Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.58 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

PHẠM THẾ DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh giá khả
năng phát triển bền vững của cây cà phê Robusta trên địa bàn huyện Cư
M’gar – tỉnh Đắk Lắk”. Tác giả Phạm Thế Duy, ngành Phát triển nông thôn và
khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________ .

Trần Đắc Dân
Giáo Viên Hướng Dẫn

____________________
Ngày… tháng… năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày…tháng…năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày…tháng…năm 2010


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục cùng sự quan tâm, lo
lắng và giúp đỡ của Cha Mẹ dành cho tôi từ khi tôi được sinh ra cho đến khi trưởng
thành như ngày hôm nay để tôi có thể hoàn thành ước mơ của mình.
Tôi xin tri ân tới các Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm và Khoa Kinh Tế,
cảm ơn Thầy Cô đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy Trần Đắc Dân đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những
ý kiến bổ ích giúp tôi hoàn thiện đề tài và những kiến thức quý báu làm hành trang
cho tương lai của tôi. Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc tới gia đình các
Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm và các Thầy Cô Khoa Kinh Tế.
Trong quá trình thực tập tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, và tận tình
giúp đỡ của các anh chị, cô chú tại Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar. Tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo huyện đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại
địa bàn. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Tuấn Ngọc – Trưởng phòng Phát triển
nông thôn và khuyến nông đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn ở bên tôi, sát cánh cùng tôi
chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tâp và thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày … .tháng … năm 2010.
Sinh viên
Phạm Thế Duy



NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM THẾ DUY. Tháng 7 năm 2010 “ Đánh Giá Khả Năng Phát Triển
Bền Vững của Cây Cà Phê Robusta Trên Địa Bàn Huyện Cư M’gar - Tỉnh Đắk
Lắk”.
PHAM THE DUY. July 2010 “Evaluating the capacity of sustainable
development for Robusta coffee cultivation in Cư M’gar District, Đắk Lắk
Province”.
Cây cà phê vối Robusta đã được canh tác trên địa bàn huyện Cư M’gar từ
nhiều năm nay. Việc canh tác cây cà phê đã mang lại thu nhập và thực sự giúp thay
đổi cuộc sống cho rất nhiều nông hộ nơi đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc ÊĐÊ.
Tuy nhiên, việc canh tác không bền vững đã dẫn tới nhiều hậu quả như : đất đai
ngày càng khô cằn, đất rừng bị lấn chiếm, nguồn nước ngày càng cạn kiệt…
Đề tài sử dụng số liệu thu thập được từ 80 hộ thuộc thị trấn Ea Pốk và các xã
Cư Dliê M'Nông, Cuôr Dăng, Ea DRơng, Ea Tul, Ea Tar, Ea H'Đing, Ea Kiết.
Thông qua những nghiên cứu và phân tích đó, đề tài đã xác định được một số
thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình canh tác và tiêu thụ cà phê Robusta của
nông hộ, đánh giá khả năng phát triển bền vững của cây cà phê Robusta trên ba khía
cạnh : kinh tế, xã hội và môi trường và thiết lập ma trận SWOT cho hướng phát
triển cây cà phê của huyện bền vững và toàn diện trong tương lai. Từ đó, đưa ra một
số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong việc canh tác cây cà phê mà
những nông hộ trên địa bàn huyện gặp phải.

 


MỤC LỤC
 
 


MỤC LỤC....................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ........................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 4
2.1. Sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của cây cà phê ......................................... 4
2.2. Đặc điểm sinh học, sinh lý và thực vật của cây cà phê ........................................ 5
2.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cà phê vối ........................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm sinh lý và thực vật của cây cà phê ................................................. 6
2.3. Những tác động của cà phê với sức khỏe ............................................................. 8
2.3.Yêu cầu về sinh thái của cây cà phê Robusta ...................................................... 10
2.3.1. Đất đai .......................................................................................................... 10
2.3.2. Khí hậu ......................................................................................................... 10
2.3.3. Độ cao và địa hình........................................................................................ 12
2.4. Giới thiệu sơ lược về đặc điểm một số giống đang được trồng phổ biến trên
thế giới và tại Việt Nam............................................................................................. 12
2.4.1. Trên thế giới ................................................................................................. 12

