Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.36 KB, 38 trang )

Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HTTT QUẢN LÝ.
- Hệ thống : Là tập hợp các phần tử có những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau,
cùng hoạt động chung cho một số mục tiêu nào đó, thực hiện trao đổi vào / ra với
môi trường ngoài.
Hệ thống còn là tập hợp những tư tưởng những nguyên tắc, quy tắc liên kết
với nhau một cách logic làm thành một thể thống nhất.
- Hệ thống quản lý: Là hệ thống có mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi ích
nào đó, có sự tham gia của con người và có sự trao đổi thông tin. Hệ thống quản lý
chia thành hai hệ thống con:
+ Hệ tác nghiệp (trực tiếp sản xuất): Gồm con người, phương tiện,
phương pháp trực tiếp thực hiện mục tiêu đề ra.
+ Hệ quản lý (gián tiếp sản xuất): Gồm con người, phương tiện, phương
pháp cho phép điều khiển hoạt động của hệ thống bao gồm hai hệ con:
Hệ quyết đinh: Đưa ra các quyết định.
Hệ xử lý thông tin: Xử lý thông tin.
- Hệ thống thông tin: Là hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu nhập,
truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh
doanh.
1.2. VAI TRÒ VÀ NHIỆMVỤ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN:
1.2.1. Vai trò: Hệ thống thông tin đóng vai trò trung gian giữa hệ thống con
tác nghiệp và hệ thống con quyết định và là trung gian giữa môi trường và hệ thống
tổ chức.
1.2.2 Nhiệm vụ:
- Đối ngoại: Hệ thống thông tin thu nhân thông tin từ môi trường ngoài, đưa
thông tin ra ngoài. Vd : Thông tin về giá cả, thị trường, sức lao động, nhu cầu hàng
hóa…
- Đối nội: HTTT là cầu nối liên lạc giữa các bộ phận hệ thống kinh doanh dịch
vụ, nó cung cấp các thông tin cho hệ tác nghiệp, hệ quyết định nhằm phản ánh tình
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang


1
Hệ quyết định
Hệ thông tin
Hệ tác nghiệp
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
trạng nội bộ của cơ quan, tổ chức trong hệ thống và tình trang hoạt động của hệ
thống.
1.2.3 Các thành phần của HTTT:
Nếu không kể đến con người và phương tiện thì HTTT còn lại bao gồm 2
thành phàn chính là Dữ liệu và Xử lý
- Dữ liệu: Là các thông tin có cấu trúc, là nguyên liệu của hệ thống thông tin,
đươc biểu diễn dưới nhiều dạng như văn bản, tiếng nói, hình vẽ… và những vật
mang tin như giấy tờ, băng từ…
- Các xử lý: dữ liệu đầu vào qua các xử lý trở thành các thông tin đầu ra.
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG:
1.3.1. Giai đoạn khảo sát hiện trạng và xác lập dự án:
Thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu hiện trạng nhằm làm rõ tình trạng hoạt
động của HTTT cũ trong hệ thống thực tại, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng HTTT
mới.
1.3.2. Giai đoạn phân tích hệ thống:
Phân tích sâu hơn các chức năng, các dữ liệu của hệ thống cũ để đưa ra mô tả
cho hệ thống mới (giai đoạn thiết kế logic).
1.3.3. Thiết kế hệ thống:
Là nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt hệ thống, để sao cho hệ thống thỏa
mản được các yêu cầu mà giai đoạn phân tích đã đưa ra, đồng thời thích ứng với các
điều kiện ràng buộc trong thực tế. Được chia thành 2 giai đoạn con:
- Thiết kế tổng thể (xác định vai trò của máy tính)
- Thiết kế chi tiết (Thiết kế giao diện, thiết kế các kiểm soát, thiết kế CSDL,
các module, chương trình)
1.3.4. Xây dựng hệ thống:

Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
2
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
Bao gồm lập trình, kiểm định nhằm chuyển kết quả phân tích và thiết kế trên
giấy thành 1 hệ thống chạy được. Đồng thời chỉnh sửa khi phát hiện sai sót.
Quá trình phân tích thiết kế hệ thống có thể xem xét qua sơ đồ mô hình vật lý
và mô hình logic sau:
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
3
Mức vật lý hệ
thống cũ
Yêu cầu đối với hệ
thống mới
Mức logic hệ thống

Mức logic hệ thống
mới
Mức vật lý hệ
thống mới
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN
2.1. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG:
2.1.1 Mục đích:
Một hệ thống mới được xây dựng là nhằm thay thế cho hệ thống cũ có nhiều
bất cập, vì vậy quá trình khảo sát từ sơ bộ đến chi tiết hệ thống hiện tại, từ đó đề xuất
các phương án tối ưu để dự án mang tính khả thi cao nhất.
Khảo sát thường được tiến hành qua hai giai đoạn :
Khảo sát sơ bộ nhằm đánh giá tính khả thi của dự án.
Khảo sát chi tiết nhằm xác định chính xác những gì sẽ thực hiện và khẳng
định những lợi ích kèm theo.

Giai đọan khảo sát hiện trạng có thể coi là "Nghiên cứu tính khả thi" của dự án
và mục đích cuối cùng là "Ký kết hợp đồng thỏa thuận" để xây dựng hệ thống thông
tin đối với hệ thống kinh doanh của một tổ chức.
2.1.2 Nội dung:
- Tìm hiểu môi trường xã hội, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống, nghiên cứu cơ
cấu tổ chức của cơ quan chủ quản hệ thống đó.
- Nghiên cứu chức trách, nhiệm vụ, các trung tâm ra quyết định và điều hành,
sự phân cấp các quyền hạn.
- Thu thập và mô tả các quy tắc quản lý tức là các quy định, các công thức do
nhà nước hoặc cơ quan đưa ra làm căn cứ cho quá trình quản lý thông tin.
- Thu thập các chứng từ giao dịch và mô tả các chu trình luân chuyển và xử lý
các thông tin, tài liệu giao dịch.
- Thống kê các phương tiện và tài nguyên đang và có thể sử dụng.
- Thu thập các ý kiến phê phán về hiện trạng, các đòi hỏi, yêu cầu mà hệ thống
mới phải khắc phục, các nguyện vọng, kế hoạch cho tương lai.
- Đánh giá, phê phán hiện trạng và đề xuất hướng giải quyết.
Như vậy mục tiêu của người phân tích thiết kế trong giai đoạn này là:
- Khảo sát, đánh giá hệ thống cũ
- Đề xuất mục tiêu ưu điểm của hệ thống mới
- Đề xuất ý tưởng cho giải pháp mới
- Vạch kế hoạch cho dự án triển khai hệ thống mới.
2.1.3. Các nguồn điều tra:
- Người sử dụng trong hệ thống (nhân viên, cán bộ, khách hàng, đối tác).
Phương pháp thường dùng là phỏng vấn hoặc phiếu điều tra.
- Các sổ sách, tài liệu, tệp máy tính…Phương pháp khai thác là lập danh sách
các tài liệu qua tìm hiểu từ người dùng, rồi nghiên cứu tài liệu để xác định các dữ
liệu cơ bản và cấu trúc.
- Các chương trình máy tính. Có thể cho chạy kiểm định số liệu hoặc nghiên
cứu tài liệu kèm theo chương trình.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang

