Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tài liệu Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 43 trang )

Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới
quản lý rừng bền vững và công bằng
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ
Hà Nội, 8 tháng 7 năm 2008
Việc quy định về các thực thể địa
lý và trình bày các tư liệu trong ấn
phẩm này không phản ánh bất cứ
quan điểm nào của IUCN về tư cách
pháp lý của bất cứ quốc gia, lãnh thổ
hay khu vực nào và các cơ quan có
thẩm quyền của họ, cũng như không
phản ánh bất cứ quan điểm nào của
IUCN về phân định ranh giới của các
quốc gia, lãnh thổ hay khu vực đó.
Các quan điểm trình bày trong ấn
phẩm này không nhất thiết phản
ánh các quan điểm của IUCN và các
tổ chức đối tác.
Ấn phẩm này được xuất bản trong
khuôn khổ của Dự án “Tăng cường
tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn”
do Ủy ban châu Âu tài trợ. Các quan
điểm trình bày trong ấn phẩm này
không nhất thiết phản ánh các quan
điểm của Ủy ban châu Âu.
Cơ quan xuất bản:
IUCN, Gland, Thụy Sĩ và Hà Nội,
Việt Nam
Bản quyền:
© 2008 International Union for


Conservation of Nature and Natural
Resources
Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái
bản ấn phẩm này vì mục đích giáo
dục hoặc phi lợi nhuận mà không
cần sự đồng ý trước bằng văn bản
của IUCN , nhưng phải ghi rõ nguồn.
Các tổ chức hoặc cá nhân không
được phép tái bản ấn phẩm này để
kinh doanh hoặc vì bất kỳ mục đích
thương mại nào mà không được sự
đồng ý trước bằng văn bản của IUCN.
Trích dẫn:
Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn
Chỉnh và Vũ Thu Hạnh (2008). Đánh
giá các rào cn nh hưng ti qun lý
rng bn vng và công bng:
Nghiên cu đim  Vit Nam.
Hà Nội, Việt Nam.IUCN. iii + 35 pp.
ISBN:
978-2-8317-1124-9
Ảnh bìa:
IUCN Việt Nam
Thiết kế và in:
Luck House
Ấn phẩm có tại:
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế ( IUCN )
Villa 44/4, Phố Vạn Bảo, Ba Đình,
Hà Nội, Việt Nam

Tel: +84 4 3726 1575
Fax: +84 4 3726 1561
Email: o
website:
Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý
rừng bền vững và công bằng
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
Dự án “Tăng cường những tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn”
Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chỉnh
và Vũ Thu Hạnh
Hà Nội
8 tháng 7 năm 2008
ii
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
iii
Lời cảm ơn
Báo cáo này là một phần của Dự án “Tăng cường những tiếng
nói để có sự lựa chọn tốt hơn” do Uỷ ban Châu Âu tài trợ và
do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) thực thi. Các
tác giả xin cảm ơn tất cả những người đã góp phần hoàn
thành báo cáo này.
Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới tất cả những
người nông dân và các quan chức địa phương ở xã Phong
Mỹ thuộc huyện Phong Điền, xã Lộc Thuỷ thuộc huyện Phú
Lộc, xã Quảng Lợi thuộc huyện Quảng Điền và huyện A Lưới
đã dành cho chúng tôi sự đón tiếp đầy lòng mến khách và
nhiệt tình chia sẻ thông tin với nhóm chuyên gia chúng tôi.
Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn gia đình ông Nguyễn Văn Múa

ở thôn Khe Trăn, huyện Phong Điền, đã tận tình hỗ trợ chúng
tôi chuyện ăn ở trong thời gian chúng tôi làm việc ở thôn.
Chúng tôi xin cảm ơn các cán bộ của Chi cục Lâm nghiệp, Chi
cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban
Dân tộc, Sở tài nguyên và Môi trường, Đại học Nông - Lâm
Huế, Công ty 1/5, Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, cũng như
các cán bộ của các dự án do SNV và JBIC tài trợ, Dự án Hành
lang xanh, dự án Quỹ MacArthur, Dự án ETSP ở tình Thừa
Thiên Huế đã dành cho chúng tôi những cuộc thảo luận bổ
ích. Chúng tôi đặc biệt biết ơn Uy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế đã dành cho đoàn sự đón tiếp và hỗ trợ nhiệt tình.
Chúng tôi cũng xin ghi nhận với lòng biết ơn sự hợp tác và
hỗ trợ về hậu cần từ phía Chương trình Tropenbos quốc tế
trong quá trình đoàn đi khảo sát tại Thừa Thiên Huế.
Đối với các cơ quan và tổ chức ở Hà Nội, chúng tôi xin cảm
ơn các đồng nghiệp từ Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, vụ
Pháp chế và Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã có các ý kiến bình luận bổ ích đối
với đề cương nghiên cứu và chia sẻ thông tin liên quan đến
đợt nghiên cứu. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ vô cùng
quy báu của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc chủ trì cuộc hội
thảo góp ý kiến cho đề cương nghiên cứu. Chúng tôi cũng
xin chân thành cảm ơn tới cán bộ công tác tại Hiệp hội Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra - Quy hoạch rừng,
Viện Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp và
tất cả các tổ chức khác đã đóng góp thực hiện nghiên cứu
này. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đại biểu đã đóng
góp ý kiến hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tại các hội thảo
tham vấn tổ chức tại Hà Nội ngày 25/1/2007 và tại Huế ngày
2/3/2007.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới
các cán bộ của Dự án IUCN “Tăng cường các tiếng nói vì sự
lựa chọn tốt hơn” ở Hà Nội, Bangkok và 5 nước thành viên
khác đã có những hỗ trợ và đóng góp quý báu trong quá
trình nghiên cứu. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt
tới Ông Pham Quang Hoa, Điều phối viên quốc gia dự án
SVBC cùng các cán bộ của IUCN Việt Nam đã nhiệt tình cung
cấp những hỗ trợ cần thiết về tổ chức và hậu cần cho nhóm
nghiên cứu.
Những quan điểm bày tỏ trong báo cáo này là của các tác giả
và không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của EU, IUCN
và/hoặc các cơ quan chủ quản của chuyên gia tư vấn. Mọi sai
sót đều thuộc trách nhiệm của chúng tôi.

