Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI THU HOẠCH GVMN 9: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.69 KB, 18 trang )

GVMN9: Tổ chức hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp
Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là niềm hy vọng của gia đình

và là
tương lai của xã hội. Nếu được chăm sóc, giáo dục đúng đắn thì trẻ sẽ trở
thành người con ngoan của gia đình, người dân có ích cho xã hội. Ngược lại
nếu khơng chăm sóc giáo dục trẻ kịp thời và sai lệch có thể trở thành gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi gia đình, đối với ngành học mầm
non và đối với mỗi người công dân trong xã hội.
Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc ni dưỡng, bảo vệ sức
khỏe
trẻ trường mầm non .......... đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã
hội. Chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vơ
cùng quan trọng, chăm sóc ni dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe
cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất, trẻ khỏe mạnh, thông
minh.
Nhiệm vụ của trường mầm non .......... là: “Tiếp nhận, chăm sóc và giáo
dục
trẻ. Các bé khi đến trường, mọi sinh hoạt ban đầu hoàn toàn nhờ vào cô giáo.
Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường cịn vơ cùng lo lắng, khơng biết các
cơ giáo mầm non có chăm sóc con mình được chu đáo được hay không. Đặc
biệt là với các bé biếng ăn các bậc cha mẹ không tránh khỏi những băn khoăn
trăn trở, đang giờ làm việc cũng tranh thủ đến xem con có khóc khơng, ăn có
được nhiều khơng?...... Để các bậc cha mẹ yên tâm, chúng tôi đã thực sự vừa
là cơ giáo, vừa là người mẹ hiền, dạy trẻ nói điều hay lẽ phải, dỗ dành trẻ ăn
hết xuất, cho các bé ngủ ngon giấc. Chúng tôi, những cô giáo mầm non chỉ
ước mong làm sao nuôi cho các bé khoẻ, dạy cho các bé ngoan, mở ra trước
mắt các bé một thế giới đầy kỳ thú để các bé thoải mái tìm tịi và khám phá,
tạo cho các bé các sân chơi để các bé có dịp trải nghiệm những gì bé được
cơ dạy ở trường và cả những gì bé tự khám phá được. Những gì các bé làm


được là một món quà quý giá mà các bé tặng cho chúng tôi. Tâm huyết là thế
nhưng trên thực tế trường mầm non .......... cịn gặp nhiều khó khăn trong
cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Trường có 2 khu, các lớp
được phân bố khơng đồng đều. Nhà trường đã từng bước khắc phục những
khó khăn, cùng với các ban ngành đoàn thể vận động các cháu khu 1 xang
học khu 2 học đúng độ tuổi, hiện tại khơng cịn lớp học ghép. Nhà trường đã
tu sửa mua sắm thêm được một số trang thiết bị phục vụ dạy và học, tạo môi
trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm, vui chơi...., đây là điều kiện vững chắc
để nuôi dạy các cháu, là phượng tiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
về các mặt: Thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
Với cơng tác chăm sóc ni dưỡng: Giáo dục cho trẻ biết được một số hành vi
trong ăn uống, thao tác vệ sinh cá nhân. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể
chất và tinh thần, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường. Giữ
gìn mơi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ


để phòng chống một số bệnh do vi rút gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới
tính mạng của trẻ. Đảm bảo tốt công tác vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh
mơi trường, phịng chống các dịch bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết,
và các bệnh theo mùa cho trẻ.
Chỉ đạo triển khai rộng rãi mô hình “Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phịng”,
chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nền nếp, thói quen
tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ. Chú
trọng khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa các đại dịch,
thường xuyên kiểm tra nguồn nước, diệt muỗi, hợp đồng với những nhà cung
ứng thực phẩm sạch. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2lần/năm /trẻ
Với cơng tác chăm sóc giáo dục: Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học,
tăng cường giáo dục toàn diện cho trẻ, tổ chức cho trẻ trải nghiệm khám phá
các hoạt động để phát huy tính tích cực của trẻ.
Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong

trường mầm non ........... Ban giám hiệu trường đã đề ra một số nhiệm vụ
trong tâm sau:
Một là: Xây dựng kế hoạch năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần; xây
dựng chế độ sinh hoạt; xây dựng kế hoạch chun mơn: cụ thể chương trình
dạy cho các khối lớp phù hợp, sát với tình hình của trường và giao chỉ tiêu
chất lượng cho từng khối, lớp. Chất lượng giao gắn với chỉ tiêu thi đua của
lớp, của cá nhân vào cuối năm
Hai là: Chỉ đạo tích cực việc thực hiện "học bằng chơi, chơi bằng trải
nghiệm".
Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp tích cực và
hình thức sáng tạo trong các hoạt động chung... Nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học có nề nếp là việc làm
thường xuyên. Muốn thực hiện tốt việc "Dạy thật"thì mỗi giáo viên nghiêm túc
thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày
như: Hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều.
Soạn giáo án đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển
ngơn ngữ, trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn vận dụng phương
pháp giáo dục tích cực, tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng
tạo của trẻ. Muốn có "Kết quả thật"thì giáo viên phải biết thực hiện tốt phương
pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ơn luyện thêm kiến thức cho trẻ
vào các thời điểm trong ngày. Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt
động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. "Học mà chơi, bằng trải nghiệm"là
kết quả tốt nhất vì trong q trình chơi giúp trẻ ơn luyện kiến thức mà trẻ được
trải nghiệm được khám phá. Được giao lưu cùng bạn, có kỹ năng giao tiếp....
Ba là: Đánh giá phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp,
đối với giáo viên có tay nghề cịn non cần chú trọng bồi dưỡng thêm phương
pháp, kiến thức, kỹ năng sư phạm cách tổ chức hoạt động giáo dục một cách
khoa học hiệu quả. Thông qua các buổi dự giờ, chuyên đề, hội giảng..... và
đặc biệt khuyến khích giao viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
Đối với giáo viên khá - tốt, bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong,

sự sáng tạo linh hoạt cho giáo viên mạnh dạn áp dụng các hình thức mới tạo


hứng thú cho trẻ trong các giờ học.
Bốn là: Tổ chức hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt,
học tốt. Vì vậy, phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa
học. Trong năm qua nhà trường đã tổ chức tốt các hội thi như: "Hội thi làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo"; Hội thi "Bé nhanh trí"cấp trường; Hội thi "Giáo viên dạy
giỏi"cấp trường, đồng diễn thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ, tổ chức các
hoạt động ngoại khóa... Qua các hội thi, hội diễn rút ra được nhiều kinh
nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục và là dịp để giáo viên, các cháu thể
hiện những tài năng của mình và có sự học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt là nhận
được sự ủng hộ của cha mẹ trẻ và nhân dân cả vè vật chát lẫn tinh thần.
Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá là một việc làm thường
xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra
theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Kiểm tra toàn diện giáo viên; Kiểm tra chuyên
đề mỗi giáo viên kiểm tra 2 lần/năm. Qua kiểm tra, đã điều chỉnh một số sai
lệch của giáo viên trong cơng tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể
giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho
trẻ có chất lượng giáo dục tốt hơn.
Sáu là: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ là một việc
làm cần thiết đối với trẻ mầm non, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến
kiến thức khoa học, chăm sóc, ni dạy trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường. Bởi vậy, trường tổ chức phối kết hợp với cha mẹ học
sinh qua các cuộc họp các nhóm lớp trong tồn trường 3 lần trong năm; tồn
trường xây dựng góc tun truyền qua các góc tuyên truyền những điều cha
mẹ cần biết nhằm giúp cho cha mẹ nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn
luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương
quý trọng cơ giáo, bố mẹ, người lớn. Có thói quen nề nếp trong học tập, trong
các hoạt động, từ đó chất lượng giáo dục được tăng lên, trẻ năm vững các

kiến thức, kỹ năng, trả lời hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin.
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ, những năm
qua, Trường Mầm non .......... ln thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua,
cuộc vận động của toàn ngành. Hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. năm học này
nhà trường tiếp tục tu sửa, làm mới thêm đồ dùng đồ chơi ngồi trời, tạo khu
vui chơi tại vườn cổ tích, trang trí cảnh quan với các hình thức khác nhau.
Điều đặc biệt năm học này được sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ học sinh
đã ủng hộ nhà trường hàng trăm ngày công lao động tạo cảnh quan môi
trường, khơng gian lớp học được đổi mới, trang trí phù hợp với tâm lý, sở
thích của từng nhóm lớp. Các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu thiên nhiên, vận
động tự do được tăng cường. Nội dung giáo dục hướng đến mục tiêu hình
thành, phát triển tư duy, kỹ năng cho trẻ. Đội ngũ nhà trường ln n tâm
cơng tác, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc và ln hồn thành mọi
nhiệm vụ được giao.


