Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Huyện Cư M’gar, Tỉnh Đắk Lắk.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ PHÚ LINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ PHÚ LINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ PHƯỚC MINH

ĐẮK LẮK, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,


dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Phước Minh. Tất cả các trích dẫn đều có
nguồn gốc rõ ràng, các số liệu, dữ liệu trong luận văn đều mang tính trung
thực. Trong q trình nghiên cứu làm luận văn này, tơi có tham khảo một số
tài liệu, báo cáo, bài giảng, kỷ yếu khoa học và luận văn của tác giả khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Phú Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Với sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự nỗ lực tận tình của thầy (cơ) bạn
bè và đồng nghiệp đã giúp tơi hồn thành luận văn. Tơi xin chân thành và bày
tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Phước Minh người đã tận tình hướng
dẫn và vạch ra những định hướng khoa học, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến
quý báu trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến q thầy (cơ) giảng viên Khoa Chính
sách cơng – Học viện Khoa học xã hội đã truyền những kiến thức q báu.
Tất cả các trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các số liệu, dữ liệu trong luận
văn đều mang tính trung thực. Trong q trình nghiên cứu làm luận văn này,
tơi có tham khảo một số tài liệu, báo cáo, bài giảng, kỷ yếu khoa học và luận
văn của tác giả khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. .
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... .
MỤC LỤC .......................................................................................................... .
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................ .
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... .
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... .
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ............................................................................. 7
1.1. Một số khái niệm có liên quan ................................................................... 7
1.2. Lý luận liên quan đến việc thực hiện chính sách ..................................... 10
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 21
Chương 2 ......................................................................................................... 22
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK ............................... 22
2.1. Tổng quan tình hình, đặc điểm của huyện Cư M’gar liên quan đến chính
sách quản lý trật tự xây dựng .......................................................................... 22
2.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng của huyện Cư M’gar ............. 30
2.3. Kết quả thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng............................ 57
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 59
Chương 3 ......................................................................................................... 60
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK ............. 60
3.1. Mục tiêu về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Cư M’gar .............................................................................................. 60
iii


3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách quản lý trật tự xây dựng....................... 63

Tiểu kết chương 3............................................................................................ 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 73

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Nhà ở trên địa bàn thị trấn (Nguồn: Internet).
Hình 2.2. Hạ tầng y tế trên địa bàn thị trấn (Nguồn: Internet).
Hình 2.3. Nhà sách và công viên – Quảng trường trung tâm Cư M’gar
(Nguồn: Internet).
Hình 2.4: Thác Dray Dlơng (tiếng Ê-đê nghĩa là "thác trên cao") nằm giáp
ranh giữa 2 xã Quảng Hiệp và Ea M'dróh, huyện Cư M'gar (Nguồn: Internet)
Hình 2.5. Bản đồ quy hoạch tổng thể về hạ tầng giao thông thị trấn Quảng
Phú, huyện Cư M’gar
Hình 2.6. Bản đồ quy hoạch tổng thể về hạ tầng giao thông thị trấn Ea Pốk,
huyện Cư M’gar.
Hình 2.7. Biểu đồ tốc độ tăng dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên
địa bàn huyện Cư M’gar.
Hình 2.8. Biểu đồ tốc độ tăng dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên
địa bàn huyện Cư M’gar.
Hình 2.9. Biểu đồ kết quả kiểm tra và kết quả xử lý cơng trình vi phạm trật tự
xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar từ năm 2017 đến 2020.
Hình 2.10. Biểu đồ kết quả xử lý cơng trình vi phạm và số tiền nộp vi phạm
hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar từ năm 2017 đến
2020.

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích sử dụng đất trên địa bàn huyện Cư M'gar năm 2020.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 và tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn huyện CưM'gar.
Bảng 2.3. Thống kê lao động việc làm trên tồn huyện và tỷ lệ lao động
phi nơng nghiệp giai đoạn 2017 -2020.
Bảng 2.4. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2020 so
với năm 2017 trên địa bàn huyện Cư M’gar.
Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra và xử lý về trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Cư M’gar từ năm 2017 đến 2020.