v
 


2.4.2. Tại Việt Nam hiện nay có 3 loại cà phê: Arabica, Robusta, Cherry. ........... 14

2.5. Một số khái niệm cơ bản và cơ sở lí luận về các chỉ tiêu kinh tế ....................... 15
2.5.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 15
2.5.2. Cơ sở lí luận về các chỉ tiêu kinh tế ............................................................. 16
2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN......................................................................................... 19
3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu................................................................... 19
3.1.1.Đặc điểm tự nhiên - Địa giới hành chính. ..................................................... 19
3.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng................................................................................ 20
3.1.3. Khí hậu ......................................................................................................... 21
3.1.4. Các nguồn tài nguyên ................................................................................... 21
3.2.Điều kiện xã hội................................................................................................... 23
3.2.1.Dân số............................................................................................................ 23
3.2.2. Lao động, việc làm và mức sống.................................................................. 23
3.3. Điều kiện kinh tế................................................................................................. 24
3.3.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế huyện Cư M’gar những năm gần đây ........ 24
3.3.2. Giao thông và thủy lợi.................................................................................. 26
3.3.3. Truyền thông và thể dục thể thao ................................................................. 27
3.3.4. Năng lượng................................................................................................... 28
3.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn chung ............................................................... 28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 30
4.1. Quá trình phát triển nền công nghiệp cà phê tại Việt Nam ................................ 30
4.1.1. Quá trình phát triển nền công nghiệp cà phê tại Việt Nam.......................... 30
4.1.2. Quá trình phát triển cây cà phê Robusta tại huyện Cư M’gar – tỉnh Đắk Lắk . 32
4.2. Thực trạng sản xuất cà phê tại vùng nghiên cứu ................................................ 34
4.2.1. Thực trạng về canh tác cà phê của các nông hộ tại vùng nghiên cứu .......... 34
4.2.2. Thực trạng về công tác tín dụng................................................................... 37
4.2.3. Thực trạng về công tác khuyến nông ........................................................... 38
4.2.4. Thực trạng về cung ứng vật tư ..................................................................... 41

vi

 


4.2.5. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm .................................................................. 41
4.3. Chi phí đầu tư cây cà phê Robusta qua các giai đoạn ........................................ 43
4.3.1. Chi phí đầu tư trồng mới .............................................................................. 43
4.3.3. Chi phí đầu tư năm thứ hai........................................................................... 43
4.3.4. Chi phí đầu tư năm thứ Ba ........................................................................... 45
4.3.5. Chi phí đầu tư năm kinh doanh .................................................................... 46
4.4. Phân tích theo ma trận SWOT và một số định hướng phát triển cây cà phê vối
trên địa bàn nghiên cứu.............................................................................................. 47
4.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất......................................................... 50
4.6. Những khó khăn của nông dân trên địa bàn nghiên cứu : .................................. 51
4.7. Phân tích khả năng phát triển bền vững của cây cà phê Robusta tại huyện Cư
M’gar – tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................ 52
4.7.1. Về kinh tế ..................................................................................................... 52
4.7.2. Về xã hội ...................................................................................................... 55
4.7.3. Về môi trường .............................................................................................. 58
4.8. Một số đề xuất nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất cà phê vối tại huyện Cư
M’gar – tỉnh Đắk Lắk. ............................................................................................... 63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 65
5.1. Kết luận............................................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 70
PHẦN PHỤ LỤC

vii
 



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTTH : Thông tin tổng hợp
KQĐT : Kết quả điều tra
TTĐT : Thông tin điều tra
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
KTCB : Kiến thiết cơ bản
TKKD : Thời kì kinh doanh
UBND : Uỷ Ban Nhân Dân
VICOFA : Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam
DN : Doanh nghiệp
XK : Xuất khẩu
KTQT : Kinh tế quốc tế

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 1 : Cấp Địa Hình Huyện Cư M’gar ..................................................................... 20
Bảng 2 : Các Nhóm Đất Đai của Huyện Cư M’gar ...................................................... 22
Bảng 3 : Lực Lượng Lao Động & Cơ Cấu Lao Động Huyện Cư M’gar 2005-2009 ... 24
Bảng 4: Cơ Cấu Tổng Giá Trị Sản Xuất Theo Nghành Huyện Cư M’gar ................... 24
Bảng 5: Cà Phê Trong Cơ Cấu Các Cây Trồng Chính Của Huyện Năm 2009 ............ 25
Bảng 6: Diện Tích Và Sản Lượng Cà Phê Việt Nam Từ 1992 - 2009 ......................... 31
Bảng 7 : 10 Nước Nhập Khẩu Cà Phê Hàng Đầu Của Việt Nam Quý I/2010 ............. 32
Bảng 8 : Kết Quả Phân Hạng Đất Nông Nghiệp của Huyện Cư M’Gar ...................... 35
Bảng 9 : Định Lượng Phân Bón Cho 1 ha Cà Phê Vối (Kg/ha) ................................... 37

