Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Những hoạt động huy động vốn và các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.89 KB, 20 trang )

Lời nói đầu

Sau 10 năm thực hiện đờng lối Đổi mới của Đảng, nền kinh tế nớc ta đÃ
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng có sự điều tiết của
Nhà nớc theo định hớng XHCN; các thành phần kinh tế đợc bình đẳng và
tự do cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật.
Cơ chế kinh tế mới đà có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đà tăng nhanh cả số lợng lẫn chất lợng. Song
do nền kinh tế nớc ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp,
trừ mét sè doanh nghiƯp qc doanh vµ doanh nghiƯp cã vốn đầu t nớc
ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ
chiếm tỉ lệ trên 95% trong hệ thống các doanh nghiệp trên lÃnh thổ Việt
nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các doanh
nghiệp ở nớc ta thờng xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh,
đặc biệt là năm 1996, hầu hết các doanh nghiệp nớc ta đều bị thiếu vốn
trầm trọng trong khi đó đà xảy ra một nghịch lí là vốn ứ đọng ở các Ngân
hàng thơng mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn
không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp cha có các giải
pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lí. Thiếu vốn sản
xuất kinh doanh đà kìm hÃm sự phát triển của nền kinh tế, sự thiệt hại và
kìm hÃm càng trở nên sâu sắc hơn khi toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nớc
bị thiếu vốn vì rằng doanh nghiệp Nhà nớc đóng vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế, nó nắm giữ các ngành then chốt và phần lớn các nguồn lực của xÃ
hội. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp Nhà nớc nói
riêng ®· trë nªn cÊp thiÕt !
Víi mơc ®Ých vËn dơng các kiến thức đà học vào giải quyết vấn đề vốn
cho doanh nghiệp Nhà nớc, em chọn đề tài
"Những hoạt động huy động vốn và các giải pháp huy động vốn cho
các doanh nghiệp Nhà nớc ở nớc ta hiện nay".


Đề án đợc chia thành ba phần:
Phần I: Những vấn đề lí luận cơ sở về hoạt động huy động vèn cho
s¶n xt kinh doanh cđa doanh nghiƯp.

1


Phần II: Thực trạng việc huy động vốn ở các doanh nghiệp Nhà nớc
ở nớc ta hiện nay.
Phần III: Những giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp nhà nớc ở nớc ta hiện nay.
Việc tìm ra giải pháp về vốn cho doanh nghiệp nhà nớc là một vấn đề
hết sức khó khăn, phức tạp và phải tiến hành thờng xuyên trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do thời gian và trình độ hạn chế nên
em không thể tránh khỏi những vớng mắc và khiếm khuyết. Em rất mong
nhận đợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân
thành cảm ơn đà giúp đỡ em hoàn thành đề án này
Hà nội tháng 9 năm 2001
Phần I: Những vấn đề lý luận cơ sở về hoạt động
huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Để kinh doanh, trớc hết cần có vốn, vốn đầu t ban đầu và vốn bổ sung để
mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vốn kinh doanh đợc hình thành từ nhiều
nguồn vốn khác nhau. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn, ngời ta cũng phân
chia xí nghiệp theo nhiều loại khác nhau. Các nguồn hình thành vốn bao
gåm: Vèn do nhµ níc cÊp (vèn NSNN) vèn do chủ kinh doanh bỏ ra, vốn
liên doanh và vốn huy động. Việc bảo toàn và phát triển vốn đợc thực hiện
bằng các nguồn doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ (khấu hao và
hoàn vốn lu động) và từ các nguồn huy động bổ sung khác. Nói chung, ở
mỗi xí nghiệp, các nguồn vốn không đồng nhất, mà rất đa dạng và phong
phú. Do đó khái niệm các loại xí nghiệp đợc hình thành căn cứ vào nguồn

vốn chỉ có ý nghĩa tơng đối.
Vốn NSNN đợc cấp phát cho các xí nghiệp của nhà nớc. Trớc đây nguồn
vốn này rất lớn và chiếm phần quan trọng trong tổng số chi ngân sách của
chính phủ. Với chính sách mở rộng hoạt động của các thành phần kinh tế và
đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực kinh tế quốc dân, nguồn
vốn cấp phát của NSNN cho đầu t XDCB sẽ đợc thu hẹp về tỷ trọng và khối
lợng. Nguồn vốn bổ sung hoặc hoàn bù của các xí nghiệp quốc doanh cũng
đợc huy động từ nền kinh tế mà cấp phát từ NSNN nh trớc đây.
Thực tiễn hơn 11 năm đổi mới vừa qua cho thấy, vÊn ®Ị bøc xóc cđa doanh
nghiƯp níc ta thiÕu vèn để trang bị và đổi mới những công nghệ hiện đại.
Mặt khác, hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng cha cao, đặc biệt là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Trong nhiều năm trớc đây do cơ chế tập
2


trung quan liêu bao cấp chi phối, nên quá trình tích tụ và tập trung vốn
trong công nghiệp không đợc quan tâm đẩy mạnh.
Điều đó do một số nguyên nhân:
- Tỷ lệ giữa tiêu dùng và đầu t ở các xí nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực
công nghiệp đà không dạ vào yêu cầu phát triển của lực lợng sản xuất, cũng
không dựa vào hiệu quả kinh tế mà chỉ dựa vào các chỉ thị kế hoạch khô
cứng, vì thế quá trình tích tụ, tập trung vốn đà không đợc đẩy mạnh.
- Việc tái đầu t đôi khi cha đợc tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế, quá trình
tập trung vốn nhiều khi mang nặng tính chất hình thức. Tuy nhiên phải thừa
nhận rằng cơ chế tập trung quan liªu bao cÊp cho phÐp chóng ta tËp trung
vèn mét cách nhanh chóng và có hiệu quả để xây dựng các công trình trọng
điểm quy mô lớn. Thực ra, ngay từ xa xa các nhà kinh tế đà đánh giá cao
vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn,
luận điểm: "Lao động là cha, đất đai là mẹ" của mọi của cải vật chất đà đợc
nhà kinh tế học ngời Anh Uyliam Petty đa ra từ thế kỷ XVI. Điều đó chứng

tỏ r»ng, ngay tõ khi ®ã ngêi ta ®· nhËn thøc rõ những yếu tố cơ bản để tạo
ra mọi của cải cho xà hội, đó là nguồn lực con ngời và đất đai, tài nguyên
thiên nhiên. Kế thừa những t tởng của các nhà kinh tế cổ điển, Mác đà trình
bày quan điểm của mình về vai trò của vốn qua các học thuyết: Tích lũy,
tuần hoàn và chu chuyển, tái sản xuất t bản xà hội, học thuyết địa tô... Đặc
biệt là Mác đà chỉ ra nguồn gốc chủ yếu của vốn tích lũy là lao động thặng
d do những ngời lao động đặt ra, và nguồn vốn đó khi đem vào việc mở
rộng và phát triển sản xuất thì nó vận động nh thế nào. Khi nghiên cứu nền
sản xuất TBCN, Mác đà tìm thấy qui luật vận động của t bản (vốn) mà qui
luật này nếu ta trừu tợng những biểu hiện cụ thể về mặt xà hội thì sẽ thấy
một điều bổ ích bằng công thức
SLĐ
TLSX
T-H
...SX...H' - T'
Công thức đó đà chỉ ra rằng, bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào muốn thực
hiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua 3 giai đoạn: Mua
- Sản xuất - Bán hàng. Và điều quan trọng đối với mỗi ngời sản xuất, mỗi
doanh nghiệp chính là phải biết phân bổ một cách hợp lý các yếu tố của tiền
vốn, đầu t nhằm tạo ra nhiều của cải cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và
cả xà hội. Công thức đó cũng chỉ ra rằng trong dòng chảy liên tục của dòng
vốn đầu t nếu nh hình thái nào trong ba hình thái trên cha đi vào chu trình