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

TTHC

Thủ tục hành chính

GPXD


Giấy phép xây dựng

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

UBMTTQVN

Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

QĐ XPVPHC

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

KNTC

Khiếu nại tố cáo

CĐT

Chủ đầu tư

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng thống kết hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và
xã hội được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong 3 khâu đột quá quan
trọng trong quá trình phát triển đất nước và được nêu rõ trong Nghị quyết Đại

biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nhằm mục tiêu thay đổi diện mạo của
đất nước về hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại cả ở thành thị và
nông thôn. Trong những năm qua công tác phát triển hệ thống đơ thị và các
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới đã góp phần
mang lại những hiệu quả tích cực. Một trong những nguyên nhân đó là nhờ
vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước và thực hiện hiệu quả
chính sách quản lý trật tự xây dựng từ trung ương đến các địa phương.
Cư M'gar là địa phương cấp huyện, gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã;
trong đó: có 02 thị trấn (thị trấn Ea Pốk, thị trấn Quảng Phú) và 15 xã. Trong
những năm qua huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sự phát
triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đặc biệt là
thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới nên các cơng trình hạ
tầng kỹ thuật được đồng bộ, khang trang và hiện đại hơn tạo điều kiện thuận
lợi để huyện Cư M’gar ngày càng phát triển về mọi mặt. Kết quả đó cho thấy
hướng đi đúng đắn, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy địa
phương nhất là việc thực hiện có hiệu quả về chính sách về quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc
thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng địa phương cịn tồn tại nhiều
hạn chế; cụ thể: Xây nhà khơng đúng mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà
khơng đúng theo quy hoạch, khơng có giấy phép xây dựng, xây dựng sai nội
dung giấy phép xây dựng, xây nhà trên đất không được phép xây dựng,... đã
gây ra nhiều hậu quả và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của

1


huyện. Thực trạng nêu trên là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách cần được
nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả chính
sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách quản lý trật tự

xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết và cấp
bách; có thể khái quát, suy rộng và kiến nghị áp dụng cho địa bàn cấp huyện
trên toàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua có nhiều cơng trình khoa học, giáo trình, hội thảo,
các nguyên cứu, bài viết về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Cụ thể, là
một số đề án nghiêu cứu sau:
Một là, các cơng trình nghiên cứu đã in thành sách:
- PGS.TS Phạm Kim Giao (chủ biên): “Giáo trình quản lý nhà nước về
đơ thị” – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2013;
- Ths. Nguyễn Thị Hải Yến, “Giáo trình quy hoạch xây dựng và điểm
dân cư nông thôn” – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bộ
Tài ngun và Mơi trường – 2018;
Các cơng trình nghiên cứu trên đã cung cấp các khải niệm tổng quát về đơ
thị và tình hình phát triển đơ thị trong những thời gian qua, những ý tưởng của
tác giả về quản lý và phát triển đô thị; cũng như vấn đề cơ bản về quản lý hành
chính Nhà Nước.
Hai là, các kỷ yếu hội thảo, báo cáo nghiên cứu và các bài báo khoa học
được nghiên cứu trên các tạp chí:
- Ths. Trần Trọng Tấn (2018), “Bài giảng Quy hoạch đô thị và khu dân
cư nông thôn” tác giả đã khái quát các vấn đề về đô thị, điểm dân cư nông
thôn và nêu rõ nhiệm vụ trong tâm về quy hoạch đô thị và khu dân cư;

2


- Ths. Nguyễn Việt Định (2018), “Bài giảng Quản lý nhà nước về đô
thị”; tác giả cung cấp các kiến thức cơ bản: Để hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền xã, phường, thị trấn về quản lý xây dưng, các hoạt động xây
dựng trên địa bàn.

Các đề tài trong kỷ yếu hội thảo đã nêu lên khái niệm, cái nhìn tổng qt
về quản lý đơ thị và phát triển bền vững hài hòa, đồng thời tăng cường quản
lý nhà nước về xây dựng đáp ứng tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
của đất nước.
Ba là, Luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài:
Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: “Xử lý vi phạm
hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk”
của tác giả Đặng Như Phú Tân; tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về
xử phạt vi phạm hành chính; phân tích đầy đủ, tồn diện đặc điểm về tình
hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn huyện Cu
Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
hiệu lực hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị
trong thời gian tới trên địa bàn huyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận về thực hiện chính quản lý trật tự xây dựng và thực
trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng để đưa ra giải pháp hoàn
thiện thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư
M’gar, tỉnh Đắk Lắk; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời
gian đến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận về công tác quản lý trật tự xây dựng tại các
vùng nông thôn, đặc biệt tập trung tại 02 thị trấn (thị trấn Ea Pốk và thị trấn
Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk).
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng;
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;
- Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2017 đến 2020.
5. Có sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn này vận dụng phương pháp nghiên cứu thực hiện chính sách
cơng từ cơ sở lý luận đến thực tiễn; áp dụng các chính sách cơng trên các lĩnh
vực như quy hoạch đô thị, xử lý vi phạm hành chính, quản lý đất đai. Các văn
bản quy phạm pháp luật về chính sách cơng từ chu trình thực hiện chính sách
đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách cơng có sự tham gia, đóng
góp của chủ thể hoạch định chính sách. Các văn bản thực hiện chính sách
cơng được áp dựng và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu
lực quản lý hành chính nhà nước về các chính sách quản lý trật tự xây dựng.