4
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
- Các tài liệu mô tả quy trình, chức trách. Phương pháp thường dùng là đọc tài
liệu hoặc tìm hiểu chi tiết về công việc của người dùng.
- Các thông báo như các chứng từ giao dịch, báo cáo … để xác định thông tin
đầu ra.
Chú ý rằng không một loại nguồn điều tra nào cung cấp đầy đủ thông tin mà
phải tiến hành điều tra từ tất cả các nguồn trên.
2.1.4. Một số phương pháp khảo sát:
- Nghiên cứu tài liệu viết: Khảo sát trên các tài liệu để tìm hiểu các loại chứng
từ giao dịch, hóa đơn, các sổ sách… ta có thể thu thập nhiều loại thông tin liên quan
đến hoạt động chung của cơ quan, đến các dữ liệu cơ bản, các dữ liệu cấu trúc.
- Phương pháp quan sát: Đó là theo dõi hiện trường một cách thụ động, đây
không phải là phương pháp hữu hiệu và tốn nhiều thời gian. Nên kết hợp quan sát
với phỏng vấn ngay tại chỗ.
- Phương pháp phỏng vấn: Đó là cách làm việc tay đôi hoặc theo nhóm, trong
đó người điều tra đưa ra các câu hỏi và chắc lọc lấy các thông tin từ các câu trả lời.
Có hai loại câu hỏi:
Câu hỏi mở: Là câu hỏi mà số khả năng trả lời rất lớn, người hỏi chưa hình
dung hết được, người hỏi đang ở trạng thái thăm dò.
Câu hỏi đóng: Là câu hỏi mà các phương án trả lời có thể đã dự kiến sẳn,
người trả lời chỉ cần khẳng định, câu hỏi đóng có ích khi người điều tra đã có chủ
định và cần biết rõ chi tiết.
- Phương pháp sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra: Đây là phương pháp phỏng
vấn gián tiếp, các câu hỏi đã ghi sẳn trong phiếu điều tra, người điều tra ghi các câu
trả lời của mình vào mẫu đó. Phương pháp này có thể mở rộng trên diện rộng và chi
phí thấp.
2.1.5. Quy trình điều tra:
Đây là một kế hoạch xác định việc khai thác các nguồn điều tra cần được tiến
hành theo trật tự nào, theo phương pháp nào và cần thu thập những thông tin nào.

Ta thường phân biệt ba mức điều tra từ trên xuống:
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
5
Lãnh đạo
Điều phối
Tháo tác thừa hành
Những ý tưởng chiến lược
phát triển lâu dài, QĐ xu
hướng phát triển của HT
Cung cấp thống tin báo cáo
định kỳ, chi tiết tại mọi thời
điểm
NSD làm việc trực tiếp với HT
nên nhận ra các khó khăn của vấn
đề, ảnh hưởng lớn đ/v HT mới
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
2.1.6. Phân loại thông tin điều tra:
- Hiện tại/tương lai: Những thông tin hiện tại phản ánh chung về môi trường,
hoàn cảnh, các thông tin có lợi ích cho nghiên cứu hệ thống quản lý. Các thông tin
tương lai như các mong muốn, các dự kiến kế hoạch.
- Tĩnh/động/biến đổi:
Các thông tin tĩnh có thể là các thông tin sơ đẳng, cấu trúc hóa như họ tên,
chức vụ…
Các thông tin động thường là các thông tin về thời gian, không gian như ngày
tháng xử lý, hạn định chuyển giao thông tin, khoản đường di chuyển…
Các thông tin biến đổi như quy định quy tắc, các công thức tính toán…
- Môi trường/Nội bộ: Thông tin từ nội bộ hay môi trường ngoài tác động
Việc phân loại các thông tin cho phép ta rà soát, biên tập lại các thông tin hình
thành các bản trình bày mô tả các thành phần hoạt động của hệ thống để thuyết trình,
trao đổi nhóm với những người triển khai hệ thống.

2.1.7. Phát hiện các yếu kém của hiện trạng và yêu cầu cho tương lai:
Các yếu kém thường thể hiện ở chỗ:
- Thiếu/ Vắng: Thiếu chức năng, phương tiện, con người thực hiện, quản lý…
- Kém hiệu lực: Phương pháp xử lý không chặc chẽ; Cơ cấu tổ chức bất hợp lý;
Lưu chuyển thông tin dài, lòng vòng; Giấy tờ, tài liệu trình bày kém; Ùn tắc, quá tải.
- Tổn phí cao: Do hiệu quả làm việc thấp, do cơ cấu tổ chức bất hợp lý, do tốc
độ cạnh tranh cao dẫn đến chi phí cao.
2.2. XÂY DỰNG DỰ ÁN:
2.2.1. Xác định mục tiêu, phạm vi và hạn chế của dự án:
- Phạm vi của dự án: Là sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và những người
phát triển hệ thống về phạm vi, ranh giới giữa các vấn đề đặt ra với dự án. Phạm vi
có thể bao trùm cả cơ quan hay chỉ và những vấn đề nhỏ hoặc quản lý toàn cơ quan
hay quan lý một bộ phân nào đó.
- Hạn chế:
Về tài chính: Mức độ đầu tư và chi phí dành cho dự án.
Về con người: khả năng, trình độ quản lý, năm bắt kỹ thuật mới, khả năng về
đào tạo, tác vụ.
Về thiết bị kỹ thuật có thể đáp ứng.
Về môi trường
Về thời gian: các ràng buộc của hệ thống về thời gian hoàn thành.
- Mục tiêu của hệ thống:
+ Khắc phục những yếu kém của hiện trạng. Đáp ứng được nhu cầu
trong tương lai. Thể hiện chiến lược phát triển lâu dài của cơ quan, phù hợp nhân
lực, chi phí, thời gian.
+ Mang lại lợi ích nghiệp vụ: Tăng khả năng xử lý, nhanh chóng, tiện
lợi, chính xác, an toàn.
+ Mang lại lợi ích kinh tế: Giảm biên chế, tiết kiệm chi phí hoạt động,
tăng thu nhập.
* Khi vạch các mục tiêu cho dự án xây dựng HTTT nên chọn những mục cụ
thể để sau này có thể kiểm soát được mức độ hoàn thành của dự án.

Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
6
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
2.2.2. Phát họa và nghiên cứu tính khả thi của giải pháp.
Sau khi khảo sát sơ bộ hệ thống người phát triển thường đưa ra nhiều giải
pháp, rồi đánh giá tính khả thi của từng giải pháp để từ đó cân nhắc, so sánh, thỏa
thuận với người chủ quản để chọn phương án khả thi nhất.
- Các phát họa đề xuất nhằm vào các điều kiện sau:
+ Thỏa mãn nhu cầu bên A không.
+ Định hướng giải quyết và thực hiện như thế nào.
+ Về thiết bị: Cần đưa ra các tính năng, chủng lọai, giá cả, thời gian
cung cấp.
- Xác định mức độ tự động hóa khác nhau:
+ Tổ chức lại các hoạt động thủ công.
+ Tự động hóa một phần, không đảo lộn cơ cấu tổ chức.
+ Tự động hóa làm thay đổi cơ cấu tổ chức.
- Phân tích tính hiệu quả và đánh giá tính khả thi:
+ Về kỹ thuât: các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ của giải pháp có
đáp ứng được không.
+ Về nghiệp vụ: có đáp ứng cho bên sử dụng không về các thông tin
nghiệp vụ vào và ra.
+ Về kinh tế: chi phí và lợi ich thu về có phù hợp không.
2.2.3. Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án:
- Giai đoạn hình thành hợp đồng: Quyết đinh sự khả thi của hệ thống, thỏa
thuận các điều khoản sơ bộ để dẫn đến hợp đồng ký kết.
- Lập dự trù thiết bị: Nên dự trù về thiết bị sớm, vì thời gian cung cấp lâu.
- Dự trù kinh phí: Ngoài kinh phí thiết bị và địa điểm còn có kính phí cho quá
trình triển khai dự án báo gồm khối lượng công việc, chất lượng, thời gian hoàn
thanh dự án, bảo trì, bảo hành.
- Xây dựng triển khai dự án: Chọn phương pháp triển khai và tiến trình để

