Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

câu hỏi ôn tập môn xử lý nước thải nước cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.33 KB, 13 trang )

A. PHẦN CÂU HỎI
1. Con người khai thác nguồn nước trong tự nhiên cho các mục đích gì?
2. Hãy liệt kê một số ví dụ về việc làm thay đổi chất lượng nước từ hậu quả của
việc khai thác sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp?
3. Định nghĩa nước thải
4. Theo định nghĩa nước thải thì có thể phân chia nước thải thành bao nhiêu loại?
5. Hãy nêu các thành phần ô nhiễm chủ yếu của nước thải sinh hoạt?
6. Hãy nêu các nguyên nhân và thành phần gây ô nhiễm chính của nước chảy
tràn?
7. Hãy cho biết thành phần của tất cả các loại nước thải có đều giống nhau hay
không? Nguyên nhân tại sao?
8. Lưu lượng nước thải sinh hoạt dao động phụ thuộc vào yếu tố nào?
9. Lưu lượng nước thải sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm gì?
10.Việc lựa chọn máng đo lưu lượng phụ thuộc vào những yếu tố chính nào?
11.Hãy liệt kê các thành phần thường được quan tâm trong nước thải?
12.Hãy liệt kê các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải đã được ban hành tính
đến thời điểm hiện nay?
13.Một bệnh viện đa khoa quyết định xây dựng HTXLNT, cho biết bệnh viện đó
có 300 giường, như vậy khi xem xét đến chất lượng nước sau xử lý cần phải
đạt thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào, các thông số ô nhiễm nào cần
quan tâm và áp dụng hệ số quy mô k bằng bao nhiêu?
14.Một cơ sở khám chữa bệnh quyết định xây dựng HTXLNT, vậy khi xem xét
đến chất lượng nước sau xử lý cần phải đạt thì cần áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia nào, các thông số ô nhiễm nào cần quan tâm và áp dụng hệ số quy mô
k bằng bao nhiêu?
15.Một nhà nghỉ có 30 phòng bị kiểm tra về mặt môi trường, thành phần nước thải
sau phân tích có kết quả (pH = 7,5; COD = 250 mg/L, chất rắn lơ lửng 150
mg/L). Hãy cho biết để có cơ sở xử lý vi phạm cần áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải nào? Và với các thông tin này đã đủ căn cứ để xử lý hay
chưa?
16.Song chắn rác được lắp đặt nhằm mục đích gi?


17.Theo kích thước lỗ lưới, song chắn rác được chia thành mấy loại?
18.Theo cách lấy rác có thể chia song chắn rác thô thành mất loại? việc cào rác cơ
giới có ưu điểm gì?
19.Khi thiết kế song chắn rác thô cần xem xét và cân nhắc các vấn đề gì?
20.Vận tốc tối thiểu và tối đa qua song chắn rác thô thường là bao nhiêu?
21.Mục đích sử dụng của lưới chắn rác?
22.Có mấy loại lưới chắn rác? Hãy liệt kê thông số thiết kế đặ c trưng của từng
loại?
23.Mục đích sử dụng của lưới chắn rác có lỗ lưới rất nhỏ?
24.Mục đích sử dụng của máy nghiền rác?
25.Hãy liệt kê các lợi ích khi sử dụng bể điều hòa?
26.Khi thiết kế bể điều hòa cần xem xét các vấn đề gi?
27.Có mấy cách tính thể tích bể điều hòa? Hãy trình bày nguyên tắc xác định của
từng phương pháp?
28.Hãy làm rõ các vấn đề cần quan tâm khi xem xét hình dạng và cấu trúc bể điều
hòa?
29.Hãy nêu mục đích sử dụng của bể lắng?
30.Mục đích sử dụng của bể lắng cát
31.Hãy nêu cứng dụng và ưu điểm của bể lắng cát thổi khí?
32.Hãy nêu mục đích sử dụng của bể lắng?
33.Trong 1 bể lắng có bao nhiêu vùng và đặc tính của các vùng đó?
34.Nêu các yếu tố ảnh hưỡng đến chế độ làm việc của bể lắng?
35.Hãy nêu ưu và nhược điểm của bể lọc chậm?
36.Khi lựa chọn vật liệu hạt cần quan tâm đến các yếu tố nào?
37.Phương pháp rửa lọc được lựa chọn dựa vào các yếu tố nào?
38.Qúa trình keo tụ và quá trình tạo bông là gì?
39.Việc lựa chọn các chất keo tụ phụ thuộc vào các yếu tố nào?
40.Khoảng giá trị pH tối ưu của phèn nhôm và phèn sắt là bao nhiêu?
41.Có mấy dạng thiết bị trộn thường được dùng để hòa trộn hóa chất? kể tên và
nguyên lý hoạt động của các dạng này?