3


vận động liên tục của các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trờng hợp
nh vậy thì đồng vốn đó vẫn ở dạng tiềm năng chính nó cha đem lại những
lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và toàn xà hội. Tích
lũy vốn (t bản) theo Mác là: "Sử dụng giá trị thặng d làm t bản, hay chuyển

hoá giá trị thặng d trở lại thành t bản...". Từ những phân tích khoa học chặt
chẽ với những luận cứ xác đáng Mác đà chỉ ra bản chất của quá trình tích
lũy vốn trong các doanh nghiệp TBCN: "Một khi kết hợp đợc với sức lao
động và đất đai tức là hai nguồn gốc đầu tiên của của cải, thì t bản có một
sức bành trớng cho phép nó tăng những yếu tố tích lũy của nó lên quá
những giới hạn mà bề ngoài hình nh là do lợng của bản thân t bản quyết
định, nghĩa là do giá trị và khối lợng của những t liệu sản xuất đà đợc sản
xuất ra quyết định".
Yêu cầu khách quan của tích lũy vốn đà đợc Mác khẳng định do những
nguyên nhân sau "Cùng với sự phát triển của phơng thức sản xuất TBCN thì
qui mô tối thiểu mà một t bản cá biệt phải có để có thể kinh doanh, trong
điều kiện bình thờng cũng tăng lên. Vì vậy, những t bản nhỏ hơn cứ đổ xô
vào những lĩnh vực sản xuất mà nền công nghiệp lớn chỉ mới nắm một cách
lẻ tẻ hay cha nắm hoàn toàn. Cạnh tranh ở đây sôi sục theo tỷ lệ thuận với
số lợng những t bản kình địch với nhau và theo tỷ lệ nghịch với đại lợng của
các t bản đó...Ngoài điều đó ra, một lực lợng hoàn toàn mới đà phát triển
lên cùng với nền sản xuất TBCN, đó là tín dụng.
Từ đó, Mác khẳng định: "Sự cạnh tranh bắt buộc nhà t bản, nếu muốn duy
trì t bản của mình thì phải làm cho t bản ngày càng tăng thêm và hắn không
thể naò tiếp tục làm cho t bản đó ngày một tăng lên đợc, nếu không có một
sự tích lũy ngày càng nhiều thêm".
Một số nhà kinh tế học khác cũng bàn về vốn và tích lũy vốn trong nền kinh
tế, mà tiêu biểu là cuốn "Kinh tế học" của Paul A. Samuelson. Ông viết:
"Hàng t bản do bản thân hệ thống kinh tế sản xuất để đợc sử dụng làm đầu
vào của sản xuất để làm ra hàng hoá dịch vụ. Các hàng t bản lâu bền này,
vừa là đầu ra, vừa là đầu vào, có thể tồn tại một thời gian dài hoặc một thời
gian ngắn. Chúng có thể đợc cho thuê trên thị trờng có tính cạnh tranh nh
cho thuê những mẩu đất hoặc những giờ lao động. Tiền trả cho việc sử dụng
tạm thời những hàng t bản gọi là tiền cho thuê". Ông còn cho rằng thực chất
của tích lũy chính là chúng ta thờng chịu bỏ tiêu dùng hiện nay để tăng tiêu

dùng cho tơng lai. Nh vậy xà hội đầu t, hay nhịn tiêu dùng hiện tại, mà chờ
để thu đợc lợi tức do đầu t đó tạo ra.

4


Một nhà nghiên cứu kinh tế ngời Hàn Quốc tên lµ Sang Sung Part tõ thùc tÕ
kinh tÕ cđa Hµn Quốc cùng một số tài liệu nghiên cứu của các nớc đang
chậm phát triển, ông đà so sánh với nhiều nớc phát triển và đi đến kết luận
đợc nhiều ngời chấp nhận là "Các nớc đang phát triển có rất ít khả năng sản
xuất t liệu sản xuất, đặc biệt là máy móc thiết bị, nhất là trong giai đoạn đầu
của thời kỳ phát triển một nền kinh tế tự cÊp, tù tóc. TiÕt kiƯm b»ng tiỊn cđa
ngêi tiªu dïng sẽ là quá ít ỏi để có thể đầu t ở những nơi còn cha có khả
năng sản xuất ra t liệu sản xuất".
Từ nhận định trên Sang Sung Part đà định nghĩa về vốn và tổng số vốn nh
sau: "Dới dạng tiền tệ, vốn đợc định nghĩa là khoản tích lũy, là phần thu
nhập thờng có cha đợc tiêu dùng. Về mặt hiện vật, vốn đợc chia thành hai
phần: vốn cố định và vốn tồn kho, là các t liệu sản xuất đợc sản xuất bằng
hiện vật đợc sản xuất trong khu vực sản xuất hay đợc nhập khẩu".
Và "Tổng số vốn tích lũy còn đợc gọi là tài sản quốc gia, đợc tích lũy từ lợng sản phẩm vật chất hiện có và đợc trực tiếp sử dụng vào quá trình sản
xuất hiện tại, không kể tài nguyên thiên nhiên nh đất đai và hầm mỏ vì nó
không đợc tạo ra các hoạt động đầu t. Cơ sở hạ tầng đợc gọi là vốn sản xuất
không thể thiếu đối với việc nâng cao tổng lợng sản phẩm vật chÊt". Qua ®ã
chóng ta rót ra mét sè nhËn xÐt theo quan niƯm vỊ vèn cđa Sang Sung Part:
Mét lµ: Vốn không chỉ biểu hiện bằng hiện vật hoặc dới dạng tiền tệ.
Hai là: Trong nền kinh tế thị trờng, vốn không chỉ là những lợng tiền mặt
nhất định trực tiếp đầu t sinh lợi nhuận mà còn là giá trị của những tài sản
hữu hình và vô hình tham gia vào các quá trình sản xuất.
Ba là: Tiền chỉ là vốn nếu nó đợc tích lũy có mục đích đầu t sinh lợi và cũng
chỉ trở thành vốn đầu t để phát triển kinh tế nếu nh trong nền kinh tế đó có

