Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NHÂN CÁCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.18 KB, 15 trang )

NHÂN CÁCH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH
MỤC TIÊU
1. Hiểu khái niệm nhân cách
2. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
3. Nhận dạng được các kiểu nhân cách
4. Nhận dạng được các rối loạn nhân cách
5. Hiểu bệnh nhân và có thái độ ứng xử phù hợp.
NỘI DUNG
A - NHÂN CÁCH VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
I - NHÂN CÁCH
1. Khái niệm Nhân cách

Khi nói đến phẩm giá của một người là nói đến nhân cách của người đó trong các
mối quan hệ xã hội. Đó là cách người đó cảm nhận, suy nghĩ, phản ứng tự nhiên và
thường xuyên với người khác và với các tình huống của cuộc sống.
1
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách dựa trên quan điểm lý thuyết hoặc
trên những công cụ thực nghiệm dùng để đánh giá và kiểm nghiệm giả thuyết.
Nhưng nhìn chung, nhân cách của một con người tương ứng với tư duy, hành vi
và phong cách quan hệ thường xuyên của người đó, nó tạo nên mỗi cá nhân là
duy nhất và mang tính xã hội.
► Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy
định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó.
2. Đặc điểm của nhân cách
3.1 – Tính ổn định: nhân cách tương ứng với tính thường xuyên của một số hành
vi và nó biểu hiện tính ổn định theo thời gian và các tình huống khác nhau. Nhờ
đó, người ta có thể đánh giá giá trị xã hội của nhân cách nào đó ở thời điểm hiện
tại và dự đoán trước hành vi của nó trong những tình huống nhất định.


3.2 – Tính thống nhất: là chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực của
con người. Vì vậy, khi đánh giá một người là đánh giá trên mối liên hệ giữa các
phẩm chất, năng lực của người đó chứ không xem xét từng phần riêng lẻ.
3.3 – Tính tích cực của nhân cách: nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp
trong các mối quan hệ xã hội. Tính tích cực của nhân cách được thể hiện ở sự tích
cực hoạt động và giao lưu của chủ thể một cách có ý thức nhằm thỏa mãn nhu cầu
hướng tới cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình.
3.4 – Tính giao lưu của nhân cách: nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn
tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với người khác, với
xã hội. Qua đó, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội và lĩnh hội các chuẩn
mực đạo đức.
2
3. Cấu trúc của nhân cách: Xu hướng, Năng lực, Tính cách, Khí chất.
3.1 Xu hướng:
- Xu hướng các định mục đích mà cá nhân muốn hướng tới, xác định động cơ
tương ứng với hành động của con người. Phụ thuộc vào tình cảm, nhận thức của
con người.
- Các biểu hiện của xu hướng:
Nhu cầu
Hứng thú
Lý tưởng-Thế giới quan-Niềm tin
3.2 Năng lực:
- Là đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định
nào đó, và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó.
- Xét năng lực ở những mặt chính như:
• Năng lực là đặc điểm của cá nhân, là sự phân biệt giữa người này với người
khác.
• Liên quan đến hiệu quả hoạt động. Nói đến năng lực là nói đến hiệu quả lao
động cao.
• Năng lực giúp cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ dàng

