Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá tinh thần các dân tộc thiểu sô Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 162 trang )


Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh





Báo cáo tổng kết đề tài

Thực trạng hởng thụ và sáng tạo
các giá trị văn hóa-tinh thần
các dân tộc thiểu số tây nguyên

Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS nguyễn ngọc hòa












6963
28/8/2008


hà nội 2008






2
MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU
4
Chương I: HƯỞNG THỤ VÀ SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HÓA TINH THẦN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

8
1.1. Bản chất của hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa
tinh thần

8
1.1.1. Khái niệm văn hóa
8
1.1.2. Con người - chủ thể sáng tạo ra văn hóa
9
1.1.3. Con người - sản phẩm của văn hóa
11
1.2. Nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa trong
quá trình phát triển

13
1.2.1. Cấu trúc của hưởng thụ và sáng tạo văn hóa 13
1.2.2. Sự đa dạng trong nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo ra

các giá trị văn hóa tinh thần
17
1.3. Xây dựng đời sống văn hóa để nâng cao cơ hội hưởng
thụ và sáng tạo giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào
các dân tộc thiểu số hiện nay
25
1.3.1. Xây dựng đời sống văn hóa - một đòi hỏi thiết thực
hiệ
n nay
25
1.3.2. Diện mạo đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số
28
Chương
II: HƯỞNG THỤ VÀ SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HÓA TINH THẦN Ở TÂY NGUYÊN - THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA
37
2.1. Khái quát về văn hóa và đời sống văn hóa Tây Nguyên
37
2.1.1. Hệ thống sử thi
38
2.1.2. Loại hình dân ca
39
2.1.3. Văn hóa cồng chiêng - "linh hồn" của đời sống văn
hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
39
2.1.4. Một số nhạc cụ dân tộc truyền thống
40
2.1.5. Làng nghề truyề
n thống

41
2.1.6. Lễ hội
42
2.2. Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa
của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

47
2.2.1. Hoạt động của các loại hình văn hóa mới (văn hóa hiện
đại) nhằm đưa những thành tựu, giá trị của văn hóa
mới vào phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số
47

3
2.2.2. Thực trạng sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa
tinh thần cổ truyền của đồng bào thiểu số

56
2.3. Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong
quá trình hưởng thụ và sáng tạo văn hóa tinh thần của
đồng bào các dân tộc thiểu số
68
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được
68
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
72
2.4. Những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong quá trình
nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn
hóa ở Tây Nguyên
75
Chương III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GI

ẢI PHÁP NÂNG
CAO CƠ HỘI HƯỞNG THỤ VÀ SÁNG TẠO CÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA Ở TÂY NGUYÊN
79
3.1. Những định hướng cơ bản
79
3.1.1. Một số dự báo về nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn
hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
79
3.1.2. Một số định hướng cơ bản về xây dựng đời sống văn
hóa nhằm nâng cao cơ hội và hưởng thụ
và sáng tạo
các giá trị văn hóa
83
3.2. Những giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo
các giá trị văn hóa ở Tây Nguyên

85
3.2.1. Xây dựng, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu văn hóa nhằm
định hướng giá trị trong xây dựng đời sống văn hóa
86
3.2.2. Tăng cường các hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng
nhu cầu văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số
89
3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa
93
3.2.4. Xây dựng và phát huy vai trò các thiết chế văn hoá cơ sở
98
3.2.5. Phát huy dân chủ trong quá trình hưởng thụ và sáng
tạo các giá trị

văn hóa
106
3.2.6. Kế thừa, phát huy và phát triển các giá trị di sản văn
hóa đặc trưng
110
3.2.7. Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ
các dân tộc thiểu số để sáng tạo nhiều hơn các sản
phẩm văn hóa
121
KẾT LUẬN
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
130


4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa trong quá trình CNH,
HĐH hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây chính
là quá trình tăng cường, củng cố và bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
giữ gìn bản sắc văn hóa v
ừa tạo ra sức đề kháng chống lại những tiêu cực
trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay. Cùng với việc xây
dựng nền tảng, củng cố truyền thống văn hóa, xây dựng đời sống văn hoá cở
sở còn tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường củng
cố tính thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việ
t Nam anh em.

Đây là một quá trình lâu dài nhưng phải thật sự bền bỉ để đưa văn hóa thấm
sâu vào trong đời sống xã hội, tạo dựng nên môi trường văn hóa lành mạnh để
phát triển bền vững.
Là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an
ninh vừa là vùng văn hoá đặc sắc của nước ta, từ khi đổi mới đến nay, đời
sống kinh tế, xã hội và văn hóa củ
a các dân tộc ở Tây Nguyên đã có nhiều
phát triển. Đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng có cơ hội nhiều hơn
trong việc hưởng thụ các thành tựu về kinh tế, văn hóa, đặc biệt là về giáo
dục, y tế cũng như sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới Tuy nhiên do điều
kiện lịch sử cũng như những hạn chế trong quá trình triển khai các chính sách
mà khoảng cách giàu nghèo vẫn chưa được rút ngắ
n, đặc biệt là khoảng cách
hưởng thụ các giá trị văn hóa. Đời sống văn hóa ở một số nơi chưa thật sự
lành mạnh, chưa thật sự trở thành sức đề kháng mạnh mẽ trong quá trình giao
lưu và hội nhập; đồng bào các dân tộc thiểu số ít có cơ hội để sáng tạo ra các
sản phẩm, giá trị văn hoá mới. Lợi dụng một số hạn chế này, các th
ế lực thù
địch đã lấp vào khoảng trống văn hóa đó những yếu tố văn hóa ngoại lai,
không lành mạnh lôi kéo đồng bào xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, thậm
chí kích động ly khai, gây ra bất ổn chính trị.

5
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Thực trạng hưởng thụ và sáng
tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" để
đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian; phân tích những nguyên nhân, những
bài học kinh nghiệm đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tạo cơ hội nhiều

n cho việc hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá góp phần vào sự

nghiệp xây dựng đời sống văn hóa cở sở ngày càng lành mạnh đồng thời tạo
ra sức mạnh, tinh thần gắn kết cộng đồng để đấu tranh chống lại âm mưu các
thế lực thù địch. Chính vì vậy mà việc triển khai đề tài sẽ mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu

n hóa Tây Nguyên từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước rất quan tâm. Các công trình nghiên cứu này thường tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau như dân tộc học, văn hóa dân gian, văn hóa học, xã hội
học để tiếp cận chuyên sâu ở một lĩnh vực nhỏ nào đó.
Vào tháng 4 năm 1995 tại tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội nghị hay hội thảo về
“công tác văn hóa thông tin ở cơ sở
” trong đó có tập trung đề cập về vấn đề
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tuy nhiên đây là tập hợp những bài viết của
nhiều tác giả nên tính hệ thống chưa cao. Cũng đề cập đến vấn đề này, Bộ Văn
hóa - Thông tin và Vụ Văn hóa Dân tộc - Miền núi cho ra đời công trình "Xây
dựng đời sống văn hóa ở các tỉnh phía Nam" do Nxb Văn hóa dân tộc ấn hành.
Công trình "V
ăn hóa Tây Nguyên - thực trạng và những vấn đề đặt ra" do
GS.TS. Trần Văn Bính chủ biên (Nxb CTQG Hà Nội 2004) đã đề cập một số
khía cạnh về thực trạng văn hóa Tây Nguyên; Hội thảo khoa học Bảo tồn và
phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vào tháng
10/2007 tại Buôn Ma Thuột… Tuy nhiên công trình này phần lớn chỉ đề cập
đến đời sống văn hóa và xây dựng đời sống v
ăn hóa cơ sở chứ chưa đi sâu vào
đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, trong những năm gần đây trên các tạp chí Cộng sản, Văn hóa
nghệ thuật, Tư tưởng văn hóa, Lý luận chính trị, Sinh hoạt lý luận có nhiều
bài viết xoay quanh vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Tây Nguyên như


