Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng kiến một số kinh nghiệm về xây dựng cơ sở vật chất của trường mầm non xã vùng cao đặc biệt khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.58 KB, 20 trang )

1

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm về xây dựng cơ sở vật chất của
trường Mầm non xã vùng cao đặc biệt khó khăn”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong công tác xây dựng đầu tư cơ sở
vật chất tại trường mầm non Lao Chải, trường mầm non Cao Phạ, trường mầm non
Hoa Huệ, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường mầm non Lao Chải xã Lao Chải,
trường mầm non Cao Phạ xã Cao Phạ, trường mầm non Hoa Huệ, xã Hồ Bốn
huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 08 năm 2019
đến ngày 01 tháng 01 năm 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Hà Thị Nhàn
Năm sinh: 28/12/1982
Trình độ chun mơn: Đại học Mầm non
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Mầm non Lao Chải
Địa chỉ liên hệ: Xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912885685
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tình trạng của trường
Là cán bộ quản lý trẻ công tác và quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, chăm sóc ni dưỡng trẻ trong độ tuổi 36 đến 72 tháng tuổi tại trường Mầm non
Lao Chải, xã Lao Chải, Xã Lao Chải nằm ở phía Tây của huyện Mù Cang Chải,
khoảng cách từ xã đến trung tâm huyện là 14 km. Tồn xã có tổng diện tích tự nhiên:
15.799,03 ha, gồm 14 bản với 1638 hộ bằng 9.048 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ hộ
nghèo rất cao, thành phần dân tộc Mơng chiếm 99,8%, cịn lại là dân tộc khác, địa
hình dàn trải rộng, mạng lưới giao thơng đi lại khơng thuận tiện. Trường mầm non


Lao Chải đóng trên địa bàn xã có nền kinh tế đặc biệt khó khăn, nhà trường có 05
điểm trường nằm giải rác ở những bản cách rất xa điểm trường chính, một số điểm
trường như Dào Cu Nha, Hú Trù Lìn chưa có điện lưới Quốc gia. Điểm trường chính
được đóng tại Bản Dào Xa, xã Lao Chải, đường đi từ đường liên thơn của xã vào
điểm trường chính là đường đất dốc cao trơn trượt, đường giao thông đi lại giữa các


2

điểm trường khó khăn, các điểm trường lẻ cách Điểm trường chính từ 10 km đến
28km. Do có đến 99,8% người dân trong xã là dân tộc Mông nên nhận thức của người
dân cịn hạn chế, các hộ gia đình chủ yếu ở trên các sườn đồi, khe núi rất xa đường
quốc lộ 32, người dân ít được giao tiếp, gặp gỡ những người từ địa phương khác đến
nên thường nhút nhát e dè ngại tiếp xúc với những người khơng phải là người dân tộc
mơng, và do trình độ dân trí thấp ít hiểu biết, trên các bản hầu hết là chưa có điện lưới
Quốc gia nên phương tiện để nắm bắt các thông tin trong xã hội là hết sức hạn chế do
khơng có điện lưới để dùng tivi và do ít đi học nên người dân cũng hầu như khơng
đọc báo, có một số ít hộ dân có máy phát điện nước là có điện để mở đài và có rất ít
hộ dân có điện và mua được tivi để mở xem. Vì thế người dân chưa coi trọng việc học
của con em mình, do nhận thức của nhân dân về cơng tác chăm sóc ni dưỡng giáo
dục trẻ của trường mầm non chưa đồng đều. Đặc biệt là các điểm trường lẻ của trường
mầm non Lao Chải 100% là dân tộc Mông và chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo. điều
kiện kinh tế người dân thu nhập còn thấp, chủ yếu là tự cung tự cấp nên hầu như việc
xã hội hóa giáo dục ở phụ huynh để tu sửa, xây mới cơ sở vật chất cho nhà trường là
điều hết sức khó khăn và tính khả thi khơng cao, để gọi huy động được trẻ ra học
hàng ngày các cô giáo phải thường xuyên tới gia đình trẻ để vận động và đón trẻ đi
học đây đã là vấn đề khó khăn vât vả nhưng để tuyên truyền cho cha mẹ trẻ cùng nhà
trường đóng góp vật liệu, đóng góp ngày cơng để tu sửa, xây mới cơ sở vật chất thì
cịn khó khăn hơn rất nhiều, làm sao để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc
cần phải cho trẻ đến trường đi học và cần cùng với nhà trường để tu sửa xây dựng cơ

