Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đặc điểm nhân cách của thanh niên học sinh và bạo lực học đường; đặc điểm nhân cách thanh niên sinh viên và đa cấp biến tướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.13 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2
Chủ đề: ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA THANH NIÊN HỌC SINH VÀ BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG; ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH THANH NIÊN SINH VIÊN VÀ
ĐA CẤP BIẾN TƯỚNG

Giảng viên phụ trách: TS Nguyễn Thị Tứ
Họ và tên sinh viên: Đinh Nhật Thiên Thanh
Mã HP:

PSYC109802

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 06 năm 2022


2

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................3
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI..................................................................................................4
ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA THANH NIÊN HỌC SINH..................................5
TÌNH HUỐNG.............................................................................................................12
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.......................................................................................12
KẾT LUẬN SƯ PHẠM...........................................................................................16
ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN...............................18
TÌNH HUỐNG.............................................................................................................24
ĐA CẤP BIẾN TƯỚNG..........................................................................................24
KẾT LUẬN SƯ PHẠM...........................................................................................28


KẾT LUẬN...................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31

asdfasdfasfd


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Độ tuổi thanh niên là độ tuổi có nhiều hồi bão, ước mơ. Tuy nhiên, có nhiều
khó khăn có thể nảy sinh trong khoảng thời gian này có thể ảnh hưởng đến q trình
phát triển nói chung của con người mà nguyên nhân xuất phát từ các đặc trưng trong
phát triển nhân cách. Ví dụ như sự phát triển mạnh về tự ý thức khiến thanh niên sinh
viên rất đề cao cái tôi và sẵn sàng làm ra các hành động xốc nổi để bảo vệ cho cái tôi
ấy và dẫn đến các hành vi ẩu đả, xô xát, bạo lực học đường; hay do thế giới quan chưa
hoàn thiện vững vàng làm thanh niên sinh viên dễ bị người xấu lung lạc, lợi dụng và dụ
vào các đường dây kinh doanh đa cấp biến tướng. Nhận thấy những nan đề đó, người
làm tiểu luận quyết định thực hiện đề tài: “Đặc điểm nhân cách của thanh niên học sinh
và bạo lực học đường; Đặc điểm nhân cách thanh niên sinh viên và đa cấp biến tướng”
nhằm làm rõ các đặc điểm về nhân cách của lứa tuổi thanh niên, đồng thời phân tích và
đề ra biện pháp xử lý cho hai thực trạng nhức nhối hiện nay là bạo lực học đường và đa
cấp biến tướng.


4

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Về tuổi đời và thể chất, tuổi thanh niên thường được xác định từ 15 đến 25 tuổi,
với đặc trưng là sự trưởng thành và hoàn thiện cơ thể cả về giải phẫu và sinh lí, sau khi
kết thúc giai đoạn dậy thì. Tuổi thanh niên được chia thành hai thời kỳ:

-

Thời kì từ 15 đến 18 tuổi được gọi là thanh niên học sinh.

-

Thời kì từ 18 đến 25 tuổi được gọi là thanh niên sinh viên.

Hồn cảnh xã hội của tuổi thanh niên thường khó xác định và phụ thuộc vào
mơi trường văn hố, xã hội và vào hoạt động chủ đạo của đa số thanh niên trong cùng
độ tuổi. Một trong những yếu tố xã hội đặc trưng, có tác động mạnh mẽ tới sự phát
triển tâm lí tuổi thanh niên là sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội của họ so với các
lứa nổi trước đó. Đặc trưng chung cơ bản của lứa tuổi thanh niên là sự trưởng thành, ổn
định về tâm lí và nhân cách biểu hiện qua sự trưởng thành của ý thức và tự ý thức;
trong sự phát triển tình cảm cấp cao, trong tình bạn, tình yêu và trong quan hệ xã hội.
Bài tiểu luận chỉ đề cập đến khía cạnh đặc điểm nhân cách của tuổi thanh niên.


5

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA THANH NIÊN HỌC SINH
Lứa tuổi thanh niên học sinh là một giai đoạn quan trọng và có nhiều ý nghĩa
trong tiến trình phát triển của con người. Thanh niên học sinh đạt được sự trưởng thành
về cơ thể, tuy nhiên vẫn chưa đạt được sự trưởng thành về mặt xã hội. Sự phát triển
tâm lý ở tuổi thanh niên học sinh là sự nối tiếp của sự phát triển tâm lý tuổi thiếu niên
và chuẩn bị cho sự phát triển tâm lý ở giai đoạn thanh niên sinh viên.
Do sự phát triển về thể lực, sự hồn thiện về trí tuệ cũng như tính xã hội hóa
ngày càng cao, nhân cách tuổi thanh niên học sinh có những nét phát triển mới, khác về
chất so với độ tuổi thiếu niên. Những đặc điểm nhân cách nổi bật của lứa tuổi này bao
gồm tự ý thức và xu hướng nhân cách. Mức cao hơn của tự ý thức là khả năng tự đánh