6
"Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Kon Tum", "Mấy suy nghĩ về bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số Tây Nguyên", "Giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên" của TS. Nguyễn Ngọc Hoà; "Về vấn đề xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở" của TS. Nguyễn Hữu Thức
Tất cả những công trình trên tuy mới chỉ khai thác ở mộ
t số bình diện nhất
định nhưng là những cứ liệu quý giá để tiếp tục nghiên cứu văn hóa Tây
Nguyên. Kế thừa những công trình này, tác giả muốn khai thác kỹ hơn về quá
trình hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên với mong muốn nhận diện, đánh giá lại quá trình hưởng thụ và sáng tạo
văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có phong trào xây dựng
đời
sống văn hóa cơ sở kể từ khi có Nghị quyết TW V (khoá VIII) đồng thời đề
xuất những giải pháp tiếp tục tạo cơ hội nhiều hơn trong việc hưởng thụ và sáng
tạo văn hóa ở Tây Nguyên hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, đề tài phân tích thực trạng sáng tạo và
hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần đồng thời xác định rõ nhữ
ng thành tựu
và hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm trong quá trình nâng cao cơ hội
hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần ở Tây Nguyên trong
thời gian qua.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo
các giá trị văn hóa trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở Tây Nguyên
trong thời gian sắp đến.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận của chủ ngh
ĩa Mác -
Lênin, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài những phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu lý luận văn
hóa, văn hóa học, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp,
thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phỏng vấn, đối thoại, toạ đàm
đồng thời kế thừa kết quả các công trình có liên quan.

7
5. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa Tây Nguyên nói chung và vấn đề hưởng thụ và sáng tạo các giá
trị văn hóa tinh thần nói riêng về cơ bản là khá rộng. Trong giới hạn của kinh
phí và thời gian nhất định, nội dung đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên. Xuất phát từ mục tiêu này mà địa bàn khảo sát của đề tài tập trung
vào
đối tượng nghiên cứu là đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân
tộc thiểu số bản địa. Chính vì vậy mà ngoài những đánh giá chung nhóm đề
tài chủ yếu tập trung khảo sát ở các huyện miền núi có tỷ lệ dân tộc thiểu số
khá cao ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum…
6. Những đóng góp của đề tài
Những kết quả của công trình sẽ là tài liệu thiết thực cho các nhà nghiên
c
ứu văn hóa nói chung và văn hóa Tây Nguyên nói riêng đồng thời là tư liệu
bổ ích cho các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa trong quá trình xây dựng, hoạch
định và triển khai các chính sách văn hóa vào đời sống các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên.
Ngoài ra, những kết quả từ công trình sẽ là nguồn tài liệu cần thiết trong
nghiên cứu, giảng dạy ở các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước
và khu vực, đặc biệt là trên địa bàn Tây Nguyên.
7. Kết cấu củ
a đề tài
Với những mục tiêu như vậy nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết

luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu đề tài gồm có 3 chương như sau:
Chương I. Hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa - những vấn đề lý
luận và thực tiễn.
Chương II. Hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa ở Tây Nguyên -
thực trạng và những v
ấn đề đang đặt ra.
Chương III. Những định hướng và giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và
sáng tạo các giá trị văn hóa ở Tây Nguyên .

8
CHƯƠNG I

HƯỞNG THỤ VÀ SÁNG TẠO
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Bản chất của hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là lĩnh vực vô cùng rộng lớn và sự thẩm thấu của văn hóa trong
đời sống xã hội đã nói đến chức năng, vai trò to lớn của văn hóa trong lịch sử.
Năm 1871 định nghĩa đầu tiên của E. Tylor về văn hóa được xem như là cột
mốc đánh dấu sự sinh thành củ
a một ngành học. Cách tiếp cận của Tylor xem
văn hóa như là những gì mà con người làm ra với tư cách là một thành viên
của xã hội. Sau này các định nghĩa theo thời gian mà trở nên nhiều hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thống kê hiện nay văn hóa đã có gần 1000 định
nghĩa. Trên Google hiện nay có khoảng 9.390.000 tài liệu đề cập đến vấn đề
này trong đó có gần 500 định nghĩa về văn hóa
1
.

Dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung, khi nói đến văn
hóa là nói đến những gì con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của con người.
Nhà triết học người Pháp T.Chardin xem văn hóa là “tri quyển” để phân biệt
với “sinh quyển” là cái tự nhiên. Quan niệm Mác xít xem văn hóa như là
“thiên nhiên thứ hai” do con người sáng tạo nên. Chủ tịch Hồ Chí Minh thì
xem văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của con người. “Vì lẽ
sinh tồn và mục đích của cuộc sống mà loài ngườ
i mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
2
. Ngược về

1
Việt Phương - Một số vấn đề về văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý ở nước ta hiện nay - T/c thông tin Văn
hóa và phát triển, số 12/2007
.
2
Hồ Chí Minh toàn tập,Nxb CTQG HN 2000, tập 3 trang 431.

9
lịch sử, quan niệm Phương Đông xem văn hóa như là một quá trình đưa
những gì tốt đẹp vào cuộc sống để quản lý và phát triển xã hội. Thuật ngữ
“văn trị giáo hóa” có từ rất xa xưa xem văn hóa như là cái không thể thiếu
được trong lãnh đạo, quản lý xã hội. Một xã hội được xem là tốt đẹp và muốn
dược tốt đẹp thì phải lấy văn hóa làm trọng, lấy văn hóa làm thướ
c đo đồng
thời phải đưa cái đẹp, cái đúng, cái tốt vào cuộc sống như một thước đo của
xã hội. Phương Tây xem văn hóa như là sự vun trồng con người. Thuật ngữ