đủ khả năng để sản xuất ra t liệu sản xuất, có đủ khả năng chuyển đổi các
khoản tiền tiết kiệm thành những t liệu sản xuất trên thị trờng trong nớc và
quốc tế.
Vốn biểu hiện bằng tiền là nguồn vốn linh hoạt nhất, nhng phải là tiền vận
động đi vào sản xuất công nghiệp một cách có hiệu quả.
Mặc dù mỗi trờng phái, mỗi nhà kinh tế học, ở mỗi thời kỳ lịch sử có những
quan niệm, phân tích, kết luận về vốn riêng, song chúng ta có thể rút ra khái
niệm về vốn trên cơ së kÕ thõa mét sè c¸c häc thuyÕt kinh tÕ cuả các nhà
kinh tế học từ xa đến nay nh sau:
- Phạm trù vốn phải đợc hiểu theo nghĩa rộng gồm toàn bộ các nguồn lực
kinh tế khi đợc đa vào chu chuyển. Nó không chỉ bao gồm tiền vốn các tài

5


sản hiện vật nh máy móc, vật t, lao động, tài nguyên, đất đai... mà còn bao
gồm giá trị của những tài sản cấu hình nh vị trí của đất đai, các thành tựu
khoa học và công nghệ...
- Vốn hiểu theo nghĩa trực tiếp là phần giá trị tài sản quốc gia đợc tích lũy
dới dạng tiền và giá trị của tài sản hữu hình và vô hình nhằm mục đích sinh
lợi, đợc chuyển đổi thông qua các hoạt động đầu t thành những t liệu sản
xuất và các phơng tiện sản xuất cần thiết khác để sử dụng vào quá trình đầu
t cho nền kinh tế.
- Vốn trong nớc là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình
sản xuất, đợc hình thành nên từ nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng d của
nhân dân lao ®éng trong mét qc gia.
Nh vËy, cïng víi quan niệm về vốn của kinh tế chính trị Mác xít, các nhà
kinh tế học hiện đại mà tiêu biểu là Paut A. Samuelson cũng đà nghiên cứu
về vốn dới các góc độ khác nhau, nhng tất cả những sự nghiên cứu đó chỉ
làm rõ thêm bức tranh toàn cảnh về vốn mà Mác đà phát triển từ lâu.

Để đạt đợc mục tiêu tích lũy vốn cao thì vấn đề tiếp theo là phải xác định đợc mức tích lũy vốn trong GDP cần hớng tới trong từng giai đoạn phát triển
của nền công nghiệp. ứng với mỗi mục tiêu khác nhau thì mức tích lũy vốn
trong nớc thờng khác nhau, vấn đề là phải xác định đợc mức tích lũy vốn
chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong GDP sẽ quyết định quá trình tích tụ và tập trung
của các doanh nghiệp. Kinh nghiƯm cđa nhiỊu qc gia cho thÊy mn ®Èy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế thì tỷ lệ tích lũy vốn trong nớc thờng phải
chiếm 3% trong GDP.
Phần II: Thực trạng vốn của doanh nghiệp Nhà nớcYêu cầu bức thiết của việc huy động vốn cho doanh
nghiệp Nhà nớc hiện nay
Theo kết quả đợt kiểm trra đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp
Nhà nớc tiến hành ngày 1/1/1996 thì tổng số vốn kinh doanh của 5775
doanh nghiệp Nhà nớc đơn vị bàn giao là 68539 tỷ đồng (không kể giá trị
diện tích đất trong sử dụng.). Trong đó, doanh nghiệp TƯ 50761,8 tỷ, doanh
nghiệp địa phơng 17778 tỷ đồng. Nếu trừ đI số vốn không hoạt động, bao
gồm giá trị tài sản chờ thanh lí, không cần sử dụng, nợ khó đòi, nợ phải thu
đợc khoanh lại thì số vốn thực sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhà nớc là 60459 tỷ đồng, bằng 88,2% số vốn hiện có. Nếu loại trừ giá trị

6


tài sản bị mất mát, số tiền lỗ của doanh nghiệp còn treo trên sổ sách thì số
vốn thực sự hoạt động của doanh nghiệp còn ít hơn nữa.
- Trong số vốn thực sự hoạt động, vốn cố định là 53186 tỷ đồng, chiếm
88%; vốn lu động là 7273 tỷ ®ång, chiÕm 12%. Ta thÊy c¬ cÊu vèn nh thÕ là
không hợp lí. Vốn lu động chiếm tỉ lệ quá nhá so víi tỉng sè vèn cđa doanh
nghiƯp. Vèn lu động do Nhà nớc cấp chỉ đáp ứng đợc 20% nhu cầu vốn cho
doanh nghiệp, trong đó, vốn lu động thức sự hoạt động mới chỉ đáp ứng đợc
10%. Nh vậy, tình trạng thiếu vốn trong doanh nghiệp là phổ biến và rất
nghiêm trọng.

Nếu xem xét kĩ hơn về tài sản cố định ta thấy: trang thiết bị của doanh
nghiệp Nhà nớc rất lạc hậu, chắp vá từ nhiều nguồn, nhiều nớc khác nhau.
Theo điều tra của Tổng cục thống kê thì tình trạng kĩ thuật của đa số máy
móc thiết bị trong khu vực doanh nghiệp Nhà nớc lạc hậu khoảng 2-3 thế
hệ, có lĩnh vực nh đờng sắt, cơ khí, công nghiệp đóng tàu... lạc hậu 4-5 thế
hệ. Các doanh nghiệp Nhà nớc địa phơng chiếm tỉ lệ lớn nhng có trình độ
công nghệ lạc hậu hơn so với doanh nghiệp Nhà nớc TƯ. Trong số các
doanh nghiệp Nhà nớc TƯ có 54,3% số doanh nghiệp ở trình độ thủ công,
41% ở trình độ cơ khí, chỉ có 3,7% ở trình độ tự động hoá. Đối với các
doanh nghiệp Nhà nớc địa phơng có tới 94% số doanh nghiệp ở trình độ thủ
công, 2,4% ở trình độ cơ khí và chỉ có 2% ở trình độ tự động hoá.
Trình độ trang thiết bị công nghệ lạc hậu và quá yếu kém dẫn tới năng
suất lao động của doanh nghiệp Nhà nớc còn thấp, gây ảnh hởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nớc với các doanh nghiệp khác và
các doanh nghiệp nớc ngoài. Do dó, để doanh nghiệp Nhà nớc có khả năng
cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải có vốn (trung và dài
hạn) để đổi mới các dây chuyền công nghệ - qui mô vốn của một doanh
nghiệp Nhà nớc của nớc ta còn rất nhỏ. Vốn bình quân thực sự hoạt động
của một doanh nghiệp là 10,468 tỷ đồng(các doanh nghiệp cỡ nhỏ của các
nớc trong khu vực đều có vốn trên dới 1 triệu USD). 68% Doanh nghiệp
Nhà nớc cã vèn díi 1 tû ®ång trong ®ã cã 50% doanh nghiƯp Nhµ níc cã
vèn díi 500 triƯu, thËm chÝ có doanh nghiệp chỉ có vốn vài chục triệu đồng.
Một số ngành có vốn kinh doanh tơng đối lớn (Điện lực: 19298 tỷ, Nông
nghiệp:7738 tỷ, Ngân hàng tín dụng 2783 tỷ đồng...), tỷ trọng vốn từng
ngành so với tổng số vốn thờng không lớn, chẳng hạn, xây dựng 4,6%; chế
biến khoáng sản 3,6%; vận tải bộ 5,1%. Nh vậy, ta thấy rằng, qui mô vốn
của từng doanh nghiệp và của ngành rất nhỏ, nguyên nhân chính là do