4


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu việc thực hiện chính sách cơng từ
lý thuyết cho đến thực tiễn; vận dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp,
đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu để thực hiện chính sách quản lý trật tự
xây dựng:
- Thu thập tư liệu, số liệu thứ cấp từ các cơ quan Nhà nước, các sở, các

phòng ban chuyên môn thuộc huyện, ủy ban nhân dân các xã, ….
- Một số tài liệu cần thu thập: Bản đồ định hướng quy hoạch của huyện,
các văn bản pháp luật, biến động sử dụng đất của huyện; báo cáo kết quả thực
hiện công tác quản lý trật tự xây dựng của UBND huyện; hệ thống các bảng
biểu thống kê và các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng.
- Số liệu được thu thập được tổng hợp và lập thành bảng, biểu đồ để
thuận lợi cho việc nhận xét, phân tích và đánh giá. Các dữ liệu và thông tin xử
lý trên phần mềm Excel, Word, …
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần củng cố cơ sở lý luận, quy định của pháp luật, các nguyên tắc
cơ bản để thực hiện pháp luật và một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện thực
hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện miền núi nói
chung và Tây Nguyên nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Khái quát chung về tình hình thực hiện chính sách và cơng tác quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn toàn huyện Cư M’gar trong thời gian qua; hệ
thống lại các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính
sách quản lý trật tự xây dựng tại huyện Cự M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

5


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích các điểm mạnh và điểm yếu,
tồn tại, thách thức về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
quản lý hoạt động này tốt hơn trong thời gian tới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các biểu và mục tài

liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách quản lý trật tự
xây dựng.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN
LÝ VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm chính sách cơng
Chính sách cơng là tổng thể chương trình hành động của chủ thể nắm
quyền lực công, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững ổn định.
1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách cơng
Tổ chức thực hiện chính sách cơng là một khâu hợp thành chu trình
chính sách, là tồn bộ quả trình chun hóa ý chí của chủ thể trong chính sách
thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.
1.1.3. Khái niệm về quản lý trật tự xây dựng
a) Khái niệm về trật tự xây dựng
Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán – Việt thì trật tự được hiểu là: “Tình trạng
ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau …”. Trật tự là trạng thái phát triển có
sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định của các bộ phận để cấu thành chỉnh thể,
trong đó các bộ phận đều vận động theo những nguyên tắc, các quy định mà nó

cần phải tuân thủ. Trạng thái xây dựng có trật tự được hình thành và điều chỉnh
bởi các quy tắc, quy phạm nhất định mà mọi người phải tuân theo. Từ đó có thể
hiểu trật tự xây dựng là trạng thái được hình thành dựa trên sự thực thi pháp
luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm duy trì sự ổn định về trật tự
xây dựng. Do đó, khi pháp luật phù hợp với xu thế phát triển và các chủ thể tự
nguyện thực hiện theo đúng pháp luật thì trạng thái trong xây dựng được hình
thành. Ngược lại, khi pháp luật không phản ánh đúng xu thế phát triển hay các
chủ thể khơng tn theo pháp luật thì khơng thể có trật tự xây dựng [6].

7


b) Khái niệm về quản lý trật tự xây dựng
Quản lý trật tự xây dựng hiện được quy định chi tiết tại Điều 56 của
Nghị định số 15/2021/NĐ- CP. Theo quy định tại điều luật này thì việc quản
lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thơng báo khởi
cơng, khởi cơng xây dựng cơng trình cho đến khi cơng trình bàn giao đưa vào
sử dụng (Khoản 1 Điều 56). Việc quy định này yêu cầu các cơ quan nhà nước
phải có sự giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng ngay từ ban đầu,
kịp thời phát hiện những sai phạm ngay từ ban đầu để giải quyết, tránh các
trường hợp đã thực hiện xong, thực hiện phần lớn cơng trình mới tìm thấy sai
phạm, khi đó gây hậu quả rất lớn [6].
Về nội dung nội dung về quản lý trật tự xây dựng thì:
Như ở mục trên đã viết, việc quản lý trật tự xây dựng được thực hiện
thông qua Giấy phép xây dựng, nên đối với cơng trình được cấp giấy phép
xây dựng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý dựa trên
các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ dự án xây dựng và
dựa trên quy định của pháp luật có liên quan như pháp luật đất đai, pháp luật
xây dựng,… Khi cấp Giấy phép xây dựng, các cơ quan nhà nước đã tiến hành
các hoạt động kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật của dự án, nên khi