hoàn thành dự án tối ưu.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
7
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG
3.1. MÔ HÌNH PHÂN RÃ CHỨC NĂNG (BFD):
3.1.1. Định nghĩa:
Mô hình phân rã chức năng (Bussiness Function Diagram - BFD) là công cụ
biễu diễn việc phân rã có thứ bậc đơn giản các công việc cần thực hiện. Mỗi công
việc được chia ra làm các công việc con, số mức chia ra phụ thuộc kích cỡ và độ
phức tạp của hệ thống.
Ví dụ:
Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý doanh nghiệp

3.1.2. Các thành phần:
3.1.2.1. Chức năng: Là công việc mà tổ chức cần làm và được phân theo
nhiều mức từ tổng hợp đến chi tiết.
- Cách đặt tên: Tên chức năng phải là một mệnh đề động từ, gồm động từ và
bổ ngữ. Động từ thể hiện hoạt động và bổ ngữ thường liên quan đến thực thể dữ liệu
trong miền nghiên cứu.
- Chú ý: Tên chức năng phải phản ảnh chức năng của thế giới thực, ngắn, đủ
nghĩa, sử dụng thuật ngữ nghiệp vụ.
- Biểu diễn: Hình chữ nhật
3.1.2.2. Quan hệ phân cấp:
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
8
QL Doanh nghiệp
QL nhân sự
QL người LĐ
QL tài chính QL vật tư

QL bán hàng
QL thu chi
QL thiết bị
Trả công LĐ QL ng liệuHạch toán Tiếp thị
QL đơn hàng
Tên chức năng Mua hàng
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
- Mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con. Các chức năng con có
quan hệ phân cấp với chức năng cha.
Biểu diễn: Mô hình phân rã chức năng biễu diễn thành cây phân cấp
Ví dụ:

Sơ đồ phân cấp chức năng của công việc tuyển nhân viên
3.1.3. Đặc điểm và mục đích của mô hình:
- Đặc điểm:
+ Cung cấp cách nhìn khái quát chức năng.
+ Dễ thành lập
+ Gần gũi với sơ đồ tổ chức
+ Không đưa ra được mối liên quan về thông tin giữa các chức năng.
- Mục đích:
+ Xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích.
+ Cho phép mô tả khái quát dần các chức năngvcủa tổ chức một cách
khách quan. Phát hiện được chức năng thiếu hoặc trùng lắp.
+ Giúp làm việc giữa nhà thiết kế và người sử dụng được dễ dàng khi
phát triển hệ thống.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
9
TUYỂN NHÂN VIÊN
Nhận người vào làm việc
Phỏng vấn hoặc thi

Đăng thông báo tuyển
Bỏ các trường hợp
không đạt
Nhận và xem xét hồ sơ
Giao việc làm
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
3.1.4. Xây dựng mô hình:
3.1.4.1. Nguyên tắc phân rã chức năng:
- Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện
chức năng đã phân rã ra nó.
- Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực
hiện được các chức năng ở mức trên đã phân rã ra nó.
Quy tắc này được lặp lại nếu chức năng dưới còn ở mức gộp, cho đến chức
năng cuối mà ta hoàn toàn nắm được nội dung thực hiện nó.
31.4.2. Tiến hành:
Bước 1: Xác định chức năng
- Đa số chức năng cha và con trong hệ thống được xác định một cách trực giác
trên cơ sở thông tin nhận được trong khảo sát.
- Ở mức cao nhất, một chức năng chính thông thường là: Cung cấp sản phẩm,
dịch vụ, Quản lý tài nguyên.
- Mối chức năng có một tên duy nhất, các chức năng khác nhau phải có tên
khác nhau. Tên chức năng có thể thống nhất với người sử dụng.
Bước 2: Phân rã chức năng.
- Phân rã có thứ bậc: Thực hiện theo nguyên tắc phân rã. Có thể dựa vào một
số căn cứ: Nhu cầu hoặc kế hoạch mua sắm, bảo trì và hỗ trợ, thanh lý hoặc chuyển
nhượng.Ví dụ: Chức năng "đặt hàng" thi chọn "nhà cung cấp".
- Cách bố trí sắp xếp:
+ Không quá 6 mức với hệ thống lớn, không quá 3 mức với hệ thống nhỏ.
+ Sắp xếp công việc cùng một mức trên cùng hàng phải đảm bảo cân đối.
+ Các chức năng con của cùng một cha nên có kích thước, độ phức tạp và tầm

quan trọng xấp xỉ nhau.
+ Các chức năng thấp nhất chỉ có một hoặc một nhóm nhiệm vụ nhỏ do từng
cá nhân thực hiện.
Mô hình phân rã chức năng cho ta nhìn chủ quan về hệ thống nên cần tạo ra
mô hình tốt và đạt được sự thống nhất với người sử dụng.
Bước 3: Mô tả chi tiết chức năng lá.
Đối với chức năng này nên mô tả trong mô hình một cách trình tự, chi tiết
bằng lời, thường bao gồm các nội dung sau:
- Tên chức năng
- Các sự kiện kích hoạt (khi nào? cái gì? Điều kiện gì?).
- Quy trình thực hiện
- Yêu cầu giao diện cần thể hiện
- Dự liệu vào, dữ liệu ra.
- Công thức sử dụng (nếu có), quy tắc nghiệp vụ cần tuân thủ.
Ví dụ: Mô tả chức năng lá "kiểm tra khách hàng": mở sổ khách hàng kiểm tra
có tồn tại không, nếu không thì đó là khách hàng mới, nếu có thì kiểm tra công nợ?
nếu công nợ lớn hơn mức cho phép thi từ chối, ngược lại chấp nhận.
3.1.5. Các dạng mô hình phân rã chức năng:
Gồm dạng chuẩn và dạng công ty, việc chọn mô hình nào phụ thuộc vào độ
mêm dẻo của hệ thống.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
10
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
- Mô hình dạng chuẩn: Sử dụng để mô tả chức năng cho một lĩnh vực khảo sát.
Là mô hình cây mà ở mức cao nhất chỉ có một chức năng gọi là "chức năng gốc" hay
"chức năng đỉnh"; những chức năng ở mức dưới cùng (thấp nhất) gọi là "chức năng
lá".
- Mô hình dạng công ty: Dùng để mô tả tổng thể toàn bộ của một tổ chức quy
mô lớn. Thường gồm ít nhất 2 mô hình trở lên. Một "mô hình gộp" mô tả toàn bộ
công ty với các chức năng thuộc mức gộp (từ hai đến 3 mức). các mô hình còn lại là

các "mô hình chi tiết" dạng chuẩn để chi tiết mỗi chức năng lá của mô hình gộp.
Sơ đồ chức năng nghiệp vụ dạng chuẩn
Sơ đồ chức năng nghiệp vụ dạng công ty
Ví dụ: Phân rã chức năng của hệ thống Quản lý bến xe khách.
3.2 MÔ HÌNH LUỒNG DỮ LIỆU (DFD).
3.2.1. Khái quát:
- Mục đích:
+ Bổ sung thiếu sót của mô hình phân rã chức năng bằng việc bổ sung
các luồng thông tin nghiệp vụ cần để thực hiện chức năng.
+ Cho thấy cái nhìn đầy đủ hơn về các mặt hoạt động của hệ thống
+ Là một trong số các đầu vào cho quá trình thiết kế hệ thống.
- Phương pháp: Phương pháp phân tích top-down. Hệ thống được mô tả bởi
nhiều mô hình luồng dữ liệu ở nhiều mức.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
11
Xử lý đơn hàng
Chấp nhận đơn
hàng
Giám sát xử lý
đơn hàng
Xử lý yêu cầu Giao hàng theo
đơn hàng
Nhận đơn
hàng
Kiểm tra
chi tiết KH
K. tra chi tiết
Mặt hàng
Nhận đơn
hàng

