Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

XÁC SUẤT THỐNG KÊ Đề btl xstk tổng hợp hk191

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.93 KB, 3 trang )

QUY ĐỊNH CHUNG
1. VỀ HÌNH THỨC BẢN BÁO CÁO VÀ THỜI HẠN BÁO CÁO:
-

-

Mỗi nhóm SV nộp lại 1 file word qua địa chỉ email của cô:
, trước buổi báo cáo (của nhóm) 3 ngày , và nộp
1 bản in vào ngày báo cáo. Sau buổi báo cáo, cuốn đề tài chỉ để lưu trữ ngắn
hạn nên để tránh lãng phí và hạn chế ảnh hưởng đến mơi trường, các nhóm có
thể in trên cả 2 mặt giấy A4, khơng cần in màu; chỉ cần đóng bìa giấy thường,
khơng đóng bìa mica. Sau khi nộp file lần đầu để khơng bị trừ điểm thời hạn,
SV vẫn có thể chỉnh sửa để hoàn thiện bài báo cáo và nộp lại lần cuối ngay
trước buổi báo cáo.
Ở trang bìa, SV cần lưu ý ghi đầy đủ danh sách SV, in đậm tên nhóm trưởng
(hoặc có đánh dấu), sắp xếp tên các thành viên theo thứ tự lớp và nhóm (nếu
nhóm có các thành viên từ các lớp khác nhau, cần ghi rõ ví dụ L01A; L01B;
L02B…); rồi trong mỗi lớp thì xếp theo thứ tự abc; đánh số thứ tự trong danh
sách các thành viên.
Mẫu tham khảo:
STT Họ tên SINH VIÊN MSSV

-

-

-

Nhóm
/Tổ


1

Nguyễn Thanh An

…..

L05A

2

Phạm Văn Sơn

….

L05A

3

Dương Hịa Bình

….

L05C

4

Trần Hồi Thu

……


L06B

5

Nguyễn Quốc Nam

……

L06D

Ngành học

Ký tên
tham dự

Các nhóm phải nộp bài từ email cá nhân mà trường cấp.
Khi gửi bài vào email của cô các em sẽ nhận được 1 mail trả lời tự động, xác
nhận mail của nhóm đã đến hộp thư của cô, nên đừng đề nghị cô gửi thêm 1
mail xác nhận nữa nhé.
Nếu có vấn đề gì cần hỏi thêm thì các em nên viết thêm 1 email khác, khơng
nên để cùng mail nộp bài vì có thể cơ chưa mở hết các mail nộp bài ngay khi
nhận được.
Thời hạn báo cáo: 2 tuần cuối cùng của học kỳ ( tuần học thứ 14,15). Các
nhóm sẽ đăng ký hoặc bốc thăm thứ tự báo cáo vào khoảng tuần 12,13.
1


VỀ NỘI DUNG BẢN BÁO CÁO:
-


SV phải thực hiện các bài tập trong một phần mềm thống kê cụ thể ( tự chọn),
sau đó mơ tả các bước thực hiện (viết gọn thơi nhé), có copy hình ảnh các kết
quả minh họa vào word.

-

Các bài về thống kê mô tả ( từ bài 1 đến bài 3) khơng phải trình bày cơ sở lý
thuyết. Các bài khác phải trình bày cơ sở lý thuyết của bài (viết gọn). Lưu ý
rằng rất nhiều bài khi thực hiện cần kiểm tra giả thiết thích hợp về số liệu
mẫu.

-

Đối với mỗi bài kiểm định, dựa vào kết quả sau khi thực hiện trên phần mềm,
SV cần trình bày lại theo đầy đủ các bước: Đặt các giả thiết kiểm định; các
miền bác bỏ tương ứng; các tiêu chuẩn kiểm định ( hoặc giá trị P); và kết
luận.

-

Điểm cộng cho các nhóm có thể hiện sự đầu tư cho việc thu thập tập dữ liệu
(tiêu chí này hơi mang tính chủ quan).

