Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.83 KB, 49 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một thời gian quan trọng đối với mỗi sinh viên trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại giảng đường đại học, cao đẳng. Mục đích của đợt
thực tập là giúp sinh viên có thêm thời gian tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh
doanh tại một doanh nghiệp, từ đó sẽ có một cái nhìn khái quát hơn, thực tế hơn về
toàn bộ các vấn đề ở doanh nghiệp. Đồng thời, sinh viên sẽ có thêm cơ hội để vận
dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường để phân tích, đánh giá các lĩnh
vực hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp.
Xác định được tầm quan trọng của đợt thực tập này, em đã lựa chọn thực tập tại
Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Trong quá trình thực tập tại
đây, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc cùng các phòng ban
chức năng khác. Qua đó em đã phần nào nắm bắt được những vấn đề nảy sinh trong
quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Và đây cũng là những kiến thức hết sức
bổ ích giúp em hoàn thành báo cáo cũng như trong quá trình làm việc sau này.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thực hành, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế để tổng hợp, phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu, đồng thời đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Năm 2011 - 2013
- Phạm vi không gian: Do hạn chế về thời gian và kiến thức thực tiễn nên nội dung
của báo cáo xin đi sâu vào một số hoạt động kinh doanh chính của Xí nghiệp chế
biến lâm sản của công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng các phương pháp phân tích duy vật biện chứng, phương pháp
thống kê biểu mẫu và so sánh cũng được sử dụng.
1
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga


Kết cấu bài báo cáo: Bài báo cáo của em gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của CTCP sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Do thời gian thực tập có hạn cộng với thiếu kiến thức về chuyên môn cũng như
kinh nghiệp làm việc nên em chưa thể đi sâu tìm hiểu toàn bộ các vấn đề của công
ty. Chính vì vậy, bản báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em mong có được sự chỉ
bảo, góp ý của các thầy cô để bản báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên: Ngô Thị Hường
Lớp 35 CĐ QTKD
2
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên: ……………………………………………………….
Mã sinh viên: ……………………………………………………….
Lớp: ……………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Điểm:
Bằng số: ……………………………………

Bằng chữ: …………………………………………………………………………
Ngày…… Tháng…… Năm……
Giảng viên
3
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên: …………………………………………………….
Mã sinh viên: ………………………………………………….
Lớp: ……………………………………………………………








Điểm:
Bằng số:
Bằng chữ:
Ngày …… Tháng…… Năm…….
Giảng viên
4
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
MỤC LỤC

5
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Doanh thu sản xuất sản phẩm của công ty 2011 – 2013
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty theo thị trường
Bảng 2.4: Danh mục sản phẩm của công ty
Bảng 2.5: Giá bán một số sản phẩm của công ty năm 2013
Bảng 2.6: Đơn giá một số sản phẩm chủ yếu
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.8: Năng suất lao động giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.9: Bảng lương phòng tổ chức hành chính
Bảng 2.10: Báo cáo kết quả HĐKD của công ty
Bảng 2.11: Bảng cân đối kế toán của công ty
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu tài chính công ty
6
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CN: Chi nhánh
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu
NTD: Người tiêu dùng
GTSP: Giới thiệu sản phẩm
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CTCP: Công ty cổ phần
LĐBQ: Lao động bình quân
NSLĐ: Năng suất lao động
CBNV: Cán bộ nhân viên

HĐKD: Hoạt động kinh doanh
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TT: Tỷ trọng
7
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1. Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu được thành lập từ năm 1973.
Năm 2006 công ty tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp theo giấy đăng ký kinh
doanh số 0100106793 do phòng đăng ký kinh doanh số 1 Sở kế hoạch và đầu tư
Thành Phố Hà Nội. Đăng ký lần đầu ngày 01/08/2006 đăng ký thay đổi lần 3 ngày
24/05/2010.
- Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
- Tên giao dich: Production For Packing And Exporting Goods Joint Stock
Company
- Tên viết tắt: PROMEXCO
- Loại hình: Công Ty Cổ Phần
- Địa chỉ: Km 9, Đường Ngọc Hồi - Phường Thanh Liệt - Quận Hoàng Mai
– Hà Nội
- Số điện thoại: 04.38618958/ 04.38614070
- Số Fax: 04.38616851/681
- Số đăng ký: 0103013308
- Mã số thuế: 0100106793
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0106000191 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà
Nội cấp ngày 14/09/1996
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Năm 1973 Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) có quyết định số