7



doanh nghiệp Nhà nớc ở nớc ta hiện nay còn quá nhiều về số lợng, vốn của
doanh nghiệp khi thành lập đơc cấp phát từ Ngân sách Nhà nớc nhng do
Ngân sách Nhà nớc eo hẹp nên vốn cấp phát khi thành lập cũng rất nhỏ.
Từ việc phân tích thực trạng vốn của doanh nghiệp Nhà nớc, ta thấy
rằng, nhu cầu vốn hiện nay cho doanh nghiệp Nhà nớc là rất lớn cả về vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đòi hỏi phải có biện pháp huy động vốn
khẩn cấp cũng nh phải có sự điều chỉnh lại cơ cấu vốn cho phù hợp thì mới
có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nớc.
* Thực trạng huy động vốn trong các Doanh nghiệp Nhà nớc:
1. Huy động vốn trong DN Nhà nớc thời kì trớc khi đổi mới:
Trong thời kì trớc đổi mới, nền kinh tế nơcs ta mang nặng tính kế hoạch
hoá tập trung quan liêu bao cấp, do đó, việc huy động và sử dụng vốn mang
đặc trng là Nhà nớc bao cÊp vèn vµ bao cÊp tÝn dơng. Nhµ níc cấp phát vốn
trực tiếp hoặc gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng
trên cơ sở tính toán các nhu cầu vốn cần thiết để đảm bảo các chỉ tiêu pháp
lệnh mà Nhà nớc giao cho doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn và lu
thông vốn qua đại diện Ngân hàng Nhà nớc đảm nhận đà dẫn tới tiêu cực,
yếu kếm trong kinh doanh tiền tệ, không tạo lập đợc các thị trờng vốn, thị
trờng chứng khoán, thị trờng hối đoái... Điều đó đà dẫn tới không huy động
đợc vốn nhàn rỗi trong nhân dân, không đa dạng hoá đợc các hình thức lu
thông, cung ứng vốn do đó, không đáp ứng đợc kịp thời, linh hoạt, thích
hợp và có hiệu quả các nhu cầu vốn cho sản xt kinh doanh cđa doanh
nghiƯp.
2. Huy ®éng vèn trong DNNN từ khi tiến hành đổi mới đến nay:
Trong thời kì này, doanh nghiệp Nhà nớc đợc giao quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh, Nhà nớc chỉ giao vốn ban đầu cho doanh nghiệp, doanh
nghiệp phải tự xác định nhu cầu, khả năng đảm bảo và tự tiến hành huy
động vốn cho doanh nghiệp.
Để đánh giá thực trạng huy động vốn ở doanh nghiệp Nhà nớc hiện nay

ta xem xét các vấn đề sau:
a) Các kết quả đạt đợc:
Sau khi tiến hành đổi mới, vốn từ các nguồn khác nhau đà đợc huy động
vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với qui mô, tốc độ tăng nhanh
qua các năm.Tính đến tháng1/1996, doanh nghiệp Nhà nớc đà huy động đợc 279 375 tỷ đồng (doanh nghiệp Nhà nớc TƯ huy động đợc 254160 tỷ,
doanh nghiệp Nhà nớc địa phhơng 25215 tỷ) gấp hơn 4,1 lần vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Nh vậy thì cứ có 1 đồng vốn thì doanh nghiệp Nhµ
8


nớc ở nớc ta vay đợc trên 4,1 đồng; trong khi đó ở Nhật, các xí nghiệp có 1
đồng thì vay đợc 10 đồng. Nhiều quan sát viên phơng Tây cho rằng tỉ lệ này
chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro không lành mạnh so với phơng Tây.
Thực tế cho thấy hiện nay ở Nhật bản đang bị khủng hoảng tài chính vì
hàng loạt các công ty tài chính, Ngân hàng lớn bị sụp đổ do không thu hồi
đợc các khoản nợ. ở các nớc phơng Tây, ngân hàng chỉ cho vay: 1 đồng vốn
riêng chỉ vay đợc từ 2 đén 5 đồng. ở sài gòn thời kì 1970- 1975 các xí
nghiệp t nhân có 1 đông fvốn chỉ vay đợc khoảng 3 đồng ở Ngân hàng đầu
t và 2 đồng ở Ngân hàng thơng mại. Nh vậy, tỉ lệ vốn riêng/vốn vay thấp
nhất là 1,5.
Nh vậy, nếu so sánh với các chỉ tiêu này thì hiện nay, hiệu quả huy động
vốn ở các doanh nghiệp Nhà nớc là khá cao. Để huy động đợc lợng vốn này,
các doanh nghiệp Nhà nớc đà thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
- Huy động từ các nguồn tín dụng: đây là nguồn vốn huy động quan
trọng nhất của các doanh nghiệp Nhà nớc.
Tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp Nhà nớc luôn chiếm tỉ trọng
lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác. Hiện nay, doanh nghiệp Nhà nớc huy động đợc trên 50% tín dụng nội bộ và trên 70% tín dụng ngoại tệ từ
các Ngân hàng thơng mại.
- Huy động từ nguồn Ngân sách Nhà nớc: Ngân sách Nhà nớc là nguồn
vốn quan trọng thứ hai đối với các doanh nghiệp Nhà nớc. Ngân sách Nhà

nớc cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nớc dới dạng đầu t XDCB, cấp vốn
lu động, bù lỗ, trợ giá... Mặc dù đang có số lợng giảm nhng lợng vốn hàng
năm cho doanh nghiệp Nhà nớc là rất lớn. Năm 1994 bằng 0,5% GDP. Để
giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp Nhà nớc, vừa qua Bộ Kế hoạch và
Đầu t, Ngân hàng Nhà nớc, Bộ Tài chính đà trình Chính phủ duyệt cấp them
vốn lu động cho các doanh nghiệp thành viên của một số Tôngr công ty.
- Để giải quyết nhu cầu vốn trong thời gian qua các doanh nghiệp đÃ
vay nợ nớc ngoài dới hình thức nhập khẩu hàng hoá trả chậm (L/C trả
chậm) từ 2 tháng đến 2 năm. Trong năm 1996, lợng vốn huy động từ nguòn
này khoảng trên 1 tỷ USD tơng đơng 11000 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh
nghiệp Nhà nớc còn áp dụng một số biện pháp khác nh mua trả góp, tạm
ứng, kiên doanh, kiên kết... qui mô nguồn này không đáng kể so với các
nguồn trên.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn, nghị định 59/Cp
ngày 03/10/1996 cho phép doanh nghiệp Nhà nớc đợc quyên fhuy động vốn