Bảng 10 : Nhu Cầu Vốn Vay của Các Hộ Được Phỏng Vấn........................................ 37
Bảng 13 : Chi Phí Đầu Tư 1 ha Cà Phê Vối Năm Thứ Hai .......................................... 44
Bảng 14 : Chi Phí Đầu Tư 1 ha Cà Phê Vối Năm Thứ Ba............................................ 46
Bảng 16 : Hiệu Quả Sản Xuất Năm 2009 Của 1ha Cà Phê Robusta ............................ 53
Bảng 17 : 5 Công Ty Xuất Khẩu Cà Phê Nhân Robusta Lớn Nhất của Tỉnh Đắk
Lắk Trong Tháng 1 và Tháng 2-2010 ............................................................. 55
Bảng 18 : Cơ Cấu Dân Tộc của Mẫu Điều Tra............................................................. 56
Bảng 19 : Năng Suất Trung Bình/ha/Hộ Năm 2009 ..................................................... 58
Bảng 20 : Biểu Diễn Nhận Thức của Nông Dân Về Ảnh Hưởng của Phân Hóa Học.. 59
Bảng 21 : Quy Trình Chế Biến Cà Phê Nhân Theo Phương Pháp Chế Biến Khô ....... 60

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
 
 

Trang
Sơ đồ 1 : Giản Đồ Venn Về Mức Độ Hữu Ích Các Nguồn Thông Tin ........................ 40
Sơ đồ 3 : Phân Tích Ma Trận SWOT………………………………………………... 47
Sơ đồ 4: Ma Trận Liên Kết SWOT…………………………………………………...49
Hình 1: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo
quý trong giai đoạn 2007 - quý I/2010............................................................ 53
Hình 2: Biến Động Giá Cà Phê Nhân Trong Nước Năm 1996 - 2006 (đồng/kg) ........ 53
Hình 3 : Biểu Diễn Cơ Cấu Tuổi Các Hộ Trồng Cà Phê .............................................. 57
Hình 4 : Biểu Diễn Trình Độ Kĩ Thuật và Kinh Nghiệm Trồng Cà Phê ...................... 57

x

 


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hình Ảnh về Cà Phê Vối.
Phụ lục 2. Bảng Chi Phí Đầu Tư Cà Phê Vối Qua Các Giai Đoạn.
Phụ lục 3. Bảng Câu Hỏi Điều Tra.

xi
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có sản lượng cà phê Robusta (ở Việt Nam còn gọi là
cà phê vối) lớn nhất và giá thành sản xuất thấp nhất thế giới. Việc gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cho ngành cà phê Việt Nam rất nhiều cơ
hội... Trong bối cảnh nhu cầu cà phê trên thế giới ngày càng tăng cao, ngành cà phê
Việt Nam đang tự tin hướng đến ngôi vị chi phối thị trường thế giới những năm tới.
Hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê sang 97 quốc gia, đạt
kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD/năm, trở thành mặt hàng nông sản chủ lực chỉ
sau lúa gạo. Nghề trồng cà phê là nguồn thu nhập cho nhóm đông dân cư ở nông
thôn, trung du và miền núi. Với khoảng 521.000 ha cà phê tạo công ăn việc làm
cho hơn 600.000 nông dân, và số người có cuộc sống liên quan tới cà phê lên tới
khoảng 1triệu người. Do đó, cây cà phê cần được bảo đảm một sự phát triển bền
vững.
Đắk Lắk là tỉnh có trên 184.500 ha cà phê, chủ yếu là cà phê vối, với 85%

diện tích cà phê là của người dân (bình quân diện tích cà phê nông hộ từ 0,4 ha đến
vài ha), chỉ khoảng 15% diện tích thuộc các công ty, nông trường. Cây cà phê đã
đóng góp tới 60% GDP của tỉnh và trên 1/4 số dân trong tỉnh chuyên sản xuất cà
phê. Tỉnh đã xây dựng đề án “Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020”. Theo đó tỉnh đặt ra mục tiêu: duy trì ổn định 150.000 ha cà
phê, 100% diện tích cà phê trong vùng quy hoạch chủ động được nguồn nước tưới,
kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt 7 triệu USD, giải quyết việc làm cho 300.000
lao động trực tiếp và 200.000 lao động gián tiếp.