culture hàm nghĩa là sự vun trồng, chăm bón, trau dồi. Ban đầu là vun trồng
chăm bón cây cối, về sau là vun trồng con người, xây dựng nhân cách con
người. Từ đây chúng ta càng thấm thía với câu nói của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: Vì lợ
i ích 10 năm thì ta phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì ta phải
trồng người. Như vậy, trồng người là văn hóa và nhiệm vụ trồng người không
phải một sớm một chiều mà phải lâu dài, kiên trì và bền bỉ, không được nôn
nóng, vội vàng.
Bản chất của văn hóa về cơ bản là như vậy, tuy nhiên trong thực tiễn
sinh động, văn hóa phong phú và đa dạng hơn nhiều. Điều đầu tiên mà ai
c
ũng có thể nhìn thấy là không ai sinh ra đã có văn hóa mà luôn có một môi
trường văn hóa luôn chờ sẵn. Văn hóa không phải từ trên trời rơi xuống mà là
một quá trình. Quá trình đó bao gồm rất nhiều hoạt động từ sáng tạo, truyền
bá, gìn giữ cũng như chia sẻ và chuyển giao các giá trị văn hóa. Tất cả các
hoạt động đó nhằm đảm bảo nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn
hóa của con ng
ười; tất cả vì con người với tư cách là động lực đồng thời cũng
là mục tiêu của sự phát triển.
1.1.2. Con người - chủ thể sáng tạo ra văn hóa
Khi nói về văn hóa, phần lớn các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ những
hoạt động của con người, một hoạt động có ý thức, được hướng dẫn bởi tư
duy. Con người được thừa nhận như một
động vật xã hội, động vật bậc cao
khi năng lực thể hiện bản chất người bằng những sản phẩm văn hóa. Chính vì



10
vậy mà khi nghiên cứu văn hóa chúng ta không được tách rời con người, bởi

dấu ấn để lại của con người trên hành tinh này chính là văn hóa. Khi nghiên
cứu về vấn đề này, mọi người đều thừa nhận rằng dù là văn hóa vật chất hay
tinh thần thì những sản phẩm đó không có nguồn gốc từ tự nhiên mà đều là
thành quả sáng tạo của con người, với tư cách là chủ thể sáng tạo. A.A
Radughin cho rằng: “Con ngườ
i tạo ra và sử dụng thế giới các đồ vật và thế
giới các ý tưởng xoay quanh con người, và vai trò của con người là vai trò kẻ
sáng tạo, còn vị trí của con người trong văn hóa là vị trí trung tâm của việc tạo
ra các tác phẩm nghệ thuật, tức là vị trí trung tâm của văn hóa. Con người
sáng tạo ra văn hóa, tái tạo và sử dụng văn hóa như phương tiện để tự phát
triển. Con người là kiến trúc sư, là nhà xây dựng và ngườ
i dân của thế giới tự
nhiên được gọi là văn hóa thế giới, là “tự nhiên thứ hai”, là nơi trú ẩn “được
tạo ra một cách nhân tạo” của nhân loại. Đó chính là thế giới của các hiện
thực, cái thế giới không có trên trái đất trước khi con người ra đời, đó là hiện
thực, cái hiện thực xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng con người, và sẽ còn
tồn tại cho đến khi nhân loại còn tồ
n tại”
1
.
Con người sáng tạo ra văn hóa như một thiên chức bởi lẽ con người
không hài lòng với tự nhiên, thậm chí còn thấy tự nhiên quá chật chội và buồn
tẻ. Từ đó con người bước vào hành trình khám phá bản thân mình thông qua
quá trình tác động vào tự nhiên. Khái niệm CON NGƯỜI tự bản thân nó đã
nói lên tính vật chất và tinh thần của con người với tư cách là một tạo vật đặc
biệt của tạo hóa. Chính vì vậy mà sự hiện h
ữu của sản phẩm vật chất hay tinh
thần cũng là để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người mà thôi.
Để thỏa mãn nhu cầu vật chất, con người tạo ra “những công cụ sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng”, đó là ăn uống, trang

phục, nhà cửa, công trình, đường sá; để thỏa mãn nhu cầu tinh thần con người
“sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học nghệ thuật”, đó là những lý tưởng về thẩm mỹ, đạo đức,
chính trị, tôn giáo. Như vậy, về thực chất hoạt động của con người lan rộng ra

1
A A Radughin 2004, Văn hóa học, những bài giảng, Viện Văn hóa thông tin

11
tất cả các kênh của văn hóa vật chất cũng như tinh thần, thẩm thấu toàn bộ
trong đời sống xã hội.
Sự sáng tạo của con người không chỉ thể hiện ở việc làm ra các sản
phẩm văn hóa cụ thể mà còn biết văn hóa hóa, biểu tượng hóa những gì đã có
trong tự nhiên. Sáng tạo đó thể hiện năng lực bậc cao của con người trong quá
trình tìm kiếm và cải biế
n hiện thực ở chiều cạnh cao hơn, thẩm mỹ hơn.
Chúng ta có thể xem vịnh Hạ Long hay Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên
nhiên vì nó là sản phẩm của tạo hóa nhưng không có thể không thừa nhận
những gì con người đã “tô điểm” cho nó, khoác lên nó chiếc áo thẩm mỹ,
thậm chí là chiếc áo tín ngưỡng, tôn giáo linh thiêng. Con người đã sáng tạo
ra cái đẹp bằng cách như vậy, cho nên con người luôn đứng ở vị trí trung tâm
của sự sáng tạo, cho dù
ở lĩnh vực nào, nghệ thuật hay đạo đức, khoa học hay
tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán
1.1.3. Con người - sản phẩm của văn hóa
Con người là khởi đầu của sự sáng tạo ra văn hóa nhưng suy cho cùng
bản chất ấy lại mang tính xã hội và chịu sự chi phối của không gian và thời
gian. Từ khi ra đời với tư cách là “thiên nhiên thứ ai” văn hóa không dừng lại
như một sản phẩm thụ độ

ng mà ngược lại nó tác động trở lại con người, thậm
chí nó còn làm thay đổi “năng lực bản chất người”. Điều này thể hiện vai trò
to lớn của văn hóa trong xã hội, trong việc hình thành nhân cách con người.
Văn hóa do con người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng kỳ diệu và may mắn
thay là không ai sinh ra đã có văn hóa mà luôn có một cái văn hóa luôn chờ
sẵn. Nền văn hóa đó, không gian văn hóa đó quy định khuôn mẫu ứng xử củ
a
con người trong quá trình sống. Bắt đầu có thể là lời ru đầu đời của mẹ,
chuyện cổ tích của bà để rồi sau đó phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”
thì mới từng bước nên người. Nói chung, để học hỏi những khuôn mẫu ứng
xử của một cộng đồng nhất định con người phải hiểu biết những thang bậc giá
trị và thự
c hành theo những hành lang của những giá trị mà một cộng đồng đã
tạo nên.