hơn.
3.3 Tính cách:
Mỗi một người đều có những phản ứng riêng của mình trước hiện thực khách
quan, biểu hiện bằng hệ thống thái độ - hành vi tương ứng với thái độ đó. Nói cách
khác, tính cách là những hành vi trở thành thói quen của một người, biểu hiện quan
hệ của con người đối với hiện thực.
3
Ví dụ: tính cởi mở hay kín đáo, trung thực hay giả dối, độc lập hay phụ thuộc,
dũng cảm hay hèn nhát, quyết đoán hay “ba phải” …
3.4 Khí chất:
- Là đặc điểm tâm lý điển hình của mỗi cá nhân hình thành trên cơ sở kiểu thần
kinh cấp cao của cá nhân đó. Nhưng nguồn gốc hình thành là vấn đề sinh lý học.
Vì vậy, tính khí không chỉ có ở người mà còn ở động vật, nhất là động vật có vú.
- Là thuộc tính tâm lý quy định sắc thái diễn biến tâm lý của từng người ở tốc độ,
cường độ của hoạt động tâm lý tạo ra bức tranh hành vi của người đó.
Khí chất con người dựa vào sinh học nhưng trong quá trình sống, có thể biến đổi
dưới tác dụng của giáo dục.
Các kiểu khí chất (Pavlov):
• Sôi nổi: mạnh, cân bằng, linh hoạt (năng động)
• Bình thản: mạnh, cân bằng, không linh hoạt (điềm tĩnh)
• Nóng nảy: mạnh, không cân bằng (có hưng phấn trội hơn)
• Ưu tư: yếu
II – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố: thể lý,
môi trường, giáo dục, hoạt động – giao lưu.
1. Yếu tố bẩm sinh – di truyền:
Những thuộc tính sinh học được di truyền trong gen từ cha mẹ cho con cái. Nó chi
phối một phần sự thông minh, trí tuệ, xúc cảm, tố chất cơ thể… Nó đóng vai trò là
tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
2. Môi trường:

4
Đó là hệ thống các hoàn cảnh, điều kiện sống tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt
động sống và phát triển của con người. Môi trường được chia thành 2 loại: môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường có tác động đến con người trong việc xác định mục đích, động cơ cũng
như phương tiện, điều kiện để con người hoạt động và giao lưu…Để rồi con người
tác động trở lại môi trường nhằm cải tạo nó và cải tạo bản thân. Vì vậy, môi trường
có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
3. Giáo dục:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Hồ Chí Minh
Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nhân cách vì:
- Vạch ra phương hướng cho sự phát triển cá nhân. Tức là giáo dục đào tạo theo
mục tiêu giáo dục.
Ví dụ: ● Xã hội phong kiến đào tạo mẫu người theo thuyết của Khổng Tử:
nhân- nghĩa- lễ- trí- tín (Nhân: lòng yêu thương đối với muôn loài
vạn vật. Nghĩa: cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. Lễ: sự
tôn trọng hòa nhã khi cư xử. Tín: giữ đúng lời, đáng tin cậy)
● Yêu nước, tuân thủ pháp luật, đức sáng, thành tín, đoàn kết, làm việc
thiện, cần kiệm, yêu nghề và hiến thân. Đó là nét văn hóa trong các
đức tính của con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới.
● Ở diện hẹp, đào tạo trở thành người bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư cơ
khí…theo nhu cầu của xã hội.
- Truyền từ thế hệ này cho thế hệ sau
- Gắn với tự giáo dục, rèn luyện bản thân
5
- Giáo dục có thể khắc phục được những nhược điểm của thể chất (trường dạy
những trẻ khuyết tật)
4. Hoạt động và giao lưu (tự giáo dục):

- Là hoạt động và giao lưu có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng. Nó đóng
vai trò quan trọng trong việc nhận thức thế giới, nhận thức bản thân; cải tạo thế
giới và cải tạo bản thân. Giúp con người mở rộng tri thức, trí tuệ… (ví dụ: đối
chiếu so sánh những việc mình làm với các chuẩn mực xã hội → đánh giá bản
thân → hình thành hệ thống giá trị bản thân)
- Giúp hình thành năng lực tự ý thức.
K.Marx đã viết: Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển
của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với
họ.
III. CÁC KIỂU NHÂN CÁCH
Mặc dù mỗi người có nét tính cách khác nhau nhưng vẫn có những điểm tương
đồng. Dựa vào những điểm tương đồng đó có thể phân loại nhân cách
1. Phân loại nhân cách qua giao tiếp:
Kiểu sống bằng nội tâm
Kiểu giao tiếp hình thức
Kiểu nhạy cảm
Kiểu ba hoa
2. Phân loại qua cách bộc lộ bản thân trong các mối quan hệ:
Nhân cách hướng nội
Nhân cách hướng ngoại
3. Phân loại theo định hướng giá trị:
Kiểu nhường nhịn (bị áp đảo)
6
Kiểu công kích (mạnh mẽ)
Kiểu hờ hững (lạnh lùng)
B - RỐI LOẠN NHÂN CÁCH
I - ĐẠI CƯƠNG
Nhân cách bình thường
Nhân cách bình thường thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, các thể
chế xã hội hiện hành.