 


Với những lợi thế sẵn có của địa phương và rút kinh nghiệm từ bài học cuộc
khủng hoảng chung năm 2000, chính quyền tỉnh và huyện Cư M’gar hết sức chú
trọng đến việc sản xuất cà phê bền vững, nghĩa là không chỉ chú trọng đến hiệu quả
kinh tế, lợi nhuận mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội (một cuộc sống tốt hơn cho
những người trồng cà phê) và môi trường sinh thái. Phát triển bền vững cây cà phê
Robusta là chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của toàn tỉnh Đắk Lắk. Xuất phát từ
thực tiễn đó, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ
M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiện trạng sản xuất cây cà phê Robusta trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk và đánh giá khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất cây cà phê vối Robusta trên địa bàn
nghiên cứu.
- Phân tích tình hình chế biến và khả năng tiêu thụ cà phê Robusta.
- Phân tích khả năng phát triển cây cà phê Robusta trên 3 khía cạnh bền vững.

- Đưa ra một số đề xuất nhằm gia tăng khả năng phát triển bền vững cây cà phê
Robusta trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : các xã Ea Pốk, Cư Dliê M'Nông, Cuôr Dăng, Ea DRơng, Ea
Tul, Ea Tar, Ea H'Đing, Ea Kiết.
- Phạm vi thời gian : từ 10/04 đến 10/05/2010.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Gồm 5 chương:
Chương 1 : Đặt vấn đề
Trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 : Tổng quan

2
 


Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội).
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 4 : Kết quả và thảo luận.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị.

3
 


 

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của cây cà phê
A. Sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của cây cà phê trên thế giới:
Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những
người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong
đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt
mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu
viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta
đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ
của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh
đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến
tận đêm khuya.
Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của
cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ
14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng
tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm
đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà
phê là thành phố cảng Mocha, thuộc Yemen ngày nay.
B. Sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của cây cà phê tại Việt Nam:
Cây cà phê lần dầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và được trồng thử từ
năm 1898. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến
đầu thế kỷ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở
đi, cây cà phê mới có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Khi

 


mới bắt đầu, qui mô các đồn điền từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt từ 400600kg/ha. Cho đến nay, diện tích cà phê trên cả nước khoảng 521.000 ha và sản
lượng có khi lên đến 900.000 tấn. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê

đứng thứ 2 trên thế giới.
Cây cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới 1.000 m,
nhiệt độ khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1.000 mm và cần nhiều cần
nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè. Do cà phê vối có hàm lượng
caffeine thấp (1-2%), hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè (2-4%) nên giá
chỉ bằng một nửa. Một trong những lý do diện tích cà phê vối cao hơn rất nhiều do
chúng có sức sinh trưởng tốt và kháng được bệnh.
Và dưới đây là trích đoạn trong cuốn “Lịch sử tự nhiên của Việt Nam” của
các tác giả Eleanor Jane Sterling, Martha Maud Hurley và Lê Đức Minh :
“... Lúc đầu người Pháp trồng cà phê trên vùng cao nguyên ở phía bắc Sài Gòn vào
đầu thế kỷ 20. Họ trồng giống Arabica, có chất lượng cao và được ưa thích hơn so
với loại kém chất lượng hơn là Robusta nhưng lại khó trồng hơn bởi vì nó rất dễ bị
bệnh và thích sống trên các sườn dốc trên 1.000 m. Sau khi giành được độc lập từ
người Pháp, những cộng đồng thiểu số sở hữu ít đất đã đầu tư trồng cà phê vào năm
1960...”
2.2. Đặc điểm sinh học, sinh lý và thực vật của cây cà phê
2.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cà phê vối
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao
gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao
gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa
caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có
hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên Arabica (cà phê chè), đại
diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là Robusta
hay Canephora (cà phê vối) chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê.
Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành
có thể lên tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa

5
 



để giữ được độ cao từ 2-4 m,thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon
dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới
xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm.
- Rễ cây cà phê : là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất
nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Hoa cà phê : màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc
chùm ba. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba
tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
- Quả cà phê : là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng
lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả
hình bầu dục, bề ngoài giống quả anh đào. Khi chín, quả thay đổi màu sắc từ xanh
sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm
hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm và có thể xảy ra
trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả. Thời gian mang quả từ lúc hình
thành quả non đến khi quả chín : từ 7 - 8 tháng.
- Hạt cà phê : Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao
bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc
giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn
được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một
lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài.
- Thời gian có thể bắt đầu thu hoạch : 3-4 năm. Cây cho hạt trong khoảng từ
20 đến 30 năm.
2.2.2. Đặc điểm sinh lý và thực vật của cây cà phê
- Nở hoa : Thường cuối vụ thu hoạch cây đã có quá trình phân hóa mầm
non. Mầm hoa tiếp tục phát triển vào sau vụ thu hoạch. Nếu mầm hoa phát triển
đã hoàn chỉnh (dạng mỏ sẻ) khi được tưới nước hay có lượng mưa trên dưới 15
mm thì sau đó 5 - 7 ngày hoa sẽ nở, thời gian này có thể dài hơn nếu trước đó hoa
chưa phát triển đầy đủ. Cà phê chè tự thụ phấn (trên dưới 90%) còn cà phê vối thì
thụ phấn chéo (dị hoa thụ phấn).


