Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sáng kiến kinh nghiệm RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.88 KB, 14 trang )

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO
ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH LỚP 9

1- Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh.
1.1- Khái niệm đoạn văn và đoạn văn mở bài:
a- Đoạn văn:
+ Hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ
viết hoa lùi đầu dịng đến chỗ chấm xuống dịng. Hay nói cách khác đoạn
văn là phần của văn bản nằm giữa hai chỗ chấm xuống dòng.
+ Nội dung: Đoạn văn diễn đạt một nội dung hoặc một ý trọn vẹn
của một vấn đề.
b- Đoạn văn mở bài:
Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là phần mở đầu của một bài
văn.Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trị định hướng
cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách
khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn
của vấn đề. Phần mở bài có vai trị gây dựng tình cảm thân thiện cho người
đọc, người nghe. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh
(chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì?
Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở đề trực tiếp (còn gọi là trực
khởi). Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan
gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài gián tiếp (còn gọi là lung khởi). Có 2
cách mở bài:
* Mở bài trực tiếp: Giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu ra. Cách này
thường ngắn gọn, dễ làm hơn nhưng đôi khi kém phần thu hút người đọc, và
thường dành cho đối tượng học sinh trung bình
* Mở bài gián tiếp(giới thiệu ý dẫn nhập vào đề). Có nhiều cách vào bài theo
kiểu gián tiếp, nhưng tựu trung có bốn cách cơ bản:
-

Diễn dịch (suy diễn)




-

Quy nạp

-

Tương đồng

-

Tương phản (đối lập)

1.2- Yêu cầu của phần mở bài:
- Mở bài phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết.
- Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài
viết và phải cân đối với phần kết bài.
- Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung
lẫn phong cách giới thiệu, diễn đạt. Nói tóm lại, phần mở bài phải tạo được
âm hưởng chung, định hướng chung cho cả bài viết.
a- Những điều cần tránh khi viết mở bài:
- Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
- Tránh ý dẫn dắt khơng liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu
- Tránh nêu vấn đề quá dài dịng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần
thân bài lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.
b- Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay:
- Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới
hạn vấn đề một câu.
- Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề

gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính
ở đây là gì?
- Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình
sẽ viết. Muốn thế, phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ,
độc đáo ấy, cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải
tạo được sự bất ngờ.
- Tự nhiên: viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu
đầu chi phối giọng văn của tồn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ


nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho
người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.
1.3- Cấu tạo phần mở bài:
Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài) và thường có cấu tạo
3 phần. Thơng thường học sinh có thể viết từ 3 -> 5 câu văn. Đoạn văn ấy
cũng có ba phần: mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn
a.

- Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề): Viết những câu dẫn dắt là những câu

liên quan gần gũi với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà
người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn,
một nhận định, hoặc một câu chuyện kể.
b.

- Phần giữa đoạn (nêu giới hạn của vấn đề): Nêu vấn đề chính sẽ bàn

bạc trong thân bài, tức là luận đề (Giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học có
liên quan đến vấn đề nghị luận). Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể
người viết tự rút ra, tự khái qt. Đối với phân tích bình giảng thơ thì thường

là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà người đọc cảm nhận
được.
c.

- Phần kết đoạn (nêu vấn đề nghị luận): Nêu phương thức nghị luận và

phạm vi tư liệu sẽ trình bày. Có thể đó là những nhận xét đánh giá sơ bộ của
người viết về tác phẩm, về nhân vật ... Đây là phần trọng tâm của mở bài.
Vấn đề nghị luận có thể đã được nêu ở đề bài (người viết chỉ việc giới thiệu
hoặc ghi lại đoạn trích, câu trích ở đầu bài) nhưng cũng có khi người viết
phải tự rút ra, tự khái qt khi tìm hiểu đề bài.
Có thể rút ra công thức viết đoạn mở bài như sau:
(Phần mở đầu) Câu 1

(Phần giữa) Câu 2

(Phần kết) Câu 3

Dẫn dắt vấn đề

Nêu tác giả, tác phẩm

Nêu vấn đề nghị luận

2- Cung cấp hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài
nghị luận văn học:


