TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC CƠ BẢN
TÊN ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC VỀ
NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA
THUYẾT; NỘI DUNG QUY LUẬT TRI GIÁC VÀ
ỨNG DỤNG CỦA QUY LUẬT TRONG CUỘC SỐNG
HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC
Sinh viên thực hiện: Đinh Nhật Thiên Thanh
MSSV: 46.01.611.110
Lớp: K46 – TLH.B
Tên giảng viên: Tiến sĩ Mai Hiền Lê và Tiến sĩ Lê Duy
Hùng
TP.HCM, tháng 06 năm 2021
BẢNG MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ ỨNG
DỤNG CỦA NÓ........................................................................................................... 4
1.1.
Khái quát chung về học thuyết Phân tâm học...........................................4
1.2.
Khái quát chung về nhân cách và lý thuyết Phân tâm học về nhân cách5
1.2.1.
Bản năng.....................................................................................................8
1.2.2.
Bản ngã/Cái tôi........................................................................................10
1.2.3.
Cái siêu tôi (Siêu ngã)..............................................................................12
1.3.
Sự tương tác giữa bản năng, bản ngã và cái siêu tôi...............................15
1.4.
Ứng dụng của lý thuyết Phân tâm học về nhân cách..............................17
1.4.1 Ứng dụng....................................................................................................17
1.4.2. Các mặt hạn chế khi ứng dụng lý thuyết Phân tâm học về nhân cách
vào đời sống.........................................................................................................22
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA QUY LUẬT CỦA TRI GIÁC
TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC...........................................26
2.1. Các quy luật cơ bản của tri giác....................................................................26
2.2. Quy luật về tính đối tượng của tri giác và ứng dụng...................................28
2.3. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác và ứng dụng.....................................28
2.4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác và ứng dụng..................................30
2.5. Quy luật về tính ổn định của tri giác và ứng dụng.......................................31
2.6. Quy luật về tính ảo ảnh của tri giác và ứng dụng........................................32
2.7. Quy luật về tính tổng giác của tri giác và ứng dụng....................................32
KẾT LUẬN.................................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................36
2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện tại, Tâm lý học chưa phải là ngành được chú trọng nhiều ở Việt Nam. Dù thế,
tiềm năng của ngành là rất lớn. Và, sau khoảng thời gian theo học tại trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trải nghiệm học phần Tâm lý học cơ bản, bản thân
em học được rất nhiều kiến thức chuyên ngành cần thiết. Là một sinh viên ngành Tâm
lý học, em nghĩ việc hiểu rõ về học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud – một
trong những học thuyết lớn của ngành Tâm lý, đặc biệt là phần lý thuyết về cấu trúc
của nhân cách và hiểu được các quy luật cơ bản của Tri giác cũng như cách ứng dụng
chúng vào đời sống, học tập, công việc là rất quan trọng. Chính vì vậy, em quyết định
chọn đề tài: “Lý thuyết Phân tâm học về nhân cách và những ứng dụng của thuyết;
nội dung quy luật Tri giác và ứng dụng của quy luật trong cuộc sống, học tập, công
việc” để làm tiểu luận. Phân tâm học có thể khơng phải là thế lực thống trị như thời
điểm năm 1910, nhưng các học thuyết của Freud có một tầm ảnh hưởng lâu dài lên cả
ngành tâm lý học và văn hóa đại chúng, tìm hiểu về học thuyết này sẽ giúp em nâng
cao tầm hiểu biết của mình, Các quy luật của tri giác giúp em hoàn thiện bản thân.
Qua đề tài này, em hi vọng sẽ có một cái nhìn sâu hơn về lý thuyết Phân tâm học về
cấu trúc nhân cách con người cũng như các quy luật cơ bản về Tri giác.
asdasdasdf
3
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ ỨNG
DỤNG CỦA NÓ
1.1.
Khái quát chung về học thuyết Phân tâm học
Năm 1896, Sigmund Freud, bác sĩ tâm thần và thần kinh gốc Do Thái lần đầu tiên đưa
ra thuật ngữ “Phân tâm học” (Giáo trình tâm lý học đại cương, 2019). Phân tâm học
được định nghĩa là một chuỗi các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc
từ những cơng trình và học thuyết của Sigmund Freud. Ý tưởng chủ đạo của phân tâm
học chính là quan điểm cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm
xúc, ham muốn, và ký ức ẩn sâu trong vô thức. Lý thuyết phân tâm nhấn mạnh yếu tố
sinh học quy định bản chất nhân cách, động lực phát triển cũng như các giai đoạn phát
triển nhân cách (Freud, 2018).
