Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Những mở bài nghị luận văn học hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 34 trang )

TỔNG HỢP NHỮNG
MỞ BÀI – KẾT BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC HAY NHẤT
1. Mẫu mở bài văn nghị luận văn học chọn lọc hay nhất
2. Mẫu kết bài văn nghị luận văn học chọn lọc hay nhất
3. Tổng hợp những bài văn hay dành cho học sinh giỏi


MẪU MỞ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHỌN LỌC HAY NHẤT
1. Ai đó đã từng nói “Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm
huyết của nhà văn. Bởi đó là nơi để nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất,
những khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời.” Có lẽ
chính vì thế mà dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà văn, ta cảm nhận được biết bao xúc
động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút.
.... của .... là một tác phẩm như thế.
2. Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc
lá, thả mình theo dịng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ hấp dẫn? Một
vần thơ sâu thẳm từ tâm hồn? Để rồi một ngày kia khi tìm đến với tác phẩm ... của tác giả
... tơi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là những sáng tạo mới mẻ, độc đáo về
cách nhìn, tình cảm của người nghệ sỹ gửi gắm trong từng câu chữ.
3. Có ai đó đã từng nói rằng: “Biển cả là nơi mà tất cả nguồn nước trên thế gian này đều
đi ra từ đó nhưng nó khơng vơi, và cũng là nơi đón nhận tất cả nguồn nước nhưng nó
khơng đầy.” Văn học cũng như nguồn nước, đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Ngày ngày,
tiếng sóng thủy triều vẫn ln âm vang chun chở sóng biển đời thường đến với những
trang thơ. Nhưng sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực
có bao giờ vơi đi khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng gió cuộc đời tưới mái mn cây.
Bởi lẽ vậy mà thơ ca phải gắn mình vào nguồn mạch sống, phản ánh cuộc đời thông qua
sáng tạo nghệ thuật song sự phản ánh ấy không phải là ghi chép máy móc mà là q trình
trải nghiệm, chọn lọc hư cấu của người nghệ sĩ. (Tên tác giả) đến với thơ ca cũng như
vậy, trải qua biết bao nắng gió cuộc đời để góp nhặt vào trang thơ ...


4. “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống
cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ cịn lóng lánh giọt
nước mắt ở đời.” Có lẽ ta khơng thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước
mắt” đó nếu nhà văn/ nhà thơ ... khơng dùng ngịi bút của mình để in dấu tất cả qua hình
tượng nhân vật ... với đầy những áp bức bóc lột bất cơng nhưng trên hết người nông dân
ấy vẫn giữ trọn vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn.
5. Những vần thơ Anđecxen, những vần thơ ngan vang từ thung lũng Ô đen dơ, nơi có
những hẻm núi sương giang mờ ảo và những vịm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo
vào tâm hồn nhà văn Pautopxki niềm xúc cảm mãnh liệt " An đec xen đã lượm lặt hạt thơ
trên luống đất những người dan cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp
lều, từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người
cùng khổ". .” Có lẽ chính vì thế mà dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà thơ, ta cảm nhận


được biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm
của người cầm bút. Và .... của .... là một tác phẩm như thế.
6. "Có một bài ca khơng bao giờ qn"
Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng khơng bao giờ qn, khơng phai mờ
trong kí ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng
kháng chiến chống pháp, khi toàn dan tộc bước vào cuộc kháng chiến trường ký với tất cả
sức lực, niềm say mê. chúng ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân
pháp trở lại xam lược. Dấu ấn của nạn đói năm 45 vẫn còn, rất đậm, trong mỗi người Việt
Nam. Tự do hay trở về cuộc đời cũ? Đây là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi
của tự do, những người công dân, nông dân, người mẹ, người chị kháng chiến, tạo nên
hào khí dân tộc một thời đại. Đắm chìm vào từng câu chữ trong tác phẩm ... của ... ta lại
một lần nữa cảm thấy tự hào, trân trọng lịch sử hào hùng của dân tộc.
7. Có ai u một lồi hoa khơng sắc khơng hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khơ
khan khơng cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó khơng phải là một tấm
hình khơ cứng và vơ hồn, mà đó là tiếng lịng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc
đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thống những

đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm
hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu
của người nghệ sĩ với độc giả. Chính vì vậy, … đã khẳng định: …
8. Nếu phải chọn một lồi hoa đẹp nhất, tơi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong
sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của
lồi chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tơi sẽ chọn văn chương.
Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu của văn chương bao
giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng
giống như một nốt nhạc du dương va chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ
giúp con người có những nhận thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc
đời, cái đẹp trong từng trang thơ. Và ... của ... chính là một tác phẩm như thế.
9. Nhà thơ puskin từng viết" Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm ". Cây cỏ sống được
là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca. Một tác phẩm sống được là nhờ
tiếng lòng của người cầm bút. Và nhà văn.. đã để tiếng lịng mình cất lên, để linh hồn tác
phẩm.. bay lên qua hình tượng nhân vật..
10. Cịn gì đẹp hơn khi nhà văn viết về cuộc sống để ca ngợi con người? Văn chương thật
lớn lao và đầy ý nghĩa khi đi sâu và khám phá từng cảm giác, suy nghĩ, chiều sâu nội tâm
để từ đó ta yêu quý, trân trọng những con người bình dị nhất, để ta phải giật mình, sửng
sốt khi nhận ra vẻ đẹp lấp lánh ẩn chứa bên trong những hình hài tưởng như gàn dở xấu


xa. Đó là lúc nhà văn lý giải cuộc sống theo cách của riêng mình. Vậy nên, trong sáng tác
văn chương "nhà văn có thể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng đến ánh
sáng". Phải chăng, cũng vì lẽ đó mà.. đã viết lên.. để gửi gắm vào cuộc sống những giá trị
nhân văn cao cả.
11. " Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống
viết ra ". (Andecxen). Vậy là thế giới huyền diệu lung linh của cổ tích mà bao lần tuổi thơ
đã hằng mơ ước được tìm đến lại chính là cuộc sống gần gũi quanh đây. Cuộc sống với
những âm thanh muôn sắc, với những hình ảnh mn màu lại chính là chiếc nơi nâng
giấc cho những trang truyện, trang thơ. Văn học bắt nguồn từ cuộc đời giống như những

hạt nảy mầm trên đất mẹ rồi tỏa hương tô sắc cho cuộc sống thêm xinh tươi. Đó dường
như đã trở thành quy luật bất diệt của văn chương, nghệ thuật. Phải chăng, cũng vì lẽ đó
mà.. đã viết lên.. để gửi gắm vào cuộc sống những giá trị nhân văn cao cả, để ghi dấu vào
dịng chảy văn học những mảnh đời bình dị.