-

Các nhóm có thể phối hợp với nhau để có chung tập dữ liệu tốt (trường hợp
này phải trình bày rõ ở ngay phần đầu báo cáo), nhưng cách xử lý dữ liệu, đặt
bài toán và thực hiện bài toán là độc lập. Với các trường hợp quá giống nhau
dù chỉ 1 bài, khi tổng kết sau báo cáo cơ có thể trừ bớt điểm.


-

Vì một lý do gì đó mà cơ quyết định trừ điểm 1 nhóm sau buổi báo cáo (nếu
có), cơ sẽ thơng báo chính thức qua email của nhóm trưởng trước ngày thi
môn học .

2. VỀ THANG ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC CHẤM ĐIỂM:
-

-

-

Điểm của nhóm là điểm chung cho tất cả các thành viên.
Điểm cho việc nộp bài đúng yêu cầu về hình thức trình bày và đúng thời hạn:
1 điểm. Khi tổng kết điểm ( sau khi các nhóm báo cáo) cơ mới cho điểm mục
này, nhóm nào làm chưa đúng sẽ bị trừ bớt điểm.
Điểm nội dung đề tài + trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến đề tài khi báo
cáo: 7 điểm. Với mỗi câu, cô sẽ gọi ngẫu nhiên 1 sinh viên trong nhóm trình
bày nội dung và trả lời các câu hỏi của cơ.
Điểm thực hành: 2 điểm. Mỗi nhóm có 2 SV được gọi ngẫu nhiên để kiểm
tra thực hành. SV sẽ bốc thăm 1 đề bài cụ thể, sau đó nhận dạng bài toán +
thực hành ( tham khảo các bài trong đề của những năm trước) + giải thích bài
làm. Mỗi nhóm cần có 2 máy laptop để thực hành trong buổi báo cáo.

2


ĐỀ BÀI
Xây dựng một ( hay nhiều) tập dữ liệu có số quan sát n > 100; có ít nhất 1 biến

định tính và 3 biến định lượng. Các tập dữ liệu này phải được ghi rõ nguồn gốc
(nếu là tham khảo) hoặc có minh chứng ( nếu do tự thu thập).
Sử dụng toàn bộ hoặc một phần của tập dữ liệu thực hiện các công việc sau:
1. Vẽ biểu đồ tần số histogram ; biểu đồ mật độ tần số; biểu đồ tích lũy tần số
của một biến định lượng. Nêu nhận xét.
2. Vẽ biểu đồ Pie của 1 biến định tính.
3. Chọn 1 biến định lượng nào đó và thực hiện:
- Tìm các giá trị ngoại lai ( outlier ) nếu có và nêu đề xuất xử lý.
- Tìm các đặc trưng từ mẫu dữ liệu.
4. Kiểm định xem 1 biến nào đó có phù hợp với 1 dạng phân phối xác suất cụ
thể hay không.
5. Chọn dữ liệu 2 biến để để lập bài toán kiểm định so sánh 2 trung bình tổng
thể. Trình bày các bước thực hiện và nhận xét kết quả.
6. Chọn dữ liệu cho k biến (k >= 3) để lập bài toán so sánh về trung bình.
Trình bày các bước thực hiện và nhận xét kết quả.
7. Chọn dữ liệu cho 2 biến để lập bài toán kiểm định so sánh về sự phân tán.
Trình bày các bước thực hiện và nhận xét kết quả.
8. Chọn dữ liệu phù hợp để lập bài toán so sánh các tỉ lệ ( hay là bài tốn kiểm
định tính độc lập). Trình bày các bước thực hiện và nhận xét kết quả.
9. Khảo sát hệ số tương quan giữa 2 biến cụ thể, dự đoán phương trình đường
hồi quy tuyến tính giữa chúng ( có hình vẽ minh họa) và nhận xét về mối
tương quan tuyến tính giữa 2 biến.
10. Chọn ra k biến ( k >= 3) và xem xét có thể lập mơ hình hồi quy tuyến tính
đa biến giữa chúng hay khơng.
----------------------------------------------------------------------3



×