Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận môn kinh tế phát triển đề tài thực trạng phát triển nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.8 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM

GVHD :

PGS.TS Nguyễn Duy Thục

HVTH :

Võ Minh Luân

Lớp

21QLKT1

:

Mã HV:

0521900026

Đồng Nai, Tháng 4 năm 2022



MỤC LỤC
Table of Contents
1.

Giới thiệu.........................................................................................1

2.

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu................................................1
2.1.

Cơ sở lý thuyết..................................................................................2

2.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3

Kết quả và đánh giá.............................................................................4

3.

4.

3.1.

Kết quả phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2018..........................4

3.2.


Nguyên nhân của những hạn chế..............................................................12

Kết luận......................................................................................... 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19


1. Giới thiệu
Nơng nghiệp là một ngành kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển (WB, 2008). Do vậy, ngành nông
nghiệp phát triển sẽ tạo việc làm cho phần lớn lao động ở khu vực nông thơn và góp
phần thực hiện thành cơng chiến lược giảm nghèo; tạo cơ sở vững chắc cho các ngành
công nghiệp phát triển, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu…
Sau 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được rất nhiều
thành tựu: duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, năng suất lao động (NSLĐ) tăng,
kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích
cực góp phần làm gia tăng thu nhập cho người nông dân. Mặc dù vậy, ngành nơng
nghiệp của Việt Nam phát triển cịn nhiều bất cập như: chất lượng tăng trưởng và sức
cạnh tranh của ngành cịn thấp; chất lượng sống của người dân nơng thôn cải thiện chậm
hơn rất nhiều so với thành thị, bất bình đẳng giữa nơng nghiệp và phi nơng nghiệp ngày
càng tăng; sự phát triển ngành chưa thực sự đem lại phúc lợi lớn hơn cho người nơng
dân mà cịn gây ra nhiều hệ lụy với môi trường ngày càng rõ nét. Để thực hiện phát triển
ngành một cách bền vững thì địi hỏi phải đổi mới mơ hình tăng trưởng của ngành.
Khi đề cập đến mơ hình tăng trưởng hiện nay thì có các dạng mơ hình sau: Mơ
hình tăng trưởng dàn đều; mơ hình tăng trưởng tập trung; mơ hình tăng trưởng vì người
nghèo; mơ hình tăng trưởng bao trùm... Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều quốc gia đi
trước, bao gồm cả những quốc gia phát triển và đang phát triển cho thấy, mơ hình tăng
trưởng bao trùm, trong đó nhấn mạnh tới sự bình đẳng trong việc tiếp cận với các cơ hội
tăng trưởng cho mọi người trong xã hội là một mơ hình tăng trưởng phù hợp hơn cả cho
các quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

Bài viết này đánh giá mơ hình tăng trưởng bao trùm của Việt Nam nhìn từ thực
trạng phát triển của ngành nông nghiệp và chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế trong quá
trình phát triển của ngành. Trên cơ sở những nguyên nhân đó bài viết sẽ đề xuất các giải
pháp để thực hiện tăng trưởng bao trùm của Việt Nam trong thời gian tới từ góc độ
ngành kinh tế.
1


2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1.Cơ sở lý thuyết
Khái niệm tăng trưởng bao trùm hiện nay còn rất nhiều quan điểm khác nhau.
Khái niệm này được các tổ chức quốc tế như OECD, ADB, UNDP và WB sử dụng rất
nhiều trong các báo cáo. Cụ thể theo WB (2009), tính bao trùm của mơ hình địi hỏi các
cá nhân và doanh nghiệp có sự tiếp cận khơng thiên vị, bình đẳng với cơ hội, thị trường,
nguồn lực và chính sách điều tiết. Trong khi đó, ngân hàng phát triển Châu Á cho rằng,
điểm mấu chốt của tăng trưởng bao trùm là giải quyết sự phân hóa đối với các nhóm
thiệt thịi nhất và hỗ trợ các nhóm này tham gia vào các hoạt động kinh tế cũng như thụ
hưởng lợi ích từ tăng trưởng kinh tế.
Dưới cách tiếp cận của OECD (2012) thì tăng trưởng bao trùm hướng tới việc thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo và lợi ích của tăng trưởng được phân bổ theo cách công
bằng hơn dẫn tới việc cải thiện mức sống dân cư và các khía cạnh của chất lượng cuộc
sống như sức khỏe người dân, việc làm và kỹ năng nghề nghiệp, môi trường trong sạch,
hỗ trợ cộng đồng. UNDP (2013) lại quan niệm rằng, tăng trưởng bao trùm là hướng đến
tăng trưởng bền vững trên cơ sở tạo cơ hội cho tất cả đối tượng khác nhau, mọi thành
phần kinh tế trong xã hội đều được tham gia và được nhận lại tương xứng với đóng góp
của mình.
Như vậy, mơ hình tăng trưởng vì người nghèo chủ yếu quan tâm đến phúc lợi của
người nghèo thì mơ hình tăng trưởng bao trùm sẽ tạo cơ hội cho phần lớn lực lượng lao
động, người nghèo và tầng lớp trung lưu được hưởng kết quả của tăng trưởng. Do đó,
tăng trưởng bao trùm là tăng trưởng không chỉ tạo ra các cơ hội kinh tế mới mà còn là