12
Nếu như con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra văn hóa nói đến
năng lực sáng tạo thể hiện cá tính cá nhân, thì trong con người với tư cách là
sản phẩm của văn hóa lại bộc lộ tính cộng đồng sâu sắc. Con người có thể
sáng tạo ra mọi thứ nhưng cái quan trọng là sự lưu giữ của cộng đồng. Cộng
đồng chỉ lưu giữ nhữ
ng gì tốt đẹp, là chân, thiện, mỹ chứ không lưu giữ cái
tôi riêng biệt, cái tách rời cộng đồng. Giá trị là thước đo duy nhất để phản ảnh
năng lực cá nhân; giá trị cũng là cái duy nhất để cá nhân ràng buộc với cộng
đồng. Sự tích hợp của những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử cứ
thế mà mỗi ngày càng nhiều thêm, trở thành truyền thống, thành các lớp văn
hóa và tác động trở l
ại con người, chi phối nhân cách con người.
Sự hình thành nhân cách con người không đơn thuần là sự chuyển giao
một cách thụ động những giá trị mà là một quá trình năng động hóa đời sống

văn hóa. Sự vận động các giá trị trong môi trường văn hóa đã làm sinh động
đời sống văn hóa đồng thời bộc lộ khá rõ tính tương đối của các giá trị. Để có
được văn hóa, con người phải được trao truyền, chia xẻ những giá tr
ị. Các
thiết chế văn hóa của mỗi cộng đồng phải phát huy tối đa chức năng của mình
để làm cho văn hóa thẩm thấu vào từng ngõ ngách của đời sống văn hóa. Mỗi
cá nhân trong cộng đồng được quyền tiếp xúc và hưởng thụ các giá trị với tư
cách là một thành viên của cộng đồng đó. Ngược lại sự thua thiệt về cơ hội
hưởng thụ các giá trị
nói đến sự bất bình đẳng về văn hóa.Đây là vấn đề luôn
luôn được các nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm khi xây dựng những chính sách
văn hóa phù hợp với từng cộng đồng văn hóa cụ thể.
Có thể nói rằng, con người với tư cách là chủ thể sáng tạo hay là sản
phẩm của văn hóa cũng đều nằm trong cấu trúc toàn vẹn của nó. Con người
được hiểu như là khởi đầu với t
ư cách là chủ thể sáng tạo ra văn hóa nhưng
đồng thời là kết quả của sự phát triển văn hóa; vừa là mục tiêu vừa là động
lực của văn hóa. Khi nói con người là động lực của sự phát triển chúng ta đề
cập đến năng lực sáng tạo, nhưng khi nói con người là mục tiêu, chúng ta phải
nhìn nhận ở mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa mà loài người đã tạo ra.
Đây c
ũng là cơ sở để đánh giá chất lượng sống hay chỉ số phát triển của con

13
người trong mỗi cộng đồng, quốc gia một cách cụ thể. Tuy nhiên, để hiểu một
cách đúng đắn vấn đề này, chúng ta phải bắt đầu từ nhu cầu văn hóa tinh thần,
trong đó nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng.
Như vậy, hưởng thụ và sáng tạo văn hoá là một quá trình vận động và
biến đổi của các hoạt động vă

n hóa để thoả mãn nhu cầu văn hóa của con
người trong những môi trường văn hóa nhất định. Quá trình này thông qua
các hoạt động sản xuất, sáng tạo; lưu giữ, truyền bá, chia sẻ, tiêu dùng và
hưởng thụ các giá trị văn hóa, nhằm thoả mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của
con người và xã hội.
1.2. Nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa trong quá
trình phát triển
1.2.1. Cấu trúc của hưởng thụ và sáng tạo văn hóa
Con người v
ừa là sản phẩm vừa là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ của giá
trị văn hoá do mình sáng tạo ra trong lịch sử của chính mình. Sáng tạo ra giá
trị văn hoá và hưởng thụ các giá trị văn hoá là một quá trình thống nhất biện
chứng không thể tách rời. Không biết hưởng thụ các giá trị văn hoá sẽ không
có sự sáng tạo ra giá trị văn hoá và ngược lại, không sản xuất ra được các giá
trị văn hoá thì không có đi
ều kiện để hưởng thụ giá trị văn hoá. Sự sản xuất,
sáng tạo và hưởng thụ (tiêu dùng) các giá trị văn hoá lại phụ thuộc vào nhu
cầu cuộc sống và đòi hỏi của sự sinh tồn của con người. Muốn nâng cao chất
lượng hưởng thụ các giá trị văn hoá một vấn đề tiên quyết đặt ra là phải biến
tất cả các giá trị văn hoá thành tài sản của nhân dân, tạ
o điều kiện để nhân dân
đến với văn hoá, để hưởng thụ và góp phần tạo ra giá trị văn hoá mới.
1.2.1.1. Nhu cầu văn hóa
Theo nghĩa thông thường, nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam thì “Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các
đòi hỏi về vật chất, tinh th
ần và xã hội của đời sống con người phù hợp với

14

trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”. Nhu cầu là một phạm
trù mang tính lịch sử. Mức độ và phương thức thỏa mãn nhu cầu về cơ bản
phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Nhu cầu của các tầng lớp, nhóm,
cộng đồng được hình thành tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh (kinh tế, xã hội,
tự nhiên) của họ cũng như tùy thuộc vào những
đặc trưng về nhân khẩu,
chủng tộc, dân tộc Nhu cầu được phân thành nhiều loại: Xét về mặt chủ thể,
có nhu cầu cá nhân, nhu cầu tập thể, nhu cầu xã hội; xét về mặt hoạt động, có
nhu cầu lao động, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu trao đổi, nhu cầu giải trí,v,v ;
xét về mặt đối tượng, có nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần; xét về mặt chức
năng, có nhu cầu chính, nhu c
ầu phụ; xét về mặt đạo lý, có nhu cầu hợp lý,
nhu cầu không hợp lý,v.v
Nhu cầu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của cá nhân và do đó
nó thúc đẩy sản xuất để xã hội phát triển. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng
chi phối hoạt động của con người càng cao. Quản lý, kiểm soát được nhu cầu
đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân. Trong trường hợp này,
trình độ nh
ận thức có sự chi phối nhất định đối với nhu cầu: nhận thức sâu
rộng sẽ có khả năng điều khiển sự thỏa mãn nhu cầu một cách hợp lý. Vì vậy,
nắm bắt nhu cầu là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định
chính sách cũng như thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của cơ quan, đơn vị, cộ
ng đồng, quốc gia, nhằm tiến tới thỏa mãn ngày
càng tốt hơn các nhu cầu văn hóa.
Cũng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhu cầu văn hóa là một dạng
đặc biệt của nhu cầu thể hiện những đòi hỏi tất yếu của con người về mặt văn
hóa trong hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa. Chẳng hạn như: nhu cầu
xem phim, đọc sách, báo, nhu cầu sáng tạo các tác phẩm v
ăn hóa nghệ

thuật,v.v Nhu cầu văn hóa là nhu cầu mang tính người, nảy sinh, phát triển
trong điều kiện con người đã thỏa mãn ở một chừng mực nhất định các nhu
cầu cơ bản như ăn, mặc, ở. Mặt khác, nhu cầu này còn xuất phát từ nội tâm
con người, từ quá trình hoàn thiện phẩm chất, nâng cao trình độ thẩm mỹ và
văn hóa chung của con người.

