Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phương án thí điểm quản lý rừng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.43 KB, 83 trang )


1





CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LCN LONG ĐẠI
LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN










PHƯƠNG ÁN THÍ ĐIỂM
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Lâm trường Trường Sơn - Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Lâm công nghiệp Long Đại
Giai đoạn 2010 - 2045












Đồng Hới, tháng 10 năm 2010

2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 6
PHẦN I 7
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
PHẦN II 9
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN THUỘC CÔNG TY LONG ĐẠI 9
I.



SỞ

PHÁP





TÀI


LIỆU

SỬ

DỤNG 9
1. Cơ sở pháp lý 9
1.1 Các văn bản trung ương 9
1.2 Các văn bản địa phương 10
2. Tài liệu sử dụng 10
II.

KHÁI

QUÁT

ĐIỀU

KIỆN

TỰ

NHIÊN 11
1.Công ty Long Đại 11
2. Lâm trường Trường Sơn 13
2.1 Vị trí địa lý 13
2.2 Đặc điểm tự nhiên 13
2.2.1 Đặc điểm địa hình 13
2.2.2 Khí hậu, thuỷ văn 13
2.2.3 Đặc điểm về đất đai 14
2.3 Đặc điểm về kinh tế xã hội 14

2.3.1 Đặc điểm dân sinh kinh tế 15
2.3.2 Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất . 18
III.THỰC

TRẠNG

QUẢN



TÀI

NGUYÊN

RỪNG



SẢN

XUẤT

KINH

DOANH 19
1. Công ty Long Đại 19
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 19
1.2 Tài nguyên rừng và đất rừng 21
1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh 21
1.4 Định hướng xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững của Công ty Long Đại 22

2. Lâm trường Trường Sơn 22
2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Lâm trường 22
2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng 24
2.3 Quá trình hoạt động của Lâm trường 33
2.3.1 Những kết quả đạt được 33
2.3.2. Đánh giá chung 34
PHẦN III 36
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG 36
I. SỰ

CẤN

THIẾT

PHẢI

XÂY

DỰNG

PHƯƠNG

ÁN 36
II.

MỤC

TIÊU 37
1. Mục tiêu tổng quát 37
2. Mục tiêu cụ thể 37

2.1 Mục tiêu kinh tế 37
2.2 Mục tiêu xã hội 38
2.3 Mục tiêu môi trường 38
III.

QUY

HOẠCH

SỬ

DỤNG

ĐẤT

ĐAI 38
1. Đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất 39

3
1.1 Các khu loại trừ 39
1.2 Các khu sản xuất 39
2. Đất nông nghiệp 40
3. Đất khác 40
IV.

TỔ

CHỨC

CÁC


ĐƠN

VỊ

SẢN

XUẤT

THUỘC

LÂM

TRƯỜNG

TRƯỜNG

SƠN 40
1. Sơ đồ tổ chức 40
2. Phương thức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Lâm trường 41
V.

KẾ

HOẠCH

SẢN

XUẤT


KINH

DOANH

ĐẢM

BẢO

TÍNH

BỀN

VỮNG 42
1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên 42
1.1. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch khai thác. 42
1.2. Xác định các loài cây cấm khai thác, loài hạn chế khai thác 45
1.3. Xây dựng kế hoạch khai thác cho 1 luân kỳ: 45
1.4. Xây dựng kế hoạch khai thác 6 năm đầu 46
1.5. Dự báo hoàn cảnh rừng sau khai thác 46
1.6. Công cụ và công nghệ khai thác 47
1.7 Quy trình khai thác 47
1.8 Tổ chức khai thác 48
1.9 Chế biến và tiêu thụ gỗ rừng tự nhiên 48
2. Trồng rừng 48
2.1 Đối tượng 48
2.2 Diện tích 48
2.3 Giải pháp thực hiện 48
2.4 Năng suất dự kiến đạt được 49
2.5 Khối lượng và tiến độ thực hiện 49
3. Khai thác gỗ rừng trồng 49

3.1 Đối tượng 50
3.2 Diện tích 50
3.3 Sản lượng 50
3.4 Tiến độ khai thác 50
3.5 Phương thức khai thác và tiêu thụ gỗ rừng trồng 51
4. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 51
4.1 Đối tượng 51
4.2 Diện tích 51
4.3 Biện pháp 51
4.4 Khối lượng và tiến độ thực hiện hàng năm 51
4.5 Dự kiến tiêu chuẩn rừng sau 6 năm khoanh nuôi tái sinh phải đạt được 52
5. Nuôi dưỡng rừng 52
5.1 Nuôi dưỡng rừng tự nhiên sau khai thác chọn 52
5.1.1 Mục tiêu 52
5.1.2 Đối tượng và diện tích 52
5.1.3 Nguyên tắc 52
5.1.4 Biện pháp thực hiện 52
5.1.5 Dự tính sản lượng gỗ tận dụng trong quá trình chặt nuôi dưỡng 52
5.1.6 Khối lượng và tiến độ thực hiện hàng năm 53
5.2 Nuôi dưỡng rừng tự nhiên nghèo và trung bình 53
5.2.1 Mục tiêu 53
5.2.2 Đối tượng 53
5.2.3 Diện tích 53
5.2.4 Biện pháp thực hiện 53
5.2.5 Dự tính sản lượng gỗ tận dụng trong quá trình nuôi dưỡng 54
5.2.6 Khối lượng và tiến độ thực hiện hàng năm 54
6. Làm giàu rừng 54
6.1 Đối tượng 54

4

6.2 Diện tích 54
6.3 Biện pháp thực hiện 54
6.4 Khối lượng và tiến độ thực hiện 55
7. Bảo vệ rừng. 55
7.1 Bảo vệ rừng các khu vực loại trừ 55
7.2 Bảo vệ rừng khu vực vực sản xuất 56
8. Khai thác lâm sản ngoài gỗ. 57
9. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng 57
9.1 Đường vận chuyển 57
9.2 Kế hoạch xây dựng nhà cửa kiến trúc, máy móc trang thiết bị 57
10. Theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên rừng 58
VI.

LÂM

NGHIỆP

CỘNG

ĐỒNG 58
1. Hợp tác, hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên đối tượng rừng và đất rừng của cộng đồng 58
1.1 Hiện trạng đất trống và quy hoạch đất trồng rừng của cộng đồng 58
1.2 Xây dựng kế hoạch trồng rừng 59
1.3 Tổ chức thực hiện 59
2. Hoạt động phối hợp trên diện tích rừng và đất rừng của Lâm trường 60
2.1 Giao khoán trồng rừng 60
2.2 Khoán quản lý bảo vệ rừng 61
2.3 Nghĩa vụ tham gia QLBVR - PCCCR 62
2.4. Khai thác, cung ứng lâm sản 63
2.5 Cung cấp cây giống 64

VII.

KẾ

HOẠCH

LAO

ĐỘNG



VỐN

ĐẦU

TƯ 64
1. Về lao động 64
2. Nhu cầu chi phí và vốn đầu tư 64
2.1 Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2015 65
2.2. Nguồn vốn 65
VIII.

GIẢI

PHÁP

THỰC

HIỆN 66

1. Giải pháp về chính sách pháp luật 66
2. Giải pháp về tài chính, tín dụng 67
3. Giải pháp về phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng 67
4. Giải pháp về công tác điều tra, đánh giá tài nguyên rừng 68
5. Giải pháp về tổ chức hỗ trợ sản xuất Lâm nghiệp cộng đồng 68
6. Giải pháp về công tác quản lý 68
7. Giải pháp về khoa học công nghệ 71
8. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 71
PHẦN IV 73
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO HIỆU QUẢ 73
I.

VỀ

KINH

TẾ 73
1. Tính toán lỗ lãi giai đoạn 2010 - 2015 73
2. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính 73
II.

HIỆU

QUẢ

VỀ



HỘI 73

III.

HIỆU

QUẢ

VỀ

MÔI

TRƯỜNG 74
PHẦN V 75
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ 75
I.

KHUNG

THỜI

GIAN

HOẠT

ĐỘNG 75
II.

TỔ

CHỨC


THỰC

HIỆN

PHƯƠNG

ÁN 75
III.

KIỂM

TRA,

GIÁM

SÁT



ĐÁNH

GIÁ 76
IV.

KIẾN

NGHỊ 77
V.