42.Dựa trên thực tế ứng dụng của quá trình keo tụ tạo bông, hãy cho biết quá trình
quá trình keo tụ tạo bông có thể xử lý các thành phần ô nhiễm nào có trong
nước thải?
43.Mục đích ứng dụng của phương pháp tuyển nổi trong xử lý nước thải là gì?
44.Hãy cho biết có mấy loại tuyển nổi thường dùng trong xử lý nước thải, liệt kê
và nêu nguyên lý hoạt động?
45.Trong tuyển nổi khí hòa tan, hiệu quả làm việc của bể tuyển nổi phụ thuộc chủ
yếu vào thông số nào?
46.Trong xử lý nước thải, phương pháp hấp phụ thường được dùng để làm gì?
47.Khả năng hấp phụ của chất hấp phụ phụ thuộc vào các yếu tố nào?
48.Hãy liệt kê các phương pháp tái sinh chất hấp phụ?
49.Phương pháp trao đổi ion thường được ứng dụng xử lý thành phần nào có trong
nước thải?
50.Dung lượng trao đổi của nhựa trao đổi ion phụ thuộc vào yếu tố nào?
51.Tính chất hóa học của trao đổi ion là gì?
52.Hệ số chọn lọc chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề gì?
53.Chất trao đổi ion có độ chọn lọc cao đối với các ion nào?
54.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình trao đổi ion khi sử dụng để
tách kim loại nặng trong nước thải là gì?
55.Hãy liệt kê các thông số cần phải tính khi tính toán thiết kế trao đổi ion?
56.Hãy nêu sự khác nhau giữa tái sinh cùng chiều và tái sinh cùng chiều trong trao
đổi ion?
57.Hãy nêu mục đích sử dụng màng (membrane)?
58.Nhìn chung màng được phân thành bao nhiêu loại, hãy liệt kê tên của các loại
này?
59.Có mấy dạng tắc màng, nguyên nhân của nó?
60.Để tránh tắc màng, mấy biện pháp thường được sử dụng? hãy liệt kê tên các
biện pháp đó?
61.Hãy liệt kê các phương pháp được dùng để xử lý sơ bộ nước đầu vào hệ thống
NF và RO?

62.Hãy liệt kê các thông số vận hành của hệ thống membrane?
63.Hãy nêu ưu và nhược điểm của hệ thống MF và UF?
64.Hãy nêu ưu và nhược điểm của hệ thống RO?
65.Hãy liệt kê các phương pháp trung hòa nước thải?
66.Hãy liệt kê các phương pháp khuấy trộn được sử dụng để hai dòng thải có thể
hòa trộn và phản ứng hoàn toàn với nhau?
67.Hãy kể tên một số tác nhân hóa học thường sử dụng để trung hòa nước thải?
68.Cho biết khi trung hòa lượng tác nhân hóa học thường được lấy dư bao nhiêu
% so với lý thuyết và thời gian lưu trong thiết bị tối thiểu là bao nhiêu để giúp
cho quá trình phản ứng được xảy ra hoàn toàn?
69.Hãy cho biết các tiêu chí được sử dụng để lựa chọn tác nhân hóa học khi trung
hòa?
70.Nêu các lý do chứng minh việc điều khiển tự động quá trình trung hòa của
nước thải là rất khó khăn?
71.Ứng dụng của phương pháp kết tủa? hóa thất kết tủa thường được sử dụng?
nhân tố đóng vai trò quyết định trong kết tủa là gì?
72.Hãy cho biết Asen thường có trong các loại nước thải nào và dạng kết tủa tốt
nhất của asen là gì?
73.Hãy cho biết cadmium thường có trong nước thải ngành gì và hóa chất thường
sử dụng để tách Cd?
74.Chromium thường có trong nước thải ngành sản xuất nào và dạng tồn tại của
nó trong nước thải có thể kết tủa được không? Hãy viết phương trình tổng quát
để kết tủa Cr?
75.Chì thường có trong nước thải ngành sản xuất gì? Hãy cho biết các tác nhân
hóa học thường dùng để kết tủa chì và khoảng pH của nó?
76.Thủy ngân thường có trong nước thải của các ngành sản xuất nào? Hóa chất
thường được sử dụng để kết tủa thủy ngân là gì?
77.Hãy cho biết Nickel thường có trong nước thải ngành sản xuất nào? Hóa chất
thường được sử dụng và khoảng pH kết tủa của nó?
78.Qúa trình oxy hóa hóa học thường được sử dụng để làm gì?