giá. Xu hướng nhân cách bao gồm nhu cầu được tơn trọng, bình đẳng trong giao tiếp;
nhu cầu chứng tỏ bản thân; sự hình thành thế giới quan khoa học và sự hình thành lý
tưởng sống.
Tự ý thức có nghĩa là nhận thức về cái tơi của mình trong hiện tại, về vị trí trong
xã hội và trong tương lai sau này, từ đó hình thành các phẩm chất ý chí cần thiết cho
bản thân. Khả năng tự ý thức phát triển khá sớm ở con người và được hoàn thiện từng
bước; đến 15, 16 thì phát triển mạnh. Sự phát triển của tự ý thức là một trong những
phẩm chất nhân cách nổi bật và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa
tuổi thanh niên học sinh. Tự ý thức thể hiện qua việc thanh niên học sinh có nhu cầu
xây dựng hình ảnh bản thân, tìm hiểu bản thân và đánh giá bản thân. Đây là dấu hiệu
tích cực trong q trình hình thành và hồn thiện nhân cách một cách tự giác.
Ở cuối tuổi thiếu niên, các em bắt đầu để ý nhiều đến ngoại hình (do ngoại hình cũng là
một yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng hình ảnh bản thân), nhưng đến đầu tuổi thanh
niên thì việc này mới bộc lộ mạnh mẽ. Thanh niên học sinh chú ý đến hình ảnh bản


6

thân. Hình ảnh bản thân là tất cả những giá trị, đặc điểm và tính cách mà một người tự
nhận định về bản thân. Nó là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên
mới lớn. Dễ dàng bắt gặp ở thanh niên học sinh những hành động như soi gương, dùng
son, vuốt tóc, ăn mặc cầu kỳ,... Thanh niên học sinh dành thời gian trau chuốt ngoại
hình và coi đó là một giá trị cá nhân quan trọng. Những đặc điểm ngoại hình được chú
ý nhiều gồm chiều cao, cân nặng, làn da, mái tóc, trang phục, đồ trang sức, các phương
tiện liên lạc và phương tiện đi lại. Những yếu tố ảnh hưởng đến q trình xây dựng
hình ảnh bản thân là vị trí trong gia đình, trường học, xã hội; mục tiêu cuộc đời. Các
em rất nhạy cảm với những lời trêu ghẹo hay nhận xét tiêu cực về hình ảnh bản thân.
Nhiều thanh niên học sinh có nhận thức khơng khách quan về hình ảnh bản thân: tự
đánh giá bản thân quá cao hoặc quá thấp. Nguyên nhân của việc này xuất phát chủ yếu
do hai nhân tố khách quan (môi trường xung quanh, giáo dục chi phối) hoặc chủ quan

(ngoại hình bản thân).
Bên cạnh việc trau chuốt ngoại hình, thanh niên học sinh có nhu cầu tìm hiểu bản thân.
Việc tìm hiểu về bản thân ngay từ giai đoạn này là rất quan trọng. Cuộc sống ngày nay
đòi hỏi con người phải biết nắm bắt, thích nghi trên cơ sở hiểu đúng, hiểu chính xác
bản thân với những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, yếu để chủ động tìm đúng phương
hướng trên con đường đến tương lai. Hiểu một cách khách quan, đánh giá đúng ưu thế
cũng như khiếm khuyết của bản thân là điều kiện đảm bảo để mỗi người có thể gặt hái
được thành cơng trong cuộc đời. Thanh niên học sinh quan tâm tìm hiểu xem những
điều bản thân thích và khơng thích là gì, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân,... Trên
cơ sở những điều đó, các em xây dựng hình tượng và đánh giá, điều chỉnh bản thân,
đồng thời chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc định hướng nghề nghiệp.
Từ việc tìm hiểu bản thân, thanh niên học sinh đưa ra suy ngẫm về riêng, từ đó đánh
giá tầm quan trọng của những gì mình có (so với quy chuẩn xã hội, so với kỳ vọng của
người lớn), đưa ra so sánh với những điều đó hoặc với hình mẫu mình theo đuổi, từ đó


7

có sự phấn đấu để điều chỉnh bản thân. Để khẳng định và tự đánh giá, thanh niên học
sinh thường có 2 cách. Thứ nhất là nhận những nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hồn
thành nó. Cách thứ hai là ngầm so sánh với người xung quanh, đối chiếu ý kiến bản
thân với ý kiến của những người lớn (nhất là người mà các em ngưỡng mộ), đồng thời
lắng nghe ý kiến của những người xung quanh về mình. Đôi khi thanh niên tự quan sát,
tự xem xét bản thân mình, tự phản tỉnh về bản thân. Thanh niên học sinh cũng có sự
đánh giá về những phẩm chất giới tính của mình. Các em thường cố gắng phấn đấu để
trở thành những hình mẫu xã hội mong muốn hoặc những hình mẫu được dạy dỗ, tiếp
thu từ người xung quanh: con trai phải mạnh mẽ, tháo vát; con gái phải đoan trang, dịu
dàng. Thanh niên học sinh ngày càng chú trọng về cách những người khác, đặc biệt là
bạn đồng trang lứa, đánh giá mình và cố gắng để hịa hợp. Khi đó, ảnh hưởng của bạn
đồng lứa mạnh mẽ hơn cả cha mẹ khi ra quyết định. Thế giới nội tâm của học sinh từ