242/BNT – TCCB ngày 23/12/1973 về việc thành lập xí nghiệp bao bì xuất khẩu II
– tiền thân là công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu hiện nay.
Kể từ ngày thành lập xí nghiệp bao bì xuất khẩu II với nhiệm vụ chính là chế
biến gỗ - nguyên liệu nhập từ Liên Xô để sản xuất hòm gỗ xuất khẩu. Các sản phẩm
được tiêu thụ cho các công ty có hàng xuất khẩu ra nước ngoài.
Với vốn kinh doanh ban đầu là: 4.100.000.000đ
- Vốn cố định là: 2.300.000.000đ
Trong đó: Vốn ngân sách cấp: 1.700.000.000đ
Vốn tự có: 600.000.000đ
- Vốn lưu động: 1.800.000.000đ
8
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
Trong đó: Vốn ngân sách cấp: 1.500.000.000đ
Vốn tự có: 300.000.000đ
Đến tháng 3/1990 Bộ Kinh Tế Đối Ngoại đã ra quyết định số 195/KTĐN –
TCCB quyết định đổi tên xí nghiệp bao bì xuất khẩu II thành xí nghiệp liên hợp sản
xuất bao bì và hàng gỗ xuất khẩu và nội địa.
Tháng 9 năm 1996 xí nghiệp được nhà nước cho thành lập lại doanh nghiệp
mới mang tên: Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu trực thuộc Bộ Thương
Mại
Quyết định số 766 TM/TCCB ngày 4/9/1996 với ngành nghề kinh doanh sản
xuất, xuất khẩu bao bì lâm sản và các sản phẩm khác do công ty sản xuất, nhập
khẩu vật tư, nguyên liệu máy móc thiết bị hàng tiêu dùng, gia công hợp tác đầu tư
liên doanh để sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, kinh doanh nhà hàng, nhà khách,
kho bãi, mở cửa hàng bán buôn bán lẻ, hàng sản xuất trong nước và hàng nhập
khẩu.
Nắm bắt được các đặc điểm của nền kinh tế thị trường để đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách hàng, thị trường và khai thác triệt để các tiềm năng giàu có của mình.
Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu có xin phép nhà nước thay đổi, bổ xung

thêm các ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Thay đổi lần 1 (ngày 22/6/1998) bổ xung kinh doanh mặt hàng nông sản, hải sản,
phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng theo quyết định 0667/1998/QĐ – BTM.
- Thay đổi lần 2: Nhờ có diện tích rộng và địa điểm thuận lợi (gần bến xe phía Nam)
doanh nghiệp xin đăng ký dịch vụ trông gửi xe ô tô qua đêm trong phạm vi kho bãi
của doanh nghiệp theo quyết định số 207/QĐ – BTM ngày 22/10/1999.
- Thay đổi lần 3: Bổ xung kinh doanh khách sạn, lữ hành nội địa, xây dựng công trình
dân dụng, trang trí nội thất theo quyết định 950/2000/QĐ – BTM ngày 5/7/2000
1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu có chức năng, nhiệm vụ sản
xuất và kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:
- Sản xuất, gia công bao bì và hàng xuất khẩu.
- Kinh doanh các sản phẩm bao bì, hàng nông sản, lâm sản (trừ loại lâm sản nhà nước
cấm), hải sản, rượu bia, nước giải khát, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng, phân
bón (không bao gồm kinh doanh quán bar)
- Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, lữ hành nội địa (không bao gồm kinh doanh quán
bar, phòng hát karaoke, vũ trường)
9
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
- Đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở, kinh doanh nhà ở, văn phòng và trang trí nội thất,
cho thuê văn phòng, căn hộ, kho, bãi, nhà xưởng.
- Dịch vụ trông trong giữ xe ô tô trong phạm vi kho bãi của doanh nghiệp
- Mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng sản xuất trong nước và hàng xuất khẩu
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế công ty chỉ thực hiện loại hình sản xuất và xuất khẩu các
sản phẩm từ gỗ như: Ván sàn, ván tinh chế, hòm gỗ, nông sản, hàng thủ công mỹ
nghệ, cánh cửa, bàn ghế gỗ…
1.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Quy trình sản xuất chung của công ty được tiến hành qua các bước công việc
theo trình tự sau đây:
- Nhận đơn đặt hàng: Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, công ty tiến hành
phân loại đơn hàng theo sản phẩm, kích thước (tùy từng loại sản phẩm).
- Xác lập giá cả, lập hợp đồng: Công ty sẽ tính toán giá sản xuất ra sản phẩm đó sao
cho phù hợp. Sau đó, lập hợp đồng để tiến hành ký kết với khách hàng.
- Chuẩn bị sản xuất: Bộ phận sản xuất sản phẩm chuẩn bị nguyên vật liệu, gia công
các chi tiết cần thiết cho sản phẩm.
- Sơ chế gỗ: Bộ phận sơ chế gỗ sẽ xẻ gỗ theo kích thước đơn đặt hàng.
- Sấy gỗ: Bộ phận sấy gỗ sẽ sấy gỗ nếu là cần thiết với sản phẩm
- Sản xuất chi tiết sản phẩm: Bộ phận gia công chi tiết cắt gỗ theo các chi tiết sản
phẩm
- Lắp ráp hoàn thiện sản phẩm: Đóng và lên hòm (một chiếc hòm gồm có một đôi
thành, một đôi đáy và một đôi chốc) lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện (khuôn cửa,
cửa…). Đóng thành từng kiện với từng loại kích thước (ốp tường, ván sàn, gỗ xuất
khẩu…)
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sau khi sản phẩm đã hoàn thành bộ phận kiểm tra
tiến hành kiểm tra chất lượng, nghiệm thu và nhập kho thành phẩm.
- Giao hàng cho khách hàng theo đúng đơn hàng và hợp đồng đã ký.
10
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty
11
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Nhận đơn đặt hàng
Xác định giá cả, lập
hợp đồng
Gia công chi tiết
(nếu có)