KẾT


LUẬN 78

5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Diện tích đất chưa sử dụng của 03 xã trong lâm phận Lâm trường quản lý 18
Bảng 2 : Hiện trạng lao động của Công ty Long Đại đến 31/12/2008 20
Bảng 3 : Lao động và đặc điểm lao động của Công ty đến 31/12/2008 21
Bảng 4 : Hiện trạng rừng và đất rừng của Công ty 21
Bảng 5 : Thực trạng vốn và tài sản Công ty Long Đại 22
Bảng 6 : Tài nguyên rừng và đất rừng 24
Bảng 7 : Trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng 28
Bảng 8 : Trữ lượng theo các cấp kính 28
Bảng 9 : Số cây/ ha đạt cấp kính khai thác tối thiểu 29
Bảng 10 : Trữ lượng bình quân của cây khai thác đạt cấp kính tôí thiểu 29
Bảng 11 : Trữ lượng cây chết 30
Bảng 12 : Thống kê thực vật khảo sát được ở Lâm trường Trường Sơn 30
Bảng 13 : Chỉ tiêu hoạt động, sản xuất kinh doanh rừng 2004 - 2008 của LTTS 33
Bảng 14 : Kết quả tài chính 05 năm gần đây như sau : 33
Bảng 15 : Địa danh, diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho các đơn vị của LTTS 34
Bảng 16: Tổng diện tích rừng và đất rừng của các khu sản xuất 39
Bảng 17: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 40
Bảng 18 : Trử lượng bình quân các trạng thái rừng 42
Bảng 19 : Trữ lượng bình quân đạt cấp kính khai thác và nhóm gỗ 44
Bảng 20: Bố trí kế hoạch khai thác gỗ giai đoạn 2010 - 2015 46
Bảng 21 : Kế hoạch trồng rừng hàng năm cho giai đoạn 2010 - 2015 49
Bảng 22: Diện tích và sản lượng khai thác rừng trồng giai đoạn 2011 - 2015 50
Bảng 23 : Tiến độ thực hiện công tác khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 52
Bảng 24: Kế hoạch nuôi dưỡng rừng sau khai thác giai đoạn 2011 - 2015 53
Bảng 25: Diện tích và sản lượng nuôi dưỡng rừng tự nhiên nghèo và trung bình 54

Bảng 26: Khối lượng và tiến độ thực hiện công tác làm giàu rừng 55
Bảng 27 : Kế hoạch xây dựng đường vận chuyển 57
Bảng 28: Quy hoạch đất trồng rừng sản xuất 59
Bảng 29: Kế hoạch trồng rừng hàng năm 59
Bảng 30: Kế hoạch khoán quản lý bảo vệ rừng hàng năm 62
Bảng 31: Nhu cầu vốn cố định (Chi tiết xem phụ biểu 15) 65
Bảng 32: Nhu cầu vốn lưu động (Chi tiết xem phụ biểu 17a) 65
Bảng 33: Bảng dự trù vốn đầu tư 66
Bảng 34: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư 66
Bảng 35: Lao động và giải quyết việc làm 73












6
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Tổng hợp hiện trạng đất đai tài nguyên rừng
Phụ lục 2 : Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng theo tiểu khu
Phụ lục 3 : Thống kê trử lượng rừng theo tiểu khu
Phụ lục 4 : Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội
Phụ lục 5 : Hệ thống đường hiện có trong Lâm phần, giáp ranh với Lâm trường Trường Sơn
Phụ lục 6 : Bố trí sử dụng đất

Phụ lục 7 : Kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 8 : Kế hoạch trồng rừng theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 9 : Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 10 : Kế hoạch khoanh nuôi tái sinh tự nhiên theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 11 : Kế hoạch nuôi dưỡng rừng sau khai thác theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 12 : Kế hoạch nuôi dưỡng rừng nghèo và trung bình theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 13 : Kế hoạch làm giàu rừng theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 15 : Bố trí vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 16a : Cân đối nhu cầu lao động
Phụ lục 16b : Tổng hợp nhân công cho hoạt động thực địa
Phụ lục 17 : Tổng hợp vốn đầu tư và chi phí hoạt động theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 17a : Phân bổ chi phí hoạt động sản xuất theo giai đoạn và toàn luân kỳ
Phụ lục 17b : Phân bổ chi phí khấu hao và lãi suất tiền vay đầu tư xây dựng các công trình
Phụ lục 18a : Tổng hợp phân bổ nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015
Phụ lục 18b : Chi tiết phân bổ nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015
Phụ lục 19 : Ước tính thu nhập giai đoạn 2010 - 2015 và toàn luân kỳ
Phụ lục 20 : Hiệu quả kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 và toàn luân kỳ
Phụ lục 21 : Dự toán doanh thu, lợi nhuận trước thuế tài nguyên cho 1.000m
3
gỗ tròn tại bải giao















7
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH một thành viên LCN Long Đại (sau
đây viết tắt là Công ty Long Đại) là một trong năm đơn vị Lâm nghiệp được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) lựa chọn thí điểm xây dựng Phương án
quản lý rừng bền vững, dưới sự hỗ trợ của “Chương trình Quản lý sử dụng rừng bền
vững, thương mại và tiếp thị các lâm sản chính ở Việt Nam”, nằm trong khuôn khổ
Chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam - CHLB Đức.
Để xây dựng thí điểm Phương án thí điểm quản lý rừng bền vững, Lâm trường
Trường Sơn, Công ty Long Đại đã cùng với các chuyên gia Quốc tế, chuyên gia lâm
nghiệp của Bộ NN&PTNT, Cục lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, Phân viện
điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT
tỉnh Quảng Bình, xây dựng kế hoạch điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và thu
thập các loại thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và đa
dạng sinh học. Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững với mục tiêu cụ thể trong thời
gian tới là giúp Lâm trường quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ổn định, bền vững lâu dài.
Đảm bảo sản xuất liên tục, đa dạng các sản phẩm và dịch vụ từ rừng mà không làm giảm
đáng kể những giá trị đa dạng sinh học, năng suất rừng trong tương lai, không gây ra
những tác động có hại đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Quản lý rừng bền vững phải
đảm bảo 3 mục tiêu (1) kinh tế; (2) môi trường, (3) xã hội, và phải tuân theo các nguyên
tắc sau:
Tuân thủ quy trình, quy phạm, quy định của Nhà nước về quản lý rừng bền vững,
bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn và giảm
tác động của biến đổi khí hậu.
Ưu tiên cao cho trồng và quản lý rừng trồng, cải thiện kỹ thuật trồng rừng và các

biện pháp lâm sinh. Quan tâm đến lợi ích xã hội, kinh tế, môi trường và nhu cầu thị
trường.
Đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh rừng, nâng cao hiệu quả sản xuất, đạt
mục tiêu bền vững kinh tế. Đặc biệt quan tâm đến nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ trong khai
thác, chế biến, giảm thiểu tổn hại đến môi trường. Hoạt động khai thác rừng phải tuân thủ
các tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.
Lập bản đồ phân vùng chức năng rừng, xác định các chức năng sinh thái, môi
trường, xã hội và giá trị của từng khu rừng cụ thể. Tuân thủ các biện pháp hạn chế áp
dụng cho từng chức năng rừng. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, hệ động thực vật
rừng, bảo tồn nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, tôn trọng quyền sử dụng đất hợp
pháp và theo truyền thống của cộng đồng địa phương, đồng thời bảo tồn các giá trị văn
hoá truyền thống của người dân bản địa.
Xây dựng cơ chế hưởng lợi cho các xã, thôn, bản và hộ gia đình góp phần cải thiện
sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn, miền núi.
Duy trì và tăng cường phúc lợi xã hội cho người làm rừng. Ưu tiên bảo đảm công
việc ổn định và an toàn lao động cho những người tham gia.
Xây dựng quy trình đánh giá nội bộ để giám sát đánh giá tất cả các hoạt động lâm
nghiệp, thu thập thông tin góp phần liên tục nâng cao hiệu quả hoạt động. Mọi hoạt động
quản lý rừng phải được lưu trữ , tiến hành lần điều tra rừng tiếp theo vào năm 2015 để thu
thập thông tin về những thay đổi tăng trưởng và chất lượng rừng .