15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi thường rất phong phú và phức tạp. Sự tự ý thức và đánh giá
về cái tôi cũng vậy. Nó khơng chỉ bao hàm một số yếu tố đơn giản mà nó là một sự đan
xen phức tạp và thường thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Sự phát triển tự ý thức ở thanh niên - học sinh có tính tồn diện và sâu sắc. Tuy nhiên,
ở tuổi đầu thanh niên, sự tự ý thức, tự đánh giá có những thay đởi và chưa thực sự ổn
định. Cái tơi đang có, cái tơi đang biến động và cái tôi mơ ước lý tưởng thường cùng
tồn tại trong một cá nhân. Điều quan trọng là cách cái tơi phát triển có được hướng dẫn,
chỉ đạo bởi những điều kiện giáo dục, bởi môi trường xã hội đúng đắn hay khơng, vì đó
là yếu tố quyết định phẩm chất của sự tự đánh giá, tự ý thức của thanh niên.
Xu hướng nhân cách bao gồm nhu cầu được tơn trọng, bình đẳng trong giao
tiếp; nhu cầu chứng tỏ bản thân; sự hình thành thế giới quan khoa học và sự hình thành
lý tưởng sống. Thanh niên học sinh có nhu cầu mãnh liệt được tơn trọng, bình đẳng
trong giao tiếp, đặc biệt là với người lớn. Các em muốn được nhìn nhận như một người
đã có tiếng nói riêng, đồng thời muốn tự đưa ra các quyết định cho bản thân. Tuy
nhiên, thanh niên học sinh vẫn cần sự dìu dắt của người lớn trong các vấn đề quan


8

trọng như: xây dựng hình ảnh cá nhân, những cảm xúc mới chớm đầu đời, chọn lựa
nghề nghiệp, xây dựng thế giới quan.
Nhu cầu được chứng tỏ bản thân cũng là một nhu cầu quan trọng và khá thường gặp.
Song đến tuổi thanh niên học sinh, do vị thế trong gia đình, trong xã hội được tăng
cường nên nó có những đặc điểm và sắc thái mới. Thanh niên học sinh bắt đầu nhận
thức về vai trò người lớn trong các mối quan hệ gia đình, trường học, xã hội. Khơng
chỉ cịn là đứa bé chỉ biết ăn, học, chơi, các em đã bắt đầu quan tâm tới các vấn đề khác
trong gia đình. Ở độ tuổi này, vai trị làm người lớn của các em trong gia đình được
tăng cường, vì vậy quyền lợi và trách nhiệm của người lớn trong các em cũng được
tăng theo. Cha mẹ và những người lớn khác có thể bắt đầu trao đổi với các em những
vấn đề quan trọng của gia đình như: vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong gia

đình, những giá trị mà gia đình xây dựng, quan điểm sống và cách xử thế của các thành
viên, thị hiếu thẩm mỹ, tương lai của gia đình, các khoản thu chi,… Thậm chí có những
em đã là một thành viên quan trọng trong gia đình như: thay thế cha hoặc mẹ trong
những gia đình cha mẹ khơng sống chung, là người tham gia lao động và góp phần tạo
ra nguồn thu nhập cho gia đình, chăm sóc người già và dạy dỗ trẻ em,… Đó là những ý
về vị thế gia đình. Về vị thế xã hội, thanh niên học sinh quan tâm nhiều hơn đến tình
hình kinh tế chính trị, xã hội trên thế giới và trong nước. Các em thường có sự đánh
giá, trao đổi và bày tỏ thái độ của mình về vấn đề nào đó. Thanh niên học sinh sẵn sàng
tham gia những hoạt động xã hội phù hợp với hứng thú sở trường của mình như hoạt
động đồn, thi văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường. Đó là
những cơ hội tốt để thanh niên học sinh bày tỏ suy nghĩ, thái độ, thể hiện hiểu biết và
kĩ năng của mình, từ đó hình thành và phát triển tâm lý. Mặt khác, thanh niên học sinh
vẫn chưa được hồn tồn quyết định mà cịn chịu sự tác động của người lớn về nhiều
việc như: cách thực hiện nghĩa vụ bản thân, chọn nghề, chọn trường, sử dụng tiền hợp
lí,…


9

Thanh niên học sinh có nhu cầu thể hiện suy nghĩ, hành động, năng lực; tìm một lĩnh
vực nào đó trong đời sống để thể hiện điều đó cũng như sự hiện diện cá nhân. Ý thức
về tính người lớn của bản thân phát triển mạnh, ý thức sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ
mình là người lớn và được công nhận là người trưởng thành hừng hực trong các em.
Có 2 cách thể hiện thường thấy: tích cực và tiêu cực. Những hành vi của thể hiện tích
cực là cố gắng học tập và đạt thành tích vượt trội, hồn thành tích cực những điều cha
mẹ, thầy cơ giao phó, ln tn thủ tốt nội quy nhà trường hoặc gia đình mà phụ huynh
đặt ra,… Ngược lại, thể hiện tiêu cực là những hành vi thu hút sự chú ý: chạy theo
những kiểu thời trang khác người, không phù hợp với độ tuổi; đua đòi, chọn lối sống
xa xỉ khơng phù hợp hồn cảnh.
Thế giới quan là cái nhìn hệ thống, tổng hợp, khái quát về thế giới, (tự nhiên, xã hội)