K.tra chi
tiết KH
K. tra chi tiết
Mặt hàng
Công ty A
Mua VTư Lưu kho
Vtư
SX hàng Bảo trì
kho
Bán hàng Duy trì tài
khoản
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
3.2.2. Định nghĩa:
Mô hình luồng dữ liệu (DFD - Data Flow Diagram) là một công cụ mô tả mối
quan hệ thông tin giữa các công việc.
Ví dụ: Mô hình luồng dữ liệu của hoạt động bán hàng.
3.2.3. Các thành phần:
3.2.3.1. Chức năng (Tiến trình):
- Định nghĩa: Là một hoạt động có liên quan đến sự biến đổi hoặc tác động lên
thông tin như tổ chức lại thông tin, bổ sung hoặc tạo ra thông tin mới. Nếu trong một
chức năng không có thông tin mới được sinh ra thì đó chưa phải là chức năng DFD.
- Cách đặt tên: Động từ + Bổ ngữ
- Biểu diễn: Hình chữ nhật góc tròn hoặc hình tròn.
- Chú ý: Trong thực tế chức năng phải trùng với tên chức năng trong mô hình
phân rã chức năng.
3.2.3.2. Luồng dữ liệu:
- Là luồng thông tin vào hoặc ra khỏi chức năng
- Cách đặt tên: Danh từ + tính từ
- Biểu diễn: Là mũi tên trên đó ghi thông tin di chuyển
- Chú ý: Các luồng dữ liệu phải chỉ ra được thông tin logic chứ không phải là

thông tin vật lý. Các luồng thông tin khác nhau phải có tên gọi khác nhau.
Ví dụ: Luồng dữ liệu biễu diễn việc trả tiền mang tên là "thanh toán" chứ
không phải là "tiền" hay "sec".
3.2.3.3. Kho dữ liệu:
- Là nơi biểu diễn thông tin cần lưu giữ, để một hoặc nhiều chức năng sử dụng
chúng.
- Cách đặt tên: Danh từ + tính từ
- Biểu diễn: Cặp đọan thẳng song song chứa thông tin cần lưu giữ.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
12
Hóa đơn
Đơn đặt hàng
Thanh toán
Giao hàng + HĐơn
Khách hàng
Duyệt đơn ĐH
Bán hàng
Hàng tồn kho
STT
Tên chức năng
Tên chức năng
Ghi nhận
hóa đơn
Hóa đơn
Hóa đơn hợp lệ
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
- Quan hệ giữa kho dữ liệu, chức năng và luồng dữ liệu.
3.2.3.4. Tác nhân ngoài:
- Là một hoặc một nhóm người nằm ngoài hệ thống nhưng có trao đổi trực tiếp
với hệ thống. Sự có mặt của các nhân tố này trên sơ đồ chỉ ra giới hạn và mối quan

hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài.
- Đặt tên: Danh từ.
- Biểu diễn : Hình chữ nhật
3.2.3.5: Tác nhân trong:
- Là chức năng hoặc hệ thống con của hệ thống đang xét nhưng được trình bày
ở một trang khác của mô hình.
- Một mô hình luồng dữ liệu đều có thể bao gồm một số trang, thông tin truyền
giữa các quá trình trên các trang khác nhau được chỉ ra nhờ ký hiệu này.
- Đặt tên: Động từ + Bổ ngữ
- Biểu diễn:
- Ví dụ: Vẽ sơ đồ luồng dữ liệu hệ thống quản lý bến xe.
3.2.4. Một số quy tắc vẽ biểu dồ luồng dữ liệu.
- Các luồng dữ liệu vào của một tiến trình cần khác với luồng dữ liệu ra của
nó.
- Các tiến trình trong mô hình luồng dữ liệu phải có tên duy nhất. Do trình bày
cùng một tác nhân trong, tác nhân ngoài và kho dữ liệu nên có thể vẻ lặp lại.
- Các luồng dữ liệu đi vào một tiến trình phải đủ để tạo thành luồng dữ liệu đi
ra.
- Nếu Tên luồng thông tin vào hoặc ra kho trùng với tên kho không cần viết
tên luồng. Nhưng khi ghi hoặc lấy tin chỉ tiến hành một phần kho thì lúc đó phải đặt
tên cho luồng.
- Không có một tiến trình nào chỉ có dữ liệu ra mà không có dữ liệu vào. Đối
tượng chỉ có dữ liệu ra thì có thể là tác nhân ngoài (nguồn).
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
13
Hóa đơn Hóa đơn Hóa đơn
Đưa thông tin vào kho Lấy thông tin từ kho ra Lấy thông tin từ kho ra xử lý và cập
nhật lại kho
Vào Ra Cập nhật
Khách hàng

Nhà cung cấp
Bán hàng Bán hàng
Hóa đơn
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
- Không có một tiến trình nào chỉ có dữ liệu vào. Đối tượng chỉ có dữ liệu vào
thì có thể là tác nhân ngoài (đích).
- Không có các trường hợp sau:
3.2.5. Xây dựng mô hình luồng dữ liệu:
Bước 1: Xây dựng mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh (mức 0)
- Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh gồm một chức năng duy nhất biểu
thị toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu, chức năng này được nối với mọi tác nhân
ngoài của hệ thống.
- Các luồng dữ liệu giữa chức năng và tác nhân ngoài chỉ thông tin vào, ra của
hệ thống.
- Ví dự: mô hình dữ liệu mức khung cảnh (muc 0) của hệ thống cung ứng vật

Bước 2: Xây dựng mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1)
- Với mức đỉnh các tác nhân ngoài của hệ thống ở mức khung cảnh được giữ
nguyên với các luồng thông tin vào ra.
- Hệ thống được phân rã thành các chức năng mức đỉnh là các tiến trình chính
bên trong của hệ thống theo mô hình phân rã chức năng mức 0.
- Xuất hiện thêm các kho dữ liệu và các luồng thông tin trao đổi giữa các chức
năng mức đỉnh.
Vid dụ : Mô hình phân rã chức năng mức đỉnh (múc 1) của hệ thống cung ứng
vật tư
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
14
Phiếu thanh toán
Hóa đơn
Phiếu xuất kho

Đơn đặt hàngKH vật tư
Phân xưởng Nhà CC
Kế hoạch SX
Quản lý kho
Phiếu xất vật tư
NVL, hàng hóa
Lệnh cấp vật tư
Thanh toán
Đơn hàng
Chi phí SX