Sự ra đời của thuyết Phân tâm học đã cung cấp cho nhân loại những kiến thức nền
tảng để có thể đi sâu nghiên cứu những vấn đề cụ thể và cách thức ứng dụng của nó,
tạo tiền đề để có thể phát triển nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, giúp
giải quyết các vấn đề mà xã hội đang gặp phải, tạo cơ sở cho sự phát triển của xã hội
nói chung (Freud, 2018). Các kết quả của Phân tâm học được rút ra từ những nghiên
cứu thực hành chữa bệnh tâm thần do chính Sigmund Freud thực hiện. Những thành
tựu mà ơng mang đến cho khoa học lồi người nói chung, khoa học nghiên cứu về
tâm lý con người nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện tượng vô
thức ở con người. Cho đến nay chưa ai vượt qua được những nghiên cứu của ơng. Nói
chung, việc xuất hiện một học thuyết mới trong lĩnh vực nghiên cứu về con người của
Sigmund Freud đã đóng góp một phần quan trọng vào kho tàng kiến thức nhân loại,
làm phong phú hơn các kiến thức về lĩnh vực khoa học. Hơn nữa, Phân tâm học cũng
giúp xã hội giải quyết những trường hợp nằm trong lĩnh vực nghiên cứu của Phân tâm
4
học mà trước đó, các ngành khoa học khác vẫn chưa thể giải quyết được. Freud còn
được đánh giá cao khi là người đã khám phá ra một lĩnh vực nghiên cứu mới của tâm
lý học: vơ thức. Ơng có công lớn trong việc nghiên cứu động lực hành vi vủa con
người là động cơ vô thức, và đưa ra những khái niệm: Sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự
đồng hố, xung đột, sự xã hội hố… Ơng cũng là người đưa ra một số cơ chế tâm lý
như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân
cách. Học thuyết Phân tâm của Sigmund Freud ra đời cách đây cả thế kỉ, thế nhưng
những đóng góp của nó cho tâm lí học, nhất là trong tâm lí học trị liệu lâm sàng vẫn
cịn giá trị. Những cơng trình nghiên cứu mà Freud để lại đã mở ra cho các nhà tâm lí
những nền tảng căn bản trong nghiên cứu vơ thức của con người.
Winfred Overholser đã nhận định: “Có nhiều lý do để nói rằng từ một năm nay
Freud được đặt ngang hảng với Copernicus và Newton và là một trong những vĩ
nhân đã mở ra những chân trời mới cho tư tưởng con người. Một điều chắc chắn là ở
thời đại chúng ta chưa ai lại đem nhiều ánh sáng rọi vào sự hoạt động của trí não
con người bằng Freud.”
1.2.
Khái quát chung về nhân cách và lý thuyết Phân tâm học về nhân cách
Thuật ngữ nhân cách theo nghĩa thông thường dùng để chỉ phẩm chất, đạo đức của
một người, cũng có khi được dùng với ý nghĩa chỉ giá trị, cốt cách làm người của họ
(Giáo trình tâm lý học đại cương, 2019). Nhân cách thường được hiểu là đức tính,
phẩm chất tốt đẹp của con người. Trong khoa học, khái niệm nhân cách là một phạm
trù đa diện với ý nghĩa rộng và phức hợp.
Theo Sigmund Freud, sự phát triển của nhân cách bao gồm hàng loạt các xung đột
giữa một bên là cá nhân luôn mong muốn được thỏa mãn các xung động bản năng
với một bên là xã hội – cái thường xuyên kìm hãm, hạn chế những mong muốn đó
5
của cá nhân. Trong quá trình phát triển, cá nhân tìm ra những phương thức thỏa
mãn được những mong muốn của bản thân dưới sự kìm hãm của xã hội. Sự
thích nghi này hình thành nên nhân cách.
Trong tâm lý học của Freud, cõi vô thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức chỉ có
1 vị trí phụ thuộc (Freud, 2018). Nếu hiểu được bí mật sâu xa của cõi vô thức ắt
chúng ta sẽ hiểu được bản chất nội tâm của con người. Chúng ta thường suy nghĩ một
cách vô thức và thỉnh thoảng suy tư của chúng ta mới có tính chất ý thức. Tâm linh vơ
thức là nguồn gốc chính gây ra bệnh tâm thần, do bệnh nhân thường cố gắng gạt ra
ngoài cõi ý thức những ký ức khó chịu, mọi ước vọng bị dồn nén vơ hiệu, nhưng kết
quả là anh ta tích tụ ngày càng nhiều những ký ức, ước vọng và dồn thành bệnh. Vì xã
hội buộc mỗi con người phải kiềm chế nhiều ham muốn, theo cách nói của Freud thì
mỗi cá nhân đã vơ tình tích trữ được rất nhiều “dồn nén”. Bình thường thì ý thức con
người vẫn thành công trong việc ngăn trở, không cho những “sức mạnh vô thức đen
tối” bị dồn nén kia xuất hiện. Nhưng sự kiểm sốt ấy có thể làm cho những người
bệnh tâm thần trải qua những giai đoạn rối loạn xúc cảm sâu xa.
Theo Sigmund Freud, nhân cách con người luôn phức tạp và được cấu thành từ nhiều
yếu tố khác nhau. Trong Thuyết phân tâm học nổi tiếng của ông, Freud chỉ rõ rằng
nhân cách được hợp thành từ 3 yếu tố là bản năng (Id), cái tôi (Ego) và cái siêu
tôi (Superego). Những yếu tố này hợp thành với nhau và tạo ra sự phức tạp về hành
vi nhận thức của con người. Mỗi yếu tố góp phần tạo ra sự riêng biệt cho nhân cách
và khiến cho mỗi cá nhân chịu sự chi phối từ mạnh mẽ từ 3 yếu tố tác động này. Mỗi
yếu tố của nhân cách thể hiện rõ ở nhiều mặt trong đời sống. Theo thuyết của
Sigmund Freud, một vài khía cạnh của nhân cách khiến con người hành động phần
nhiều dựa trên những yêu cầu chính của bản thân. Phần khác nhân cách của con người
6
thì hoạt động theo cách ngược lại, chống đối những yếu tố thúc giục theo bản năng và
cố gắng khiến con người hành động phù hợp với nhu cầu thực tế. Quá trình phát
triển nhân cách là sự đấu tranh không ngừng nghỉ giữa bản năng và cái siêu tôi,
qua đó ổn định và hình thành cái tơi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Động cơ thực sự của nhân cách là những ham muốn bản năng nằm sâu trong vơ thức,
đó là bản chất thực của con người được che đậy dưới cái tôi hiện thực.