9


bằng cách phát hành trái phiếu, vay vốn từ các tổ chức Tín dụng, các doanh
nghiệp khác, các cá nhân (kể cả CBCNV trong doanh nghiệp), nhận góp
vốn liên kết với các hìh thức khác nhng không làm thay đổi hình thức sở
hữu của doanh nghiệp Nhà nớc.
Nh vậy, ta thấy từ khi tiến hành đổi mới đến nay, hiệu quả hoạt động
huy động vốn cao hơn so với thời kì trớc; thể hiện ở chỗ: lợng vốn huy động
đợc nhiều hơn và các hình thức huy động vốn phong phú hơn. Thành tựu đó
do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+Việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trờng, doanh nghiệp đợc tự chủ sản xuất kinh doanh do đó tạo ra sự năng
động sáng tạo cho hoạt động huy động vốn cho sản xuất kinh doanh.
+ Việc thành công trong cải cách cà ổn định kinh tế đà tạo ra tốc độ tăng

trởng nhanh và vững chắc, tích luỹ nội bộ của đất nớc tăng nhanh. Do đó,
các nguồn vốn huy động đợc của doanh nghiệp đà tăng nhanh về số lợng và
qui mô, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp.
+ Mặc dù các thành phần kinh tế đợc khẳng định là bình đẳng với nhau
nhng thực tế thì doanh nghiệp Nhà nớc còn đợc hởng một số lợi thế so với
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nh: đợc vay nhắn hạn với tỉ
lệ lÃi suất thấp, đợc hởng tài trợ từ ngân sách, vay không cần phải thế
chấp...
b) Những tồn tại trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp:
Mặc dù sau 10 năm đổi mới hoạt động huy động vốn ở doanh nghiệp
Nhà nớc đà đạt đợc một số thành tựu đáng khích lệ, hoạt động huy động
vốn trong doanh nghiệp Nhà nớc còn một số vấn đề tồn tại sau:
Thứ nhất, hình thức huy động vốn chủ yếu là đi vay đà dẫn tới các hậu
quả sau:
+ Công nợ của doanh nghiệp Nhà nớc đà vợt xa mức bình thờng của
hoạt động kinh doanh và có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Đối với
nhiều doanh nghiệp Nhà nớc, theo báo cáo của Tổng cục doanh nghiệp thì
tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp Nhà nớc tính đến 31/12/1995 gấp 7
lần vốn lu động của doanh nghiệp và bằng 38,4% tổng doanh thu năm
1995; nợ khó đòi và nợ khoanh lại (thực chất là nợ không có khả năng thu
håi) chiÕm 46,1% vèn lu ®éng hiƯn cã cđa doanh nghiệp. Tỏng số nợ phải
trả của doanh nghiệp là 279376 tỷ đồng gấp 3 lần số nợ phải thu và b»ng
4,1 lÇn sè vèn kinh doanh cđa doanh nghiƯp - số nợ này lớn hơn GDP năm

10


1996 (năm 1996, GDP của nớc ta là 251000 tỷ đồng). Tổng số nợ của
doanh nghiệp TƯ là 259160 tỷ đồng, bằng 3,2 lần nợ phải thu và bằng 5 lần

vốn kinh doanh. Doanh nghiệp địa phơng có số nợ là 25215 tỷ đồng, bằng
2,2 lần nợ ơhải thu và 1,4 lần vốn kinh doanh. Do công nợ quá lớn, hàng
năm, doanh nghiệp Nhà nớc phải dành một tỉ lệ doanh thu khá lớn trả lÃi và
nợ cho Ngân hàng, do đó, làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp rất thấp. Năm 1995, tỷ lệ lợi nhuận/vốn là 19,3% trong khi đó lÃi
suất tín phiếu kho bạc Nhà nớc là 21%.
+ Do chủ yếu vay vốn ở ngân hàng dẫn đến việc cung cấp vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp bị phụ thuộc vào ngân hàng. Biểu
hiện ở chỗ ngân hàng có loại vốn nào thì vay đợc loại vốn đó; có vốn ngắn
hạn thì vay đợc vốn ngắn hạn, có vốn dài hạn thì vay đợc vốn dài hạn. Khi
nào mà các điều kiện cho vay dễ dàng thì vay đợc nhiều, khi nào điều kiện
cho vay khó khăn thì doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng vì không vay đợc
vốn. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu lí giải cho tình trạng thiếu vốn trầm
trọng ở các doanh nghiệp Nhà nớc trong năm 1996. Do phụ thuộc vào ngân
hàng nên doanh nghiệp không xây dựng đợc một cơ cấu vốn tối u với chi
phí vốn rẻ nhất mà phải chấp nhận mức lÃi suất do ngân hàng đa ra. Mức lÃi
suất này thờng khá cao.
Thứ hai: Tốc độ gia tăng vốn huy động cho doanh nghiệp
Nhà nớc giảm dần do tốc độ gia tăng của hai nguồn vốn chủ yếu là vốn tín
dụng và vốn Ngân sách Nhà nớc bị giảm mạnh.
+ Tốc độ gia tăng của tín dụng nội tệ giảm từ 36,48% năm 1992 xuống
còn 18,2% năm 1994.
+ Tốc độ gia tăng của vốn tín dụng nội tệ giảm từ 116,12% năm 1992
xuống còn 34,07% năm 1994.
Đối với nguòn vốn từ Ngân sách Nhà nớc cấp cho doanh nghiệp Nhà nớc bị giảm từ 8,5% GDP năm 1988 đến năm 1994 là 0,5% GDP.
Ta thấy một vấn đề rất mâu thuẫn là trong khi tốc độ tăng trởng của nền
kinh tế nớc ta tăng với tốc độ cao, thì hoạt động sản xuất kinh doanh của cá
doanh nghiệp cũng tăng nhanh, do đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng
tăng nhanh để bảo đảm yêu cầu tăng trởng, mở rộng sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp thì tốc độ gia tăng lợng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại bị giảm. Qua đó, ta thấy rằng
hiệu quả huy động vốn ngày càng giảm, doanh nghiệp ngày càng thiếu vốn
trầm trọng.