8
Xây dựng Phương án thí điểm quản lý rừng bền vững là hết sức quan trọng nhằm
xác định các biện pháp tối ưu trong quản lý và phát triển tài nguyên rừng bền vững, nâng
cao hiệu quả sử dụng rừng, thu hút nguồn lực, đầu tư để tái tạo lại rừng, tạo công ăn việc
làm cho người dân địa phương, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn, ổn định, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân trong
vùng.
Phương án thí điểm quản lý rừng bền vững của Lâm trường Trường Sơn gồm có 5
phần:

- Phần I : Đặt vấn đề
- Phần II : Thực trạng quản lý tài nguyên rừng và sản xuất kinh doanh của Lâm
trường Trường Sơn thuộc Công ty Long Đại
- Phần III : Kế hoạch quản lý rừng
- Phần IV : Phân tích, dự báo hiệu quả
- Phần V : Tổ chức thực hiện và kiến nghị.


































9
Phần II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN THUỘC CÔNG TY LONG ĐẠI

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Việc xây dựng Phương án thí điểm quản lý rừng bền vững của Lâm trường Trường
Sơn thuộc Công ty Long Đại giai đoạn 2010 – 2045 dựa trên những căn cứ pháp lý sau:
1. Cơ sở pháp lý
1.1 Các văn bản trung ương
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo
vệ và phát triển rừng.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của chính phủ phủ về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
- Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của chính phủ về quỹ bảo vệ và
phát triển rừng.
- Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp
hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực

lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự.
- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 25/12/2005 của thủ tướng chính phủ về rà soát
quy hoạch 3 loại rừng.
- Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2020 ban hành theo
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của thủ tướng chính phủ.
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục
tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Chương trình 5 triệu ha rừng.
- Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về trách
nhiệm QLNN về rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sữa
đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính
sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 -2015.
- Sau khi có chủ trương sắp xếp, đổi mới và phát triển các Nông lâm trường Quốc
doanh, thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 342/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 và
vẫn giữ nguyên Lâm trường Trường Sơn trực thuộc Công ty Long Đại.
- Thông tư liên tịch số 58/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 5/2/2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT , Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện

10
Dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 – 2010.
- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/6/2008 của các Bộ Kế
hoạch - Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT và Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của thủ tướng chính phủ về mốt số chính sách phát
triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.
- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về

hướng dẫn một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 57/2007/TT-BNN ngày 13/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
sữa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ
NN&PTNT về hướng dẫn một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành theo Quyết
định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông ngfhiệp & PTNT về
hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành theo Quyết định số 40/2005/QĐ-
BNN ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
1.2 Các văn bản địa phương
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Bình lần thứ XIV.
- Quyết định số 25/2000/QĐ-UB ngày 25/9/2000 của UBND tỉnh về việc Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2001 – 2010.
- Quyết định số 857/2007/QĐUB ngày 20/4/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt
Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Quảng Bình.
- Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2009 về việc giao đất rừng
phòng hộ cho Công ty LCN Long Đại để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng
rừng.
- Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2009 về việc thu hồi đất,
cho Công ty LCN Long Đại thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất Lâm nghiệp.
- Quyết định số 1479/QĐ – UBND ngày 30 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt đề
án chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước : Công ty LCN Long Đại thành Công ty TNHH
một thành viên LCN Long Đại
- Quyết định số 1481/ QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2010 về việc ban hành điều
lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH một thành viên LCN Long Đại
2. Tài liệu sử dụng
Để xây dựng Phương án thí điểm quản lý rừng bền vững của Lâm trường Trường
Sơn thuộc Công ty Long Đại, đơn vị đã sử dụng các tài liệu điều tra chuyên đề, các
nghiên cứu của các chuyên gia tại Lâm trường Trường Sơn nhằm phục vụ cho việc xây

dựng Phương án của đơn vị. Chất lượng tài liệu đảm bảo đủ độ tin cậy để sử dụng cho
xây dựng Phương án, danh mục, nguồn gốc của các tài liệu được liệt kê sau đây :
- Báo cáo kết quả điều tra rừng Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình của tác
giả W.Schindele (tháng 6/2008)
- Báo cáo kết quả lập bản đồ phân vùng chức năng rừng Lâm trường Trường Sơn
của tác giả W.Schindele, tiến sỹ Phạm Mạnh Cường (tháng 6/2008)

11
- Báo cáo tư vấn khảo sát, đánh giá tài nguyên chim, thú, bó sát ở Lâm trường
trường Sơn tỉnh Quảng Bình của tác giả Lê Đình Thủy, Đỗ Tước (tháng 1/2008)
- Báo cáo đánh giá tác động xã hội Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình của
tác giả Nguyễn Minh Hằng, Vũ Nam (năm 2006)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động Lâm nghiệp tại Lâm
trường Trường Sơn thuộc Công ty LCN Long Đại tỉnh Quảng Bình của tác giả Lê Thiện
Đức, Hồ Văn Cử (tháng 6/2006)
- Báo cáo đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao Lâm trường Trường Sơn thuộc Công
ty LCN Long Đại tỉnh Quảng Bình của tác giá Lê Thiện Đức, Hồ Văn Cử (tháng 6/2006)
- Báo cáo khảo sát đa dạng sinh học khu hệ động vật có xương sống tại Lâm trường
Trường Sơn tỉnh Quảng Bình của tác giả Lê Trọng Đạt, Lê Thiện Đức( tháng 6/2006)
- Báo cáo điều tra đa dạng hệ thực vật Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình
của tác giả Vũ Anh Tài, Hồ Văn Cử ( tháng 6/2006 )
- Báo cáo đánh giá tác động xã hội Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình của
tác giả Hồ Văn Cử, Vũ Anh Tài ( tháng 2/2009)
- Phương án sắp xếp tổ chức sản xuất kinh doanh Lâm trường Trường Sơn, Công ty
Long Đại ( tháng 10/2006)
- Kết quả phúc tra hiện trạng về đất Lâm nghiệp chưa có rừng và hiện trạng phân
bố rừng nghèo kiệt thuộc đối tượng rừng sản xuất năm 2007 do đơn vị ĐTQHR chuyên
ngành thực hiện.
- Kết quả quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006 -2010 tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả theo dõi diển biến tài nguyên rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000 -

2006
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình các năm 2006, 2007, 2008, 2009
- Các báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp
và PTNT nói chung và lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng; Báo cáo quy hoạch phát triển của
các ngành kinh tế xã hội đến năm 2010 có liên quan.
- Các chỉ tiêu định mức có liên quan của cơ quan thẩm quyền.
- Và các tài liệu có liên quan khác.
II. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Công ty Long Đại
Công ty Long Đại là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng
Bình, địa bàn hoạt động đóng chủ yếu là miền núi, vùng sâu, vùng xa của 3 huyện là Bố
Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới.
Vị trí địa lý của Công ty như sau :
Từ 106
0
00

00
’’
đến 107
0
00

00
’’
kinh độ Đông
Từ 17
0
10


00
’’
đến 17
0
40

00
’’
vĩ độ Bắc
- Phía Bắc: Giáp Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Lâm trường Bố Trạch và
Lâm trường Bồng Lai.
- Phía Nam: Giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Châu và tỉnh Quảng Trị.

12
- Phía Đông Giáp đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.
- Phía Tây: Giáp nước CHĐCN Lào và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Ngoài các xí nghiệp và văn phòng Công ty có trụ sở đóng ở thành phố Đồng Hới, còn
lại các Lâm trường có địa bàn hoạt động là miền núi, vùng sâu, vùng xa của các huyện, địa
hình Quảng Bình rất phức tạp, độ dốc ngang lớn, địa hình bị chia cắt mạnh, khó khăn cho
việc đầu tư và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhất là các hoạt
động hiên trường.
Nhìn tổng thể, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, với 2 dạng địa hình chủ yếu là
vùng núi, vùng gò đồi .Phía Tây là dãy Trường Sơn với địa hình núi cao, núi trung bình
kế đến là địa hình đồi và núi thấp. Một số đặc điểm cơ bản của các dạng địa hình sau:
- Vùng núi : Có độ cao từ trên 301- 2000 m. Thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc
vào Nam. Độ dốc trung bình khoảng 25
0
mức chia cắt sâu trung bình 300 - 500m. Đây
cũng là vùng có những dãy núi đá vôi lớn có nhiều hang động tự nhiên đẹp và huyền bí
đã và đang tiếp tục được phát hiện và cũng là vùng tập trung phần lớn diện tích rừng tự

nhiên của tỉnh. Kiểu địa hình này phân bố hầu hết ở các huyện trừ thành phố Đồng Hới.
- Dạng địa hình vùng đồi: Là dạng địa hình nằm tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và
vùng núi, có độ cao từ 50 - 300 m, độ dốc biến động từ 10 - 25
0
. Là vùng tập trung chủ
yếu của rừng trồng và đất trống có khả năng trồng rừng. Kiểu này phân bố trên toàn bộ
các địa phương của tỉnh.
Khí hậu
Chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu nóng ẩm,
nhiệt độ cao, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mừa mưa
bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình 24
0
,4 C, cao nhất 42
0
C và thấp nhất 8
0
C. Biên độ nhiệt từ
ngày đêm từ 6 - 9
0
C. Mùa khô có những đợt nóng kéo dài đến 30 ngày nhiệt độ tối đa có
ngày lên tới 42
0
C. Mùa lạnh có những đợt lạnh kéo dài 15 ngày, nhiệt độ trung bình
xuống thấp < 15
0
C.
- Lượng mưa trung bình năm 2200 mm, mưa tập trung vào 3 tháng 10, 11 và 12.
Lượng mưa phân bố không đều, cường độ mưa lớn thường gây lũ lụt, xói mòn đất là điều
kiện bất lợi cho cho công tác sản xuất lâm nghiệp. Số ngày mưa biến động trung bình