cơ hội đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với các cơ hội được tạo ra cho tất cả các thành
phần trong xã hội bao gồm cả những người thiệt thòi và bị thiệt thòi.
Để đánh giá tăng trưởng bao trùm, các nghiên cứu cho rằng cho rằng: (i) Thứ nhất,
phải tăng tốc độ tăng trưởng và mở rộng quy mô nền kinh tế; (ii) Thứ hai, tạo sân chơi bình
đẳng để đầu tư và tăng cơ hội việc làm hiệu quả. Trong khi đó, các nghiên cứu tại Thái Lan
cho rằng, tăng trưởng bao trùm sẽ dẫn đến thu nhập bình quân đầu người

2


tăng, tỷ lệ nghèo sẽ giảm, thất nghiệp và bất bình đẳng cũng giảm. Nói cách khác, tăng
trưởng bao trùm không chỉ là mở rộng quy mô nền kinh tế mà còn đảm bảo tạo dựng
được cơ hội cho mọi người được hưởng các thành quả của tăng trưởng đặc biệt là những
người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Nghiên cứu tại Indonesia cho rằng, tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn và bền vững là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng bao trùm.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế có thể làm tăng năng suất lao động, giảm nghèo và giảm
bất bình đẳng thu nhập.
Như vậy, quan niệm về tăng trưởng bao trùm và tiêu chí đánh giá tăng trưởng bao
trùm có nhiều cách khác nhau. Bài viết sẽ tiếp cận nội hàm tăng trưởng bao trùm của
OECD (2012) và đánh giá mơ hình tăng trưởng bao trùm của ngành nông nghiệp dựa
vào các chỉ tiêu sau: Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế: (i) Tốc độ tăng
GDP của ngành. (ii) Hiệu quả sản xuất của ngành (VA/GO; năng suất lao động, khả
năng cạnh tranh của sản phẩm nơng nghiệp). Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh công
bằng trong cải thiện mức sống: (i) Thu nhập từ nơng nghiệp. (ii) Bất bình đẳng ở khu
vực nơng nghiệp và phi nông nghiệp. (iii) Tỷ lệ nghèo ở khu vực nơng thơn. Thứ ba,
nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ hội tiếp cận với giáo dục và y tế: (i) Tỷ lệ nhập học các cấp ở
nông thôn. (ii) Tỷ lệ khám chữa bệnh ở nông thôn. Trên cơ sở tìm ra những nguyên
nhân gây ra bất cập trong q trình thực hiện mơ hình tăng trưởng bao trùm, bài biết sẽ
đề xuất các giải pháp để thực hiện tăng trưởng bao trùm trong ngành nông nghiệp Việt
Nam trong thời gian tới.

2.2.Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp thu thập số liệu: bài viết sử dụng pháp nghiên cứu tại bàn, thu
thập dữ liệu thứ cấp thông qua phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu
trước gồm: (i) Các bài báo khoa học trong nước và quốc tế liên quan đến tăng trưởng
bao trùm. (ii) Các nguồn số liệu thứ cấp của Ngân hàng Thế giới (WB); Tổng Cục
Thống kê như: Niêm giám Thống kê 2018, điều tra mức sống dân cư và hộ gia đình
2016… Các nguồn tài liệu được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
Về phương pháp phân tích số liệu:
3


-

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Bài viết sử dụng phương pháp này để hệ

thống hóa các cách tiếp cận về tăng trưởng bao trùm và các tiêu chí phản ánh tăng
trưởng bao trùm. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng sử dụng để phân tích đánh giá
tăng trưởng bao trùm trong ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2018.
Phương pháp thống kê, mô tả: được sử dụng để xử lý thông tin từ số liệu thứ cấp
để phân tích tăng trưởng bao trùm trong ngành nơng nghiệp Việt Nam giai đoạn 20102018.
Phương pháp so sánh: phương pháp này sử dụng để phân tích các xu hướng thay
đổi của các tiêu chí như: tốc độ tăng trưởng ngành, năng suất lao động, tỷ lệ có việc
làm, khoảng cách thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp,... theo thời gian cũng như
so sánh các tiêu chí này của Việt Nam và các quốc gia khác.
3. Kết quả và đánh giá
3.1. Kết quả phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2018
Trong giai đoạn 2010-2018, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành công
sau:
Thứ nhất, GDP của ngành liện tục gia tăng
GDP của ngành nông nghiệp tăng lên qua các năm, từ 396,58 nghìn tỷ đồng năm