15
Liên quan đến khái niệm này có thuật ngữ thị hiếu văn hóa. Thị hiếu văn
hóa (hay thị hiếu thẩm mỹ) là khả năng của con người đánh giá về mặt văn
hóa, thẩm mỹ những hiện tượng của hiện thực cũng như những tác phẩm văn
hóa nghệ thuật trong quá trình tiêu dùng văn hóa Khó có thể đưa ra được
một cách tiếp cận vấn đề thị hiếu d
ựa theo những tiêu chuẩn cứng nhắc.
Nhưng, mọi người đều nhận thấy rằng thị hiếu văn hóa được quy định bởi
những điều kiện xã hội và lịch sử cụ thể. Thị hiếu đó có liên quan chặt chẽ với
một nhân tố mà chúng ta gọi là thẩm mỹ. Thị hiếu còn liên quan đến trình độ
học vấn và nhận thức văn hóa, nhất là nă
ng lực nhận thức thẩm mỹ. Chính vì
vậy, việc giáo dục văn hóa và thẩm mỹ có quan hệ chặt chẽ với việc hình
thành một thị hiếu văn hóa lành mạnh, tích cực trong xã hội.
Với những quan niệm về nhu cầu và thị hiếu văn hóa như trên thì việc
nắm bắt nhu cầu, thị hiếu văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội là một công
việc hết sứ
c phức tạp, vì nhu cầu văn hóa này liên quan, tương tác, phụ thuộc
vào nhiều nhân tố, từ tự nhiên đến xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa và
nó chính là dòng chảy từ quá khứ qua hiện tại đến tương lai…
1.2.1.2. Hoạt động văn hóa
Nhu cầu văn hóa rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên, nhu cầu văn hóa
là cái tiềm ẩn mà chúng ta không thể xác định một cách rõ ràng. Chính vì vậy
mà muốn biết được nhu cầu văn hóa thì ph

ải thông qua hoạt động văn hóa.
Con người sống không thể không hoạt động thực tiễn và một trong nhiều hoạt
động quan trọng của thực tiễn có hoạt động văn hóa được xem như là hoạt
động ở tầng bậc cao. Nhà nghiên cứu văn hóa Đoàn Văn Chúc, trong tác
phẩm Xã hội học văn hóa cho rằng, dù ở bất cứ thời đại nào thì con người
cũng dùng thời gian của mình vào 4 loại hoạt
động chủ yếu: Đó là hoạt động
lao động sản xuất để đảm bảo sự sống; hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân
trong đời sống xã hội; hoạt động duy trì, bảo vệ đời sống vật chất cá nhân và
những hoạt động thuộc đời sống tinh thần
1
. Cho dù có nhiều cách tiếp cận về

1
Đoàn Văn Chúc, Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, 1997, tr 224

16
cách phân chia này nhưng nhìn chung mọi hoạt động của con người về cơ bản
là để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần, trong đó hoạt động văn hóa có ý
nghĩa vô cùng quan trọng.
Thực tế cho thấy hoạt động văn hoá chính là quá trình sản xuất (sáng
tạo) và tiêu dùng, tiêu thụ (hưởng thụ) những sản phẩm (giá trị) văn hóa đáp
ứng nhu cầu văn hóa của con người. Đó là một chuỗi những ho
ạt động như
sản xuất, sáng tạo, truyền bá, chia sẻ, lưu giữ, hưởng thụ văn hóa…Chính vì
vậy mà muốn tạo cơ hội cho việc sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa
tinh thần thì không gì hơn là phải tăng cường các hoạt động văn hóa. Cũng
thông qua bức tranh hoạt động văn hóa chúng ta mới có thể đánh giá được đời
sống văn hóa phong phú hay nghèo nàn, đa dạng, độc đáo hay ng
ưng đọng,

khô cứng. Mặt khác chính hoạt động văn hóa là cơ sở để cho những sản phẩm
văn hóa ra đời. Nói cách khác, không có hoạt động văn hóa sẽ không có sản
phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu cho con người.
Tuy nhiên, trong đời sống văn hóa thì không phải bất cứ hoạt động văn
hóa nào cũng đều sản xuất ra các sản phẩm văn hóa bởi lẽ có hoạt động văn
hóa là để
thoả mãn nhu cầu tự thân như giao tiếp, xem phim, nghe nhạc, đọc
sách…Chỉ có hoạt động sáng tạo là nhu cầu đích thực của con người mới cho
ra đời sản phẩm văn hóa. Đó chính là sự phát huy năng lực bản chất của con
người ở lĩnh vực thẩm mỹ. Hiểu được quy luật này chúng ta sẽ có kế hoạch
đầu tư trọng điểm hơn cho sự sáng tạo củ
a các chủ thể văn hóa.
1.2.1.3. Sản phẩm văn hóa
Khi nói về hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần thì sản
phẩm văn hóa là một bộ phận vô cùng quan trọng. Trong thực tế không có ai,
tập thể nào lại tiếp nhận và hưởng thụ văn hóa mà lại không thông qua sản
phẩm văn hóa. Mặt khác, con người sẽ không còn giá trị nếu chỉ thoả mãn
nhu cầu tự thân một cách thuần tuý mà lại không sáng tạo ra nh
ững sản phẩm
văn hóa mới, giá trị văn hóa mới. Sản phẩm văn hóa bao gồm sản phẩm văn
hóa vật thể (vật chất) như công cụ sản xuất, kiến trúc nhà cửa, các di tích lịch

17
sử, tranh tượng, các thiết chế văn hóa như trường học, thư viện, rạp hát…Ở
các dân tộc thiểu số là nhà rông, nhà dài…các thiết chế tôn giáo tín
ngưỡng…Sản phẩm văn hóa phi vật thể ( tinh thần) tồn tại dưới dạng giá trị
như truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian, lễ hội, ca dao hò vè, các hình thức
diễn xướng…Thật ra sự phân chia này chỉ có tính tương đối vì các giá trị văn
hóa phi vật thể luôn hoá thân trong các sả
n phẩm văn hóa vật thể.

Tuy nhiên sản phẩm văn hóa cao nhất, đặc biệt nhất chính là con người.
Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, không chỉ lưu giữ văn hóa mà
còn là sản phẩm văn hóa. Một nghệ nhân trong bất cứ loại hình văn hóa nào
cũng là sản phẩm văn hóa vô cùng quý giá, bởi lẽ mất nghệ nhân thì mọi hoạt
động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa không còn ý nghĩa.
Điều này lại hết sức
có ý nghĩa với văn hóa dân gian, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Tất cả những thành tố trên, từ nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa để
thỏa mãn nhu cầu đến sáng tạo các sản phẩm văn hóa đều gắn với một không
gian văn hóa nhất định. Chính vì vậy mà trong cùng một thời điểm việc
hưởng thụ và sáng tạo các giá tr
ị văn hóa không giống nhau. Chẳng hạn, nếu
như hiện nay ở các đô thị lớn, internet đã trở thành một nhu cầu văn hóa lớn,
đã hình thành một lớp cư dân mạng, thì ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số những phương tiện tối thiểu như báo chí, truyền hình vẫn
còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà việc xác định đúng nhu cầu hưởng
thụ và sáng tạo văn hóa trong từ
ng thời điểm, từng địa bàn cụ thể là hết sức
quan trọng trong quá trình nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân
hiện nay.
1.2.2. Sự đa dạng trong nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị
văn hóa tinh thần
Hưởng thụ văn hoá là khái niệm chỉ quá trình tiêu dùng các sản phẩm
của các loại hình nghệ thuật (văn học, sân khấu, múa, âm nhạc, kiến trúc, mỹ
thuật), sản phẩm của truyề
n thông (sách báo, phát thanh, truyền hình, mạng
internet ), các sản phẩm du lịch văn hoá, thể dục thể thao. Hưởng thụ các sản