120-130 ngày/ năm.
- Có 2 luồng gió hại chính là gió mùa Tây Nam khô nóng bắt đầu từ tháng 2 đến
tháng 8 và gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Sản xuất
nông - lâm chịu ảnh hưởng lớn của 2 loại gió này.
- Do ảnh hưởng của chế độ nhiệt và chế độ mưa nên chế độ ẩm cũng có 2 thời kỳ
khô ẩm khác nhau, thời kỳ ẩm từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa mưa và thời
kỳ hoạt động của gió mùa đông bắc giá lạnh. Độ ẩm trung bình của thời kỳ này từ 85 đến
90%. Từ tháng 5-8 là thời kỳ khô nóng độ ẩm biến động từ 70-80%, trong những đợt có
gió tây khô nóng độ ẩm có thể xuống tới 50%, dẫn đến nguy cơ cháy rừng (nhất là với
rừng trồng Thông nhựa) trên diện rộng.
Thuỷ văn : Có hai con sông lớn đó là sông Long Đại và Kiến Giang , hệ thống sông
suối nhỏ trên địa bàn công ty phân bố với mật độ tương đối cao, song phổ biến là sông
suối ngắn và dốc. Do vậy khả năng gây lũ lụt lớn vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô ở
vùng đồng bằng là rất cao.

13
Giao thông : Hệ thống giao thông trên địa bàn khá thuận lợi, đường Hồ Chí Minh
nhánh Tây và nhánh đông đều thông suốt trên địa bàn Công ty. Ngoài ra các tuyến đường
tỉnh lộ 11, 10 và 16 đều là đường nhựa rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh
của Công ty.
2. Lâm trường Trường Sơn
2.1 Vị trí địa lý
Lâm trường Trường Sơn nằm trên địa bàn vùng núi thuộc địa phận các xã : Trường
Sơn huyện Quảng Ninh; Xã Phú Định, Thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố
Trạch gồm 39 tiểu khu. Toạ độ vị trí địa lý như sau:
- Từ 17
0
10’ 00’’ đến 17
0
40’ 00’’ vĩ độ Bắc.

- Từ 106
0
00’ 00’’ đến 107
0
00’ 00’’ kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp với Ban quản lý rừng phòng hộ Ba Rền và Thị Trấn Nông trường
Việt Trung, xã Phú Định huyện Bố Trạch.
- Phía Tây giáp với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và Nước CHDCND Lào.
- Phía Nam giáp với lâm trường Khe Giữa, xã trường Sơn
- Phía Bắc giáp với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đặc biệt địa bàn này trước đây là vị trí chiến lược, huyết mạch giao thông để vận
chuyển hàng hóa, nơi trung chuyển phục vụ cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ
giành lại độc lập cho dân tộc.
2.2 Đặc điểm tự nhiên
2.2.1 Đặc điểm địa hình
Toàn bộ diện tích của Lâm trường Trường Sơn thuộc dãy Trường Sơn Bắc với đặc
trưng: Núi chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam, độ dốc lớn và hiểm trở, địa hình chia
cắt mạnh, phức tạp, có nhiều khe suối, thác ghềnh, vv. Có thể phân chia địa bàn lâm
trường thành hai vùng như sau:
a. Vùng núi đất
Kiểu địa hình núi đất chiếm 64,6% diện tích, gồm núi trung bình và núi thấp, được
phân bố hầu hết là diện tích đất rừng tự nhiên. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi cao từ
400 đến 600 m, độ dốc trung bình 25
0
. Trên kiểu địa hình này hầu hết là diện tích rừng tự
nhiên, đây là vùng tập trung nguồn tài nguyên rừng lớn nhất của lâm trường Trường Sơn
nói riêng và Công ty LCN Long Đại nói chung.
b. Vùng núi đá
Vùng núi đá tập trung ở phía Nam và Tây Nam của lâm trường. Địa hình ở đây khá
phức tạp gồm nhiều đỉnh cao độ dốc lớn xen lẫn với những thung lũng hẹp.

2.2.2 Khí hậu, thuỷ văn
a. Khí hậu
Lâm trường Trường Sơn nằm trong vùng tiểu khí hậu vùng núi phía Tây Nam
Quảng Bình, chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong năm
phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
2 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23 – 24
0
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là

14
39
0
C - 40
0
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 9
0
C.
- Chế độ mưa, ẩm: Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.500 đến 3.000 mm, lượng
mưa tăng dần theo độ cao.Mưa tập trung với cường độ lớn, lượng mưa phân bố không
đều trong năm thường tập trung chủ yếu vào các tháng 10 và 11 hàng năm, chiếm khoảng
60 - 70% lượng mưa năm. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm 86%, độ ẩm
không khí thấp nhất vào những ngày có gió tây nam, có khi xuống dưới 70%.
- Chế độ gió: Trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính. Gió mùa
Đông Bắc, hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió thổi theo hướng Bắc hoặc
Đông Bắc. Nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ cao, thường kèm theo mưa. Tốc độ gió trung
bình từ 2 - 4 m/s. Gió mùa Tây Nam, hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9. Do bị chắn bởi
dãy Trường Sơn, nên biến tính, làm cho không khí khô và nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.
Khu vực có tổng nhiệt độ trong năm cao, lượng mưa lớn, tương đối thuận lợi cho
phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, cũng gặp phải những mặt hạn chế như: lượng

mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa thường gây lũ lụt; mùa khô chịu ảnh hưởng
của gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa nhỏ, dẫn tới hạn hán.
b. Thuỷ văn
Diện tích lâm trường quản lý nằm trên lưu vực sông Cổ Tràng thuộc thượng nguồn
sông Long Đại và thượng nguồn Sông Dinh, với mạng lưới sông suối trải đều trên toàn
khu vực. Khe và suối ở đây đều có đặc điểm chung là ngắn, dốc và hẹp, có nhiều thác
ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc theo mùa, khả năng vận chuyển đường thuỷ khó
khăn.
2.2.3 Đặc điểm về đất đai
Qua tham khảo các tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng tỉnh Quảng Bình của Sở Địa
chính, nền vật chất trong khu vực gồm 4 loại đá mẹ chính, đó là: đá Granít, đá Cát kết, đá
Sét và Đá vôi. Trên cơ sở nền vật chất của các loại đá mẹ, yếu tố địa hình, độ cao Trong
khu vực có thể chia thành hai nhóm dạng đất chính:
- Nhóm dạng đất feralít núi thấp phát triển trên các loại đá granít, đá cát kết, đá sét,
đá vôi.
- Nhóm dạng đất feralít mùn trên núi trung bình phát triển trên đá granít, đá vôi.
Nhìn chung đất trong khu vực có độ dầy tầng đất từ mỏng đến trung bình (30 - 80
cm), hàm lượng mùn trung bình. Riêng các nhóm dạng đất feralit đồi - núi thấp phát triển
trên đá sét, cát kết có tầng đất dầy(>80 cm).
Đất trên địa bàn lâm trường chủ yếu là đất được hình thành do quá trình feralit
hoá, với nền vật chất là phiến thạch sét, granit. Ngoài ra còn có các loại đất dốc tụ, đất
mùn trên thung lũng đá vôi và đất phù sa bồi tụ ven sông suối .
2.3 Đặc điểm về kinh tế xã hội
Lâm phần của Lâm trường Trường Sơn nằm trong địa giới hành chính 2 xã và một
thị trấn đó là : Xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh và xã Phú Định, thị trấn Nông
Trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội của các xã
này được thể hiện như sau :