79.Về cơ bản quá trình oxy hóa được đặc trưng theo mấy mức độ oxy hóa? Liệt kê
các mức độ đó và bản chất của nó?
80.Hãy nêu cơ chế chung của quá trính oxy hóa chất hữu cơ?
81.Hãy giải thích tại sao trong một số trường hợp nhu cầu oxy hóa sinh học
(BOD) của nước thải sau quá trình oxy hóa lại có xu hướng tăng?
82.Tùy thuộc vào pH của nước và liều lượng của ozone mà quá trình oxy hóa
thường được chia thành mấy vùng? Hãy liệt kê các vùng đó?
83.Hãy trình bày quá trình oxu hóa H
2
S sử dụng H
2
O
2
?
84.Hãy trình bày phương trình phản ứng của H
2
O
2
với CN
-
?
85.Hãy trình bày các phương trình phản ứng khi sử dụng Clo oxy hóa cyanide?
86.Hãy nêu ba giai đoạn chính cần thiết để thực hiện quá trình phân hủy các chất
hữu cơ nhờ vi sinh vật?
87.Hệ số thu hoạch cực đại (Y) phụ thuộc vào các yếu tố nào?
88.Hãy nêu các giai đoạn của quá trình phân hủy kị khí?
89.Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí có
thể chia thành mấy loại? Các loại đó là gì?
90.Hãy liệt kê các bước tính toàn khi thiết kế hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí để
xử lý BOD và thực hiện các quá trình nitrate hóa?

91.Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào các yếu tố
nào?
92.Hãy cho biết các thông số cần thiết khi tính toán thiết kế bể SBR?
93.Hãy liệt kê các bước tính toán hệ thống SBR?
94.Hãy liệt kê các bước tính toán hệ thống đĩa tiếp xúc sinh học (RBC)?
95.Hãy nêu đặc điểm chính của quá trình phân hủy kị khí và các ưu điểm của bể
UASB?
96.Khi xác định thể tích và kích thước bể UASB cần xem xét các vấn đề gì?
97.Khi thiết kế thiết bị tách ba pha rắn – lỏng – khí của bể UASB cần xem xét các
điều kiện gì?
98.Tùy theo nồng độ oxy hòa tan trong hồ, hệ thống hồ sinh vật được phân thành
mấy loại? Hãy kể tên các loại hồ đó?
99. Hãy liệt kê các loại chất thải rắn phát sinh từ quá trình xử lý nước thải?
100. Hãy liệt kê các nguồn phát sinh mùi từ hệ thống xử lý nước thải?
101. Hãy nêu các thông số cần dựa vào khi thiết kế hệ thống phân hủy bùn kị khí?
102. Hãy nêu ưu và nhược điểm của quá trình phân hủy bùn hiếu khí?
103. Hãy nêu ưu và nhược điểm của quá trình tách nước bùn bằng thiết bị lọc
chân không?
104. Hãy nêu ưu và nhược điểm của quá trình tách nước bùn bằng thiết bị ly tâm?
105. Hãy nêu ưu và nhược điểm của quá trình tách nước bùn bằng thiết bị lọc
băng tải?
106. Hãy nêu ưu và nhược điểm của quá trình tách nước bùn bằng thiết bị lọc khu
bản?
107. Hãy nêu các giải pháp giảm thiểu và xử lý mùi phát sinh từ hệ thống xử lý
nước thải.
B. PHẦN BÀI TẬP
1. Hãy tính lưu lượng dòng thải của máng Parshall khi chiều rộng của phần thu
hẹp thay đổi từ 2,5 cm đến 2 m, với chiều cao mực nước phần thu hẹp là 1 cm.
2. Hãy lưu lượng chắn cửa chữ nhật không thu hẹp dòng, có thu hẹp dòng và
đập chắn có khe chữ V cho các dòng có lưu lượng từ 2 m