18
phẩm văn hoá là quá trình chủ thể tác động vào các tác phẩm nghệ thuật và

văn hoá khác thông qua các giác quan bằng cả tình cảm và trí tuệ để thoả mãn
nhu cầu tinh thần của chính bản thân họ và qua sự thụ cảm thường mở ra khả
năng tái tạo hoặc sáng tạo ra sản phẩm văn hoá mới. Như vậy, hưởng thụ các
sản phẩm văn hoá là khâu cuối cùng của đời sống văn hoá nhưng thông qua
hưở
ng thụ mới biết được nhu cầu tinh thần để sản xuất ra các sản phẩm văn
hoá thích ứng nhu cầu đời sống để nâng cao chất lượng tiêu dùng văn hoá.
Khi nói đến hưởng thụ văn hóa là nói đến khả năng tiêu dùng văn hóa
của mọi người dân trong một môi trường văn hóa cụ thể nào đó. Thực tế cho
thấy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường hiện nay
đã tạo nên
sự biến đổi khá nhanh về nhu cầu cũng như khả năng tiêu dùng văn hóa một
cách khá đa dạng và phong phú. Ngành công nghiệp văn hóa đã từng bước
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người trên cơ sở sản xuất ngày càng nhiều
sản phẩm văn hóa. Quá trình này, một mặt đã đa dạng hóa nhu cầu tiêu dùng
của mọi tầng lớp trong xã hội nhưng mặt khác nó đem lại nhiề
u cơ hội và khả
năng lựa chọn các sản phẩm văn hóa phù hợp với nhu cầu, sở thích của mọi
người dân.
Quá trình hội nhập, giao lưu mạnh mẽ hiện nay đã tạo nhiều cơ hội để
trao đổi, tiếp xúc văn hóa mạnh mẽ thông qua các phương thức sáng tạo văn
hóa, các sản phẩm văn hóa, các biểu hiện thực tiễn của bản sắc vă
n hóa giữa
các khu vực, quốc gia, vùng, miền, cộng đồng đã khiến cho người dân tiếp
xúc, hấp thụ được những cái mới, cái khác của bên ngoài, trong đó có cả cái
mới, cái khác về cách thức tiêu dùng văn hóa và sản phẩm văn hóa (ở cả hai
mặt, hai chiều, lợi và hại). Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng
trong việc thúc đẩy hệ thống nhu cầu, khả năng cũng như thực tiễ
n tiêu dùng
văn hóa sinh động hiện nay

1
.
Một đặc điểm quan trọng nữa là sự thay đổi về phương thức quản lý
kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời gian gần đây đã làm thay đổi nhanh

1
Phạm Tùng Thư, Nhu cầu và xu thế tiêu dùng văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 12/2004

19
chóng cách thức thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong mọi tầng lớp dân
cư. Điều này có liên quan trực tiếp đến khả năng thu nhập của người dân.
Chính vì vậy mà sự đa dạng về nhu cầu văn hóa cũng như mức độ hưởng thụ
và sáng tạo văn hóa là hết sức phong phú và sinh động, thậm chí là phức tạp.
Có thể thấy rằng trong những năm đổi mới v
ừa qua, cùng với sự cải
thiện nhanh của đời sống vật chất, nhu cầu, thị hiếu văn hóa của mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội ở nước ta cũng đã có nhiều thay đổi, thậm chí là phong
phú và phức tạp. Cũng từ thực tế này mà hệ thống nhu cầu tiêu dùng, hưởng
thụ văn hóa của người dân biến đổi một cách nhanh chóng, phong phú và
phản ảnh ở nhiều c
ấp độ khác nhau. Trên thực tế ngày nay, mọi người dân nói
chung không chỉ có xu hướng thỏa mãn trực tiếp nhu cầu có tính chất vật chất
trong ăn, mặc, ở, mà còn hướng đến sự cảm thụ văn hóa, nghĩa là đòi hỏi cái
đẹp trong các sản phẩm văn hóa. Chẳng hạn, một chiếc áo không còn thuần
túy là để mặc che thân mà người tiêu dùng, hưởng thụ tìm thấy trong đó
những giá trị văn hóa, thậm chí là những biể
u tượng văn hóa; một tờ báo
không chỉ tồn tại như là sản phẩm cung cấp thông tin mà còn phải đẹp, phải
“bắt mắt”, phải mang những biểu tượng văn hóa và bản sắc
Sự đa dạng trong hưởng thụ và sáng tạo văn hóa là một quy luật tất yếu

khi nền kinh tế thị trường mỗi ngày càng phát triển. Sự không đồng đều trong
thu nhập, hay nói đúng hơn là sự phân hóa giàu nghèo diễ
n ra ngày càng tăng
đã nói đến sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng văn hóa. Mặt khác, do sự phát
triển không đồng đều của các vùng miền cũng như môi trường văn hóa không
giống nhau phản ánh rõ nét biểu đồ nhu cầu và hoạt động văn hóa. Ở các đô
thị lớn, thu nhập đời sống dân cư khá giả, thường xuyên tiếp cận với văn minh
hiện đại, nhu cầu và sức sáng tạo của mọi thành viên ch
ịu ảnh hưởng của quá
trình giao lưu và toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự
phát triển của internet. Nhu cầu biểu hiện văn hóa truyền thống từng bước bị
phai nhạt. Trong khi đó, ở môi trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì đa số
người dân vẫn còn những hoạt động văn hóa mang tính truyền thống như lễ

20
hội, tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh hoạt động và tiêu dùng các giá trị văn
hóa hiện đại như báo chí, phim ảnh, thậm chí cả internet
Có thể nói rằng đánh giá về thực trạng tiêu dùng và sáng tạo văn hóa mà
không thông qua những tiêu chí cụ thể thì khó có thể nắm bắt được nhu cầu,
thị hiếu đa dạng của mọi tầng lớp trong xã hội. Theo tác giả Phạm Tùng Thư
thì thực trạng và tình hình tiêu dùng văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu vă
n hóa
cá nhân và cộng đồng được thể hiện qua những chỉ tiêu hiện vật văn hóa (tính
riêng cho từng nhóm sản phẩm văn hóa chủ yếu) và chỉ tiêu giá trị văn hóa
(tính theo cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng hay toàn bộ xã hội, về mức độ
tiêu dùng theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thậm chí theo đầu người
trong đó, đơn vị gia đình là hết sức sức quan trọng). Tất cả sự đa dạ
ng trong
hưởng thụ hay sáng tạo văn hóa, dù ở môi trường nào, thời điểm nào cũng đều
chịu sự chi phối bởi những điều kiện nhất định cũng như tuân theo những quy