2010 lên đến 500,56 nghìn tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
2,95%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành không ổn định. Cụ thể, tốc độ
tăng trưởng giảm từ 4,23% năm 2011 xuống cịn 1,36% năm 2016 (bình qn giai đoạn
này tăng trưởng 2,83%/năm) và có dấu hiệu phục hồi ở 2 năm cuối khi tốc độ tăng
trưởng lần lượt đạt 2,9% (năm 2017) và 3,76% (năm 2018).
So sánh với ngành công nghiệp và dịch vụ thấy tốc độ tăng trưởng bình qn của
ngành nơng nghiệp (2,45%) thấp hơn nhiều so với công nghiệp (7,56%) và dịch vụ
(6,85%).

4


Hình 1. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2018
Nguồn: Niên giám thống kê 2018 - Tổng cục Thống kê
Thứ hai, ngành nông nghiệp tạo ra số lượng việc làm lớn trong nền kinh tế
Mặc dù số lượng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 24,27 triệu người
năm 2010 xuống còn 20,46 triệu người năm 2018 nhưng ngành nông nghiệp vẫn là
ngành tạo ra số việc làm cao nhất trong 3 nhóm ngành. Tính đến năm 2018, tỷ lệ lao
động làm việc trong nông nghiệp chiếm 37,72%, cao hơn 11,02% so với ngành công
nghiệp và 2,35% so với ngành dịch vụ. Do vậy, ngành nông nghiệp vẫn là ngành có vị
trí và vai trị quan trọng trong nền kinh tế cũng như tạo việc làm cho người lao động
Việt Nam.
Bảng 1. Lao động ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2018
Đơn vị tính: Nghìn người, %

Tổng
Nơng nghiệp

2010
Tổng LĐ

Tỷ lệ
49.048,5
100
24.279
49,50

2014
Tổng LĐ Tỷ lệ
52.744,5
100
24.408,7 46,28

2018
Tổng LĐ
54.249,4
20.465,1

Tỷ lệ
100
37,72

Công nghiệp
Dịch vụ

10.277
14.493,3

11.229
17.106,8


14.487,2
19.297,1

26,70
35,37

20,95
29,55

21,29
31,43

Nguồn: Niên giám thống kê 2018 - Tổng cục Thống kê
Thứ ba, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp ngày càng lớn
Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp thể hiện qua kim ngạch xuất
khẩu của ngành. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nơng nghiệp ln tăng trong giai đoạn
5


2010-2018, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 8.556,3 triệu USD đứng
thứ 15 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu, gấp 1,67 lần năm 2010. Điều đáng nói là
mặc dù giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đi xuống do chịu
hậu quả kép của suy thoái kinh tế và ảnh hưởng xấu của thời tiết nhưng kim ngạch xuất
khẩu vẫn tăng từ 5.123,6 triệu USD năm 2010 lên 6.519,3 triệu USD năm 2015. Hiện
nay, nơng sản Việt Nam đã có mặt ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng chú ý, trong
năm qua, vẫn có 10 mặt hàng giữ vững phong độ trong “câu lạc bộ trên 1 tỷ USD; 5 mặt
hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD là tơm, rau quả, hạt điều, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ.
Qua đó cho thấy sản phẩm nơng nghiệp Việt Nam ngày càng nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.


Đơn vị tính: Triệu USD

Hình 2. Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2010-2018
Nguồn: Niên giám thống kê 2018 - Tổng cục Thống kê
Thứ tư, thu nhập từ nơng nghiệp tăng lên góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực
nông thôn
Theo số liệu Điều tra mức sống dân cư hộ gia đình năm 2016, thu nhập từ nơng
nghiệp bình qn 1 người theo tháng ở khu vực nơng thơn có xu hướng tăng từ 357,5
nghìn đồng năm 2010 lên 656 nghìn đồng năm 2016 (tăng gấp 1,83 lần năm 2010). Qua
đó cho thấy, phát triển nông nghiệp Việt Nam đã làm gia tăng thu nhập từ nơng nghiệp
cho khu vực nơng thơn, góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo ở khu vực này giai đoạn
2010-2018. Tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 14% năm 2010 xuống còn 7,5%
6


năm 2016 (Tổng cục thống kê, 2018). Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam
trong việc tăng năng suất nông nghiệp đối với nhiều mặt hàng và đa dạng hóa các
nguồn thu nhập nơng thơn.