Sigmund Freud là cha đẻ của ngành phân tâm học và phương pháp tiếp cận tâm động
học trong tâm lý học. Trường phái tư tưởng này nhấn mạnh ảnh hưởng của tâm trí vơ
thức lên hành vi. Freud tin rằng tâm trí con người, hay nói cách khác – mọi hoạt động
tinh thần của con người được tạo lập từ 3 thành tố: Bản năng (Id), bản ngã (Ego) và
siêu ngã (Superego). Ông đã chia sự phát triển nhân cách từ sơ sinh đến trưởng
thành trải qua 5 giai đoạn phát triển tâm tính dục, mỗi giai đoạn tập trung vào 1
cơ quan đặc biệt của cơ thể: Giai đoạn cảm xúc miệng (trong vịng 1 tuổi), trẻ khối
cảm khi bú mẹ, cắn và ăn uống; giai đoạn hậu môn (2 – 3 tuổi), trung tâm khối cảm
ở hậu mơn khi trẻ thải và kìm nén chất thải qua đường hậu mơn; giai đoạn cảm xúc
dương vật (4 – 6 tuổi), trẻ thích thú khám phá bộ phận sinh dục của mình; giai đoạn
tiềm ẩn (7 – 11 tuổi), xung lực tính dục tạm thời bị nén lại, trẻ hầu như không cịn
thích thú về tính dục mà hướng mối quan tâm vào việc tiếp thu các kĩ năng mới ở
trường học; giai đoạn sinh dục (từ 12 – 13 tuổi trở đi), trẻ dậy thì và bước vào thời kỳ
cảm xúc ở cơ quan sinh dục (Giáo trình tâm lý học đại cương, 2019). Trong 5 giai
đoạn về sự phát triển nhân cách, Sigmund Freud khẳng định rằng nhân cách được
hình thành vào cuối giai đoạn 3 (lúc gần 5 tuổi), sau đó cá nhân phát triển các chiến
lược chủ yếu để bộc lộ bản năng là cái tạo thành hạt nhân của nhân cách.
7
“Freud đã vẽ bản đồ khoa học tâm lý học. Ông là một nhà tiên phong vĩ đại và phần
lớn những thành công của ông là nhờ ở cái mới lạ cùng bút pháp của ơng… Ơng đã
buộc thế giới phải suy tư theo kiểu tâm lý học, đó là một nhu cầu cốt yếu của thời đại
chúng ta. Ông cũng đã buộc con người phải tự đặt cho mình những câu hỏi liên quan
đến hạnh phúc của loài người. Đánh đổ luận thuyết tâm lý khô khan, cầu kỳ của thế
kỷ mười chín, Freud đã đưa ra phản luận phân tâm chứa đầy rối ren.” (Robert
Hamilton)
1.2.1. Bản năng
Khối bản năng có ngay từ lúc mới sinh, chỉ những lực lượng nguyên thủy của sự sống
giống nhau cho tất cả các sinh vật; nó là nguồn động lực, sức mạnh cho hoạt động
(Trung, 2018). Mục đích của bản năng là hướng tới khách thể, thế giới bên ngoài là
đối tượng để thỏa mãn, nó địi hỏi khách thể phải thỏa mãn ngay lập tức và trực tiếp.
Các hành động đều có nguồn gốc từ sự khối lạc vơ thức. Bản năng tượng trưng cho
phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân.
Theo Freud, phạm vi của bản năng là phần nhân cách tối tăm và không thể đi đến
được của chúng ta (Freud, 2018). Bản thân ông chỉ biết chút ít về bản năng qua
nghiên cứu các giấc mộng và qua sự biểu hiện các triệu chứng bên ngoài của các bệnh
tâm thần. Id là nơi trú ngụ của các bản năng nguyên thủy và các xúc cảm đi ngược lên
tới quá khứ xa xưa, khi mà con người cịn là một con thú. Bản chất của nó là thuộc về
dục tính (sexual in nature). Nó vốn vơ thức. Con người khi chưa tiến hóa hồn tồn
thì cũng bị chi phối bởi bản năng. Bản năng bao gồm tất cả những gì do di truyền,
là thành phần duy nhất của nhân cách đã tồn tại từ khi nhân cách sinh ra. Mục
đích độc nhất của nó là thỏa mãn các bản năng nguyên thủy và các khoái cảm, không
8
cần biết đến hậu quả. Thomas Mann nhận định về bản năng như sau: “Nó khơng biết
gì đến giá trị, thiện hay ác, và cả đạo đức nữa.” (Freud, 2018).