Như chúng ta đã trình bày ở trên, khi phải viết bài nghị luận văn học
học sinh lớp 9 (đối tượng trung bình - yếu) cảm thấy rất lúng túng không

biết làm thế nào để đưa được vấn đề nghị luận vào phần mở bài. Chương
trình sách giáo khoa mới dành cho phần nghị luận văn học số tiết trên lớp
khơng nhiều mà thực tế thì đây là một phần rất quan trọng và cần thiết với
học sinh ở lớp cuối cấp. Chính vì vậy mà tơi đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra
một số nội dung bài tập nhằm giúp học sinh phát triển theo tác tư duy độc
lập để có thể dễ dàng hơn khi viết một văn bản nghị luận văn học.
* Cách thức thực hiện:
a. Xen hoặc lồng các dạng bài tập có chứa đoạn mở bài:
Trên thực tế sách giáo khoa Ngữ văn mới khơng có tiết rèn luyện kỹ
năng xây dựng đoạn văn mở bài. Chính vì vậy, trong các tiết học lý thuyết
tôi đã cố gắng xen lồng từng dạng bài tập dựng đoạn mở bài. Mặt khác,
trong những tiết phụ đạo, tiết trả bài, tôi cũng đưa thêm các bài tập chữa lỗi
mà học sinh hay mắc phải để các em rút kinh nghiệm: chữa lỗi về cách dùng
từ, đặt câu, cách dẫn dắt vào đề... Từ đó, hướng các em đến cách mở bài vừa
chính xác, khơng mất nhiều thời gian vừa gây được ấn tượng với người đọc.
b. Hướng dẫn HS tự viết mở bài theo cách giới thiệu về tác phẩm đã
học:
Số lượng thơ, tác phẩm truyện mà học sinh được học trong chương
trình lớp 9 là khá nhiều nên sau khi học xong một tác phẩm, tôi cũng cố
gắng hướng dẫn học sinh rèn luyện cách giới thiệu về tác phẩm mình vừa
học dựa vào mục Giới thiệu chung trong mỗi văn bản, giúp học sinh nắm và
nhớ rõ những nét tiêu biểu của tác giả, tác phẩm hoặc kết hợp trong các tiết
luyện nói để rèn cho các em phong cách tự tin, mạnh dạn trước đám đơng.
Từ đó các em có điều kiện rèn luyện thêm kỹ năng khi viết phần mở bài cho
bài văn nghị luận về tác phẩm ấy.
c. Giao bài tập về nhà cho HS


Song song với các việc làm trên, tơi cịn giao bài tập về nhà cho các
tổ, nhóm. Sau đó, sẽ thu về chấm và rút kinh nghiệm với từng đối tượng học

sinh (với đối tượng học sinh trung bình - yếu, tơi chú trọng hơn). Khơng địi
hỏi nhiều về khả năng diễn đạt hay mà chú ý hơn đến cách viết đúng, giới
thiệu được luận đề của bài viết. Đồng thời, tơi cố gắng tìm và phát hiện
những điểm sáng tạo hoặc sai lệch của các em để có sự động viên hay uốn
nắn kịp thời.
2.1-Các dạng bài tập rèn luyện:
* Dạng 1: Bài tập nhận diện đoạn văn mở bài nghị luân văn học:
Để giải quyết dạng bài tập này, giáo viên cần chuẩn bị phiếu học tập và phát
cho học sinh. Về phía học sinh cần phải nắm chắc vai trò và cấu tạo của
đoạn văn mở bài. Khi nhận được phiếu học tập, học sinh có thể giải quyết
nhanh bài tập nhận diện đoạn văn mở bài.
Bài tập:Trong 3 đoạn văn sau đây, đoạn văn nào có chức năng mở bài?
Vì sao?
Đoạn 1:Thanh Hải – người con xứ Huế, là một trong những cây bút có cơng
xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu. (1) Nhắc đến
Thanh Hải không thể không nhắc đến Mùa xuân nho nhỏ.(2) Bài thơ được
viết không bao lâu khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến tha thiết cuộc
sống, đất nước và ước nguyện chân thành của tác giả. (3)
Đoạn 2: Đoạn thơ đầu là cả một bức tranh mùa xuân tươi đẹp. (1)Không gian
bao la, bát ngát mở ra cả ba chiều. (2)Trên cái nền khơng gian rộng lớn ấy, nổi
bật những hình ảnh, đường nét, màu sắc thật nên thơ và gợi cảm giác êm ái,
dịu dàng, đáng yêu biết bao.(3)Một màu xanh tươi sáng trải rộng mênh mông
làm nền và tôn thêm vẻ đẹp nổi bật của bơng hoa tím biếc... (4)
Đoạn 3: Mùa xuân là đề tài, nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân. (1) Mùa
xuân thường khơi dậy niềm lạc quan, yêu đời, những cảm xúc, rung động
phong phú trong lịng nhà thơ, từ đó bao bài thơ nổi tiếng được thăng hoa.