Phiếu xất vật tư
KH vật tư Đơn hàng+
Phiếu thanh toán
Hóa đơn+Phiếu
xuất hàng
Hệ cung
ứng vật tư
Phân xưởng Nhà cung cấp
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
Bước 3: Xây dựng mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (mức 2 và mức
dưới 2).
- Ở mức này thực hiện việc phân rã đối với mỗi chức năng của mức đỉnh.
- Khi thực hiện mức phân rã này vẫn phải căn cứ vào mô hình phân rã chức
năng để xác định các chức năng con sẽ xuất hiện trong mô hình luồng dự liệu
- Việc phân rã có thể tiếp tục cho đến khi đủ số mức cần thiết.
- Khi phân rã các chức năng phải đảm bảo tất cả các luồng thông tin vào ra ở
các chức năng cao phải có mặt trong các mức chức năng thấp và ngược lại.
- Chú ý: Kho dữ liệu không xuất hiện ở DFD mức khung cảnh; Nên đánh số
các chức năng theo thứ tự phân cấp; Các kho dữ liệu, các tác nhân ngoài co thể xuất

hiện nhiều lần; Số mức phụ thuộc vào độ phức tạp của hệ thống.
Ví dụ: Mô hình luồng dữ liệu của hệ thống cung ứng vật tư mức dưới đỉnh
(mức 2) của chức năng Kế hoạch sản xuất.
3.2.6. Chuyển từ mô hình luồng dữ liệu vật lý sang mô hình luồng dữ liệu
logic.
Mục đích của phân tích là đi tới mô hình logíc của hệ thống, trong mô hình ta
thu được dới dạng DFD trên vẫn còn lẫn lộn các yếu tố vật lý. Mô hình logic sẽ loại
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
15
Đơn đặt hàng
Thông tin nhà CCKH vật tư
Phiếu cấp vật tư
NVL, Hàng hóa
Chọn nhà CC
Phân xưởng Nhà CC
Dự toán
Danh mục nhà CC
Làm đơn
hàng
Lập KH
Quản lý kho
Thanh toán
Đơn hàng
Chi phí SX
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
bỏ những ràng buộc, các yếu tố vật lý đó, nó chỉ quan tâm chức năng nào là cần cho
hệ thống và thông tin nào là cần để thực hiện chức năng đó. Có 3 loại yếu tố vật lý có
thể lẫn vào các DFD:
- Loại 1:Các yếu tố vật lý
+ Các phương tiện, phương thức: tự động, thủ công, bàn phím hay màn hình

+ Các giá mang thông tin: Chứng từ, sổ sách, đĩa từ…
+ Các tác nhân thực hiện chức năng: Giám đốc, kế toán viên, thủ kho…
- Loại 2: Các chức năng vật lý
Là chức năng gắn liền những công cụ hay biện pháp xử lý nhất định và sẽ
không còn tồn tại khi chức năng hay biện pháp đó thay đổi: như chức năng nhập dữ
liệu vào máy tính khi hệ thống không sử dụng máy tính để nhập mà kết xuất dữ liệu
từ nguồn thông tin khác.
- Loại 3: Cấu trúc vật lý
Là cấu trúc chung của biểu đồ đang còn phản ánh trực tiếp cách bố trí, tổ chức
hay cài đặt hiện tại mà chưa phản ánh rỏ bản chất logíc của hệ thống.
* Phương pháp loại bỏ 3 loại yếu tố vật lý trên :
- Đối với loại 1: Loại bỏ các yếu tố vật lý trên và chỉ giữ lại sự diễn tả nội
dung của các chức năng hay thông tin mà thôi
- Đối với loại 2: Thường yếu tố này chưa xuất hiện ở DFD trên mà ta phải
triển khai DFD xuống các mức thấp, lúc đó sẽ hình thành các chức năng vật lý, ta
tách nó ra khỏi chức năng logíc từ đó loại bỏ nó ra khỏi biểu đồ.
- Đối với loại 3: Tổ chức lại biểu đồ từ dưới lên trên theo các bước:
+ Do các chức năng vật lý bị loại nên luồng dữ liệu đứt quảng, ta phải
nối chúng lại cho liên tục.
+ Xem xét nội dung chức năng logíc, gom các chức năng gần gủi và hợp
tác với nhau trong một mục đích xử lý thành một chức năng lớn, cho dù trước đây hệ
thống chia ra vì lý do cài đặt, như vậy ta thành lập được DFD ở mức trên, và cứ thế
tiếp tục cho các DFD ở các mức cho đến đỉnh và ta được biểu đồ DFD logíc.
Quá trinh xây dựng sơ đồ DFD logíc:
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
16
Đối chiếu và kiểm
tra thủ công
Đối chiếu và
kiểm tra

Thay bởi
DFD Logíc mức đỉnh
DFD vật lý mức đỉnh
Triển khai xuống thấp để
làm lộ các chức năng vật lý
Xóa các chức năng vật lý Nối lại các luồng dữ liệu
Gom nhóm các chức năng
để tổ chức lại DFD
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
3.2.6. Chuyển từ DFD của hệ thống cũ sang DFD của hệ thống mới:
Để chuyển đổi DFD của hệ thống cũ sang DFD của hệ thống mới trước tiên
phải xác định các mặt yếu kém cần cải tiến, thay đổi trong hệ thống cũ. Khoanh từng
vùng đó lại và gọi đó là các vùng thay đổi.
- Nếu thiếu thì bổ sung, thừa thì loại bỏ
- Nếu thay đổi thi từ mức đỉnh
- Giũ nguyên các luồng vào, luồng ra của vùng
- Xác định chức năng tổng quát của vùng
- Xóa bỏ mô hình luồng dữ liệu bên trong vùng được khoanh, lập lại các chức
năng từ mức thấp nhất.
- Thành lập kho dữ liệu và luồng dữ liệu cần thiết.
- Sửa lại mô hình phân rã chức năng theo mô hình luồng dữ liệu.
- Kiểm tra lại mô hình dữ liệu, điều chỉnh cho hợp lý
3.2.8. Hoàn chỉnh mô hình DFD:
- Khi hoàn thành sơ đồ luồng dữ liệu cần kiểm tra tính đầy đủ và nhất quán
của nó. Phải làm cho sơ đồ đơn giản, chính xác và logic nhất có thể được.
- Cần tránh hiệu ứng "mặt trời bừng sáng" tức là có quá nhiều luồng dữ liệu
vào ra với một chức năng.
- Gom nhóm hặc phân rã một số chức năng chưa hợp lý. Xóa bỏ các chức năng
không biến đổi thông tin.
- Cần phân biệt rỏ hai mức diễn tả vật lý và logic, mức diễn tả vật lý trả lời câu

hỏi như thế nào?, mức logíc trả lời câu hỏi làm gì?
- Một số hệ thống phức tạp không thể nhỏ gọn trong một trang do đó cần dùng
kỹ thuật phân rã sơ đồ theo số mức. Các mức được đánh số thứ tự, mức cao nhất
(mức khung cảnh) là 0, sau đó đến mức đỉnh là 1, mức dưới đỉnh là 2,3,…Bắt đầu ở
mức 1 mới có kho dữ liệu.
Mức 0 là tên chức năng của toàn bộ hệ thống
Mức 1: Mỗi chức năng gắn với một số và sẽ được mang tiếp theo các chỉ số
phụ thuộc, xem như một cách đặt tên theo số cho từng chức năng con của nó.
3.2.9. Hạn chế của mô hình luồng dữ liệu:
- Không chỉ ra được khoản thời gian (vd: Thông tin chuyển từ tiến trình này
sang tiến trình khác hết bao nhiêu thời gian)
- Không xác định được trật tự thực hiện các chức năng.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
17


Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
- Không chỉ ra được yếu tố định lượng đối với dữ liệu có liên quan (tối đa và
tối thiểu những thông tin là cơ bản trong quá trình phân tích).
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ DỮ LIỆU
4.1. TỔNG QUAN:
4.1.1. Khái niệm:
Cơ sở dữ liệu (CSDL) máy tính là một kho chứa một bộ sưu tập có tổ chức
các file dữ liệu, các bản ghi, các trường.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) là một phần mềm điều khiển mọi truy
cập đối với CSDL.
4.1.2. Các bước tiến hành phân tích và thiết kế CSDL.
- Phân tích: (bước này độc lập với HQTCSDL)
+ Xác định các yêu cầu về dữ liệu: Phân tích các yêu cầu dữ liệu của hệ
thống để xác định các yêu cầu về dữ liệu.