Đơn vị tính: Nghìn
đồng
Hình 3. Thu nhập từ nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2018
Nguồn: Niên giám thống kê 2018 - Tổng cục Thống kê
Bên cạnh những thành cơng thì ngành nơng nghiệp cịn một số hạn chế trong quá
trình phát triển như:
Một là, hiệu quả sản xuất ngành còn thấp so với các ngành khác và so với các
nước trong khu vực
Bài viết đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp trên các khía cạnh: (i)
Đánh giá hiệu quả sản xuất chung của khu vực nông nghiệp thể hiện VA/GO, (ii) Hiệu
quả sử dụng các yếu tố đầu vào gồm lao động và vốn thể hiện thông qua NSLĐ và suất

đầu tư tăng trưởng, cụ thể như sau:
-

Tỷ lệ VA/GO giảm dần: Tỷ lệ VA/GO của ngành nơng nghiệp có xu hướng

giảm từ 45,45% năm 2010 xuống còn 43,49% năm 2018. Như vậy giai đoạn 2010-2018,
tỷ lệ VA/GO của ngành nông nghiệp giảm 1,96%, giảm nhanh thứ hai sau ngành công
nghiệp (3,7%). Tỷ lệ VA/GO của ngành giảm cho thấy tốc độ tăng GO cao hơn tốc độ
tăng VA, điều đó cho thấy ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay phát triển theo chiều
rộng, hàm lượng giá trị gia tăng trong ngành cịn thấp.
Bảng 2. Tỷ lệ VA/GO của ngành nơng nghiệp giai đoạn 2010-2018
Đơn vị tính: %
7


2010

2011

2012

Chung

40,78

40,14

39,84 39,91 40,02 39,74 39,39 38,78 38,43

2013


2014

2015

2016

2017 2018

Nông nghiệp
Công nghiệp

45,45
31,81

45,03
30,70

44,19 44,04 43,84 44,00 44,02 43,70 43,49
30,35 30,28 30,42 29,76 28,92 28,31 28,11

Dịch vụ

61,12

60,60

60,11 59,87 59,89 60,13 60,04 59,80 59,76

Nguồn: Niên giám thống kê 2018 - Tổng cục Thống kêNăng suất lao động thấp so với công nghiệp và dịch vụ đồng thời thấp hơn so với

các nước trong khu vực: Mặc dù giai đoạn 2010-2018, NSLĐ của ngành nông nghiệp
tăng từ 16,33 triệu đồng/người năm 2010 lên đến 39,76 triệu đồng/người năm 2018
(tăng gấp 2.43 lần) nhưng so với các ngành cơng nghiệp và dịch vụ thì NSLĐ ngành
nơng nghiệp chỉ bằng 30,3% NSLĐ ngành công nghiệp và 33,6% NSLĐ ngành dịch vụ.

Đơn vị tính: Triệu đồng/người
Hình 4. Năng suất lao động của nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2010-2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019)
Bên cạnh đó, khoảng cách về NSLĐ của Việt Nam với các nước trong khu vực và
trên thế giới này cũng ngày càng tăng. Năm 2018, NSLĐ ngành nông nghiệp của Việt
Nam đạt 1.209,85 USD, chỉ bằng 56,7% so với các nước có thu nhập trung bình thấp,
bằng 36,22% so với Thái Lan và 31,68% so với Trung Quốc, 6,2% so với Hàn Quốc
(WB, 2019).

8


Đơn vị tính: USD (constant 2010
USD)
Hình 5. Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam và một số quốc gia
Nguồn: World Development Indicators, cập nhật 10/8/2019
-

Suất đầu tư tăng trưởng của ngành thấp hơn so với các ngành khác: Tính trung

bình giai đoạn 2006-2010, suất đầu tư tăng trưởng ngành nơng nghiệp là 4,16, nếu
khơng tính năm 2009 là 3,53 (do năm 2009, tăng trưởng nông nghiệp sụt giảm mạnh sản
lượng do thiên tai, dịch bệnh), giai đoạn 2011-2015 là 3,22 và giai đoạn 2016-2018 là
5,72 (khơng tính năm 2016, là 4,2).
Bảng 3. Suất đầu tư tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2018


2006-2010
2011-2015
2016-2018

Suất đầu tư tăng trưởng
Suất đầu tư tăng
Suất đầu tư tăng trưởng nông nghiệp/suất đầu tư
trưởng nơng nghiệp
tồn nền kinh tế
tăng trưởng của tồn
nền kinh tế
4,16/3,53*
6,29
66,1%/56,1%*
3,22
5,39
59,7%
5,72/4,2*
4,98
79,33%/66,8%*