luật tất yếu của quá trình cung - cầu, trong tính quy luật giữa kinh tế với văn
hóa, chính trị với văn hóa, của quy luật kế thừa và giao lưu văn hóa cũng như
tâm lý tiêu dùng có tính lịch sử trong đờ
i sống văn hóa.
Tuy nhiên, khẳng định sự đa dạng và sinh động trong hưởng thụ, tiêu
dùng và sáng tạo trong đời sống văn hóa không đồng nghĩa với việc cổ súy
cho thái độ bàng quan với những hoạt động văn hóa mà quan trọng là để có
cơ sở khoa học cho việc dự báo xu hướng biến đổi trong hưởng thụ và sáng
tạo văn hóa của mọi tầng lớp dân cư, từ đó tìm ra nhữ
ng định hướng và giải
pháp tạo cơ hội hưởng thụ và nâng cao sức sáng tạo văn hóa một cách lành
mạnh và công bằng. Theo đánh giá của chúng tôi, hiện nay, quá trình hưởng
thụ, tiêu dùng và sáng tạo văn hóa có mấy xu hướng cơ bản sau:
Một là xu hướng hiện đại hóa trong nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn
hóa. Đây là xu hướng đang nổi trội trong thực tế hiện nay bởi quá trình toàn
cầu hóa kinh tế và sự hội nh
ập đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Các sản
phẩm, thành tựu văn hóa hiện đại như điện ảnh, truyền thông đang ngày càng
có chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa của mọi tầng lớp dân cư, đặc

21
biệi là lớp trẻ. Hiện tượng Bi Rain, ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc biểu diễn ở sân
vận động Quân khu 7 đã thu hút một lượng lớn khán giả trẻ với giá vé rất cao
vừa qua là một ví dụ về nhu cầu hưởng thụ văn hóa hiện nay. Ngày lễ Tình
yêu 14/2 vốn có gốc gác từ phương Tây nhưng nó đã trở thành nhu cầu phổ
biến ở Việt Nam, thậm chí ở những nước theo đạo H
ồi. Hay như Nôel vốn là
một ngày lễ của Thiên chúa giáo, chủ yếu ở phương Tây, nhưng ngày nay nó
đã trở thành một lễ hội của đa số người dân, kể cả những người không theo
đạo hay khác đạo…

Hai là xu hướng tìm về truyền thống trong hưởng thụ và sáng tạo các
giá trị văn hóa tinh thần. Đây là xu hướng có vẻ như ngược với xu hướng
hiện đại hóa. Thực tế cho thấy, ngoài việ
c tham gia vào quá trình sáng tạo và
tiêu dùng văn hóa trong các sản phẩm văn hóa hiện đại, có một bộ phận
không nhỏ người dân quay lại với truyền thống bằng những sinh hoạt không
thể thiếu được như tham gia vào lễ hội truyền thống, tổ chức những cuộc thi
có tính truyền thống. Thành phần tham gia vào các hoạt động này không chỉ
có người lớn tuổi, các trí thức, các tín đồ mà có cả giới trẻ và người nước
ngoài.
Để đáp ứng nhu cầu này, hoạt động của các tổ chức văn hóa, các công
ty du lịch đã có những chương trình, kế hoạch khá phong phú để mọi người
có cơ hội được tìm về nguồn. Chẳng hạn, hoạt động của công ty Làng Việt
tại Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đưa lại cho mọi người về với một vùng quê
miền Trung Việt Nam, trong đó tất cả những sinh hoạ
t đồng áng đã được tái
hiện một cách sinh động.
Ngoài 2 xu hướng cơ bản trên, tùy theo thu nhập, độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, các nhóm, vùng miền mà có những xu hướng khác nhau, trong đó cơ
bản vẫn là xu hướng cá nhân hóa trong lựa chọn về hưởng thụ và sáng tạo các
giá trị văn hóa. Nhìn chung, sự đa dạng trong hưởng thụ và sáng tạo văn hóa
là một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển hiện nay.
Đối với các dân tộc thi
ểu số thì vấn đề hưởng thụ và sáng tạo văn hóa
tinh thần cũng có những tương đồng và khác biệt. Từ khi đổi mới cho đến

22
nay, nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường đã nhanh chóng
phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng cộng đồng, từng buôn
làng, từng hộ gia đình, tạo nên những đổi thay to lớn trong đời sống mọi mặt

của họ từ vật chất đến tinh thần, từ kinh tế đến văn hóa. Kinh tế thị trường,
sản xuất hàng hóa trong quá trình m
ở rộng giao thương, giao lưu đã mang đến
nhiều cái mới, cái lạ, tạo nên nhiều đổi thay trong đời sống văn hóa của nhân
dân, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số. Những biến đổi này đã thay đổi
nhu cầu cũng như thị hiếu văn hóa ở một mức độ nào đó trong từng vùng
miền cụ thể.
Trước hết là các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà
nước, các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, những tri thức tiến bộ,
hiện đại của nhân loại,… ngày càng thâm nhập sâu rộng hơn vào đời sống
của mọi người dân, nhất là vào giới trẻ, tạo nên những thay đổi tích cực
trong nhu cầu, thị hiếu văn hóa của họ. Nhiều người trong số họ, dưới tác
động của những cái mới tích cự
c đã nâng cao trình độ nhận thức nói riêng,
trình độ cảm nhận văn hóa nói chung. Nhìn chung, họ nhanh nhạy hơn trong
nhận thức, nắm bắt cái mới, cái tích cực và mở rộng hơn tầm nhìn, thế giới
quan, nhân sinh quan của mình. Có thể nói, chính sách “đổi mới”, “mở cửa”
đến được với người dân thì bên cạnh những tiện nghi cuộc sống do sự phát
triển kinh tế mang lại nó cũng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thầ
n hết sức
quan trọng. Chính sự thay đổi này đã tác động hết sức mạnh mẽ đến đời
sống văn hóa của đồng bào làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức, lối sống cũng
như nhu cầu, thị hiếu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của họ…Kinh tế thị
trường và sản xuất hàng hóa càng phát triển tác động của chúng vào đời
sống văn hóa và nhu cầu th
ị hiếu văn hóa của đồng bào càng càng mạnh mẽ.
Cũng nhờ “đổi mới” mà mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nói chung, lớp trẻ
nói riêng đạt được trình độ học vấn, trình độ nhận thức cao hơn các thế hệ
trước, tỏ ra nhanh nhạy hơn trong tiếp nhận những cái mới, những cái hiện

đại, cái tiện nghi trong cuộc sống.

