Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

luyện khai thác kiến thức trong bản đồ atlat địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.29 KB, 23 trang )

Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
SỬ DỤNG ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu
ý các vấn đề sau:
1. Nắm chắc các ký hiệu:
HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp,
lâm ngư nghiệp ở trang bìa đầu của quyển Atlas.
2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:
Ví dụ:
-Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi
sử dụng bản đồ khoáng sản.
-Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc
điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.
-Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở
nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.
-Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp
3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:
3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích
của các ngành trồng trọt:
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ
thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các
ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các
biểu đồ trong các bài có liên quan.
3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng
từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như:
-Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15
Atlas.
-Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu
đồng) trang 17.
4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas:
-Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất,


hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung
tâm kinh tế đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời.
-Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất,
hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm
thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu
trong SGK.
5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi:
Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay
nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết.
5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như:
-Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:
+Khoáng sản năng lượng
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
+Các khoáng sản: kim loại
+Các khoáng sản: phi kim loại
+Khoáng sản: vật liệu xây dựng
Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6
là đủ.
-Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố
như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ?
Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ.
5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời
như:
-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:
+Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không
những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình,
dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp
nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ
nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung
+Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu

năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước
hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây
theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và
động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ
Dân cư và dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng
vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng
của từng vùng.
-Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:
HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn
của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời
HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác
nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản
đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử
dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng
nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế
mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản
đồ Dân cư và dân tộc.
5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:
Ví dụ:
-Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản
đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư, nhưng không cần sử dụng bản đồ
khoáng sản.
-Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản
nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí
hậu
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN TRONG ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I-Yêu Cầu Chung Khi Khai Thác Bản Đồ Trên Atlas
1- Đọc chú giải ở trang KÝ HIỆU CHUNG (trang bìa trong)
Trang ký hiệu chung gồm có các ký hiệu chia thành 4 nhóm: Nhóm

các yếu tố tự nhiên (sông, kênh, đầm lầy, địa hình, mỏ khoáng sản…);
Nhóm các yếu tố công nghiệp ( công nghiệp khai thác, qui mô công nghiệp,
phân bố các ngành công nghiệp); Nhóm các yếu tố nông lâm thủy sản;
Nhóm các yếu tố khác (ranh giới, đường giao thông, sân bay…)
2- Đọc chú giải và tỷ lệ dành cho từng trang theo mục đích sử
dụng.
Ví dụ :
Đọc trang 8 về đất, thực vật và động vật sẽ có phần chú giải riêng về
các nhóm đất, thực vật, động vật và có tỷ lệ sử dụng bản đồ là 1/6.000.000
3- Biết cách xác định vị trí của các đối tượng:
Các đối tượng này có thể được xác định rất dễ bởi tên tỉnh hoặc tên
sông được ghi kề bên, có thể phải liên kết đối chiếu với bản đồ hành chính
trang 2, 3.
Ví dụ để xác định mỏ than Cẩm Phả thuộc tỉnh nào ở trang 6 HS
không thể xác định ngay, phải nhờ đối chiếu với trang Hành Chính.
4- Biết rõ mục đích sử dụng để phối hợp trang chung với trang
riêng dành cho từng vùng.
-Ví dụ: muốn tìm hiểu đặc điểm tự nhiên Trung du-miền núi Bắc Bộ
ta phải xem phối hợp trang 9 với trang 21; muốn xác định vị trí mỏ khoáng
sản ở Trung du-miền núi Bắc Bộ ta phải đọc phối hợp trang 6 với trang 21.
-Ví dụ: Kiến thức đã học giúp HS biết cây chè được trồng trên đất
Feralit và nơi có khí hậu cận nhiệt. Dựa vào kiến thức này ta giúp HS thấy
được sự phân bố cây chè nước ta thích hợp ở Trung du-miền núi Bắc Bộ,
hoặc trên đồi núi cao ở Tây Nguyên. Vì nước ta có nền khí hậu chung là
nhiệt đới nhưng có sự phân hoá theo đai cao, theo đó những nơi có địa hình
cao của Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt. Ngoài ra còn một số nguyên
nhân khác ảnh hưởng đến phân bố và sản lượng chè, đó là các nguyên nhân
thuộc về kỹ thuật, chính sách, thị trường…
II- Đọc Các Trang Atlat Tự Nhiên
1- Đọc trang 4,5 ( Hình Thể)

Đọc 2 trang này, HS thấy được hình dạng chữ S của lãnh thổ, có bề
dài dài, bề ngang hẹp, trải qua các vĩ độ và kinh độ nào? Giáp với các quốc
gia nào ? Tỷ lệ của núi, đồng bằng tương quan ra sao ? Ngoài ra còn có các
đảo và vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.
2- Đọc trang 6 ( Địa chất khoáng sản )
-Ở trang này ta chỉ tập trung ở phần khoáng sản. Theo đó HS thấy
được sự đa dạng khoáng sản nước ta và tập trung nhiều ở vùng Trung du-
miền núi Bắc Bộ; Xác định được sự phân bố cụ thể từng loại khoáng sản .
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
Ví dụ:
Than đá tập trung nhiều ở Quảng Ninh ,ngoài ra còn có ở Thái
Nguyên, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Nam (Phải phối hợp các trang 6 ,2, 21,
nếu chỉ xem tìm than đá ở vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ).
Lưu ý : để tìm mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ phải xem thêm hình phụ lục
ở dưới góc phải của trang 6.
-Về việc vận dụng kiến thức đã học, HS hiểu thêm các loại mỏ thuộc
năng lượng (than, dầu khí), các loại mỏ thuộc kim loại đen , thuộc kim loại
màu, thuộc phi kim loại, các loại mỏ được xem là quan trọng ở nước ta có
trữ lượng lớn hoặc có giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá ,sắt, bôxit, thiếc,
apatit, đồng, titan, đá vôi xi măng và sét cao lanh ).
3- Đọc trang 7 (Khí Hậu)
-Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa
a- Trang hình khí hậu chung cần lưu ý các điểm sau:
+ Các miền khí hậu gồm : Khí hậu phía Bắc , miền khí hậu Đông
Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam . Dùng kiến thức đã học, HS có thể
hiểu được đặc điểm 3 miền khí hậu trên lần lượt là : có mùa đông lạnh
,mưa nhiều vào mùa nóng; mưa tập trung vào thu đông; mang tính cận xích
đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu
sắc.
+ Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như:

Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM, để minh họa đặc điểm của 3 miền khí
hậu trên.
+HS thấy được hướng gió mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió
mùa mùa Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc, nhưng lưu ý có trường hợp
gió Đông chỉ qua lục địa và trường hợp qua biển), hướng dẫn học sinh nhận
xét gió Tây khô nóng .
+ HS biết được hướng di chuyển và tần suất các cơn bão ở các tháng
6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1-3 đến 1-7
cơn bão trên tháng và hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa của Bắc Trung
bộ.
b- Ở hình nhiệt độ phán ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc
thời gian:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên
hải từ Hoành Sơn vào Nam ( trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên).
+ Nhiệt độ trung bình tháng giêng: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở
vùng Nam Trung Bộ và Nam bộ.
+ Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và
các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong
năm.
c. Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm,
tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4( mùa mưa ít ), tổng lượng mưa từ tháng 5
-10 ( mùa mưa nhiều).
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
+ Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên Huế,
Qủang Nam, Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa
hình núi và ảnh hưởng của các cơn bão.
+ Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp
địa hình Trường Sơn. (lưu ý phân biệt ký hiệu gió mùa mùa Hạ, gió mùa
mùa Đông với dòng biển nóng và lạnh có màu giống nhau nhưng đuôi mũi

tên dầy, mỏng khác nhau)
+ Hình tổng lượng mưa tháng 5 -10: Những nơi mưa nhiều là Hà
Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau.Giải thích do nhận
được gió mùa mùa hè nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hè.
4 – Đọc trang 8 (đất, thực vật và động vật)
Trang này gồm 2 hình: Hình đất - thực vật và hình phân khu địa lý
động vật .
a. Ở hình đất và thực vật: GV cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc một
số loại đất chính ở mỗi vùng kinh tế.
Ví dụ: Ở ĐBSCL chủ yếu là nhóm đất phù sa, gồm phù sa ngọt (màu
xanh lá), đất phèn (chiếm tỉ lệ lớn nhất), và đất mặn chủ yếu ở ven biển.
Ở Tây Nguyên gồm chủ yếu đất feralit-trên đá badan và trên các loại
đá khác …riêng thực vật ta có thể kết hợp nhận xét khi mô tả lát cắt địa
hình.
b. Ở hình phân khu địa lý động vật :
_ Gồm 6 khu vực , mỗi khu vực có một số động vật chủ yếu. HS
xem ghi chú bên dưới để mô tả các loại động vật chủ yếu ở từng khu vực .
Ví dụ: khu Nam Bộ gồm các động vật như: cò, sếu đầu đỏ, đồi mồi;
khu Nam Trung Bộ gồm chủ yếu các loài khỉ, voi, bò tót, hươu, nai, lợn
rừng…
5. Đọc trang 9 (các miền tự nhiên ): miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ, Tây Bắc và Bắc Trrung Bộ.
Ở trang này ta cần chú ý những vấn đề sau :
a. Đặc điểm của hướng núi và độ cao của núi.
Ví dụ:
Hướng núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN
có độ cao nhìn chung là cao (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3143m và
nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) và thấp dần về phía Đông Nam.
Hướng núi Đông Bắc ? độ cao nói chung như thế nào?
b.Lát cắt địa hình:

HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch
kẻ A-B, C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỉ lệ
1: 3.000.000.
Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau:
+ Hướng lát cắt
+ Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỉ lệ )
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
+ Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông,
đồng bằng nào?
+ Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu? Chạy dài bao nhiêu?
+ Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì ? Thuộc loại khí hậu gì ?
(phối hợp trang 7 và 8)
Ví dụ: mô tả lát cắt A-B.
- Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Vân đến cửa
sông Thái Bình.
- Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây bắc và thấp dần về phía Đông
Nam.
- Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn
nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, qua sườn phía Tây vùng núi Phi
-Ya, rồi cắt ngang sông năng và qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía
Đông thị xã Bắc Cạn và thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc.
Đường cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng
đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông
Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát
cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thầy, Văn úc của khu Đồng
bằng Bắc Bộ.
c. Các dòng biển nóng và lạnh ngoài khơi của lãnh thổ nước ta: được
tham khảo xem như là một trong những nhân tố tạo thành các ngư
trường.
6. Đọc trang 10 (các miền tự nhiên của Nam Trung Bộ và Nam Bộ)

Nhận xét đặc điểm địa hình giống như trang 9, đọc lát cắt A-B-C, nhận
xét về tác động của các dòng biển.
KHAI THÁC BẢN ĐỒ DÂN CƯ - DÂN TỘC
1. Trang 11, Atlas Địa lý Việt Nam:
Quy mô dân số và sự phân cấp đô thị được trình bày rõ ràng trên bản
đồ.
Ví dụ:
-Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cấp đô thị dặc biệt
-Đô thị loại 1: Đà Nẵng, Biên Hòa
-Đô thị loại 2: Huế, Vinh, Nha Trang
-Đô thị loại 3: Thái Bình, Tam Kỳ, Bạc Liêu
-Đô thị loại 4: Hà Tiên, Hà Tỉnh, Ninh Bình
Dựa vào kiến thức đã học, bản đồ dân số, bản đồ hành chính tỉnh, HS
đọc nội dung dân cư rồi trả lời các câu hỏi:
-So sánh mật độ dân số giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
-So sánh mật độ dân số giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng
Trung du-miền núi Bắc Bộ.
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
-So sánh mật độ dân số giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
-So sánh mật độ dân số giữa vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ và
vùng Tây Nguyên.
-So sánh mật độ dân số của các tỉnh vùng ven biển với các tỉnh miền
núi nước ta.
-Nêu nhận xét về quy luật phân bố dân cư ở nước ta.
Bảng mẫu 1:
Mật độ (người/km
2
) Phân bố (vùng thuộc

tỉnh nào)
Nhận xét
< 50
50-100
101-200
201-500
501-1000
1001-2000
> 2000
Bảng mẫu 2:
Quy mô dân số Tên đô thị Loại mấy
> 1.000.000
500.001-1.000.000
200.001-500.000
100.001-200.000
50.001-100.000
< 50.000
-Trên trang bản đồ còn trình bày các biểu đồ. Mục đích của các biểu đồ phụ
này nhằm giải thích rõ nội dung chính trình bày trên bản đồ. Biểu đồ Dân
số Việt Nam qua các thời kỳ trình bày số dân nước ta tăng liên tục từ 1921-
2003. Biểu đồ Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi trình bày tháp dân số
Việt Nam ở hai thời điểm: năm 1989 và 1999, HS phân tích, so sánh hai
tháp dân số về hai nội dung:
-Hình dạng của tháp dân số nói lên điều gì ?
-Cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính ?
-Tỷ lệ dân số phụ thuộc ?
-Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ? Nguyên nhân ?
-Thuận lợi, khó khăn, biện pháp ?
-Phân tích biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo ngành năm 2000 ?
Nêu xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số hoạt động theo ngành ?