3
/h đến 250 m
3
/h.
3. Một nhà máy sản xuất có phát sinh nước thải. Hãy cho biết giới hạn nồng độ
nước thải của nhà máy khi xả vào nguồn tiếp nhận. Cho biết nguồn tiếp nhận nước
thải của nhà máy là sông A (được dùng để cấp nước sinh họat), lưu lượng dòng
sông là 150 m
3
/s; Lưu lượng nước thải của nhà máy khỏang 500 m
3
/ngđ.
4. Hãy tính lưu lượng dòng thải của một nhà máy cho biết, dòng thải được đo
bằng máng đo Parshall có chiều rộng của phần thu hẹp là 15 cm, chiều cao mực
nước của phần thu hẹp biến thiên theo giờ được ghi nhận trong bảng sau
Thời điểm
đo
Chiều cao mực nước
(cm)
Thời điểm
đo
Chiều cao mực nước
(cm)
7:00 0,03 12:00 0,03
8:00 0,1 13:00 0,05
9:00 0,2 14:00 0,25
10:00 0,25 15:00 0,3
11:00 0,3 16:00 0,03
5. Hãy tính lưu lượng thải của 1 nhà máy, cho biết số liệu đo đạc lưu lượng
bằng cách sử dụng máng đo đập chắn cửa chữ nhật thu hẹp dòng chảy (chiều dài

gờ chắn = 0,3 m) như sau
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
7:30 0,5 11:30 15
8:30 1 12:30 5
9:30 2 13:30 2
10:30 5 14:30 0,5
6. Hãy tính lưu lượng thải của 1 nhà máy, cho biết số liệu đo đạc lưu lượng
bằng cách sử dụng máng đo đập chắn có khe chữ V. cho biết góc chữ V là 90
o

chiều cao mực nước trên đập chắn đo được theo thời gian là như sau
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
7:30 6 11:30 30
8:30 7 12:30 10
9:30 8 13:30 8
10:30 20 14:30 6
7. Hãy tính lưu lượng thải của 1 nhà máy, cho biết số liệu đo đạc lưu lượng
bằng cách sử dụng máng đo đập chắn cửa chữ nhật không thu hẹp dòng chảy
(chiều dài gờ chắn = 0,3 m) như sau
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
7:30 1 11:30 2,5

8:30 1,2 12:30 1
9:30 0,8 13:30 0,8
10:30 1,5
8. Giả thiết một nhà máy trong quá trình sản xuất thải ra nước thải có thành
phần như sau
Thông
số
Nhiệt độ
(
o
C)
pH Chất rắn lơ lửng
SS (mg/L)
BOD
(mgO
2
/L)
COD
(mgO
2
/L)
Cr
3+

(mg/L)
Kết quả 30 3.5 1400 2500 3000 80
Với kiến thức đã học, dựa trên thành phần đã cho, hãy phân tích và cho biết cần
phải áp dụng phương pháp xử lý nào để xử lý nước thải trên? Và cho biết mục
đích áp dụng?
9. Giả thiết một nhà máy trong quá trình sản xuất thải ra nước thải có thành

phần như sau
Thông
số
Nhiệt độ
(
o
C)
pH Chất rắn lơ lửng SS
(mg/L)
BOD
(mgO
2
/L)
COD
(mgO
2
/L)
Kết quả 35 6 800 2.250 3.000
Với kiến thức đã học, dựa trên thành phần đã cho, hãy phân tích và cho biết cần
phải áp dụng phương pháp xử lý nào để xử lý nước thải trên? Và mục đích sử
dụng?
10. Một nhà máy sản xuất thải nước thải ra với lưu lượng đo được tại các
thời điểm như sau
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
Thời điểm Chiều cao mực
nước (cm)
7:00 6 13:00 8
8:00 7 14:00 20
9:00 8 15:00 30