1
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
Mục lục
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iii
Các từ viết tắt ......................................................................................................5
Tóm tắt ..................................................................................................................6
1. Ngành lâm nghiệp Việt Nam ....................................................................9
Tỷ lệ che phủ rừng .......................................................................................................................................................9
Chính sách và pháp chế lâm nghiệp .....................................................................................................................9
Các bên liên quan và mối quan tâm của họ .................................................................................................... 10
Quản lý nhà nước về lâm nghiệp .........................................................................................................................10
Bảo vệ và sử dụng rừng...........................................................................................................................................13
2. Luật pháp và quản trị rừng ......................................................................13
Quyền hưởng dụng và sở hữu đất đối với tài nguyên rừng.......................................................................13

Quyền sử dụng ........................................................................................................................................................... 15
Quyền tiếp cận ........................................................................................................................................................... 15
Quyền kiểm soát:quyền ra quyết định về phương thức sử dụng đất .................................................... 15
Quyền chuyển nhượng: quyền bán hoặc thế chấp đất, giao lại quyền sử dụng và kiểm soát, cho
thừa kế đất đai và các quyền khác ...................................................................................................................... 15
Đảm bảo quyền hưởng dụng ............................................................................................................................... 16
Các vấn đề và công cụ kinh tế .............................................................................................................................. 16
Các biện pháp tài chính và định giá ................................................................................................................... 16
Các thể chế tín dụng ................................................................................................................................................16
Chống tham nhũng .................................................................................................................................................. 16
Các biện pháp thương mại ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng ............17
Tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và chia sẻ lợi ích ......................................................... 17
Sự tham gia của công chúng ................................................................................................................................ 17
Chia sẻ lợi ích .............................................................................................................................................................. 17
Tuân thủ và thừa hành pháp luật ........................................................................................................................ 19
Thẩm quyền của các cơ quan thừa hành pháp luật ..................................................................................... 19
2
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
Trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền ...................................................................................................... 20
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong quản trị rừng ........................................................................................ 20
Vai trò của các tổ chức Phi Chính Phủ ................................................................................................................ 20
Các vấn đề khác ......................................................................................................................................................... 20
Sự bất cập và những thay đổi trong pháp chế lâm nghiệp của nhà nước ........................................... 20
Các quyết định pháp lý về quản trị rừng .......................................................................................................... 20
Tài liệu của các nghiên cứu điểm về lợi ích của việc áp dụng hệ thống luật pháp hiện hành đối với
cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng ................................................................................................ 20
3. Luật tục và quản trị rừng ..........................................................................20
Hệ thống sở hữu đất theo luật tục ...................................................................................................................... 20

Các hình thức sở hữu đất ........................................................................................................................................ 21
Quyền sử dụng ........................................................................................................................................................... 21
Các cơ chế luật tục phi tiền tệ............................................................................................................................... 22
Cơ chế khuyến khích tuân thủ theo các quy định của luật tục ................................................................ 22
Tham gia, chia sẻ thông tin và lợi ích ................................................................................................................. 22
Thông tin ...................................................................................................................................................................... 22
Tham gia ...................................................................................................................................................................... 22
Chia sẻ lợi ích .............................................................................................................................................................. 22
Tuân thủ và thừa hành pháp luật ........................................................................................................................ 22
Các hoạt động bất hợp pháp được xác định như thế nào ......................................................................... 22
Cơ quan quyền lực .................................................................................................................................................... 23
Hình thức phạt áp dụng đối với các hoạt động phi pháp .......................................................................... 23
Các cơ chế giải quyết bất đồng ............................................................................................................................ 23
trách nhiệm của các cơ quan thừa hành luật tục .......................................................................................... 23
Các vấn đề khác ......................................................................................................................................................... 23
Nghiên cứu điểm về lợi ích của việc áp dụng hệ thống luật pháp hiện hành đối với cộng đồng dân
cư sống phụ thuộc vào rừng .................................................................................................................................23
4. Quản trị rừng theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn
áp dụng theo luật tục – so sánh ............................................................25
5. Tác động kinh tế xã hội ở mức độ rộng hơn đối với rừng và sinh kế 26
Các chính sách của Chính phủ.............................................................................................................................. 26
Tác động của hỗ trợ quốc tế và hiệu ứng khi kết thúc tài trợ ................................................................... 26
3
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
Đói nghèo, bất bình đẳng và giới ........................................................................................................................ 26
Nghèo đói và xóa nghèo ........................................................................................................................................ 26
Giới và bất bình đẳng .............................................................................................................................................. 28
Các bên liên quan, các vấn đề kinh tế, luật pháp và quản trị rừng ......................................................... 28