(2)


Với Thanh Hải, một người con xứ Huế, trước cảnh đất trời, quê hương đổi

mới, mùa xuân đã trào dâng trong tâm hồn ơng một niềm say đắm mãnh liệt.
(3)

Tình cảm ấy được gởi gắm qua bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ”. (4)
* Yêu cầu học sinh căn cứ vào cấu tạo của đoạn văn mở bài để thấy được

đoạn 1-3 là đoạn mở bài, đoạn 2 khơng có vai trị mở bài vì:
- Đoạn 1 là cách mở bài trực tiếp vì:
Câu 1, 2 : Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
Câu 3: Nêu nhận xét đánh giá chung về bài thơ. Đây chính là vấn đề sẽ
được bàn luận ở phần thân bài.
- Đoạn 2 là đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ. Đây là đoạn văn
thuộc phần thân bài.
- Đoạn 3 là cách mở bài gián tiếp.
Câu 1, 2 dẫn dắt vấn đề: Khái quát về đề tài mùa xuân gợi cảm hứng cho thi
nhân.
Câu 3, 4: Giới thiệu tác giả, bài thơ.
* Dạng 2: Bài tập chữa lỗi để hoàn chỉnh đoạn mở bài.
Bài tập 1:Cho đề bài sau:
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
"Làng" của Kim Lân.
Với đề bài trên có một bạn học sinh đã viết phần mở bài như
sau: "Ông Hai là người làng chợ Dầu, vì kháng chiến, ơng Hai mới đi tản
cư.Ơng Hai đã dành cho ngơi làng của mình một tình cảm thật sâu sắc.
Sau cách mạng tháng Tám, tình yêu làng của ơng đã hồ quyện trong
lịng u nước. Đó là sự chuyển biến mới trong tư tưởng của người nông
dân".
Yêu cầu với bài tập 1: Căn cứ vào cấu tạo của đoạn mở bài em hãy nhận

xét cách mở bài nêu trên?


GV cần hướng dẫn để học sinh thấy được đây là đoạn mở bài chưa hoàn
chỉnh, lặp lại từ ngữ nhiều. Đoạn mở bài này chưa nêu được giới hạn của
vấn đề nghị luận: Tác giả nào? Tác phẩm nào? Vấn đề cần nghị luận là gì?
Vậy cần bổ sung vào đoạn mở bài trên như sau:
Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn với đề tài hướng về
người nông dân và sinh hoạt làng quê. "Làng" của Kim Lân là một tác
phẩm tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam thời chống Pháp. Nhân vật
chính của truyện là ông Hai - một người nông dân hiền lành, giản dị. Ơng đã
dành cho ngơi làng của mình một tình cảm thật sâu sắc. Sau cách mạng
tháng Tám, tình u làng của ơng đã hồ quyện trong lịng yêu nước. Đó là
sự chuyển biến mới trong tư tưởng của người nông dân". (Mở bài sau khi đã
sửa cho HS)
Bài tập 2: Cũng với đề bài ở bài tập 1 có bạn học sinh lại có cách viết đoạn
mở bài như sau: "Tác giả Kim Lân có tên thật là Nguyễn Văn Tài. Ông sinh
năm 1920 ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”- một làng quê có truyền thống
văn hoá đẹp và thơ mộng. "Làng" là một sáng tác tiêu biểu của ông viết về
người nông dân.
Yêu cầu với bài tập 2: Phần mở bài trên đã nêu được vấn đề nghị luận
chưa? Nếu chưa thì em hãy bổ sung để hoàn chỉnh.
GV hướng dẫn để học sinh nhận ra vấn đề nghị luận chưa được nêu trong
đoạn bài trên. Đây là một phần quan trọng, nếu thiếu thì phần mở bài sẽ
không đạt yêu cầu. Cần phải bổ sung như sau: “Kim Lân - tên thật là
Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”- một làng
q có truyền thống văn hố đẹp và thơ mộng. "Làng" là một sáng tác tiêu
biểu của ông viết về người nơng dân. Nhân vật chính của tác phẩm là ông
Hai - một người nông dân hiền làng giản dị. Ơng đã dành cho ngơi làng của
mình một tình cảm thật sâu sắc. Sau cách mạng tình yêu làng của ơng đã hồ