10:00 20 16:00 40
11:00 30 17:00 8
12:00 10 18:00 2
Ghi chú: máng đo sử dụng là máng đo đập chắn có khe chữ V với góc 90
o
Thành phần nước thải đo được như sau
Thông
số
Nhiệt độ
(
o
C)
pH Chất rắn lơ lửng SS
(mg/L)
BOD
(mgO
2
/L)
COD
(mgO
2
/L)
Kết quả 28 6 1.000 2.000 3.000
Với kiến thức đã học, dựa trên thành phần đã cho, hãy phân tích và cho biết cần
phải áp dụng phương pháp xử lý nào để xử lý nước thải trên? Đồng thời cho biết sẽ
áp dụng quy chuẩn nào và các thông số trên cần phải xử lý đến giá trị bao nhiêu?
Cho biết nguồn tiếp nhận nước thải của nhà máy hiện nay đang được dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt?
11. Hãy tính vận tốc dòng chảy trong kênh dẫn cần thiết để đảm bảo tổn thất
áp lực qua song chắn không vượt quá 150 mm khi sử dụng song chắn rác cào rác

thủ công. Cho biết vận tốc dòng chảy qua song chắn 0,6 m/s.
12. Hãy tính tổn thất áp lực dòng chảy qua lưới chắn rác, cho biết trống quay
có đường kính 1m, dài 1,2m, trống được đặt ngập trong nước khỏang 60% tính
theo diện tích và lưu lượng qua lọc là 2000 m
3
/ngđ.
13. Hãy tính tổn thất áp lực dòng chảy qua lưới chắn rác, cho biết trống quay
có đường kính 0,9m, dài 1,2m, trống được đặt ngập trong nước khỏang 30% tính
theo diện tích và lưu lượng qua lọc là 12.000 m
3
/ngđ.
14. Một nhà máy sản xuất thải 3 ca một ngày, số liệu đo lưu lượng bằng cách
sử dụng máng đo đập chắn có khe chữ V. cho biết góc chữ V là 90
o
và chiều cao
mực nước trên đập chắn đo được theo thời gian là như sau
Hãy
a. Xác định lưu lượng thải của nhà máy?
b. Xác định thể tích cần thiết của bể điều hòa?
15. Hãy xác định thể tích bể điều hòa cho biết lưu lượng đầu vào được xác
định bằng cách sử dụng đập chắn hình chữ nhật không thu hẹp có chiều dài gờ
chắn là 0,5m. Hệ thống xử lý nước họat động 24/24h. Chọn bơm ra với cột áp là
10m H
2
O
Thời
điểm
Chiều cao mực nước
(cm)
Thời

điểm
Chiều cao mực nước
(cm)
1:00 0 13:00 1
2:00 0 14:00 2,3
3:00 0 15:00 2,7
4:00 0 16:00 2,4
5:00 0 17:00 1,2
6:00 0 18:00 0,9
7:00 0,8 19:00 1,1
8:00 0,85 20:00 1,5
9:00 1,2 21:00 1,2
10:00 1,3 22:00 2,4
11:00 2,8 23:00 0
Thời
điểm
Chiều cao
mực nước
(m)
Thời
điểm
Chiều cao
mực nước
(m)
Thời điểm Chiều cao
mực nước
(m)
7 – 8 0,06 15 – 16 0,1 23 – 24 0,08
8 – 9 0,065 16 – 17 0,16 24 – 1 0,08
9 – 10 0,08 17 – 18 0,2 1 – 2 0,1