Quyền lực pháp lý và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp ................................................................ 28
Mối liên kết giữa quyền sở hữu, tiếp cận và sử dụng đấtvà các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp ...28
Các cơ chế về tham gia vào quá trình quyết sách và chia sẻ lợi ích ........................................................ 29
Các cơ chế tuân thủ theo pháp luật, thực hiện luật và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp 29
Mối quan hệ quyền lực và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp ....................................................... 29
6. Tổng hợp và Khuyến nghị ........................................................................29
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................31
Bảng biểu và Hình
Hình:
Hình 1. Tỷ lệ che phủ rừng (mầu xanh) ở Việt Nam. .........................................................................................9
Hình 2. Cơ cấu tổ chức hệ thống hành chính lâm nghiệp, 2006. ............................................................. 12
Bảng biểu:
Bảng 1. Tỷ lệ che phủ rừng theo loại rừng và hình thức sử dụng, 2005 (đơn vị: ha) ......................... 10
Bảng 2. Diện tích rừng theo các hình thức sở hữu, 2005 (đơn vị: ha) ..................................................... 13
Bảng 3. Quản trị rừng theo hệ thống luật pháp hiện hành và luật tục ................................................. 25

5
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
Các từ viết tắt
5MHRP Chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu hectare rừng
AFED Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm
ARDU Phòng Nông nghiệp và PTNT
CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật đang bị đe dọa
CPC UBND xã
CPRGS Chiến lược về giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện
DARD Sở NN-PTNT
DPC UBND huyện
ETSP Chương trình hỗ trợ đào tạo và khuyến nông

FD Cục Lâm nghiệp
FLEG Thực thi lâm luật và quản trị rừng
FPD Cục Kiểm lâm
FPDL Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
FPU Phòng bảo vệ rừng (cấp huyện)
FSIV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
FSSP Đối tác Chương trình Hỗ trợ ngành
GSO Tổng cục Thống kê
IUCN Cơ quan bảo tồn thiên nhiên quốc tế
JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bản
LI Luật đầu tư
LL Luật đất đai
MARD Bộ Nông nghiệp và PTNT
MB-PF Ban quản lý rừng phòng hộ
MB-SUF Ban quản lý rừng đặc dụng
NGO Tổ chức phi chính phủ
NTFP Lâm sản ngoài gỗ
PC UBND
PAR Cải cách hành chính công
PPC UBND tỉnh
RBC Sổ đỏ
SFE Lâm trường quốc doanh
SNV Cơ quan Phát triển Hà Lan
SOE Doanh nghiệp nhà nước
SVBC Strengthening Voices for Better Choices
TFF Quỹ ủy thác lâm nghiệp
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
VBARD Ngân hàng NN-PTNT
VND Tiền Việt Nam – đồng
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

6
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
Tóm tắt

Giới thiệu
Dự án “Tăng cường những tiếng nói để có sự lựa chọn tốt
hơn” được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển các hình thức
quản trị rừng có hiệu quả hơn tại Việt Nam và 5 quốc gia
khác có rừng nhiệt đới. Mục tiêu tổng thể của Dự án là thúc
đẩy việc thiết lập và thực hiện các hình thức quản trị rừng để
có thể hỗ trợ và tăng cường bảo tồn và quản lý tài nguyên
rừng một cách bền vững và công bằng tại các vùng ưu tiên.
Báo cáo này là một phần của nghiên cứu được thực hiện
trong khuôn khổ của Dự án. Mục đích của nghiên cứu là
nhằm: 1) Xác định các yếu tố chính sách, pháp luật, thể chế
và kinh tế có ảnh hưởng đến việc quản lý rừng một cách
công bằng và bền vững ở địa phương và 2) Đưa ra các đề
xuất cho các hoạt động tiếp theo của Dự án.
Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu, phương pháp
tiếp cận “ba bên” đã được áp dụng theo hai cách. Tham gia
nghiên cứu gồm có ba tư vấn với ba chuyên ngành khác
nhau, bao gồm luật, khoa học xã hội và kinh tế tài nguyên.
Ngoài ra, nghiên cứu còn có sự đóng góp của ba nhóm chủ
thể có liên quan khác nhau là: các cơ quan nhà nước, các tổ
chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các cá nhân và
các doanh nghiệp tư nhân.
Bối cảnh Việt Nam và Ngành Lâm nghiệp
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm trên bán đảo Đông