Nguồn: Tính tốn từ Niên giám thống kê 2018, Tổng Cục Thống kê
*

Là giá trị sau khi loại bỏ 2 năm có biến động lớn về tốc độ tăng trưởng nơng

nghiệp do điều kiện tự nhiên ( năm 2009 và năm 2016)
Suất đầu tư tăng trưởng có xu hướng tăng giai đoạn 2016-2018 là do tác động của
việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2013, theo đó, sản xuất nơng

nghiệp được đẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ. Tuy nhiên, với trình độ cơng 9


nghệ trong sản xuất nông nghiệp thấp như Việt Nam hiện nay (cụ thể phân tích ở phần
sau) đồng thời nếu so sánh giữa suất đầu tư tăng trưởng của nơng nghiệp với suất đầu tư
tăng trưởng của tồn nền kinh tế cho thấy rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu
vực nông nghiệp thời gian qua ở Việt Nam là thấp. Tỷ lệ giữa suất đầu tư tăng trưởng
của khu vực nông nghiệp so với suất đầu tư tăng trưởng của toàn nền kinh tế ngày càng
tăng lên, trong khi đó, bản thân suất đầu tư tăng trưởng toàn nền kinh tế của Việt Nam
là rất cao (gấp từ 1,5 đến 2 lần) khi so với các nước khác có cùng thời kỳ thực hiện tăng
trưởng nhanh và trình độ cơng nghệ ở mức độ chưa cao như Việt Nam hiện nay (Hàn
Quốc giai đoạn 1981-1990 là 3,2; Nhật Bản giai đoạn 1961-1970 là 3,2; Trung Quốc
giai đoạn 1991-2003 là 4,1).
Hai là, khoảng cách thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp ngày càng lớn
Mặc dù thu nhập từ nông nghiệp tăng lên nhưng tỷ trọng thu nhập nông nghiệp
trong tổng thu nhập nông thôn đang giảm trong giai đoạn 2010-2018. Tỷ trọng này giảm
từ mức 39,48% năm 2006 xuống còn 27,07% năm 2016 và mức giảm này rõ rệt hơn
trong 3 năm gần đây. Ngược lại, thu nhập từ phi nônng nghiệp tăng dần từ 60,5% năm
2006 lên 72,9% vào năm 2016, góp phần chính vào gia tăng thu nhập của khu vực nơng
thơn. Chính sự gia tăng nhanh chóng của thu nhập phi nông nghiệp mà khoảng cách thu
nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp ngày càng giãn rộng từ 1,53 lần năm 2006 lên đến
2,69 lần năm 2016. Như vậy, sự phát triển của ngành nơng nghiệp chưa góp phần giảm
dần khoảng cách giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Bảng 4. Bảng 4: Khoảng cách thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực
nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006-2016
2006

2008

2010


Thu nhập từ NN
Thu nhập từ phi NN

199.7
306

297.3
464.9

357.5
502.7 586.4
656
1349.9 1076.7 1452 1766.7

2012 2014

Khoảng cách TN từ NN và phi
NN

1.53

1.56

3.78

2.14

2.48


Nguồn: Tổng cục Thống kê
(2018)
Ba là, mức sống của người dân nơng thơn cịn thấp.
10

2016

2.69


Vì phần lớn những người lao động nơng nghiệp sống ở nơng thơn. Do đó, khi
đánh giá tác động việc thực hiện mơ hình tăng trưởng ngành nơng nghiệp đến khía cạnh
nâng cao mức sống; tiếp cận y tế và giáo dục, bài viết sẽ phân tích sự chênh lệch giữa
khu vực thành thị và nông thôn để minh họa cho vấn đề trên.
Theo số liệu điều tra Mức sống dân cư và hộ gia đình năm 2016, thu nhập bình
qn đầu người/tháng của khu vực nơng thơn chỉ bằng 53,2% so với khu vực thành thị.
Bên cạnh đó, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng
tăng, năm 2006 thu nhập bình quân đầu người/tháng của khu vực thành thị cao hơn so
với khu vực nơng thơn là 883,7 nghìn đồng/tháng thì năm 2016 đã tăng lên 1.443,5
nghìn đồng/tháng.
Cùng với mức thu nhập thấp thì chi tiêu của khu vực nơng thơn cũng thấp hơn
nhiều so với khu vực thành thị. Năm 2016, chi tiêu bình quân đầu người một tháng của
khu vực nông thôn chỉ bằng 56,7% so với khu vực thành thị. Như vậy tăng trưởng
ngành nơng nghiệp chưa góp phần tích cực để nâng cao mức sống của người dân nông
thôn.
Bốn là, khả năng tiếp cận với giáo dục và y tế ở khu vực nơng thơn cịn thấp.
-

Cơ hội tiếp cận giáo dục đặc biệt giáo dục bậc cao, cho khu vực nơng thơn cịn


thấp: Trình độ càng cao thì khoảng cách chênh lệch về phổ cập giáo dục giữa thành thị
và nông thôn càng lớn. Bảng dưới cho thấy ở cấp tiểu học, mức độ phổ cập giáo dục
chung khơng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nơng thơn. Điều này có thể giải thích
bởi chính sách phổ cập giáo dục tiểu học của Nhà nước. Tuy nhiên, càng lên cấp học
cao hơn thì mức chênh lệch càng lớn. Cụ thể, ở cấp THCS và THPT, mức chênh lệch
lần lượt là 2,1% và 14,3%, nhưng lên đến cấp học cao đẳng và đại học thì mức chênh
lệch đã lên đến 36,6 %. Xu hướng này cũng đúng đối với tỷ lệ đi học đúng độ tuổi.
Bảng 5. Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi của thành thị và nông thôn
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ đi học chung