11


Thứ ba, trong cơ cấu của vốn huy động đợc thì chủ yếu là vốn ngắn hạn,
cha đáp ứng đợc nhu cầu vốn dài hạn để đổi mới dây chuyền công nghệ,
tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nớc.
Nguyên nhân: các hình thức huy động vốn dài hạn nh thuê tài chính,
phát hành cổ phiếu, trái phiếu... cha đợc ¸p dơng réng r·i ë níc ta. Doanh
nghiƯp ph¶i huy động vốn bằng cách vay ngân hàng nhng ngân hàng d thừa
vốn ngắn hạn nhng thiếu vốn dài hạn.
Tóm lại: trong 10 năm thực hiện đổi mới, hoạt động huy động vốn của
các doanh nghiệp Nhà nớc ở nớc ta đà đạt đợc một số thành tựu đáng kể.
Nhng bên cạnh đó còn một số vấn đề tồn tại nh các hình thức huy động vốn
cha đợc đa dạng hoá, chủ yếu vốn để kinh doanh, cha xây dựng đợc cơ cấu
vốn tối u, chi phí vốn cao, mới đáp ứng đợc một phần nhu cầu vốn ngắn
hạn, cha đáp ứng đợc nhu cầu vốn dài hạn... Những nguyên nhân đó dẫn
đến tình trạng doanh nghiệp n bị thiếu vốn trầm trọng trong những năm
qua. Vấn đề đặt ra là phải khắc phục đợc những tồn tại này để thúc đẩy
doanh nghiệp Nhà nớc phát triển, xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế nớc ta.
Phần III: Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp
Nhà nớc ở nớc ta hiện nay
I. Những trở lực đối với hoạt động huy động vốn ở các DN Nhà nớc.
1. Những vớng mắc trong việc đa dạng hóa hình thức
huy động vốn.
Hình thức huy động vốn bằng cách vay ngân hàng đà thể hiện rất

nhiều nhợc điểm đòi hỏi doanh nghiệp Nhà nớc phải đa dạng hóa hình thức
huy động vốn. Tuy nhiên để đa dạng hoá hình thức huy động vốn thì trớc
hết phải có các nguồn vốn và cơ chế pháp lý để điều chế hớng dẫn hoạt
động vốn từ các nguồn này. Hiện nay việc huy động vốn từ các nguồn ngoài
nguồn tín dụng ngân hàng đang gặp phải những khó khăn:
- Huy động vốn từ nguồn chủ sở hữu: Nguồn vốn hình thành vốn
chủ sở hữu cho doanh nghiệp Nhà nớc (DNNN) bao gồm nguồn từ ngân
sách Nhà nớc và nguồn từ lợi nhuận để lại. Nguồn ngân sách Nhà nớc
(NSNN) hiện nay chủ yếu sử dụng để thành lập mới các doanh nghiệp và bổ
xung vốn lu động cho một số doanh nghiệp trọng điểm. Ngân sách Nhà nớc
cấp cho các DNNN đang có xu hớng giảm dần. Do vốn ít, hiệu quả sản xuất
kinh doanh kém lợi nhuận phỉa trích để nộp khoản thu sử dụng vèn cho
12


NSNN do đó lợi nhuận để lại dùng việc phát triển sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Nhà nớc sản xuất nhỏ. Vì vậy, việc huy động vốn cho các
doanh nghiệp Nhà nớc từ các nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của DNNN
là rất khó khăn.
- Huy động vốn từ thị trờng chứng khoán: DNNN huy động vốn từ
thị trờng chứng khoán chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu công ty. Nghị
định 120 /CP ngày 17/9/1994 cho phép các DNNN phát hành trái phiếu để
huy động vốn nhng đến nay cha có DNNN nào phát hành trái phiếu để huy
động vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do nớc ta cha thành lập đợc thị trờng
chứng khoán để thúc đẩy việc mua bán trái phiếu, các văn bản pháp lý hớng
dẫn đợc phát hành trái phiếu công ty còn thiếu và cha hoàn thiện, hiệu quả
sản xuất kinh doanh ở các DNNN kém do đó ngời mua trái phiếu rất thận
trọng lo ngại công ty bị phá sản.
- Huy ®éng vèn tõ ngn tÝn dơng thuª mua: HiƯn nay chúng ta đÃ
có một số công ty cho thuê tài chính ra đời nh: Công ty thuê mua và đầu t

của VietCombank, công ty tín dụng thuê mua của Vietindebank, công ty
thuê mua và t vấn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, công ty thuê tài chính Kexin, công ty liên doanh và thuê tài chính
Việt Nam (Vinalease). Hình thức tín dụng thu mua còn mang tÝnh chÊt thư
nghiƯm ë níc ta, c¶ níc míi chỉ có Vietnamairline sử dụng để thuê máy
bay. Nguyên nhân do các hình thức này còn rất mới mẻ đối với các doanh
nghiệp ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh của các công ty còn
cha biết hoặc cha có kinh nghiệm về loại hình dịch vụ này, môi trờng pháp
lý còn sơ sài cha đồng bộ đà gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động
của các công ty cho thuê tài chính.
- Ngoài ra, doanh nghiệp Nhà nớc còn có thể huy động vốn bằng
cách huy động từ các nguồn tín dụng nhà cung cấp, tạm ứng của khách
hàng,... nhng các hình thức này cũng gặp phải một số khó khăn do qui mô
vốn của các doanh nghiệp ở nớc ta nhỏ lại luôn ở trong tình trạng thiếu vốn.
2. Những trở lực về tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nớc.
Tín dụng đang là ngn vèn quan träng nhÊt ®èi víi DNNN. HiƯn
nay viƯc huy động vốn từ nguồn này đang gặp phải những trở lực sau.
Thứ nhất, thể lệ tín dụng qui định đơn vị vay vốn phải thế chấp tài
sản hoặc đợc bảo lÃnh của ngời thứ ba đủ thẩm quyền ngời đợc bảo lÃnh
phải thế chấp tài sản cho ngời bảo lÃnh. Điều này làm cho nhiều DNNN
khó có thể vay đợc vốn từ ngân hàng nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Đây
không chỉ là ý kiến từ phía DNNN mà cả của một số cán bộ tín dụng "nhËn
13


kho¸n" møc cho vay hä nãi r»ng trong nhiỊu trêng hợp, doanh nghiệp vay
để xây dựng mới thì làm gì có tài sản để thế chấp.
Thứ hai, để kiểm soát hoạt động tín dụng và lợng tiền cung ứng,
Ngân hàng Nhà nớc qui định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thơng
mại và trên cơ sở hạn mức tín dụng đợc duyệt ngân hàng thơng mại phân