Với việc thực hiện các biện pháp trên đã góp phần trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ . Thành tích mà nhà trường đạt được là niềm
vui, nền tảng để khuyến khích động viên tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, góp phần ươm những
mầm non phục vụ cho sự phát triển của quê hương đất nước trong thời kỳ
mới
Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cũng là một nội dung trong
xu thế đầu tiên của việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI- thời đại
của nền văn minh trí tuệ. Giáo dục mầm non có những chuyển biến mới về chất
lượng, đổi mới trong sự đổi mới chung của ngành giáo dục đào tạo.
Vì vậy cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ ln là nội dung quan trọng ở

mỗi nhiệm vụ năm học. Chăm sóc là hoạt động hàng ngày như hoạt động ăn,
hoạt động ngủ, hoạt động ngoài trời, hoạt động phát triển thể chất giúp trẻ phát
triển thể lực, phát triển vận động tinh và vận động thơ. Khơng những vậy các
hoạt động chăm sóc cịn giúp cho trẻ tích lũy kỹ năng sống, trải nghiệm các kỹ
năng cá nhân.
Chăm sóc trẻ khoa học, phù hợp với từng độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện
nhân cách của trẻ.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người. Dinh dưỡng là
thức ăn mà chúng ta ăn và cách thức sử dụng chúng. Trẻ em cần dinh dưỡng để
phát triển thể lực và trí tuệ. Người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm
việc, ăn uống là nhu cầu sống hàng ngày, nhu cầu bức thiết khơng thể khơng có.
Dinh dưỡng là những thức ăn cung cấp năng lượng axit amin, lipit, vitamin, chất
khoáng, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì tế bào tổ chức. Dinh
dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, cân đối, phát triển toàn
diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Con người cần có dinh dưỡng để duy trì sự sống
và làm việc, dinh dưỡng là nhu cầu bức thiết khơng thể khơng có.
Nhu cầu dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển một cách tồn diện.
Có một sức khoẻ tốt như trẻ khoẻ mạnh, hoạt bát, nhanh nhẹn, thông minh rất
hứng thú tham gia vào các hoạt động và ngược lại dinh dưỡng không tốt, không
đầy đủ thi đứa trẻ sẽ chậm phát triển về các mặt và trẻ không hứng thú tham gia
các hoạt động.
Với trẻ mầm non có thể trẻ bé rất cần nhiều năng lượng và các vi chất dinh
dưỡng. Chế độ dinh dưỡng đòi hỏi phải hợp lý theo từng độ tuổi, phải phù hợp
với các loại thực phẩm theo mùa.
Chất lượng dinh dưỡng không chỉ phụ thuộc vào thành phần hoá học của
các loại lương thực thực phẩm mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
chọn thực phẩm, cách bảo quản, sơ chế và chế biến, Thực tế trong mỗi loại
lương thực thực phẩm đều có chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy chúng ta nên
phối hợp các loại lương thực thực phẩm khác nhau để có đầy đủ và cân đối các
chất dinh dưỡng là một nhu cầu cấp bách nhất của xã hội đối với trẻ em, nó

chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cơ thể trẻ.