của con người. Nó có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động, hành động, cách ứng xử của
cá nhân trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Thanh niên học sinh là lứa tuổi xây
dựng quan điểm sống, hình thành thế giới quan khoa học, biểu hiện qua việc quan tâm
tìm hiểu, trao đổi đến những nguyên tắc chung của cuộc sống, quan tâm đến vai trò của
con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người, ý nghĩa cuộc sống. Thanh niên học
sinh đã trải qua q trình tích lũy hệ thống tri thức, kỹ năng, lối sống, hành vi... trong
nhiều năm, nên đã có thể đúc kết những suy nghĩ bản thân. Nền tảng của những điều
tốt và xấu đã được đặt sẵn từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Các em đã có cái
nhìn chung nhất đối với những quy luật của tự nhiên, xã hội và con người. Thế nhưng,
thế giới quan của thanh niên học sinh chưa sâu sắc. Những vấn đề nền tảng cần được
nhấn mạnh, làm rõ qua quá trình trau dồi, học hỏi của các em. Cách nhìn nhận về tự
nhiên, xã hội, con người giúp thanh niên học sinh hiểu các hiện tượng trong cuộc sống
cũng như bản thân mình. Sự phát triển của tư duy trừu tượng giúp thanh niên học sinh
có thêm nhiều hiểu biết mang tính khái qt về đời sống, từ đó xác định thái độ của
mình về thế giới và có những đánh giá chung. Qua việc phân tích, khái quát những suy
nghĩ, quan điểm riêng của bản thân; nhập với nền tảng đã được dạy những tháng đầu


10

đời, các em tạo cho mình một quan điểm sống và lối sống cá nhân. Quá trình hình
thành quan điểm sống ở tuổi này khơng mang tính hình thức, rời rạc và cơng thức như
trước mà đã có tính bản chất và hệ thống. Sự hình thành quan điểm sống của thanh niên
học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là hoàn cảnh xã hội. Sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự mở rộng giao lưu văn hóa tồn cầu và sự thay đổi
nhiều hệ thống giá trị xã hội là ba tác nhân quan trọng chi phối sự chọn lựa quan điểm
sống của thanh niên học sinh. Bất lợi nằm ở chỗ các em chưa đủ trưởng thành về nhận
thức để có thể chọn lọc thơng tin tiếp nhận, từ đó dẫn tới việc hình thành các thiên
kiến, quan điểm sai lệch, áp đặt khi nhìn ở một chiều.
Giao tiếp với các thành viên trong gia đình là một trong những yếu tố quyết định sự

hình thành và phát triển tâm lý của thanh niên học sinh. Hầu hết thanh niên học sinh
Việt Nam sống chung với cha và mẹ. Tính chất các mối quan hệ giữa thanh niên và
những người mình sống chung có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc tạo nên các đặc
điểm tâm lý của các em. Gia đình có một vị trí quan trọng trong tâm trí của thanh niên
học sinh. Cùng với gia đình, sự hướng dẫn có định hướng của nhà giáo dục thơng qua
các bài học, cách sống và cách làm việc của người lớn, hệ thống giá trị mà người lớn
xung quanh các em đang theo đuổi có ý nghĩa quyết định sự lựa chọn quan điểm sống
và hình thành nhân cách của thanh niên học sinh.
Thanh niên - học sinh là lứa tuổi đang tìm kiếm, lựa chọn và xây dựng lý tưởng sống.
Sự phát triển tính ý nghĩa của các q trình nhận thức, sự hình thành quan điểm sống,
sự phát triển tình cảm mang tính sâu sắc có liên quan với quá trình hình thành lý tưởng
sống. Trong quá trình hình thành hình tượng cá nhân, các em chịu ảnh hưởng nhiều từ
quan điểm, lối sống của người xung quanh. Ví dụ, nếu phụ huynh thường xuyên chú ý
đến việc ăn mặc và quản lý tốt hình ảnh của bản thân thì hành vi này sẽ tự động "tiêu
hóa" và hấp thụ vào mắt trẻ, từ đó hình thành tính thẩm mỹ của trẻ, tức là trẻ sẽ tránh
việc ăn mặc nhếch nhác mà cẩn trọng về trang phục như phụ huynh. Cuộc đời khởi đầu


11

từ tuổi trẻ. Giáo dục lẽ sống phải bắt đầu từ những năm tháng còn rất trẻ của cuộc đời.
Lệch lạc về quan niệm sống ở những người trẻ tuổi là một trở ngại căn bản để hình
thành nhân cách. Cần chú ý đến thanh niên học sinh trong quá trình này, vì các em có
thể dễ chọn những hình ảnh đáng lo ngại làm mục tiêu cuộc đời hay xảy ra tình trạng
phân biệt những ngành nghề với nhau (ví dụ làm bác sĩ, kỹ sư thì mới đáng được tơn
trọng do có thể kiếm nhiều tiền cịn nghề khác thì ít được sự tơn trọng hơn,...). Điều
cần lưu ý là một bộ phận thanh niên học sinh vẫn cịn bị lệch lạc về lí tưởng sống.
Những thanh niên này thường tơn thờ một số tính cách riêng biệt của một số nhân cách
xấu như ngang tàn, càn quấy… và coi đó là biểu hiện của thiếu niên anh hùng, hảo
hán….Vì vậy, trong quá trình xác định lý tưởng sống, sự định hướng của người lớn là

rất cần thiết. Quá trình xây dựng lý tưởng sống của các em diễn ra thuận lợi và đúng
hướng hay không, phần nhiều do lối sống và sự hướng dẫn của gia đình và thầy cô.