Chuẩn bị sản xuất
Chuẩn bị NVL
Sơ chế gỗ
Sấy gỗ
Sản xuất chi tiết sản
phẩm theo quy cách
Lắp ráp, hoàn thiện
sản phẩm
Kiểm tra chất lượng
và nghiệm thu sản
phẩm
Giao hàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
1.4.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là loại hình doanh nghiệp
Nhà nước, bộ máy tổ chức theo mô hình trực tuyến.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
12
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Tổng Giám Đốc
CN Cty tại TX Móng
Cái - Quảng Ninh
P. Tổ Chức Hành
Chính

P. Tài Chính Kế Toán
CN Công ty tại
TP.HCM
P. Kế Hoạch Đầu Tư
Xí nghiệp chế biến Lâm
sản
Ban Quản Lý Dự Án
Xí nghiệp SX bao bì và
hàng xuất khẩu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội cổ đông.
- Tổng Giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty,
chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản tri
và trước pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
- Ban kiểm soát: Kiểm tra giám sát các hoạt động của các phòng ban và hoạt động
sản xất kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc công ty để xây dựng, tổ
chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chính sách cán bộ, công
tác pháp chế, đảm bảo an toàn doanh nghiệp theo Luật hiện hành của Nhà nước
cộng hòa XHCN Việt Nam.
- Phòng tài chính kế toán: Khai thác, lập kế hoạch, tạo nguồn vốn và phân bổ nguồn
vốn cho các hoạt động của công ty, điều hành kiểm tra, giám sát các hoạt động tài
chính của Doanh nghiệp.
- Phòng kế hoach đầu tư: Tham mưu giúp việc Giám đốc xây dựng, bảo vệ, triển
khai quản lý, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch hàng
tháng, quý, năm. Đồng thời dự kiến đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các chi nhánh và xí nghiệp (ở TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Lạng Sơn): Đứng
đầu mỗi chi nhánh, mỗi xí nghiệp là Giám đốc chi nhánh, Giám đốc xí nghiệp, có
quyền điều hành và quyết định các vấn đề liên quan trọng phạm vị đơn vị mình phụ
trách, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Tổng công ty.
13
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CTCP SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU
2.1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC
MARKETING
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty đã từng bước phát triển và trưởng
thành. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ gỗ của công ty tốt,
có một lượng khách hàng ổn định, công ty không ngừng mở rộng thị trường trong
nước cũng như nước ngoài.
Bảng 2.1: Doanh thu sản xuất sản phẩm của công ty 2011 – 2013
( Đvt: triệu đồng)
Sản phẩm Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh 2012
với 2011
So sánh 2013
với 2012
Mức
tăng

Tỷ lệ
(%)
Mức
tăng
Tỷ lệ
(%)
Cửa gỗ Pơmu 80.102 85.128 94.599 5.026 6,27 9.471 11,1
Ván gỗ tinh
chế
55.406 59.755 65.676 4.349 7,84 5.921 9,9
Gỗ xẻ Giáng
Hương
43.205 45.620 49.480 2.415 5,58 3.860 8,46
Sàn gỗ lim 20.187 26.317 30.347 6.130 30,36 4.030 15,31
Sàn gỗ Căm
Xe Lào
16.804 19.347 22.884 2.543 15,13 3.537 18,28
Sàn gỗ sồi
Mỹ
11.306 13.912 16.089 2.606 23,04 2.177 15,64
Tổng 227.010 250.079 279.075 23.069 10,16 28.996 15,6
(Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư)
14
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu sản xuất sản phẩm của công ty tăng đều qua các năm, trong năm
2012 doanh thu của công ty đã tăng 10,16% so với năm 2011, năm 2013 so với năm
2012 doanh thu cũng tăng 15,6%.
Sản phẩm cửa gỗ Pơmu có tốc độ tăng tương đối ổn định, năm 2012 doanh thu