Dương thuộc vùng Đông Nam Á. Lãnh thổ trải dài từ 8°02’
đến 23°23’ độ vĩ Bắc và từ 102°08’ đến 109°28’ độ kinh
Đông. Tổng diện tích đất đai là 33,038 triệu ha, được chia
thành 64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo
số liệu thống kê gần đây nhất, tổng diện tích rừng là 12,62
triệu ha với độ che phủ rừng là 38.2% . Theo mục đích sử
dụng, rừng ở Việt Nam được phân loại thành rừng sản xuất
(36.3% tổng diện tích rừng), rừng phòng hộ (48.1%) và rừng
đặc dụng (15.6%).
Các chủ thể có liên quan đến rừng ở Việt Nam về cơ bản có
thể chia thành 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất bao gồm các
chủ thể có chức năng liên quan đến quản lý nhà nước về
rừng, bao gồm:
 Ở cấp quốc gia: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
và các cơ quan trực thuộc Bộ như Cục Lâm nghiệp, Cục
Kiểm lâm, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm, Cục Chế biến
nông - lâm sản và Ngành nghề nông thôn và Vụ Pháp
chế.
 Ở cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi
cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khuyến
nông.
 Ở cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hoặc Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm.
Các tổ chức giáo dục, đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp
thuộc Bộ và ngoài Bộ.
 Nhóm thứ hai gồm tất cả các chủ thể có liên quan trực
tiếp đến sử dụng và bảo vệ rừng:
 Các chủ thể nhà nước: Các doanh nghiệp quốc doanh,
Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;
 Các chủ thể thuộc khu vực tư nhân: các cá nhân, hộ gia

đình và doanh nghiệp liên doanh và tư nhân;
 Các chủ thể thuộc khu vực tập thể: Các hợp tác xã và
cộng đồng trong đó các thành viên có các quyền và trách
nhiệm như nhau đối với tài nguyên rừng.
Bảng sau đây tóm tắt một số đặc điểm chính của hệ thống
luật pháp hiện hành và các thực tiễn hoạt động theo luật
tục áp dụng tại Việt Nam và tác động của chúng đối với
các vấn đề quản trị khác nhau. Mặc dù, có sự khác nhau
về các quy định và thực tiễn hoạt động theo luật tục giữa
các nhóm người dân tộc thiểu số và các vùng, tuy vậy họ
cũng có những nguyên tắc chung. Những nguyên tắc đề
cập trong bảng dưới đây là những nguyên tắc và định mức
chung nhất được nhóm nghiên cứu phát hiện.

7
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
Các ảnh hưởng bên ngoài
Ngoài hệ thống pháp lý và luật tục (và thực thi luật), nhiều
chính sách của chính phủ cùng với các yếu tố ảnh hưởng
khác đã định hình vấn đề quản trị rừng ở Việt Nam. Đó là
những chính sách kinh tế vĩ mô, các chính sách ngành và
các yếu tố tác động bên ngoài khác như các chính sách và
chương trình của nhà tài trợ.
Chính sách kinh tế vĩ mô: Một số chính sách kinh tế vĩ mô
của Chính phủ đã ảnh hưởng đến quản trị rừng như cải
cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước, chương
trình giao đất nông nghiệp và các cam kết của Việt Nam khi
trở thành thành viên của WTO.

Hỗ trợ của các nhà tài trợ: Hỗ trợ (về tài chính và kỹ thuật) từ
cộng đồng quốc tế đã đóng góp tích cực cho việc phát triển
Ngành Lâm nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên các nguồn tài
trợ như vậy không thể tiếp tục về lâu dài. Khi các nguồn tài
trợ giảm dần, Việt Nam sẽ phải tìm kiếm các nguồn đầu tư
khác và phải trả tiền cho tư vấn kỹ thuật từ bên ngoài.
Các vấn đề về quản trị Luật pháp Luật tục
Các loại hình sở hữu
đất
Đất thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân trong
đó nhà nước giữ vai trò là đại diện chủ sở hữu
Rừng do nhà nước, tư nhân, hoặc tập thể quản lý
Các hình thức sở hữu đất bao gồm sở hữu
cá nhân và sở hữu của cộng đồng. Việc
quản lý mỗi hình thức sở hữu được phân
định giữa các loại đất khác nhau.
Quyền sử dụng Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
từ rừng được trao cho chủ rừng.
Thuộc về các thành viên trong cộng đồng
theo nguyên tắc “ai đến trước được hưởng
trước”, người ngoài chỉ được hưởng trong
trường hợp đặc biệt.
Quyền tiếp cận Quyền đi vào rừng dành cho tất cả mọi người,
ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
Các thành viên trong cộng đồng đều có
quyền được tiếp cận. Các đối tượng bên
ngoài có được tiếp cận hay không tuỳ
thuộc từng trường hợp.
Quyền kiểm soát Quyền kiểm soát cuối cùng thuộc về Nhà nước.
Các chủ rừng (quốc doanh và ngoài quốc doanh)

