Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.12 KB, 17 trang )


Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Cho biết lớp vỏ nguyên tử
gồm các loại hạt nào ?
Đáp án: Lớp vỏ nguyên tử gồm
các hạt electron.


Câu 2: Trong nguyên tử Cho biết
mối quan hệ giữa các số electron
(E), số proton (P), số hiệu nguyên
tử (Z) ?
Đáp án: E = P = Z


BÀI 4.
CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ


I. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON
TRONG NGUN TỬ:
Mơ hình nguyên tử của Bohr và Rutherford ( theo
cơ học cổ điển )
* Trong nguyên tử, các e chuyển động xung quanh hạt
nhân theo những quỹ đạo tròn hay bầu dục.

* Hạn chế: khơng đủ để giải thích mọi tính chất của
nguyên tử.



Mơ hình hiện đại về sự chuyển động của
electron trong nguyên tử.
Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh
trong khu vực xung quanh hạt nhân không
theo quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.


II. LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON:
1. Lớp electron (n):
* Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử lần lượt
chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếp thành
từng lớp.
* Các e ở gần hạt nhân hơn liên kết bền chặt hơn với hạt nhân
→ Các e ở lớp trong có mức năng lượng thấp hơn so với các e ở các
lớp ngoài.
* Các e trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau
* Trong nguyên tử, có thể có nhiều lớp electron, sắp xếp từ
gần hạt nhân hơn ra ngoài.


Thứ tự lớp electron (n)

1

2

3

4


Tên lớp

K

L

M

N

Lớp 1 có mức năng lượng e thấp nhất.
Lớp 1 liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất.


2. Phân lớp electron:
 Mỗi lớp electron được phân chia thành
các phân lớp electron.
 Các electron trên cùng một phân lớp có
mức năng lượng bằng nhau.

 Các phân lớp được ký hiệu bằng chữ
cái thường: s, p, d, f.
Số phân lớp bằng số thứ tự của lớp.


Ví dụ:
Lớp

Số phân lớp


Tên phân lớp

1

1

1s

2

2

2s

2p

3

3

3s

3p

3d

4

4


4s

4p

4d

4f

Các electron ở phân lớp s được gọi là electron s.
Các electron ở phân lớp p được gọi là electron p.


III. SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP, MỘT LỚP

1. Số electron tối đa trong một phân lớp:
Phân lớp

s

p

d

f

Số electron tối
đa

2


6

10

14

Chú ý: Phân lớp e đã chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp
electron bão hòa
2. Số electron tối đa trong một lớp:
Gọi n là số thứ tự của lớp (n  4)
Số electron tối đa trong một lớp = 2n2
Ví dụ: số electron tối đa trong lớp thứ 3 là 2.32 = 18 electron


Lớp

Số electron tối đa

1 (K)

2

2 (L)

8

3 (M)

18


4 (N)

32


Chú ý: Lớp electron đã chứa đủ số electron tối
đa gọi là lớp electron bão hòa.
 Củng cố:
Bài 1. Số electron của nguyên tử Oxi là 8, số
electron của nguyên tử Na là 11. Hãy phân bố các
electron vào các lớp electron của nguyên tử oxi, natri
ở trạng thái cơ bản.
Hướng dẫn
Theo thứ tự lớp 1, 2, 3,... điền tối đa số electron vào
các lớp đến khi tổng số electron ở các lớp bằng số
electron của nguyên tử.


Đối với nguyên tử oxi:
8 electron được phân bố vào các lớp như sau:
Lớp 1: Chứa 2e
Lớp 2: Chứa 6e

Đối với nguyên tử Natri:
11 electron được phân bố vào các lớp như sau:
Lớp 1: Chứa 2e

Lớp 2: Chứa 8e
Lớp 3: Chứa 1e



Bài 2.
Các e của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3
lớp, lớp thứ ba có 6e. Số đơn vị điện tích hạt nhân

nguyên tử của nguyên tố X là:
A. 6

B. 8

C. 14

D. 16

Hướng dẫn
Lấy tổng số electron tối đa từ các lớp phía bên trong
cộng với số electron ở lớp ngoài cùng.
2 + 8 + 6 = 16 → Đáp án D.


Bài 3. Vỏ của một nguyên tử có 15 electron.
Hỏi ?
a. Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron ?
b. Lớp ngồi cùng có bao nhiêu electron ?
c. Lớp L có bao nhiêu electron ?

d. Số hiệu nguyên tử là bao nhiêu ?
e. Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất ?
f. Lớp electron có mức năng lựơng thấp nhất có mấy
electron ?

g. Lớp electron có mức năng cao thấp nhất có mấy
electron ?


Bài 4. Lớp thứ 3 cịn có tên gọi là gì ?
A. K

B. M

C. L

D. N

 Dặn dị:
Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong sách
giáo khoa Trang 22.



×