Sự bình thường còn thể hiện ở tính đáp ứng đa dạng với những đòi hỏi của
hoàn cảnh xung quanh.
Rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách bao gồm các kiểu hành vi bền vững và ăn sâu bộc lộ ở sự
đáp ứng cứng nhắc trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau.
‘Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/OMS)’
Là sự khuếch đại quá mức các nét nhân cách bình thường
Dịch tể:
• Chiếm từ 6-1,1% dân số chung (theo Kaplan)
• Thường bộc lộ cuối giai đoạn thanh thiếu niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành
• Yếu tố di truyền có vai trò trong một vài rối loạn nhân cách.
• Trong gia đình đôi khi thấy có một vài rối loạn tâm thần ở người thân.
Đặc điểm chung:
• Khuếch đại quá mức
7
• Cứng nhắc, đơn điệu, không thể thay đổi
• Lặp đi lặp lại các hành vi
• Thường trực trong cư xử hàng ngày
• Ảnh hưởng, chi phối toàn bộ nhân cách của người đó
• Biểu hiện bằng một nét nhân cách trong toàn bộ cuộc sống hàng ngày
• Gây ảnh hưởng đến sự thích ứng một cách nghiêm trọng
• Dẫn đến những thua sút cá nhân, thất bại và khó khăn trong cuộc sống
• Khởi phát sớm từ thời thơ ấu, thiếu niên và người trưởng thành sớm
• Thường kéo dài suốt đời nếu không điều trị, có thể tái phát lại
Các nét đại cương chính của người bị RLNC
• Đây là những người gặp nhiều khó khăn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống
• Gặp khó khăn ngay cả trong việc tạo quan hệ bình thường và lành mạnh
• Một trong những khó khăn là không thể có những cảm xúc bình thường với
người khác thông qua sự đồng cảm
• Họ không muốn có các quan hệ xã hội hoặc muốn có nhưng bị ức chế trong cách

giao tiếp với người khác
• Các dấu hiệu RLNC thường có từ nhiều năm. Xuất phát từ những nét cơ bản của
nhân cách bệnh nhân, không thể tự nhiên xuất hiện
• Vì các RLNC đã ăn sâu bén rễ nên khó điều trị
• Một số bệnh nhân không cho rằng mình có vấn đề thực sự nên khó khăn trong trị
liệu
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách:
1. Lối sống và hành vi lệch ra ngoài chuẩn mực văn hóa xã hội một cách hằn định,
sự lệch lạc này gặp ít nhất 2/4 lĩnh vực sau: Nhận thức, cảm xúc, quan hệ với
người khác, kiểm soát xung động.
8
2. Cách sống như trên không đổi, ảnh hưởng đến hoàn cảnh cá nhân và xã hội
3. Cách sống hằng định này thường bắt đầu từ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu thời
kỳ thành niên
4. Không do bệnh lý tâm thần hoặc di chứng
5. Không do tác động ma túy hoặc bệnh lý cơ thể
II- PHÂN LOẠI
Có 3 loại:
NHÓM A: kỳ quái, lập dị
• Nhân cách hoang tưởng
• Nhân cách phân liệt
• Nhân cách dạng phân liệt
NHÓM B: không ổn định, xung động, nặng yếu tố cảm xúc
• Nhân cách hysterie
• Nhân cách ranh giới
• Nhân cách chống đối xã hội
• Nhân cách ái kỷ
NHÓM C: lo âu
• Nhân cách ám ảnh cưỡng chế
• Nhân cách tránh né