cũng được trao một phần quyền trong việc kiểm
soát trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép
Quyền được trao cho người đứng đầu
cộng đồng hoặc người bảo vệ, các thành
viên trong cộng đồng cùng chia sẻ trách
nhiệm thực thi.
Quyền chuyển giao Tuỳ theo loại hình rừng và các hình thức sở hữu cụ
thể, các chủ rừng có thể thế chấp, cho thuê, thừa
kế và chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, đất
rừng.
Chỉ trong phạm vi cộng đồng đối với
trường hợp đất thuộc sở hữu tư nhân.
Không chuyển giao cho bên ngoài, trừ các
trường hợp đặc biệt.
An toàn về hưởng
dụng đất
An toàn về huởng dụng đất được đi cùng với
giấy chứng nhận quyền SDĐ có thời hạn 50 năm,
trường hợp đặc biệt không quá 70 năm
Với điều kiện là được các thành viên trong
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng các
quyền của một ai đó đối với nguồn tài
nguyên.
Chia sẻ lợi ích Căn cứ theo khung quy định pháp lý chung ở
cấp quốc gia và tỉnh về chia sẻ lợi ích từ rừng. Tuy
nhiên, trong quá trình thực thi các quy định này
cũng có các vấn đề phát sinh.
Dựa trên nhu cầu thực tế của các thành
viên trong cộng đồng.
Các biện pháp về giá

cả và tài chính để thu
hút đầu tư cho lâm
nghiệp.
Được xác định trong Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng, Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, và quy định về thuế giá trị gia tăng.
Không thấy đề cập
Kiểm tra việc thực
thi luật
Hệ thống Kiểm lâm Người đứng đầu theo luật tục
Trách nhiệm giải trình Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm trong phạm vi cả
nước, UB nhân dân chịu trách nhiệm trong phạm
vi lãnh thổ của mình.
Người đứng đầu theo luật tục
Xử lý vi phạm Theo luật Người đứng đầu theo luật tục
Quản trị rừng theo luật pháp hiện hành và luật tục
8
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
Mối quan hệ quyền lực và tham nhũng: Các mối quan hệ
quyền lực bất bình đẳng tạo ra tác động tiêu cực về cơ chế
khuyến khích người dân tham gia quản lý rừng bền vững.
Hơn nữa, tình trạng tham nhũng trong ngành lâm nghiệp
càng làm tình hình trở nên xấu hơn.
Các chương trình xoá đói giảm nghèo: Trong thập kỷ qua,
nhờ có sự nỗ lực lớn của Chính phủ, tỷ lệ người nghèo ở
Việt Nam đã giảm đáng kể. Tuy nhiên các khó khăn vẫn còn
ở phía trước, đặc biệt đối với Ngành Lâm nghiệp vì sự đóng
góp của Ngành Lâm nghiệp cho xoá đói giảm nghèo vẫn

chưa đạt được mức tiềm năng.
Các bên liên quan, các khía cạnh về kinh
tế, luật pháp và quản trị rừng
Về nguyên tắc, khung pháp lý về lâm nghiệp ở Việt Nam
được đưa ra nhằm thúc đẩy sự công bằng xã hội và đảm bảo
tính pháp lý. Do vậy, trách nhiệm của tất cả các bên tham
gia trong lĩnh vực lâm nghiệp đều nhằm khuyến khích các
hoạt động lâm nghiệp hợp pháp và điều này cũng mang
lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại lại nằm
trong các cơ quan điều phối với các chức năng nhiệm vụ
khác nhau và vì vậy đã tạo kẽ hở cho các hoạt động lâm
nghiệp bất hợp pháp.
Hiện nay, hưởng dụng đất (theo luật pháp hoặc theo luật
tục) vừa có tính ngăn chặn vừa khuyến khích các hoạt
động lâm nghiệp phi pháp. Các biện pháp ngăn chặn các
hoạt động phi pháp chủ yếu phát sinh từ các lợi ích (tiềm
năng) mà luật pháp đã trao cho và các mối đe doạ sẽ không
còn tiếp tục được hưởng các quyền lợi đó nữa. Tuy nhiên,
khoảng cách giữa hai hệ thống luật pháp và luật tục (trong
khi luật pháp có xu hướng không thừa nhận luật tục) đã tạo
động lực cho các hoạt động lâm nghiệp phi pháp.
Về cơ chế chia sẻ lợi ích, cả hai phương thức quản lý mà
luật pháp và luật tục đề ra hiện nay đều không phát huy tác
dụng như mong đợi. Đối với cơ chế chia sẻ lợi ích theo luật
pháp, nguyên nhân chính là sự thiếu rõ ràng và nhất quán
với luật tục địa phương.
Tương tự như vậy, sự tham gia của các bên liên quan vào việc
ra các quyết định liên quan đến nguồn tài nguyên rừng ở
địa phương cũng thể hiện nhiều điểm bất cập và chưa công
bằng. Trong hầu hết các trường hợp, những người có địa vị