12

TÌNH HUỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
Ví dụ minh họa/tình huống thực tế.
Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối hiện nay. Có rất nhiều vụ bạo lực
học đường xảy ra. Ước tính hằng năm có 246 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn thế
giới là nạn nhân của bạo lực học đường. Theo số liệu thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo
đưa ra trong một cuộc hội thảo năm 2019, trong một năm học, trung bình toàn quốc
xảy ra khoảng 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngồi trường học; trong mỗi 5200
học sinh thì có một vụ đánh nhau và trong 11000 học sinh thì có một em bị thơi học vì
lý do này và cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Những số liệu trên
chính là hồi chng cảnh tỉnh cho xã hội về vấn nạn bạo lực học đường. Vấn nạn này
đã và đang diễn ra trên khắp thế giới. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh
nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn giữa học
sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về
thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh
thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…). Số lượng các vụ việc bắt nạt trực tuyến có xu
hướng tăng trong thanh thiếu niên hiện nay.
Một số tình huống bạo lực học đường đã diễn ra trong đời thực và ít nhiều để lại
hậu quả tiêu cực:
-

Ngày 14/01/2021, tại Trường THPT Lang Chánh, Thanh Hóa, khi em Phan

Thanh L. vừa tan học ra tới cổng trường thì bất ngờ bị Nguyễn Bá Thuận cầm một cây

gậy sắt vụt thẳng vào đầu trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác. Hậu quả là em
bị vỡ sọ não, thương tật đến 49%.


13

-

2 học sinh nữ ở trường THPT Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh liên tiếp tát, giật tóc,

dùng chân đá vào mặt bạn học. Học sinh chứng kiến xung quanh không vào ngăn cản,
thậm chí cịn đứng bên ngồi cổ vũ và quay clip lại đăng lên mạng xã hội.
-

Vụ bạo lực học đường ở trường quốc tế ISHCMC-AA.

-

Vụ việc xảy ra vào ngày 22/03/2022, khi em P.T.N.L., học sinh lớp 10C5 và em

V.T.D.L., học sinh lớp 11B2 có xích mích, mâu thuẫn trong lúc đi rửa tay. Sự việc đã
được quản sinh nhà trường can ngăn và yêu cầu học sinh giải tán về lớp. Ngay sau buổi
học, hai học sinh này tự hẹn nhau ra ngoài trường để giải quyết mâu thuẫn dẫn đến việc
xô xát đánh nhau. Sự việc được quay clip và tung lên mạng.
Phân tích nguyên nhân
Có thể phân tích ngun nhân của bạo lực học đường theo yếu tố khách quan và
chủ quan. Về mặt khách quan thì theo PGS.TS Tâm lý Trần Thành Nam, giảng viên
Đại học Quốc gia Hà Nội, bạo lực học đường có trách nhiệm của nhiều bên như gia
đình, nhà trường và cộng đồng, tổ chức xã hội và địa phương. Trong gia đình, bạo lực
học đường diễn ra do cha mẹ thiếu quan tâm uốn nắn. Nhiều trường hợp trẻ bị bạo lực

mạng hay thậm chí là trở thành kẻ bắt nạt nhưng cha mẹ không biết để xử lý hay do
quan niệm “một điều nhịn chín điều lành” nên nhiều phụ huynh bắt con phải im lặng
khi có chuyện xảy ra. Trong nhà trường, bạo lực học đường diễn ra do thầy cô chưa
dạy dỗ sâu sắc về đạo đức và theo dõi sát sao các em. Nền giáo dục hiện nay quá thiên
về dạy tri thức nên cả người dạy và người học đạo đức luôn trong tình trạng lặng lẽ, âm
thầm. Mơn Giáo dục cơng dân môn dạy đạo đức làm người lại bị xem nhẹ. Một ngun
nhân từ phía thầy cơ nữa là nhiều giáo viên có nhận thức sai lầm là phải đánh trẻ rất
nặng tay thì mới gọi là bạo lực. Tất cả những hành vi như khẽ tay, tát, xúc phạm nhân
phẩm, danh dự trẻ bằng những từ ngữ không đúng mực đều là bạo lực học đường. Sự
sai lệch trong quan điểm về nhận thức làm giáo viên có hành động bạo lực với học
sinh, khiến những học sinh bị bạo lực hoặc chứng kiến hành vi bạo lực coi việc sử


14

dụng bạo lực để trấn áp người khác là bình thường. Về truyền thơng xã hội thì sự bùng
nổ của kỷ nguyên công nghệ số làm các thông tin thượng vàng hạ cám tràn lan, và khi
thanh niên học sinh tiếp xúc với những thông tin độc hại chưa qua chọn lọc, các em rất
dễ bị tiêm nhiễm. Đây là lứa tuổi hình thành thế giới quan khoa học và lý tưởng sống,
các em có sự so sánh đánh giá các giá trị bản thân với thế giới bên ngoài. Các em dễ so
sánh, đối chiếu hành vi của bản thân với các hình ảnh tiêu cực, bạo lực lan tràn trên
Facebook, YouTube, TikTok làm nền tảng đạo đức bị lung lay. Do còn hạn chế về kinh
nghiệm sống, nên việc so sánh gặp khơng ít khó khăn và đơi khi gây ra ngộ nhận, dẫn
đến khi có mâu thuẫn, trẻ dễ bắt chước dùng bạo lực như một cách giải quyết vấn đề
theo những gì đã quan sát từ phim ảnh.
Về nguyên nhân chủ quan, thì theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, bạo lực học
đường ở lứa tuổi thanh niên học sinh xảy ra do nhiều lý do khác nhau liên quan đến đặc
trưng khác biệt về tâm lý của lứa tuổi này: muốn nổi trội, muốn được người khác quan
tâm, càng nhiều người biết càng thích, khơng cần quan tâm việc đó tốt hay xấu; muốn
khẳng định cái tơi nhưng vơ tình chọn cách thể hiện tiêu cực là thông qua những clip