• Nhân cách lệ thuộc
III-CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH
1-Nhân cách hoang tưởng
• 0,5-2,5%
9
Nam nhiều hơn
Tỉ lệ cao ở gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn hoang
tưởng
•Đặc trưng:
Luôn nghi ngờ người khác có ý xấu đối với mình
Luôn cảnh giác, không tin tưởng, ngờ vực lòng trung thành kể cả với người
thân, ghen tuông
• Cơ chế sinh bệnh
Nghi yếu tố di truyền, bất ổn gia đình lúc còn bé, bị lạm dụng lúc còn bé
2-Nhân cách phân liệt
• Nam nhiều hơn
• Tỉ lệ cao ở gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt
• Đặc trưng:
- Tách biệt mọi quan hệ bên ngoài, thích sự đơn độc
- Tính khí lạnh lẽo không biểu lộ cảm xúc với người khác
Cơ chế sinh bệnh:
• Nghi yếu tố di truyền
• Rối loạn mối quan hệ gia đình
• Giống cơ chế phát bệnh của tâm thần phân liệt
3-Nhân cách dạng phân liệt
• Khoảng 3% dân số chung
• Tỉ lệ cao ở gia đình có người bị tâm thần phân liệt
• Nam nhiều hơn
10
• Đặc trưng:

Sự kỳ quái và khác người trong tư duy, tình cảm, cách nói năng, hành vi bề
ngoài
Có những tư tưởng kỳ quái không phù hợp nền văn hoá trong cộng đồng (do
nghi ngờ người khác chứ không phải thiếu hài lòng với bản thân)
• Cơ chế: giống cơ chế phát bệnh của tâm thần phân liệt
4-Nhân cách hysterie
• Khoảng 3%
Nữ nhiều hơn, nam ít được lưu ý
• Đặc trưng:
Luôn tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người ‘tôi đây này’
Hay bi thảm hoá các biểu lộ cảm xúc khiến người này có vẻ ‘kịch tính’
Cách nói chuyện nhiều cảm xúc, gây ấn tượng nhưng nghèo nàn chi tiết
• Cơ chế sinh bệnh:
Giả thuyết là có khó khăn trong quan hệ với người khác lúc bé
Được giải quyết bằng hành vi có kịch tính
5-Nhân cách ranh giới
• Khoảng 2%
Tỉ lệ cao ở gia đình có người thân bị rối loạn cảm xúc hoặc nghiện ma tuý
Nữ nhiều hơn, mẹ bệnh nhân cũng thường bị RLNC tương tự
• Cơ chế sinh bệnh: giả thuyết
Sang chấn sản khoa, chấn thương sọ não, viêm não
Bị lạm dụng thể xác hoặc tình dục, bị bỏ rơi hay được bảo bọc quá mức
• Đặc trưng:
11
Khó kiểm soát cảm xúc, dễ xung động
Lo âu, trầm cảm, đôi khi loạn tâm thần thoáng qua
Có bất ổn trong quan hệ với mọi người
hình ảnh bản thân
Sợ hãi quá mức việc bị bỏ rơi, chia lìa có thật hoặc hoang tưởng
Thường đưa tới các hành vi tự huỷ, tự sát