MẪU KẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHỌN LỌC HAY NHẤT
1. Văn chương tạo nên những nốt trầm thật đẹp trong cuộc sống. Chỉ qua một đoạn văn
trong tác phẩm ...., tác giả đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc dạt dào. Có lẽ chính vì
vậy mà dù thời gian có trơi đi, tác phẩm vẫn ln mang trong mình một giá trị thật đặc
biệt, một sức mạnh trường tồn qua năm tháng, đúng như lời nhận định “Văn học nằm
ngồi mọi sự băng hoại, mình nó khơng chấp nhận quy luật của cái chết.”
2. Nhà văn Aimatov đã từng nhận định rằng: “Một tác phẩm chân chính không bao giờ
kết thúc ở trang cuối cùng”. Bởi lẽ khi trang sách đóng lại, tác phẩm mới thực sự đang
sống, sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc. Ở họ phải xuất hiện những cảm
xúc mới mẻ, tâm hồn của họ phải được neo đậu những nhận thức sâu sắc về hiện thực và
trái tim phải được rung lên, hướng họ về một khát khao cháy bỏng về cái đẹp. Và có lẽ
tác phẩm ABC của tác giả XYZ chính là minh chứng điển hình cho câu nói đó.
4. Cái đẹp của truyện ngắn mn màu là cái đẹp của chính cuộc sống ln hiện ra như
một thực thể khơng đáy và mình ln là kẻ mị mẫm dị tìm. Dị tìm trong say mê thì may
ra mới thấy được. Và trong những giây phút “tìm kiếm say mê” trong truyện ngắn của
nhà văn… tơi nhìn thấy vẻ đẹp của… mà có lẽ ơng đã phải cung cúc tận tụy trong mỗi
dòng, mỗi chữ.
5. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết phù thủy Harry Potter đã từng viết:
“Tôi không tin vào bất kì loại pháp thuật nào trong sách của tơi. Nhưng tơi tin vào những
điều kì diệu mà sách đem lại”. Và khi dừng tay trên trang văn của… tôi mới thấm thía


hơn “điều kì diệu” ấy. Nhà nghệ sĩ đó viết về… bằng bút pháp nghệ thuật tài tình để làm
chúng ta say mê với những gì mà trang văn của ông đem lại.
6. “Làm nghề văn, tức là mang trái tim mình đi khắp nơi, nghe phản ứng của nó, và viết.”

Đó là lí do mà… đã mang trái tim của mình đi mn phương lắng nghe theo các chuyến
đi thực tế của mình và viết ra truyện ngắn… Tác phẩm đã tái hiện… mà qua đó giúp ta
hiểu hơn vì sao văn chương có khả năng “chống lại quyền uy của sự băng hoại. Chỉ mình
nó khơng thừa nhận cái chết” (Sedrin)
7. Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.” Tác giả
A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên. Từ đó, chạm đến
trái tim người đọc. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian
nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.
8. “Thời gian hủy hoại các lâu đài nhưng làm giàu những vần thơ” (Jorge Luis Borges).
Một khoảnh khắc, ta bất chợt nhận ra, rằng thời gian vô tifh nhất cũng trở nên dịu dàng
khi đứng trước những vần thơ câu viết. Năm tháng trôi qua không khiến “tên tác phẩm”
rơi vào quên lãng mà rơi vào khoảng trống trong trái tim và khối óc của con người, để
người ta mãi nhớ, mãi trân trọng một tác phẩm để đời như thế.
9. Nhà văn sinh ra để cầm bút và để “nâng đỡ những cái tốt giúp đời có nhiều cơng bằng
và u thương hơn.” Dưới ngịi bút của ... nhân vật ... hiện lên không cầu kì hoa mỹ
nhưng đủ để chạm đến và ghi dấu mạnh mẽ trong trái tim mỗi người đọc. Nhà văn ... đã
hồn thành tốt sứ mệnh của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh thời đại nào đi chăng nữa,
tác phẩm vẫn mang một sức mạnh rất đặc biệt, yêu thương và làm cho tâm hồn con người
trong sạch cao đẹp hơn.
10. Hiện thực là muôn màu muôn vẻ đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tại lẫn lộn,
nhiều khi bản chất cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức, cái ngẫu nhiên tạm thời,
cái không bản chất. Văn chương nhận thức cuộc sống là phải ln tìm ra được các quy
luật của đời sống. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm … của nhà văn … đã đi sâu vào đời sống
tinh thần của con người để khám phá ra vẻ đẹp ẩn sâu sự nghèo khổ, túng quẫn của họ.
Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc tác phẩm …. đã lên tiếng…


TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VĂN HAY DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI
1. Phân tích: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm
mới về những điều, những việc mà ai cũng đã biết cả rồi”.

Đã bao lần tơi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình một
chiếc lá thả mình vào dịng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn?
Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi một ngày kia khi tìm đến với những lịi tri kỷ
của Nguyễn Đình Thi tơi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là những sáng tạo
mới mẻ, độc đáo về cách nhìn, tình cảm của người nghệ sỹ trong tác phẩm vậy!.
 
“Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về
những điều, những việc mà ai cũng đã biết cả rồi”.
(Nhà văn nói về Tác phẩm - NXB Văn học - 1998)
 
Ai đó từng yêu tha thiết mùa thu trong thơ Xuân Diệu... vơ vẩn ngẩn ngơ theo ánh mắt
chiều của người thiếu nữ? Ai lặng nhớ thân phận người nông dân trong trang truyện Nam
Cao ... thấm thía xót xa hơn cả lời thở than về miếng cơm manh áo... có lẽ tâm đắc lắm
cùng lời chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi. Qua những câu chữ ngắn gọn giản dị ấy,
người nghệ sỹ đa tài đã nêu lên vai trị của cái nhìn, tình cảm trong quá trình lao động
nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Sức nặng của lời nhận định đọng lại ở hai từ “cách nhìn
nhận mới” và “tình cảm mới”. Cách nhìn nhận (hay cịn gọi là cái nhìn) là một thuật ngừ
lý luận, để chỉ thái độ, lập trường của người nghệ sỹ trước hiện thực cuộc sống. Nó thuộc
phạm trù nội dung tư tưởng của tác phẩm, và chỉ qua tấm gương phản chiếu ấy thơi,
người đọc có thể hiểu được vốn sống, tình cảm cũng như khả năng khám phá hiện thực
của nhà văn. Có lẽ vì vậy mà “cái nhìn” được coi là dấu hiệu bản chất nhất của phong
cách nghệ thuật. Bởi điểm sáng ấy không chỉ soi rõ tư tưởng nhà văn mà nó cịn quyết
định tới việc lựa chọn, sáng tạo ra những hình thức nghệ thuật biểu hiện độc đáo. Chính
vì vai trị đặc biệt quan trọng cho nên “cái nhìn” mới mẻ độc đáo ln là một yêu cầu
khắt khe đối với bất cứ người nghệ sỹ nào mới bước vào nghề văn. Leptônxtôi từng trăn
trở rằng “khi một nhà văn mới xuất hiện, chúng ta bao giờ cũng tự hỏi: anh ấy là người
như thế nào? liệu anh ta có mang lại điều gì mới trong cách nhìn đời cho chúng ta?”.
Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo và cái nhìn mới mẻ chính là hạt mầm khoẻ khoắn để
làm nên một tác phẩm lớn. Cùng gieo mầm trên mảnh đất hiện thực gồm những đề tài
quen thuộc “những điều, những việc ai cũng biết cả” thế nhưng mỗi tác phẩm là một loài

hoa toả rạng hương thơm, sắc màu riêng. Nét độc đáo ấy bắt nguồn từ góc độ khám phá
hiện thực riêng của người nghệ sỹ. Không chỉ quyết định tới nội dung tư tưởng, chi phối
sâu sắc tới phương tiện nghệ thuật biểu hiện mà cách nhìn nhận cịn là ngọn gió lành níu


người đọc ở lại. Bên cạnh những rung cảm thẩm mỹ, những ấn tượng khơng phai, văn
chương cịn giúp người đọc có cách nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về con người, cuộc
đời. Soi vào những ánh ngời sắc sảo, nhạy bén của người nghệ sỹ để tự điều chỉnh những
quan điểm lệch lạc, thiếu sót, tự hồn thiện mình, hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Và khi
ấy văn chương đã đi hết con đường nhân đạo hố của mình !.
 