10 – 11 0,1 18 – 19 0,2 2 – 3 0,1
11 – 12 0,15 19 – 20 0,15 3 – 4 0,18
12 – 13 0,18 20 – 21 0,1 4 – 5 0,2
13 – 14 0,08 21 – 22 0,06 5 – 6 0,15
14 - 15 0,08 22 – 23 0,08 6 – 7 0,08
12:00 1,5 24:00 0
16. Một nhà máy sản xuất thải 3 ca một ngày, số liệu đo lưu lượng bằng cách
sử dụng máng đo Parshall có chiều rộng của phần thu hẹp là 15 cm, chiều cao mực
nước của phần thu hẹp biến thiên theo giờ được ghi nhận như sau
Thời
điểm
Chiều cao
mực nước
(cm)
Thời
điểm
Chiều cao
mực nước
(cm)
Thời điểm Chiều cao
mực nước
(cm)
7 – 8 0,06 15 – 16 0,1 23 – 24 0,08
8 – 9 0,065 16 – 17 0,16 24 – 1 0,08
9 – 10 0,08 17 – 18 0,2 1 – 2 0,1
10 – 11 0,1 18 – 19 0,2 2 – 3 0,1
11 – 12 0,15 19 – 20 0,15 3 – 4 0,18
12 – 13 0,18 20 – 21 0,1 4 – 5 0,2
13 – 14 0,08 21 – 22 0,06 5 – 6 0,15
14 - 15 0,08 22 – 23 0,08 6 – 7 0,08

Hãy
a. Xác định lưu lượng thải của nhà máy? (1,5 điểm)
b. Xác định thể tích cần thiết của bể điều hòa? (1,5 điểm)
17. Một nhà máy có lưu lượng nước thải (bảng ); hệ thống xử lý được vận
hành 24/24h; hãy xác định thể tích bể điều hòa cần thiết theo phương pháp đồ thị
và phương pháp tính.
Thời gian trong
ngày
Lưu lượng
(m
3
/h)
Thời gian trong
ngày
Lưu lượng (m
3
/h)
24 - 1 1 12-13 1000
1-2 2 13-14 1500
2-3 1 14-15 1200
3-4 1 15-16 1400
4-5 2 16-17 1400
5-6 4 17-18 1400
6-7 500 18-19 1000
7-8 800 19-20 1200
8-9 1200 20-21 1400
9-10 1400 21-22 1500
10-11 1400 22-23 2
11-12 800 23-24 3
18. Hãy tính toán thiết kế bể lắng cát thổi khí (dài, rộng, sâu), lượng khí cần cung

cấp, lượng cát phát sinh, cho biết lưu lượng nước thải cần xử lý là 15.000m
3
/ngày.đêm
19. Người ta sử dụng bể lắng ngang để tách SS trong nước thải. Cho biết: lưu
lượng cần xử lý Q = 2.400m
3
/ngày; tải trọng bề mặt v
0
= 30m
3
/m
2
.ngày; thời gian lưu
nước 2 giờ; chiều dài bằng 5 lần chiều ngang; nồng độ SS đầu vào là 600 mg/L; hiệu
suất lắng là 80%. Hãy tính
a. Kích thước bể lắng ngàng (B, H, L);
b. Nồng độ SS sau khi lắng;
c. Nếu trong trường hợp, nước thải đầu ra được tiếp tục cho qua bể lắng có cùng kích
thước và hiệu quả xử lý SS như bể lắng vừa tính, hãy cho biết hàm lượng SS tại nước đầu
ra của bể lắng này.
20. Tính kích thước của bể lắng 1 đặt trước bể bùn hoạt tính hiếu khí và nồng độ
của SS sau bể lắng? Cho biết: lưu lượng nước thải Q = 500m
3
/ngày; tải trọng bề mặt
24m
3
/m
2
.ngày; thời gian lắng là 1,5 giờ; chiều dài bằng 4 lần chiều ngang, nồng độ SS
đầu vào là 400 mg/L; hiệu quả lắng đạt 80%.