thường chi phối quá trình ra quyết định và đưa ra kế hoạch
phân bổ lợi ích rừng phục vụ cho mối quan tâm của họ.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến các hoạt động phi pháp,
cố ý hoặc vô tình, bao gồm trình độ kiến thức hạn chế của
người dân về yêu cầu của hệ thống pháp quy hiện tại, cũng
như những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng của
khung pháp lý Việt Nam, sự thiếu vắng một hệ thống giám
sát thực thi luật rõ ràng và thiếu cơ chế thực hiện.
Các hoạt động phi pháp có thể được hợp pháp hoá bởi các
ảnh hưởng bên ngoài, kể cả việc phá rừng để canh tác và
đòi hỏi “quyền sở hữu” rừng của người dân địa phương. Các
hoạt động này đã thành truyền thống của người dân địa
phương, tuy nhiên đã có lúc (hoặc hiện nay) không được
thừa nhận bởi luật pháp.
Khuyến nghị đối với Dự án SVBC
 Hỗ trợ giao quyền quản lý rừng cho người dân: Mặc dù
quá trình giao rừng đã được tiến hành khá nhanh chóng
ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, sở hữu của người dân
đối với tài nguyên rừng vẫn còn khá hình thức do nhiều
quy định hạn chế vẫn còn điều tiết người dân thực sự
kiểm soát rừng. Để làm cho việc giao rừng có ý nghĩa thực
tiễn hơn, điều quan trọng không chỉ là giao quyền đối với
rừng, mà còn phải chuyển giao cả quyền lực cần thiết để
ra quyết định về quản lý tài nguyên rừng cho dân cư địa
phương trong đó có lưu ý đến cơ cấu điều hành truyền
thống của người dân. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ cần thiết
và kịp thời để tăng cường năng lực của người dân trong
việc sử dụng các quyền và quyền lực mới được trao.
 Đóng góp vào quá trình sửa đổi chính sách và quy trình
về chia sẻ lợi ích: Đảm bảo các bên liên quan hiểu đầy

đủ các cơ chế hiện có. Ngoài ra, cần rà soát nội dung các
chính sách về chia sẻ lợi ích và xây dựng các quy trình, thủ
tục thực hiện thực tế để cho phép người dân địa phương
khai thác hợp pháp lâm sản trên diện tích rừng được giao
hoặc tiếp thị và sử dụng sản phẩm.
 Cải thiện sự tiếp cận của người dân đối với thông tin luật
pháp: Phổ biến thông tin pháp lý bằng ngôn ngữ đơn
giản và xây dựng các phương tiện truyền thông hữu hiệu,
bao gồm đài phát thanh, tài liệu trực quan (áp phích,
tranh ảnh), và ấn phẩm (tờ rơi đơn giản).
 Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tín dụng: Cung cấp
thông tin về tín dụng và giúp đỡ nông dân xây dựng đề
xuất vay tín dụng tại Ngân hàng NN-PTNT và Ngân hàng
Chính sách Xã hội.
 Khuyến khích khu vực tư nhân giúp đỡ người nghèo: Tăng
cường sự tham gia của người dân nghèo vào các hoạt
động kinh doanh lâm sản như là những đối tác tham gia
trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc là những người
đóng góp vốn bằng giá trị đất lâm nghiệp.
 Cung cấp thông tin cho các nhà quyết sách chính: Giúp
các bên liên quan chính hiểu rõ hơn về thực tế hoạt động
cũng như năng lực của các nhóm người dân tộc thiểu số
trong lập kế hoạch, quản lý và kinh doanh tài nguyên rừng
khi họ có quyền và trách nhiệm để thực hiện điều đó.
9
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
1. Ngành lâm nghiệp Việt Nam
Tỷ lệ che phủ rừng

Việt Nam là nước nhiệt đới ở Bán đảo Đông Dương thuộc
Đông Nam Á. Lãnh thổ của Việt Nam trải dài từ 8°02’ đến
23°23’ vĩ Bắc và từ 102°08’ đến 109°28’ kinh Đông. Tổng diễn
tích lãnh thổ là 33,038 triệu ha, được chia thành 64 đơn vị
hành chính cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng hiện hành, rừng ở Việt
Nam được xác định như một hệ thống sinh thái bao gồm
các quần thể động, thực vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác, trong đó tất cả các loài cây
gỗ và tre nứa hoặc thực vật rừng đặc trưng là các thành
phần chính. Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diễn tích
đất có rừng che phủ là 12,6 triệu ha (Hình 1), trong đó rừng
tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng chiếm 2,3 triệu ha.
Với diễn tích rừng này, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tương
đương 38,2% (trong đó rừng tự nhiên chiếm 31,1% và rừng
trồng 7,1%).
Theo chức năng sử dụng, rừng của Việt Nam được phân loại
thành rừng sản xuất (36,3% diện tích có rừng che phủ), rừng
phòng hộ (48,1%) và rừng đặc dụng (15,6%). Rừng sản xuất
tạo ra các sản phẩm gỗ và phi gỗ đồng thời bảo vệ đất và
nước. Đây cũng là những chức năng chính của rừng phòng
hộ. Rừng đặc dụng được sử dụng cho mục đích bảo tồn,
nghiên cứu, du lịch và bảo vệ di sản văn hóa, lịch sử.
Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên, rừng gỗ chiếm tới
78,9%, rừng tre nứa 7,6%, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: 6,7%,
rừng núi đá: 6,2% (Bảng 1). Rừng ngập mặn chỉ chiếm 0,6%
tổng diện tích rừng tự nhiên.
Chính sách và pháp chế lâm nghiệp
Chính sách lâm nghiệp của Nhà nước bao gồm các chính
sách đầu tư vào rừng, nghiên cứu khoa học, phát triển nhân