Bên cạnh cái nhìn mới, tình cảm mới cũng là yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn và
tầm vóc của tác phẩm. Có ai yêu một lồi hoa khơng sắc, khơng hương, có ai luyến nhớ
những vần thơ khô khát xúc cảm. Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sơng nhưng nó
khơng phải là một tấm hình khơ cứng và vơ hồn, ấy là hiện thực được tắm đẫm trong bầu
cảm xúc nồng nàn của người nghệ sỹ. Chất men đắm say chuếnh choáng ấy là cội nguồn
gọi thức con chữ; là nhịp cầu nối tâm hồn đồng điệu, tri kỷ của nghệ sỹ với độc giả. Điều
đó lý giải tại sao có những vần thơ chỉ viết trong một đêm mà còn mãi với muôn đời, cảm
xúc âm thầm nung nấu, dồn tụ để cồn lên thành con sóng dữ, trong khoảnh khắc cuốn
người đọc đi theo nhịp lịng sơi nổi, say mê. Có ai đó từng nói rằng “mỗi người có một
trái tim, một nhịp thở riêng, và như thế mỗi tâm hồn cũng ôm trọn bầu cảm xúc khác lạ,
độc đáo”. Trong văn chương, nét mới ấy là một yếu tó quan trọng chi phối tới nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm. Một nguồn rung cảm dạt dào mãnh liệt không chịu nép mình
trong bề ngồi mịn cũ. Một tình u thương sâu sắc thấm thía làm sao có thể xi dịng
cùng những câu văn “Toả nhị kiều” buồn buồn nhạt nhạt.

Như thế qua lời nhận định của mình, Nguyễn Đình Thi đã giúp người đọc thấm thía vai
trị cốt tử của cái nhìn, tình cảm mới trong lao động nghệ thuật. Đó là kim chỉ nam giúp ta
có hướng đi đúng đắn, khoa học hơn khi tiếp cận tác phẩm văn học. Nhận xét của
Nguyễn Đình Thi làm tơi nhớ tới Nam Cao - người đã dành trọn nghiệp viết của mình

hướng theo chân lý “nghệ thuật là hoạt động sáng tạo không ngừng”. Nhà văn dám băng
mình qua mọi khn khổ, quy phạm, khơng ngần ngại thử bút trên những mảnh đòi quen
thuộc đến cũ mịn, ấy là đề tài người nơng dân. Nếu chỉ dành một khoảng thời gian ngắn
thơi để nhìn lại ta có thể gặp hàng trăm dáng cấy dáng cày trong văn học hiện thực 30 45. Thấp thoáng đâu đây bóng hình chị Dậu xơ cửa chạy ra giữa đêm đen mù mịt, thân
phận khốn nạn của con mẹ Nuôi lần nhặt đồng hào hay giọt nước mắt tủi hòn cay đắng
của cuộc đời anh Pha... Ngỡ như vậy đã là quá đủ... Sự quen thuộc, phổ quát ấy đặt Nam
Cao trước hai con đường: hoặc tiếp tục theo lối mịn xưa cũ, hoặc xé rào tìm đến ngõ
nẻo “chưa một dấu chân người”. Và bản lĩnh nghệ thuật cùng tài năng thực thụ đã giúp
ơng khẳng định mình trên con đường sáng tạo. Văn học hiện thực 30 - 45 thường khám
phá bức tranh nông thôn Việt Nam ở những mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Và cũng từ đó


nỗi khổ của người nông dân thường xoay quanh chuyện cơm, áo, gạo, tiền, bị áp bức bóc
lột đến kiệt quệ. Tìm đọc truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, tơi thật sự ngỡ ngàng
trước bao phát hiện mới mẻ độc đáo. Những vùng quê trên đất Việt được khuôn lại nhỏ
bé, xơ xác trong dáng hình của làng Vũ Đại. Nơi đó nổi lên thế “quần ngư tranh
thực” giữa các phe phái thống trị: Đội Tảo, Bá Kiến, Tư Đạm, Bát Tùng... Qua những
trang văn sắc sảo, sinh động Nam Cao đã tái hiện chân thực khung cảnh làng quê “cá lớn
nuốt cá bé” với những tên cai trị bóc lột đẩy người dân lương thiện vào bước đường lưu
manh “lúc nào cũng có thể cầm dao đâm người”.

Không ào ào thác đổ, không cuồn cuộn sóng trào mà ngỡ bao mạch xốy dưới ao tù đang
sẵn sàng cuốn phăng bản tính lương thiện của người nơng dân. Đó là cái nhìn hiện thực
mới mẻ của riêng Nam Cao, là nỗi ám ảnh quặn lên trên từng trang viết. Câu chữ gọi thức
ấn tượng vừa hãi hùng, vừa xót xa. Một điều gì đó thẳm sâu hơn cả những lời oán thán,
khổ đau ; nhức nhối hơn cả manh áo vá rách.... ấy là thiên lương bị tha hố, xâm hại
nghiêm trọng. Phải rồi, “khi Chí Phèo ngất ngưởng bước ra từ những trang sách Nam
Cao người đọc thấy rằng đây mới là kẻ khôn cùng nhất của nơng thơn ta ngày trước”.
Cuộc đời Chí được khắc hoạ như một điển hình cho nỗi khổ của người nông dân Việt
Nam. Trong truyện ngắn Nam Cao “Những ai đã khuất, những ai bây giờ” làm sao quên

được những trang văn - nước mắt - ám ảnh: Tư cách mõ, Một bữa no... Người đọc tìm
thấy bóng dáng khổ đau của họ thấp thống sau chân dung Chí Phèo- kẻ sinh ra trong bất
hạnh, lớn lên giữa âm thầm đói rách, tính tuổi bằng tù tội, chém giết, cả cuộc đời chỉ biết
sự khinh ghét, ruồng rẫy ! Thử đặt Chí Phèo bên chị Dậu mà xem, ta mới phần nào thấm
thía nỗi đau của Chí. Nếu chị Dậu ngời lên trong dáng hình khoẻ khoắn, tâm hồn trong
trẻo, thì Chí Phèo.... rách áo, rách quần, gương mặt chằng chịt vết cứa, tâm hồn bị gạch
xố, bơi đen. Chị Dậu dù phải bán chó, bán con nhưng vẫn giữ trịn nhân hình, nhân tính;
cịn Chí thì sao?... “Cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất
câng câng” và “hắn là con quỉ của làng Vũ Đại”. Chí chẳng cịn gì cả? Đi sâu vào đêm
tối mịt mùng của Ngô Tất Tố, tôi vẫn cảm nhận được ánh nhìn che chở u thương mà
người làng Đơng Xá dành cho chị Dậu, tiếng gọi “Chị Dậu, chị Đào” sao thân thương ấp
áp đến thế. Vậy mà khi lạc lối vào trưa hè vắng lặng của Nam Cao, người đọc thấy bao
bọc quanh nhân vật những “hắn, thằng, con quỷ dữ” và đau đớn hơn “tất cả dân làng
đều tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua”. Hạnh phúc giản dị, thiêng liêng của một con người
là được sống giữa đời trong hồ đồng, thân ái. Chí ao ước biết bao niềm hạnh phúc ấy.


Từ khám phá về sự tha hoá và bi kịch bị chối bỏ của nhân vật, Nam Cao đã sử dụng bút
pháp phân tích tâm lý nhân vật tinh sắc để diễn tả tấn bi kịch ấy, qua chi tiết tiếng chửi,
trở đi trở lại tấy buốt trong lòng người đọc. “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế, cứ
rượu xong là hắn chửi”. Câu văn chuếnh choáng, chập choạng giữa hai bò say, tỉnh.
Nghiêng về phần say, người đọc thấy ngật ngưỡng hiện lên chân dung một thằng “ma
men” lưu manh thực sự. Bởi chỉ có thằng tội đồ say rượu mói chửi trời, chửi đời, chửi
mẹ, chửi cha. Đối tượng được thu hẹp, ngày càng “hỗn xược”, “động chạm”. Thế nhưng
nhập vào câu chữ mà nghiêng về phần tỉnh, mấy ai khơng khỏi ngẫm ngợi, xót xa. Có
một nhà phê bình từng tri ngộ rằng tiếng chửi ấy là lời hát thiết tha của một tâm hồn lộn
ngược. Tiếng hát đau đớn đến khắc khoải mong kiếm tìm sự cảm thơng. Nam Cao không
miêu tả thời gian, không gian cụ thể như muốn trải dài âm vang đau đớn ấy trên con
đường dằng dặc, qua năm tháng thăm thẳm ... để hắn cứ đi, cứ chửi xung quanh cứ câm
lặng đáng sợ vậy thôi. Chẳng ai thèm đáp lại, chẳng ai tấm tức điều gì, một phần họ

sợ “con quỷ làng Vũ Đại”, nhưng cái phần sâu xa, phẫn uất hơn có ai coi Chí là người
đâu. Thân phận cùng cực của hắn được cụ thể hoá qua chi tiết phục bút tài tình: chỉ có ba
con chó đáp lời Chí. Người đọc xót xa cúi đầu: anh Chí đã bị dân làng hạ bậc cùng ba con
chó ấy !.
 