Song trẻ khơng những được ăn đủ mà cịn phải có một khẩu phần ăn cân đối hợp
lý đảm bảo cả về chất lẫn lượng, các chất không thừa quá cũng khơng thiếu q
mà phải được cân đối, hài hịa.
1.2. CSND trẻ trong trường mầm non
Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất: Nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho trẻ mầm non nhằm giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt
động phát triển thể chất và các trò chơi phát triển vận động của trẻ. Nâng cao kỹ
năng vận động và kỹ năng chơi các trò chơi vận động của trẻ.
Giúp cho mục tiêu phát triển thể chất của trẻ ở trường mầm non đạt hiệu
quả cao. Đồng thời giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực
tham gia các hoạt động tập thể. Góp phần phịng chống suy dinh dưỡng thể béo
phì ở trẻ và giảm tỷ lệ SDD ở trẻ xuống dưới 2%, phòng tránh được các bệnh
thường gặp ở trẻ.
Lồng chuyên đề vào mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động trong ngày để trẻ
được tích cực tham gia các hoạt động phát triển vận động, các trò chơi vận động.
Hình thành ở trẻ khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt, nề nếp trong quá trình
thực hiện tập luyện. Hình thành ở trẻ kĩ năng làm một số việc đơn giản, từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo từng làn tuổi: Như tự phục vụ trong ăn,
ngủ, vệ sinh cá nhân.
Giúp trẻ có kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, hiểu biết ích lợi của
việc luyện tập vận động đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. Dần dần hình
thành cho trẻ biết cách tránh xa những vật dụng nguy hiểm, nơi khơng an tồn.
Chăm sóc trẻ ăn: Thực hiện cho trẻ ăn đúng theo thực đơn của nhà
trường, trước khi ăn cô chuẩn bị đầy đủ cho từng trẻ như: bát, thìa được nhúng
vào nước sơi hoặc phơi nắng khô sạch, mỗi bàn cô để một đĩa đựng cơm rơi và
một đĩa để khăn lau ướt, trước khi chia ăn cơ rửa tay sạch đầu tóc gọn gàng, cô

chia cơm và thức ăn vào từng bát cho trẻ và giới thiệu món ăn, giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ luôn chú ý động viên trẻ ăn hết suất, quan tâm hơn đến những trẻ
mới ốm dậy, trẻ ăn chậm, ăn yếu, động viên khích lệ trẻ ăn hết suất. Khi tổ chức
bữa ăn cho trẻ luôn rèn cho trẻ các thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống
như (không làm rơi cơm, xúc ăn gọn gàng, không vừa ăn vừa nói chuyện). Cho
trẻ uống nước đầy đủ sau khi ăn, mùa đơng có nước ấm, và kiểm tra xem có trẻ
ngậm cơm hoặc thức ăn khơng để tránh trẻ bị sặc cơm hoặc thức ăn.
Chăm sóc trẻ ngủ: Cho trẻ ngủ đúng giờ quy định, cô nhẹ nhàng đưa trẻ
vào giấc ngủ trong khi trẻ ngủ cô luôn quan sát trẻ ngủ, sửa tư thế ngủ cho trẻ,
không để trẻ nằm sấp khi ngủ, thường xuyên quan sát sắc mặt trẻ khi ngủ, khi có
biểu hiện khác thường ở trẻ để cơ có biện pháp xử lý kịp thời.
Công tác vệ sinh cá nhân trẻ: cô chú ý quần áo tay chân trẻ luôn được
sạch sẽ. Cô chú ý rèn thói quen vệ sinh cá nhân, rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt cho
trẻ thường xuyên hàng ngày (hàng ngày giặt khăn bằng xà phòng và phơi nắng,
một tuần tẩy khăn bằng nước sôi một lần vào cuối tuần). Hướng dẫn trẻ có thể tự
vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó lớp học ln được vệ sinh sạch sẽ, thường
xuyên lau chùi dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng vừa tầm với của trẻ, không để
đồ chơi cao mất an toàn với trẻ.


Phối hợp với y tế nhà trường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ít nhất 1 lần/
năm. Cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ hàng tháng. Giáo viên chú trọng
động viên những trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng ăn hết suất, tuyên truyền phụ
huynh cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập những bài tập nhẹ
nhàng giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất.
Công tác tuyên truyền cho cha mẹ trẻ: cô luôn tranh thử thời gian đón trả
trẻ hàng ngày để trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp, tuyên truyền
phụ huynh cho trẻ đi học đều. hàng quý thông báo kết quả cân đo, khám sức
khỏe của trẻ đến phụ huynh, trang trí nổi bật góc tun truyền của lớp. Trong
các buổi họp phụ huynh học sinh cô tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh phối hợp