sở vật chất thì đây là vấn đề quan trọng và cấp bách mà nhà trường cần có hướng đi
đúng thì mới làm được điều này.
Bản thân tôi khi nhận Quyết định điều động luân chuyển bổ nhiệm công tác tại
đơn vị trường mầm non Lao Chải với cương vị là Hiệu trưởng, khi tôi về nhận bàn
giao thì cơ sở vật chất của trường mầm non Lao Chải thiếu thốn đủ thứ đặc biệt là cơ
sở vật chất như phịng lớp học khơng đủ 1 phịng trên 1 lớp và chủ yếu là phòng học
tạm ẩm thấp tồi tàn hư hỏng xuống cấp trầm trọng. Các cháu đến trường, lớp học
khơng có đủ bàn ghế ngồi học, không đủ sập ngủ và chăn đắp cho trẻ, Ban giám hiệu
và kế tốn, y tế đều khơng có phòng làm việc nên phải mượn 1 nhà cộng đồng của
bản để làm việc, do Ban giám hiệu và Kế toán ngồi làm việc chung với dân bản ở nhà
cộng đồng của bản nên việc lưu trữ hồ sơ chứng từ của nhà trường còn chưa được
đảm bảo, đường vào điểm trường chính và các điểm trường lẻ đều là đường đất dốc
cao trơn trượt nên đã có nhiều giáo viên và phụ huynh bị trượt ngã rất nhiều lần...


3

Hiện tại cơ sở vật chất nhà trường cần phải được đầu tư để sửa chữa và làm
mới, đặc biệt là lớp học ở các điểm trường lẻ như Điểm trưởng lẻ Dào Cu Nha cần
làm mới 01 lớp học, Điểm trường lẻ Háng Gàng cần làm mới 01 lớp học, Điểm
trưởng lẻ Hú Trù Lìn cần làm mới 04 lớp học, bàn ghế các trang thiết bị khác cũng
cần được cấp phát dầyd đủ cho tất cả các lớp học để đủ bàn ghế cho trẻ ngồi học, tất
cả các điểm trường lẻ đều chưa có điện lưới Quốc gia vì vậy chưa đảm bảo ánh sáng
cho các lớp học
Cơng tác xã hội hóa giáo dục của trường mầm non Lao Chải xã Lao Chải còn
chưa phát triển mạnh, nhiều năm liền cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm của trường
mầm non Lao Chải còn chậm phát triển, cơng tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường chưa chặt chẽ chưa tạo được sự đồng thuận trong nhân dân cho nên nhiều phụ
huynh chưa quan tâm đến việc cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư
phạm cho nhà trường.

Các cá nhân, tổ chức từ thiện và cả nguồn tài chính đầu tư của nhà nước thời
điểm năm 2016-2021 phần lớn là tập chung đầu tư cho các trường PTDTBT Tiều học
và các trường Trung học vì giai đoạn này các trường Bán trú đang thực hiện 100%
học sinh từ lớp 01 trở lên đều ra học, ăn, ngủ tại trường 24/24h, cũng vì thế các
trường mầm non còn chưa được nhiều cá nhân, các tổ chức từ thiện quan tâm để giúp
đỡ xây dựng cơ sở vật chất cho đơn vị trường, chỉ có một phần nhỏ là làm cơng tác xã
hội hóa giáo dục cho mầm non nên khi đi tuyên truyền, vận động về cơng tác xã hội
hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, rất
nhiều các tổ chức từ thiện đã từ chối giúp đỡ vì họ bảo quỹ từ thiện của nhóm đã được
lên phương án là hỗ trợ cho các trường bán trú.
Những giải pháp cũ:
Ưu điểm
Đã xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất, hàng năm Ban cơ sở vật chất có kiểm kê
tài sản cơ sở vật chất của các lớp.
Đã tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền phụ huynh cùng nhà trường đóng góp
nhân lực, vật lực để xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường.
Đã có ý kiến với lãnh đạo cấp trên để xin đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và
mở rộng quỹ đất cho các điểm trường.
Ra quyết định thành lập Ban tiếp nhận nguồn xã hội hóa khi có những cá nhân, tổ
chức từ thiện đến với đơn vị trường.
Công khai dân chủ khi nhận ủng hộ xã hội hóa giáo dục của các tổ chức và cá
nhân đến trường ủng hộ tiền và hiện vật cho nhà trường.


4

Những tồn tại hạn chế của phương pháp cũ
Đã xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất nhưng kế hoạch còn chung chung chưa cụ
thể, rõ ràng, sát thực để tính tốn xem cái gì cần làm trước cái gì làm sau.
Chưa xác định được các nguồn lực sẽ đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất tại