Vậy là từ một anh lực điền “hiền như đất” luôn ước ao cuộc đời giản dị, chăm chỉ bình
n, Chí bị đẩy vào nơi ngục thất tội lỗi rồi trở về làng trong bộ dạng một con quỷ. Hình
dáng gớm ghiếc chuyên kiếm ăn bằng máu của mình và máu của người để cuối cùng bị
cuộc đời lừa bỏ. Nam Cao đã khám phá và tái hiện chân thực, sắc sảo q trình tha hố
của Chí Phèo, của biết bao kiếp người nổi nênh bất hạnh nơi làng quê. Bi kịch ấy tựa một
nét khắc chìm để hồn thiện thêm chân dung - nỗi khổ đè nặng lên dáng cấy, dàng cày.
Đồng thời phát hiện của Nam Cao cũng là một đóng góp sâu sắc vào bức tranh hiện thực
nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
 
Nếu dừng lại ở đó “Chí Phèo” sẽ mãi đi vào lịng người đọc như một nỗi niềm nhức nhối
khơn ngi, có gì đó lặng buồn, chán nản lắm. Chẳng lẽ phần “nhân chi sơ tính bản
thiện” nhỏ bé, yếu ốt vậy sao, chẳng lẽ nhân cách người như hơi gió thoảng? Tìm về với
lời tâm huyết của Nam Cao trong “Đời thừa”. “Một tác phẩm có giá trị ... phải ca tụng
lịng u thương, tình bác ái, sự cơng bình” ... Nó làm cho người gần người hơn, tơi chợt
bình tâm vững lịng; Phải chăng qua “Chí Phèo”, nhà văn khơng chỉ gửi gắm “cái nhìn
độc đáo” mà cịn cả một “tình cảm mới” trọn vẹn. Ấy là sự gắn bó đến máu thịt, là tấc
lịng tri kỷ với người nông dân. Lần theo mạch truyện, người đọc luôn cảm nhận được
ánh mắt yêu thương, tri ngộ của Nam Cao dành cho đứa con bất hạnh. Chợt thương thay
cho những thân phận chân lấm tay bùn trong tác phẩm của Tự lực văn đồn, khơng phút


nào thốt khỏi định kiến ngu dốt, trì trệ ... Với Nam Cao dường như chính ánh mắt ấy đã
giúp ơng nhìn thấu nỗi khao khát đến quặn lịng được đáp lại trong lịi chửi của Chí. Giữa
khơng gian câm lặng, ngột ngặt chỉ nghe văng vẳng đâu đây khúc độc tấu Chí Phèo cùng
lời thầm thì thương cảm từ trang viết của Nam Cao. Có lúc, tác giả tách riêng ra “Hắn

vừa đi vừa chửi” lại có khi đồng nhập cùng tiếng lịng tức tưởi “Tức thật ! Ừ! Thế này
thì tức thật”. “Người nghệ sỹ trước hết phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Có phải
yêu thương khơi nguồn từ giá trị nhân đạo, từ “cốt tuỷ” là sức mạnh giữ mãi niềm tin
mãnh liệt vào ngọn lửa lương tri nơi tâm hồn Chí. Cuộc đời, xã hội, định kiến tàn ác có
gọi gió, hơ mưa vần vũ thổi tắt ... ngọn lửa im lặng nép mình chờ luồng hơi ấm bùng dậy.
Nó khơng tắt và mãi mãi khơng bao giờ tắt. Trong cảm nhận của riêng tôi, niềm tin Nam
Cao gửi vào Chí như một ngọn hải đăng giữa mịt mùng bão biển, soi đường giúp người
đọc tìm về cái phần trong trẻo, hồn hậu, cõi thẳm sâu lương thiện.
 
Tình yêu thương, thơng cảm trong truyện ngắn Nam Cao cịn được thể hiện rõ nét qua
cuộc gặp gõ Chí Phèo - Thị Nở. Đã có một thời người ta cho rằng ấy là cuộc gặp gỡ
người - ngợm, khúc khích mỉa mai trước “đơi lứa xứng đơi” ngật ngưỡng dìu nhau trong
văn đàn. Họ đâu biết những cuộc hẹn hò đẫm lệ trong các sáng tác đương thời nông cạn
và hời hợt lắm. Mối tình Chí Phèo - Thị Nở mang trong mình dáng hình một dịng sơng
sâu chảy, ở nơi thao thiết êm đềm ấy, mỗi người tìm lại được chính mình. Nhà văn đã
nhìn thấu ẩn sâu trong bề ngồi xấu xí, dở hơi của Thị Nở là khao khát hạnh phúc nhân
bản; là tình người giản dị ấm áp. Đặt giữa làng Vũ Đại khơ khát u thương có lẽ chỉ
mình Thị Nở đáng được gọi là người hơn cả. Chính tình u, tình thương chân thành
cùng sự chăm sóc khơng vụ lợi đã gọi thức phần người trong Chí. Phương thuốc tình
thương như ngụm nước mưa trong trẻo, ngọt lành, mộc mạc vậy thôi mà xoa dịu vết gạch
xước trong tâm hồn Chí ... và từ một thằng lưu manh say khướt thành anh Chí tỉnh táo
lặng nhớ kỉ niệm, lắng nghe cuộc đời. “Chí Phèo mở mắt ra thì trời đã sáng từ lâu. Mặt
trời chắc đã lên cao và nắng đã vàng rực rỡ”. Đây là những câu văn thanh thản, n bình
nhất trong thiên truyện. Dịng sơng cuộc đời Chí đang gầm gào, sục sơi chợt ngưng bặt
lại, êm đềm, xuôi chảy. Người đọc cũng tạm quên đi tiếng chửi đau đớn, uất hận; nhắm
mắt trước cảnh đâm chém, phá phách, để tìm về một miền đời trong sáng hơn. “Nhưng
bây giờ thì hắn tỉnh”. Thêm một lần bút pháp phân tích tâm lý nhân vật nối gót những
u thương âm thầm, sâu sắc của Nam Cao, giúp người đọc dần bước vào những ngõ nẻo
kín khuất, nao nao theo nỗi lịng Chí: “Vải hơm nay bán mấy; - Ba xu gì ạ; - Thế cịn ăn
thua gì?”.