tốt trong công tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Chú ý nhắc phụ huynh quan tâm đến
trang phục của trẻ khi thời tiết thay đổi, cô chú ý cho trẻ ăn mặc phù hợp thời
tiết.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CSND TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên và phụ huynh về CSND trẻ.
Nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong
việc qui hoạch, thiết kế xây dựng triển khai thực hiện cơng tác chăm sóc ni
dưỡng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, lớp, địa phương.
Đẩy mạnh xây dựng, tổ chức hoạt động chăm sóc ni dưỡng góp phần
nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc chăm sóc ni
dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo
viên về cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập của
quận .............
Xây dự kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu năm học. Quan tâm
đặc biệt tới kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Chế độ sinh hoạt của trẻ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của trường.
Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt và thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu
ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể
chất và tinh thần, hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong mọi hoạt động.
Công tác nuôi dưỡng: Nội dung của GDMN phải đảm bảo hài hịa giữa ni
dưỡng, chăm sóc, GD, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ
phát triển cân đối, khỏe mạnh nhanh nhẹn”.
Xây dựng môi trường giáo dục, khung cảnh sư phạm thân thiện sáng xanh - sạch - đẹp - an tồn, sân vườn sinh thái, cây xanh bóng mát, cây ăn quả,
vườn rau, đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ. Khu vui chơi, khu thể chất,
phòng thể chất, các phòng chức năng được sử dụng tập luyện, trải nghiệm phù

hợp theo điều kiện của cơ sở GDMN. Có hệ thống biểu bảng, biển báo, chỉ dẫn
khoa học phù hợp, tạo hình ảnh, phong cách ấn tượng riêng của trường.
Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch CSND trẻ trong trường mầm
non.....


Xây dựng kế hoạch để có cái nhìn tổng qt, thấy được sự phối hợp giữa các bộ
phận với nhau và đánh giá năng lực của mỗi cán bộ giáo viên nhân viên trong
quá trình thực hiện.
Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho Hiệu trưởng chủ động trong đầu tư kinh phí và
quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên.
Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng môi
trường và tổ chức hoạt động chăm sóc ni dưỡng cho trẻ trong các cơ sở giáo
dục mầm non
Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra cơng tác CSND trẻ trong trường mầm
non bằng nhiều hình thức khác nhau.
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng
công tác chuyên môn chăm sóc ni dưỡng trẻ cho giáo viên nhân viên. Có
kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, tồn tại của giáo viên
nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc ni dưỡng trong trường
mầm non.Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ cho đội
ngũ nhân viên trong trường mầm
Kiểm tra kế hoạch chăm sóc ni dưỡng trẻ được xây dựng trong kế
hoạch năm học của tổ chuyên môn, từng cá nhân
Công khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường.
Kiểm tra việc thực hiện chăm sóc trẻ thơng qua các hoạch động đón, trả
trẻ, chăm sóc ăn ngủ, tổ chức các hoạt động phát triển thể chất thông qua các
hoạt động thể dục sáng, hoạt động thể chất, hoạt động ngồi trời...
Mục đích của việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ là trẻ ăn ngon
miệng ăn hết xuất. Vì thế ngồi việc kiểm tra quy trình chế biến món ăn và chia

định lượng tại bếp ăn, người nấu chính. Việc đi dự giờ ăn tại các lớp được rút
kinh nghiệm từng ngày. Các cháu có ăn hết xuất hay khơng cịn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Chất lượng món ăn, tình hình sức khoẻ của trẻ, cách chăm sóc
các cháu ăn của cơ giáo.. Từ đó kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm..nếu trẻ
thích ăn món nào chỉ đạo tiếp tục chế biến cho trẻ ăn.
Xây dựng lịch dự giờ ăn tại các lớp trung bình mỗi lớp 4 giờ/ 1tuần, mỗi
lớp dự 2 giờ ăn chiều/ 1 tháng. Tăng cường dự giờ ăn chiều tại các lớp nhà trẻ và
lớp mẫu giáo bé. Chú ý đến việc thực hiện quy trình tổ chức giờ ăn, cách động
viên chăm sóc các cháu trong khi ăn và các yêu cầu về vệ sinh trong giờ ăn, các
cháu suy dinh dưỡng, lười ăn, béo phì để chỉ đạo giáo viên chăm sóc trẻ kịp thời
giúp các cháu ăn hết xuất.
Qua dự giờ ăn của các lớp BGH điều chỉnh những lớp cần bổ xung thêm
người trong giờ ăn như lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé và đã phân công hàng ngày các
cô nuôi phụ vào những giờ ăn của trẻ để động viên các cháu tự xúc ăn và xúc
cho các cháu ăn hết xuất.
Nhắc nhở giáo viên các lớp giới thiệu đúng tên món ăn cho trẻ và các chất
dinh dưỡng có trong món ăn đó nhằm tích hợp giáo dục dinh dưỡng trong giờ ăn
giúp kích thích sự thầm ăn của trẻ cũng như giúp trẻ có kiến thức trong ăn uống
hợp lý ngay từ khi còn nhỏ.