*Các loại biểu đồ:
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
1. Biểu đồ dân số Việt Nam từ năm 1921-2003 (đơn vị: triệu người)
2. Biểu đồ cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính
3. Cơ cấu dân số hoạt động theo ngành (năm 2000)
2.Trang 12, Atlas Địa lý Việt Nam:
Trên bản đồ chính thể hiện các ngữ hệ bằng phương pháp nền chất
lượng, các nhóm ngôn ngữ biểu hiện bằng phương pháp vùng phân bố. Các
ngữ hệ được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.
Ví dụ:
-Màu hồng: ngữ hệ Nam Á
-Màu đỏ thắm: ngữ hệ Nam Đảo
Các nhóm dân tộc hoặc chiếm giữ một khoảng không gian nhất định,
hoặc sống xen kẽ lẫn nhau trong từng vùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ:
-Nhóm ngôn ngữ Việt Mường sống xen với nhóm ngôn ngữ Môn-
Khơme ở vùng phía nam tỉnh Điện Biên, Sơn La
Dựa vào kiến thức đã học và các bản đồ dân tộc và hành chính Việt
Nam, HS đọc rồi trả lời các câu hỏi:
-Hãy xác định: các dân tộc Việt Nam thuộc mấy ngữ hệ ? Mỗi ngữ
hệ phân bố ở đâu ? Gồm bao nhiêu dân tộc ?
-Nhóm ngôn ngữ Việt Mường phân bố ở những tỉnh nào ?
-Nhóm ngôn ngữ Tày Thái phân bố ở những tỉnh nào ?
-Kể tên các dân tộc trong các nhóm ngôn ngữ sống xen kẽ trên lãnh
thổ Việt Nam ?
Bảng mẫu:
Dân tộc Số người Phân bố ( tên tỉnh )
Ngoài bản đồ hành chính, trang bản đồ này còn thiết kế biểu đồ cơ cấu các
nhóm dân tộc Việt Nam và bảng số liệu thống kê theo điều tra dân số (ngày
1 tháng 4 năm 1999) về số lượng người của các dân tộc Việt Nam. GV có

thể khai thác những nội dung này để tìm hiểu sâu về các dân tộc, nhằm
hình thành trong HS những thông tin cần thiết trong bài học địa lý.
* Các nhóm dân tộc Việt Nam (theo ngôn ngữ)
* Các dân tộc Việt Nam (theo số liệu Tổng điều tra dân số 1-4-1999)
3. Thông tin phản hồi:
3.1. Cộng đồng dân tộc Việt Nam:
a. Là nước có nhiều thành phần dân tộc:
-Việt Nam có 54 dân tộc thuộc 8 nhóm và đại diện các nhóm, 3
dòng.
-Tỷ lệ các nhóm ngôn ngữ:
+87,8% là nhóm Việt Mường
+5,0 là nhóm Thái-Kađai
+2,8% là nhóm Môn-Khơme
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
+1,8% là nhóm H’Mông, Dao
+1,1% là nhóm Nam Đảo
+1,5% là nhóm Hán-Tạng
Kết luận: nhóm Việt Mường là bản địa có tỷ lệ lớn, có vai trò lớn và là
nòng cốt hình thành dân tộc Việt Nam.
b. Sự phân bố các nhóm:
+ Việt Mường: tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải
miền Trung, Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Môn-Khơme: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, đảo Phú Quốc, vùng
Hà Tiên.
+ Tày Thái: Trung du-miền núi Bắc Bộ, Tây và Bắc trung bộ.
+ H’Mông, Dao: Hà Giang, Tây bắc và thượng du sông Mã, Cả.
+ Nam Á khác: Trung du-miền núi Bắc Bộ
+ Nam Đảo: Đắc Lắc
+ Hán: Quảng Ninh, Hà Giang, Mường Xén. Ngoài ra còn có ở các
thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh (tuy trên bản đồ không thể

hiện rõ nhưng cần nêu lên).
+ Tạng-Miến: chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai.
So sánh với bản đồ địa hình để thấy các thành phần dân tộc ít người
chủ yếu sống ở miền núi, còn người Việt Mường chủ yếu sống ở đồng
bằng và ven biển.
3.2. Sự phát triển dân số qua khai thác biểu đồ và tháp dân số:
*Biểu đồ:
-Đặc điểm dân số nước ta tăng nhanh.
-Dân số tương đối đông.
*Tháp dân số:
Đáy rộng, đỉnh nhọn và thu hẹp nhanh.
Kết luận: tỷ lệ tăng dân số cao, độ tuổi sinh đẻ nhiều, tuổi thọ trung
bình thấp dẫn đến tỷ lệ ngoài tuổi lao động không cao, có bổ sung lực
lượng lao động nhiều, gây sức ép dân số đến chất lượng cuộc sống và tài
nguyên môi trường.
3.3. Sự phân bố dân cư:
*Mật độ dân số:
-Mật độ dân số trên 2.000 người/km
2
: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình,
Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh.
-Mật độ dân số từ 1.001-2.000 người/km
2
: hầu hết các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng và các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Thanh Hóa, Đà Nẵng.
-Mật độ dân số từ 501-1.000 người/km
2
: hầu hết các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông

Cửu Long.
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
-Mật độ dân số từ 201-500 người/km
2
: Duyên hải miền Trung, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Đắc Lắc, Bình Thuận, Lâm Đồng và rải rác ở Cao Bằng,
Tây Ninh.
-Mật độ dân số từ 101-200 người/km
2
: một số tỉnh ở Duyên hải
miền Trung, Cà Mau, Bạc Liêu.
-Mật độ dân số từ 50-100 người/km
2
: Bắc và Đông bắc, Tây Nguyên,
Bắc Trung Bộ.
-Mật độ dân số < 50 người/km
2
: Kon Tum, Gia Lai, Tây Bắc.
So sánh bản đồ địa hình: dân cư tập trung đông ở đồng bằng và
duyên hải, thưa dân ở miền núi.
* Các điểm dân cư lớn:
-Thành phố trên 1 triệu người: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng.
-Thành phố từ 500.001-1.000.000 người: Cần Thơ, Biên Hoà, Đà
Nẵng.
-Thành phố từ 200.001-500.000 người: Nam Định, Thái Nguyên,
Vinh, Huế, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, Vũng Tàu, Long
Xuyên.
-Thành phố từ 100.001-200.000 người: rất nhiều
-Thành phố dưới 100.000 người: Sơn La, Lào Cai, Hà Tỉnh

Kết luận: các thành phố, thị xã chủ yếu tập trung ở đồng bằng và ven
biển.
CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
1. Trang 13. Bản đồ Nông nghiệp chung.
-Trong nông nghiệp, đất có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, hiện trạng
sử dụng đất nông nghiệp được trình bày trước tiên, nổi bật. Đất sử dụng với
mục đích khác nhau được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.
Ví dụ: Vùng nền màu vàng thể hiện loại đất trồng cây LT-TP và cây
công nghiệp hàng năm; vùng nền màu nâu thể hiện loại đất trồng cây công
nghiệp lâu năm; . . .
-Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng các chữ số La mã &
đường ranh giới. Diện tích nằm trong đường ranh giới cùng với các chữ số
La mã xếp theo thứ tự từ I đến VII thể hiện 7 vùng nông nghiệp của nước
ta.
-Trên nền màu đất đang sử dụng thể hiện các cây trồng & vật nuôi.
Ví dụ: Cây cà phê, cây hồ tiêu, cây điều, . . . được trồng trên đất trồng
cây công nghiệp lâu năm. Trâu bò được nuôi trên đất nông lâm kết hợp; . . .
-HS đối chiếu bảng ký hiệu chung ở trang bìa với ký hiệu trình bày
trên bản đồ sẽ đọc được toàn bộ các cây trồng, vật nuôi mà người thiết kế
bản đồ muốn truyền đạt.
-Ngoài bản đồ chính, còn có bản đồ phụ & biểu đồ.
+Bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa.
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
+Biểu đồ đặt bên ngoài bản đồ biểu hiện giá trị sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản liên tục tăng từ 1990-2000, HS nhận rõ những
nét khái quát về quá trình phát triển nền nông nghiệp VN.
2. Trang 14. Các bản đồ Nông nghiệp VN. Bản đồ cây công nghiệp
-Trên bản đồ cây công nghiệp thể hiện các cây mía, lạc, hồ tiêu, chè, thuốc
lá, cafe, bông, dừa. Những nơi trồng nhiều cây công nghiệp trên đất nước ta
được đặt các ký hiệu cây trồng vào đó.

Ví dụ: các tỉnh Qtrị, Glai, Đlăk trồng nhiều hồ tiêu được đặt ký hiệu
cây hồ tiêu vào các tỉnh đó.
-Nền màu trên bản đồ thể hiện tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công
nghiệp so với tổng DT gieo trồng đã s.dụng. Nền màu càng đậm, tỉ lệ diện
tích gieo trồng càng cao.
Ví dụ: Các tỉnh Bắc Bộ & Nam Bộ tỉ lệ : <15%. Tây Nguyên, ĐNB
> 40%.
-Ngoài bản đồ, có thiết kế các biểu đồ thể hiện diện tích cây công
nghiệp phát triển qua các năm 1990, 1995, 2000.
Ví dụ: Năm 1990, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm là
657.000 ha, đến năm 2000 là 1.451.000 ha…
-Dựa vào kiến thức đã học & bản đồ, HS đọc bản đồ để ghi vào bảng
sau đây:
Tên cây công nghiệp Phân bố (tên tỉnh) Nhận xét
3. Trang 15. BĐ Lâm nghiệp và Thủy sản.
*Trên bản đồ thể hiện tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh.
Quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh. Sản lượng thủy sản đánh
bắt & nuôi trồng của các tỉnh.
-Tỉ lệ diện tích rừng được chia làm 4 cấp: cấp 1: < 10%; cấp 2: 10 –
20%; cấp 3: 26 – 50%; cấp 4: > 50%.
Nhìn trên bản đồ ta thấy rõ sự phân cấp chỉ số lượng tương ứng với
sự phân cấp màu từ nhạt (nơi có tỉ lệ diện tích rừng thấp: Hà Nội, Hưng
Yên, Thái Bình, Nam Định) đến đậm (nơi có tỉ lệ diện tích rừng cao: Tuyên
Quang, Quảng Bình, KonTum, Đắc Lắc, Lâm Đồng).
*Quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh & TP được biểu hiện
bằng biểu đồ hình bán nguyệt màu vàng.
-Các tỉnh có quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất ( >2.000 tỉ
đồng) có hình bán nguyệt lớn nhất.
VD: Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An.
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo

- Các tỉnh có quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp nhỏ nhất (< 25 tỉ
đồng) có hình bán nguyệt nhỏ nhất.
VD: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, . . .
- Để thấy rõ mức độ phát triển lâm nghiệp của từng tỉnh, thành, HS
đọc bản đồ rồi ghi kết quả đọc được theo các câu hỏi sau:
+ Tỉnh nào có quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất? Nhỏ
nhất? Vì sao?
+ Vì sao tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng nhiều nhất lại không có quy mô
giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất ? . .
-Sản lượng thủy sản đánh bắt được thể hiện bằng biểu đồ hình cột
đặt bên cạnh biểu đồ hình bán nguyệt & nuôi trồng thủy sản (biểu đồ cột
màu xanh đặt bên cạnh biểu đồ cột màu đỏ). Do chỉ số số lượng về đánh
bắt và nuôi trồng của các tỉnh quá chênh lệch cho nên độ cao của biểu đồ
vượt ra ngoài lãnh thổ giống như các cột trên bản đồ. Biểu đồ biểu hiện trị
số quá lớn phải đứt đoạn và ghi trị số số lượng lên đầu cột biểu đồ.
*Trên vùng biển từ Bắc vào Nam thể hiện các bãi cá, tôm. Một con
cá, tôm đặt trong đường viền rời nét có ý nghĩa là đối tượng đó đang tồn tại
trong khu vực nhưng không xác định được ranh giới chính xác của nó trong
tự nhiên.
*Ngoài bản đồ, trên trang bản đồ còn thiết kế biểu đồ thể hiện sản
lượng thủy sản của cả nước qua các năm 1990, 1995, 2000 nhằm giải thích
rõ quá trình phát triển ngành thủy sản, 1 ngành đang trong thời kỳ phát
triển mạnh & đầy triển vọng của nước ta.
* Ở góc khung đông nam tờ bản đồ có thiết kế bản đồ phụ thể hiện
QĐ Trường Sa và các bãi tôm, cá trong vùng biển này.
4. Trang 16. Bản đồ Công nghiệp chung.
*Nội dung chính của bản đồ thể hiện các TTCN và điểm công nghiệp phân
theo giá trị sản xuất công nghiệp.
-Các ký hiệu thể hiện các TTCN và điểm công nghiệp được đặt đúng
nơi mà đối tượng chiếm giữ. Quy mô các TTCN (ĐV: nghìn tỷ đồng) được

biểu hiện bằng độ lớn nhỏ của vòng tròn. Quy mô lớn, kích cở vòng tròn
lớn và ngược lại.
VD: TTCN lớn nhất nước ta là TP.HCM có kích thước vòng tròn lớn
nhất, các TTCN Thanh Hóa, Vinh, Quy Nhơn, Sóc Trăng,. . .là những
TTCN nhỏ nhất có kích thước vòng tròn nhỏ nhất.
-Trong các vòng tròn, còn có các ký hiệu biểu hiện các ngành công
nghiệp. Trong vòng tròn càng có nhiều ký hiệu chứng tỏ ở đó càng tập
trung nhiều ngành công nghiệp.
VD: Trong vòng tròn biểu hiện TTCN Hà Nội có 9 ký hiệu, biểu hiện có 9
ngành công nghiệp. Thái Nguyên có 4 ký hiệu, biểu hiện có 4 ngành công
nghiệp, . . .
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
-Số lượng ký hiệu trong một TT cũng thể hiện cấu trúc của ngành
công nghiệp trong TT đó.
*Ngoài các TTCN, các điểm công nghiệp ra, trên bản đồ còn có các
mỏ khóang sản đang khai thác, các nhà máy thủy điện.
*Ngoài bản đồ còn có các biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công
nghiệp qua các năm 1995-2000; biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế; biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
nhóm ngành công nghiệp.
5. Trang 17. bản đồ Công nghiệp Năng lượng.
-Thể hiện các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các cụm diezel, các nhà máy
thủy điện đang xây dựng. Các mỏ than, mỏ dầu đang khai thác. Hệ thống
đường dây tải điện 500KV & các trạm biến áp.
-Quy mô nhà máy điện được phân ra làm 2 loại: loại > 1000MW (Phả Lại,
Hòa Bình, Phú Mỹ); loại < 1000MW (Na Hang, Sơn La, A Vương, Xê-Xan
3, Thác Bà, Nậm Mu, Uông Bí, Ninh Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa
Nhim, Trị An, Thủ Đức,…).
-Quy mô các mỏ than cũng được phân ra làm 2 loại như trên bản đồ.
-Ngoài ra, trên bản đồ còn thiết kế các biểu đồ sản lượng dầu thô, điện,

than sạch qua các năm 1990, 1995, 2000; biểu đồ giá trị sản xuất của ngành
năng lượng trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.
Đây là những biểu đồ bổ sung, làm rõ vị trí & sự phát triển của
ngành công nghiệp năng lượng VN.
VD: Từ 1990 đến 2000, sản lượng dầu thô tăng 4 lần, than sạch tăng
hơn 2 lần, điện tăng > 3 lần.
Các bản đồ CN Luyện kim, Cơ khí, Điện tử-Tin học, Hóa chất; BĐ CN
Hàng tiêu dùng, CNTP
được khai thác tương tự BĐ CN chung
6. Trang 18. bản đồ Giao Thông.
-Thể hiện các loại hình đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng
không.
-Còn hệ thống các sân bay, bến cảng, điểm hướng dẫn bay, cửa khẩu.
HS xác định:
-Các tuyến giao thông chính: QL 1, đường HCM…
-Các đầu mối GTVT: Hà Nội, tp.HCM,…
-Các cảng biển, sân bay.
7. Trang 19. bản đồ Thương Mại
-Thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tính theo
đầu người. Tổng số người kinh doanh thương nghiệp & dịch vụ. Xuất nhập
khẩu của các tỉnh.
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
-Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tính theo đầu người
được phân làm 5 cấp (ĐV: triệu đồng): cấp 1: < 1; cấp 2: từ 1 – 2; cấp 3: từ
2,1 – 3 ; cấp 4: từ 3,1 – 5 ; cấp 5: > 5.
HS nhìn sắc thái màu nền biến đổi từ nhạt đến đậm rồi xác định mỗi cấp
gồm những tỉnh nào, tỉnh nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ cao nhất, thấp nhất.
-Tổng số người kinh doanh thương nghiệp & dịch vụ của các tỉnh được thể
hiện bằng biểu đồ hình bán nguyệt. (Phân tích giống BĐ Lâm nghiệp &