Những câu chuyện bình thường, giản dị gợi nhớ cái khao khát lắng nhận của người tù


cộng sản Tố Hữu năm nào “Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh - Dưới đường xa
nghe tiếng guốc đi về”. Đó cũng là một nét tâm lý rất thực của những người cách xa cuộc
sống lâu ngày, nay nghe trò chuyện mà ngõ khúc hát, phải rồi, Chí vẫn tồn tại giữa làng
q nhưng thực chất ln bị giam mình trong ngục thất men rượu. Có phải vì thế mà
những câu hỏi han buổi chợ sớm có sức lay động tâm hồn anh. Một thoáng xao xác buồn
nao nao kỷ niệm dần thức “hình như một thời, hắn từng ao ước có một gia đình nhỏ”.
Áng văn hiền như “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” đưa người đọc nương về thuở lam làm
chăm chỉ, thấp thống đâu đây bóng hình anh Khoai (Cây tre trăm đốt) hay người em
chịu thương chịu khó (Cây khế). Đoạn văn ngắn thơi mà có tới ba lần diễn tả nỗi
buồn “lòng mơ hồ buồn”, “hắn lại nao nao buồn”, “buồn thay cho đời”. Dường như Chí
hồi tỉnh và trưởng thành trong nỗi buồn ấy. Nếu ai chưa một lần theo gót nhân vật từ đầu
trang truyện , có lẽ khó lịng hiểu hết nỗi sợ “tuổi già, đói rét, ốm đau và cơ độc”. Với
một người bình thường, dáng bước sầm sập của ngày mai đã đáng sợ lắm rồi, riêng Chí
Phèo cả đời thui thủi trong ghẻ lạnh khinh ghét, bóng đen ấy càng trĩu nặng thảng thốt, âu
lo. Lời văn khơng nói, hơi văn buồn, chầm chậm lắng xuống như cái cúi đầu lặng lẽ của
nhân vật ... có gì xót xa, ngậm ngùi vương vấn đâu đây !

Có những lời văn não nề chẳng gọi chút xúc động, lại có câu chữ câm lặng, lạnh lùng mà
ẩn chứa bề sâu nhân đạo. Văn Nam Cao được ví như cái phích trong nóng ngồi lạnh ...
phải chăng như vậy? Tác giả đã dành riêng cho nhân vật đoạn văn dài độc thoại nội tâm,
chao qua chao lại nỗi niềm kín khuất. Và từ trang văn ấy Chí Phèo sơng dậy, hồn hậu,
trong trẻo, ấm lịng. Một điều gì đó sâu hơn cả sự gắn bó, cảm thương ... ấy là tấc lòng ...
Tấc lòng giúp Nam Cao giữ lửa niềm tin vào thiên lương để truyền tới mn đời. Đến với
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, người đọc cịn tự soi mình, lắng nhận những chân lý
giản dị mà thấm thía: Chỉ cần một chút yêu thương, một chút thôi cũng đủ cứu rỗi con
người. Suốt mười bốn trang sách, ta khơng hề tìm thấy lời nào cao đạo giáo điều của Thị
Nở dành cho Chí ... chỉ có cái nhìn âu yếm chăm sóc, chỉ có bát cháo hành mộc mạc như

tấm lịng thơm thảo của thị ... vậy thôi cũng đủ gọi thức khát khao lương tri trong Chí,
cần lắm những ánh mắt, tấm lòng Thị Nở giữa cuộc đời này. Đi trọn vẹn câu chuyện, đi
trọn vẹn một kiếp người khổ đau, càng thấm thía giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm
Nam Cao đã để nhân vật tự lựa chọn, sự lựa chọn dù nghiệt ngã nhưng khẳng định được
tính người trong Chí. Bởi chỉ có chết đi, anh mới được làm người dù trong suy nghĩ của
chính mình. Đồng thịi qua đó tác giả thể hiện niềm tin bất diệt vào thiên lương con
người.
 
Bằng cái nhìn tinh sắc khám phá hiện thực, bằng bản lĩnh tình thương khơi nguồn từ giá


trị nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã gửi lại cho đòi một kiệt tác để rồi ngày kia ta âm thầm
tự nhủ: vắng Chí Phèo văn đàn Việt Nam sẽ trông trải biết nhường nào ! Khép lại trang
văn Nam Cao để tìm đến với vần thơ Xuân Diệu, ta càng thấm thía ý nghĩa câu nói
Nguyễn Đình Thi. Đã bao giờ ta nguôi nhớ mùa thu trong thơ thi sỹ, có lẽ bởi giữa mênh
mơng biển lá thơ thu, chưa có nhịp mùa nào run rẩy trong những ... rung động tinh vi như
“Đây mùa thu tới”. Nếu các nhà thơ khác thường miêu tả mùa thu khi đã nhuốm vàng trời
đất thì Xuân Diệu nhập hồn mình vào biến thái tinh vi của trời đất mà lắng nghe từng gót
bước, từng nhịp đi tinh tế, âm thầm. Tìm về duyên cớ sâu xa, ta gặp lại “nhà thơ mới
nhất trong các nhà thơ mới”, người ln nhìn cuộc đời như một dịng sơng chảy trơi, vạn
vật giao ứng kỳ diệu, có phải vì thế mà mùa thu cũng được diễn tả theo sự vận động ấy.
Ngỡ mỗi vần thơ là một chấm lá may áo cho mùa thu vậy.
 
Đọc “Đây mùa thu tới”, thấy cảm xúc cứ lan chảy theo nhịp lướt mùa đi. Từ buổi thu
nương mình trong rặng liễu, lặng nép vườn xưa, mà lấn nhẹ, lấn nhẹ từng bước, tới gió,
tối trời ... chợt ngơ ngẩn mùa thu đã phủ mờ lên vạn vật vậy !
 
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng
 Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với lá mơ phai dệt lá vàng”.
 
Nếu mùa thu là con đường dài, hiu hắt xa vắng thì thơ tựa nhịp bước đầu tiên. Hình ảnh
sắc thu len nhóm vào tâm hồn người đọc qua rặng liễu, câu chữ trĩu xuống, rủ buồn theo
dáng lá mỏng manh ... cịn đâu dáng “lơ thơ tơ liễu bng mành” trong mn đời thơ cổ.
Hình ảnh trong cảm nhận của Xuân Diệu, giai nhân cũng đang thổn thức nỗi niềm cuối
hạ. Sự giao mùa tinh vi ấy được thể hiện rõ nét qua sắc mơ phai tài hoa, tinh tế. Mỹ học
của thơ xưa là cái tĩnh, còn mỹ học của thơ mới là cái động, từng nhịp, từng nhịp thời
gian xao xác gọi mùa trong ánh “mơ phai”. Đã có một thuở, thi sỹ đặt vào lòng câu thơ
mầu tối “nâu sòng” lạnh lẽo, u ám. Để rồi qua quá trình trải nghiệm, ngẫm nghĩ, ánh
vàng “mơ phai” dịu nhẹ, nhoè mờ hiu hắt hiện về. Chỉ vẻn vẹn một từ thơi mà đẹp say
lịng đến vậy, người đọc ngỡ chấm vàng hư ảo cuối dòng thơ ấy là sợi nắng cuối hạ bỏ
quên, nhạt dần, nhạt dần trong nỗi ngỡ ngàng thi sỹ. “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”. Câu
thơ là tiếng reo thầm ngơ ngẩn trước mùa đi. Đó chẳng phải là niềm vui đâu, có ánh mắt
nào thảng thốt kiếm tìm, đưa tiễn thời gian trong âm vang ! Bởi mùa thu bắt đầu cũng là
phút niềm vui bỏ đi nhường lại khoảng lặng tâm hồn ... vương vấn cõi lòng thi sỹ.
 
“Hơn một loài hoa đã rụng cành


Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh.”
 