Thông qua các hoạt động vận động, phát triển thể chất, chỉ đạo giáo viên
tổ chức các hoạt động vừ sức với độ tuổi, xen kẽ các hoạt động vận động tinh,
vận động thô phù hợp...
Kiểm tra hồ sơ sổ sách nuôi dưỡng.
Kiểm tra định kỳ hàng tháng, kiểm tra báo trước, kiểm tra đột xuất … và
tập trung kiểm tra bếp ăn 2 lần/ 1 tuần, phân lịch kiểm tra các ngày trong tháng
khơng trùng nhau để có thể dự kiểm tra tất cả các buổi trong tuần với các món
khác nhau của cả bữa chính và bữa phụ.
Kiểm tra quy trình giao nhận thực phẩm (Đủ thành phần, chất lượng,

nguồn gốc...)
Kiểm tra quy trình bếp 1 chiều, dây chuyền chế biến món ăn là cơng việc
được thực hiện thường xuyên đối với người quản lý. Qua kiểm tra để kịp thời
đánh giá, rút kinh nghiệm cách chế biến của việccải tiến chế biến món ăn ngày
một ngon hơn nhằm nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm
non.
Chỉ đạo xây dựng thực đơn đặc biệt bổ sung các món ăn mới . Những
món ăn đươc cái tiến được lựa chọn từ những thực phẩm dễ kiếm tìm và tăng
cường sự xuất hiện của rau củ quả, của hải sản và những thực phẩm mà có lẽ
trong thời buổi bộn bề cơng việc này bố mẹ cácc con ít có thời gian nấu cho các
con thưởng thức:
Tổ chức họp tổ nuôi theo định kỳ tuần I, tuần III để rút kinh ngiệm và trao
đổi tìm cách cải tiến nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ. Chỉ đạo các
đồng chí tổ ni, mỗi đồng chí xây dựng thực đơn 4tuần của cơ và của trẻ không
trùng nhau, sưu tầm sách báo, nghiên cứu cùng nhau trao đổi để cải tiến cách
chế biến món ngày càng tốt hơn.
Biện pháp 4: Nâng cao nhận thức và sự kết hợp của phụ huynh với nhà
trường.
Để mọi người có nhận thức đúng đắn về chất lượng dinh dưỡng đối với
trẻ mầm non thì cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để hiểu rõ tầm quan
trọng của chất lượng thực phẩm từ đó họ mới tích cực tham gia các phong trào
của nhà trường.
Đối với phụ huynh: Thông qua buổi họp hội cha mẹ phụ huynh học sinh
toàn trường cung cấp thêm về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm có
trong món ăn, cung cấp thêm về bữa ăn đủ chất, quan tâm đến việc chế biến
khẩu phần ăn ở nhà đảm bào đủ năng lượng, đủ 4 nhóm thực phẩm khơng trùng
với thức ăn của trường. Ngồi ra cịn tun truyền với phụ huynh tăng thêm tiền
ăn của trẻ
Song song với công việc trên, nhà trường tổ chức hội thi nhân viên nuôi dưỡng
giỏi cấp trường được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình và tích cực. Cuộc thi đã thể

hiện kết quả quản lý và thực hành về chất lượng dinh dưỡng rất tốt.
Các hình thức tun truyền cịn được thể hiện ở bản tin góc sức khoẻ của
trường, bản tin ở các lớp. Tài chính cơng khai của trường.
Ngay từ đầu năm học phụ huynh cùng nhà trường tham gia lựa chọn các
đơn vị cung cấp thực phẩm.


Phụ huynh cùng nhà trường tham gia kiểm tra chất lượng thực phẩm
thông qua việc nhận thực phẩm hàng ngày cùng các thành phần của nhà trường.












×