từ sản phẩm này tăng 5.026 triệu đồng tương ứng với 6,27% so với năm 2011. Sang
năm 2013, doanh thu từ sản phẩm này tiếp tục tăng thêm 9.471 triệu đồng tương
ứng với mức tăng thêm là 11,1% so với năm 2012. Điều này khẳng định sản phẩm
cửa gỗ Pơmu là nhóm sản phẩm quan trọng đối với sự phát triển của công ty.
Ván gỗ tinh chế có tốc độ gia tăng ổn định, năm 2012 doanh số của sản phẩm
này là 59,7 tỷ đồng tăng 4,3 tỷ đồng so với doanh thu năm 2011 tương ứng với
7,84%. Đến năm 2013, doanh thu từ sản phẩm này tiếp tục tăng lên 9,9% so với
năm 2012, đóng góp 23,5% trong tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân là do
sản phẩm ván gỗ tinh chế ngày càng được ưu chuộng trên thị trường, người tiêu
dùng cũng sử dụng sản phẩm này nhiều hơn.
Gỗ xẻ Giáng Hương: Doanh thu từ sản phẩm này có sự tăng nhẹ, doanh thu
năm 2012 tăng 2,4 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 5,58%, tuy nhiên sang
tới năm 2013 doanh thu của sản phẩm này so với năm 2012 chỉ tăng 3,8 tỷ đồng.
Sàn gỗ lim: Sự đóng góp từ sản phẩm này vào tổng doanh thu của công ty tăng
đều qua các năm 2011 – 2013, năm 2011 đóng góp 8,9% trong tổng doanh thu của
công ty, năm 2012 tăng lên 10,5% và sang tới năm 2013 là 10,9%.
Sàn gỗ Căm Xe Lào là sản phẩm được sản xuất chủ yếu để xuất khẩu sang thị
trường Lào, có doanh thu cũng khá cao trong tổng doanh thu của công ty, doanh thu
năm 2012 tăng 15,13% so với năm 2011, sang năm 2013 thì tỷ lệ tăng doanh thu
của sản phẩm này là 18,28% so với năm 2012 và đóng góp cho tổng doanh thu của
công ty là 8,2%.
Sàn gỗ sồi Mỹ: Xuất khẩu sang thị trường Mỹ là chủ yếu, tỷ trọng doanh thu
của nó tăng qua các năm và chiếm 4,9% năm 2011, 5,6% năm 2012, năm 2013 là
15
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
5,7%. Tỷ trọng doanh thu của sản phẩm này đóng góp cho tổng doanh thu của công
ty chưa cao nhưng cũng là một sản phẩm quan trọng giúp công ty khẳng định vị thế
và uy tín của mình trên một thị trường khó tính như ở Mỹ.
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2011 – 2013

(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị TT (%) Giá trị TT
(%)
Giá trị TT
(%)
Doanh thu từ thị
trường nội địa
143.202 63,08 159.407 63,75 168.717 60,45
Doanh thu từ
xuất khẩu
83.808 36,92 90.672 36,25 110.358 39,55
Tổng doanh
thu
227.010 100 250.079 100 279.075 100
(Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư)
Doanh thu từ thị trường nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
công ty, thị trường nội địa đã đem lại là 143.202 triệu đồng (năm 2011), 159.407
triệu đồng (năm 2012) và năm 2013 là 168.717 triệu đồng. Doanh thu từ thị trường
nội địa năm 2012 so với năm 2011 tăng 16.205 triệu đồng tương ứng với11,3%,
năm 2013 tăng 9.310 triệu đồng tương ứng 5,84% so với năm 2012. Doanh thu từ
thị trường nội bộ tăng cho thấy các sản phẩm của công ty ngày càng được người
tiêu dùng ưa chuộng và công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường trong nước.
Doanh thu từ xuất khẩu: Năm 2012 tăng 8,24% so với năm 2011, đến năm 2013
đã tăng mạnh lên tới con số 21,7% trong tổng doanh thu so với năm 2012. Có nghĩa
công ty đã đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài nhiều
hơn. Ngoài sàn gỗ sồi Mỹ, sàn gỗ Căm Xe Lào công ty đã xuất khẩu thêm một số
sản phẩm như hòm gỗ, cửa gỗ Pơmu