“Rồi mùa hạ cách xa người và ta, bao loài hoa úa tàn, ngủ quên đi trái tim hoài đam
mê”. Điệu nhạc thao thiết, nức nở đưa người đọc nương về vườn thu Xn Diệu. Khốc
áo cho liễu rỗi, mơi hơn mùa thu dìu dặt trên từng sắc lá. Đỏ lấn - mùa sang, xanh ngậm
ngùi đi cùng nỗi niềm hè muộn. Đây có lẽ là đoạn thơ thể hiện rõ nhất nét đẹp riêng trong
thơ thu Xn Diệu. Có một dịng sơng run rẩy, lan dần dưới lớp chữ tưởng yên bình, câm
lặng; ấy là dòng thu... phải chăng. Từ “rũa” là nét tượng hình của dịng thu ấy. Đã có

một thời người ta nhầm lẫn “rủa” hay “rữa”. “Rữa” diễn tả sự phân huỷ của xác lá lìa
cành, chi tiết này khơng hợp với lơgic thời gian “nơi mùa thu bắt đầu”. Lại có người
kiên quyết dựa vào nét mới, nét tây trang thơ Xuân Diệu mà khẳng định từ “rủa”.
“Rủa” gay gắt q, dữ dội q, có gì phá tan khí thu, trời thu. Duy chỉ từ “rũa” thấu
nhập được biến thái tinh vi của sắc lá, từng tinh thể đỏ đang lẫn dần, lấn dần tế bào diệp
lục. Chỉ một từ thôi mà diễn tả được cái xôn xao sắc lá, thổn thức tiếng mùa đi, và quan
trọng hơn nó thể hiện q trình việt hố của một hồn thơ tây học. Chợt nao lịng nhớ nhịp
sóng Quy Nhơn, nhớ câu hò xứ Nghệ ru hồn thi nhân thuở ấu thơ. Độc đáo mà chẳng
cách xa, tinh tế nhưng không siêu thực. Đó là bút pháp tương giao thuần Việt trong thơ
Xuân Diệu !.
 
“ Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khơ gầy xương mỏng manh”
 
Có phải cái nhìn rất động về tạo vật, có phải rung cảm, thổn thức trước mùa thu hay cái
lạnh lẽo trong hồn thi nhân đã truyền vào câu chữ. Ngỡ dòng chảy mùa thu gọi thức bốn
âm “r” cộng hưởng để cùng rung lên “nhịp điệu mùa thu”. Bút pháp tương giao giữa
cảm giác - thị giác thổi vào lịng người đọc thống rùng mình trước hơi lạnh ... và cả nỗi
niềm thảng thốt trước nhịp mùa đi. Câu chữ gọi thức ấn tượng tàn tạ, héo mòn đến xác
xơ, ngỡ nơi này sự sống bỏ đi, chỉ có nỗi buồn và hơi lạnh cịn vương sót.
 
“ Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mị
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đị.”
 
Ơm trọn vườn cây trong trái tim se lạnh, thu tìm đến một khoảng khơng gian cao rộng


mênh mơng hơn. Hình ảnh nàng trăng, non xa, bến đò là một chuỗi cảnh nền cho mùa thu

xâm chiếm. Khổ thơ như một cõi lạnh vắng, ngỡ mình bước vào đó sẽ bị lạc lối giữa nỗi
buồn, cơ đơn.
 
“Mây vẩn từng khơng chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li
ít nhiều thiếu nữ buồn khơng nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.”
 
Sắc trời buồn sẫm gọi nhớ gọi thương về những khoảng xanh n bình mn thuở “Da
trời ai nhuộm mà xanh ngắt”. Có phải “khí u uất, hận chia li ấy đã thấm mầu buồn từ cõi
lòng thi sỹ để cảnh hiện lên như hoang mạc buồn vắng, cô liêu? Cõi lòng là chiều sâu
thăm thẳm của tạo vật” thu tìm về cõi lịng thiếu nữ cũng là bước cuối cùng trên con
đường mùa đi. Đến khổ thơ cuối này, nỗi buồn dường như cũng chín lắm, ngõ cái xao
xác ngẩn ngơ từ tiếng reo thảng thốt nơi dặm liễu cứ lặng dần, lặng dần mà thấm lạnh
nỗi “buồn khơng nói”. Một thống giật mình đã lặng lẽ bỏ đi nhường lại khoảng
lịng “nghĩ ngợi”. Thi sĩ ơi, có phải hồn người đã đồng nhập cùng ánh nhìn xa vơ vẩn,
âm thầm mà quặn lịng xe xót trước sự chia lìa, tàn phai. Xn Diệu khơng nói thời gian
thu đi, thu đến nhưng có lẽ là nhanh lắm ... và tuổi xuân cũng như bước đi của mùa thu
ấy. Ngày hơm nay cịn nhuộm thắm hồn mình ... mai đi mãi bỏ lại tuổi già cô quạnh; Câu
thơ lặng lẽ vậy thôi mà chất chứa xúc cảm dạt dào mãnh liệt, khao khát còn mãi cùng tuổi
xuân, thời gian, ấy cũng là xúc cảm nhân bản, là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt đời thơ
Xuân Diệu vậy. “Niềm khát khao giao cảm với đời” muôn thuở ... ai quên ...
 
Tế vi là hồn lá, cao rộng là nàng trăng, thẳm xa là non khơi và sâu lặng ở lòng người ...
Thu đang đến thật rồi. Đọc “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, ta tạm quên nhã thú ngắm
tranh thu tĩnh vật của thi sĩ muôn đời, ngỡ mình đang được xem một thước phim mùa thu,
ngỡ mình là lá, là trăng trong nhịp mùa đi ấy ... để thu xâm chiếm, để thu phủ mờ. Có
phải vì thế mà nhớ về Xn Diệu - ơng hồng thơ tình, ta cịn nhớ về một Xn Diệu- đạo
diễn của mùa thu nữa. Đi qua những trang truyện, vần thơ, người đọc có cái nhìn tồn
diện và sâu sắc hơn về lời nhận định của Nguyễn Đình Thi. Một điểm nhấn để khẳng

định vai trị của cách nhìn, xúc cảm trong tác phẩm. Bởi điều người đọc hỏi, tìm kiếm ở
nhà văn là viết như thế nào?, theo hướng khám phá mới mẻ nào ? chứ không nhất thiết
phải quá đề cao đề tài trong tác phẩm như “chủ nghĩa đề tài” lệch lạc một thuở. Lời nhận
định của Nguyễn Đình Thi cũng là một định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp
nhận tác phẩm; cần tìm ra những nét mới mẻ, độc đáo trong cách nhìn nhận của tác giả,
từ đó tự bổ sung, hồn thiện hay điều chỉnh quan điểm, cách nhìn của bản thân về con


người, cuộc sống. Sống sâu sắc hơn đó là cái đích mà bất cứ độc giả yêu văn chương nào
đều hướng tới. Bên cạnh yếu tố cái nhìn, bầu cảm xúc, yếu tố nghệ thuật mới mẻ độc đáo
cũng là một giá trị làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Những lời tâm huyết ấy như lối mở
cho những ai trên đời gắn bó với bút mực tìm thấy một cách nhìn nhận riêng biệt độc đáo
trước hiện thực cuộc sống -  đó là chìa khố của sự thành cơng vậy !.
 
“Ai bảo dính vào dun bút mực suốt đời mang lấy kiếp long đong”. Nguyễn Bính đã
từng thở than như thế nhưng chính ơng đã dành trọn đời mình để cung phụng nàng thơ.
Và tơi tin rằng sẽ cịn nhiều người mang lấy “kiếp long đong” ấy, bởi sáng tạo nghệ thuật
luôn là thử thách nghiệt ngã và cũng là niềm say mê của mn người, mn đời vậy !.
Hồng Quỳnh Nga
2. Bàn về thơ, nhà phê bình văn học người Nga Bêlinxki (1811 - 1848) cho rằng: “Thơ,
trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Hơn hai nghìn năm trước, Trang Tử đã có một triết lý rất hay về biển cả: “Biển cả là nơi
mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó khơng vơi, và nó
cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó khơng đầy”.
Văn học cũng như những nguồn nước đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hằng ngày tiếng
sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở sóng biển đời thường đến với trang thơ. Những
sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi
khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng gió cuộc đời tưới mát mn cây. Thơ ca phải gắn
mình vào nguồn mạch cuộc sống và nhịp nối giữa thơ với cuộc đời chính là tâm hồn, trí
tuệ nhà thơ. Nhà phê bình người Nga Biêlinxky thế kỷ 19 khi bàn về thơ đã viết: “Thơ,

trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”.
 