lực, quản lý rừng, bảo vệ và làm giàu rừng. Chính sách lâm
nghiệp còn bao gồm cả các chính sách thúc đẩy sự hỗ trợ
người dân trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động lâm
nghiệp, như chính sách giao đất, thị trường lâm sản và các
hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Hiện tại, có hơn 100 văn bản
pháp quy ở Việt Nam liên quan đến bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng.
Văn bản pháp luật cao nhất về tài nguyên rừng là Hiến pháp.
Hiến pháp hiện hành được thông qua ngày 14 tháng 4 năm
1992 tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Việt Nam Khoá VIII. Dưới
Hình 1. Bản đồ hiện trạng rừng Việt Nam
Nguồn: Dựa vào Stibig, Beuchle và Achard (2003)
Ảnh: IUCN
10
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
hiện điều tra rừng, xác định ranh giới rừng và nghiên cứu.
Nhóm thứ 2 bao gồm các đối tượng trực tiếp tham gia vào
công tác bảo vệ và sử dụng rừng. Phần dưới đây thảo luận
chi tiết về 2 nhóm này.
Quản lý nhà nước về lâm nghiệp
Hệ thống hành chính lâm nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan cao nhất
chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước
về lâm nghiệp trên cả nước. Dưới Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm là 2 cơ
quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề lâm nghiệp
trong cả nước
1

. Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng và thừa
hành pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng
2
. Ngoài Cục lâm
1 Nghị định số 86/2003/ND-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 18
tháng 7 năm 2003
2 Nghị định số 119/2006/ND-CP của Chính phủ Việt Nam ngày
16 tháng 10 năm 2006
Hiến pháp có các luật liên quan đến tài nguyên thiên nhiên,
bao gồm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật đất đai (2003).
Các cấp quản lý nhà nước khác nhau cũng ban hành các văn
bản dưới luật để hướng dẫn thực thi các luật này.
Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất. Quốc hội có quyền
phê duyệt hiến pháp và các đạo luật. Dưới Quốc hội là Chính
phủ có quyền ban hành các nghị định và quyết định được áp
dụng trong cả nước. Các Bộ có liên quan là thành viên của
Chính phủ và có quyền ban hành các quyết định và thông
tư áp dụng cho các ngành có liên quan. Ở cấp địa phương,
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có quyền hạn trong
việc ban hành các văn bản pháp luật điều hành việc sử dụng
và quản lý tài nguyên rừng trên lãnh thổ của mình.
Các bên liên quan và mối quan tâm của họ
Có 2 nhóm các bên liên quan chính tham gia vào ngành lâm
nghiệp Việt Nam. Nhóm thứ nhất bao gồm các đối tượng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp, bao
gồm xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược, luật, ra
quyết định cho thuê và thu hồi rừng và đất lâm nghiệp; thực
Tổng (ha) Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha)
Rừng tự nhiên 10,283,173 (81.5) 1,874,829 (95.7) 5,302,652 (85.9) 3,105,693 (69.2)

Rừng cây gỗ 8,113,580 (78.9) 1,498,289 (79.9) 4,148,209 (78.2) 2,467,082 (79.4)
Rừng tre nứa 783,667 (7.6) 83,500 (4.5) 341,889 (6.4) 358,278 (11.5)
Rừng hỗn giao 684,958 (6.7) 119,118 (6.4) 314,707 (5.9) 251,133 (8.1)
Rừng ngập mặn 63,263 (0.6) 11,010 (0.6) 40,458 (0.8) 11,795 (0.4)
Rừng trên núi đá 637,705 (6.2) 162,911 (8.7) 457,388 (8.6) 17,405 (0.6)
Rừng trồng 2,333,526 (18.5) 83,492 (4.3) 869,410 (14.1) 1,380,625 (30.8)
Rừng năng suất cao 825,485 (35.4) 32,208 (38.6) 317,188 (36.5) 476,089 (34.5)
Rừng năng suất thấp 1,209,882 (51.8) 48,133 (57.6) 468,993 (53.9) 692,757 (50.2)
Rừng tre 86,911 (3.7) 235 (0.3) 11,133 (1.3) 75,543 (5.5)
Các loại rừng khác 211,247 (9.1) 2,915 (3.5) 72,097 (8.3) 136,235 (9.9)
Tổng diện tích rừng 12,616,700 (100) 1,958,320 (100) 6,172,062 (100) 4,486,318 (100)
Bảng 1. Phân loại rừng theo chức năng sử dụng, 2005 (đơn vị: ha)
Ghi chú: Tỷ lệ % được đề cập trong ngoặc đơn
Ngun: Cục Kiểm Lâm (www.kiemlam.org.vn).
11
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN
nghiệp và Cục Kiểm lâm, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm
(AFPD) và Cục Chế biến nông - lâm sản và ngành nghề nông
thôn cũng liên quan tới sản xuất lâm nghiệp. Vụ Pháp chế
chịu trách nhiệm về các vấn đề về chính sách lâm nghiệp ở
cấp quốc gia.
Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE), với trọng trách được giao
về quản lý nhà nước về đất và tài nguyên thiên nhiên, cũng có
những tác động ảnh hưởng đối với ngành lâm nghiệp ở Việt
Nam. Bộ Tài nguyên Môi trường có vai trò điều phối bảo tồn đa
dạng sinh học mặc dù phần lớn các khu bảo tồn ở Việt Nam là
rừng đặc dụng dưới sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và có sự
giám sát của Bộ NN-PTNT. Rừng đặc dụng được thiết lập để bảo