quyện trong lịng u nước. Đó là một nét chuyển biết mới trong tư tưởng
của người nông dân. (Mở bài sau khi đã sửa cho HS)
Qua 2 bài tập trên học sinh phải nắm chắc được cấn tạo của phần mở
bài. Bắt buộc phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm (giới hạn phạm vi kiến
thức) và vấn đề nghị luận (vấn đề cơ bản định hướng cho phần thân bài).
Nếu thiếu đi một trong hai phần này thì sẽ khơng thể có một đoạn mở bài đạt
u cầu.
Bài tập 3:
Cho đề bài sau: Suy nghĩ và cảm nhận của em về tình cảm cha con trong bài
thơ "Nói với con" của Y Phương.
Hãy đọc đoạn mở bài của một học sinh cho đề bài trên và nêu ý kiến nhận
xét của bản thân em. Đoạn mở bài bạn viết như sau:
Y Phương là nhà thơ của dân tộc Tày, với hồn thơ chân thật, mạnh mẽ và
trong sáng. (1) Qua bài thơ "Nói với con" rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương:
Yêu quê hương bản làng, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. (2) Qua bài thơ
này của Y Phương đã cho ta thấy tình cảm cha con da thịt gắn bó sâu sắc.
(3)

Tình cảm ấy thật chân thành mộc mạc và xúc động. (4)

-> Qua sự gợi ý dẫn dắt giáo viên giúp học sinh nhận ra một số vấn đề ở
đoạn mở bài này như sau:
- Về nội dung: Đoạn mở bài đã giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề
nghị luận. Như vậy đoạn văn đã đạt yêu cầu về nội dung.
- Về hình thức diễn đạt thì chưa đạt yêu cầu:
+ Đoạn văn đã sử dụng 2 câu liên tiếp sai ngữ pháp. Câu 1 sai từ ngữ; câu 2
và 3 đều là các câu thừa quan hệ từ, thiếu chủ ngữ.
+ Sử dụng một số từ ngữ không phù hợp: Từ "của" ở câu 1; Từ "da thịt" ở

câu 3. Chính bởi những lỗi này nên tuy đoạn văn đã đảm bảo nội dung
nhưng chưa thể coi đây là một đoạn mở bài hoàn chỉnh. Cần phải sửa các lỗi
đã chỉ ra bằng cách:


- Câu 1: Thay từ “của” bằng từ “người”
- Câu 2: Bỏ đi từ "Qua", bỏ từ “rất”
- Câu 3: Bỏ đi cụm từ “Qua bài thơ này của Y Phương”-> thay bằng cụm từ
“đồng thời” . Thay cụm từ “da thịt”-> thay bằng cụm từ “ruột thịt”
Đoạn mở bài trên, có thể được sửa lại như sau: Y Phương - nhà thơ người
dân tộc Tày, với một hồn thơ mạnh mẽ, chân thật và trong sáng. Bài thơ
"Nói với con" là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của ông: Yêu quê hương làng
bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy
tình cảm cha con ruột thịt gắn bó sâu sắc. Tình cảm ấy thật chân thành, mộc
mạc và xúc động.
(Mở bài sau khi đã sửa cho HS)
Những lỗi ở bài tập 3 là những lỗi rất hay gặp nhất là ở đối tượng học sinh
trung bình - yếu. Phần mở bài được coi như là lời chào đầu tiên trong buổi
gặp gỡ vậy mà ngay từ đầu đã mắc lỗi ngữ pháp dẫn đến cách diễn đạt
không rành mạch, rõ ràng. Những phần mở bài như vậy không những không
gây được ấn tượng cho người đọc mà cịn có tác động ngược trở lại. Đây quả
là một lỗi nguy hiểm mà học sinh cần hết sức chú ý để không mắc phải.
Như đã trình bày ở trên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ hướng tới đối tượng
học sinh trung bình - yếu. Chính bởi vậy, tơi rất chú trọng đến hai dạng bài
tập này. Qua việc rèn luyện hai dạng bài tập trên, học sinh bước đầu có thể
viết nhanh và viết đúng phần mở bài nghị luận văn học. Trên cơ sở đó, tơi
tiếp tục đưa ra dạng bài tập 3 để rèn cho học sinh từ chỗ viết nhanh, đúng
đến viết hay hơn phần mở bài.
*Dạng 3: Bài tập rèn luyện viết đoạn mở bài gián tiếp
Cho đề bài: Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những

ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Bài tập 1:Hãy viết đoạn mở bài cho đề bài trên theo hai cách trực tiếp và
gián tiếp.


Yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết về cầu tạo đoạn mở bài để viết phần
mở bài trực tiếp (giới thiệu tác giả - tác phẩm và vấn đề bàn luận).
Có thể viết như sau:
"Những ngơi sao xa xơi" của Lê Minh Khuê là tác phẩm tiêu biểu của nền
văn xuôi Việt Nam giai đoạn chống Mỹ. Nhân vật chính của tác phẩm là
Phương Định một cơ gái đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
(Bài làm của học sinh trung bình)
Khi viết mở bài theo cách gián tiếp học sinh cần chọn 1 cách viết cụ thể. Ví
dụ đi giới thiệu khái quát phần văn học Việt Nam giai đoạn chống Mỹ đến
tác phẩm mà đề bài yêu cầu. Có thể viết như sau: Cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân
tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này.
Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành cơng góp phần
làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. "Những ngôi sao xa xôi" của nữ tác giả
Lê Minh Khuê là một trong những đóng góp như vậy. Nhân vật chính của
tác phẩm là Phương Định - một cơ gái đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
người đọc.
(Bài làm của học sinh khá)
Bài tập 2: Một cách mở bài khác cho đề bài trên.
Chúng ta đã từng biết đến hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn qua
tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”của Phạm Tiến Duật. Họ là
những chiến sĩ trẻ trung sôi nổi can trường mang trong mình khát vọng
thống nhất non sông. Và một lần nữa chúng ta lại được gặp hình ảnh những
con người gan dạ, trẻ trung trên tuyến đường Trường Sơn qua tác phẩm
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Kh. Đó là ba cơ gái nhỏ nhắn xinh

xắn trong một tổ trinh sát mặt đường. Nhân vật chính trong tác phẩm và
cũng là người kể chuyện là Phương Định - một cô gái Hà Nội. Nhân vật đã