Người làm thơ, bình thơ xưa và nay đã bộc lộ rất nhiều quan niệm về thơ. Có người cho
thơ là “thần hứng” (Platơng), là “ngọn lửa thần”, “là cơn điên loạn thần thánh”, “thơ
là sự tuôn trào bột phát những tình cảm mãnh liệt”. Riêng với Bêlinxki nhà phê bình
khơng quan niệm thơ ca phải thuộc về một cõi huyền nhiệm, mông lung, diệu vợi; thơ ca
lại càng không phải là “một thứ nghề chơi”, là trò đùa của cảm hứng. Thơ gần gũi mà
thân thiết biết bao, thơ gắn với cuộc đời ta đang sống, thơ phản ánh cuộc đời theo quy
luật văn chương. Cái trước hết của thơ chính là cuộc đời và để cho cuộc đời là cuộc đời
trong trang sách, thơ cịn phải dừng lại “sau đó là nghệ thuật”.
 
Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông, bất tận của tâm hồn nghệ sĩ.


Thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung bao giờ cũng đi ra từ cuộc đời, cũng lớn lên từ
hiện thực và rồi từ đó cánh diều nghệ thuật sẽ nhờ gió đời mà cất cánh bay cao. Sẽ chẳng
có thơ đâu giữa lịng đóng khép; sẽ chẳng có thơ khi người làm thơ khơng tìm được sợi
dây giao nối với cuộc đời, khơng tìm đến những cánh đồng phì nhiêu để từ đấy hạt giống
thơ ca được ươm trồng, nảy nở. Lục Du đời Tống người đã viết hàng trăm câu thơ lúc sắp
mất đã tâm sự với con, lời tâm sự của một hồn thơ đi trọn cuộc đời mới hiểu cái lẽ “công
phu của thơ là ở ngồi thơ”. Sức nặng của những trang thơ lại chính từ cuộc đời đầy
nắng gió ngồi kia. Nhà thơ phải đến đó để viết lên từ thứ mực được chưng cất từ chính
cuộc sống. Gắn với cuộc sống, đấy là đặc trưng thẩm mỹ của văn học, của tác phẩm văn
chương mà nhịp nối là nhà văn - chủ thể sáng tạo. Cuộc sống với những hiện tượng
phong phú, phức tạp vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học.
Quay lưng lại với cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu mọi giá trị văn
chương chỉ còn là thứ kỹ xảo. Danh sĩ Lê Q Đơn từng nói: “Trong bụng khơng có ba
vạn quyển sách, trong mắt khơng có cảnh núi sơng kì vĩ thì khơng làm thơ được”. Có thể
nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào nuôi lớn thi ca, cuộc đời là nguồn nhựa sống dạt dào
khơng bao giờ vơi cạn. Cịn nhớ Xuân Diệu khi xưa đã “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng

bao nhiêu”, niềm khát khao giao cảm với đời của thi nhân tưởng như đóng chặt:
 
“Ta là một là riêng là thứ nhất
Khơng có ai bè bạn nói cùng ta”
 
Thế nhưng cuộc sống mới chan hồ hơi thở ấm nóng của cách mạng đã như những đợt
sóng đánh tan tồ lâu đài nghệ thuật , đưa nhà thơ trở về với nhân dân, sung sướng đón
nhận nguồn cảm hứng thi ca từ cuộc đời đem lại:
 
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao.”
 
Cuộc sống mênh mông vô tận sẽ là nơi cung cấp chất liệu cho thơ. Cuộc sống với hơi thở
ấm nóng sẽ tô điểm cho những câu thơ, cho nghệ thuật: “Hãy nhặt lấy chữ ở đời mà viết
nên trang” (Chế Lan Viên). Thơ ca khởi nguồn từ cuộc đời nên thơ bao giờ cũng chứa
đựng bóng hình cuộc sống, bóng dáng con người. Thơ mang trong mình những buồn vui,
đau khổ, rạo rực đắm say. Thơ nói riêng và văn chương nói chung sẽ làm nên nhịp cầu
nỗi trái tim trở về với trái tim, đưa tâm hồn đi tìm những điệu hồn đồng điệu.
 


Khi Platơng cho rằng: “thơ là thần hứng” thì phải chăng đấy chính là sự thần bí hố thơ
ca? Bởi vì khơng thể có thi sĩ sống ngồi cuộc đời, sống ngồi những buồn vui đau khổ
của hiện thực. Những xao động của nắng gió cuộc đời sẽ khơi nguồn cảm hứng và người
thi sĩ chỉ ghi lại tiếng lịng của mình trong phút giây rung động, đắm say. Chế Lan Viên
nhà thơ từng “đóng cửa phịng văn hì hục viết” đã tâm sự:
 
“ Bài thơ anh làm một nửa mà thơi

Cịn một nửa để mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó khơng là anh nhưng nó là mùa”
 
Đó phải chăng là chiêm nghiệm, là ngẫm suy của một nhà thơ hơn ai hết hiểu cái lẽ:
 
“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi
Hãy nhặt chữ của đời mà góp nên trang”
 
Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nếu chỉ được kiến tạo từ trí tưởng tượng và “cái
tơi” nhỏ bé của người nghệ sĩ, thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng vỏ bào
(Sautopxki). Nhà thơ phải như chàng trai Samet đi nhặt những “hạt bụi” quý trong cuộc
đời mênh mông vô tận để làm nên một “bông hồng vàng” giá trị, bông hồng vàng đem
lại niềm vui và cái đẹp cho tâm hồn người đọc thơ, hiểu thơ và yêu thơ.
Tuy nhiên khi Bêlinxki nhận xét: “Thơ, trước hết là cuộc đời” thì liệu cuộc đời ấy có
phải là tồn bộ cuộc sống bao la vơ tận ngồi kia?. Thơ ca “là cuộc đời” nhưng thơ ca
khơng phải là những trang giấy in ngun vẹn bóng hình cuộc sống. Nhà thơ cũng như
con ong chỉ đi hút Lấy chất mật tinh tế để làm nên mật ngọt cho đời:
 
“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật.
Một mật ngọt thành, địi vạn chuyến ong bay”.
 
Có người suốt gần nửa đời làm thơ đã tâm sự: “Đừng cậy thời đại oai hùng nếu tâm hồn
anh quá bé” (Chế Lan Viên). Không phải cứ miêu tả hiện thực vĩ đại là tác phẩm trở nên
kì vĩ. Nguyễn Du trước ta hai thế kỷ từng viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Có lẽ
phải có cái “tâm” của người cầm bút, phải có sự xúc động của nhà thơ trước cuộc đời thì
thơ ca mới trở thành thơ ca, thơ ca mới không đơn thuần là hành động chép sử. Tâm hồn
nhà thơ chính là “cửa ải” để từ đó hiện thực cuộc sống vào đến trang thơ. Bằng trải
nghiệm của lịng mình, bằng sự nhập thân giữa nhà thơ với cuộc đời, chính hương phấn



cuộc đời và tấm lòng nhà thơ sẽ giao thoa mà làm nên nghệ thuật. Trên đỉnh núi Odenzơ
kì diệu, nơi có những vịm hoa thạch thảo tim tím nên thơ, Andecxen đã nhặt lấy những
hạt giống trên luống đất người dân cày mà dệt lên những bài ca bất tận. Những phù sa của
một dịng sơng Mixixipi miền Tây nước Mỹ đã bồi đắp, bồi đắp mãi cho trang văn Mac
Tuên. Để rồi đến bây giờ hơi ấm và chất mặn nồng của con người miền Tây vẫn ám ảnh
ta, gợi cho ta nhớ về những chuyến phiêu lưu, những cuộc đời ưa mạo hiểm.
 