21. Hãy xác định gradient vận tốc khi khấy trộn bằng khí nén, cho biết lưu
lượng khí cấp vào là 15m
3
/phút, lỗ phân phối khí được nhúng sâu trong nước 2m;
thể tích bể trộn là 2,5m
3
.
22. Người ta sử dụng máy khuấy trộn chân vịt để khuấy trộn tạo bông.
a. Hãy tính gradient vận tốc trong trường hợp này cho biết đường kính cánh
khuấy là 0,5m; vận tốc cánh khuấy là 50 vòng/phút; cánh chân vịt loại 3 cánh; thể
tích bể trộn là 2,5m
3
;
b. Hãy so sánh kết quả vừa tính được với giá trị thường dùng, đồng thời kiểm
tra tỷ lệ Gt và cho nhận xét về kết quả này;
23. Nước thải từ quá trình xeo giấy được đưa qua hệ thống tuyển nổi để thu hồi
lượng bột giấy có trong nước thải. Cho biết nhiệt độ của nước thải là 25
0
C (độ hòa tan
của không khí sẽ là 17,2 ml/l), tỷ lệ khí rắn sử dụng là 0,02, nồng độ chất rắn là 800 mg/l,
lưu lượng nước thải là 20m
3
/h và lưu lượng tuần hòan chiếm 50% lưu lượng nước thải
vào trong trường hợp hệ thống có tuần hòan. Hãy tính áp suất cần áp dụng trong các
trường hợp sau:
a. Hệ thống không có tuần hòan
b. Hệ thống có tuần hòan
c. So sánh 2 kết quả và cho biết nên dùng hệ thống nào thì có lợi hơn? Giải thích vì
sao?
24. Tính đường kính bể tuyển nổi kết hợp bể lắng để xử lý nước thải có lưu lượng

50m
3
/h. Cho biết vận tốc nước trong bể tuyển nổi u =10,8m/h và vận tốc nước trong vùng
lắng u = 4,7 m/h.
25. Nước thải từ quá trình xeo giấy được đưa qua hệ thống tuyển nổi để thu hồi
lượng bột giấy có trong nước thải. Cho biết: nhiệt độ của nước thải là 25
0
C (S
a
= 17,15) ;
nồng độ chất rắn là 1000 mg/l ; lưu lượng nước thải là 80m
3
/h ; phần khí hòa tan f = 0,6;
tỷ lệ khí /rắn = 0,02.
a. Hãy tính áp suất cần áp dụng trong các trường hợp hệ thống không có tuần hòan?
b. Nếu tăng áp suất này lên 1,5 lần và chuyển đổi hệ thống thành hệ thống có tuần
hòan thì lưu lượng tuần hoàn là bao nhiêu?
26. Một cơ sở sản xuất giấy trong quá trình hoạt động phát sinh 600m
3
/ngày.đêm
với thành phần nước thải như sau: pH = 5.6, SS = 400 mg/l, COD = 2500 mg/l, BOD =
1800 mg/l. Cho biết: 80% chất rắn lơ lửng không có khả năng lắng và có khuynh hướng
nổi. 40% BOD và COD có trong 80% chất rắn lơ lửng không có khả năng lắng; nhiệt độ
tuyển nổi là 30
0
C [S
a
= 17.9 (ml/l)]; phần khí hòa tan f = 0.8, tỷ lệ A/S = 0.02. Người ta
dự tính thiết kế bể tuyển nổi tuần hoàn kết hợp bể lắng để loại bỏ lượng SS trên và hiệu
quả xử lý của bể tuyển nổi kết hợp bể lắng dự kiến là 90% (tương ứng với phần lắng và