15
2.3.1 Đặc điểm dân sinh kinh tế

1

a. Dân số, dân tộc và lao động
* Dân số :
- Tổng số hộ: 4.047 hộ
- Tổng số khẩu: 16.615 khẩu (Lâm trường có 88 khẩu) trong đó :
+ Nam : 8.184 người chiếm 49,2% dân số
+ Nữ : 8.431 người chiếm 50,8% dân số
* Dân tộc
Trên địa bàn lâm trường có 2 dân tộc sinh sống: Kinh và Vân Kiều, trong đó:
- Dân tộc Kinh: 3.596 hộ với 13.897 khẩu, chiếm 83,6% tổng dân số;
- Dân tộc Vân Kiều: 451 hộ với 2.718 khẩu, chiếm 16,4% tổng dân số.
Người Kinh chủ yếu sống tập trung dọc theo các trục đường chính, các khu trung
tâm nơi có điều kiện buôn bán và phát triển. Phần lớn dân tộc Vân Kiều sống ở những nơi
hẻo lánh xa trung tâm. Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm rẫy và săn
bắt thú rừng để đảm bảo một phần cuộc sống gia đình vẫn còn diễn ra. Một số hộ gia đình
đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.
* Lao động
- Tổng số lao động : 8.790, trong đó :
+ Nam: 4.456 người, chiếm 50,7% dân số;
+ Nữ: 4.334người, chiếm 49,3% dân số.
- Lao động phân theo ngành sản xuất
+ Lao động trong các ngành sản xuất khác là 1.216 người chiếm 13,7% tổng số lao
động, chủ yếu ở TTNT Việt Trung.
+ Lao động lâm nghiệp là 410 người chiếm 4,6% tổng số lao động, trong đó có 88
lao động của lâm trường tham gia trực tiếp, số lao động còn lại của các xã (chủ yếu là xã
Trường Sơn).
+ Lao động nông nghiệp là 7.155 người chiếm 81,7% tổng số lao động, chủ yếu ở xã
Trường Sơn và Phú Định.
Do diện tích đất nông nghiệp ít dẫn đến lao động nông nghiệp dư thừa sẽ chuyển

sang sản xuất lâm nghiệp sau khi kết thúc mùa vụ để tăng nguồn thu nhập, bên cạnh đó
còn có nguồn lao động của các địa phương khác ở trong vùng. Dự kiến có khoảng 1.000
lao động nhàn rỗi, đây là điều kiện thuận lợi để Lâm trường hợp đồng sản xuất theo mùa
vụ nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất trong thời qua cũng như sau này.
b. Phong tục tập quán và văn hóa
- Với tỷ lệ người Vân Kiều chiếm đa số, nhìn chung ở xã Trường Sơn, đời sống của
người dân còn nhiều khó khăn với những nét đặc trưng ở các vùng sinh sống của người
Vân Kiều nói chung trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình.

1
Nguồn : Báo cáo đánh giá tác động xã hội Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình của tác giả Hồ Văn Cử, Vũ Anh
Tài ( tháng 2/2009)


16
- Hiện tại vẫn còn tình trạng cúng bái để chữa bệnh, sau ba ngày không khỏi mới
mang người bệnh tới các cơ sở chăm sóc y tế của xã. Thêm vào đó, hiện vẫn còn hiện
tượng tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Tình hình du canh du cư, đốt nương làm rẩy đã
cơ bản chấm dứt.
Về phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao : năm 2008, xã Phú Định có 324 hộ
gia được công nhận gia đình văn hóa, đạt 50,6%; 97 hộ dạt danh hiệu gia đình thể thao
(15,1%). Thường xuyên tổ chức các phong trào thể thao văn hóa, văn nghệ với sự tham
gia nhiệt tình, đông đảo của toàn thể nhân dân, các tổ chức, đoàn thanh niên trên địa bàn.
c. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội
* Giao thông
- Tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chạy qua địa phận Lâm trường với chiều dài
40 km, nền đường bê tông rộng 6,0 m có chất lượng tốt.
- Tuyến Tỉnh lộ 11 từ Đồng Hới - Trường Sơn qua địa phận lâm trường với chiều dài
21 km, nền đường nhựa rộng 4,0 m chất lượng tốt.
- Hệ thống đường xương cá trong địa phận lâm trường có chiều dài 52,0 km chủ yếu

là đường vận chuyển cũ, phần lớn đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ
đường vận chuyển là đường đất, chỉ lưu thông được trong mùa khô.
- Hiện tại, trên địa bàn khu vực Lâm trường Trường Sơn, tất cả các xã đều đã có
đường giao thông nối liền trung tâm xã tới các vùng trọng điểm phát triển kinh tế, thương
mại của huyện và tỉnh. Ở xã Phú Định và thị trấn Nông trường Việt Trung, đường giao
thông cấp thôn đã được cải thiện đáng kể, đường đã rải đá cấp phối. Tuy nhiên, đường
giao thông ở các bản của xã Trường Sơn chất lượng vẫn còn kém. Hầu hết là đường đất
và điều đó gây cản trở rất lớn cho việc đi lại của bà con vào mùa mưa. Đường mòn đi vào
các bản Zìn Zìn và P.Loang là đường vận chuyển gỗ của Lâm trường Trường Sơn, phải đi
qua nhiều khe suối sâu và rộng, về mùa mưa có thể không đi được.
* Thông tin liên lạc
Ở xã Phú Định và Việt Trung đã có bưu điện để phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc
của nhân dân, sóng điện thoại di động đã phủ gần như đầy đủ trên toàn địa bàn (tất cả các
mạng di động của Quảng Bình). Từ trung tâm xã tới các khu vực xung quanh đã trang bị
hệ thống loa truyền thanh, một công cụ hữu hiệu trong công tác tuyên truyền, vận động
trong nhân dân.
Tuy nhiên, tại xã Trường Sơn, vùng trọng điểm trong Lâm phần Lâm trường
Trường Sơn, hiện tại vẫn chưa có bưu điện và sóng điện thoại chỉ phủ được ở khu vực
trung tâm chỉ có mạng Vinaphone và tại văn phòng Lâm trường đã có mạng Vietel. Số
lượng điện thoại cố định cũng ít, chỉ có ở UBND, trường học, đồn biên phòng, trạm
huyện đội cơ sở. Người dân chỉ có thể dùng điện thoại di động trong phạm vi hạn hữu. Hệ
thống truyền thanh, phát thanh cũng chưa được phát triển.
* Y tế - kế hoạch hóa gia đình
Tất cả các xã đều được trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác khám và chữa bệnh
của bà con tại các trạm y tế xã. Tuy nhiên, với địa bàn quá rộng và giao thông khó khăn
như Trường Sơn, cán bộ y tế phải về làm việc tại cơ sở là các thôn, bản nhưng hiện nay
vẫn chưa XD được các trạm y tế dự phòng hoặc trạm y tế cơ sở tại các thôn, bản.
Ngành y tế vẫn thường xuyên phát thuốc men cho nhân dân, nhất là trong các đợt
phòng chống dịch hạch, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình. 100% bệnh nhân


17
được điều trị phòng chống sốt rét, không có bệnh nhân mắc bệnh dịch sốt xuất huyết.
Năm 2008, y tế xã Trường Sơn đã cấp 3.566 thẻ KCB, tiếp tục điều chỉnh sai lệch
thẻ bảo hiểm, làm thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi có 42 cháu. Xã Phú Định cấp
234 thẻ BHYT cho các hộ nghèo, 86 thẻ BHYT cho các đối tượng người có công, 52 thẻ
cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Số người tham gia đình sản, đặt vòng tránh thai, mua bảo hiểm y tế trong năm
2008 đạt 100% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ người sinh con thứ 3, nạo phá thai đã giảm đáng kể
nhờ nỗ lực vận động, tuyên truyền của cán bộ y tế địa phương.
* Giáo dục
Chất lượng dạy và học được đổi mới, năm học 2007-2008, số lượng học sinh ở các
bản của xã Trường Sơn, đặc biệt là học sinh cấp II đã tăng lên rõ rệt. Các em được đến
trường đúng tuổi. Mở thêm các lớp bổ túc và vận động các em tham gia phổ cập giáo dục.
Đa số tại các bản xa học sinh đã được phổ cập đến lớp 3, đủ khả năng đọc, viết thành
thạo. Trong hè, sau khi đạt phổ cập, các em được bổ trợ kiến thức để tốt nghiệp tiểu học.
Năm học 2008-2009, xã Trường Sơn có 913 học sinh trong đó số học sinh người
Vân Kiều chiếm 64,5% (589 em), tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 63,6%,
phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 56,1%. Các trường học của Việt Trung có tổng số
20 em đạt học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh, trong đó tiểu học có 7 em, trung học cơ sở
(THCS) có 7 em và trung học phổ thông (THPT) có 6 em qua đó cho thấy chất lượng học
tập, giáo dục của địa phương khá tốt.
* Tình hình sản xuất nông nghiệp
Với diện tích phần lớn là vùng núi, xã Trường Sơn đặc biệt khó khăn hơn trong
phát triển, sản xuất nông nghiệp so với các xã khác là Phú Định, thị trấn NT Việt Trung.
Có nhiều loại hình cây trồng, cơ cấu mùa vụ được áp dụng ở xã Trường Sơn cho
thấy nỗ lực tìm kiếm mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp với địa phương đặc biệt
khó khăn. Trong khi đó, với diện tích đất canh tác bằng phẳng, thuận lợi hơn, rõ ràng xã
Phú Định và nông trường Việt Trung có cơ cấu cây trồng đơn giản hơn với các mô hình
phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
Kết quả tổng hợp sản xuất nông nghiệp của các xã như sau :