Cả Andecxen, cả Mac Tuên đều tìm đến với cuộc đời, một cuộc đời mà mình từng gắn
bó, u thương. Và có lẽ chính tự gắn bó sâu nặng ấy đã đem đến thành cơng trong trang
văn, trang nghệ thuật. Thơ ca phải gắn liền với cảm xúc của người làm thơ. Thi sĩ không
chỉ viết bằng “những điều trơng thấy” mà phải bằng chính “nỗi đau đớn lòng”. Cuộc
sống trong xã hội phong kiến xưa đã được Nguyễn Du thể hiện qua truyện Kiều bằng sự
đồng cảm chân thành.
 
Khi Bêlinxki nói “Thơ trước hết là cuộc đời” thì ẩn đằng sau đây điều mà ơng khơng nói
thành lời chính là yêu cầu: cuộc đời mang theo dấu ấn cuộc đời phải được ghi lại bằng
trải nghiệm, bằng xúc động của nhà thơ.
 
Cuộc sống Kinh Bắc, miền quê yên bình với những con người chăm chỉ, hiền hoà đã bao
ngày ngủ yên trong tâm can Hoàng cầm; để rồi chỉ đến khi nghe tin làng quê bị chiếm
giữ, xúc cảm trào dâng và một “Bên kia sơng Đuống”, mới thành hình:
 
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì”
 
Cấu trúc thơ, hay cấu trúc cảm xúc “bên kia” , “bên này”, quá khứ hay hiện tại cứ đan
xen và nhập nhoè trong tiềm thức nhà thơ. Và một bờ sông của ngày xưa lung linh sắc
trắng cứ dần hiện hữu.

 
Chế Lan Viên viết “Tiếng hát con tàu” khi chưa lên Tây Bắc nhưng chính tình u với
mảnh đất, con người, chính tiếng lịng thiết tha, rạo rực khiến bài thơ mãi còn nguyên giá
trị. Người ta vẫn thấy một ân tình Tây Bắc với những con người Tây Bắc là anh du kích,
là em liên lạc, là mế “lửa hồng soi tóc bạc” nhắc nhở ta trong cuộc sống lao động và
chiến đấu hôm nay.


 
“Thơ trước hết là cuộc đời” Bêlinxki đã nói đến gốc rễ, cội nguồn của thơ. Mỗi bài thơ
như một cây non phải bám rễ vào cuộc đời và nhà thơ bằng xúc cảm, bằng rung động,
bằng sự gắn bó với cuộc đời sẽ tiếp thêm nguồn sinh lực cho thơ, nuôi lớn những vần thơ.
 
Nhận định của Bêlinxki nhấn mạnh yếu tố “trước hết” của thơ ca chính là cuộc đời.
Nhưng bên cạnh cội nguồn sáng tạo là cuộc đời, thơ còn phải tuân theo những quy luật
riêng của nó. Xuân Diệu từng biết “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ cịn là thơ
nữa”. “Thơ cịn là thơ nữa” phải chăng chính là nghệ thuật làm thơ. Phiến nghệ thật, thơ
chỉ là những hạt ngọc chưa được mài dũa. Thơ ca cũng như những cánh diều, cuộc đời
tạo cho cánh diều hình hài sức vóc và nghệ thuật sẽ làm gió nâng cánh diều mãi mãi bay
cao.
 
Người đọc xưa và nay đã từng để lịng mình nương gửi theo những khúc hát ca dao:
 
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
 
Người đọc chỉ nương theo hiện thực một cảnh tát nước để lơ lửng cùng với muôn sắc
màu lấp lánh của hình ảnh, cùng với chất hữu tình của một cuộc tát nước đêm trăng.
 
“Sau đó mới là nghệ thuật”: nghệ thuật sẽ làm cho cuộc đời đẹp hơn và thơ chỉ đến với

người đọc khi bên trong nó khơng chỉ có cái đẹp nội dung mà cần cả cái đẹp hình thức.
Có khơng ít nhà thơ trong sáng tạo đã từng bỏ biết bao sức lực để lựa chọn ngôn từ, để
lựa chọn bộ cánh cho thơ. Gia Đảo vì băn khoăn hai chữ “thơi”, “xao” mà chút nữa mất
mạng. Cịn Maiacơpxki từng nhận xét:
 
“ Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm Radium
Lấy một gam phải mất hàng ngàn năm
Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”
 
Nhà thơ phải “trả giá cắt cổ” cho ngôn ngữ thơ ca nếu muôn những vần thơ ấy trở nên
bất tử, lao động nghệ thuật là hình thức lao động của trí óc con tim. Phải có những rung
động mãnh liệt trước cuộc đời và những khám phá, sáng tạo độc đáo, ta mới có thơ ca
chân chính. Người đọc truyện Kiều khơng chỉ u vì nó phản ánh một “đoạn trường tân


thanh” xé ruột cắt lên từ quãng đời mười lăm năm lưu lạc. Người ta yêu truyện Kiều còn
bởi là những ngơn ngữ gấm hoa giàu sức biểu cảm, vì giọng điệu mượt mà, vì tài nghệ
nhà thơ trong những câu thơ vào loại tuyệt bút:
 
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Nếu chỉ cố gắng tìm hiện thực cuộc đời, tâm hồn dân tộc phản ánh trong những câu văn
Nguyễn Tn khơng phải khơng có lúc người đọc phải thất vọng, sở dĩ những trang văn
Nguyễn Tn mãi cịn bất tử bởi vì ngịi bút tài hoa, uyên bác bởi tấm lòng nặng nợ với
dân tộc đã thăng hoa trong những ngôn từ câu chữ. “Sau đó mới là nghệ thuật” nghệ
thuật thơ trước hết nằm ở hình hài câu chữ, nằm ở ngơn từ sống động hay hình ảnh trong
thơ.
 
Khác với ngành khoa học loại trừ cá biệt để tìm đến quy luật, bản chất; nghệ thuật là lĩnh

vực của cái riêng, cái độc đáo. “Nghệ thuật là tài khoa học là chúng ta”. Để thơ trở thành
thơ, để nghệ thuật trở thành nghệ thuật người làm thơ phải luôn ý thức: sáng tạo ra cái
độc đáo. Khơng ai địi hỏi một khn mẫu cho nghệ thuật, cũng không ai dạy nhà thơ
phải phản ánh thế này, xúc động thế kia. Đấy là công việc của người làm thơ. “Sáng tác
thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể”. Bởi vì mỗi
tâm hồn là một “vương quốc riêng” mỗi bài thơ là một đứa con tinh thần riêng của người
nghệ sĩ nên thật khó tìm thấy sự trùng lặp trong sáng tạo. Khi nhà văn ý thức được sự
thiêng liêng trong hai từ “nghệ sĩ” người làm thơ cũng phải ý thức được cơng việc của
nhà thơ là phải đi tìm cho mình một cá tính sáng tạo. Bởi vì “tầm thường là cái chết của
nghệ thuật”, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của thơ ca. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời
của văn chương, nghệ thuật. Thơ ca viết về mùa thu xưa và nay có rất nhiều. Một “rừng
phong hạt móc sa” của Đỗ Phủ, một “Giếng ngọc sen tàn bơng hết thắm” của Lê Thánh
Tông, một mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà ... có cảm tưởng như biết bao vẻ
đẹp về mùa thu đều được nói cả rồi. Vậy mà đến Xuân Diệu, nhà thơ vẫn tìm cho mình
một cách nói riêng:
 
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới ! Mùa thu tới !
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
 
Xuân Diệu không tả mùa thu mà ghi lại cảm nhận, ghi lại khoảnh khắc giao mùa kì diệu



×