bạo lực; những thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dẫn đến các hành vi bộc phát, bốc
đồng, khó kiểm sốt. Ở nước ta, hầu hết những vụ bạo lực học đường hầu hết xuất phát
từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng xã hội hay xuất
phát từ sự kích động của bạn bè. Thanh niên sinh viên thường khơng chịu đựng khi
người khác xúc phạm đến mình. Những điểm nổi trội về phong cách thời trang (đầu
tóc, quần áo); một câu nói hay một hành động xúc phạm như nhìn đểu cũng có thể dẫn
đến xơ xát, xung đột, do cái tôi ở tuổi này của các em rất cao.
Biện pháp xử lý
Những em là nạn nhân của nạn bạo lực học đường thì khơng nên giấu vì sợ bị
đánh mà cần tìm đến những người tin cậy như cha mẹ, thầy cô để chia sẻ và giải quyết.
Để giải quyết bạo lực học đường, cần lắng nghe tất cả các bên như thủ phạm, nạn nhân,


15

bạn học, giáo viên... để đưa ra cách giải quyết phù hợp và dứt khoát. Trong những
trường hợp nghiêm trọng, nên để luật pháp giải quyết. Vi phạm nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng thì phải đưa các em vào trại giáo dưỡng. Việc xử phạt nặng có khi lại
là liều thuốc làm cho những học sinh này tỉnh ngộ và quyết tâm làm lại cuộc đời. Các
phương tiện truyền thơng cũng cần tăng cường tun truyền để chính thanh niên học
sinh hiểu ra mặt trái của bạo lực học đường, giúp đẩy lùi vấn nạn này, để môi trường
giáo dục thật sự đúng với ý nghĩa và sứ mệnh của nó.
“Để đảm bảo an ninh an tồn trường học, phịng chống bạo lực học đường cũng
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để đảm bảo môi trường
cho trẻ trưởng thành. Mơi trường tốt tự nó đã có ý nghĩa, giá trị giáo dục” – Ông
Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết. Phụ huynh và nhà
trường cần quan tâm đến trẻ em ngay khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường. Bởi thống
kê cho thấy, 43% trẻ em từng bị bắt nạt ở trường nhưng chỉ 1/10 nói lại với người lớn
để tìm cách giải quyết. Để phòng chống bạo lực học đường, trước hết cần đẩy mạnh
công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nhận diện bạo lực học đường,

đồng thời xây dựng mơi trường giáo dục dân chủ, an tồn, lành mạnh. Giải quyết bạo
lực học đường không chỉ bao gồm việc giải quyết hậu quả sau đó mà cịn phải chủ
động trong phòng tránh. Nhà trường cần phải tổ chức các hoạt động sự kiện vui chơi,
sinh hoạt tập thể hằng tuần cho các em để thu hút các em vào những điều lành mạnh,
hình thành kỹ năng sống như kỹ năng quản lý cảm xúc. Nhiều quốc gia đã có các giải
pháp phòng chống bạo lực học đường và xây dựng mơi trường học đường an tồn. Các
giải pháp phịng ngừa rất đa dạng, từ nâng cao tư duy phản biện cho học sinh, nâng cao
giá trị tự trọng cho học sinh để hạn chế hành vi bạo lực đến tổ chức cho cha mẹ học
sinh cùng tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng giúp trẻ phịng vệ, tổ chức các
chương trình can thiệp tập trung cho các nhóm học sinh có nguy cơ cao sử dụng bạo
lực... Cần dạy dỗ các em những việc như khi là nạn nhân thì có thể tìm đến ai, có số
đường dây nóng hỗ trợ và hướng dẫn các quy tắc ứng xử, răn đe về các hậu quả nếu


16

các em là người tấn cơng, có hành vi bạo lực cho người khác; nên hành xử ra sao khi
chứng kiến vụ việc. Trong đó, giáo viên khéo léo dùng chính những tư liệu, hình ảnh
về các vụ việc để cho các em thẳng thắn trao đổi, nhận diện cái đúng, cái sai, không né
tránh.
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Thanh niên sinh viên có những nét cấu tạo tâm lí rất đặc trưng và khác biệt so
với lứa tuổi trước. Nếu cấp 2 cịn lệ thuộc vào quan điểm người khác thì cấp 3 thanh
niên học sinh đánh giá, nhìn nhận theo quan điểm niềm tin của chính mình. Ở cấp 2
thiếu niên còn lệ thuộc rất nhiều vào cha mẹ, người lớn thì cấp 3 thanh niên học sinh
bắt đầu có xu hướng tách mình ra khỏi cha mẹ, người lớn để phát triển tính độc lập.
Thanh niên học sinh là lứa tuổi xây dựng quan điểm sống, lý tưởng sống và quan điểm
chọn nghề cho mình trong tương lai. Sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh
niên học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là hoàn cảnh xã hội các em
sinh ra và lớn lên. Thời đại ngày nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều bất lợi