Kết quả tổng hợp sản xuất nông nghiệp của xã Trường Sơn :
- Sản lượng lương thực sản xuất được năm 2008 đạt 94,24% so với kế hoạch; bình
quân lương thực đầu người đạt 132 kg/năm.
- Sản lượng thủy sản năm 2008 đạt 100% so với kế hoạch.
- Tỷ lệ tăng trưởng (số con) của gia súc, gia cầm (so với năm 2007): trâu - tăng
1%, bò - giảm 12% (do rét đậm kéo dài), lợn - giảm 4% (do dịch hạch), gia cầm giảm
10%.
Kết quả tổng hợp sản xuất nông nghiệp của xã Phú Định:
- Sản lượng lương thực sản xuất được năm 2008 đạt 788 tấn, trong đó lúa nước là
661 tấn.
- Tỷ lệ tăng trưởng (số con) của gia súc, gia cầm (so với kế hoạch): trâu, bò - đạt
75%, lợn - đạt 51%, gia cầm đạt 88%.
Kết quả tổng hợp sản xuất nông nghiệp của thị trấn Nông trường Việt Trung:

18
- Sản lượng lương thực sản xuất được năm 2008 đạt 681 tấn, đạt 91% so với kế
hoạch.
- Tỷ lệ tăng trưởng (số con) của gia súc, gia cầm (so với kế hoạch): bò - đạt 50%,
lợn - đạt 36%, gia cầm đạt 81%.
* Tình hình sản xuất lâm nghiệp
2

Tại xã Trường Sơn, năm 2008 đã tập trung thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho
các hộ, tổng diện tích giao là 1.186,3 ha. Năm 2009 tiếp tục rà soát bóc tách diện tích từ
các Lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ giao xã quản lý, xử lý các tồn động liên quan
đến đất đai. Về cơ bản, hầu hết các hộ dân của xã Trường Sơn đều được tham gia công
tác trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trung bình 1-2ha/hộ, chỉ một số ít các hộ không tham
gia (công chức, bộ đội hoặc kinh doanh thương mại, dịch vụ khác).
Ngoài việc phát triển diện tích và chất lượng các loại rừng trồng, khoanh nuôi bảo
vệ với sự hỗ trợ của Nhà nước là 2 triệu đồng/ha (bao gồm cả tiền cây giống khoảng 500

nghìn đồng), các lâm sản phụ cũng được khai thác (chưa thống kê được trữ lượng) vừa
phục vụ nhu cầu tại chỗ (tre nứa, măng, lá cọ), vừa làm háng hóa, nguyên liệu xuất đi nơi
khác ( Song, mây, chít) qua đó đóng góp đáng kể vào thu nhập cho những người tham
gia.
Bảng 1 : Diện tích đất chưa sử dụng của 03 xã trong lâm phận Lâm trường quản lý


TT

Cơ cấu loại đất
ĐVT
Xã Trường
Sơn
Xã Phú
Định
NT Việt
Trung
1
§Êt b»ng cha sö dông
ha 56,73 282,87
2
§Êt ®åi nói cha sö dông
ha 2.370,61 0,83 1,71
3 §Êt ®¸ cã c©y ha 200,00

Tổng cộng 2.570,61 57,56 284,58
* Dịch vụ xã hội và thương mại
Ở Trường Sơn có có các dịch vụ thương mại khác như hàng quán, bưu chính viễn
thông nhưng tất cả còn khá đơn giản, chưa đảm bảo được nhu cầu tại chỗ và sức mua
cũng hạn chế do mức sống thấp của đa phần người Vân Kiều. Chỉ ở khu vực trung tâm xã

mới có nhiều dịch vụ, hàng hóa và thương mại, đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tại chỗ.
Còn lại ở các bản hầu như không có hoặc chỉ có 1-2 hộ dân tham gia vào các dịch vụ này,
như vận chuyển các vật dụng thiết yếu từ trung tâm xã về bán tại bản, sau đó thu mua lâm
sản của thôn bản để bán cho các nhà tiêu thụ trung gian ở xã hoặc mối lái dưới xuôi.
Ở thị trấn Nông trường Việt Trung, các loại hình dịch vụ phát triển ổn định hơn với
15 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 410 cơ sở sản xuất kinh doanh buôn bán thương mại
và dịch vụ khác qua đó tạo thu nhập ổn định cho người lao động trong các loại hình dịch
vụ này trung bình từ 0,9-1,2 triệu đồng/tháng.
Ở Phú Định đã phát triển trở lại nghề làm nón, cũng giống như ở Việt Trung, ở đây
đã có chợ là trung tâm thương mại của xã.
2.3.2 Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Lâm trường.

2
Nguồn: UBND các xã Trường Sơn, Phú Định, TT NT Việt Trung


19
* Ảnh hưởng tích cực
- Lực lượng lao động trên địa bàn khá lớn, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông,
đã quen với hoạt động trong nghề rừng. Đây là yếu tố thuận lợi cho Lâm trường thu hút
được lao động hợp đồng công việc theo mùa vụ để tham gia vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Lâm trường.
- Kết cấu hạ tầng như đường, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, trường
học, nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá trên địa bàn ngày càng được nhà nước quan tâm đầu tư
bằng các chương trình, Dự án cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm trường trong việc tổ
chức SXKD, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công
nhân viên và người dân trên địa bàn.
- Quỹ đất sản xuất lâm nghiệp của cộng đồng khá lớn, đặc biệt là xã Trường Sơn,
điều là cơ sở thuận lợi để tổ chức phát triển sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng.

* Ảnh hưởng tiêu cực
- Lâm trường đóng trên địa bàn là xã miền núi, vùng cao, trình độ dân trí thấp và
vẫn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Về cơ sở hạ tầng mặc dù đã được nhà
nước đầu tư rất nhiều so với trước đây nhưng nhìn chung so với mặt bằng xã hội thì vẫn
còn kém, đặc biệt là một số bản ở xa.
- Trình độ nhận thức, tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do đó phần nào ảnh hưởng đến thu
hút lực lượng lao động trên địa bàn vào hoạt động SXKD của Lâm trường.
- Lực lượng lao động nhàn rổi trong cộng đồng địa phương khá nhiều, trong đó
một số bộ phận lao động không chịu khó lao động sản xuất mà chủ yếu là sống dựa vào
rừng, điều này gây nên áp lực về quản lý và bảo vệ rừng cho Lâm trường.
Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội khu vực có nhiều thuận lợi cho việc quản lý tài
nguyên và sản xuất kinh doanh của Lâm trường.
III.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ SẢN XUẤT KINH
DOANH
1. Công ty Long Đại
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
a. Quá trình hình thành
Công ty Long Đại trước đây là Liên Hiệp LCN Long Đại. Thực hiện các chủ
trương, chính sách của nhà nước ban hành các quy định đối với doanh nghiệp nhà nước,
qua các lần chuyển đổi đến ngày 30 tháng 6 năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã có các
quyết định :
- Quyết định số 1479/QĐ – UBND về việc phê duyệt đề án chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước: Công ty LCN Long Đại thành Công ty TNHH một thành viên LCN
Long Đại
- Quyết định số 1481/ QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty TNHH một thành viên LCN Long Đại
Trong đó Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty Long Đại là một trong 5 đơn vị
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) lựa chọn xây dựng
Phương án thí điểm quản lý rừng bền vững với sự hỗ trợ của Dự án : “Chương trình hỗ

trợ quản lý sử dụng rừng bền vững, thương mại và tiếp thị các sản phẩm lâm sản chính ở