+ Mô hình hóa dữ liệu: Xây dựng mô hình thực thể liên kết biểu diễn
các yêu cầu về dữ liệu.
- Thiết kế CSDL quan hệ:
+ Thiết kế logíc CSDL (độc lập với HQTCSDL):
Xác định các quan hệ: Chuyển từ mô hình DFD sang mô hình quan hệ.
Chuẩn hóa các quan hệ: Chuẩn hóa các quan hệ về dạng chuẩn ít nhất
là chuẩn 3 (3NF).
+ Thiết kế vật lý CSDL: Dựa trên một hệ QTCSDL cụ thể
Xây dựng các bảng trong CSDL quan hệ: Quyết định cấu trúc thực tế
của các bảng trong mô hình quan hệ.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
18
Người sử
dụng
Giao
diện
Hệ quản
trị CSDL
Cơ sở
dữ liệu
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
Hỗ trợ các cài đặt vật lý trong CSDL: cài đặt chi tiết trong HQTCSDL
được lựa chọn.
4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT:
4.2.1. Mục đích: Mọi thông tin trong CSDL về mặt logic đều có thể được giữ
trong các bảng đơn giản, mỗi bảng đều có một số cột nhất định. Kĩ năng phân tích dữ
liệu chính là kỹ thuật gắn cho từng phần thông tin những bảng thích hợp nhất và chỉ
ra được mối quan hệ tự nhiên giữa các thực thể của các bảng khác nhau, công cụ sử
dụng cho việc này chính là Mô hình thực thể.
Đây là mô hình tối ưu với lượng thông tin ít nhất, mô tả thế giới dữ liệu đầy đủ

nhất. Việc xây dựng mô hình nhằm thành lập một biểu đồ cấu trúc dữ liệu bao gồm
dữ liệu cần xử lý và cấu trúc nội tại của nó.
Ví dụ: Mô hình thực thể liên kết của việc bán hàng
4.2.2. Các thành phần: Một mô hình thực thể liên kết còn gọi là mô hình dữ
liệu logic, bao gồm các thành phần:
4.2.2.2. Thực thể: Là khái niệm để chỉ một đối tượng, một nhiệm vụ, một sự
kiện trong thế giới thực hay tư duy được quan tâm trong quản lý. Một thực thể tương
đương với một dòng trong một bảng nào đó. VD: Đơn hàng 1023, Sinh viên Lê An.
4.2.2.3. Kiểu thực thể:
+ Là việc nhóm tự nhiên một số thực thể lại, mô tả cho một loại thông tin chứ
không phải là bản thân thông tin. Kiểu thực thể thường là tập hợp các thực thể có
cùng bản chất, nó tương đương với một bảng. Tên kiểu thực thể là một danh từ.
Ví dụ: Lê An là một thực thể được quan tâm tới bởi vì anh là học tại trường
đại học A, anh ta là sinh viên. SINH VIÊN là một kiểu thực thể vì nó mô tả cho một
số thực thể và dựa trên đó thông tin được lưu giữ.
+ Kiểu thực thể được biễu diễn dạng hình chữ nhật.
4.2.2.4. Liên kết và kiểu liên kết:
+ Liên kết (còn được gọi là quan hệ): là sự kết hợp giữa hai hay nhiều kiểu
thực thể phản ánh sự ràng buộc trong quản lý. Giữa hai kiểu thực thể có thể có nhiều
hơn một liên kết.
+ Kiểu liên kết: là tập hợp các liên kết có cùng bản chất. Các kiểu liên kết cho
biết số thực thể lớn nhất của mỗi kiểu thực thể tham gia vào liên kết với thực thể của
một kiểu thực thể khác. Có 3 kiểu liên kết:
* Liên kết một - một (1-1): Mỗi thực thể của kiểu thực thể A đều có một
thực thể tương ứng trong kiểu thực thể B và ngược lại. Ký hiệu:
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
19
Nhà cung cấp
Đơn hàng Nhà CC/Mặt hàng
Mặt hàng

Kiểu thực thể SINH VIÊN
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
Ví dụ: Một sinh viên có một luận văn. Một luận văn thuộc về một sinh viên
* Liên kết một - nhiều (1-N): Mỗi thực thể của A quan hệ với nhiều
thực thể của B. Ngược lại mỗi thực thể của B chỉ quan hệ với 1 thực thể của A.
* Liên kết nhiều - nhiều (N-N): Mỗi thực thể của A quan hệ với nhiều
thực thể của B. Ngược lại mỗi thực thể của B quan hệ với nhiều thực thể của A.
+ Loại thành viên: Là điều kiện một thực thể của kiểu thực thể này tham gia
vào liên kết với một thực thể của kiểu thực thể khác. Nó có thể bắt buộc hay tùy chọn
trong quan hệ. Các loại thành viên cho biết số thể hiện nhỏ nhất của thực thể tham
gia vào liên kết với một thực thể khác.
Ký hiệu:
Ví dụ: Tùy chọn (ít nhất 0): "Một giáo viên có thể dạy nhiều hoặc 0 môn học".
Bắt buộc (ít nhất 1): "Một môn học cần phải được 1 hoặc nhiều giáo
viên dạy"
* Nếu hai kiểu thực thể có quan hệ 1-1 thông thường người la gộp lại một
bảng có dòng dài hơn.
* Nếu hai kiểu thực thể có quan hệ nhiều-nhiều thì không có sự khác biệt về
bản chất giữa các chiều do đó ít khi được sử dụng, thông thường người ta tách thêm
một kiểu thực thể trung gian.
* Liên kết một-nhiều là quan trọng hơn cả và hầu như đa số trong các mô hình
thực thể liên kết đều là một - nhiều.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
20
A
B
Thuộc về