phổ hạn mức tín dụng cho các Tổ chức kinh tế (khách hàng) cả hai loại hạn
mức tín dụng trên đều xây dựng cho một thời gian dài (thờng là 1 năm) do
vậy dù DNNN có đủ các điều kiện vay vốn nhng nếu hạn mức tín dụng
không còn thì cũng không thể vay đợc vốn tín dụng ngân hàng.
Thứ ba, chính sách lÃi suất cha thể hiện rõ vai trò là đòn bÈy kinh tÕ
cha thùc sù ®iỊu tiÕt nỊn kinh tÕ ở tầm vĩ mô. Chính sách lÃi suất có thay
đổi nhng thay đổi còn chậm so với biến động của giá cả. Hiện nay lÃi suất
ngắn hạn là 1,5%/ tháng lÃi suất trung và dài hạn là 1,55%/ tháng. Mức lÃi
suất này vẫn còn cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận (khả năng sinh lời) của
nhiều DNNN với mức lÃi suất đó không mấy DNNN có thể vay đủ vốn của
ngân hàng để sử dụng tiền vay có hiệu quả và trả nợ phần vay đúng hạn.
Chính vì lÃi suất đầu ra của ngân hàng cao nên hạn chế qui mô tín dụng,
hạn chế khả năng vay vốn của DNNN, trong khi đó các DNNN luôn ở trong
tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Một nghịch lý khác là hiện nay các ngân
hàng thơng mại chỉ huy động vốn ngắn hạn mà khớc từ cacs khoản tiền gửi
dài hạn trong khi nền kinh tế đang bị thiếu vốn dài hạn. Rút cuộc ngân hàng
thơng mại (NHTM) tồn một lợng khá lớn vốn ngắn hạn trong khi đó "mặt
hàng" vốn dài hạn đợc nhiều doanh nghiệp hỏi mua mà không có.
Thứ t, năng lực và trình độ chuyên môn của một số cán bộ tín dụng
trong các NHTM hiện còn cha đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới nền kinh tế
nhất là các NHTM ở quận huyện, thủ tục cho vay vốn còn rờm rà đối với
khách hàng và thờng chậm chễ so với yêu cầu thời gian cần cấp vốn sản
xuất kinh doanh.
3. Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính DN Nhà nớc.
Mặc dù, cơ chế quản lý tài chính ở DNNN đà đợc đổi mới rất nhiều
nhng vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho việc huy động vốn của
DNNN. Cụ thể là:
- Cơ chế quản lý tài chính hiện nay cha xác định đợc rõ ràng quyền
về tài sản, quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với vốn. Cơ chế quản lý tài
chính ở DNNN còn phức tạp rờm rà không tại ra đợc tính linh hoạt trong

hoạt động huy động vốn đặc biệt là sử dụng tài sản để thế chấp.

14


- Việc Nhà nớc qui định DNNN chỉ đợc huy động vốn với tổng mức
d nợ không vợt quá vốn điều lệ. Trong tình hình hiện nay điều này cha phù
hợp vì hiện nay việc huy động vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu của
DNNN là rất khó khăn do NSNN eo hẹp, tích luỹ từ hoạt động kinh doanh
nhỏ doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn bằng cách vay ngân hàng mà hiện
nay nợ của DNNN đà vợt xa vốn tự có do đó nếu qui định tổng mức vốn
huy động không đợc vợt quá vốn điều lệ thì rất ít DNNN có khả năng huy
động đợc vốn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra
nghịch lý DNNN bị thiếu vốn trầm trọng, ngân hàng thừa hàng ngàn tỷ
đồng.
4. Là những trở lực từ phÝa doanh nghiƯp Nhµ níc.
- Qui mèn vµ vµ doanh nghiệp nhỏ công nợ lớn. Tài sản thế chấp
của doanh nghiệp có giá trị nhỏ, công nghệ lạc hậu so với thế giới nếu có
rủi ro xảy ra thì việc phát mại của ngân hàng rất khó khăn. Ngân hàng chØ
cã thĨ cho doanh nghiƯp vay mét sè lỵng vèn bằng với vốn tự có của doanh
nghiệp nếu vợt quá vốn tự có thì nếu có rủi ro xảy ra thì ngân hàng là ngời
phải gánh chịu các rủi ro mất mát. Do đó DNNN rất khó có thể vay một lợng vốn lớn, để có thể tăng lợng vốn vay thì mấu chốt vấn đề là phải tăng đợc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN hiện nay là rất thấp tình
trạng lÃng phí thất thoát vốn sảy ra còn phổ biến dẫn đến thua lỗ, mất khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Điều này làm giám đốc các NHTM e
ngại khi đặc bút ký cho các DNNN vay vốn.
- Công tác kế hoạch hóa tài chính trong các DNNN còn rất yếu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính chất buôn chuyến do đó rất
khó xác định đợc nhu cầu vốn cho một thời kỳ dài hạn làm cho hoạt động
huy động vốn thờng xuyên bị động do đó nhiều khi để huy động đợc vốn

doanh nghiệp phải chấp nhận đợc chi phí vốn lớn.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài chính của doanh nghiệp
còn rất yếu về trình độ chuyên môn nhất là các nghiệp vụ huy động vốn
mới nh là tín dụng thuê mua, phát hành trái phiếu.
II. Những giải pháp huy động vèn cho DN Nhµ níc ë níc ta hiƯn nay.
1. Các giải pháp và tầm vĩ mô.
1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý tài chính ở doanh
nghiệp Nhà nớc theo hớng:
- Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyÕn khÝch DNNN chñ

15


động huy động và tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.
+ Mở rộng các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp nh phát hành
trái phiếu, đa dạng hóa hình thức phát hành trái phiếu ... Đồng thời có có
qui chế giám sát chặt chẽ để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu t.
+ Cải tiến hệ thống thuế, hệ thống tín dụng, cơ chế lÃi suất tạo điều
kiện cho DNNN tham gia vào thị trờng vốn với t cách là chủ thể của thị trờng này, cụ thể:
Đối với hệ thống thuế: Nghiên cứu bÃi bỏ tiền thu sử dụng vốn vì
các DNNN chủ sở hữu là Nhµ níc vèn lµ vèn cđa Nhµ níc nh vËy đứng trên
góc độ chủ sở hữu không ai lại thu tiền sử dụng vốn vào ngay vốn của mình
bỏ ra. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay phần lớn các DNNN đang bị thiếu
vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ cha cho lợi nhuận sau thuế
còn ít nhu cầu bổ sung vốn còn lớn do vậy không nên thu khoản thu này.
Trong thực tế hiện nay tổng số tiền thu vào sử dụng vốn và NSNN hàng
năm là không đáng kể, bỏ khoản thu này DNNN sẽ có thêm điều kiện tích
luỹ phát triển sản xuất.
Đối với hệ thống tín dụng: Đặc biệt chú ý đến hình thức tín dụng
thuê mua. Nghị định 64/CP mới là phác thảo ban đầu cần phải hoàn thiện và

bổ sung, nâng cao tính chất pháp lý của văn bản nếu cần có thể ban hành
Luật thuê tài chính bên cạnh Luật ngân hàng. Cần phải có các biện pháp để
khuyến khích cả hai bên đi thuê và cho thuê.
+ Cho phép các Tổng công ty thành lập các công ty tài chính để chủ
động thu hút vốn từ bên ngoài và để thuận lợi cho việc điều hòa vốn giữa
các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty.
- Tăng cờng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về vốn và tài sản sở
hữu Nhà nớc tại doanh nghiệp:
+ Cho phép DNNN sử dụng linh hoạt các loại vốn quĩ kinh doanh đợc chuyển đổi cơ cấu tài sản từ tài sản cố định sang tài sản lu động và ngợc
lại.
+ Cho phép các doanh nghiệp chủ động nhợng bán thanh lý những
tài sản cố định nằm ngoài tài sản phục vụ mục tiêu kinh doanh chính và tài
sản đặc biệt đợc Nhà nớc quản lý để thu hồi vốn phục vụ nhu cầu vốn cho
hoạt động kinh doanh mới.
+ Doanh nghiệp Nhà nớc đợc cầm cố thế chấp tài sản để huy động
vốn.
1.2. Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nớc theo hớng:
+ Sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ để tạo ra c¸c doanh nghiƯp lín cã
16


