Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Rèn kĩ năng viết mở bài nghị luận văn học cho đối tượng học sinh yếu kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.2 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong chương
trình phổ thông, là môn học không chỉ bồi đắp cho học sinh những tư tưởng tình
cảm tốt đẹp, hướng con người đến với cái Chân- Thiện – Mĩ mà còn giúp người
học có khả năng bày tỏ những tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của mình thông qua
việc tạo lập một văn bản cụ thể. Bên cạnh đó môn Ngữ văn cũng là môn học
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong các kì thi. Trong bài thi môn Ngữ văn,
ngoài những câu hỏi về tiếng Việt, NLXH thì câu NLVH chiếm số điểm cao
nhất( thường 5 điểm trong thang điểm 10). Có thể nói phần NLVH là phần
quyết định kết quả cao thấp của bài thi.Thế nhưng trong thực tế hiện nay, học
sinh rất ngại, rất lười rèn kĩ năng viết bài nói chung và nghị luận văn học nói
riêng. Chính vì thế khi tiếp xúc với 1 đề NLVH cụ thể, học sinh thường lúng
túng không biết bắt đầu từ đâu, phải viết như thế nào, cho nên bài làm của các
em dễ mắc rất nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài văn không đạt
như mong muốn. Để làm được một bài NLVH thành công thì cần rất nhiều yếu
tố từ kĩ năng, phương pháp, cảm hiểu tác phẩm đến cách diễn đạt. trình bày.
Trong đó phương pháp làm bài có lẽ đóng vai trò quan trọng nhất, học sinh cần
biết được trong bài NLVH cần phải đạt được những yêu cầu nào về Mở bài,
Thân bài, Kết bài. Tuy phần Thân bài đóng vai trò quan trọng, chiếm phần lớn
số điểm toàn bài, song phần Mở bài cũng có vai trò không nhỏ - đây là phần mở
đầu làm nhiệm vụ giới thiệu vấn đề nghị luận, giúp người đọc hình dung được
nội dung sẽ viết trong phần Thân bài đồng thời gợi được sự tò mò, hứng thú
của người đọc đến với các phần tiếp theo.Vậy để có được mở bài đúng, hay là
yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Thực tế cho thấy, học sinh còn quá
chật vật khi viết phần mở bài, chính vì thế phần này thường phải mất rất nhiều
thời gian cá khi cả 15- 20 phút học sinh vẫn chưa vào được bài. Có nhiều em
vào bài một cách gượng ép, vòng vo, xa đề, lạc đề đặc biệt đối với học sinh yếu
1



kém thì hầu như không biết viết Mở bài - còn nghĩ gì viết nấy chưa định hướng
được yêu cầu cần đạt của mở bài. Mặc dù hiện nay đã có nhiều bài viết, sách
mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài NLVH, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào
tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh khi viết bài NLVH nói chung và phần
mở bài nói riêng. Chính vì thế tôi nhận thấy cần hình thành kĩ năng viết Mở bài
cho học sinh đặc biệt là học sinh yếu - kém. Khi học sinh đã thành thạo kỹ năng
chắc chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn. Chính vì thế tôi luôn trăn trở,
suy nghĩ là làm sao để học sinh viết được mở bài một cách dễ dàng, viết nhanh,
viết đúng để từ đó học sinh có mạch đi làm tiền đề cho việc viết cả bài văn. Với
mong muốn đó, tôi đã lựa chọn đề tài “ Rèn kĩ năng viết mở bài nghị luận
văn học cho đối tượng học sinh yếu kém” ( đặc biệt học sinh lớp 9).
II.Đối tượng: Cách viết mở bài trong bài nghị luận văn học
III . Thời gian, phạm vi:
- Năm học 2015- 2016
- Đối tượng hoch sinh trung bình- yếu lớp 9 trường THCS Thắng TượngThạch Hà
IV. Mục đích chọn đề tài: Rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết nhanh
và tiến tới viết hay phần Mở bài, tránh được một số lỗi thường gặp trong
quá trình viết đoạn Mở bài.
V- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Nhằm nắm bắt tình hình thực tế của
học sinh về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp lí luận: nghiên cứu mục tiêu dạy học, nghiên cứu phương
pháp làm bài văn NLVH.
- Khảo sát chương trình sách giáo khoa 7, 8 đặc biệt là lớp 9)
- Tham khảo tài liệu, ý kiến đồng nghiệp, thu thập tài liệu liªn quan.