quản lý trật tự xây dựng, thì các cơ quan căn cứ và những nội dung chi tiết đã
được phê duyệt đó để cấp Giấy phép xây dựng [6].
Có rất nhiều cơng trình được miễn cấp Giấy phép trật tự xây dựng, thì
nội dung quản lý trật tự xây dựng đối với các cơng trình này gồm: kiểm tra
cơng trình có đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng như đối với
cơng trình cần cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra sự tuân thủ của việc xây
dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên
ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và
quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng

8


với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với
trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm
định (điểm b, khoản 2 Điều 56) [6].
Như vậy, đối với các cơng trình được miễn cấp giấy phép xây dựng, thì
các nội dung quản lý trật tự xây dựng vẫn đủ các nội dung cơ bản như về điều
kiện thực hiện các hoạt động xây dựng, điều kiện về tuân thủ quy hoạch, đảm
bảo các điều kiện về thiết kế,…. [6].
Trong quá trình xây dựng, mà cơ quan quản lý trật tự xây dựng phát hiện
dự án xây dựng có hành vi vi phạm, thì các cơ quan này phải u cầu dừng thi
cơng cơng trình, tiến hành xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp
có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định pháp luật [6].
Cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đó chính là Ủy ban
nhân dân các cấp. Theo đó thì Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng đối với các cơng trình
xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, hoặc theo ủy quyền của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh. Các cơ quan này trực tiếp thực hiện các hoạt động theo dõi,
kiểm tra các cơng trình xây dựng, từ đó phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi

phạm. Các cơ quan này cũng có quyền cưỡng chế đối với các cơng trình có
những vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền [6].
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự
xây dựng các cơng trình xây dựng trên địa bàn, đồng thời, dựa trên các đặc thù
của tỉnh mà Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết về quản lý trật tự xây dựng,
đảm bảo áp dụng thống nhất trên toàn tỉnh và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Ủy
ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban
nhân dân cấp dưới. Đồng thời, cơ quan này cũng tiến hành tiếp nhận thông báo
khởi công kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng của cơng trình đã được cơ quan
chun mơn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng [6].

9


Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cịn ban hành quy chế quản lý kiến
trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực trong phạm vi tỉnh để các cơ quan
cấp dưới dùng những quy chế đó để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết. Ủy ban
nhân tỉnh tiến hành chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên tục theo
dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm
trên địa bàn; hoặc tiến hành cưỡng chế cơng trình vi phạm trật tự xây dựng
trên địa bàn trong các trường hợp luật định [6].
1.2. Lý luận liên quan đến việc thực hiện chính sách
1.2.1. Mục đích, yêu cầu của thực hiện chính sách cơng
1.2.1.1. Mục đích thực hiện chính sách cơng
Mục đích của thực hiện chính sách cơng là thúc đẩy xã hội phát triển
theo định hướng, chứ không đơn giản chỉ là dừng lại ở việc giải quyết vấn đề
thực hiện chính sách cơng.
1.2.1.2. u cầu của thực hiện chính sách cơng
a) u cầu thực hiện mục tiêu:

Thực hiện chính sách là những hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý
Nhà nước và các đối tượng chính sách nhằm đặt được những mục tiêu trực
tiếp đã đề ra; tổng hợp hết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án
và các hoạt động thực hiện khác thành mục tiêu chung của chính sách.
Nhà nước phải xác định mục tiêu của từng chính sách thật cụ thể, rõ ràng
và chuẩn xác khi muốn thực hiện thành công các chính sách. Bên cạnh đó, các
cơ quan chun mơn phải triển khai thực hiện và chuyển mục tiêu chính sách
thành chương trình và kế hoạch cụ thể.
b) Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống:
Tổ chức thực hiện chính sách là một bộ phận cấu thành của chu trình
chính sách, kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình chính sách,

