôn giáo). Điề
u này cho thấy, việc chuyển đổi chức năng của các thiết
chế văn hóa truyền thống, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số không dễ
dàng áp đặt, hay nôn nóng“cách mạng” trong một sớm một chiều.
Thứ hai là Nhà nước chưa cụ thể hóa những chủ trương, chính sách đối
với phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Các hoạt động này còn bị động, lệ
thuộc và chờ
đợi quá nhiều vào kinh phí của Trung ương và các nguồn đầu tư
từ nước ngoài cho nên các hoạt động thường có tính thời vụ, chắp vá, thiếu
tính liên tục. Điều này có căn nguyên từ việc một số địa phương chưa nhận
thức sớm và đầy đủ di sản văn hóa là tài sản văn hóa của cộng đồng dân tộc;
đời sống văn hóa lành mạnh, tốt đẹp là nền tảng, nội l
ực tiềm tàng cho phát
triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, vùng miền , quốc gia, dân tộc. Vấn
đề nhận thức này phải xuống đến từng người dân, và phải được cụ thể hóa ở
chỗ người dân được hưởng lợi (vật chất và tinh thần) một cách rõ ràng từ di
sản. Kinh nghiệm cho thấy khi nào đồng bào các dân tộc thiểu số ý thức được
giá trị văn hóa trong các di s
ản, được hưởng lợi từ di sản một cách thật sự thì
16
việc xây dựng đời sống văn hóa gặp nhiều thuận lợi, cơ hội hưởng thụ và sáng
tạo các giá trị văn hóa ngày càng nhiều hơn.
Thứ ba là bệnh hình thức, chạy theo chỉ tiêu đề ra vẫn còn như một áp
lực cho nên tính bền vững và chất lượng xây dựng phong trào không cao .
Mặt khác một số nơi lại buông lỏng để cho cái “cũ mà xấu” được phục hồi
trong tang ma, cướ
i xin, lễ hội. Đánh giá về điều này nhiều địa phương đã
thẳng thắn cho rằng: cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa phát triển chưa thật sâu rộng, có nơi còn hình thức, việc công nhận danh
hiệu đơn vị văn hóa có trường hợp còn mang tính hình thức; phong trào xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển không đồng đều, chưa b
ền vững.
Thứ tư là các thiết chế văn hóa (cả truyền thống lẫn hiện đại) chưa phát
huy được yêu cầu đề ra cho việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa của người dân
vùng các dân tộc thiểu số. Một số thiết chế văn hóa truyền thống, đặc biệt là
của các dân tộc thiểu số đã dần dần đánh mất chức năng vốn có của mình do
m
ột số nơi đã duy ý chí quá sức để biến nó thành các thiết chế chính trị một
cách khiên cưỡng và máy móc. Bên cạnh đó việc phủ sóng chưa đầy đủ, tạo
những vùng lõm ở một số huyện miền núi cũng như quản lý chưa chặt chẽ các
thiết bị thu hình nhập lậu qua các cửa khẩu đã tiếp tay cho người dân miền núi
(Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) sử dụng nhữ
ng sản phẩm văn hóa đồi trụy,
độc hại.