Luận văn
Sinh viên

Thuộc về

Khoa
Sinh viên
Được dạy bởi
Dạy
Giáo viên
Sinh viên
Tùy chọn Bắt buộc
Được dạy bởi
Dạy
Giáo viên Môn học
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
4.2.2.5. Thuộc tính:
- Thuộc tính là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một
liên kết. Mỗi thuộc tính có một tập giá trị gọi là miền giá trị của thuộc tính đó. Ký
hiệu miền giá trị của thuộc tính A là D(A).
Ví dụ: Thực thể SINH VIÊN có các thuộc tính như: Mã SV, Họ tên, Ngày
sinh, giới tính, địa chỉ…
- Các kiểu thuộc tính:
+ Thuộc tính định danh: (còn gọi là đinh danh thực thể hoặc thuộc tính khóa):
Là một hoặc một số thuộc tính mà giá trị của nó cho phép phân biệt các thực thể
khác nhau. Thuộc tính này làm cơ sở để phân biệt các thể hiện cụ thể của nó. Vd: Mã
khách hàng, mã vật tư…
+ Thuộc tính mô tả: Là thuộc tính mà giá trị của chúng chỉ có tính mô tả cho
thực thể hay liên kết mà thôi. Hầu hết các thuộc tính trong một kiểu thực thể là thuộc
tính mô tả. Một số thuộc tính mô tả đặc biệt: Thuộc tính tên gọi, thuộc tính kết nối
* Thuộc tính tên gọi: chỉ tên đối tượng thuộc thực thể, nhằm tách rời các
thực thể.
* Thuộc tính kết nối (khóa ngoại): Là thuộc tính chỉ ra mối quan hệ giữa

một thực thể đã có trong bảng và một thực thể ở bảng khác, thông thường nó là thuộc
tính khóa trong Kiểu thực thể khác.
4.2.3. Xây dựng mô hình thực thể liên kết của hệ thống:
4.2.3.1. Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định các thực thể và các định danh của thực thể
- Xác định các thực thể là các mục thông tin cần thiết cho hệ thống và hệ thống
cần lưu giữ. Tìm thực thể từ ba nguồn:
+ Thông tin tài nguyên: Con người, kho bãi, tài sản : Khách hàng, nhà cung
cấp,mặt hàng, kho hàng…
+ Thông tin giao dịch: Là luồng thông tin đến từ môi trường và kích hoạt
chuỗi hoạt động của hệ thống (đơn hàng, hóa đơn mua hàng, dự trù…)
+ Thông tin tổng hợp: Thường ở dạng thống kê liên quan đến kế hoạch hoặc
kiểm soát (dự toán chi tiêu, tính lương, báo cáo kế toán…)
- Ghi lại các tên đồng nghĩa của thực thể trong từ điển dữ liệu.
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
21
SINH VIÊN
Mã SV
Họ tên SV
Ngày sinh
Lớp
Quê quán
LUẬN VĂN
Mã luận văn
Tên luận văn
GVHD
Mã SV
Kiểu thực thể
Thuộc tính định danh
Thuộc tính tên gọi

Thuộc tính mô tả
Thuộc tính khóa
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
- Kiểm tra rằng mỗi kieu thực thể phải thỏa mãn: Tên gọi là danh từ, Có 1
hoac nhiều thực thể, có duy nhất một định danh, có ít nhất một thuộc tính mô tả, có
quan hệ với ít nhất một thực thể khác.
Bước 2: Xác định liên kết giữa các thực thể
- Thiết lập sự tồn tại của liên kết
- Xác định loại liên kết (1-1, 1-N, N-N), xác định loại thành viên (tùy chọn hay
bắt buộc).
- Tách liên kết N-N thành hai liên kết 1-N và một kiểu thực thể kết hợp. Khi
đó định danh của thực thể kết hợp được tạo thành từ hai định danh của hai thực thể
ban đầu.
Ví dụ:
Bước 3: Xác định các thuộc tính mô tả cho thực thể:
- Mỗi thuộc tính chỉ xuất hiện một lần trong thực thể tương ứng.
- Nếu không chắc chắn là thuộc tính hay thực thể thì phải tiếp tục nghiên cứu
và phân tích nó. Khi thuộc tính nào đó của kiểu thực thể A có nhiều giá trị thì ta sẽ
mô hình hóa thuộc tính đó thành kiểu thực thể B, định danh kiểu thực thể B sẽ bao
gồm định danh của kiểu thực thể A và các thuộc tính khác. Liên kết thực thể giữa A
và B goi là liên kết phụ thuộc.
Ví dụ: Một nhân viên có nhiều trình độ ngoại ngữ ứng với các ngôn ngữ khác
nhau, khi đó thuộc tính trình độ ngoại ngữ được mô hình hóa thành kiểu thực thể như
sau:
Định danh của kiểu thực thể TRÌNH ĐỘ NN là Mã NV và Ngoại ngữ
4.3. MÔ HÌNH QUAN HỆ:
4.3.1. Khái niệm:
4.3.1.1. Quan hệ : Mô hình CSDL quan hệ (gọi tắt là Mô hình quan hệ) được
phát triển vào đầu những năm 1970, dựa trên cơ sở lý thuyết tập hợp , được sử dụng
rộng rãi trong việc tổ chức dữ liệu cho hệ thống.

Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
22
GIÁO VIÊN
Mã GV
Tên GV
Địa chỉ
Điện thoại
MÔN HỌC
Mã MH
Tên MH
Số trình
GIÁO VIÊN
Mã GV
Tên GV
Địa chỉ
Điện thoại
GỈANG DẠY
Mã GV
Mã MH
Số trình
MÔN HỌC
Mã MH
Tên MH
Số trình
NHÂN VIÊN
Mã NV
Họ tên
Ngày sinh
TRÌNH ĐỘ NN
Mã NV

Ngoại ngữ
Trình độ
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
Các thành phần trong mô hình quan hệ gồm: Các quan hệ - các bộ - các thuộc
tính. Tương ứng với các thành phần trong mô hình thực thể liên kết : Các kiểu thực
thể - thực thể - các thuộc tính.
Mô hình thực thể liên kết => Mô hình quan hệ => Các bảng trong H QTCSDL
Mô hình thực thể liên kết Mô hình quan hệ Các bảng trong HQTCSDL
Kiểu thực thể Quan hệ Bảng
Thực thể Bộ Dòng
Thuộc tính Thuộc tính Cột (trường)
Ví dụ:
- Mô hình thực thể liên kết:
Kiểu thực thể
SV01 SV45
Thể hiện của
thực thể
Nguyễn Thị Lan Nguyễn Văn An
12/2/1985 21/6/1986
Đà Nẳng Quảng Nam
K6/2 K6/2
- Biểu diễn quan hệ dưới dạng bảng ghi logic:
Quan hệ SINH VIÊN(Mã SV,họ tên, ngày sinh, quê quán, lớp)
Các bộ: (SV01, Nguyễn Thị Lan, 12/2/1985, Đà Nẳng, K6/2)
(SV45, Nguyễn Văn An, 21/6/1986, Quảng Nam, K6/2)
- Biểu diễn quan hệ dưới dạng bảng :
SINH VIÊN Mã SV Họ tên Ngày sinh Quê quán Lớp
SV01 Nguyễn Thị Lan 12/2/1985 Đà Nẳng K6/2
SV45 Nguyễn Văn An 21/6/1986 Quảng Nam K6/2
* Các bộ trong quan hệ không được trùng nhau