20
Việt Nam” tỉnh Quảng Bình.
b. Ngành nghề hoạt động chủ yếu
- Tên gọi : Công ty TNHH một thành viên Lâm Công Nghiệp Long Đại
- Địa chỉ : TK10 - phường Đồng Sơn - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
Công ty Long Đại là 1 đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc UBND tỉnh Quảng
Bình, ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau :
- Trồng rừng, cây công nông nghiệp; nuôi dưỡng, làm giàu, quản lý và bảo vệ rừng.
- Khai thác, vận tải, chế biến gỗ, lâm sản khác và sản xuất vật liệu xây dựng
- Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản (vàng, bạc, kim loại quý) và chế tác kinh
doanh vàng bạc.
- Xây dựng cầu đường, duy tu, bảo dưỡng đường lâm nghiệp, xây dựng dân dụng,
cơ khí, sữa chữa.
- Xuất nhập khẩu gỗ, lâm sản khác, thiết bị vật tư sản xuất, phương tiện giao thông.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng
- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm của xăng dầu
c. Bộ máy tổ chức
* Bộ máy tổ chức :
- Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty
- Kiểm soát viên
- Các phó giám đốc Công ty
- Các phòng ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc
* Lao động và đặc điểm lao động
3
:
- Hiện trạng lao động được thể hiện theo bảng dưới đây :
Bảng 2 : Hiện trạng lao động của Công ty Long Đại đến 31/12/2008
TT Chức vụ ĐVT Số lượng Ghi chú

1 Giám đốc Người 01 -
2 Phó giám đốc Người 03 -
3 Phòng kỹ thuật Người 13
4 Phòng kinh tế kế hoạch Người 10 -
5 Phòng Tổ chức - Hành chính, Công đoàn Người 18 -
6 Lâm trường Rừng Thông BT Người 102 -
7 Lâm trường Đồng Hới Người 133 -
8 Lâm trường Trường Sơn Người 88 -
9 Lâm trường Khe Giữa Người 79 -
10 Lâm trường Kiến Giang Người 91 -
11 Xí nghiệp KTVC và SXVL xây dựng Người 92
12 Xí nghiệp CBLS và KDTH Đồng Hới Người 170 -
13 Công ty cổ phần CB nhựa thông Người 26 -
14 Xí nghiệp khai thác và CB Vàng Xà Khía Người 03 -
Tổng cộng 829

3
Nguồn : Phòng TC - HC Công ty Long Đại


21
- Đặc điểm lao động được thể hiện theo bảng sau :
Bảng 3 : Lao động và đặc điểm lao động của Công ty đến 31/12/2008
TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nam 634 76
2 Nữ 195 24
3 Dân tộc kinh 829 100
4 Đại học, cao đẳng 95 12
5 Trung cấp kỹ thuật 176 22
6 Công nhân lao động 560 66

7 Tuổi đời bình quân
35
Tổng số lao động 829

1.2 Tài nguyên rừng và đất rừng
4

Thực hiện quyết định 342/2005/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ
tướng chính phủ, sau khi tiến hành sắp xếp tổ chức lại sản xuất, Công ty tiến hành bốc
tách chuyển giao rừng và đất rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, các xã nằm trong
lâm phần của Công ty quản lý.
Sau khi bóc tách hiện trạng rừng và đất rừng được giao quản lý của Công ty theo 2
quyết định : Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2009 về việc giao đất
rừng phòng hộ cho Công ty Long Đại để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng
rừng và Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2009 về việc thu hồi đất,
cho Công ty Long Đại thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất Lâm nghiệp và một số
diện tích ngoài 02 Quyết định trên chưa được cấp như sau :
Bảng 4 : Hiện trạng rừng và đất rừng của Công ty


TT Loại rừng Đơn vị Diện tích Ghi chú
Tổng diện tích ha 101.279,47
I. Rừng tự nhiên ha 72.091,23
1. Rừng giàu ha 10.740,85
2. Rừng trung bình ha 19.000,34
3. Rừng nghèo, phục hồi, núi đá ha 42.350,40
II. Rừng trồng ha 16.005,75
III. Đất chưa có rừng ha 12.960,67
IV. Đất rừng chưa thuê ha 221,82


1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh
a. Vốn và tài sản
5

Về thực trạng vốn và tài sản của Công ty đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 được thể
hiện ở bảng dưới đây :

4
Nguồn : Phòng kỹ thuật Công ty Long Đại
5
Nguồn : Phòng Tài vụ Công ty Long Đại

22
Bảng 5 : Thực trạng vốn và tài sản Công ty Long Đại
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Ghi chú
Tài sản đ 79.897.672.133
A Tài sản ngắn hạn đ 44.348.193.289
I Tiền và các khoản tương đương đ 2.785.033.538
II Các khoản đầu tư ngắn hạn đ 6.600.000.000
III Các khoản phải thu ngắn hạn đ 13.883.535.461
IV Hàng tồn kho đ 19.150.153.770
IV Tài sản ngắn hạn khác đ 1.929.470.484
B Tài sản dài hạn đ 35.549.478.835
I Các khoản phải thu dài hạn đ 545.823.666
II Tài sản cố định đ 27.470.747.077
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn đ 6.219.727.000
IV Tài sản dài hạn khác đ 1.313.181.092
Nguồn vốn đ 79.897.672.133
A Nợ phải trả đ 33.200.692.038
I Nợ ngắn hạn đ 32.014.567.721

II Nợ dài hạn đ 1.186.124.317
B Vốn chủ sở hữu đ 46.696.980.095
I Vốn chủ sở hữu đ 43.015.252.951
II Nguồn kinh phí và các quỹ khác đ 3.681.727.144
Căn cứ vào nguồn tài nguyên rừng và đất rừng, cũng như nhân lực của địa phương
thì về vốn và tài sản của Công ty chưa đáp ứng được đủ như cầu sử dụng và đầu tư cơ
bản. Vì vậy trong tương lai định hướng của Công ty là tăng cường vốn, trang bị lại máy
mọc thiết bị, các dây chuyên sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong khai thác, chế biến gổ,
chế biến Lâm sản, nhựa thông để mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.
b. Các kết quả đạt được
Từ cơ chế quản lý sản xuất và quản lý tài chính trên, trong những năm gần đây, Công
ty đã phát huy được các lợi thế, huy động được sức mạnh tổng hợp nên kết quả sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao, cụ thể các chỉ tiêu kinh doanh được thể hiện trong phụ lục 22
kèm theo Phương án
1.4 Định hướng xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững của Công ty Long Đại
Từ năm 2005, Công ty đã tiếp cận và hợp tác với các Dự án thực hiện quản lý rừng
bền vững tại Lâm trường Trường Sơn. Mặt khác từ năm 2006 Dự án “Chương trình
Quản lý sử dụng rừng bền vững, Thương mại và tiếp thị các lâm sản chính ở Việt Nam”
tỉnh Quảng Bình cũng đã lựa chọn Lâm trường Trường Sơn để đầu tư thực hiện thí điểm
mô hình quản lý rừng bền vững. Công ty cam kết sẽ cùng các Dự án hỗ trợ, đầu tư để xúc
tiến nhanh chứng chỉ rừng cho Lâm trường Trường Sơn, từ đó rút kinh nghiệm và triển
khai nhân rộng cho các đơn vị khác còn lại của Công ty.
2. Lâm trường Trường Sơn
2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Lâm trường
a. Quá trình hình thành
Lâm trường Trường Sơn được thành lập ngày 12 tháng 5 năm 1987 tại Quyết định