Suy cho cùng thì việc nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị
văn hóa tinh thần cũng đồng nghĩa với việc xây dựng đời sống văn hóa ngày
càng lành mạnh, tốt đẹp. Cùng với cả nước, các địa phương vùng miền núi,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang tích cực triển khai những nhiệm vụ văn
hóa quan trọng, có tính chiến lượ
c lâu dài là tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ
5 (khóa VIII) để làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống của toàn xã hội; trở
thành mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm nâng
cao hơn nữa đời sống văn hóa cho nhân dân. Để hiện thực hóa được điều này,
trước hết cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
17
Một là các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải kịp thời xây
dựng đề án phát triển văn hóa một cách khoa học trong qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Đề án này phải hội đủ những cơ
chế phát triển dựa trên mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, nền tảng đặc thù
của từng đị
a phương, tính tiêu biểu của di tích và môi trường văn hóa khu
vực, trong đó lấy việc hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số
làm trung tâm. Nếu vùng Tây Bắc có những liên hoan về hát then, Tây
Nguyên có lễ hội đâm trâu, có Không gian văn hóa cồng chiêng, có Làng văn
hóa các dân tộc, thì Tây Nam bộ cũng có những sinh hoạt văn hóa truyền
thống mang bản sắc văn hóa của người Khơmer,
Hai là tiếp tục mở rộ
ng quan hệ hợp tác giao lưu văn hóa trong khu vực
và quốc tế. Làm tốt công tác đối ngoại, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di
sản văn hóa tiêu biểu của từng địa phương; duy trì và phát huy hơn nữa các
Tuần lễ văn hóa cũng như Liên hoan văn hóa nghệ thuật các dân tộc ở các địa
phương và khu vực; phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch - dịch vụ để
tiếp tục
đầu tư và khai thác có hiệu quả hệ thống di sản văn hóa ở từng khu
vực góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là tiếp tục phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động văn
hóa trên cơ sở triển khai tốt Nghị quyết 90/CP và Nghị định 73/CP của Chính
phủ. Phải làm cho mọi người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ý thức sâu
sắc về giá trị to lớn của di sản cũng như ý nghĩa nền tảng, lâu dài của việc xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở để họ tự giác bảo tồn, khai thác tốt di sản văn hóa
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân. Hàng năm
cần xúc tiến việc tổng kết thực tiễn để đề xuất, nhân rộng những điển hình về
xã hội hóa các hoạt động văn hóa, mô hình thiết chế văn hóa, thông tin ở cơ sở.
Bốn là xây dựng và khai thác tốt các thiết chế văn hóa cơ sở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Đây là giải pháp thiết thực nhằm tận dụng có hiệu quả
các thiết chế văn hóa truyền thống cũng như hiện đại để thỏa mãn nhu cầu
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa c
ủa nhân dân. Việc xây dựng các thiết chế văn
18
hóa phải dựa trên tính đặc thù của địa phương, tránh rập khuôn, bình quân và
phải xuất phát từ nhu cầu văn hóa thật sự của nhân dân. Cần đầu tư và tập
trung nhiều hơn cho thiết chế văn hóa miền núi, nông thôn và các dân tộc
thiểu số. Các thiết chế văn hóa phải có bản sắc riêng tùy thuộc vào phong tục,
tập quán của cộng đồng dân cư đang sinh sống, tránh tình trạng xây dựng một
cách sơ
sài, đồng phục.
Năm là tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục triển khai phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa cả bề rộng lẫn chiều sâu. Tiếp tục kiện toàn,
củng cố Ban chỉ đạo các cấp để nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chứ
c thực hiện
phong trào cũng như phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban
ngành để phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, tránh tình trạng hoạt động
hình thức, thời vụ. Đầu tư nguồn lực nhiều hơn cho vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
Sáu là tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nâng cao hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm soát các hoạt động v
ăn hóa trên các lĩnh vực: bảo
tồn di sản văn hóa, báo chí, xuất bản, lễ hội, quảng cáo Kiên quyết xử lý các
hiện tượng vi phạm di tích, các sản phẩm văn hóa nhập lậu có nội dung xấu,
đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Bảy là sáng tạo nhiều hơn nữa các sản phẩm văn hóa. Thực tế cho thấy
việc hưởng thụ những giá trị v
ăn hóa tinh thần không những tùy thuộc vào
những điều kiện thiết yếu mà còn có nguyên do từ sự nghèo nàn của các sản
phẩm văn hóa. So với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì ở vùng miền núi,
cơ hội tiếp cận những sản phẩm văn hóa hiện đại bị hạn chế rất nhiều cho nên
việc hưởng thụ các giá trị văn hóa vẫn còn nhiều thiệt thòi. Chính vì vậy cần
phát huy, phục h
ồi các làng nghề truyền thống cũng như khuyến khích các
doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn nữa các sản phẩm văn hóa hiện đại đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu văn hóa của người dân.