6
 


- Nảy mầm của hạt : Hạt giống sau khi chế biến nếu được ngâm cho bão hòa
nước (từ 20 - 24 giờ) sau đem ủ giữ nhiệt độ từ 30 - 32oC thì sau đó từ 3 - 5 ngày
đã nhú mầm khi để cả vỏ trấu hoặc bóc vỏ trấu. Nếu bóc vỏ trấu thì thời gian nảy
mầm nhanh hơn so với không bóc vỏ.
- Độ ẩm cây héo của cây cà phê :
Là giới hạn độ ẩm trong đất, cây không còn khả năng hút được nước đưa
đến hiện tượng làm cho cây cà phê bị héo.
* Đối với cây cà phê con trong vườn ương : 26 - 27%.
* Đối với cây cà phê tuổi kinh doanh : 28 - 30%.
* Giới hạn độ ẩm trong đất cần phải tưới cho cà phê tuổi kinh doanh : 30 34%.
- Sự phát triển cành lá :
Trong điều kiện thích hợp để phát triển được thêm một cặp cành hay một
đôi lá phải cần một thời gian từ 25 - 30 ngày. Cây con sau khi trồng được một
năm có khả năng phát triển từ 12 - 14 cặp cành, sau khi trồng 18 tháng cây đã đủ
chiều cao để hãm ngọn. Sự ra cành của cà phê trên thân theo quy luật đối xứng .
Cành cấp một mọc trực tiếp từ thân, thường thẳng góc với thân hoặc tạo
thành một góc nhỏ hơn 900 tùy từng giống và chủng cà phê. Các cành thứ cấp
phát triển trên cành cấp 1, cành cấp 2, cấp 3... Chồi vượt mọc từ thân và song
song với thân. Có thể giữ lại để tạo thành các thân mới trong kỹ thuật nuôi nhiều
thân trên một gốc hay bổ sung thay thế các chồi cũ già cỗi. Việc nắm chắc quy
luật ra cành của cà phê có một ý nghĩa đặc biệt để điều khiển chúng phục vụ cho
kỹ thuật tạo hình. Trong thực tế ở Việt Nam, cà phê vối có khả năng phát triển tới
cành cấp 8.
Cần chú ý các đốt của cà phê vối sau khi đã ra quả thì năm sau ở các đốt đó
không còn có hoa, quả nữa. Nắm được quy luật này để có biện pháp cắt tỉa, điều

khiển sự phát triển cành quả thứ cấp của cà phê vối từ trên những cành đã cho quả
từ những năm trước.

7
 


2.3. Những tác động của cà phê với sức khỏe
Đã từ rất lâu, người ta tranh cãi xung quanh đề tài cà phê và sức khỏe. Nhiều
người đánh giá cao giá trị của một tách cà phê mỗi buổi sáng, sau bữa trưa, trong
giờ làm việc… Những người khác lại cho rằng uống cà phê có ảnh hưởng tới sức
khỏe. Những thập kỉ gần đây,các nghiên cứu khoa học chuyên sâu đã được thực
hiện nhằm xác định một cách chính xác ảnh hưởng của cà phê đối với sức khỏe và
hành vi của con người.
Không nhằm mục đích thảo luận về tác động của cà phê với sức khỏe con
người, đề tài chỉ xin đưa ra một số nhận định và kết quả một số cuộc nghiên cứu
gần đây về ảnh hưởng của việc uống cà phê :
Mới đây, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra thêm một kết luận về tác
dụng tích cực của cà phê với sức khỏe con người : Nếu mỗi ngày uống bốn cốc cà
phê sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, đồng thời làm tăng tuổi
thọ và sức khỏe của trái tim theo năm tháng.
Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm
kéo dài 10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra trong số họ chỉ có
214 người mắc phải chứng ung thư thận. Trong khi đó ở những người không uống
cà phê, tỉ lệ này là 547/100.000. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống ôxy
hoá trong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm
so sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà
phê.
Kết quả nghiên cứu này do Trường Đại học Washington (Mỹ) công bố gần
đây thì chỉ với 1 đến 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các vết nám trên da do tiếp

xúc trực tiếp và lâu ngày với ánh nắng Mặt Trời của bạn sẽ giảm 5%.
Và theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Sao Paulo tại Ribeirao
Preto, Brazil cho thấy, uống cafe sau bữa trưa sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường. Vì thế, những người nghiện cafe có thể yên tâm về thói quen đó. Cuộc
nghiên cứu tiến hành trên khoảng 70.000 phụ nữ đã cho kết quả, những người uống