23
số 380/TCCB của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ( nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT ) trên cơ
sở tách ra từ Lâm trường Ba Rền. Là 1 đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Lâm công

nghiệp Long Đại (nay là Công ty Long Đại). Trụ sở chính Lâm trường đóng tại xã
Trường Sơn - huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình, khi mới thành lập Lâm trường được
Bộ giao quản lý 28.114 ha rừng và đất rừng, đến nay qua nhiều lần chuyển đổi, rà soát,
sắp xếp nên đã có sự biến động về diện tích.
b. Sự thay đổi diện tích quản lý
Từ những năm 2006 trở về trước, Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty Long
Đại, được nhà nước giao quản lý rừng và đất rừng theo Quyết định cấp đất số 202/QĐ-
UB ngày 30 tháng 01 năm 2002 của UBND tỉnh Quảng Bình, trong đó Lâm trường
Trường Sơn được phép quản lý và sử dụng 40.156 ha rừng và đất rừng gồm 29 tiểu khu
và phân khu núi đá I.
Từ năm 2006 trở lại đây, thực hiện Nghị định 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới
và phát triển Lâm trường quốc doanh và Quyết định số 342/2005/QĐ-TTg ngày
26/12/2005 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các
Nông, Lâm trường quốc doanh thuộc UBND tỉnh Quảng Bình. Lâm trường Trường Sơn
trực thuộc Công ty Long Đại, sau khi rà soát, bóc tách cho các xã, Ban quản lý rừng
phòng hộ có liên quan. Toàn bộ diện tích còn lại Lâm trường sản xuất kinh doanh là
35.535,8 ha được phân bố tại 39 tiểu khu theo các Quyết định giao đất của UBND tỉnh
Quảng Bình là :
- Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2009 về việc giao đất rừng
phòng hộ cho Công ty LCN Long Đại để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng
rừng.
- Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2009 về việc thu hồi đất,
cho Công ty LCN Long Đại thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất Lâm nghiệp.
* Cơ cấu tổ chức
- Ban giám đốc gồm : 01Giám đốc, 01 phó giám đốc
- Phòng kỹ thuật gồm : Trưởng phòng và 3 nhân viên
- Phòng kế toán gồm: Trưởng phòng và 2 nhân viên
- Phòng tổ chức hành chính gồm : Trưởng phòng và 6 nhân viên
- Ba đội sản xuất gồm : 03 đội trưởng và 24 công nhân
- Trạm bảo vệ rừng và đội cơ động gồm : 9 Trạm, 01 đội cơ động gồm có 45 cán

bộ nhân viên,
Về cơ cấu tổ chức của Lâm trường thể hiện theo sơ đồ 1 kèm theo Phương án này.
c. Tác động của các chủ trương, chính sách nhà nước đến quá trình hình thành và
phát triển Lâm trường.
+ Thuận lợi :
Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành Lâm nghiệp ngày càng được Đảng và nhà
nước quan tâm đầu tư phát triển. Vai trò của rừng ngày càng được coi trọng và quan tâm
đúng mức. Đảng và nhà nước đã nhận thấy tầm quan trọng của rừng không chỉ về kinh tế
mà cả vấn đề xã hội và môi trường. Do đó đã có rất nhiều chính sách lớn về phát triển
nghề rừng như chương trình 5 triệu ha rừng, các Dự án trồng rừng

24
+ Hn ch :
- Mt s c ch chớnh sỏch cú nhng bt cp i vi ch rng, theo ú nhim v
ca ch rng rt nng n nhng quyn hn b hn ch, Vớ d nh trong cụng tỏc qun lý
bo v rng phỏp lut cha giao cho ch rng quyn tng xng vi nhim v, do ú nh
hng n tớnh rn e v thuyt phc trong cụng tỏc qun lý bo v rng.
- K hoch khai thỏc ca ch rng ph thuc vo ch tiờu c cp hng nm ca
Nh nc m ch tiờu ny thng thp hn so vi nng lc cung cp g hin cú ca rng.
Mt khỏc k hoch ny thng giao chm v ch rng luụn b ng trong t chc sn
xut kinh doanh.
2.2 Hin trng ti nguyờn rng
6

- Cn c Quyt nh s 2017/Q-UBND ngy 6 thỏng 8 nm 2009 v vic giao t
rng phũng h cho Cụng ty LCN Long i qun lý, bo v, khoanh nuụi tỏi sinh v
trng rng.
- Cn c Quyt nh s 3032/Q-UBND ngy 23 thỏng 10 nm 2009 v vic thu hi
t, cho Cụng ty LCN Long i thuờ t s dng vo mc ớch sn xut Lõm nghip.
Theo 2 Quyt nh ny tng din tớch rng v t rng c UBND tnh giao cho

Cụng ty Long i ti Lõm trng Trng Sn l : 35.535,8ha
T din tớch ny chỳng tụi tin hnh chp v gii oỏn nh spot 5, sau ú kt hp
vi kim tra thc a xỏc nh hin trng rng. T bn hin trng rng tin hnh b
trớ h thng ụ tiờu chun (c ly ụ 1,4 km ri u trờn ton b din tớch) tin hnh iu
tra tr lng rng (cú 91 chựm ụ tiờu chun c iu tra). Kt qu iu tra nh sau:
a. Ti nguyờn rng
+ Ti nguyờn rng v t rng ca Lõm trng Trng Sn thuc Cụng ty Long
i c trỡnh by trong bng sau :
Bng 6 : Ti nguyờn rng v t rng
TT
Hạng mục
Diện tích
Ha Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 35,535.8 100.00
1 Đất có rừng 27,934.3 76.82
1.1 Rừng tự nhiên 26,251.4 73.87
1.1.1 Rừng giàu (IIIa3) 3,016.0 8.49
1.1.2 Rừng T.Bình (IIIa2) 6,170.2 17.36
1.1.3 Rừng nghèo (IIIa1) 13,455.5 37.86
1.1.4 Rừng phục hồi (IIb) 1,675.1 4.71
1.1.5 Rừng phục hồi (IIa) 1,867.5 5.26
1.1.6 Núi đá (RND) 67.1 0.19
1.2 Rừng trồng 1,682.9 2.94
1.2.1 Rừng trồng Huỵnh (RT-H) 55.1 0.20

6
Ngun : Bỏo cỏo kt qu iu tra rng Lõm trng Trng Sn tnh Qung Bỡnh ca tỏc gi W.Schindele (thỏng
6/2008)



25
1.2.2 Rừng trồng Keo(RT-K) 1,431.6 3.03
1.2.3 Rừng trồng Luồng (RT-L) 195.3 6.48
1.2.4 Rừng Trồng Muồng(RT-M) 0.8 0.01
2 Đất trống 7,386.2 22.58
2.1 Đất trống (Ia) 114.8 0.32
2.2 Đất trống (Ib) 3,243.9 10.68
2.3 Đất trống (Ic) 4,027.6 11.57
3 Đất khác 215.4 0.61
3.1 Đất trồng cây ăn quả(AQ) 7.9 0.02
3.2 Đất đinh canh định c(DC) 10.7 0.03
3.3 Mặt nớc(MN) 33.4 0.09
3.4 Đất nông nghiệp (NN) 163.3 0.46
(Chi tit tng loi rng, a danh, din tớch c th theo tng tiu khu xem ph lc 2
ớnh kốm )
+ T thnh loi
* Rng Lõm trng Trng Sn l rng lỏ rng thng xanh ó b tỏc ng
cỏc mc khỏc nhau. Tng cng ó xỏc nh c 109 loi, nhng s lng loi thay i
theo trng thỏi rng. Mc a dng ca loi ln nht xut hin rng nghốo (94 loi).
Tip n l rng trung bỡnh thng xanh (78 loi) v thp nht l rng giu (74 loi).
S lng cỏc loi bỡnh quõn cỏc trng thỏi rng c th hin theo biu sau :
Biu 1: S lng cỏc loi bỡnh quõn theo i tng rng
0
20
40
60
80
100
Giu Trung bỡnh Nghốo


Chỳ thớch :
- Trc ng: S loi cõy bỡnh quõn theo i tng rng
- Trc ngang: i tng rng
* T biu ta thy rng mc a dng loi gia cỏc trng thỏi rng khụng khỏc
bit nhiu, iu ny chng t rng cỏc tỏc ng nh n rng khụng cú tỏc ng ỏng k
n a dng loi. S lng loi cao rng nghốo l do s pha trn gia rng nghốo
thng xanh v rng tỏi sinh, vỡ th ngoi cỏc loi ca rng thng xanh thỡ cũn cú s
lng ln cỏc loi cõy tiờn phong a sỏng ca rng tỏi sinh. õy l cn c la chn
bin phỏp k thut lõm sinh phự hp nh nuụi dngnhm hn ch cỏc loi phi mc
ớch, phc hi tr lng rng.
+ Tỏi sinh (Tỏi sinh l núi n s cõy cú chiu cao trờn 1,5 m v cú ng kớnh <
8cm).
V mc tỏi sinh, s cõy tỏi sinh trong rng nghốo (2.740cõy/ha) ớt hn nhiu so
vi rng giu (3.267cõy/ha) v trung bỡnh (3.200cõy/ha) (xem biu 3). T l cỏc loi

×