vệ các khu di sản văn hóa, lịch sử dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa
Thông tin trong mối quan hệ phối kết hợp với Bộ NN-PTNT.
3
Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ
quan chuyên ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND)
tỉnh và một trong các chức năng của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là tư vấn và giúp UBND tỉnh thực hiện
quản lý nhà nước về lâm nghiệp
4
. Dưới Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, chi cục lâm nghiệp (Sub-DoF) đã được
thành lập tại 34 trong số 42 tỉnh có rừng (là các tỉnh có diện
tích rừng lớn). Tại các tỉnh còn lại, phòng lâm nghiệp đã được
thành lập để xử lý các vấn đề liên quan đến lâm nghiệp. Chi
cục Lâm nghiệp không có cơ quan trực thuộc ở cấp huyện
và các nhiệm vụ về lâm nghiệp ở cấp huyện do các cán bộ
lâm nghiệp của các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đảm nhiệm (Phòng NN-Phát triển nông thôn)
5
.
Các Chi cục Kiểm lâm ở cấp tỉnh gần đây đã được đặt dưới
các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6
. Hiện tại, các
Chi cục Kiểm lâm đã được thành lập tại 59 tỉnh. Ở cấp huyện,
các hạt kiểm lâm được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các
Chi cục Kiểm lâm. Với các Hạt Kiểm lâm, thường mỗi kiểm
lâm viên chịu trách nhiệm một xã hoặc một vài xã. Ngoài các
Hạt Kiểm lâm thông thường, còn có 45 Hạt Kiểm lâm trực
thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng (REFAS, 2005).

Ở cấp xã, nhiệm vụ lâm nghiệp do Uỷ ban nhân dân (UBND)
xã đảm nhiệm, với sự trợ giúp của các Hạt Kiểm lâm ở cấp
huyện. Trong những năm gần đây, ý tưởng thành lập các
Ban quản lý lâm nghiệp cấp xã dưới UBND xã được áp
3 Quyết định số 08/TTg của CP ngày 11/1/2001.
4 Thông tư liên bộ số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 2 tháng 4 năm
2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ
5 Tại nhiều huyện, Phòng NN-PTNT cùng với các đơn vị theo dõi
sản xuất khác hình thành phòng kinh tế thuộc UBND huyện.
6 Xem phần chú giải
dụng thử nghiệm tại các xã miền núi vùng cao. Khi được
thành lập, ban quản lý lâm nghiệp xã sẽ là cơ quan chịu
trách nhiệm về các vấn đề lâm nghiệp ở cấp xã.
Hệ thống giáo dục và đào tạo lâm nghiệp
Các tổ chức đào tạo lâm nghiệp trực thuộc Bộ bao gồm: 5
trường dạy nghề kỹ thuật đào tạo công nhân lâm nghiệp; 4
trường trung cấp và cao đẳng lâm nghiệp đào tạo kỹ thuật
lâm nghiệp; 2 trường quản lý tập trung vào việc bồi dưỡng
nghiệp vụ hoặc đào tạo lại cho các cán bộ lâm nghiệp;
Trường đại học lâm nghiệp Việt Nam đào tạo trình độ đại
học và sau đại học đến cấp tiến sỹ và Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam đào tạo trình độ tiến sỹ. Ngoài ra, có trên
20 trường trung cấp và cao đẳng nông - lâm nghiệp trực
thuộc tỉnh và 4 trường đại học nông - lâm nghiệp thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Nghiên cứu lâm nghiệp
Trong số các đơn vị trực thuộc, Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, Viện Điều tra - Quy hoạch rừng và Trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam là các đơn vị nghiên cứu chủ đạo.
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Nông

- Lâm Tây Nguyên cũng tiến hành các nghiên cứu về khoa
học lâm nghiệp và Công ty Giống cây rừng Trung ương
cũng tham gia nghiên cứu giống lâm nghiệp và vườn ươm.
Các cán bộ của một số vườn quốc gia trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tiến hành nghiên cứu
khoa học lâm nghiệp.
Hệ thống sản xuất lâm nghiệp và thương mại lâm sản
Các doanh nghiệp của nhà nước tham gia sản xuất lâm
nghiệp và thương mại lâm sản của Việt Nam bao gồm Tổng
công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) với 45 doanh nghiệp
thành viên, 319 lâm trường quốc doanh, Công ty Giống cây
rừng trung ương và các chi nhánh địa phương và một hệ
thống hơn 250 doanh nghiệp chế biến gỗ và các loại lâm sản
khác trực thuộc các tỉnh. Ngoài ra, có gần 40 doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và 786 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh hoạt động tích cực trong lĩnh vực chế biến lâm sản (
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
Đối tác Hỗ trợ Ngành lâm nghiệp (FSSP)
Mặc dù không phải là một cơ quan quản lý nhà nước, FSSP
được thành lập từ năm 2001 để điều phối hỗ trợ của các
nhà tài trợ cho chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia tới
năm 2010, bao gồm Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
(5MHRP). Sau đó, hỗ trợ của đối tác đã được định hướng lại
hỗ trợ Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn

×