Thủy sản – tr. 15)
-XNK các tỉnh được thể hiện bằng các biểu đồ hình cột ( XK – xanh;
NK – đỏ ).
-HS đọc các biểu đồ các tỉnh để nhận rõ các tỉnh có biểu đồ cột cao
thì giá trị XNK lớn. Cột màu xanh cao hơn màu đỏ là xuất siêu, ngược lại,
cột đỏ cao hơn là nhập siêu.
7. Trang 20. BĐ Du lịch
Thể hiện các TT du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên & nhân văn.
-Các TT DL quốc gia như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM; các TT
DL vùng là các vòng tròn nhỏ như Lạng Sơn, Hải Phòng, Hạ Long, Nha
Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ.
-Tài nguyên DL TN & NV như di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ
Long, Phong Nha Kẻ Bàng), hang động, suối nước nóng, bãi biển, di sản
VH TG (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,. . .), các TNDL
khác.
-Các biểu đồ thể hiện số lượng du khách & doanh thu DL, cơ cấu
khách DL quốc tế phát triển qua các năm, cơ cấu khách DL QT thay đổi
qua các năm.
Kết hợp với kiến thức địa lý, các em sẽ tự giải thích được:
+ Tại sao thời kỳ 1996-1998 số lượng khách nội địa & QT đều tăng
nhưng doanh thu lại giảm.
+ Cơ cấu mỗi loại khách DL QT năm 1996-2000 tăng hay giảm?…
8. Trang 21. Bản đồ Vùng Trung du & Miền núi Bắc Bộ, Vùng
Đồng Bằng Sông Hồng
-Thể hiện 2 tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc và ĐBSH.
-Đối với 2 tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc:
Thể hiện rất rõ các tiểu vùng NN như vùng giàu rừng và trung bình
xen lẫn với vùng nông lâm kết hợp; vùng trồng cây LT-TP, cây công
nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm.Thể hiện mối quan hệ giữa tự
nhiên với các ngành kinh tế, giữa các ngành kinh tế với nhau. Biểu đồ GDP

của vùng TD-MN Bắc Bộ so với cả nước.
-Đối với ĐBSH:
Thể hiện Hà Nội-TT KT-CT-VH của cả nước và các TTKT lớn khác.
Biểu đồ GDP của vùng ĐBSH so với cả nước
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
9. Trang 22. BĐ Vùng Bắc Trung Bộ
-Thể hiện các yếu tố tự nhiên của vùng; các tài nguyên để phát triển kinh
tế: rừng, khoáng sản, du lịch,. . .
-Thể hiện các ngành kinh tế: CN & XD, Nông – lâm – thủy sản và
Dịch vụ.
-Biểu đồ GDP vùng so với cả nước.
10. Trang 23. BĐ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
*Tự nhiên
-Đối với vùng Duyên hải NTB:
Thể hiện các yếu tố tự nhiên, các khoáng sản.
-Đối với Tây Nguyên:
Thể hiện là vùng đồi núi với các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, giàu
rừng, đất đỏ badan, tài nguyên du lịch
* Kinh tế
-Đối với vùng Duyên hải NTB:
Thể hiện các ngành kinh tế: CN & XD, Nông – lâm – thủy sản và
Dịch vụ.
-Đối với Tây Nguyên:
Thể hiện các cơ sở chế biến ngành kinh tế: Lâm nghiệp, trồng cây
công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò, lợn, g.cầm. Các cơ sở chế biến lâm
sản, chế biến thực phẩm, dệt; các địa điểm du lịch nổi tiếng.
11. Trang 24. BĐ Vùng Đông Nam Bộ, Vùng ĐBS. Cửu Long
-
*Tự nhiên
-Đối với vùng ĐNB:

Thể hiện các yếu tố tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn sinh
thủy, khoáng sản,…
-Đối với ĐBSCL:
Thể hiện các yếu tố tự nhiên: đất đai, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản,

*Kinh Tế
-Đối với vùng ĐNB:
Thể hiện các ngành kinh tế của vùng: công nghiệp, là vùng có cơ cấu
kinh tế phát triển nhất trong cả nước với nhiều TTCN lớn. Về nông nghiệp,
là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước. Về GTVT, có hệ
thống đường giao thông toả đi khắp đất nước. Nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Biểu đồ GDP của vùng so với cả nước.
-Đối với ĐBSCL:
Thể hiện các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, là vùng sản xuất LT-
TP lớn nhất nước, chăn nuôi khá phát triển, đánh bắt & nuôi trồng thủy sản
cũng là thế mạnh của vùng. Về công nghiệp, có các TTCN như CT, Mỹ
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
Tho, …Về giao thông, chủ yếu là đường ôtô, đường thủy nội địa. Biểu đồ
GDP của vùng so với cả nước.
II.
MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý
MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý
1. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 13, BĐ Nông nghiệp chung, hãy hoàn thành các
câu hỏi và bảng sau đây:
a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng
nào có diện tích nhiều nhất?
b. Bảng 1.
Tên vùng
Hiện trạng sử
dụng đất

Cây trồng Vật nuôi
2. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 14, BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng
sau đây:
a. Bảng 2
Tên tỉnh
Diện tích
lúa
Sản lượng
lúa
Năng suất
lúa
Các tỉnh có DT
& SL lớn

b. Bảng 3.
Diện tích trồng lúa so với DT trồng
cây LT (%)
Tên tỉnh Nhận xét
< 60
60 – 70
71 – 80
81 – 90
> 90
3. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 15, BĐ Lâm nghiệp & Thủy sản, hãy trả
lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây:
a. Tỉ lệ diện tích rừng (so với diện tích toàn tỉnh) của tỉnh nào nhiều nhất? Số
lượng bao nhiêu?
b. Nêu nhận xét chung về tỉ lệ diện tích rừng của nước ta?
c. Rừng ngập mặn & rừng đặc dụng ở nước ta phân bố ở những tỉnh nào? Kể
tên các vườn quốc gia nổi tếng?

d. Kể tên các ngư trường, các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta?
e. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL lại phát triển hơn các
tỉnh khác trong cả nước?
f. Bảng 4.
Tỉ lệ diện tích rừng so với DT toàn tỉnh
( % )
Phân bố (tên tỉnh, thành) Nhận xét
< 10
10 – 25
26 – 50
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
> 50
g. Bảng 5.
SL thủy sản đánh bắt & nuôi trồng Phân bố (tên tỉnh, thành) Nhận xét
4.Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 16, BĐ CN chung, hãy trả lời các câu hỏi &
hoàn thành bảng sau đây:
a. Nêu các TTCN tiêu biểu trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? Vai
trò? Ý nghĩa?
b. Phân tích mối quan hệ giữa các TTCN của nước ta? Mối quan hệ giữa các
TTCN với điểm công nghiệp? Cho VD cụ thể?
c. Bảng 6.
Các TT, điểm công nghiệp
(nghìn tỷ đồng)
Phân bố
(tên tỉnh, thành)
TTCN nằm trong vùng KT
trọng điểm
> 50
10 – 50
3 – 9,9