Tuy vậy, bản năng là nguồn của mọi nguồn năng lượng tâm lý, khiến nó trở thành yếu
tố chính của nhân cách. Bản năng được dẫn lối bởi các nguyên lý tiêu khiển, nhằm
ngay lập tức thỏa mãn các mong muốn, khát vọng và nhu cầu. Nếu không thỏa mãn
được những nhu cầu này ngay lúc đó, cá nhân sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng, căng
thẳng. Ví dụ như cảm giác đói hay khát gia tăng sẽ làm cá nhân có mong muốn được
ăn/uống ngay lập tức. Bản năng rất quan trọng trong giai đoạn đầu, bởi lẽ nó đảm
bảo việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ đói hay khơng thoải
mái, trẻ sẽ khóc cho tới khi các nhu cầu về bản năng được thỏa mãn. Trẻ sơ sinh hoàn
toàn bị chi phối bởi bản năng, khơng có gì khó hiểu khi chúng đòi hỏi được thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản. Hãy tưởng tượng việc cố gắng thuyết phục 1 đứa bé sơ sinh
chờ đến giờ trưa để được thưởng thức bữa ăn của mình. Bản năng của trẻ địi hỏi
được thỏa mãn ngay lập tức, và bởi vì các thành phần khác của nhân cách chưa
xuất hiện, đứa bé sẽ liên tục khóc tới khi nhu cầu của bé được đáp ứng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng đáp ứng ngay lập tức những yêu cầu của
bản năng được. Nếu chúng ta bị chi phối hoàn toàn do các nguyên lý tiêu khiển,
chúng ta có thể nhận ra mình đang cố gắng chiếm lấy thứ chúng ta muốn từ người
khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Hành vi này bị xã hội phê phán và sẽ gây
ra làn sóng phản đối trong dư luận. Theo Freud, bản năng cố gắng giải quyết sự căng
thẳng do nguyên tắc tiêu khiển tạo ra thông qua việc sử dụng tư duy trực quan, thứ
bao gồm việc hình thành hình ảnh tinh thần về đối tượng mong muốn như một cách
để thỏa mãn nhu cầu.
9
Mặc dù con người đã học được cách để kiềm chế bản năng của mình, một phần bản
năng này của nhân cách vẫn còn giống như trẻ sơ sinh, tồn tại như một phần cịn sót
lại từ ngun thủy trong suốt cuộc đời chúng ta. Chính sự phát triển của cái tơi và
cái siêu tơi giúp con người kiểm sốt những bản năng cơ bản nhất và hành động
trong chuẩn mực đạo đức xã hội đề ra (Cherry, Freud's Id, Ego, and Superego,
2020).
1.2.2. Bản ngã/Cái tôi
Cái tôi là một phần của vô thức đã biến cải dưới ảnh hưởng trực tiếp cùa ngoại giới
và nhờ sự trung gian của hệ thống – ý thức – tri giác (Lưu, 1969). Cái tôi vận động
trong ý thức, tiền ý thức và vô thức. Cái tôi là thành phần của nhân cách chịu
trách nhiệm đối diện với thực tại.
Đứa bé sơ sinh là bản năng được nhân cách hóa. Dần dần, bản năng phát triển lên
thành Ego (bản ngã). Khi đứa bé lớn lên, thay vì được hồn tồn dẫn dắt bằng ngun
lý khối lạc, cái tơi của đứa bé bị chi phối bởi ngun lý thích ứng với thực tại. Trong
q trình trưởng thành, đứa bé sẽ có va chạm xã hội và tiếp xúc để học hỏi. Lúc này
sẽ hình thành ego – tức là cái tôi. Cái tôi của đứa bé biết được thế giới xung quanh,
nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng phạm pháp của bản năng để
ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội. Như Freud đã viết, cái Ego là vị trọng
tài “giữa những đòi hỏi bạt mạng của bản năng và sự kiểm sốt của thế giới bên
ngồi”. Vì vậy, cái tơi đảm bảo rằng những xung động, bốc đồng của bản năng được
thể hiện ra trong khuôn khổ phù hợp với thế giới thực và tình hình thực tế, dù biết
rằng việc tự bảo toàn bản thân tránh khỏi sự trừng phạt của xã hội đều phải tùy thuộc
vào mức độ “bị dồn nén”. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giữa bản năng và cái tơi có thể
gây ra những bệnh tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhân cách cá nhân.
10
Bản ngã cố gắng thỏa mãn những mong ước của bản năng theo nguyên tắc thực
tế và phù hợp với định kiến xã hội. Các nguyên tắc thực tế cân đo đong đếm chi phí
và lợi ích của một hành động trước khi quyết định thực hiện hay từ bỏ hành động đó.
Trong nhiều trường hợp, sự thúc đẩy của bản năng có thể được thỏa mãn thơng
qua q trình trì hỗn sự hài lịng tức thì – cái tơi cuối cùng sẽ chấp thuận cho cá
nhân thực hiện hành vi đó, nhưng chỉ trong thời gian và địa điểm thích hợp. Ví dụ như
khi ăn một chiếc bánh kem dâu rất ngon, nhiều người có xu hướng chừa dâu tây trang
trí ở chóp bánh ra ăn sau cùng; hay tự kiềm chế bản thân – làm xong hết bài tập mới
chơi game giải trí. Bên cạnh việc kiểm sốt nhu cầu của bản năng, bản ngã còn giúp
chủ thể cân bằng được những thôi thúc cơ bản, những lý tưởng và thực tế.
Bản ngã được thể hiện trong các hoạt động có ý thức: tri giác, ngơn ngữ, kiềm chế
hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Bản ngã có thể đè nén xung đột bản
năng và kiềm chế khoái lạc. Như vậy, bản ngã vượt khỏi sự thống nhất sinh vật
của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hơn là sự tự chủ. Bản ngã tượng
trưng cho phần ý thức và ý chí của mỗi cá nhân. Sigmund Freud đã nhấn mạnh rằng
cái tôi (bản ngã) vừa là đầy tớ vừa là chủ nhân của bản năng.
Freu so sánh bản năng và bản ngã như là con ngựa và người cưỡi ngựa. Con ngựa
cung cấp sức kéo, người cưỡi điều khiển con ngựa theo phương hướng và cung cấp
các chỉ dẫn cần thiết. Nếu khơng có người điều khiển, con ngựa có thể đơn giản là đi
lang thang qua bất cứ nơi nào nó muốn và làm bất kì điều gì nó thích. Người cưỡi chỉ
đường và ra lệnh con ngựa đi đến nơi người điều khiển muốn.