B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận:

2



Học văn không chỉ là việc cảm thụ được cái hay cái đẹp của từng văn bản,
mà còn cần phải có khả năng tạo được một văn bản hoàn chỉnh, hấp dẫn. Đố là
mục tiêu phấn đấu của những người dạy văn, học văn. Mục đích này đặc biệt có
ý nghĩa đối với lứa tuổi học sinh bậc THCS. Qua văn bản, người đọc có thể thấy
được khả năng, trình độ học vấn của người viết.Và cũng qua văn bản, người
viết người viết có điều kiện thể hiện những kĩ năng, những kiến thức trong quá
trình học văn như kiến thức về Tiếng Việt, về tác phẩm văn học, về cách tạo lập
văn bản….Một văn bản được đánh giá là hoàn chỉnh khi nó truyền tải trọn vẹn
một vấn đề và được coi là văn bản haykhi nó có sức hấp dẫn người đọc. Để có
được sức hấp dẫn này thì phần Mở bài có vai trò hết sức quan trọng. Phần Mở
bài được ví như là lời chào đầu tiên trong một cuộc gặp gỡ. Một phần Mở bài
hấp dẫn sẽ chiếm được tình cảm người đọc, sẽ tao được bầu không khí tâm lí
thuận lợi cho việc tiếp xúc các phần sau.
II- Cơ sở thưc tiễn:
Macxim Gorki từng kết luân: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu
đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta
phải tìm nó rất lâu”. Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc làm bài văn nghị
luận của học sinh đặc biệt là những học sinh thi vào lớp, một vấn đề dễ nhận
thấy ở học sinh trung binh- yếu là các em rất chật vật, lúng túng, cảm thấy khó
khăn, phải mất nhiều thời gian vào việc viết phần Mở bài. . Việc phải viết được
mở bài cho nhanh và phải đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó là một vấn
đề rất khó khăn đối với các em. Qua quá trình chấm bài, chúng tôi nhận thấy rất
nhiều học sinh không biết viết mở bài : Hoặc còn thiếu ý, hoặc chưa nêu được
vấn đề, hoặc dẫn dắt vòng vo, rườm rà, vu vơ không liên quan đến vấn đề cần
giải quyết mà đề bài yêu cầu. Chính vì vậy khi học đến kiểu bài này, chúng tôi
phát phiếu thăm dò tình hình học sinh đối tượng trung bình yếu về vấn đề: Khi
viết bài nghị luận văn học ( nghị luận về truyện hoặc thơ), em thấy khó nhất là
phần nào? Kết quả thu được như sau:


3


Phần
Lớp
9D
9B

Mở bài

Thân bài

Kết bài

63%
65%

27%
30%

10%
5%

- Qua phiếu thăm dò, ta thấy một trong những phần các em còn bối rối khi
viết văn nghị luận là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm nhưng
nó là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề. Từ thực tế ấy, trong
quá trình dạy kiểu bài nghị luận văn học ở lớp 9, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu
làm như thế nào để giúp các em thoát khỏi tình trạng lúng túng khi bắt đầu viết
một bài văn nghị luận dạng này. Nếu giải quyết được tình trạng này thì các em