* Thuộc tính được xác định bởi tên, trong cùng một quan hệ tên các thuộc tính
phải khác nhau (các miền giá trị của các thuộc tính không nhất thiết khác nhau)
4.3.1.2. Khóa:
- Khóa chính (Primary key - PK) của quan hệ là một hoặc một nhóm thuộc
tính xác định duy nhất một bộ trong quan hệ. Khóa chính của quan hệ là định danh
của thực thể tương ứng. Trong quan hệ, các thuộc tính thuộc khóa chính được gạch
chân và được gọi là các thuộc tính khóa.
Khi chọn khóa chính cần xem xét các tiêu chuẩn sau: Khóa chính phải được
xác định duy nhất một bộ trong quan hệ, phải có số thuộc tính ít nhất, không thay đổi
theo thời gian.
- Khóa ghép: Là khóa có từ hai thuộc tính trở lên.
Ví dụ : GỈANG DẠY (Mã GV, Mã MH, ngày bắt đầu , ngày kết thúc)
Khóa chính trong quan hệ này là khóa ghép gồm Mã GV, Mã MH
- Khóa ngoài: Được sử dụng để thiết lập mối quan hệ. Đó là thuộc tính mô tả
của quan hệ này nhưng là thuộc tính khóa trong quan hệ khác.
Ví dụ: SINH VIÊN(Mã SV,họ tên, ngày sinh, quê quán, tên lớp)
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
23
SINH VIÊN
Mã SV
Họ tên
Ngày sinh
Quê quán
Lớp
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
LỚP (Tên khoa, tên lớp, tên phòng)
Tên lớp là khóa ngoài của quan hệ SINHVIEN
- Khóa giả: Là thuộc tính do con người đặt ra để làm khóa chính. Thuộc tính
này không mô tả cho đối tượng mà chỉ có tính chất xác định duy nhất đối tượng đó.
Thông thường nếu khóa chính có từ 3 đối tượng trở lên người ta hay đặt thêm khóa

giả để tiện việc truy tìm dữ liệu.
- Ràng buộc thực thể: Là ràng buộc trên khóa chính. Nó yêu cầu khóa chính
phải tối thiểu, duy nhất và xác đinh (Not Null)
- Ràng buộc tham chiếu (ràng buộc khóa ngoài): Liên quan đến tính toàn vẹn
của mối quan hệ. Một ràng buộc tham chiếu yêu cầu một giá trị khóa ngoài trong một
quan hệ là một khóa chính trong mối quan hệ khác phải tồn tại hoặc là Null.
SINH VIÊN Mã SV Họ tên Ngày sinh Quê quán Tên lớp
SV01 Nguyễn Thị Lan 12/2/1985 Đà Nẳng K6/2
SV45 Nguyễn Văn An 21/6/1986 Quảng Nam K5/1
SV12 Trần văn Ân 10/10/1986 Quảng Nam
Tên lớp K5/1 trong quan hệ SINH VIÊN không có trong quan hệ LỚP vì vậy
nó vi phạm ràng buộc tham chiếu.
- Các ràng buộc được định nghĩa bởi người dùng: Đây là các ràng buộc liên
quan đến miền giá trị của dữ liệu thực tế.
4.3.2. Các dạng chuẩn:
4.3.2.1. Phụ thuộc hàm:
- Trong một quan hệ R, thuộc tính B phụ thuộc hàm vào thuộc tính A (hay
thuộc tính A xác định hàm thuộc tính B) kí hiệu A→B, nếu với mỗi giá trị của A xác
định một giá trị duy nhất của thuộc tính B.
- Phụ thuộc hàm giữa nhiều thuộc tính: Thuộc tính B phụ thuộc hàm vào các
thuộc tính A1 và A2 kí hiệu {A1,A2}→B nếu với mỗi cặp giá trị của A1 và A2 xác
định một giá trị duy nhất của B.
Ví dụ: {số HĐ, Mã hàng}→Số lượng
Số HĐ Mã hàng Số lượng
1234 X1 10*
1234 X2 20*
1235 X1 30
1236 X3 40
Phụ thuộc hàm A1→{A2,A3} ≡ A1→A2 và A1 → A3
{A1,A2}→A3 ≠ A1→A3 và A2 →A3

- Các loại phụ thuộc hàm:
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
LỚP Tên lớp Phòng học
K6/2 C2
K4/2 C3
24
Bảng ghi mồ côi
Giá trị Null
được chấp nhận
Trường Cao đẳng KT-KT Quảng nam
+ Phụ thuộc hàm đầy đủ: Thuộc tính B phụ thuộc hàm đầy đủ vào tập
các thuộc tính của A (có từ hai thuộc tính trở lên) nếu nó chỉ phụ thuộc hàm vào A
mà không phụ thuộc vào bất kỳ thuộc tính con nào của tập A. Ngược lại B gọi là phụ
thuộc bộ phận vào tập thuộc tính A.
+ Phụ thuộc bắt cầu: Nếu A1→A2 và A2→A3 thi A1→A3. Khi đó A3
được gọi là phụ thuộc bắt cầu vào A1.
- Định nghĩa khóa theo quan niệm phụ thuộc hàm: Trong quan hệ R tập các
thuộc tính K là khóa của quan hệ nếu có: K→B
i
với

B
i
là tất cả các thuộc tính còn lại.
4.3.2.2. Các dạng chuẩn:
- Dạng chuẩn 1(1NF): Quan hệ dạng chuẩn 1 nếu toàn bộ các miền thuộc tính
đều là miền đơn và không tồn tại thuộc tính lặp.
* Thuộc tính lặp: Thuộc tính A là thuộc tính lặp nếu với một giá trị cụ
thể của khóa chính có nhiều giá trị của thuộc tính A kết hợp với khóa chính này
Ví dụ: Khóa chính là Mã SV, nhóm thuộc tính lặp là Môn học và điểm

Mã SV Tên SV Môn học Điểm Môn học Điểm
135 Nh SA 5 SB 7
136 Bình SB 8
137 Lan SC 6 SA 6
- Dạng chuẩn 2(2NF): Một quan hệ là chuẩn 2 nếu nó đã ở dạng chuẩn 1 và
không tồn tại phụ thuộc hàm bộ phận vào khóa. Quan hệ có khóa chính là một thuộc
tính luôn ở dạng chuẩn 2.
Ví dụ: R{A,B,C,D,E} có khóa chính là A,B.
Các phụ thuộc hàm : {A,B}→D, A→C (phụ thuộc hàm bộ phận vào khóa),
D→E .
- Dạng chuẩn 3(3FN): Một quan hệ là chuẩn 3 nếu nó đã ở dạng chuẩn 2 và
không tồn tại phụ thuộc hàm bắt cầu vào khóa, hay phụ thuộc hàm giữa các thuộc
tính không khóa.
Ví dụ: R{A,B, D,E} có khóa chính là A,B.
Các phụ thuộc hàm : {A,B}→D, D→E (phụ thuộc hàm bắt cầu của hai thuộc
tính không khóa).
4.4. THIẾT KẾ LOGIC CSDL.
Có hai hướng tiếp cận mô hình hóa dữ liêu:
Vẽ mô hình thực thể liên kết: đây là cách tiếp cận từ trên xuống (Top-
Down), xác định một cách trực giác các đối tượng quan trọng mà hệ thống cần lưu
trữ dữ liệu, và xác định các thuộc tính mô tả chúng và mối liên kết giữa các thực thể,
nếu áp dụng đúng các luật trong mô hình thực thể liên kết thì ta có mô hình thực thể
liên kết đã chuẩn hóa.
Chuẩn hóa: Là cách tiếp cận từ dưới lên (Bottom - Up), để chuẩn hóa ta nhóm
các thuộc tính đối tượng liên quan của hệ thống vào một quan hệ, sau đó áp dụng các
luật chuẩn hóa để tách các quan hệ đó thành các quan hệ có cấu trúc tốt hơn.
Thông thường người ta kết hợp cả hai phương pháp trên để được mô hình dữ
liệu chính xác nhất. Cuối cùng là lập các bảng ghi lo gic biểu diễn các quan hệ trong
CSDL.
4.4.1. Chuyển đổi từ mô hình thực thể liên kết thành các bản ghi logic.

Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Trang
25

×