phần không có khả năng lắng của SS).
a. Hãy tính thành phần nước thải sau quá trình tuyển nổi?
b. Hãy tính áp suất tuyển nổi cho biết tỷ lệ tuần hoàn là 0,25Q?
27. Một nhà máy sản xuất chế biến gia cầm xây dựng hệ thống xử lý nước thải
(trong đó có khâu tuyển nổi) với công suất là 360m
3
/ngày. Cho biết: hàm lượng SS trong
nước vào bể tuyển nổi là 2000mg/l; hàm lượng mỡ trong nước vào là 150mg/l; hệ thống
tuyển nổi là hệ thống tuyển nổi áp lực có tuần hoàn với lưu lượng tuần hoàn R = 0,5Q; hệ
thống tuyển nổi với điều kiện phần khí hòa tan f = 0.5, độ hòa tan của không khí 16.4
ml/l, hiệu quả tách SS và mỡ là 90%, tỷ lệ khí/rắn = 0,02.
a. Hãy tính hàm lượng SS và hàm lượng mỡ sau bể tuyển nổi?
b. Hãy tính áp suất tuyển nổi cần thiết?
28. Người ta sử dụng than hoạt tính để xử lý nước thải, cho biết lưu lượng
nước cần xử lý là 2m
3
/h. Hãy tính lượng chất hấp phụ tiêu hao trong 1 h và hiệu
quả xử lý trong trường hợp:
a. Nước thải chứa formaldehhyde có nồng độ ban đầu là 1000 mg/L; nồng độ
sau hấp phụ là 908 mg/L; hệ số hấp phụ là 0,018 g formaldehyde/g than hoạt tính;
b. Nước thải chứa toluen có nồng độ ban đầu là 317 mg/L; nồng độ sau hấp
phụ là 66 mg/L; hệ số hấp phụ là 0,050 g formaldehyde/g than hoạt tính;
29. Một nhà máy xi mạ quyết định xây dựng trạm xử lý nước thải nhằm thu hồi
thành phần kim lọai có trong nước thải và nước sạch sau xử lý để dùng lại.
Cho biết: Lưu lượng đi qua cột là 0,5m
3
/h; Dung lượng họat động của nhựa là 1,4 đl/l ;
Đương lượng ion cần trao đổi trong dung dịch là 0,4đl/l.
a. Hãy tính thể tích tầng nhựa và chu kỳ họat động của cột trao đổi cation?
b. Hãy cho nhận xét về kết quả chu kỳ hoạt động của cột trao đổi cation vừa xác

định?
30. Một nhà máy sử dụng thiết bị lọc UF để lọai bỏ thành phần chất hữu cơ còn lại
sau quá trình xử lý nhằm tận dụng lượng nước sau xử lý để tuần hòan lại cho sản xuất.
Cho biết: Lưu lượng dòng vào là 40 m
3
/h; Lưu lượng dòng đậm đặc là 4 m
3
/h; COD của
nước lọc 10 mg/l; COD của dòng đậm đặc là 1.500 mg/l.
a. Hãy tính lưu lượng dòng lọc?
b. Hãy tính COD của dòng vào và tỷ lệ thu hồi tính theo COD?
31. Hãy tính thể tích bể thổi khí và thời gian lưu bùn? Cho biết: Nước thải xử lý
20m
3
/h; Tỷ số F/M = 0,5; Nồng độ bùn trong bể là 4000 mg/l ; BOD vào là 2000 mg/l,
BOD sau xử lý 50 mg/l ; Hệ số thu họach là 0,5 gVSS/gBOD, kd = 0,06.
32. Một nhà máy xây dựng hệ thống xử lý nước thải có công trình xử lý hiếu khí.
Cho biết: Lưu lượng nước thải Q = 720m
3
/ngày; Nồng độ BOD
5
trong nước thải vào bể là
2000mg/l; Nồng độ bùn hoạt tính 3000mg/l; Tỷ số F/M = 0,8; Hiệu quả xử lý là 85%.
a. Hãy tính thể tích bể thổi khí?
b. Hãy tính BOD của nước sau hệ thống xử lý hiếu khí?
33. Hãy tính thể tích bể thổi khí và thời gian lưu bùn? Cho biết: Nước thải xử lý
150 m
3
/h; Tỷ số F/M =0,8; Nồng độ bùn trong bể là 2000 mg/l; BOD vào là 1200 mg/l;
BOD sau xử lý 100 mg/l; Hệ số thu họach là 0,4 gVSS/gBOD, kd = 0,1.

34. Hãy ước tính lượng khí CH
4
sinh ra từ quá trình phân hủy bùn kị khí? Cho
biết: Lưu lượng bùn cần xử lý là 500 m
3
/ngày đêm; Nồng độ bùn đầu vào tính theo BOD
= 40.000mg/l; Nồng độ bùn đầu ra tính theo BOD = 10.000 mg/l; Thời gian lưu bùn là 14
ngày; Hệ số phân hủy nội bào k
d
= 0,3 ngày
-1
; Hệ số thu hoạch Y = 0,03 kg/kg; Hằng số
biến đổi theo lý thuyết là 0,35m
3
CH
4
/kgBOD.

×