19
NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, NẮM BẮT NHU CẦU,
THỊ HIẾU VĂN HÓA NHẰM PHÁT HUY SỰ SÁNG TẠO
VÀ HƯỞNG THỤ VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN
TS. Lê Văn Định
Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với việc
đề ra những chính sách phát triền kinh tế, Đảng ta rất quan tâm đến xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tây
Nguyên, coi đây là một nhiệm vụ then chốt của Đảng và Nhà nước. Quá
trình thực hiện nhiệm vụ này đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đời
sống văn hóa tinh thầ
n của đồng bào được cải thiện về nhiều mặt, đặc biệt là
sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” và Nghị
quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc. Những thành tựu này
đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển Tây Nguyên. Tuy vậy, bên cạnh
những thành công to lớn đó trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, mở
rộng giao lư
u, hội nhập quốc tế, việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng xuất hiện những tồn
tại, bất cập mà nếu không kịp thời khắc phục sẽ tạo ra những nguy cơ, thách
thức cho chính sự phát triển bền vững của vùng. Tây Nguyên vẫn là nơi tỷ lệ
đói nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước; mức số
ng còn thấp
so với nhiều vùng. Chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp, việc
chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn
nhiều khó khăn; một số tập quán lạc hậu, hiện tượng mê tín, dị đoan có xu
hướng phát triển; một số truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc
thiểu số Tây Nguyên đang bị mai một; mứ
c hưởng thụ văn hóa của đồng bào
còn thấp,… Nói chung, trong phát triển các vùng DTTS ở Tây Nguyên chưa
có sự cân xứng, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã
hội, giữa sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất với thỏa mãn các nhu cầu văn
20
hóa tinh thần mà lẽ ra chúng cần được phát triển cân xứng hơn nhằm tạo ra
sự hài hòa, ổn định trong phát triển.
Tuy nhiên, một hệ thống giải pháp đồng bộ khả thi phát triển đời sống
văn hóa tinh thần ở Tây Nguyên cần có sự nhận thức một cách đầy đủ, toàn
diện và đúng đắn thực trạng đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên, trong đó, việ
c nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu văn hóa của của
đồng bào DTTS là một đòi hỏi bức thiết. Và đây cũng là một yêu cầu hết sức
cần thiết đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần cho đồng bào DTTS Tây Nguyên ngày nay. Bài viết này xin bàn về
vấn đề nắm bắt nhu cầu, thị hiếu văn hóa của đồng bào DTTS Tây Nguyên
nhằm góp ph
ần làm rõ thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa
tinh thần của họ.
Để hiểu nhu cầu, thị hiếu văn hóa của đồng bào DTTS Tây Nguyên,
trước hết cần phải làm rõ, thống nhất khái niệm nhu cầu và thị hiếu.
Theo nghĩa thông thường, nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Theo Từ đ
iển
Bách khoa Việt Nam thì “Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các
đòi hỏi về vật chất, tinh thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với
trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”. Nhu cầu là một phạm
trù mang tính lịch sử. Mức độ và phương thức thỏa mãn nhu cầu về cơ bản
phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Nhu cầu của các t
ầng lớp, nhóm,
cộng đồng được hình thành tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh (kinh tế, xã hội,
tự nhiên) của họ cũng như tùy thuộc vào những đặc trưng về nhân khẩu,
chủng tộc, dân tộc Nhu cầu được phân thành nhiều loại: Xét về mặt chủ thể,
có nhu cầu cá nhân, nhu cầu tập thể, nhu cầu xã hội; xét về mặt hoạt động, có
nhu cầu lao động, nhu cầu hiểu bi
ết, nhu cầu trao đổi, nhu cầu giải trí,v,v ;
xét về mặt đối tượng, có nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần; xét về mặt chức
năng, có nhu cầu chính, nhu cầu phụ; xét về mặt đạo lí, có nhu cầu hợp lí, nhu
cầu không hợp lí,v.v
21
Nhu cầu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của cá nhân và do đó
nó thúc đẩy sản xuất và toàn xã hội phát triển. Nhu cầu càng cấp bách thì khả
năng chi phối hoạt động của con người càng cao. Quản lý, kiểm soát được
nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân. Trong trường hợp
này, trình độ nhận thức có sự chi phối nhất định đối với nhu cầu: nh
ận thức
sâu rộng sẽ có khả năng điều khiển sự thỏa mãn nhu cầu một cách hợp lý. Vì
vậy, nắm bắt nhu cầu là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch
định chính sách cũng như thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội của cơ quan, đơn vị, cộng đồng, quốc gia, nhằm tiến tới thỏa mãn ngày
càng tốt hơn các nhu cầ
u.