sẽ vững vàng chủ động hơn khi bước vào những kì thi quan trọng và cả khi học
văn ở những năm học tiếp theo ở THPT. Qua quá trình giảng dạy, chúng tôi đã
nghiên cứu và áp dụng một số dạng bài tập rèn kỹ năng viết đoạn mở bài trong
bài văn nghị luận văn học cho học sinh khối 9 ( đối tượng trung bình- yếu)
III. Cách thực hiện:
1- Cung cấp lí thuyết về đoạn Mở bài nói :
* Đoạn văn: Nó là một đoạn văn- tính từ chổ viết hoa đầu dòng đến chổ chấm
xướng dòng.
* Vị trí: Nó nằm ở vị trí đầu văn bản, phải nêu được vấn đề mà đề bài yêu
cầu, giúp người đọc định hướng được nội dung của bài.
* Cầu trúc: Mở bài có 2 phần: Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề, trong đó phần
nêu vấn đề là phần chính.
* Có 2 cách mở bài thông thường: cách trực tiếp, cách gián tiếp.
* Mô hình : Mở bài thường 3-5 câu, phải cân đối với kết bài, các câu có sự
liên kết chặt chẽ nhau.
* Một mở bài hay cần phải đảm bảo:
. Ngắn gọn: dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn
vấn đề 1 câu.

4


. Đầy đủ: Đọc xong mở bài người đọc biết được bài văn bàn về vấn đề gì,
phạm vi bàn luận rộng hay hẹp.
. Độc đáo: gây được sự chú ý của người đọc
. Tự nhiên: tránh vụng về, gượng ép, tránh gây cho người đọc khó chịu bởi
sự sáo rỗng, giả tạo.
* Một số vấn đề cần tránh:
- Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề
- Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì vấn đề sẽ nêu

- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại
lặp lại những điều đã nói ở mở bài
2. Cung cấp lí thuyết về đoạn mở bài trong văn nghị luận văn học
+ Đoạn văn mở bài trong bài nghị luận văn học cũng theo mô hình của một
mở bài nói chung tuy nhiên nó vẫn có nét khác biệt:
- Nghị luận về tác phẩm truyện : (1) Giới thiệu tác giả->(2) tên tác phẩm->
(3) thời điểm, hoàn cảnh sáng tác -> (4) nhân vật chính ->(5) nêu ý kiến đánh
giá sơ bộ của mình về nhân vật.
- Nghị luận về một bài thơ , đoạn thơ: (1) Giới thiệu tác giả->(2) tên tác
phẩm-> (3) thời điểm, hoàn cảnh sáng tác -> (4) Trích ở đâu ->(5) nêu nhận xét
đánh giá sơ bộ của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ..
+ Phần dẫn vấn đề: Có thể đi thẳng vào vấn đề( mở bài trực tiếp). Với cách
này , học sinh chỉ cần nêu tên tác giả, tên tác phẩm và nêu ngắn gọn vấn đề nghị
luận. VD: Với đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Ta chỉ cần giới thiệu được:
Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ. Vũ nương hội tụ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam nhưng nàng lại phải chịu một số phận bất hạnh , đau khổ.
Cũng có thể dẫn dắt vấn đề từ đề tài, từ những hiểu biết về tác giả, hay từ
một nhận định, một câu danh ngôn...( cách mở bài gián tiếp)
VD: Nguyễn Dữ là cây đại thụ của văn học Việt Nam thế kỉ 16. Với tập
5


“ Truyền kì mạn lục” thực sự nguyễn Dữ đã mang lại cho văn học dân tộc
một “ Thiên cổ kì bút”. “ Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16 và
là thiên tiêu biểu nhất của tập sáng tác này. Trong tác phẩm “chuyện người con
gái nam xương”, tác giả đã xây dựng thành công chân dung Vũ Nương- một
người phụ nữ.....( Đây là cách dẫn dắt đi từ tác giả, tác phẩm).
VD: Đề tài người phụ nữ là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam

trung đại. Một trong những tác phẩm thể hiện thành công đề tài này đó là
“Chuyện người con gái nam Xương” của Nguyễn Dữ. Truyện đã xây dựng
thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương là một người....( dẫn dắt theo đề tài).
+ Phần nêu vấn đề:
- Có thể là nhận xét, đánh giá sơ bộ về tác phẩm, nhân vật... Đây là phần
trọng tâm của mở bài.
- Vấn đề nghị luận có thể được nêu ở đề bài nhưng cũng có khi người viết
phải tự rút ra, tự khái quát khi tìm hiểu đề bài.
VD: Với đề bài: Phân tích vẽ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng
lẽ Sa pa” của Nguyễn Thàh Long.
Với đề bài này buộc người viết phải rút ra vấn đề nghị luận sau khi tìm
hiểu đề bài- phải nêu được những vẽ đẹp đáng trân trọng vê nhân vật anh thanh
niên.
VD: với đề bài sau: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy
được bài thơ diễn tả sâu sắc tình đồng chí đồng đội gắn bó thiêng liêng của anh
bộ đội trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Với đề bài này, vấn đề nghị luận đã được nêu rõ, người viết chỉ cần đưa
được vấn đề ấy vào phần mở bài.
+ Có thể rút ra công thức viết đoạn Mở bài như sau:
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Dẫn dắt vấn đề