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi
11


Tiểu học THCS THPT CĐ, ĐH Tiểu học

THCS

THPT CĐ, ĐH

Toàn quốc

100,2

94,1

72

30,5


98

91,4

68,9

23,8

Thành thị

99,7

95,4

82,1

54,2

98,3

94,3

79,1

43,6

Nông thôn

100,4


93,3

67,8

17,6

97,9

90,1

64,7

13,1

Nguồn: Kết quả điều tra biến động dân số kế hoạch hóa gia đình năm 1/4/2016
Bên cạnh đó, tỷ lệ người lớn biết chữ của nông thôn luôn thấp hơn so thành thị,
năm 2016, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 95,0%. (97,7% ở
khu vực thành thị so với 93,6% ở khu vực nông thôn).
-

Tỷ lệ khám chữa bệnh của khu vực nông thấp hơn so với thành thị: Theo điều

tra mức sống dân cư hộ gia đình năm 2016, thì tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12
tháng ở khu vực nông thôn là 38,5% thấp hơn 3,4% so với khu vực thành thị. Điều đáng
nói là tỷ lệ người dân nơng thơn khơng có bảo hiểm y tế khám bệnh ngoại trú (80,3%)
lớn hơn nhiều so với khu vực thành thị (77,9%).
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Qua một số phân tích thực trạng cho thấy một số hạn chế trong phát triển nông
nghiệp Việt Nam gồm: (i) Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp; (ii) Thu nhập từ sản xuất

nông nghiệp thấp và khoảng cách giữa thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp
ngày càng tăng lên; (iii) Mức sống thấp và (iv) Khả năng tiếp cập với y tế và giáo dục
thấp.
Những hạn chế trong phát triển của khu vực nông nghiệp như trên, là do các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong thời gian qua ngành nơng nghiệp ít nhận được sự quan tâm đầu tư
so với các khu vực còn lại trong nền kinh tế.
Tính theo giá hiện hành, tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm trong tổng
vốn đầu tư xã hội giảm từ 7,4% năm 2005 xuống chỉ còn 6,15% năm 2010 và 5,04%
năm 2014). Tính theo giá cố định, một số năm thậm chí tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư
cho nơng nghiệp cịn âm, như các năm 2011 (-8,3%), năm 2012 (-9,91%), năm 2014 (12


4,79%); (ii) Giai đoạn 2013 đến nay, thực hiện Đề án tái ngành nông nghiệp, tỷ trọng
đầu tư cho nông nghiệp đã có xu hướng tăng lên tuy nhiên đến năm 2018 cũng mới chỉ
đạt 6,31%, thấp hơn rất nhiều so với khu vực công nghiệp và dịch vụ (các số liệu lần
lượt là: 44,81% và 48,88%).
Bảng 6. Tỷ trọng vốn đầu tư phân theo các ngành kinh tế
Đơn vị tính: %

Tổng số

2010

2011

2012

2013


2014

2015

2016

2017

100

100

100

100

100

100

100

100

100

5,82

5,04


5,60

5,88

6,10

6,31

Nơng nghiệp 6,15

5,98 5,24

Cơng nghiệp 42,61

42,89 43,90 43,76

Dịch vụ

51,24 51,13 50,86 50,42

2018

47,74 47,42 46,05 44,75 44,81
47,22

46,98 48,07 49,15

48,88

Nguồn: Niên giám thống kê 2018 – Tổng cục Thống

kê Thứ hai, lao động ngành nơng nghiệp có trình độ
thấp
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành nông
nghiệp thấp hơn rất nhiều so với các ngành khác trong nền kinh tế. Năm 2018, tỷ lệ lao
động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo của ngành nông nghiệp chỉ là 4,1% trong khi bình
qn chung của tồn nền kinh tế là 21,9%. Đồng thời, cải thiện trình độ lao động của
ngành này cũng chậm hơn so với toàn nền kinh tế.
Bảng 7. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo phân theo ngành kinh tế

Tổng số
Nông nghiệp

2010

2013

2014

2015

2016

2017

2018

14,6
2,4

17,9

3,5

18,2
3,6

19,9
4,2

20,6
4,1

21,4
4,2

21,9
4,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2018 – Tổng cục Thống kê
Bên cạnh đó, theo số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình dân cư năm 2016, chia
theo bằng cấp cao nhất cho thấy, tỷ lệ lao động nơng nghiệp có trình độ cao đẳng chỉ
chiếm 11,9%, trong khi của công nghiệp là 21,9%, dịch vụ là 66,2%. Trong tổng số lao
động có trình độ đại học, khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 4,5%, công nghiệp chiếm
13


18,8%, dịch vụ chiếm 76,7%. Trong khi đó, ngành nơng nghiệp chiếm tới 82,2% số lao
động chưa học hết lớp 1 hoặc chưa bao giờ đến trường, 65,1% số lao động khơng có
bằng cấp. Trình độ lao động thấp như vậy là nguyên nhân dẫn tới các khó khăn cho
ngành nông nghiệp trong việc tiếp nhận và áp dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại vào
sản xuất.