Cũng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhu cầu văn hóa là một dạng
đặc biệt của nhu cầu thể hiện những đòi hỏi tất yếu của con người về mặt văn
hóa trong hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa. Chẳng hạn như: nhu cầu
xem phim, đọc sách, báo, nhu cầu sáng tạo các tác phẩm văn hóa nghệ
thuật,v.v Nhu cầu văn hóa là nhu cầu mang tính người, nảy sinh, phát triển
trong đ
iều kiện con người đã thỏa mãn ở một chừng mực nhất định các nhu
cầu cơ bản như ăn, mặc, ở. Mặt khác, nhu cầu này còn xuất phát từ nội tâm
con người, từ quá trình hoàn thiện phẩm chất, nâng cao trình độ thẩm mỹ và
văn hóa chung của con người.
Thị hiếu văn hóa (hay thị hiếu thẩm mỹ) là khả năng của con người đánh
giá về mặ
t văn hóa, thẩm mỹ những hiện tượng của hiện thực cũng như những
tác phẩm văn hóa nghệ thuật Khó có thể đưa ra được một cách tiếp cận vấn
đề thị hiếu dựa theo những tiêu chuẩn cứng nhắc. Nhưng, mọi người đều nhận
thấy rằng thị hiếu văn hóa được quy định bởi những điều kiện xã hội và l
ịch
sử cụ thể. Thị hiếu đó có liên quan chặt chẽ với một nhân tố mà chúng ta gọi
là thẩm mỹ. Thị hiếu còn liên quan đến trình độ học vấn và nhận thức văn
hóa, nhất là năng lực nhận thức thẩm mỹ. Chính vì vậy, việc giáo dục văn hóa
và thẩm mỹ có quan hệ chặt chẽ với việc hình thành một thị hiếu văn hóa lành
mạnh, tích cực trong xã h
ội.
22
Với những quan niệm về nhu cầu và thị hiếu văn hóa như trên thì việc
nắm bắt nhu cầu, thị hiếu văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên là
một công việc hết sức phức tạp, vì nhu cầu văn hóa này liên quan, tương tác,
phụ thuộc vào nhiều nhân tố, từ tự nhiên đến xã hội, từ kinh tế đến văn hóa và
tuôn chảy từ quá khứ qua hiện tại đến t
ương lai,…
Có thể thấy rằng trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với sự cải thiện
nhanh của đời sống vật chất, nhu cầu, thị hiếu văn hóa của đồng bào các
DTTS Tây Nguyên cũng có những biến động phức tạp.
Do có những điều kiện đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi nên nền kinh tế
hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường đã nhanh chóng phát tri
ển ở Tây
Nguyên, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng cộng đồng, từng buôn
làng, từng hộ gia đình, tạo nên những đổi thay to lớn trong đời sống mọi mặt
của họ từ vật chất đến tinh thần, từ kinh tế đến văn hóa. Kinh tế thị trường,
sản xuất hàng hóa trong quá trình mở rộng giao thương, giao lưu đã mang đến
nhiều cái m
ới, cái lạ, tạo nên nhiều đổi thay trong đời sống văn hóa Tây
Nguyên nói chung, đồng bào các DTTS Tây Nguyên nói riêng. Những biến
đổi này đã thay đổi nhu cầu cũng như thị hiếu văn hóa của đồng bào ở một
mức độ nào đó.
Trước hết là các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước, các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, những tri thức tiến bộ,
hiện đại củ
a nhân loại,… ngày càng thâm nhập sâu rộng hơn vào đời sống của
đồng bào DTTS, nhất là vào giới trẻ, tạo nên những thay đổi tích cực trong
nhu cầu, thị hiếu văn hóa của họ. Nhiều người trong số họ, dưới tác động của
những cái mới tích cực đã nâng cao trình độ nhận thức nói riêng, trình độ cảm
nhận văn hóa nói chung. Nhìn chung, họ nhanh nhạy hơn trong nhận thức,
nắm bắt cái mới, cái tích cực và m
ở rộng hơn tầm nhìn, thế giới quan, nhân
sinh quan của mình. Có thể nói, chính sách “đổi mới” “mở cửa” đến được với
người dân thì bên cạnh những tiện nghi cuộc sống do sự phát triển kinh tế
mang lại nó cũng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần hết sức quan trọng. Và
23
chúng tác động hết sức mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của đồng bào làm thay
đổi mạnh mẽ nhận thức, lối sống cũng như nhu cầu, thị hiếu hưởng thụ, sáng
tạo văn hóa của họ,… Kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa càng phát triển
tác động của chúng vào đời sống văn hóa và nhu cầu thị hiếu văn hóa của
đồng bào càng càng mạnh mẽ. C
ũng nhờ “đổi mới” mà đồng bào DTTS Tây
Nguyên nói chung, lớp trẻ nói riêng đạt được trình độ học vấn, trình độ nhận
thức cao hơn các thế hệ trước, tỏ ra nhanh nhạy hơn trong tiếp nhận những cái
mới, những cái hiện đại, cái tiện nghi trong cuộc sống.