Câu trung gian

Nêu vấn đề nghị luận


3- Bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài:
6


Dạng 1: bài tập nhận diện đoạn văn Mở bài:
Để giải quyết dạng bài tập này chúng tôi đã chuẩn bị phiếu học tập và pháp
chp học sinh ( hoặc trình chiếu trên máy). Về phía học sinh cần phải nắm chắc
vai trò và cấu tạo của đoạn văn Mở bài. Khi nhận được phiếu học tập có thể giả
quyết nhanh bài tập nhận diện đoạn mở bài.
Bài tập: Đọc 3 đoạn văn sau đây và xác định đoạn văn nào có chức năng
mở bài? Vì sao?
Đoạn 1: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải sáng tác 1980- khi
tác giả đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết gắn bó với đất
nước với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ góp một “mùa
xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
Đoạn 2: “Viếng lăng Bác” được Viễn Phương sáng tác năm 1976. Mở đầu
bài thơ là một câu nói mộc mạc, giản dị, chân thành nhưng nó gợi ra được tâm
trạng tự hào, vui sướng xen lẫn niềm xúc độngcủa một người con từ chiến
trường Miền nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giỏ mới được ra thăm lăng
Bác. Cách xưng hô “con” – “Bác” thể hiện tình cảm gần gũi thân thương như
tình cảm của người con đối với người cha yêu dấu…
- Đoạn 3: Nếu nói đến những nhà thơ tâm huyết luôn chọn chủ đề về tình
đồng đội, đồng chí làm nguồn cảm hứng sáng tác thì không thể không nhắc đến
Chính Hữu- một nhà thơ quân đội. Sáng tác của ông không nhiều nhưng lại
dược rất nhiều người biết đến và yêu thích. Một trong những sáng tác tiêu biểu
của ông là bài thơ “ Đồng chí”. Bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó
thiêng liêng của anh bộ đội thời chống Pháp.
* Yêu cầu học sinh căn cứ vào cấu tạo của đoạn văn Mở bài để thấy
được đoạn 1, 3 là đoạn Mở bài; đoạn 2 không có vai trò mở bài:

- Đoạn 1 là cách mở bài trực tiếp:
Câu 1: giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Câu 2: nêu nhận xét đánh giá về tác phẩm. Đây chính là vấn đề sẽ
được bàn luận ở phần Thân bài.
7


- Đoạn 2: là đoạn văn phân tích 2 câu đầu của bài thơ “ Viếng lăng Bác”.
Đây là đoạn văn thuộc phần Thân bài.
- Đoạn 3 là cách mở bài gián tiếp:
Câu 1,2 : Dẫn dắt vấn đề: khái quát cảm hứng sáng tác của tác giả.
Câu 3: Giới thiệu tác phẩm của vấn đề nghị luận
Câu 4: Giới thiệu vấn đề sẽ bàn luận ở phần Thân bài.
Dạng 2: Phát hiện lỗi để hoàn chỉnh phần mở bài..
Bài tập 1: Cho đề bài sau:
Cảm nhận của em về bài thơ “ Viếng lăng bác” của nhà thơ Viễn Phương..
Với đề bài trên có một bạn học sinh đã viết phần Mở bài như sau:
"Viếng lăng bác”là một trong những bài thơ hay viết về Bác sau ngày Bác
Hồ “đi xa”. Bài thơ thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động của nhà thơ và
cũng là của tất cả mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Nó
được phổ nhạc và trở thành bài hát vô cùng quen thuộc đối với mọi người
dân Việt Nam.
Yêu cầu với bài tập 1: căn cứ vào cấu tạo của đoạn Mở bài, em hãy nhận
xét cách MB nêu trên?
Hướng dẫn để học sinh thấy được đây là đoạn MB chư hoàn chỉnh. Đoạn
MB này chưa nêu được tác giả của vấn đề nghị luận.
Vậy cần bổ sung vào đoạn MB trên như sau:: "Viếng lăng bác” được
nhà thơ Viễn Phương viết 1976, là một trong những bài thơ hay viết về Bác
sau ngày Bác Hồ “đi xa”. Bài thơ thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động
của nhà thơ và cũng là của tất cả mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng

viếng Bác. Nó được phổ nhạc và trở thành bài hát vô cùng quen thuộc đối
với mọi người dân Việt nam.
(Bài chữa của học sinh)
Bài tập 2: Cũng với đề bài ở bài tập 1, có bạn học sinh lại có cách viết đoạn
MB như sau:

8


Bài thơ “Viếng lăng Bác” được nhà thơ Viễn Phương viết năm 1976, sau
khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất,
lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa mới khánh thành, Viễn phương ra miền
Bắc và vào lăng viếng Bác.
Yêu cầu với bài tập 2: Phần MB trên đã nêu được vấn đề nghị luận chưa?
Nêu chưa thì em hãy bổ sung cho hoàn chỉnh?


Hướng dẫn để học sinh nhận ra vấn đề nghị luận chưa được nêu
trong phần MB. Đây là một phần quan trọng, nếu thiếu thì phần
MB sẽ không đạt yêu cầu.



Cần phải bổ sung như sau: “Bài thơ….vào lăng viếng Bác”. Bài thơ
thể hiện niềm xúc động , tình cảm tiếc thương và lòng thành kính
sâu sắc của nhà thơ và cũng là của mọi người đối với Bác Hồ khi
vào lăng viếng Bác.(Bài chữa của học sinh)

Qua 2 bài tập trên , học sinh cần phải nắm chắc được cấu tạo của phần MBBắt buộc phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận . nếu thiếu
một trong 2 phần trên thì sẽ không có một mở bài hoàn chỉnh.

Bài tập 3:
Cho đề bài sau: Suy nghĩ và cảm nhận của em về tình cảm cha con trong
bài thơ “ nói với con” của nhà thơ Y Phương.
Hãy đọc đoạn MB sau và nêu ý kiến nhận xét của bản thân em. Đoạn MB
của bạn viết như sau:
Y Phương là nhà thơ của dân tộc Tày có một hồn thơ mạnh mẽ , chân thật
và trong sáng. Qua bài thơ “ Nói với con “ rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương:
Yêu quê hương làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. Qua bài thơ này
của Y Phương đã cho ta thấy được tình cảm cha con da thịt gắn bó sâu sắc.
Tình cảm ấy thật chân thành, mộc mạc và xúc động.
Qua sự gợi ý của giáo viên giiups học sinh nhận ra một số vấn đề ở đoạn
MB này như sau:

9


- Về nội dung: Đoạn MB đã giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề
nghị luận. Như vậy đoạn văn đã đạt yêu cầu về nội dung.
- Về hình thức: diễn đạt chưa đạt yêu cầu:
Đoạn văn đã sử dụng 3 câu liên tiếp sai ngữ pháp. Câu 1 chập cấu trúc, câu
2,3 đều thiếu chủ ngữ.
Sử dụng một số từ ngữ không phù hợp: Từ “ của” ở câu 1, từ “ da thịt ở câu
3”. Chính bởi những lỗi này nên tuy đoạn văn đã đảm bảo nội dung nhưng
chưa thể coi đây là đoạn MB hoàn chỉnh. Cần phải chữa lại như sau:
Câu 1: Bỏ từ “ là”, thay từ “ của” bằng từ “người”
Câu 2: Bỏ từ “qua”, thêm vào cụm từ “ là bài thơ” vào sau chue ngữ.
Câu 3: Bỏ từ “ của’; thay từ “ da thịt” bằng từ “ ruột thịt”
Và đoạn MB ấy được viết lại như sau: Y Phương - nhà thơ người dân tộc
Tày có một hồn thơ mạnh mẽ , chân thật và trong sáng. Bài thơ “ nói với con” là
bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của ông: quê hương làng bản, tự hào và gắn bó