Ba là, khoa học công nghệ chưa được ứng dụng vào trong sản xuất
Việc ứng dụng khoa học sản xuất trong nông nghiệp thể hiện: Thứ nhất, cơ giới
hóa trong sản xuất. Thứ hai, ứng dụng các thành tựu khoa học như: công nghệ thông tin,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, vật nuôi để tạo ra
sản phẩm có năng suất và chất lượng cao.
Thực tế hiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp có tăng trong giai
đoạn 2008-2018, tuy nhiên tỷ lệ cơ giới hố sản xuất nơng nghiệp nói chung, cơ giới
hóa lúa nói riêng một số khâu đạt cao nhưng chưa toàn diện, mới tập trung chủ yếu một
số khâu như làm đất, chăm sóc lúa, mía; thu hoạch lúa; một số khâu mức độ cơ giới hóa
cịn thấp như: cấy lúa, chăm sóc cây ăn quả, thu hoạch mía, cà phê (số liệu minh họa tại
bảng 8).

Bảng 8. Tỷ lệ cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2008-2018

Đồng bằng sông

Đồng bằng sông Cửu

Cả nước

Long
Hồng

Khâu làm đất
Gieo sạ
Chăm sóc
Thu hoạch

2008
75

5
55
15

2018
95
30
75
75

2008
80
25
60
15

2018
95
25
82
90

2008
85
40
63
25

2018
97,5

65
85
95

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra nơng thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016, Tổng
cục Thống kê
Theo kết quả của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016,
việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống còn thấp, cụ thể hơn 100 giống cây trồng


14


mới đã được nghiên cứu, tạo ra, do đó tỷ lệ diện tích cây trồng cả nước sử dụng giống
mới khá cao: lúa trên 90%, ngơ 80%, mía 60% và điều 100%. Đến năm 2016, cả nước
đã có 327 xã sử dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng ni trồng cây con, chiếm 3,6%
tổng số xã trong cả nước với diện tích 5.897,5 ha, chiếm 0,07% diện tích đất trồng cây
hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản.
Bốn là, liên kết trong sản xuất theo chuỗi giá trị còn lỏng lẻo
Liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẻo, mới chỉ bắt đầu
thực hiện trong lĩnh vực trồng trọt. Theo số liệu của Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản năm 2016, cả nước có tổng số 2.262 cánh đồng lớn; trong đó có
1.661 cánh đồng trồng lúa, chiếm 73,4%; 50 cánh đồng trồng ngơ, chiếm 2,2%; 95 cánh
đồng mía, chiếm 4,2%; 162 cánh đồng rau các loại, chiếm 7,2%. Trong đó, tỷ lệ diện
tích gieo trồng theo mơ hình cánh đồng lớn được ký hợp đồng bao tiêu trước khi sản
xuất của cả nước trung bình đạt 29,2%, trong đó có 12/48 tỉnh có tỷ lệ này đạt 100%,
9/48 tỉnh đạt dưới 10%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa có sự hợp tác, liên
kết với nhau trong phát triển thị trường, kênh phân phối tiêu thụ và chia sẻ các mối hàng
xuất khẩu và tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo Nguyễn Thị
Dương Nga (2017), Việt Nam hiện mới có khoảng 21%, trong khi Thái Lan là 36%,

Malaysia là 45% mối hàng xuất khẩu tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Ngun
nhân của tình trạng này là: (i) Những rủi ro về thị trường, sự phá vỡ hợp đồng giữa
doanh nghiệp với nông dân vẫn thường xuyên xảy ra, gây tâm lý sợ hãi không dám đầu
tư. (ii) Mối quan hệ hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chưa đủ ràng buộc trách
nhiệm.
Năm là, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục và y tế của khu vực nông thôn trong cơ cấu chi
tiêu của hộ gia đình cịn thấp
Xét trong cơ cấu chi tiêu của người dân Việt Nam năm 2016 thì thấy phần lớn thu
nhập dành cho các nhu cầu vật chất. Cụ thể người dân thành thị dành 48,7% mức chi
tiêu của mình chi cho ăn uống, cịn người dân nơng thơn đang dành khoảng 52,9% chi
tiêu cho nhu cầu này. Trong khi tỉ trọng thu nhập dành cho chi tiêu các nhu cầu giáo dục
15