cho sự hình thành nhân cách của các em. Vì vậy, sự hướng dẫn có định hướng của
người lớn thông qua các bài học, cách sống và cách làm việc của người lớn, hệ thống
giá trị xã hội mà người lớn xung quanh các em đang theo đuổi có ý nghĩa quyết định sự
hình thành nhân cách các em. Những hành động có trách nhiệm của người lớn giúp
thanh niên học sinh có được một hình ảnh đúng về bản thân là: chỉ dẫn khoa học cho
thanh niên học sinh cảm thấy những cái được và cái chưa được trong suy nghĩ và hành
động của các em, hướng dẫn và động viên các em phát huy những thế mạnh và khắc
phục những khiếm khuyết về cơ thể và tâm lý. Trên cơ sở đó, khơng thể bỏ mặc vấn đề
bạo lực học đường và để nó tiếp diễn, mà cần các hành động quyết liệt để giải quyết
cũng như phòng ngừa, tránh để bạo lực học đường ảnh hưởng đến quá trình phát triển
của thanh niên học sinh. Các nhà giáo dục cần phải tạo cho các em nền tảng nhân cách,
giáo dục các giá trị tinh thần, hướng đến các chuẩn mực đạo đức đúng đắn, bồi dưỡng
tình yêu thương cho các em, giải quyết sớm những mâu thuẫn, bức bối ngay khi mới


17

manh nha, cũng như chú trọng bồi dưỡng lối sống tích cực, kỹ năng sống, xây dựng
mơi trường học thân thiện, trang bị cho học sinh ý thức bảo vệ mình và những người
xung quanh, mạnh dạn nói khơng với bạo lực học đường. Cùng với sự phát triển của tự
ý thức, các em đã nhìn nhận đúng về bản thân hơn, đánh giá đúng bản thân và có sự tu
dưỡng, rèn luyện. Khả năng tự ý thức và đặc biệt là sự tự đánh giá phát triển mạnh mẽ,
các em bắt đầu biết suy xét khi hành động. Cùng với cảm giác mình đã trở thành người
lớn, các em có nhu cầu được tơn trọng và đối xử bình đẳng. Ý thức về tính người lớn
của bản thân phát triển mạnh, ý thức sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ mình là người lớn
và được cơng nhận là người trưởng thành đang hừng hực trong các em. Tuy nhiên,
thanh niên học sinh vẫn còn xốc nổi, bốc đồng. Các em cần phải học cách tôn trọng lẫn
nhau, tôn trọng bản thân và khoan dung với người khác, khơng vì bốc đồng xốc nổi mà
xơ xát với nhau. Đó là cách triệt tiêu mầm mống của bạo lực học đường. Nhưng quan
trọng hơn hết, nhà giáo phải là người có kỹ năng xử lý tình huống, hiểu tâm lý sư

phạm, có thể giải quyết được các trường hợp xung đột trong nhà trường; đủ gần gũi để
hiểu và đủ cứng rắn để uốn nắn, ngăn chặn hành vi xấu của các em. Những hành động
giúp thanh niên học sinh định hướng chuẩn xác, tức là nhìn nhận đúng, khách quan về
hành vi cũng như bản thân, từ đó đưa ra sự điều chỉnh về thái độ, hành vi của thầy cô là
điều rất cần thiết. Phụ huynh và các nhà giáo dục cần khen ngợi, động viên với những
việc các em đã làm tốt, song song đó cần phân tích cho các em hiểu những điểm chưa
tốt, chưa được để các em có thể phát triển thế mạnh và khắc phục khuyết điểm.


18

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN
Xã hội xem thanh niên sinh viên (18 đến 25 tuổi) là một thành viên chính thức,
một người trưởng thành. Tính chất trưởng thành của thanh niên sinh viên có những nét
đặc trưng riêng. Sự trưởng thành về mặt xã hội phải được xem xét như một q trình có
nhiều mức độ, có tính năng động và phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau trong
những điều kiện, hoàn cảnh rất cụ thể. Trong quá trình trưởng thành, nhân cách của
thanh niên sinh viên phát triển khá toàn diện và phong phú, thể hiện qua sự phát triển
về nhu cầu; sự phát triển về tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục; sự phát triển về định
hướng giá trị, định hướng lối sống.
Đầu tiên là sự phát triển về nhu cầu ở thanh niên sinh viên. Theo Abraham
Maslow, nhu cầu được phân loại theo các nhóm cấu trúc có đẳng cấp từ thấp đến cao.
Sự tự thể hiện được phát triển vào lứa tuổi đầu của người trưởng thành tức là lứa tuổi
thanh niên sinh viên nằm trên đỉnh tháp nhu cầu. Việc không giao lưu tiếp xúc với xã
hội sẽ ảnh hưởng đến kĩ năng sống, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách. Thanh
niên sinh viên cần có va chạm, tiếp xúc nhiều hơn với đời sống thực tế thông qua các
hoạt động trong môi trường sư phạm (hoạt động đoàn khoa, các hoạt động thiện
nguyện) hoặc các hoạt động làm thêm ngoài giờ. Nhu cầu tự thể hiện thơi thúc thanh
niên sinh viên tự khẳng định mình một cách quyết liệt. Dù khá giống với độ tuổi trước
về những mặt như sự tăng cường vị thế xã hội dẫn đến những chuyển biến về tâm lý,

sự tự thể hiện của thanh niên sinh viên có chừng mực hơn so với thanh niên học sinh,
do thanh niên sinh viên có sự phát triển về nhận thức cao hơn so với độ tuổi trước. Nhu
cầu được tôn trọng tiếp tục phát triển mạnh trong các mối quan hệ khác nhau.
Thứ hai là sự phát triển về tự ý thức, tự đánh giá, tự giáo dục. Tự ý thức là trình
độ phát triển cao của ý thức. Mỗi sinh viên nhìn vào chính nhân cách của mình, điều
chỉnh cũng như nhận ra khiếm khuyết để bổ sung những phẩm chất nhân cách sao cho
phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay, giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ,