Bản ngã cũng giải phóng căng thẳng tạo ra bởi những xung động không được đáp ứng
trong q trình tư duy thứ cấp, trong đó bản ngã cố gắng tìm một đối tượng trong thế
giới thực phù hợp với hình ảnh tinh thần được tạo ra bởi quá trình nguyên sinh của
11
bản năng. Ví dụ thực tiễn cho việc này là hãy tưởng tượng rằng bạn đang bị mắc kẹt
trong một cuộc họp dài tại nơi làm việc. Bạn thấy mình càng ngày càng đói khi cuộc
họp kéo dài. Trong khi bản năng có thể buộc bạn phải nhảy lên khỏi chỗ ngồi của
mình và lao vào phịng nghỉ để ăn nhẹ, thì cái tơi hướng dẫn bạn ngồi n lặng và đợi
cuộc họp kết thúc. Thay vì hành động theo sự thúc giục ban đầu của bản năng, bạn
dành phần cịn lại của cuộc họp để tưởng tượng mình đang ăn một chiếc bánh mì thịt.
Sau khi cuộc họp kết thúc, bạn có thể tìm kiếm đối tượng mà bạn đang tưởng tượng
(cụ thể ở đây là bánh mì thịt) và đáp ứng các yêu cầu của bản năng một cách thực tế
và phù hợp.
Bản ngã (ego) thì khơng có từ lúc mới sinh ra như bản năng. Chính bản ngã giúp
con người tự chủ trước các tác động bên ngoài (Cherry, Freud's Id, Ego, and
Superego, 2020). Bản ngã phát triển qua sự tương tác bên ngồi, đồng thời nó sẽ tìm
lấy sức mạnh trong siêu ngã (Cherry, Freud's Id, Ego, and Superego, 2020).
1.2.3. Cái siêu tôi (Siêu ngã)
Vậy siêu ngã là gì? Đây là yếu tố thứ ba quan trọng trong quá trình sinh hoạt tinh
thần. Siêu ngã là thành phần phát triển cuối cùng của nhân cách. Theo Freud, siêu
ngã bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm tuổi. Siêu ngã thể hiện lương tri của chúng
ta. Đó là các giá trị đạo đức về đúng, sai mà chủ yếu được thấm dần vào chúng ta từ
bố mẹ, thầy cô và xã hội. Bản chất của siêu ngã là lương tâm và cái tôi lý tưởng.
Siêu ngã được hình thành thông qua quá trình thưởng và phạt (Lưu, 1969). Siêu ngã
khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi khi làm một điều sai trái. Cũng chính siêu ngã
khiến chúng ta hoàn thiện mình hơn và sống theo những lý tưởng của mình. Siêu ngã
nắm giữ các tiêu chuẩn và lý tưởng đạo đức đã được nội tại hóa mà chúng ta có được
12
từ cha mẹ và xã hội (ý thức của chúng ta về đúng và sai) (Giáo trình tâm lý học đại
cương, 2019).
Siêu ngã có thể được định nghĩa đại khái là lương tâm. A. A. Brill đã viết: “Cái
siêu ngã (superego) là sự phát triển tinh thần cao hơn hết mà con người có thể đạt
được và bao gồm lẫn lộn mọi sự cấm đoán, mọi quy tắc cư xử do cha mẹ tạo ra nơi
đứa trẻ. Tri giác lương tâm hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển của cái siêu
ngã.” Cũng như cái bản năng, cái siêu tôi nằm trong vô thức và cả hai đều luôn ở
thể tương tranh, trong khi cái tôi hoạt động ở giữa như 1 trọng tài . Lý tưởng đạo
đức và quy tắc cư xử đều nằm trong cái siêu tôi (Cherry, Freud's Id, Ego, and
Superego, 2020).
Cái siêu tơi hình thành trong suốt năm năm đầu đời từ sự dạy dỗ của cha mẹ, từ
những lời khen thưởng hay chê trách. Sự phát triển này diễn ra như là kết quả từ
việc con trẻ tiếp thu những tiêu chuẩn đạo đức của cha mẹ (Freud, 2018). Cái
siêu tôi đang phát triển học hỏi truyền thống gia đình và cộng đồng xung quanh,
đồng thời học cách để kìm chế các xung động và những yếu tố không được xã
hội chấp nhận. Việc vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức sẽ làm cái siêu tôi lo lắng, tội
lỗi và thôi thúc cảm giác muốn chuộc lỗi nảy sinh (Lưu, 1969). Cái siêu tôi vẫn tiếp
tục phát triển trong quá trình một cá nhân trưởng thành, khi mà cá nhân đó đặt chân
ra ngồi xã hội, gặp những đối tượng bản thân ngưỡng mộ và đương đầu với các quy
tắc của một xã hội lớn hơn (Trung, 2018).
Cái siêu tôi là các chuẩn mực bên ngồi được phóng chiếu vào bên trong do kết quả
nhập tâm của những lời dạy từ gia đình, nền giáo dục, nền văn hóa, nó hoạt động theo
nguyên tắc kiểm duyệt, ngăn không cho con người bộc lộ những bản năng tính dục và
hiếu chiến theo cách gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội và trật tự xã hội nói chung. Cái
13
siêu tơi đấu tranh để hồn thiện các hành vi bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc
thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Siêu bản ngã biểu hiện cho phần giá trị văn
hóa với chức năng như là lương tâm của cá nhân. Cái siêu tơi ln có ý đồ áp chế
hồn tồn những dục vọng của bản năng.
