Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Bài Giảng Xây Dựng Và Thiết Kế Chủ Đề Liên Môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.35 KB, 14 trang )


I- Tại sao phải đưa chủ đề liên môn
vào chương trình nhà trường
1. Do sự thay đổi về mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người được phát
triển hài hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân và con
người xã hội.
+ Có những phẩm chất cao đẹp như: Yêu gia đình, quê hương, đất
nước; nhân ái khoan dung; trung thực, tự trọng; tự lập và tự tin, tự
chủ và có tinh thần vượt khó; có trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước…; tôn trọng pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo
đức…
+ Có học vấn phổ thông
+ Có các năng lực chung:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.
- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán…


I- Tại sao lại đưa chủ đề liên môn
vào nhà trường
2. Do sự thay đổi chương trình giáo dục ( Chương trình
quốc gia, chương trình địa phương, chương trình nhà
trường)
3. Thay đổi hình thức tổ chức và phương pháp dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp và dạy
học ngoài lớp.
- Phương pháp dạy học hiện đại: Giáo viên là người
thiết kế tổ chức, còn học sinh tự tìm kiếm tri thức , tự


hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo của bản
thân.
4. Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học
theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều
môn học và gắn liền với thực tiễn, tạo cơ hội giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn giữa các giáo viên
khác môn.


THỰC TRẠNG HIỆN NAY
• Tính liên môn hiện nay đang chủ yếu thực
thực hiện theo chương trình sách giáo
khoa.
• Các đơn vị hầu như chưa xây dựng được
các chủ đề liên môn trong chương trình
nhà trường (ngoại trừ một số đơn vị có bài
dự thi)
• Học sinh đã sử dụng kiến thức liên môn
để gải quyết một số vấn đề thực tiễn.


XU THẾ

- Các dạng tích hợp trong chương trình GDPT là
tích hợp trong một môn học và tích hợp nhiều
lĩnh vực thành một môn học (Lớp 1,2,3 có môn
Tìm hiểu tự nhiên và xẫ hội)
- Xu hướng tích hợp trong chương trình GDPT
sau năm 2015
+ Đối với THCS: Tăng cường tích hợp trong các

môn học như Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ, Công
Nghệ, Giáo dục công dân và xây dựng 2 môn
mới là Môn khoa học tự nhiên (trên cơ sơ môn
Vật lý. Hóa học, Sinh học) và môn Khoa học xã
hội (Trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý và các
vấn đề xã hội khác).


II- Vị trí của chủ đề liên môn trong
nội dung chương trình nhà trường


III- Phương pháp dạy học tích hợp
1. Phân loại phương pháp dạy học
+ Phương pháp dạy học truyền thống: Giáo viên độc thoại, chủ
động, truyền đạt kiến thức, kĩ năng còn người học tiếp thu một cách
thụ động. Giáo viên làm mẫu, học sinh làm theo.
+ Phương pháp dạy học hiện đại: Giáo viên là người thiết kế, tổ
chức còn người học tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách
riêng độc lập và sang tạo của bản thân.
2. Dạy học tích hợp
+ Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp , liên hệ,
huy động các yếu tố nội dung gần và giống nhau, có liên quan với
nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề cùng một
lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
+ Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ
chức hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ
học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức. kĩ năng mới,
phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực giải

quyết vấn đề.


QUY TRÌNH ĐỂ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN
+ Căn cứ vào chương trình nhà trường để dự kiến
thời lượng, số lượng chủ đề liên môn.
+ Căn cứ vào đặc điểm bộ môn để xây dựng tính
liên môn(VD: Hóa – Sinh – Vật lí – Công nghệ;
Văn – Sử - Địa – GDCD)
+ Giáo viên bộ môn đưa ra các chủ đề, chủ điểm
kiến thức liên quan đến nhiều môn học khác
nhau có trong chương trình.
+ Các giáo viên các môn liên quan đến kiến thức
trong các chủ đề đó tập trung lại xây dựng mục
tiêu, nội dung, phương pháp triển khai.
+ Thông qua nội dung, lên kế hoạch triển khai và
thực hiện thống nhất trong nhà trường.


IV- Cấu trúc của chủ đề liên môn
1. Tên chủ đề
2- Mục tiêu
- Gắn kết các kiến thức, kỹ năng của một số môn
học thuộc cấp học để giải quyết một vấn đề thực
tiễn
- Góp phần rèn luyện phẩm chất và năng lực cho
học sinh, đặc biệt là năng lực chuyên biệt.
3- Nội dung cụ thể của chủ đề
Dựa trên các chủ điểm kiến thức, kỹ năng một
số môn học để vận dụng giải quyết những vấn

đề nảy sinh trong thực tiễn


IV- Cấu trúc của chủ đề liên môn
4- Kế hoạch triển khai
- Thời lượng bao nhiêu?
- Thời điểm triển khai?
- Giáo viên tham gia?
- Hình thức tổ chức: trển khai theo đơn vị lớp hay khối
lớp?
- Phương pháp triển khai? Dạy học truyền thống hay
theo theo dự án? - Kiến thức, kĩ năng môn A?
5- Dự kiến kết quả
- Kiến thức, kĩ năng môn A?
- Kiến thức, kĩ năng môn B?
- Kiến thức, kĩ năng môn …?


MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG VÀ
TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN
- Mục tiêu dạy học: Mục tiêu của bài học được xác định rõ
ràng, gắn liền với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thái độ của chương trình giáo dục phổ thông.
- Thể hiện rõ tính liên môn thông qua mục tiêu và nội dung
dạy học về kiến thức, kĩ năng của các môn học khác
nhau mà học sinh đạt được qua dự án dạy bài học.
- Bảo đảm tính thực tiễn và tính khả thi: Nội dung, hình
thức, bối cảnh xây dựng bài học gắn liền với thực tiễn
cuộc sống, thực tiễn dạy học, phù hợp với điều kiện của
nhà trường Việt Nam.

- Cách tổ chức dạy học: Các hoạt động dạy học được thiết
kế hướng tới người học, động viên người học huy động
được nhiều lĩnh vực kiến thức và kĩ năng khác nhau;
thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh.


MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG VÀ
TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN
- Phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh
giá: Vận dụng phương pháp dạy học, phương pháp
kiểm tra đánh giá hướng tới người học tích cực, hình
thành và phát triển năng lực của học sinh như năng lực
vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề….
- Sử dụng thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học được sử
dụng một cách hợp lí, sáng tạo để hỗ trợ các hoạt động
dạy, học và nâng cao hiệu quả dạy học.
- Kết quả dạy học: Các kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông và năng
lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề
thực tiễn của học sinh.



Phần 2: Thực hành
+ Các nhóm tự chọn một chủ đề và thiết kế
tóm tắt chủ đề đó với các nội dung trên
(Thời gian 30 phút)

+ Mỗi nhóm cử một học viên lên trình bày

chủ đề của nhóm mình
• (Mỗi chủ đề khoảng 10 phút)

+ Các học viên viên thảo luận, đóng góp ý
kiến cho các chủ đề đã trình bày



×