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty theo thị trường
(2011 – 2013)
(Đvt: triệu đồng)
16
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
Thị
Trường
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%)
EU 30.839 36,79 31.302 34,5 38.520 34,9
Lào 24.183 28,85 26.726 29,5 32.263 29,2
Nhật 17.480 20,85 18.732 20,7 23.486 21,3
Mỹ 11.306 13,51 13.912 15,3 16.089 14,6
Tổng
KNXK
83.808 100 90.672 100 110.358 100
(Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư)
Mặc dù có nhiều sản phẩm cạnh tranh từ rất nhiều công ty trong và ngoài nước
nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn duy trì ổn định. Thị trường chủ yếu
xuất khẩu nhiều nhất của công ty là thị trường EU và Lào.
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường
 Đặc điểm của sản phẩm
- Các sản phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất từ gỗ tự nhiên như sồi, lim, Pơmu,
Căm Xe nên có đặc điểm chung là chắc, bền theo thời gian, đẹp, bền với nước. So
với các sản phẩm gỗ công nghiệp thì các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên có độ bền,
chắc và chất lượng hơn hẳn. Các sản phẩm của công ty được sản xuất từ các loại gỗ
khác nhau nên cũng có những đặc điểm riêng biệt.
- Cửa gỗ Pơmu là cửa gỗ tự nhiên được khai thác từ những cây lâu năm sống trên núi
đá tại Lào, chắc, không bị cong vênh, co ngót.

- Ván gỗ tinh chế hay còn gọi là ván gỗ nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ các loại
cây rừng trồng (keo, bạch đàn…) chịu lực, chịu nước kém hơn các loại ván gỗ tự
nhiên, dễ cong vênh, dễ bị mối mọt.
- Gỗ xẻ Giáng Hương được sản xuất ra từ cây gỗ Giáng Hương, có đặc điểm mìu
thơm dịu, cốt gỗ cứng, chống mối mọt, mùa đông ấm áp, mát vào mùa hè.
- Sàn gỗ lim sản xuất từ cây gỗ lim được khai thác từ Lào, thuộc loại gỗ cứng, chắc,
nặng vì thế sản phẩm từ loại gỗ này sẽ có những đặc điểm chung như: có khả năng
chịu lực tốt, không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết.
- Sàn gỗ Căm Xe thể hiện sự sang trọng, ấm cúng, mùa hè mát, mùa đông ấm, không
bị đổ mồ hôi của nền nhà, rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng.
- Sàn gỗ sồi Mỹ: Chịu máy tốt, cứng, nặng, không bị các loại mọt gỗ thông thường và
bọ sừng tấn công, không thấm chất bảo quản.
 Chất lượng:
Chất lượng sản phẩm là vấn đề đặc biệt được công ty quan tâm, như chúng ta đã
biết, những mặt hàng của công ty không chỉ tiêu thụ trong nội địa mà còn xuất khẩu
17
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
sang thị trường nước ngoài như các nước EU, Mỹ, Lào, Nhật. Do đó yêu cầu về
chất lượng cũng được công ty đánh giá cao giúp cho các sản phẩm của công ty sản
xuất ra đáp ứng được tốt các nhu cầu cũng như yêu cầu mà các đối tác đặt ra. Đối
với thị trường tiêu thụ nội địa công ty đã đạt được một số tiêu chuẩn như TCVN
1284 – 86, TCVN 7752:2007, TCVN 3136 – 79. Còn thị trường xuất khẩu thì công
ty cũng đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng như ISO 9001:2008, ISO 2074, ISO
12465, EN 622 – 5.
 Chủng loại, mẫu mã:
- Đối với các sản phẩm từ gỗ được ưu chuộng với nhiều mẫu mã đẹp và sang trọng,
mang lại đẳng cấp cho người dùng. Riêng với sàn gỗ có nhiều chủng loại phù hợp
cho mọi trường hợp và môi trường khác nhau.
- Các sản phẩm của công ty đa dạng về màu sắc, mẫu mã, chủng loại phù hợp với các

không gian trong văn phòng, trong gia đình như: bếp, phòng ăn phòng khách, phòng
ngủ….
18
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
Bảng 2.4: Danh mục sản phẩm của công ty
Sản phẩm Kích thước
(dàirộng dày)
Gỗ xẻ Giáng Hương: - Giáng Hương A1
- Giáng Hương Lào
- Giáng Hương FJL
900 120 15mm
450 90 15mm
1820 1200 150mm
Sàn gỗ lim Lào 750 90 15mm
Sàn gỗ Căm Xe Lào: - Căm Xe FJ
- Căm Xe FJL
- Căm Xe
1820 90 15mm
1820 120 15mm
750 90 15mm
Sàn gỗ sồi Mỹ: - Sồi Mỹ
- Sồi đỏ
- Sồi trắng
450 90 15mm
600 90 15mm
750 90 12mm
Ván gỗ tinh chế 750 90 15mm
Cửa gỗ Pơmu 2200 90 15mm
 Nhãn hiệu, bao bì