Nói ngắn gọn thì cái siêu tơi là phần luân lý trong nhân cách con người,bao gồm các
giá trị đạo đức cơ bản mà cái tôi vận hành (Superego psychology, 2021). Sự phê
phán, cấm đoán và giới hạn của cái siêu tơi tạo nên sự lí trí của một người, và các lí
tưởng, khát vọng của cái siêu tơi ấy đại diện cho hình ảnh tự lí tưởng hóa của bản
thân người đó – hay cịn gọi là bản ngã lý tưởng (Superego psychology, 2021). Cụ
thể thì, cái siêu tơi có hai phần:
+ Lương tâm bao gồm thông tin về những điều bị cha mẹ và xã hội coi là xấu. Những
hành vi này thường bị cấm và dẫn đến hậu quả xấu như là hình phạt hoặc cảm giác tội
lỗi và hối hận (Cherry, Freud's Id, Ego, and Superego, 2020).
+ Bản ngã lý tưởng bao gồm các quy tắc và tiêu chuẩn cho các hành vi mà bản ngã
mong muốn (Cherry, Freud's Id, Ego, and Superego, 2020).
Siêu ngã cố gắng hồn thiện và văn minh hóa hành vi của chúng ta. Nó hoạt động
nhằm ngăn chặn tất cả những xung động không thể chấp nhận được của bản năng và
đấu tranh để khiến bản ngã hành động theo các tiêu chuẩn lý tưởng hơn là dựa trên
các tiêu chuẩn thực tế. Siêu ngã hiện diện trong ý thức, tiềm thức và vô thức (Freud,
2018).
“Siêu ngã, giống như bản năng, trở nên dễ nhận biết trong trạng thái mà nó tạo ra
bên trong bản ngã: Ví dụ như khi những lời chỉ trích gợi lên cảm giác tội lỗi.” (Anna
Freud)
14
1.3.
Sự tương tác giữa bản năng, bản ngã và cái siêu tơi
Khi nói về bản năng, bản ngã và cái siêu tôi, điều quan trọng cần nhớ là đây không
phải là ba thực thể riêng biệt với ranh giới được xác định rõ ràng. Những khía cạnh
này linh hoạt và ln tương tác với nhau để ảnh hưởng đến tính cách và hành vi tổng
thể của một cá nhân. Với nhiều lực lượng cạnh tranh, có thể dễ dàng thấy xung đột có
thể nảy sinh như thế nào giữa bản năng, cái tôi và siêu tôi. Freud đã sử dụng thuật ngữ
sức mạnh bản ngã để chỉ khả năng của bản ngã hoạt động bất chấp những lực lượng
đang đấu tranh này (Lưu, 1969). Một người có sức mạnh bản ngã tốt có thể quản lý
hiệu quả những áp lực này, trong khi một người có sức mạnh bản ngã q nhiều hoặc
q ít có thể khơng chịu khuất phục hoặc gây rối. Theo ông, mọi thành phần trong cấu
trúc tâm thần thực hiện những chức năng khác nhau và có quan hệ với nhau, cấu trúc
này được Freud ví như việc lái một chiếc ơ tơ, cái nó (bản năng) tương ứng với cái
động cơ, cái tôi tương ứng với tay lái và cái siêu tôi là nguyên tắc chuyển động
(Trung, 2018).
Vậy nếu ba nhân tố này không cân bằng lẫn nhau thì sao? Nếu bản ngã có thể điều tiết
một cách thỏa đáng giữa những đòi hỏi của thực tại, cái tôi và cái siêu tôi, một nhân
cách lành mạnh và được điều chỉnh tốt sẽ xuất hiện. Lý thuyết của Freud cung cấp
một khái niệm về cấu trúc cơ bản của nhân cách và cách các yếu tố của nhân cách
hoạt động (Freud, 2018). Theo quan điểm của Freud, sự cân bằng trong tương tác linh
hoạt của bản năng, bản ngã và cái siêu tôi là điều cần thiết để xây dựng một nhân cách
lành mạnh. Và vì vậy, Freud tin rằng sự mất cân bằng giữa các yếu tố này sẽ dẫn đến
một nhân cách không tốt (Cherry, Freud's Id, Ego, and Superego, 2020).
Cụ thể hơn, một nhân cách lành mạnh, trưởng thành là một tập hợp năng lượng được
kiềm chế và giữ thăng bằng. Cái bản năng sản sinh ra những nhu cầu cơ bản, cái tôi
15
kiềm chế những xung năng của cái nó đủ lâu để tìm những giải pháp thực tế làm thỏa
mãn những nhu cầu này, cịn cái siêu tơi quyết định liệu kế hoạch giải quyết vấn đề
của cái tơi có được chấp nhận về phương diện đạo đức hay không (Freud, 2018). Rõ
ràng cái tôi ở giữa và phải đáp ứng hai thế lực bằng cách hướng tới sự công bằng giữa
hai đòi hỏi trái ngược nhau của cái ấy và cái siêu tôi, cần phải trợ giúp cái tôi đủ sức
để giải quyết mâu thuẫn nội tại trong nhân cách con người, một khi cái tôi đủ sức giải
quyết mâu thuẫn này thì con người sống khỏe mạnh và nhân cách phát triển bình
thường (Trung, 2018). Ví dụ: Một cá nhân có bị bản năng lấn át có thể trở nên bốc
đồng, khơng kiểm sốt được hoặc thậm chí là phạm tội. Một cá nhân như vậy sẽ hành
động theo những xung động cơ bản nhất mà không quan tâm đến việc liệu hành vi của
họ có phù hợp, có thể chấp nhận được hay hợp pháp hay không. Mặt khác, một tính
cách siêu tơi vượt trội có thể dẫn đến việc một con người trở nên cực kỳ đạo đức, khắt
khe và hay phán xét. Một người được cai trị bởi cái siêu tơi có thể khơng thể chấp
nhận bất cứ điều gì hoặc bất kỳ ai mà họ cho là "xấu" hoặc "vô đạo đức".