23
Với những thành tựu kinh tế mang lại, thị hiếu văn hóa của nhân dân
cũng đang biến đổi. Nếu như trước đây, họ tiêu dùng chủ yếu là các sản
phẩm, vật dụng do họ tự làm ra thì nay họ phụ thuộc nhiều hơn, phản ứng một
cách lựa chọn hơn các sản phẩm của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, sản
xuất trong n
ước hoặc nhập từ nước ngoài vào. Do thu nhập và mức sống của
một bộ phận đồng bào tăng lên nhiều so với trước nên nhiều hộ gia đình đã
bắt đầu biết xây nhà đẹp, biết sử dụng các loại máy móc, công cụ lao động
sản xuất hiện đại (như xe công nông, máy cày, máy bơm, máy phát điện, máy
xay xát,…) cũng như sử dụng nhiều loại sản phẩm tiêu dùng tiệ
n nghi và đắt
tiền như xe máy, tủ lạnh, ti vi, đầu video, máy tính, điện thoại, internet,v.v…
Từ đó các sản phẩm văn hóa gắn với những thiết bị kể trên được tiêu thụ một
cách rộng rãi trong nhân dân. Những hàng hóa, vật dụng và tiện nghi này thực
sự đã tác động rất mạnh đến quá trình hình thành nhận thức, nhu cầu, thị hiếu,
tâm lý, lối sống của nhân dân, góp phần quy định nhu cầu, thị
hiếu văn hóa
của họ cả ở nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.
Bên cạnh những cái tiến bộ, những giá trị của nền kinh tế thị trường đã
tác động mạnh mẽ làm hình thành nên nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ở một bộ
phận người dân, nhất là một số thanh thiếu niên. Nhu cầu, thị hiếu, tâm lý của
xã hội tiêu dùng, thậm chí là chủ nghĩa tiêu dùng coi trọng các giá trị vậ
t chất,
tâm lý sính ngoại đang bắt rễ ở đây. Ngày nay, có thể quan sát thấy một bộ
phận thanh thiếu niên coi các giá trị vật chất, các lợi ích vật chất hơn các giá
trị tinh thần; nhiều người trong số họ quan tâm hơn đến việc kiếm tiền để có
thể mua sắm, hưởng thụ các vật dụng tiêu dùng hơn là hướng tới các giá trị

chính trị, văn hóa, xã hội. Và lẽ đương nhiên, trong bố
i cảnh đó những nhu
cầu, thị hiếu văn hóa gắn với những sinh hoạt văn hóa truyền thống không
còn sức hút đối với họ như trước. Các nhu cầu chính trị - xã hội một thời
thiêng liêng như “lý tưởng cách mạng”, phấn đấu đứng vào hàng ngũ Đảng,
Đoàn, cũng như sự tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội trở
nên mờ nhạt, thiếu vắng trong một b
ộ phận đáng kể những người này. Vì vậy,
mặc dù trình độ học vấn của nhiều thanh, thiếu niên được nâng lên cao hơn

24
nhiều so với trước nhưng hiện nay vấn đề tạo nguồn cán bộ cho hệ thống
chính trị đang gặp những khó khăn.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, tăng cường giao lưu, giao
thương với bên ngoài và đa dạng hóa thành phần dân tộc do di cư, nền văn
hóa truyền thống của các dân tộc bản địa, hệ giá trị văn hóa truyền thống các
dân tộc thiể
u số đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và tàn lụi. Cùng với điều
đó, nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống cũng đang bị
giảm sút nhanh hơn. Văn hóa truyền thống mà cốt lõi là các giá trị văn hóa
truyền thống đang mất dần đi những cơ sở kinh tế - xã hội mà nhờ chúng nền
văn hóa này được nảy sinh, nuôi dưỡng và phát triể
n. Trước hết, đó là sự
giảm sút nhanh chóng của rừng do sự khai thác và phá hoại quá mức của con
người. Chẳng hạn như trước đây, nói tới Tây Nguyên là người ta nghĩ tới
những cánh rừng đại ngàn mênh mông với tán lá che không thể nhìn thấy mặt
trời, thì nay muốn thấy rừng phải đi rất xa và quả là rất khó nếu muốn tìm đến
loại rừng nguyên sinh “đại ngàn” như đã nói trên. Nền văn hóa các dân tộ
c
bản địa Tây Nguyên vốn gắn bó chặt chẽ với rừng (nên còn được gọi là nền

“văn hóa rừng”), nên khi rừng không còn thì cơ sở tự nhiên của nền văn hóa
đó cũng không còn tồn tại, và lẽ dĩ nhiên nó sẽ suy yếu đi, dễ bị tấn công, lấn
át, thậm chí là bị bóp chết bởi các nền văn hóa bên ngoài. Rừng đã lùi xa khỏi
các buôn làng và thay vào đấy là những cánh đồng cà phê, cao su, tiêu, điều,
ruộ
ng lúa, ruộng ngô,… mênh mông, với những phương thức canh tác hiện
đại… Nói cách khác, cùng với sự suy yếu, biến mất của cơ sở tự nhiên thì cơ
sở kinh tế của nền văn hóa truyền thống này đang thay đổi theo kiểu nhảy vọt.
Lẽ đương nhiên, nền văn hóa truyền thống đó nhất định bị suy yếu đi và dễ
dàng bị “xâm thực” bởi những nhân tố
văn hóa khác. Sống trong bối cảnh tự
nhiên và kinh tế - xã hội thay đổi kiểu như vậy thì nhu cầu, thị hiếu văn hóa
của người bản địa tất yếu phải biến đổi theo cho phù hợp với chúng. Và nhu
cầu văn hóa hướng tới những giá trị văn hóa mới (tại chỗ hoặc nhập ngoại)
phù hợp hơn với hoàn cảnh đang thay đổi tất yếu phải x
ảy ra. Vì lẽ đó, không
có gì đáng ngạc nhiên khi người ta nhận thấy rằng chưa bao giờ những giá trị

25
cộng đồng truyền thống (kiểu đại gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên gắn với nhà
dài, truyền thống cộng đồng gắn với nhà rông,… lại phân hóa, biến đổi nhanh
chóng như ngày nay. Các tập tục truyền thống cùng các giá trị văn hóa cộng
đồng như thiết chế già làng, luật tục, các phong tục tập quán, các lễ hội truyền
thống, rượu cần, cồng chiêng,… giảm sút vai trò và ý nghĩa như
hiện nay.
1.3. Xây dựng đời sống văn hóa để nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng
tạo giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay
1.3.1. Xây dựng đời sống văn hóa - một đòi hỏi thiết thực hiện nay
Nếu như nói văn hóa là giá trị thì đời sống văn hóa chính là quá trình
hưởng thụ, trao đổi, chia xẻ những giá trị đó và sáng tạo ra các giá trị mới

trong từng môi trường văn hóa vốn đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà
xây dựng và phát triển văn hóa cơ sở không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong
việc tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, lành mạnh trong từng gia đình, làng
xóm, vùng miền mà còn phát huy được sức sáng tạo, nội lực cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là lĩnh vực nhạy cảm, tinh tế cho nên đặt
ra cho công tác lãnh đạo, quản lý văn hoá những nhiệm vụ, yêu cầu rấ
t cao
của quá trình xây và chống trong văn hoá. Chính vì vậy mà Văn kiện Đại hội
lần thứ X khẳng định thêm vai trò của việc nâng cao đời sống văn hóa: “ Đẩy
mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường văn hóa lành
mạnh”, “nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng c
ủa các tầng
lớp nhân dân”
1
. Để làm tốt được nhiệm vụ này không phải là điều dễ dàng,
đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc trong đó có 53 dân tộc thiểu số sống chủ
yếu ở vùng miền núi. Do những điều kiện lịch sử nhất định mà đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số
có nhiều khoảng cách so với
miền xuôi, đặc biệt là chênh lệch khá xa về mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa

1
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H 2006, tr 213, 214.

×