8
 


ít nhất một tách cafe sau bữa ăn trưa giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so
với người không uống.
Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep (Vol.27, Nr.3), để tận
dụng được công dụng của cà phê trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn
thì nên uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ, thay vì uống một cốc
thật to vào buổi sáng. Cách này đặc biệt thích hợp với những người làm việc vào
ban đêm: họ sẽ cảm thấy dễ thức khuya hơn và giữ được sự tập trung cao hơn.
Theo báo Thanh Niên ngày 27/02/2010,uống cà phê hằng ngày giảm nguy
cơ đột quỵ. Các chuyên gia thuộc Đại học Cambridge (Anh) đã khảo sát sức khỏe
23.000 người trong 12 năm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người uống cà phê
đều đặn giảm 27% nguy cơ đột quỵ so với người không bao giờ uống.
Cuối cùng, xin trích dẫn câu nói của Paracelse - người Thụy Sỹ, được
trường Đại học Hamburg (Đức) dẫn trong bài phát biểu tại hội nghị ASIC ( Hội
nghị khoa học quốc tế về cà phê ): Tất cả là thuốc độc. Không có gì là không độc
cả. Chỉ có liều lượng là có thể khiến mọi cái không còn là thuốc độc”.
- Giới thiệu thêm về một số công dụng của cà phê :
Ngăn chặn suy giảm nhận thức : Trong cà phê có chứa cafein, chất này có
tác dụng ngăn chặn sự suy giảm nhận thức ở phụ nữ cao tuổi ( Từ 65 tuổi trở lên).
Cuộc nghiên cứu cũng đã đưa ra định lượng tiêu thụ từ ba cốc cà phê sử dụng hàng
ngày sẽ tốt cho trí nhớ. Cà phê còn có tác dụng chống lại bệnh mất trí nhớ và

chứng trầm cảm.
Nhuận tràng : Cà phê hòa tan có chứa các sợi cenlulozo, giúp hệ tiêu hóa của cơ thể
hoạt động tốt, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt. Cà phê giúp chống táo bón, giảm
cholesterol.
Ngăn chặn nguy cơ ung thư da : Với 6 ly cà phê được sử dụng hàng ngày, sẽ
giúp tiêu giảm 35% nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Uống từ 2-3 ly cà phê thì tỉ lệ
này sẽ là 12%. Thành phần dinh dưỡng của cà phê hoạt động như một chất chống
oxy hóa, cản trở việc phân chia tế bào trong khối u. Cà phê cũng có tác dụng nhất
định với căn bệnh ung thư vú.

9
 


Chống lại bệnh Gút : Định lượng cho công dụng này từ 4-5 ly cà phê mỗi
ngày sẽ giúp làm giảm nồng độ acid uric, nguyên nhân gây nên căn bệnh gút.
Giảm cơn đau cơ do vận động mạnh : Hai ly cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm
đáng kể những cơn đau cơ do vận động quá sức, đồng thời làm tăng độ bền cho
những ai luyện tập thể dục thể thao.
Uống cà phê giúp lợi tiểu.
2.3. Yêu cầu về sinh thái của cây cà phê Robusta
2.3.1. Đất đai
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba-zan là một
trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và
tầng dày của loại đất này. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ
70 cm trở lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy). Các loại đất thường thấy ở
Việt Nam ở trên các vùng cao như granit, sa phiến thạch, phù sa cổ, đá vôi, dốc
tụ... đều trồng được cà phê. Ở cà phê vườn có khả năng trồng được cả ở nơi có đá
lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn trồng được cà phê nếu làm tốt công trình chống
xói mòn. Dù trồng ở trên loại đất nào nhưng vai trò của con người có tính quyết

định trong việc duy trì, bảo vệ nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ngay cả trên đất bazan, nếu cà phê không được chăm sóc tốt vẫn dẫn tới hiện tượng cây mọc còi cọc,
năng suất thấp.
Ngược lại ở những nơi không phải là đất ba-zan nếu đảm bảo được đủ lượng
phân hữu cơ, vô cơ, giải quyết tốt cây đậu đỗ, phân xanh trồng xen, tủ gốc tốt
cùng các biện pháp thâm canh tổng hợp khác như tưới nước vẫn có khả năng tạo
nên các vườn cà phê có năng suất cao.
2.3.2. Khí hậu
Không phải vùng nào ở trên trái đất cũng trồng được cà phê. Ngoài yếu tố
đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh
sáng, gió. Vì vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý tới các yếu tố rất quan
trọng này.