Trong khi bản ngã gánh trên vai một trọng trách khó khăn, nó khơng phải hành động
một mình (Cherry, Freud's Id, Ego, and Superego, 2020). Lo lắng cũng đóng một vai
trị trong việc giúp bản ngã đứng vững trước lằn ranh giữa những đòi hỏi của xung
động nguyên thủy với các giá trị đạo đức và thế giới thực (Giáo trình tâm lý học đại
cương, 2019). Khi bạn trải qua các kiểu lo lắng khác nhau, các cơ chế phịng vệ có thể
hoạt động để giúp bảo vệ bản ngã và giảm bớt sự lo lắng mà bạn đang cảm thấy. Cơ
chế phòng vệ là một chiến lược bản ngã sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi lo âu (Freud,
2018). Những công cụ phòng vệ này hoạt động như một người bảo vệ ngăn những thứ
khó chịu hay đau buồn của vơ thức đi vào vùng ý thức. Khi có một thứ gì đó quá sức
16
chịu đựng hay thậm chí là khơng phù hợp thì cơ chế phịng vệ sẽ ngăn thơng tin này
đi vào ý thức để giảm thiểu sự khó chịu nó gây ra.
Khi ba thành tố bản năng, cái tôi và cái siêu tơi tương đối hịa hợp thì cá nhân lúc ấy ở
trạng thái điều hòa và hạnh phúc (Trang, 2018). Nếu cái siêu tôi để cho bản năng vi
phạm các luật lệ, nó sẽ gây ra cảm giác lo lắng, tội lỗi và các biểu lộ khác của lương
tâm tác động lên cái tôi (Trang, 2018).
1.4.
Ứng dụng của lý thuyết Phân tâm học về nhân cách
1.4.1 Ứng dụng
Thuyết Phân tâm học có ảnh hưởng rộng khắp trên tồn thế giới, nó đã tạo ra một
phương pháp cho việc ứng dụng vào những ngành liên quan (Trung, 2018). Việc xuất
hiện một học thuyết mới trong lĩnh vực nghiên cứu về tâm lý con người đã đóng góp
một phần quan trọng vào kho tàng khoa học, làm phong phú hơn cho lĩnh vực khoa
học (Trung, 2018). Nội dung của Thuyết Phân tâm học là đi sâu tìm hiểu về đời sống
nội tâm con người, nhằm hiểu rõ những suy nghĩ của con người được hiện thực bằng
hành vi, liệu rằng đằng sau hành vi đó thì cái gì thuộc về bên trong con người sẽ như
thế nào. Nhờ học thuyết Phân tâm học, ta hiểu rõ hơn về tâm lý con người, cụ thể là
hiểu rõ bản chất suy nghĩ của cá nhân. Từ tiền đề đó, chúng ta có thể tìm ra những
giải pháp để kiềm chế những xung đột trong nội tâm và thực tại của một cá nhân (do
có sự nhận thức không đúng đắn về các giá trị đạo đức và xã hội mà xâm hại đến
những giá trị đó) và đưa cá nhân ấy trở lại trạng thái bình thường, phát triển bình
thường (Lưu, 1969). Học thuyết này cũng giúp cho xã hội có thể giải quyết được
những trường hợp thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Phân tâm học mà trước đó, các
ngành khoa học khác vẫn chưa thể giải quyết được như điều trị bệnh nhân bằng liệu
pháp tâm lý, điều tra tội phạm, tội phạm học để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến
17
những phản kháng tiêu cực đối với các chuẩn mực xã hội do hành vi, để đưa cá nhân
đó đi theo con đường đúng đắn.
Theo Sigmund Freud, ở người bệnh đã xảy ra sự chuyển hóa quan trọng, từ có ý thức
thành vô thức, nghĩa là người ta chỉ mắc bệnh tâm thần khi nào người ta để những thứ
có ý thức trở thành vô thức, tạo ra các lỗ hỏng trong trí nhớ và mất trí nhớ (Freud,
2018). Như thế nghĩa là những biến cố xảy ra trong cơn xúc động khơng tự phát sinh
ra bệnh khi nó cịn nằm trong lĩnh vực ý thức, chỉ khi nào nó bị đẩy ra khỏi lĩnh vực ý
thức và trở thành vơ thức thì khi đó mới tạo ra sự mất cân bằng trong đời sống tinh
thần của con người. Theo hướng này, ta sẽ thấy, Phân tâm học mở ra một khả năng
lớn để chữa trị cho các chứng bệnh tâm thần. Với thuyết Phân tâm học, Sigmund
Freud đã đề xuất được một phương pháp “liên tưởng tự do” nhằm giải tỏa tâm lý,
chữa trị cho những người bị bệnh tâm thần. Có thể nói, Phân tâm học đã mở ra một
góc nhìn mới về bệnh tâm thần, nêu rõ rằng nói chuyện về vấn đề với một chuyên gia
có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tâm lý khó chịu. Hướng tiếp cận trị liệu của ông
– cho rằng bệnh lý tâm thần có thể chữa được bằng cách nói chuyện về các vấn đề để
có thể giúp thân chủ thấy khá hơn – là một khái niệm mang tính cách mạng, ghi dấu
ấn vững bền lên cách con người tiếp cận việc điều trị các bệnh lý tâm thần.