với dân tộc mình. Qua bài thơ tác giả đã cho ta thấy được tình cảm cha con ruột
thịt gắn bó sâu sắc. Tình cảm ấy thật chân thành, mộc mạc và xúc động.
(Bài chữa của học sinh)
Những lỗi ở bài tập 3 là những lỗi rất hay gặp nhất là ở đối tượng học sinh
trung bình- yếu. Phần MB được coi như là lời chào đầu tiên trong buổi gặp gở
vậy mà ngay từ đầu đã mắc rất nhiều lỗi về ngữ pháp dẫn đến cách diễn đạt sẽ
không rành mạch, rõ ràng. Những phần MB như vậy không những không gây
được ấn tượng cho người đọc mà còn tác động ngược trở lại. Đây quả là một lột
lỗi rất nguy hiểm mà học sinh cần hết sức chú ý để không mắc phải.
Như đã trình bày ở trên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chủ yếu hướng
tới đối tượng học sinh trung bình- yếu , đặc biệt là học sinh lớp 9 chuẩn bị thi
lên lớp 10. Chính bởi vậy chúng tôi rất chú trọng đến 2 dạng bài tập này. Qua
việc rèn luyện 2 dạng bài tập này, học sinh bước đầu đã có thể viết nhanh, viết
đúng phần MB cho bài nghị luận văn học. Trên cơ sở đó tiến tới viết hay phần
MB.
10


Dạng 3: thực hành viết đoạn MB:
Cho đề bài: cảm nhận của em về bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thĩnh.
Hày viết MB theo 2 cách (trực tiếp và gián tiếp).
Yêu cầu học sinh vận dụng lí tuyết về cấu tạo đoạn MB để viết phần MB
trực tiếp:
“ Sang thu” là một trong những bài thơ thành công của Hữu Thĩnh, sáng tác
1977. Bài thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của nhà thơ trước
những biến chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên, đất trời trong thời khắc giao mùa
từ cuối hạ sang đầu thu ở nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Bài làm của học sinh yếu)
- Viết MB theo cách gián tiếp :
=> Có thể viết như sau: Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi

nhiều thi hứng cho các thi nhân. Song mỗi người lại có một cách cảm nhận
riêng. Với Hữu Thỉnh, khoảng khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu đã làm
rung động hồn thơ để thi sĩ vẽ nên một bức tranh thu thật đẹp, thật trong sáng,
đáng yeeuowr vùng nông thôn Đồng bằng Bắc bộ. Điều đó được thể hiện qua
bài “Sang thu”- được ông sáng tác 1977.
(bài làm của học sinh trung bình¸)
IV. Kết quả thực hiện:
Sau 1 học kì tiến hành áp dụng cách rèn luyện kĩ năng viết đoạn MB cho
học sinh trung bình- yếu bằng những bài tập đã nêu, chúng tôi nhận thấy học
sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Từ chổ các em còn khó khăn, lúng túng mất nhiều
thời gian vào việc viết MB thì nay các em sẽ không còn bỡ ngỡ, các em đã viết
nhanh hơn, đúng hơn. Đặc biệt có một số MB hấp dẫn hơn,khơi gợi được tình
cảm của người đọc như một số MB đã nêu.
VD: trong tiết “Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc
đoạn trích”, chúng tôi đã yêu cầu học sinh chọn và viết MB cho một số đề bài
sau( 5-7 phút).
11


Đề 1: Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của
chiến tranh qua truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Đề 2: Phân tích nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm “ Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Đề 3: Tác phẩm “ Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long không chỉ vẽ lên
bức tranh thiên nhiên thơ mộng mà còn là lời ca ngợi những con người lao động
mới đang ngày đêm miệt mài cống hiến cho Tổ quốc.
Sau khi giao bài tập này chúng tôi nhận thấy một số học sinh vốn trước đây
còn chưa nắm được cách viiets MB , thậm chí viết khó khăn, lúng túng thì nay
viết được MB nhanh và tương đối hiệu quả.
Cụ thể như sau:

Đề 1: Nguyễn Quang sáng viết “Chiếc lược ngà” tại chiến trường nam bộ
vào năm 1966- đây là những năm tháng gian khổ đau, thương nhất của đồng
bào Miền nam trong kháng chiến chống Mỹ. Câu chuyện đã thể hiện thật cảm
động tình cảm cha con sâu nặng, cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
– Trần Bá Nhật- lớp 9D ( Học sinh yếu)
Đề 2: Nguyễn Dữ là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỉ
16.Truyền kì mạn lục là tác phẩm duy nhát còn lại của ông, tác phẩm được đánh
giá là “Thiên cổ kì bút”. “Chuyện người con gái nam Xương” là một trong
những tác phẩm tiêu biểu của tập sáng tác này. Nhân vật chính trong truyện là
Vũ Nương- một người phụ nữ đẹp người , đep nết nhưng phải chịu số phận đầy
bi kịch.

– Nguyễn Thị Thúy- lớp 9B- (Học sinh trung bình).

Đề 3: Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã
rất thành công ở những tác phẩm khai thác đề tài về những con người lao động
mới trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. “ Lặng lẽ Sa pa” là một trong
những tác phẩm thành công nhất của ông viết về đề tài này. Tác phẩm không chỉ
vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng mà còn là lời ngợi ca những
con người đang ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho Tổ quốc.
- Lê Thị Nguyệt- lớp 9B( học sinh trung bình khá)
12


Kết quả kiểm tra bài viết 6-7 lớp 9:
Thời gian
Tỉ lệ
Khi chưa

chú


trọng
Khi đã chú trọng

Dưới TB

TB

Kh¸

Giỏi

42%

47%

11%

2%

15%

58%

21%

6%

C. Một số kiến nghị
Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 9- đối tượng học sinh

thi cuối cấp- nên kết quả học tập của học sinh là vấn đề mà chúng tôi rất quan
tâm. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để tìm ra phương pháp dạy cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh với mong muốn học sinh ngày càng yêu thích môn
ngư văn và đặc biệt đạt điểm cao trong kì thi cuối cấp. Để làm được điều này ,
bên cạnh sự nổ lục của bản thân, chúng tôi rất mong thường xuyên nhận được
sự quan tâm hổ trợ của lãnh đạo Phòng GD thông qua các buổi chuyên đề, tập
huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau cũng như rút ra kinh nghiệm trong
việc giảng dạy để có thể từng bước nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
D. Kết luận:
Việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn NLVH nói chung và viết đoạn
mở bài nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng để học sinh đỡ phải chật
vật, lúng túng và bớt căng thẳng, chán nản khi phải viết một bài văn đồng thời
tạo cho các em sự hứng thú hơn khi cảm thụ 1 tác phẩm văn chương cũng như
khi tạo lập một văn bản nghị luận hoàn chỉnh. Viết một MB trực tiếp thì không
khó nhưng để viết được một MB hấp dẫn, chiếm được cảm tình người đọc thì
đòi hỏi tư duy sáng tạo và rèn luyện nhiều.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng có kết quả. Đây chỉ là
kinh nghiệm nhỏ góp phần nâng cao chất lượng làm bài văn nghị luận cho học
sinh lớp 9 ( đối tượng trung bình- yếu) . Rất mong nhận được ý kiến đóng góp

13


chân thành của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

14



Mục lục
A, Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài
II. Đối tượng
III. Thời gian, phạm vi
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
B, Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiển
III- Cách thực hiện
1. Cung cấp lí thuyết về đoạn mở bài nói chung.
2. Cung cấp lí thuyết về đoạn mở bài NLVH
3. Cung cấp các dạng bài tập rèn luyện
VI- kết quả thực hiện.
C- Một số kiến nghị
D- Kết luận

15



×