1 – 2,9
< 1
5. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 17, BĐ Công nghiệp Năng lượng, hãy
trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện trên 1000MW, dưới 1000MW?
b. Thủy điện: Tên nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tên sông, công suất
c. Qua các biểu đồ: SL dầu thô, than sạch, điện, nhận xét về sự phát triển ngành
năng lượng VN.
6. Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 18, BĐ Giao thông, hãy hoàn thành bảng
sau đây:
Bảng 7
Tuyến – điểm.
Đi từ . . . đến . . .
(trong nước)
Đi từ . . . đến . . .
(nước ngoài)
Sân bay Nội Bài
Sân bay Tân Sơn Nhất
Sân Bay Đà Nẵng
Cảng Hải Phòng
Cảng Đà Nẵng
Cảng Sài Gòn
Tuyến đường ôtô & đường
sắt Bắc Nam
Tuyến đường ôtô & đường
sắt Tây Đông
7. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 19, BĐ Thương Mại, trả lời các câu hỏi sau:
a. Xác định tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh DV các tỉnh tính theo đầu
người.
b. Phân tích cơ cấu hàng XK, NK? Mặt hàng CN nặng & khoáng sản XK chiếm

tỉ lệ cao hơn có ý nghĩa gì?
8. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 20, BĐ Du lịch, trả lời các câu hỏi sau:
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
a. Xác định các TT du lịch quốc gia? Các TT du lịch vùng?
b. Kết hợp với kiến thức địa lý, các em sẽ tự giải thích được:
+Tại sao thời kỳ 1996-1998 số lượng khách nội địa & quốc tế đều
tăng nhưng doanh thu lại giảm.
+Cơ cấu mỗi loại khách DL QT năm 1996-2000 tăng hay giảm?…
9. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 21, BĐ Vùng trung du & MN Bắc bộ, vùng
ĐBSH (Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
a. Bảng 8
Đối tượng CN
Phân bố
(tên TP,TX, nơi khai thác nguyên
nhiên liệu)
Nơi chế biến
TTCN, TT KT
vùng
Nhiệt điện, thủy
điện
LK đen
LK màu
CN hóa chất
Vật liệu xây dựng
b. Nhận xét về GDP của ĐBSH so với cả nước? Tính xem ĐBSH chiếm bao
nhiêu tỉ đồng trong GDP cả nước? Đứng thứ mấy trong cả nước?
c. Đọc tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không từ Hà Nội đi các nơi
trong & ngoài nước.
9. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 22, BĐ Vùng Bắc Trung bộ (Kinh tế) hoàn
thành bảng sau:

a. Bảng 9
Đối tượng công nghiệp
Phân bố
(tên TP, TX, nơi khai thác)
Nơi chế biến
TTCN, TT KT vùng
Các ngành công nghiệp
b. So sánh GDP của vùng với cả nước? Tính xem BTB chiếm bao nhiêu tỷ đồng trong
GDP cả nước? So với ĐBSH, GDP của BTB cao hay thấp hơn? Hơn kém bao nhiêu?
10. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 23, BĐ Vùng Duyên hải NTB & Tây Nguyên
( Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
Bảng 10
Đối tượng nông nghiệp Phân bố (tên vùng,tỉnh) Nhận xét
Lúa
Ngô
Mía
Càphê
Hồ tiêu
Cao su
Bông
Dừa
Trâu

Vùng trồng cây LTTP và
cây công nghiệp hàng năm
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
Vùng trồng cây công
nghiệp lâu năm
Rừng giàu & trung bình
Vùng nông lâm kết hợp

Mặt nước nuôi trồng thủy
sản
Vùng đánh bắt hải sản
10. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 24, BĐ Vùng ĐNB & ĐBSCL (Kinh tế) hoàn
thành bảng sau:
a. Bảng 11. So sánh về sản xuất lương thực của 2 ĐBSH & ĐBSCL:
Toàn quốc ĐBSH ĐBSCL
1994 2004 1994 2004 1994 2004
DT cây
LT (ha)
Trong đó
lúa
SL LT
quy thóc
(tấn)
Trong đó
lúa
d. các TTCN TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu gồm có các ngành CN nào? So
với các TTCN của các vùng khác nhiều hơn hay ít hơn ngành nào? Vì sao?
e. So sánh DT cây công nghiệp của ĐNB với các vùng khác, DT cây công
nghiệp vùng nào lớn nhất? Vì sao?
f. Đọc tên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không từ
TP.HCM đi các tỉnh trong nước & đi nước ngoài.
g. So sánh GDP của ĐNB với GDP cả nước? Tính xem ĐNB chiếm bao nhiêu
tỉ đồng trong GDP cả nước? Đứng hàng thứ mấy so với các vùng khác?

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI TRÊN CƠ SỞ DÙNG
ATLAS
A. Câu hỏi:
Câu 1. a.Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển

công nghiệp của vùng Đông nam bộ.
b.Hãy trình bày và phân tích trung tâm công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh.
Câu 2. Trình bày về những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công
nghiệp ở nước ta. Hãy cho biết từng vùng ở nước ta trồng chủ yếu các cây
công nghiệp lâu năm như: cafe, chè, cao su, dừa, hồ tiêu.
Câu 3. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả theo những hướng
chính nào ? Hãy cho biết từng hướng có những trung tâm công nghiệp nào
và hướng chuyên môn hoá của từng cụm.
Câu 4. Dựa vào trang 14, Atlas Địa lý Việt Nam, hãy nhận xét sự
phân bố ngành chăn nuôi ở các vùng. Nêu một số xu hướng mới trong sự
phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
Câu 5. Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ ? Ngành
trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ? Những loại cây này được phát
triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ?
Câu 6. Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:
-Khoáng sản: năng lượng ?
-Các khoáng sản: kim loại ?
-Các khoáng sản: phi kim loại ?
-Các khoáng sản: vật liệu xây dựng ?
Câu 7.Trình bày thế mạnh sản xuất cây lương thực của:
-Các vùng đồng bằng
-Các vùng trung du-miền núi.
Câu 8. Hãy trình bày và phân tích những thế mạnh và hạn chế trong
việc khai thác tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du-miền núi
Bắc Bộ.
Câu 9. Trình bày và giải thích sự phân bố những cây công nghiệp
dài ngày chủ yếu ở Trung du-miền núi phía Bắc.
Câu 10. Đất đai và khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi và khó