19

hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những u
cầu địi hỏi của tập thể. Biểu hiện đặc trưng là thanh niên nhận thức được những đặc
điểm và phẩm chất của mình trong xã hội. Tự ý thức ở thanh niên sinh viên mang tính
tồn diện và sâu sắc hơn so với thanh niên học sinh, do ở sinh viên bắt đầu xuất hiện và
phát triển năng lực tự ý thức.
Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, đồng thời là một trình độ phát
triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động,
hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng và để sống một cách ý thức. Tự đánh
giá được nảy sinh rất sớm ở con người, từ khoảng 3 tuổi, khi cái "tơi" hình thành. Nó
tiếp tục phát triển, và đến tuổi thiếu niên thì khả năng tự đánh giá phát triển đến mức
độ có tính đột phá với biểu hiện của cái "tôi" được xã hội hóa khác về chất so với cái
"tơi" ban đầu. Tự đánh giá ở thanh niên sinh viên là hoạt động nhận thức, trong đó đối
tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu thập, xử lý thơng tin
về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ đó có thái độ hành
vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển... Tự
đánh giá cũng có nghĩa là tự ý thức và tự giáo dục.
Có thể nói, tự đánh giá là một nét tâm lí điển hình của lứa tuổi này. Khơng chỉ chú ý
đến tính chất, hình thức bề ngồi; thanh niên sinh viên mà còn chú trọng đến mặt nội
hàm, tức là nội dung các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Sự phản tỉnh về các

phẩm chất tâm lí của mình là một trong những đặc trưng điển hình của tuổi thanh niên.
Phản tỉnh là sự quay vào bên trong bản thân ý thức, làm cho các phẩm chất tâm lí của
cá nhân được phản ánh rõ nét hơn. Sự phản tỉnh giúp thanh niên sinh viên ý thức rõ
"cái tôi" của bản thân, địa vị xã hội trong gia đình, nhà trường và xã hội. Sự tự đánh giá
của sinh viên được thể hiện thông qua sự đối chiếu, so sánh, học hỏi từ những người
khác. Ở mức cao hơn, đó là khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực của
xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý, đạo đức. Người khác là tấm gương để thanh niên
sinh viên soi mình vào và qua đó, thanh niên sinh viên sẽ dần xây dựng được hình ảnh


20

bản thân, đưa ra những so sánh, đánh giá cần thiết để điều chỉnh sao cho hợp với chuẩn
mực xã hội. Mức độ phát triển của các phẩm chất cá nhân có liên quan tới trình độ học
lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai. Sinh viên sẽ có kết quả học tập tốt sẽ nhìn
nhận, đánh giá bản thân chính xác hơn, và có thể xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện
hiệu quả. Những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá không chính xác, tức
là đánh giá quá cao hay quá thấp về mình. Sinh viên tự đánh giá mình quá cao thường
bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp thường mạnh hơn nhu cầu nhận thức. Hoạt
động của họ hướng chủ yếu vào các quan hệ và các hoạt động xã hội hơn là tập trung
học tập. Ngược lại, một số sinh viên đánh giá mình quá thấp, thường bi quan trước kết
quả hoạt động hoặc thụ động trong quan hệ giao tiếp với bạn bè. Họ ít phấn đấu vươn
lên nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện chỉ đạt mức thấp. Tự đánh giá về mức độ trí tuệ
là thành phần quan trọng trong tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên: Những sinh viên
đánh giá mình quá thấp về mặt này thường gây khó khăn cho họ trong quá trình học
tập. Những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự tự ý thức đều
phát triển mạnh mẽ ở tuổi sinh viên. Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có
ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hồn thiện bản thân theo hướng tích cực của
những trí thức tương lai.
Tự giáo dục là nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra những yêu cầu cao với bản thân, là

tiền đề của tự giáo dục có mục đích của thanh niên và là dấu hiệu để xác định sự phát
triển về mặt nhân cách của lứa tuổi này. Tự đánh giá và tự ý thức là cơ sở của sự tự
giáo dục ở sinh viên. Sinh viên chỉ có thể tự giáo dục chính mình một khi họ hiểu rõ về
bản thân. Họ phải phấn đấu và rèn luyện các phẩm chất nhân cách cần thiết để đáp ứng
các nhu cầu của xã hội. Nhìn chung thì sự phát triển các đặc điểm tâm lý sẽ tạo điều
kiện cho sinh viên đáp ứng được yêu cầu học tập và các loại hình hoạt động trong mơi
trường đại học. Điều này cũng góp phần định hình và hồn thiện dần nhân cách.
Sự phát triển về định hướng giá trị, định hướng lối sống cũng là các thành tố
trong việc hình thành các đặc điểm nhân cách ở thanh niên sinh viên. Định hướng giá



×