10
 


- Nhiệt độ : Đây là một trong những yếu tố khí hậu có ý nghĩa hàng đầu
trong việc xác định vùng trồng cà phê .. cũng như xây dựng các biện pháp kỹ thuật
canh tác nhằm hạn chế những tác động bất lợi đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây.
Nói chung trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50C đến 320C cây cà phê vẫn
có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối
với từng giống cà phê có khác nhau. Cà phê vối thích ở nơi nóng ẩm. Phạm vi nhiệt
độ thích hợp từ 22 - 260C, song giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 - 260C. Nhiệt
độ giảm xuống tới 00C làm thui cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già
đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương muối.
- Ánh sáng : Cây cà phê ưa ánh sáng trực xạ yếu (nguyên quán cà phê vối
mọc rải rác ven bìa rừng ở Châu Phi). Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường
độ mạnh thì cây cần lượng cây che bóng để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá trình
quang hợp của vườn cây. Mặt khác, nếu kết hợp với nhiệt độ cao sẽ kích thích cây

phân hóa mầm hoa quá mức làm cây suy kiệt dẫn đến hiện tượng cây khô cành ,
khô quả và chết.
- Lượng mưa : Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê vối cần từ 1.300 2.500 mm. Nếu lượng mưa được phân bổ tương đối đều trong năm có một mùa
khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá
trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê. Nhìn chung, ở nước ta lượng mưa phân
bố không đều. Lượng mưa tập trung khoảng 70 - 80% vào trong mùa mưa gây ra
hiện tượng thừa nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 - 5 tháng, nhưng lượng nước
mưa chỉ chiếm từ 20 - 30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm
trọng. Để khắc phục hiện tượng này, vấn đề tủ gốc giữ ẩm, đai rừng phòng hộ,
cây che bóng và tưới nước trong những tháng mùa khô có một ý nghĩa quan trọng.
- Ấm độ không khí : phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát
triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do
đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà

11
 


phê. Ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm
cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
- Gió : Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà
phê. Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm
cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất
đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy cần giải quyết trồng tốt hệ đai rừng chắn gió
chính và phụ; cây che bóng để hạn chế tác hại của gió. Đai rừng chắn gió và cây
che bóng còn có tác dụng hạn chế hình thành và tác hại của sương muối, ở những
vùng gió nóng, đai rừng còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong lô trồng.
2.3.3. Độ cao và địa hình
Độ cao thích hợp để trồng cây cà phê vối là dưới 1.000 m. Tuy nhiên không
phải là yếu tố giới hạn trong việc trồng cà phê vối mà chế độ nhiệt và ánh sáng là

hai yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và chất
lượng của hạt. Do vậy ở những độ cao thấp hơn cây cà phê vối vẫn có khả năng
sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Nếu như chế độ nhiệt và ánh sáng phù
hợp hoặc ảnh hưởng bất lợi của hai yếu tố này được khắc phục bằng các biện pháp
kĩ thuật canh tác.
Đất bằng phẳng là lý tưởng hơn cả cho việc trồng cà phê và thuận lợi cho
việc chăm sóc, tưới nước, bón phân, thu hoạch. Tuy nhiên cây cà phê vối có thể
trồng được ở những nơi đất dốc, sườn đồi… song cần có biện pháp chống xói mòn,
rửa trôi bằng việc trồng các hang đồng mức, bậc thang và các băng cây phân xanh
để cản dòng chảy của nước mưa.
2.4. Giới thiệu sơ lược về đặc điểm một số giống đang được trồng phổ biến trên
thế giới và tại Việt Nam
2.4.1. Trên thế giới
Typica – Đây là giống cây căn bản mà từ đó rất nhiều loại giống khác có thể được
tạo ra. Đặc điểm của là lá non có màu tím hoặc màu đồng. Được trồng phổ biến ở
Braxin và các nước Trung Mỹ. Cũng như các loại giống Arabica khác, Typica có
hình nón với một thân chính mọc thẳng và nhiều thân phụ mọc xiên. Typica cao tới