Với những thành tựu kinh tế mang lại, thị hiếu văn hóa của đồng bào
cũng đang biến đổi. Nếu như tr
ước đây, họ tiêu dùng chủ yếu là các sản
phẩm, vật dụng do họ tự làm ra thì nay họ phụ thuộc nhiều hơn, phản ứng một
cách lựa chọn hơn các sản phẩm của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, sản
xuất trong nước hoặc nhập từ nước ngoài vào. Do thu nhập và mức sống của
một bộ phận đồng bào tăng lên nhiều so vớ
i trước nên nhiều hộ gia đình đã
bắt đầu biết xây nhà đẹp, biết sử dụng các loại máy móc, công cụ lao động
sản xuất hiện đại (như xe công nông, máy cày, máy bơm, máy phát điện, máy
xay xát,…) cũng như sử dụng nhiều loại sản phẩm tiêu dùng tiện nghi và đắt
tiền như xe máy, tủ lạnh, ti vi, đầu video, máy tính, điện thoại, internet,v.v…
Từ đó các sản phẩm văn hóa gắn vớ
i những thiết bị kể trên được tiêu thụ một
cách rộng rãi trong vùng đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Những hàng hóa,
vật dụng và tiện nghi này thực sự đã tác động rất mạnh đến quá trình hình
thành nhận thức, nhu cầu, thị hiếu, tâm lý, lối sống của nhiều đồng bào DTTS,
góp phần quy định nhu cầu, thị hiếu văn hóa của họ cả ở nghĩa tích cực lẫn
tiêu cực.
Bên cạnh những cái tiến b
ộ, những giá trị của nền kinh tế thị trường đã
tác động mạnh mẽ làm hình thành nên nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ở một bộ
phận người dân, nhất là một số thanh thiếu niên DTTS. Nhu cầu, thị hiếu, tâm
lý của xã hội tiêu dùng, thậm chí là chủ nghĩa tiêu dùng coi trọng các giá trị
vật chất, tâm lý sính ngoại đang bắt rễ ở đây. Ngày nay, có thể quan sát thấy
một bộ phận thanh thiếu niên DTTS coi các giá tr
ị vật chất, các lợi ích vật
24
chất hơn các giá trị tinh thần; nhiều người trong số họ quan tâm hơn đến việc
kiếm tiền để có thể mua sắm, hưởng thụ các vật dụng tiêu dùng hơn là hướng
tới các giá trị chính trị, văn hóa, xã hội. Và lẽ đương nhiên, trong bối cảnh đó
những nhu cầu, thị hiếu văn hóa gắn với những sinh hoạt văn hóa truyền
thống không còn sức hút đối với h
ọ như trước; Các nhu cầu chính trị - xã hội
một thời thiêng liêng như “lý tưởng cách mạng”, phấn đấu đứng vào hàng ngũ
Đảng, Đoàn, cũng như sự tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã
hội trở nên mờ nhạt, thiếu vắng trong một bộ phận đáng kể những người này.
Vì vậy, mặc dù trình độ học vấn của nhiều thanh, thiếu niên dân tộc được
nâng lên cao hơn nhiề
u so với trước nhưng hiện nay vấn đề tạo nguồn cán bộ
DTTS cho hệ thống chính trị trong vùng đang gặp những khó nhăn.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, tăng cường giao lưu, giao
thương với bên ngoài và đa dạng hóa thành phần dân tộc do di cư, nền văn
hóa truyền thống của các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, hệ giá trị
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên nói riêng đang đứng
trước nguy cơ bị xâm hại và tàn lụi. Cùng với điều đó, nhu cầu hưởng thụ,
sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống cũng đang bị giảm sút nhanh hơn.