nhà trường, có nhiều giáo viên và phụ huynh cịn có suy nghĩ việc xây dựng cơ sở vật
chất là của các đồng chí lãnh đạo cấp trên như lãnh đạo phịng Giáo dục và Đào tạo,
các đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo Sở và lãnh đạo tỉnh, và coi đó khơng phải là
nhiệm vụ cuả bản thân mình.
Việc tun truyền cơng tác xã hội hóa giáo dục với phụ huynh cịn nhiều hạn chế,
cơng tác tun truyền, qn triệt chủ trương xã hội hóa chưa được thực hiện đúng quy
trình dẫn tới một bộ phận khơng nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ Đảng viên chưa
nhận thức đúng đắn quan điểm của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, do việc
tuyên truyền còn chưa tốt nên phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc
cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất giáo dục nên hiệu quả đạt được chưa cao.
Chưa biết tận dụng tốt các nguồn lực của các cơ quan đóng trên địa bàn xã để
làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục.
Chưa nêu được những nhu cầu cần thiết khi đi xin xã hội hóa của các cá nhân và
các tổ chức từ thiện.
Chưa biết viết thư ngỏ nói rõ khó khăn và muốn xin cái gì để xin các nhà hảo tâm
tài trợ, giúp đỡ để giải quyết những khó khăn của nhà trường, mà cứ chỉ đợi ai đến
ủng hộ cho gì thì nhận cái đó nên nhiều khi cái nhà trường cần thì đồn từ thiện khơng
biết để cho cịn cái nhà trường khơng cần thiết ngay thì đoàn từ thiện lại cho.
Việc tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất với lãnh đạo xã còn chưa cụ thể.
Chưa có kế hoạch để sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất một cách có hiệu quả, rất
nhiều lớp học, đồ dùng trang thiết bị dạy học bị hư hỏng nặng do giáo viên khi sử
dụng bảo quản không tốt, những cơ sở vật chất, lớp học bị hư hỏng nhẹ có thể sửa
chưa để dùng nhưng do giáo viên không tuyên truyền với phụ huynh ra giúp sửa chữa
đồ dùng trang thiết bị cho lớp vì vậy qua một thời gian ngắn đồ dùng, trang thiết bị,
cơ sở vật chất lớp học bị hư hỏng nhiều nên càng làm thiếu nhiều đồ dùng, trang thiết
bị dạy học và lớp học xuống cấp trầm trọng.
Chưa tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tổ chức xã hội hóa, chưa lắng nghe ý
kiến góp ý từ lãnh đạo xã, ý kiền đồng nghiệp, nhân dân để rút kinh nghiệm khi xây
dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
Việc tiếp nhận các nguồn xã hội hóa của các cá nhân, các tổ chức từ thiện ủng hộ

đơn vị trường Ban tiếp nhận nguồn xã hội hóa cịn rất lúng túng, bất cập vì chưa thực


5

hiện đúng quy trình về hồ sơ sổ sách khi tiếp nhận các nguồn xã hội hóa, do các thành
phần trong Ban tiếp nhận còn chưa nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của mình khi tiếp
nhận các nguồn xã hội hóa.
*Lý do chọn sáng kiến.
Bản thân tơi khi nhận Quyết định điều động luân chuyển bổ nhiệm công tác tại
đơn vị trường mầm non Lao Chải với cương vị là Hiệu trưởng, khi tơi về nhận bàn
giao thì cơ sở vật chất của trường mầm non Lao Chải thiếu thốn đủ thứ đặc biệt là cơ
sở vật chất như phòng lớp học khơng đủ 1 phịng trên 1 lớp và chủ yếu là phòng học
tạm ẩm thấp tồi tàn hư hỏng xuống cấp trầm trọng. Các cháu đến trường, lớp học
khơng có đủ bàn ghế ngồi học, khơng đủ sập ngủ và chăn đắp cho trẻ, Ban giám hiệu
và kế tốn, y tế đều khơng có phịng làm việc nên phải mượn 1 nhà cộng đồng của
bản để làm việc, do Ban giám hiệu và Kế toán ngồi làm việc chung với dân bản ở nhà
cộng đồng của bản nên việc lưu trữ hồ sơ chứng từ của nhà trường cịn chưa được
đảm bảo, đường vào điểm trường chính và các điểm trường lẻ đều là đường đất dốc
cao trơn trượt nên đã có nhiều giáo viên và phụ huynh bị trượt ngã rất nhiều lần...
Cơng tác xã hội hóa giáo dục còn chưa phát triển mạnh, nhiều năm liền cơ sở
vật chất, cảnh quan sư phạm của trường mầm non Lao Chải cịn chậm phát triển, cơng
tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ chưa tạo được sự đồng
thuận trong nhân dân cho nên nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc cùng nhà
trường xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm cho nhà trường. Trong khi cơ sở
vật chất nhà trường cần phải được đầu tư để sửa chữa và làm mới thì mới đủ lớp học
cho cơ và trẻ n tâm tới trường tới lớp, tôi xác định phải làm ngay lớp học ở các
điểm trường lẻ như làm mới 01 lớp học Điểm trưởng lẻ Dào Cu Nha, làm mới 01 lớp
học Điểm trường lẻ Háng Gàng, 04 lớp học Điểm trưởng lẻ Hú Trù Lìn, các đồ dùng
bàn, ghế các trang thiết bị khác cũng cần được bổ sung phát đủ cho tất cả các lớp học