12
 


3,5 đến 4 mét. Cành cây làm thành những góc từ 50 – 70 độ so với thân thẳng của
cây. Typica có năng suất rất thấp nhưng lại cho ra loại cà phê có chất lượng tuyệt
vời.
Bourbon – Bourbon có sản lượng nhiều hơn từ 20 - 30% so với Typica, nhưng lại
là giống cho ít cà phê nhất trong tất cả. Bourbon không mang hình nón rõ ràng như
Typica, nhưng lại phân cành nhiều hơn. Góc giữa cành và thân nhỏ hơn, và khoảng
cách giữa gốc của các cành trên thân rất nhỏ. Lá cây rộng và xoăn ở rìa. Quả của
cây thường nhỏ và khá nặng. Quả thường chín rất nhanh và dễ rụng khi có gió hoặc

mưa to. Giống này cho kết quả tốt nhất ở độ cao 3.500 đến 6.500 feet. Chất lượng
cà phê cũng giống như Typica.
Caturra – là giống đột biến của Bourbon, được phát hiện ở Braxin. Giống này cho
năng suất cao và chất lượng tốt, tuy nhiên cần được chăm sóc và bón phân cẩn
thận. Caturra có thân ngắn và dày, phân cành rất nhiều. Lá của nó to và xoăn ở rìa
giống như Bourbon. Caturra thích hợp với nhiều môi trường, nhưng phát triển tốt
nhất ở độ cao 1.500 đến 5.500 feet với lượng mưa hàng năm từ 2.500 đến 3.500
mm. Ở độ cao lớn hơn thì chất lượng sẽ cao hơn, tuy nhiên năng suất sẽ giảm.
Catuai – là loại cho năng suất cao, kết quả lai giữa Mundo Novo và Caturra. Cây
nhỏ, các cành bên thường rất sát với các cành chính. Quả không dễ rụng, thích hợp
với những vùng hay có gió hoặc mưa to. Thích hợp với mật độ trồng dày, đòi hỏi
chế độ thâm canh cao. Catuai cũng cần được chăm sóc và bón phân đầy đủ.
Pache commum – Pache commum là đột biến của Typica, lần đầu tiên được tìm
thấy ở trang trại El Brito, Santacruz Naranjo, Santa Rosa, Goatêmala. Cà phê loại
này được đánh giá là có vị dịu và thanh. Pache comum thích hợp với độ cao 3.500
đến 5.500 feet.
Catimor - được tạo ra ở Bồ Đào Nha năm 1959, Catimor là giống lai giữa Timor
và Caturra. Cây trưởng thành sớm và cho năng suất cao, thường là bằng hoặc hơn
các loại giống thương mại khác. Chính vì đặc điểm này mà quá trình bón phân và
trồng bóng cần được điều chỉnh kĩ lưỡng. Giống Catimor T-8667 có tầm vóc nhỏ
nhưng cho quả và hạt to. Catimor dòng T-5269 khỏe và thích hợp với những vùng

13
 


có độ cao từ 2.000 đến 3.000 feet với lượng mưa hàng năm khoảng 3.000mm. T5175 khỏe và cho năng suất cao,nhưng không được trồng ở độ cao quá cao hay
thấp. Trồng nơi quá thấp thì chất lượng sẽ chẳng khác so với các giống Catimor
khác, nhưng nếu trồng ở độ cao quá 4.000 feet so với mực nước biển thì các giống
khác sẽ cho chất lượng tốt hơn.

Mundo Novo – là giống lai tự nhiên giữa Typica và Bourbon, được tìm thấy ở
Braxin. Cây loại này khỏe và có khả năng chịu bệnh tốt. Mundo Novo có năng suất
cao nhưng thời gian trồng lâu hơn các giống khác. Giống này thích hợp với độ cao
từ 3.500 đến 5.500 feet, với lượng mưa đến 1.800 mm.
Maragogype – là giống đột biến của Typica được tìm thấy ở Braxin. Cây thuộc
giống này thường cao và to hơn so với các giống Bourbon và Typica. Năng suất
của cây thấp, nhưng bù lại cho hạt to. Cây loại này phát triển tốt nhất ở độ cao
2.000 đến 2.500 m. Chất lượng của loại này được đánh giá cao ở một số thị trường
nhất định.
Blue Mountain – là loại giống khá nổi tiếng, được ưa chuộng bởi khả năng chống
chịu bệnh nấm quả và khả năng phát triển mạnh ở độ cao lớn. Loại này được trồng
ở Jamaica và Kona, Hawai. Tuy nhiên, loại cây này không thích hợp với nhiều loại
khí hậu. Sự thay đổi khí hậu có thể làm hương vị bị thay đổi.
2.4.2. Tại Việt Nam hiện nay có 3 loại cà phê: Arabica, Robusta, Cherry.
1. Robusta :
Loại cây trồng này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây
Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia Lai, Đắk Lắk) hằng năm đạt 9095% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao.
Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao và vì trái đậu
trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1, 2, 3…). Để đạt được yếu tố
này, người nông dân phải có vốn và một kiến thức cơ bản.
2. Arabica : (Có hai loại)

14
 


×