6-Nhân cách chống đối xã hội
• 3% nam, 1% nữ
Thường tầng lớp kinh tế-xã hội thấp
Tỉ lệ cao ở gia đình có người thân có RLNC tương tự, nghiện rượu
Có yếu tố di truyền
Trẻ tăng động-kém chú ý, trẻ có rối loạn cư xử là yếu tố tiên báo bệnh sau này
• Đặc trưng:
Coi thường và xâm phạm quyền lợi của tha nhân
Lợi dụng người khác một cách không thương tiếc
Coi thường mọi qui tắc, chuẩn mực xã hội
Không có khả năng kềm chế những đòi hỏi
Không quan tâm đến hậu quả
Không hối hận sau khi đã gây thiệt hại cho người khác
• Cơ chế sinh bệnh:
Giả thuyết do sang chấn sản khoa, chấn thương sọ não, viêm não
Giả thuyết do di truyền
Bị bỏ rơi, bị lạm dụng, bị trừng phạt thường xuyên
Gia đình không hòa thuận
Vắng bố
12
Bố quá nghiêm khắc nhưng mẹ lại quá nuông chiều
Lớn lên trong môi trường xã hội bất ổn, nhiều tội phạm
Bố nghiện rượu hoặc/và có nhân cách chống xã hội, mẹ có nhân cách kịch tính
và rối loạn phân ly
7-Nhân cách ái kỷ
• Đặc trưng:
Cho mình là quan trọng, là hơn người,là ngoại lệ
Luôn tận dụng người khác để phục vụ mục đích cá nhân
Không đồng cảm với tha nhân (tự yêu mình)
Luôn bị lôi kéo bởi sự thành công bằng mọi giá, mọi thủ đoạn

Khát vọng được người khác ngưỡng mộ
• Cơ chế sinh bệnh: thiếu tình mẫu tử từ giai đoạn sớm (thiếu sự đồng cảm)
8-Nhân cách ám ảnh cưỡng chế
• Cao ở nam
Tần suất cao ở các cặp sinh đôi cùng trứng
Biểu hiện nhiều khi sớm lúc chấm dứt tuổi thơ
• Cơ chế sinh bệnh: phải chịu một nền giáo dục khắc khe, nặng nề
• Đặc trưng:
Lưu tâm quá đáng tới chi tiết, trật tự sắp xếp
Tính trật tự, cầu toàn và tự kiểm soát quá đáng
Khăng khăng đòi hỏi mọi việc phải theo trật tự mà họ hình dung
Nhưng lại rất sợ quyết định vì sợ phạm phải sai lầm
9-Nhân cách tránh né (tự đánh giá thấp)
13
• 0,05-1%
Mắc một bệnh gây tàn phế được xem như yếu tố tiên báo
• Đặc trưng:
Nhút nhát, luôn tránh né các giao tiếp xã hội vì sợ bị phê bình, bị ruồng bỏ, bị
chê cười
Đánh giá thấp bản thân
Nhạy cảm quá mức đối với các nhận xét không tốt của người khác
• Cơ chế sinh bệnh:
Chịu nền giáo dục bị nhiều trách mắng
Bị đánh giá thấp
10-Nhân cách lệ thuộc
• Nữ nhiều hơn
• Các yếu tố tiên báo:
Bị bệnh mãn tính lúc bé thơ
Lo âu chia ly lúc bé
• Đặc trưng:

Lệ thuộc quá đáng
Hành vi tuân phục và cam chịu
Luôn cần sự che chở (không tự lập được)
• Cơ chế sinh bệnh: có mất mát cha (mẹ lúc bé)
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Tại sao nói nhân cách mang tính cá nhân không ai giống ai?
14
2. Yếu tố bẩm sinh di truyền có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhân cách?
3. Nêu các yếu tố làm nên cấu trúc nhân cách?
4. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn nhân cách?
5. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách?
6. Nêu tên các loại nhân cách bệnh?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học – Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn
– NXB Giáo Dục 1991
2. Nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh – NXB Giáo Dục
3. Tâm lý học nhân cách – Nguyễn Ngọc Bích – NXB Giáo Dục
4. Nền tảng tâm lý học – Nicky Hayes (TS Nguyễn Kiên Trường biên dịch) –
NXB Lao Động 2005
15

×