để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng đơng đảo bạn đọc. (Bài làm của học sinh
sau khi đã sửa)
Bản thân tôi cũng nhận thấy rằng dạng bài tập này là khó với đối tượng học
sinh trung bình - yếu. Nhưng với hy vọng là các em sẽ yêu thích môn Văn
hơn, sẽ khám phá thêm những điều hay và từ đó sẽ có cách học văn phù hợp
hơn nên tôi mạnh dạn đưa thêm dạng bài tập này. Qua các dạng bài tập trên,
học sinh không chỉ làm quen và biết thực hành hai kiểu mở bài trực tiếp và
gián tiếp mà còn nhận thấy sự khác nhau cơ bản của hai cách mở bài ấy
trong quá trình dẫn dắt vấn đề. Còn phần giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn
đề nghị luận là bắt buộc phải có trong phần mở bài của bài nghị luận văn
học. Từ đây, học sinh có định hướng rõ hơn, đúng hơn và tự tin hơn, đỡ mất
nhiều thời gian khi bắt tay vào viết một bài nghị luận văn học.
2.2- Một số phương pháp viết mở bài gián tiếp dành cho HS khá – giỏi:
a. Giới thiệu vài nét về tác giả: Chọn những nét đặc sắc, những sự kiện
có ý nghĩa quan trọng trong tiểu sử tác giả có ảnh hưởng lớn đến tác
phẩm để dẫn dắt vào đề
VD: Đề bài : Trong phần mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Dựa vào truyện Kiều, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.
Mở bài: Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc. Cuộc đời nhà thơ đã từng
trải qua biết bao nhiêu năm tháng thăng trầm, đã từng chứng kiến biết bao
dâu bể của thời đại. Sự kiện có ý nghĩa nhất trong cuộc đời Nguyễn Du đó là
thời gian hơn mười năm lưu lạc ông sống trong cảnh đói nghèo cùng với
nhân dân khắp đất Bắc. Trái tim ơng đã bao lần thổn thức, đau xót, xúc động
trước hiện thực đau thương. Vì vậy mà Nguyễn Du đã thốt lên ngay từ đầu

Truyện Kiều hai câu thơ thật chua xót:
“Trải qua một cuộc bể dâu


Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng”
b. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm hay đoạn trích:
Chọn đặc điểm nổi bật về sự ra đời của tác phẩm để dẫn dắt vào đề
VD: Đề bài: Phân tích đoạn trích sau đây trong bài “ Cáo Bình Ngơ”
“Trọn hay đem đại nghĩa để thắng hung tàn …
… Cũng là chưa thấy xưa nay”
* Mở bài: Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thể kỉ mười lăm
là cuộc kháng chiến trường kì gian khổ mà cũng rất đỗi hào hùng. Tinh thần
đoàn kết, anh dũng, kiên cường và sức mạnh vô song của nhân dân ta đã
đem lại thắng lợi vẻ vang, giành lại tự do, độc lập cho tổ quốc. Kết thúc
cuộc kháng chiến vĩ đại này, trong niềm tự hào cao độ, Nguyễn Trãi đã thay
lời Lê Lợi viết bài thiên cổ hùng văn Bình Ngơ đại cáo, trong đó có đoạn:
“Trọn hay đem đại nghĩa để thắng hung tàn…
…Cũng là chưa thấy xưa nay”
c. Phương pháp diễn dịch: Giới thiệu một vài ý khái quát, rộng hơn vấn
đề được nêu trong trong đề bài rồi mới dẫn dắt đền vấn đề của đề bài.
VD: Đề bài: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá
rách”
* Mở bài: Văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng là kho tàng
văn học quý giá của dân tộc. Nếu như ca dao phần lớn thiên về diễn đạt tình
cảm thì tục ngữ lại thiên về trí tuệ, nó đúc kết những kinh nghiệm sâu sắc,
những bài học đạo lí đầy ý nghĩa. Nội dung của tục ngữ thật phong phú. Một
trong những câu tục ngữ thể hiện đạo lí truyền thống của con người Việt
Nam, đó là câu: “Lá lành đùm lá rách”
(Ta thấy với đề bài trên, từ ý khái quát: văn học dân gian, ca dao, tục ngữ
nói chung để dẫn đến giới thiệu ý cụ thể: nội dung câu tục ngữ trong đề bài)

d. Phương pháp quy nạp: Giới thiệu những ý cụ thể rồi tổng hợp, khái
quát thành vấn đề mà đề bài nêu ra.