Văn hóa truyền thống Tây Nguyên mà cốt lõi là các giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc bản địa Tây Nguyên đang mất dần đi những cơ sở kinh
tế - xã hội mà nhờ chúng nền vă
n hóa này được nảy sinh, nuôi dưỡng. phát
triển. Trước hết, đó là sự giảm sút nhanh chóng của rừng Tây Nguyên do sự
khai thác và phá hoại quá mức của con người. Trước đây, nói tới Tây Nguyên
là người ta nghĩ tới những cánh rừng đại ngàn mênh mông với tán lá che
không thể nhìn thấy mặt trời, thì nay muốn thấy rừng phải đi rất xa và quả là
rất khó nếu muốn tìm đến loại rừng nguyên sinh “đại ngàn” như đã nói trên.
Nền v
ăn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên vốn gắn bó chặt chẽ với rừng
(nên còn được gọi là nền “văn hóa rừng”), nên khi rừng không còn thì cơ sở
tự nhiên của nền văn hóa đó cũng không còn tồn tại, và lẽ dĩ nhiên nó sẽ suy
yếu đi, dễ bị tấn công, lấn át, thậm chí là bóp chết bởi các nền văn hóa bên
ngoài. Rừng đã lùi xa khỏi các buôn làng đồng bào DTTS và thay vào đấy là
25
những cánh đồng cà phê, cao su, tiêu, điều, ruộng lúa, ruộng ngô,… mênh
mông, với những phương thức canh tác hiện đại,… Nói cách khác, cùng với
sự suy yếu, biến mất của cơ sở tự nhiên thì cơ sở kinh tế của nền văn hóa
truyền thống này đang thay đổi theo kiểu nhảy vọt. Lẽ đương nhiên, nền văn
hóa truyền thống đó nhất định bị suy yếu đi và dễ dàng b
ị “xâm thực” bởi
những nhân tố văn hóa khác. Sống trong bối cảnh tự nhiên và kinh tế - xã hội
thay đổi kiểu như vậy thì nhu cầu, thị hiếu văn hóa của người DTTS bản địa
Tây Nguyên tất yếu phải biến đổi theo cho phù hợp với chúng. Và nhu cầu
văn hóa hướng tới những giá trị văn hóa mới (tại chỗ hoặc nhập ngoại) phù
hợp hơn với hoàn cảnh
đang thay đổi tất yếu phải xảy ra. Vì lẽ đó, không có
gì đáng ngạc nhiên khi người ta nhận thấy rằng chưa bao giờ những giá trị
cộng đồng truyền thống kiểu đại gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên gắn với nhà
dài, truyền thống cộng đồng gắn với nhà rông,… phân hóa, biến đổi nhanh
chóng như ngày nay. Các tập tục truyền thống mẫu hệ cùng các giá trị văn
hóa cộng
đồng như thiết chế già làng, luật tục, các phong tục tập quán, các lễ
hội truyền thống, rượu cần, cồng chiêng,… giảm sút vai trò và ý nghĩa như
hiện nay.
Trong bối cảnh văn hóa đó, nhu cầu, thị hiếu văn hóa của đồng bào các
DTTS Tây Nguyên nổi lên hai xu hướng rất rõ nét là xu hướng “Kinh hóa”
(hướng tới những giá trị văn hóa của dân tộc Kinh) và “phương Tây hóa”.
Trong quá trình đa dạng hóa cơ cấu dân tộc do di cư, sự
tương tác, giao
thoa về văn hóa giữa các tộc người diễn ra mạnh mẽ ở Tây Nguyên. Trải qua
một quá trình di cư và phát triển dân số nội tại, từ chỗ chiếm thiểu số hiện nay
người Kinh (Việt) đã chiếm đa số trong cơ cấu dân số Tây Nguyên. ở các đô
thị, các vùng trung tâm trên hoặc gần các trục giao thông, người Kinh thường
chiếm tỷ lệ rất cao còn ở những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giớ
i
thì đồng bào DTTS vẫn chiếm đa số. Điều đặc biệt ở Tây Nguyên là các dân
tộc thường sống xen kẽ bên cạnh nhau theo kiểu “cài răng lược” hoặc “da
beo” và giữa các dân tộc, nhất là người Kinh và các dân tộc còn lại luôn có sự
giao lưu, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và xây