Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại việt nam – thực trạng và giải pháp (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.54 KB, 3 trang )

13
minh thu nhập của chúng từ những hoạt động kinh doanh và hợp pháp hóa được
những đồng tiền có nguồn gốc phi pháp của mình.
1.1.2.6 Rửa tiền qua các cơng ty bảo hiểm
Những tên tội phạm dùng tiền phi pháp để mua bảo hiểm tại các công ty bảo
hiểm. Sau một thời gian, các khoản tiền này khi nằm trong tài khoản của công ty
bảo hiểm sẽ tạo một điều kiện an tồn nhất định. Khi đó, bọn tội phạm sẽ yêu cầu
rút tiền trước thời hạn và yêu cầu chi trả cho người thụ hưởng khác hoặc dùng giá
trị hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo chi trả cho một nhu cầu giao dịch nào đó như
mua bán bất động sản,…
1.1.2.7 Rửa tiền qua thị trường chứng khoán
Một số nước chưa có quy định chặt chẽ về kiểm sốt nguồn gốc đồng tiền
đầu tư vào thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền hoạt động tại
thị trường này. Các đồng tiền bẩn sẽ được sử dụng để mua cổ phiếu tại các sàn giao
dịch. Sau đó, các cổ phiếu này sẽ được bán đi, thậm chí có thể thấp hơn giá trị mua
lúc đầu để nhận lại những đồng tiền hợp pháp.
1.1.2.8 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Những tên tội phạm rửa tiền có thể dùng tiền bẩn để gửi tiết kiệm, mở tài
khoản ngân hàng để mua tín phiếu, trái phiếu, séc du lịch, chuyển tiền liên ngân
hàng. Trên thực tế, số tiền chuyển vào ngân hàng nếu vượt quá số tiền quy định sẽ
bị đưa vào danh sách những giao dịch đáng ngờ phải giải trình nguồn gốc kèm theo
tra sốt. Tuy nhiên, ở một số quốc gia chưa có quy định cụ thể về hạn mức số tiền
phải giải trình nguồn gốc, điều này chính là khe hở để bọn tội phạm lợi dụng thực
hiện hành vị rửa tiền của mình. Tại các quốc gia có hệ thống ngân hàng hoạt động
kém hiệu quả nhưng chi phí cao, những hành vi này còn được diễn ra ở các ngân
hàng “ngầm”. Trong cộng đồng những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại
hệ thống ngân hàng khơng chính thức với chi phí dịch vụ rẻ, bí mật, thủ tục giấy tờ
nhanh gọn, đơn giản hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng này có mạng lưới
rải khắp các quốc gia khác nhau để tiến hành dịch vụ chuyển tiền nội địa hoặc quốc
tế. Hoạt động của hệ thống ngân hàng “ngầm” này dựa vào niềm tin của khách hàng



14
nên thủ tục rất đơn giản và bí mật. Do đó, các tên tội phạm có thể đem tiền đến gửi
và yêu cầu nhận ở nơi khác. Những nơi nhận tiền thường là các quốc gia đang kêu
gọi đầu tư tài chính mà khơng quan tâm đến nguồn gốc của đồng tiền, việc thanh
tốn qua ngân hàng khơng phải là yêu cầu bắt buộc và thông dụng, cùng với hệ
thống pháp luật chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, hành vi rửa tiền qua hoạt động thanh
tốn quốc tế khơng thể không nhắc đến trong phương thức này. Hành vi phạm tội
được thực hiện qua hình thức này rất tinh vi và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Đối tượng
thực hiện hành vi rửa tiền thơng qua hoạt động thanh tốn quốc tế khơng chỉ là các
cá nhân, mà cịn là có doanh nghiệp, tập đồn lớn được ngụy trang. Các đối tượng
phạm tội xuyên quốc gia có quan hệ mật thiết với nhau, từ đó thiết lập quan hệ
người nhập khẩu, người xuất khẩu hàng hóa hoặc thanh tốn cho bên thứ ba nhưng
trên thực tế là chỉ làm việc với ngân hàng qua chứng từ và hàng hóa khơng hề có
thật. Nếu trót lọt, tiền bẩn có thể được chuyển đi từ quốc gia này đến quốc gia khác
một cách dễ dàng và có vỏ bọc như một giao dịch thanh tốn quốc tế thơng thường.
Như vậy, với những hình thức kể trên, có thể phân loại luồng tiền bẩn chủ
yếu như sau:
- Các nguồn tiền bẩn được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình
rửa tiền mà số tiền bất hợp pháp được hình thành, tẩy rửa và được tái đầu tư
qua hệ thống tài chính của nước đó.
- Số tiền bẩn có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra nước ngồi để tẩy rửa
trong hệ thống tài chính của nước khác và được tái đầu tư qua hệ thống tài
chính của nước đó.
- Số tiền bẩn được tẩy rửa và chuyển đi khỏi hệ thống tài chính của một quốc
gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác và không quay lại để đầu tư cho
quốc gia ban đầu.
- Số tiền bẩn được tạo ra ở nước ngoài, được tẩy rửa ở nước đó hoặc nước khác
và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển.
- Số tiền bẩn sau khi được tẩy rửa được chuyển vào một quốc gia đang phát

triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông và tiêu thụ ở khắp nơi.


15
1.1.3 Hậu quả kinh tế xã hội của hoạt động rửa tiền
Hoạt động rửa tiền có tác động tiêu cực rất lớn tới nền kinh tế khi phá vỡ sự
ổn định của nó, khơng chỉ đối với một quốc gia nói riêng mà cịn tác động đến nền
kinh tế tồn cầu nói chung.
Gây mất ổn định cho nền kinh tế
Những tội phạm rửa tiền khơng quan tâm đến lợi ích kinh tế của nguồn lợi
nhuận bất hợp pháp họ kiếm được. Chính vì vậy, chúng khơng quan tâm tới lợi ích
quốc gia mà họ đầu tư cũng như hậu quả của việc đầu tư đó. Mục đích của việc đầu
tư chỉ là nhằm hợp pháp hóa các khoản tiền phi pháp. Do đó, nó gây ra sự mất ổn
định về kinh tế, ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực giữa các khu vực dẫn đến hiệu
quả kinh tế kém tại các khu vực trọng yếu, sai lệch về danh mục đầu tư, gây ra sự
phát triển không cân xứng giữa các ngành nghề và quy mô cũng như nhu cầu của
nền kinh tế. Hoạt động rửa tiền còn làm bóp méo hoạt động ngoại thương bởi nó
làm biến tướng các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, nó cũng thường đi
kèm với các hành vi trốn thuế gây ra thất thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, Chính
phủ phải bỏ ra một khoản tiền khơng nhỏ (chi phí y tế, sức khỏe cộng đồng, chi phí
thực thi pháp luật…) để khắc phục hậu quả từ những hoạt động bất hợp pháp như:
buôn lậu, buôn bán ma túy, mại dâm… Vì vậy, rửa tiền gây tổn hại rất lớn đến nền
kinh tế và ngân sách quốc gia, làm giảm khả năng thực thi các chính sách kinh tế vì
khơng đủ nguồn lực. Hơn nữa, nguồn tiền bất hợp pháp trong nền kinh tế xuất hiện
càng nhiều thì càng làm mất quyền kiểm sốt của Chính phủ.
Giảm thu hút đầu tư nước ngồi
Các hoạt động phạm tội có thể sinh lời và đem lại lợi nhuận cho tội phạm rửa
tiền nếu như chúng tẩy rửa tiền thành công. Khi một quốc gia vẫn được coi là nơi ẩn
nấp an tồn cho tội phạm thì có thể hoạt động rửa tiền ở đó sẽ phát triển. Điều này
có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nước đó, vì các

tổ chức tài chính nước ngồi có thể ngay lập tức hạn chế các giao dịch của quốc gia
này, những giao dịch sẽ phải trải qua sự kiểm soát chặt chẽ, gắt gao hơn. Từ đó, các
doanh nghiệp nước ngồi sẽ bị giảm khả năng tiếp cận thị trường hoặc phải tiếp cận



×