và y tế rất thấp (tương ứng với ở thành thị và nông thôn lần lượt cho giáo dục và y tế là
6,7%, 4,8% và 4,9%, 6,4%).
Ngồi ra, có sự chênh lệch rất lớn về chi tiêu cho giáo dục và y tế bình quân trong
12 tháng trong năm. Cụ thể: mức chi trung bình cho giáo dục của ở khu vực thành thị
cao gấp 2,46 lần mức chi tương ứng ở khu vực nông thôn, và của y tế tương ứng là 1,33
lần (Tổng Cục Thống kê, 2018). Từ đó, người dân ở thành thị có điều kiện tốt hơn và
thuận lợi hơn về kinh tế (tài chính) để được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế có
chất lượng cao hơn so với người dân ở nơng thơn
Trên cơ sở phân tích những bất cập ở trên, bài viết kiến nghị một số giải pháp
nhằm phát triển nơng nghiệp, thực hiện mơ hình tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam thời
gian tới là:
Một là, nhóm chính sách thúc đẩy tăng trưởng ngành có hiệu quả Thứ nhất, tăng
cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
chưa cao. Do vậy thu hút đầu tư vào nông nghiệp cần theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và sử dụng hiệu quả yếu tố đầu vào. Một số chính sách tạo cơ chế để tăng cường

thu hút đầu tư phát triển ngành cụ thể như: (i) Chính sách đẩy nhanh q trình tích tụ
đất đai. (ii) Chính sách ưu đãi về tín dụng: Hỗ trợ về lãi suất và các thủ tục vay vốn sản
xuất phải được đơn giản hóa trong khâu thế chấp, bảo lãnh. Tăng lượng vốn cho vay
trung và dài hạn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh có khả
năng thu hồi vốn.
(iii)

Chính sách ưu đãi về thuế. (iv) Chính sách ưu đãi về xây dựng cơ sở hạ tầng

trong nông nghiệp.
Thứ hai, nâng cao trình độ lao động của người nơng dân thơng qua đổi mới hình
thức và phương thức đào tạo; đổi mới nội dung đào tạo để người nông dân có kiến thức
sản xuất nơng nghiệp, áp dụng được khoa học kĩ thuật vào để nâng cao năng suất lao
động.

16


Thứ ba, đầu tư R&D áp dụng công nghệ cao trong ngành nơng nghiệp chính là
điểm mấu chốt để nâng cao hiệu quả tăng trưởng, cụ thể: (i) Thực hiện có hiệu quả việc
R&D áp dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. (ii) Cần phải triển khai nhanh
trong bối cảnh hiện nay là tạo ra (bằng chuyển giao từ bên ngoài vào và tự nghiên cứu ở
trong nước) và áp dụng các loại giống cây trồng và vật ni mới (trong cả ngắn hạn và
dài hạn) có giá trị kinh tế cao, các loại giống mới ngoài đáp ứng được u cầu “nơng
nghiệp thơng minh với khí hậu”, cần đáp ứng được yêu cầu: có giá trị kinh tế cao, có
khả năng sản xuất mang tính hàng hóa trên phạm vi quy mơ lớn và có thể áp dụng công
nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Thứ tư, tăng cường liên kết sản xuất trong nơng nghiệp.
Khuyến khích các HTX, các doanh nghiệp và nông dân liên kết theo chuỗi giá trị
sản phẩm nhằm phải xây dựng được một số chuỗi nơng sản chính của địa phương, của

vùng và trên phạm vi tồn quốc. Bên cạnh đó liên kết sản xuất trong nông nghiệp theo
nguyên tắc: nền “nông nghiệp phải là đầu vào của chuỗi ngành hàng công nghiệp,
thương mại, dịch vụ” nhằm tạo ra giá trị gia tăng thông qua thay đổi chất lượng giống,
ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là thành tựu của nông nghiệp 4.0 vào quy trình sản
xuất; nâng cao sản phẩm chế biến tinh từ các loại nông sản. Việc kết giữa các ngành
không chỉ trên phạm vi vùng mà trên phạm vi toàn quốc, thậm chí xuyên quốc gia. Để
thúc đẩy liên kết giữa các ngành, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích như:
các ưu đãi về thuế, về thuê mặt bằng sản xuất đối với các doanh nghiệp có cam kết thực
hiện liên kết với nơng nghiệp và nơng dân. Đối với ngành nơng nghiệp, thì ngành cần
phải tổ chức mơ hình sản xuất theo hướng hiện đại, tăng cường ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ngoài liên kết trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị các
sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh thì cần các doanh nghiệp, hộ nông dân cần liên kết
phát triển thị trường; tạo thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực.
Hai là, các nhóm giải pháp đảm bảo bình đẳng giữa các nhóm dân cư trong việc
hưởng thụ các kết quả tăng trưởng.
17



×