VD: Đề bài: Dân ta vốn giàu lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh). Hãy chứng minh nhận định trên.
* Mở bài: Cứ mỗi lần đất nước bị xâm lăng thì nhân dân cả nước triệu
người như một lại vùng đứng lên cứu ngay tổ quốc. Mãi mãi còn âm vang
trong lịch sử những chiến công chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của các vị anh hùng dân tộc: Lí Thường Kiệt phá tan quân Tống,
Trần Hưng Đạo ba lần đại phá quân Mông – Nguyên, Nguyễn Trãi và Lê
Lợi đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuỏi giặc Minh làm cho chúng phải kinh
hồn bạt vía. Gần đây, chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ
(1946 – 1954) và hai mươi năm chống Mĩ hào hùng đã làm vẻ vang truyến
thống yêu nước của dân tộc. Tự hào thay lịch sử chống xâm lăng của con
người Việt Nam! Đúng như lời nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân
ta vốn giàu lịng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của
ta.”
(Vậy mở bài trên đã đi từ những sự việc cụ thể: chiến cơng của Lí Thường
Kiệt , Trần Hưng Đạo, Lê Lợi … dần dấn khái quát thành vấn đề: Truyền
thống yêu nước của dân tộc- là vấn đề được đề bài nêu ra qua lời nhận định
của Hồ Chí Minh)
e. Phương pháp giới thiệu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
VD: Đề bài: Phân tích bài thơ “Ơng đồ” của Vũ Đình Liên.
* Mở bài: Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiền chiến thuộc xu
hướng văn học lãng mạn giai đoạn 1932 – 1945. Thơ ông thường thiên về
thể hiện những nỗi niềm hồi cổ, nhớ tiếc những gì đẹp đẽ, vàng son đã qua
trong quá khứ: “Lòng ta là những thành quách cũ, tự ngàn năm vẳng tiếng
loa xưa”. Có bài lại chứa đựng những con người bất hạnh, những cảnh đời lẻ
loi, cơ đơn. Có khi cả hai nguồn cảm hứng ấy: hoài cổ và nhân ái đã gặp

nhau trong một bài thơ nổi tiếng: bài thơ Ông đồ


g. Phương pháp tương đồng: Tức là nêu một ý tương đồng với ý trong bài
rồi chuyển dần sang vấn đề được nêu ra trong đề nghị luận.
VD: Đề bài : Vẻ đẹp của đất nước, con người trong bài thơ Mùa xuân
nho nhỏ của Thanh Hải.
* Mở bài: Lịch sử thơ ca dân tộc có biết bao nhiêu bài thơ ca ngợi vẻ đẹp
của đất nước và con người Việt Nam. Đất nước mến yêu và con người anh
hùng đã từng được thể hiện sinh động qua nhiều bài thơ nổi tiếng. Mỗi tác
phẩm phản ánh một vẻ đẹp riêng, vừa phong phú vừa đa dạng, vừa trữ tình,
thơ mộng vừa hùng vĩ, lớn lao. Cùng một nội dung như thế, bài thơ Mùa
xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã làm sáng lên vẻ đẹp lung linh của đất nước
và con người rất đỗi tự hào.
h. Phương pháp tương phản: Nêu một ý ngược lại với ý trong đề bài rồi
chuyển sang ý của đề bài (vấn đề nêu ra trong đề )
VD: Đề bài: Kết thúc bài thơ Nghe tiếng giã gạo, Bác Hồ viết: “Gian
nan rèn luyện mới thành cơng”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
* Mở bài: Trong xã hội hiện nay không thiếu những kẻ “ăn không ngồi rồi”
họ chỉ biết hưởng thụ. Gặp khó khăn, gian khổ thì sờn lịng, nản chí, họ chỉ
biết thở than, chờ đợi hay thậm chí tuyệt vọng. Nhưng cuộc sống không phải
lúc nào cũng trải thảm đỏ cho ta bước tới hạnh phúc. Cuộc sống hạnh phúc
đâu chỉ dành cho những con người giàu ý chí, nghị lực, khơng ngại khó
khăn, gian khổ và cơ hội, thử thách tài năng, là môi trường rèn luyện phẩm
chất. Vì vậy, mà Bác Hồ đã từng khuyên chúng ta: “Gian nan rèn luyện mới
thành công”




×