khăn gì trong quá trình phát triển cây công nghiệp dài ngày ?
Câu 11. Dựa vào Atlas trang 11, hãy nhận xét về tình hình phân bố
dân cư ở đồng bằng sông Hồng và giải thích.
Câu 12. Dựa vào Atlas trang 15, hãy nêu tình hình phát triển thuỷ
sản ở duyên hải miền Trung. Vì sao sản lượng thuỷ sản của Nam trung bộ
lại nhiều hơn Bắc trung bộ.
Câu 13. Dựa vào Atlas trang 14, hãy nhận xét diện tích và sản lượng
cây lương thực nước ta từ năm 1990 đến năm 2000.
Câu 14. Dựa vào Atlas trang 17, hãy trình bày sự phát triển và phân
bố ngành điện lực ở nước ta.
Câu 15. Dựa vào Atlas trang 20, hãy đánh giá tình hình phát triển
ngành du lịch nước ta. Những tiềm năng phát triển ngành du lịch ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh.
B. Gợi ý trả lời:
Câu 1.
a.Thế mạnh và hạn chế:
a.1. Dùng bản đồ NN trang 13 để:
+Xác định vị trí, giới hạn của vùng, đánh giá vị trí vùng.
+Đối chiếu bản đồ NN chung với các bản đồ cần sử dụng khác, để
xác định tương đối ranh giới của vùng.
a.2. Sử dụng bản đồ Đông nam bộ trang 24 để xác định tiềm năng
của vùng:
+ Tự nhiên:
-Các mỏ dầu
-Rừng ở phía Tây Bắc của vùng.
+ KT-XH:
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
-Nhiều TTCN lớn, đặc biệt thành phồ Hồ Chí Minh, nên có nhiều lao động
lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao.
-Vùng còn là vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả lớn tạo

điều kiện thúc đẩy công nghiệp chế biến.
-Cơ sở hạ tầng thuận lợi. Hệ thống cơ sở vật chất tốt.
-Đầu mối giao thông trong và ngoài nước.
-Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
Có thể kết hợp nhiều bản đồ có liên quan.
b.Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh:
Dựa vào bản đồ trang 24 hoặc trang 16, để nêu:
-Vị trí đầu mối GTVT trong và ngoài nước.
-Là TTCN lớn nhất nước (trang 16)
-Trung tâm có nhiều ngành CN quan trọng: luyện kim, cơ khí, hoá
chất, dệt may, thực phẩm
Câu 2.
a. Thuận lợi:
a.1. Tự nhiên: Cần sử dụng các bản đồ sau:
-Bản đồ khí hậu, trang 7, để nêu đặc điểm khí hậu từng vùng.
-Bản đồ Đất-thực vật-động vật, trang 8, để nêu đặc điểm đất từng
vùng.
a.2. KT-XH:
Tương tự sử dụng các bản đồ ở các trang 11, 16
b. Các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm:
Sử dụng bản đồ NN trang 14 sẽ thấy được cây công nghiệp lâu năm
yếu của từng vùng như sau:
-Trung du-miền núi Bắc Bộ: chè.
-Tây Nguyên: cafe, cao su, chè, hồ tiêu.
-Đông Nam Bộ: cao su.
Sử dụng bản đồ các vùng kinh tế trang 21, 23, 24, để thấy được các
cây công nghiệp lâu năm khác
Câu 3.
Có thể sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 16, nhưng tốt hơn là
dùng bản đồ trang 21, để thấy từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa ra các

hướng chuyên môn hoá sau:
-Phía Đông: Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả với các ngành chuyên
môn hoá: cơ khí, khai thác than.
-Phía Đông Bắc: Bắc Giang, chuyên môn hoá: phân hoá học.
-Phía Bắc: Thái Nguyên, chuyên môn hoá: luyện kim, cơ khí.
-Phía Tây Bắc: Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ, chuyên môn hoá: hoá
chất, chế biến gỗ.
-Phía Tây: Hoà Bình, chuyên môn hoá: thuỷ điện.
-Phía Nam: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá: dệt, vật liệu xây
dựng.
Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo
Câu 4. Có thể sử dụng bản đồ NN trang 14, hoặc trang 13 để thấy
phân bố:
-Gia súc
-Gia cầm
Câu 5.
-Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ có thể sử dụng bản
đồ trang 24.
-Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ?
Dùng bản đồ NN chung trang 13 hoặc trang 24.
-Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào
và loại đất nào ?
Sử dụng bản đồ địa hình trang10 và bản đồ đất trang 8 để nêu.
Câu 6.
Để trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta, có thể sử dụng
bản đồ địa chất-khoáng sản nước ta trang 6 hoặc kết hợp bản đồ các vùng
ở các trang 21, 22, 23, 24, lần lượt kể từng loại khoáng sản:
-Khoáng sản: năng lượng
-Các khoáng sản: kim loại
-Các khoáng sản: phi kim loại

-Các khoáng sản: vật liệu xây dựng
Câu 7.
Trình bày thế mạnh sản xuất cây lương thực của:
-Các vùng đồng bằng
-Các vùng trung du-miền núi.
Cần sử dụng các bản đồ sau:
-Tự nhiên:
Bản đồ các trang 7, 8.
-KT-XH:
Bản đồ các trang 11, 13,14, 16.
Câu 8.
Để trình bày và phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc khai
thác tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, có
thể sử dụng các bản đồ ở trang 6, 17, 21.
Câu 9.
Trình bày sự phân bố những cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở
Trung du-miền núi Bắc Bộ, cần sử dụng bản đồ ở các trang 7, 8, 21.
Câu 10.
Đất đai và khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình phát triển cây công nghiệp dài ngày:
Có thể sử dụng bản đồ trang 7, 8 để trình bày.

Tài liệu ôn thi môn Địa lý này chỉ mang tính chất tham khảo

×