10


kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống
thống nhất. Vì vậy phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi q trình.
c) Yêu cầu phải bảo đảm lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng:
Các nhóm lợi ích ln tồn tại trong xã hội, tập hợp các cá nhân tổ chức
chia sẻ những lợi ích nhất định, biến động theo khơng gian và thời gian. Các
nhóm lợi ích có vai trị xung đột trong xã hội. Do đó, các nhóm lợi ích sẽ
được hưởng thụ khác nhau tùy theo tính chất của mỗi chế độ xã hội.
Chính sách là cơng cụ để Nhà nước bảo vệ và chuyển lợi ích đến các đối
tượng thụ hưởng trong xã hội. Để công cụ này phát huy tác dụng, cần phải có
sự hường ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lòng tin của dân chúng
vào chính sách của Nhà nước.
1.2.2. Quy trình thực hiện chính sách cơng
1.2.2.1. Bước 1 - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách cơng
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước cần
thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là q trình phức tạp, lại

diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch.
- Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc
sống, các cơ quan triển khai từ Trung ương đến địa phương đều phải lập kế
hoạch bao gồm các bước sau:
+ Kế hoạch về tổ chức, điều hành như hệ thống các cơ quan tham gia,
đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi;
+ Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực như tài chính, trang thiết bị;
+ Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện;
+ Kế hoạch kiểm tra, đơn đốc thực thi chính sách;
+ Dự kiến về quy chế, nội dung về tổ chức và điều hành thực thi chính
sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức
thực hiện chính sách công; về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán

11


bộ, công chức và các cơ quan quản lý nhà nước tham gia: Tổ chức điều hành
chính sách.
1.2.2.2. Bước 2 - Phổ biến, tun truyền chính sách cơng
- Phổ biến, tun truyền chính sách. Đây là cơng đoạn tiếp theo sau khi
chính sách đã được thơng qua. Nó cũng cần thiết vì giúp cho nhân dân, các
cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển
khai thuận lợi và có hiệu quả;
- Để làm được việc tuyên truyền này thì chúng ta cần được đầu tư về
trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật, ... Vì đây là
địi hỏi của thực tế khách quan.
- Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay
cả khi chính sách đang được thực thi, và với mọi đối tượng và trong khi
tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp
hoặc trao đổi, ...

1.2.2.3. Bước 3 - Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách cơng
- Phân cơng phối hợp thực hiện chính sách. Một chính sách thường được
thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự
phối hợp, phân cơng hợp lý để hồn thành tốt nhiệm vụ;
- Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp
chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa
các cấp, ngành để triển khai chính sách;
- Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một
cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định.
1.2.2.4. Bước 4 - Duy trì chính sách cơng
- Duy trình chính sách, đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và
phát huy tác dụng trong môi trường thực tế;

12


- Để duy trì được chính sách địi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của
nhiều yếu tố như nhà nước và người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều
kiện và mơi trường để chính sách được thực thi tốt;
- Đối với người chấp hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích
cực vào thực thi chính sách. Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ
thì việc duy trì chính sách là việc làm khơng khó.
1.2.2.5. Bước 5 - Điều chỉnh chính sách cơng
- Điều chỉnh chính sách, việc làm này là cần thiết, diễn ra thường xuyên
trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. Nó được thực hiện bởi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (thơng thường cơ quan nào lập chính sách thì
có quyền điều chỉnh;
- Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu
của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Hoạt
động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, khơng làm biến dạng chính sách

ban đầu.
1.2.2.6. Bước 6 – Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CSC
- Theo dõi, giám sát kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách. Bất cứ
triển khai nào thì cũng phải kiểm tra, đơn đốc để đảm bảo các chính sách này
được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực;
- Các cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành
thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính
sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách;
- Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra
những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao
hiệu quả của chính sách.
1.2.2.7. Bước 7 - Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm

13


- Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khâu này được tiến hành liên tục
trong thời gian duy trì chính sách;
- Trong q trình này ta có thể đánh giá từng phần hay tồn bộ chính
sách ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các cơ quan nhà nước và
đối tượng thực hiện chính sách;
- Trong các bước trên thì bước tổ chức thực thi là quan trọng nhất vì đây
là bước đầu tiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo, ở bước này đã dự kiến cả
việc triển khai thực hiện kế hoạch phân công thực hiện, kiểm tra, ... Hơn nữa
tổ chức thực thi là q trình phức tạp do đó lập kế hoạch là việc làm cần thiết.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý trật
tự xây dựng
Trong q trình thực hiện chính sách sẽ có liên quan đến nhiều tổ chức,
cá nhân vì thế kết quả tổ chức thực hiện chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan; cụ thể như sau:

1.2.3.1. Yếu tố khách quan
- Yếu tố khách quan là các yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực
hiện chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý, các yếu
tố này vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do đó cũng
khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động lớn đến quá trình
thực hiện chính sách, đó là các yếu tố:
+ Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách
nó có tác động trực tiếp đến hoạch định và thực hiện chính sách có nghĩa là
nếu vấn đề chính sách đơn giản liên quan đến ít đối tượng thì thực hiện sẽ dễ
dàng và đơn giản hơn. Như vậy, tính chất của vấn đề có ảnh hưởng khách
quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay
khó khăn.

14


+ Mơi trường thực hiện chính sách là yếu tố liên quan đến các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng,... điều này nói lên rằng
một mơi trường ổn định ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về hệ
thống chính sách và thực hiện thuận lợi. Nếu các bộ phận của mơi trường ổn
định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực hiện dễ dàng.
+ Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách là sự thể hiện
thống nhất hay khơng về lợi ích của các đối tượng trong q trình thực hiện
mục tiêu chính sách. Nếu mối quan hệ này có mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng đến
công tác tổ chức.
+ Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và
tiềm năng của các nhóm trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng
khác. Tiềm lực này thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, ...
+ Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các
đối tượng có được từ bản tính cố hửu hoặc do mơi trường sống tạo nên, các

đặc tính như tính tự giác, kỷ luật, sáng tạo, ... gắn liền với mỗi đối tượng thực
thi chính sách do đó cần biết cách khơi dậy hay kiềm chế nó để có kết quả tốt
nhất cho quá trình thực hiện chính sách.
1.2.3.2. Yếu tố chủ quan
- Yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán bộ
công chức chủ động chi phối đến q trình thực thi chính sách nên nó có ảnh
hưởng lớn đến việc thực thi.
- Thực thi đúng đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính
sách, các bước này được coi là nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn
cuộc sống, việc tuân thủ quy trình là một nguyên tắc quản lý.
- Năng lực thực thi chính sách của cán bộ cơng chức trong bộ máy quản
lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trị quyết định đến kết quả tổ chức thực
thi chính sách cơng. Năng lực thực thi của cán bộ, cơng chức là các tiêu chí về

15


đạo đức, công cụ, năng lực nếu thiếu các điều kiện này thì việc thực thi sẽ
khơng hiệu quả. Cịn nếu các cán bộ, cơng chức có năng lực mà kết hợp với
các yếu tố khác thuận lợi sẽ mang lại một kết quả thực sự.
- Điều kiện vật chất cần cho q trình thực thi chính sách là yếu tố ngày
càng có vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố khác thực thi
thắng lợi chính sách cơng. Các điều kiện vật chất này là các trang thiết bị nhà
nước đầu tư cho quá trình quản lý và khi thực thi chính sách thì họ dùng để
tuyên truyền, phổ biến các chính sách.
- Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là nhân tố có vai trị đặc biệt quan
trọng quyết định sự thành bại của một chính sách. Các chính sách là những
vấn đề lớn lao; do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá
trình thực thi.
- Vậy trong hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thì

yếu tố chủ quan là quan trọng hơn cả vì nó quyết định sự thành bại của chính
sách, vì trong yếu tố này nó có các nhân tố quan trọng như nhân sự và sự ủng
hộ của người dân là hai nhân tố cần cho việc thực thi chính sách cơng.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng
- Tiêu chí trong phân tích chính sách là chuẩn mực để các nhà phân tích
đưa vào đó phân tích, đánh giá và lựa chọn chính sách khác nhau; ví dụ: Sự
bình đẳng, tính cơng bằng, tính hiệu quả, ... đó là hệ giá trị phân tích sử dụng
để làm cơ sở định hướng cho quá trình xây dựng và lựa chọn các phương án
chính sách.
- Theo Milan Zeleny, tiêu chí là nguyên tắc và các chuẩn mực do các nhà
phân tích, các nhà quản lý đặt ra trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để
nhằm đạt được mục tiêu chính sách: Có sự biến đổi từ mục đích, mục tiêu, đến
tiêu chí và các cơng cụ đo lường; đây là quá trinh chuyển đổi từ trừu tượng và
mang tính định hướng sang cụ thể mang tính chỉ dẫn.

16


×