tiềm lực mạnh về tài chính khắc phục tình trạng phân tán manh mún có qui
mô quá nhỏ.
+ Kiên quyết mạnh dạn sử lý các doanh nghiệp kinh doanh thu lỗ
kéo dài, mất vốn bằng cách sáp nhập hoặc tuyên bố phá sản để tập trung
vốn cho các DNNN khác.
+ Sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nớc: Đối với các doanh nghiệp mà
Nhà nớc cần phải khống chế 100% thì Nhà nớc phải có kế hoạch bổ xung
vốn lu động để tạo cho doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh. Đối với
các doanh nghiệp mà Nhà nớc không cần phải khống chế 100% tiến hành

cổ phần hóa để tạo vốn doanh nghiệp, Nhà nớc giữ cổ phần đủ khống chế
doanh nghiệp phần còn lại có thể bán cho cán bộ công nhân viên và những
ngời bên ngoài có nhu cầu mua cổ phần.
1.3. Các giải pháp về tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nớc.
Thứ nhất, đối với một số khoản tín dụng và dự án xin vay của các
doanh nghiệp Nhà nớc nên thay thế điều kiện tài sản thế chấp bằng tín chấp
hoặc bảo lÃnh. Qui chế bảo lÃnh nên bỏ điều kiện ngời xin bảo lÃnh phải
thế chấp tài sản tại ngân hàng bảo lÃnh. Cho vay b»ng thÕ chÊp ci ¸p dơng
víi doanh nghiƯp cã tính hình tài chính vững chắc có quan hệ lâu dài với
ngân hàng, vay trả sòng phẳng.
Thứ hai, ngân hàng Nhà nớc nâng hạn mức tín dụng cho phù hợp
khả năng mở rộng tín dụng của từng ngân hàng thơng mại, đáp ứng nhu cầu
thu mua, đầu t trung và dài hạn, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu. Lúc nhu cầu vốn tăng là biểu hiện kinh tế
đà phát triển. Điều chỉnh hạn mức tín dụng trong "tầm tay" của NHNN tin
chắc rằng công cụ này sẽ phát huy kịp thời để đáp ứng nhu cầu vốn cho
DNNN đó cũng là sự thúc đẩy tăng trởng kinh tế.
Thứ ba, qui định lÃi suất cho phù hợp với tình hình thực tế của nền
kinh tế.
Thứ t, phát triển thị trờng chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cho
DNNN.
2. Giải pháp cụ thể về phía các doanh nghiệp Nhà nớc.
Một là, đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Đa dạng hóa hình thức
huy động vốn là phơng thức tài trợ vốn rất linh hoạt cho các doanh nghiệp
nếu không đủ điều kiện vay vốn ở hình thức này thì có thể chuyển sang vay
vốn ở hình thức khác vì vậy nhu cầu vốn luôn đợc đáp ứng kịp thời. Hiện
nay DNNN có thể huy động vốn từ các nguồn tín dụng sau: phát hành trái
phiếu; vai vốn và góp vốn của công nhân viên; vay nóng tiền vốn giữa các
17



doanh nghiệp; mua chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp; hình thức tín
dụng thuê mua, tín dụng trả góp ...
Hai là, tăng cờng công tác kế hoạch hóa tài chính đề DNNN chủ
động hơn và có thời gian để lựa chọn các hình thức huy động vốn có hiệu
quả nhất.
Ba là, kết hợp huy động vốn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng luôn đợc đặt ra
đối với các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp nâng cao đợc hiệu quả sử dụng
vốn điều đó cũng tơng đơng với việc tiết kiệm đợc một lợng vốn đáng kể
mà lẽ ra phải huy động thêm nếu nh không nâng cao đợc hiệu quả sử dụng
vốn.
Bốn là, đào tạo và tổ chức một đội ngũ cán bộ tài chính doanh
nghiệp có năng lực có trình độ chuyên môn cao:
+ Thờng xuyên mở các khóa đào tạo bồi dỡng để nâng cao nghiệp
vụ và thông tin cho cácn bộ tài chính doanh nghiệp.
+ Cần hình thành một mạng lới cộng tác viên gồm các chuyên gia
kinh tế để phối hợp t vấn cho DNNN trong việc lựa chọn các hình thức huy
động vốn.

Kết luận
Vốn là điều kiện sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh là một
trong các biện pháp hàng đầu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhà nớc trong những năm qua DNNN ở nớc ta đà thực hiện biện pháp huy
động vốn khác nhau nh huy động vốn từ nguồn NSNN vay các bạn hàng, và
các tổ chức tín dụng khác... và đà đạt đợc một số thành tựu đáng khích lệ.

Mặc dù vậy trong quá trình huy động vốn các DNNN vẫn còn tồn
tại những vấn đề cần phải giải quyết, những nhân tố tiêu cực cần xóa bỏ.
Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên em nghĩ rằng việc đó sẽ phần nào giúp
các DNNN khắc phục tình trạng thiếu vốn trầm trọng hiện nay./.
i liƯu tham kh¶o
1. Kinh tÕ häc P. A. Samueson & William. D. Nordhaus
ViÖn Quan hÖ Quèc tÕ - 1989.

18


2. Kinh tế học David Begg.
3. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp
NXB KHKT - 1997.
4. Quản trị tài chính Chủ biên PTS. Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ , Xuất
bản 1997
5. Tạp chí Tài chính các năm 1996 - 1997.
6. Tạp chí Ngân hàng các năm 1996 - 1997.
7. Tạp chí Kinh tế và phát triển các năm 1996 - 1997.
8. Tạp chí Phát triển kinh tế các năm 1996 - 1997.
9. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế các năm 1996 - 1997.
10. Tạp chí Kinh tế dự báo năm 1997

19


Mục lục
Lời nói đầu
Phần I: Những vấn đề lý luận cơ sở về hoạt động huy động vốn cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phần II: Thực trạng vốn của doanh nghiệp Nhà nớc - Yêu cầu bức
thiết của việc huy động vốn cho doanh nghiệp Nhà nớc hiện nay
* Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Nhà nớc
1. Huy động vốn trong doanh nghiệp Nhà nớc thời kú tríc khi ®ỉi
míi
2. Huy ®éng vèn trong DNNN tõ khi tiến hành đổi mới đến nay
Phần III: Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp Nhà nớc ở nớc ta hiện nay
I. Những trở lực đối với hoạt động huy động vốn ở các doanh
nghiệp Nhà nớc
1. Những vớng mắc trong việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn
2. Những trở lực về tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nớc
3. Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nớc
4. Là Những trở lực từ phía doanh nghiệp Nhà nớc
I0I. Những giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp Nhà nớc ở
nớc ta hiện nay
1. Các giải pháp và tầm vĩ mô
2. Giải pháp cụ thể về phía các doanh nghiệp Nhà nớc
Kết luận
Tài liệu tham khảo

20

Trang
1
3
8
10
10
11
16

16
16
17
19
19
20
20
23
24
25



×