Trong một bài tổng quan xem xét tính hiệu quả của Phân tâm học, nhà nghiên cứu và
nhà phân tâm học Peter Fonagy cho rằng liệu pháp tâm động học có thể có hiệu quả
trong điều trị trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn triệu chứng thực thể và một số rối
loạn lo âu,… (Cherry, Freud's Id, Ego, and Superego, 2020). Một số nghiên cứu về
tính hiệu quả của phân tâm học đã dấy lên làn sóng ủng hộ cho phương thức điều trị
này. Và, một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã thấy rằng phân tâm học có thể có hiệu
quả như các phương pháp khác, cụ thể hơn, phân tâm học có thể điều trị hiệu quả trầm
18
cảm, giảm lệ thuộc chất gây nghiện, và rối loạn hoảng sợ. Một đánh giá có hệ thống
về các nghiên cứu trước đây đã kết luận rằng liệu pháp phân tâm là một phương pháp
điều trị hiệu quả giúp giảm các triệu chứng và những thay đổi lâu dài vẫn tồn tại trong
nhiều năm sau khi điều trị kết thúc (Freud, 2018). Nhiều ý tưởng của Freud đã khơng
cịn được ưa chuộng trong tâm lý học nữa, nhưng chắc chắn điều đó khơng có nghĩa là
cơng trình của ơng khơng giúp ích gì cho nhân loại. Và các nghiên cứu cũng ủng hộ ít
nhất một vài ý tưởng ban đầu của Freud. Peter Fonafy đã giải thích trong một bài báo
xuất bản trên tờ Tâm thần học Thế giới, “Những quan điểm tổng hợp gần đây về khoa
học thần kinh xác nhận rằng nhiều quan sát đầu tiên của Freud, đặc biệt là sự tác động
xâm lấn của các quá trình vơ thức và cơ cấu chức năng của cảm xúc đối với suy nghĩ
đã được xác nhận trong các nghiên cứu trong phịng thí nghiệm” (Freud, 2018).
Ở Việt Nam, đời sống tinh thần là cái được coi trọng, và nhu cầu hiểu biết về hoạt
động tinh thần của cá nhân và tồn xã hội là tất yếu, vì vậy, thuyết Phân tâm học hồn
tồn có thể được chấp nhận, nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng vào các ngành khác
nhau mà xã hội Việt Nam đang cần thiết, bởi lẽ Phân tâm học với vai trò là phương
pháp nghiên cứu có hướng đi gần nhất đến bản chất vấn đề, sẽ là mảnh đất màu mỡ
cần được khai thác và phát huy. Thực tế thì Phân tâm học đã được áp dụng vào một số
lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay như có nhiều khoa về tâm lý, nhân văn trong các trường
đại học, các viện nghiên cứu được mở ra, trong các bệnh viện có các khoa điều trị
bệnh nhân tâm thần thông qua các phương pháp tâm lý, các trung tâm nghiên cứu về
tiềm năng con người... Những cơ sở đó đã sử dụng những phương pháp của Phân tâm
học để giải quyết các vấn đề mà xã hội đang gặp phải. Nếu Phân tâm học được áp
dụng hiệu quả tại Việt Nam, chúng ta có thể phát triển mạnh hơn những điều cần thiết
cho xã hội, chẳng hạn như Luật Hình sự, ngành Tội phạm học và một số ngành khác
19
hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến điều tra. Cụ thể hơn, ứng dụng
Phân tâm học trong quá trình xét hỏi các đối tượng có liên quan trong một vụ án hình
sự cho phép chúng ta nhận diện được đối tượng này có đang gặp phải những vấn đề
về ý thức và tự chủ hay khơng, từ đó nhờ những ngành tương quan can thiệp nhằm
tìm ra sự thật vụ án một cách khách quan, tồn diện và đầy đủ hơn thơng qua cách
thức truyền thống là xét hỏi.
Phân tâm học của Sigmund Freud là chìa khóa cho bộ mơn tâm lí phát triển. Freud đã
đưa ra một lí thuyết trọn vẹn về nhân cách giải quyết được nhiều vấn đề tâm lý có ứng
dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được áp dụng. Trong liệu pháp tâm lý, thân chủ có
thể cảm thấy an lòng khi họ khám phá ra những cảm xúc, ham muốn, ký ức và yếu tố
gây căng thẳng của bản thân – những thứ có thể dẫn đến những trở ngại tâm lý.
Nghiên cứu cũng mô tả rằng phương pháp tự đánh giá sử dụng trong quá trình phân
tâm có thể đóng góp một phần cho sự phát triển cảm xúc về lâu dài.
Trị liệu trong phân tâm là một trong những phương thức điều trị nổi tiếng nhất, nhưng
nó cũng thường bị nhiều người trong giới hiểu nhầm (Trâm, 2017). Mục tiêu của các
liệu pháp này là giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra ở tầng vô thức và
biểu hiện thông qua hành vi, suy nghĩ và cảm xúc hiện tại mà họ đang có. Phương
thức trị liệu này dựa trên lý thuyết của Sigmund Freud, người đã sáng lập ra trường
phái phân tâm học cổ điển. Freud đã mô tả vô thức là nơi chứa những ham muốn, suy
nghĩ và ký ức nằm dưới bề mặt của nhận thức có ý thức (Trâm, 2017). Ông tin rằng
những ảnh hưởng mà tầng vơ thức này có thể đem lại cho chủ thể những trải nghiệm
đau khổ và những rối loạn trong tâm lý. “Trị liệu trong phân tâm xem xét cách thức
mà tâm trí vơ thức ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi. Phân tâm học thường liên
quan đến việc xem xét các trải nghiệm thời thơ ấu để khám phá xem những sự kiện
20