- Các sản phẩm của công ty đều sử dụng cùng một loại nhãn hiệu. Việc công ty sử
dụng nhãn hiệu chung cho các sản phẩm khiến cho khách hàng khó phân biệt các
đặc tính cụ thể của từng sản phẩm mà phải dựa vào nhiều thông tin khác và với việc
sử dụng nhãn hiệu chung cũng chưa tạo được sự hấp dẫn riêng cho từng loại sản
phẩm đối với người tiêu dùng.
- Mỗi sản phẩm của công ty đều có loại bao bì đóng gói riêng (đối với ván sàn: 6,7,10
thanh/ hộp carton). Ván sàn có cùng kích thước, cùng loại gỗ được đóng trong một
hộp và trong mỗi hộp đều có tem kiểm phẩm. Tất cả đều được đóng gói theo kiểu
mặt tiếp mặt, lưng tiếp lưng và giữa các mặt đều có một lớp mousse chống trầy.
Trước khi đóng hộp các thanh sàn đều được đai chặt bằng dây đai nhựa.
- Trên mỗi hộp sản phẩm đều có tem ghi rõ: loại gỗ, loại sàn, kích thước sản phẩm
( dày*rộng*dài (mm)), số lượng thanh trong hộp và tên, địa chỉ nhà sản xuất bằng
Tiếng Việt và Tiếng Anh.
- Sau khi đóng gói hoàn tất, sản phẩm được lưu trữ trong kho có mái che, nền bằng
bê tông khô ráo, thoáng khi, được phun thuốc phòng chống côn trùng theo định kỳ
quy định. Và các hộp sản phẩm được kê trên pallet cách nền nhà 20cm và được che
một lớp bạt phủ lên trên để chống bụi.
 Thị trường:
Các sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra
nước ngoài.
- Thị trường trong nước: Các sản phẩm của công ty phân phối ở hầu hết các tỉnh phía
Bắc như Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn…. Ngoài ra, công ty cũng mở rộng thị
19
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
trường ở các tỉnh phía Nam như TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh giáp với Lào. Có thể nói
thị trường tiêu thụ trong nước của công ty ngày càng mở rộng, các sản phẩm của
công ty ngày càng được người tiêu dùng đón nhận.
- Thị trường nước ngoài: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Mỹ,
Lào, Nhật và các nước EU. Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ

xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm
thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước. Tại thị trường Mỹ, đối
thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam nói chung và
của công ty nói riêng là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Nhưng từ năm 2004 Mỹ
đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc, đây
là điều kiện thuận lợi cho công ty tăng cường xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Các sản
phẩm của công ty cũng được đánh giá cao về chất lượng tại các thị trường khác.
Tuy nhiên, thị phần của công ty trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu của nước
ngoài còn quá nhỏ bé. Công ty có những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng
chưa khai thác hết
2.1.3. Chính sách giá
 Mục tiêu định giá:
Các sản phẩm của công ty đã được hình thành rất lâu trên thị trường, chiếm
được lòng tin của người tiêu dùng. Với việc cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm
đa dạng và phong phú công ty đã tạo dựng được thương hiệu riêng trên thị trường,
chiếm được thị phần nhất định trên thị trường gỗ ở Việt Nam và nước ngoài. Công
ty vẫn theo đuổi mục tiêu định giá là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi
chiến lược phát triển kinh doanh khi đó giá bán sẽ được tính toán sao cho có thể
tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa.
 Phương pháp định giá:
- Giá cả là yếu tố quan trọng, việc xác định giá cho sản phẩm của công ty nhằm thúc
đẩy tiêu thụ hàng hóa, thông qua việc thúc đẩy bán hàng mà công ty có thể chiếm
lĩnh được thị trường đồng thời nghiên cứu tổng thể phản ứng của khách hàng về giá
cả các mặt hàng của công ty. Từ đó, công ty sẽ đưa ra mức giá tối ưu cho các sản
phẩm của mình. Hiện nay, phương pháp định giá mà công ty đang áp dụng đó là kết
hợp linh hoạt giữa phương pháp định giá theo chi phí và phương pháp định giá cạnh
tranh.
 Chính sách giá:
Giá bán sản phẩm = giá thành sản phẩm + lãi dự kiến
20

SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
- Giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất ra sản phẩm đó (chi phí biến đổi
và chi phí cố định)
- Lãi dự kiến của công ty được xác định là 20% trên giá thành.
- VD: Cách tính giá bán của ván sàn gỗ lim kích thước 15 90 750mm. Giả sử công ty
có chi phí và dự kiến mức tiêu thụ như sau:
- Chi phí biến đổi: 650.000đ
- Chi phí cố định: 1.000.000đ
- Sản lượng dự kiến tiêu thụ: 10.000 sản phẩm
Khi đó, chi phí đơn vị của ván sàn gỗ lim sẽ là:
650.000 + = 750.000đ
Giá bán = 750.000 + (750.000 * 20%) = 900.000đ
- Một số sản phẩm của công ty sản xuất ra mang đi xuất khẩu thì việc xác định giá
những sản phẩm này dựa vào việc ký kết hợp đồng và thỏa thuận với các đối tác.
21
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
Bảng 2.5: Giá bán một số sản phẩm của công ty năm 2013
(Đvt: đồng)
Sản phẩm Giá bán Kích thước
(dàirộng dày)
Cửa gỗ Pơmu 6.500.000 2200 900 15mm
Ván gỗ tinh chế 305.000 750 90 15mm
Gỗ xẻ Giáng Hương 1.350.000 900 90 15mm
Sàn gỗ Lim 900.000 750 90 15mm
Sàn gỗ Căm Xe 800.000 600 90 15mm
Sàn gỗ sồi Mỹ 650.000 450 90 15mm
(Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư)
 Chính sách chiết khấu:

Công ty áp dụng chính sách cộng dồn giá trị hợp đồng của tổng các hợp đồng
đã ký trong vòng một năm với khách hàng và sau đó áp dụng chính sách chiết khấu
theo định mức sau:
- Tổng giá trị cộng dồn từ 20 triệu đến 50 triệu đồng sẽ được chiết khấu trực tiếp 5%
vào đơn giá.
- Tổng giá trị cộng dồn từ lớn hơn 50 triệu đến 80 triệu đồng sẽ được chiết khấu thêm
3% nữa vào đơn giá.
- Tổng giá trị cộng dồn từ lớn hơn 80 triệu đến 550 triệu đồng sẽ được chiết khấu
thêm 2% nữa vào đơn giá.
- Tổng giá trị cộng dồn từ lớn hơn 550 triệu đến 995 triệu đồng sẽ được chiết khấu
thêm 1% nữa vào đơn giá.
- Tổng giá trị cộng dồn từ lớn hơn 995 triệu đến 1025 triệu đồng sẽ được chiết khấu
thêm 1% nữa vào đơn giá.
- Tổng giá trị cộng dồn lớn hơn 1025 triệu đồng sẽ được áp dụng chính sách chiết
khấu vĩnh viễn là 13% đơn giá.
Đối với những đơn hàng sản xuất từ gỗ tự nhiên sẽ có chính sách chiết khấu
riêng từ 3% - 7% tùy thuộc từng đơn hàng.
2.1.4. Chính sách phân phối
Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm công ty đã tập trung mở rộng mạng lưới
phân phối. Hiện tại công ty thành lập một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các
chi nhánh như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh…. Do thị trường của công ty
22
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
khá rộng nên công ty sử dụng cả 2 kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, nhưng
trong đó kênh phân phối gián tiếp là chủ yếu.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh phân phối của công ty
( Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư)
- Đối với kênh phân phối trực tiếp: Hiện tại công ty có các cửa hàng giới thiệu sản
phẩm đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, TP.Hồ Chí Minh. Người tiêu dùng sẽ

trực tiếp tới các cửa hàng của công ty để mua sản phẩm. Với việc sử dụng kênh
phân phối này thì công ty sẽ tối đa hóa được lợi nhuận và không phải qua khâu
trung gian, giá của các sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng là giá cấp 1 sẽ rẻ hơn
các hình thức phân phối khác, công ty dễ kiểm soát được các vấn đề về chất lượng
và tiếp nhận các phản hồi của khách hàng một cách trực tiếp nên việc điều chỉnh sẽ
nhanh, phù hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng kênh phân phối này cũng có một số hạn
chế như: hạn chế về trình độ chuyên môn hóa, tổ chức và quản lý kênh phân phối
phức tạp, vốn và nguồn nhân lực phân tán, quy mô thị trường hẹp và hoạt động bán
hàng diễn ra với tốc độ chậm.
- Đối với kênh phân phối gián tiếp: Những đại lý ở các tỉnh thành trong cả nước họ
mua sản phẩm của công ty về rồi bán cho những người bán buôn và hưởng hoa
hồng, sau đó người bán buôn lại bán lại cho những người bán lẻ, cuối cùng mới đến
tay người tiêu dùng . Với việc sử dụng kênh phân phối này thì công ty không phải
thực hiện tất các chức năng của kênh như kênh phân phối trực tiếp, tối đa hoạt động
23
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
NTD cuối
cùng
Cửa hàng
GTSP
Nhà sản xuất
NTD
cuối
cùng
Người
bán lẻ
Đại lý
Người bán
buôn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga

thương mại trên mọi vị trí thị trường bán lẻ và ở mọi thời điểm phân bổ dân cư, tổ
chức kênh tương đối chặt chẽ, khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường lớn. Tuy
nhiên, việc sử dụng kênh phân phối này có nhược điểm như mất thêm khoản chi phí
cho trung gian (nhiều đại lý có thể đòi hoa hồng cao), nhiều trung gian cũng có thể
đại diện cho nhiều nhà sản xuất trong cùng lĩnh vực kinh doanh vì thế sẽ tăng tính
cạnh tranh và công ty khó kiểm soát được hoạt động kinh doanh trên thị trường.
- Đối với các sản phẩm xuất khẩu: Các sản phẩm của công ty sản xuất ra sẽ trực tiếp
xuất khẩu cho các khách hàng mà không thông qua các trung gian nào.
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng
Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, công ty đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ như:
quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội trợ, trưng bày…
- Quảng cáo: Công ty tiến hành quảng cáo trên các trang web của ngành, trên các
trang giao vặt, làm băng rôn, biển quảng cáo. Tuy nhiên việc quảng cáo này diễn ra
không thường xuyên và chưa được công ty chú trọng.
- Khuyến mại: Hình thức khuyến mại của công ty là sẽ tiến hành chiết khấu trên
những đơn đặt hàng với số lượng nhiều, những khách hàng quen. Ngoài ra, công ty
còn tặng cho khách hàng những món quà lưu niệm vào ngày kỷ niệm thành lập
công ty.
- Quan hệ công chúng: Công ty tổ chức các hoạt động chuyên đề giới thiệu sản phẩm
của mình, tết có tặng lịch và quà tết cho các em mồ côi. Trên thực tế, hoạt động PR
của công ty chưa được chú trọng đẩy mạnh, các hoạt động của công ty chưa tổ chức
được thường xuyên, chưa có chiến lược cụ thể rõ ràng và vẫn mang tính bộc phát.
- Bán hàng trực tiếp: Công ty cũng cử những nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm đi
gặp gỡ đối tác để xúc tiến việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, công ty chưa thành lập
được một đội nhân viên có trình độ về bán hàng để tư vấn bán sản phẩm trực tiếp
tới khách hàng mới và khách hàng tiềm năng, hoạt động bán hàng trực tiếp của
công ty vẫn khá mờ nhạt.
- Marketing gián tiếp: Công ty cũng tham gia các buổi hội trợ nhằm giới thiệu sản
phẩm cho những khách hàng tiềm năng, trong đó có những hội trợ công ty đã được
có những đơn hàng

- Marketing trực tiếp: Nhân viên của công ty sẽ trực tiếp gọi điện đến tư vấn, báo giá
cho khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm của công ty. Ngoài ra, công ty còn
giao cho nhân viên gửi thư cho các khách hàng quen, khách hàng tiềm năng để giới
24
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Giang Thị Thanh Nga
thiệu sản phẩm của công ty, gửi tờ rơi, catalogue mới tới các đại lý và đối tác của
công ty để nhanh chóng cập nhật giá cả, mẫu mã mới cho khách hàng.
- Marketing quan hệ: Để đạt được kết quả như hiện nay, công ty đã thực hiện và duy
trì marketing quan hệ tốt, những khách hàng cũ của công ty vẫn luôn trung thành
với công ty không những thế thông qua quan hệ với những khách hàng này công ty
cũng có thêm các đối tác mới.
2.1.6. Một số đối thủ cạnh tranh của công ty
Hiện nay trên thi trường có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm từ gỗ như: cửa gỗ, ván sàn gỗ các loại…. Riêng trên địa bàn Hà Nội cũng đã
có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm này. Trong các công ty đó,
đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty đó là: Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương
Mại Kim Phú Thành, Trung tâm sàn gỗ và nội thất Tiến Đạt . Các công ty này có
một số điểm mạnh như:
- Có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường.
- Có lượng khách hàng thân thiết và ổn định.
- Năng lực sản xuất lớn
Bên cạnh những điểm mạnh trên thì đối thủ cạnh tranh của công ty cũng có
điểm yếu như: Giá một số sản phẩm của họ cao hơn giá bán của công ty, quy mô
nhỏ hơn, kém linh hoạt cho khách hàng về vấn đề thanh toán.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu được thành lập
và đi vào hoạt động trong thời gian dài nên công ty cũng tích lũy được kinh nghiêm
trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm. Mặt khác công ty cũng có khối lượng tài
sản, nguồn vốn và lao động lớn. Trong những năm qua sản phẩm của công ty được
tiêu thụ mạnh cả trong nước và nước ngoài. Giá cả các sản phẩm của công ty so với

đối thủ cạnh tranh cũng tương đối mềm dẻo, mang tính chất cạnh tranh và phù hợp
với người tiêu dùng.
Bảng 2.6: Đơn giá một số sản phẩm chủ yếu
STT Sản phẩm
Công ty
PROMEXC
O
Công ty
Kim Phú
Thành
Trung
tâm Tiến
Đạt
1 Sàn gỗ Căm Xe 800.000đ 820.000đ 855.000đ
2 Sàn gỗ Lim 900.000đ 900.000đ 900.000đ
3 Sàn gỗ sồi 650.000đ 655.000đ 665.000đ
2.1.7. Nhận xét tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
 Về tình hình tiêu thụ:
25
SV: Ngô Thị Hường Lớp 35 CĐ QTKD

×