để trẻ có đủ bàn ghế ngồi học, tất cả các điểm trường lẻ đều chưa có điện lưới Quốc
gia vì vậy chưa đảm bảo ánh sáng cho các lớp học vì thế cần có máy phát điện năng
lượng mặt trời để thay thế cho nguồn điện lưới Quốc gia tại các điểm trường lẻ.
Bản thân tôi luôn trăn trở phải làm như thế nào để Giáo dục của xã Lao Chải
ngày càng phát triển đi lên để trường mầm non Lao Chải bắt kịp được với các đơn vị
trường bạn. Do cơ sở vật chất tại 05 điểm trường Mầm non Lao Chải cịn đặc biệt khó
khăn, để đáp ứng với nhu cầu hiện nay về cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục


6

trẻ. Chính vì vậy tơi quyết định phấn đấu xây dựng trường MN Lao Chải phát triển đi
lên từng bước sánh kịp với các đơn vị trường bạn trong toàn huyện, việc đầu tư, tu
sửa, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị trước tiên tôi phải làm tốt cơng tác tham
mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về việc tìm mọi nguồn lực đầu tư về
cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy đạt hiệu qủa phù hợp với tình hình thực tế
của nhà trường và của địa phương. Xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất theo từng giai
đoạn phải bám sát vào tình hình thực tế của nhà trường để đưa ra số liệu cụ thể xem
nhà trường đang cần đầu tư cơ sở vật chất ở những hạng mục nào, hạng mục nào cần
làm ngay, hạng mục nào sẽ làm vào các năm tiếp theo, xã định rõ nguồn lực đầu tư
xem cần huy động ở những cơ quan hay tổ chức nào để có thể đầu tư xây dựng, tu sửa
cơ sở vật chất cho nhà trường. Xây dựng cơ sở vật chất cần có sự kết hợp giữa nhà
nước và nhân dân cùng làm. Trong khi sự đầu tư của nhà nước thì cịn hạn chế vì kinh
tế tài chính của Nhà nước cịn hạn hẹp nên chưa thể đầu tư đảm bảo về cơ sở vật chất
cho tất cả các đơn vị trường. Vì vậy muốn xây dựng và phát triển nhà trường, ngoài
sự đầu tư của nhà nước thì cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, chỉ có chủ trương xã
hội hóa giáo dục mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt. Phải xác định sức
mạnh ở trong dân, tiền của ở trong dân, sự ủng hộ ở trong dân, chỉ có huy động sức
dân mới đem lại thắng lợi. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến
lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường. Tuy nhiên huy động sức

mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cả một vấn đề hết sức khó khăn đối với
một ngôi trường vùng cao như trường Mầm non Lao Chảỉ.
Đứng trước thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường như vậy, là một Hiệu
trưởng bản thân tôi thấy mình cần phải nghiên cứu tìm tịi ra những giải pháp hữu
hiệu về công tác quản lý, đầu tư cơ sở vật chất để đề xuất tham mưu với các cấp, các
ngành, huy động các nguồn xã hội hóa giáo dục từ nhân dân, phụ huynh học sinh, các
đoàn thiện nguyện, các nhà hảo tâm góp phần hồn thiện đầu tư cơ sở vật chất tại 05
điểm trường của trường mầm non Lao Chải, Điểm trường Dào Xa, Tà Ghênh, Dào Cu
Nha, Hú Trù Lìn, Háng Gàng tại đơn vị mình. Xuất phát từ tình hình thực tế nhu cầu
cần thiết của đơn vị trường tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về việc Xây dựng
cơ sở vất chất của trường mầm non Xã vùng cao đặc biệt khó khăn”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
Mục đích của giải pháp “Xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non xã vùng cao
đặc biệt khó khăn”.
Để xây dựng cơ sở vật chất ngày một khang trang, cơ và trẻ có mơi trường học
tập tốt thì chất lượng giáo dục mới được nâng lên và mới đạt được hiệu quả cao.


7

Trên cơ sở thực tế điều kiện của nhà trường và địa phương, kết hợp với kinh
nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy: Việc xây dựng cơ sở vật chất ở xã vùng cao phải
xác định được những nguyên tắc chung đó là:
Phải xác định rõ việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường không phải chỉ là
trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, mà cịn cần có sự chung tay của cộng đồng xã hội
và nhất là của toàn thể các bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Phải chú ý đến khả năng của mỗi cá nhân trong Ban tiếp nhận các nguồn xã hội
hóa để phân cơng nhiệm vụ, có đủ hồ sơ sổ sách ghi chép đầy đủ các nguần xã hội
hóa, trên cơ sở đó có nội dung, kế hoạch cho phù hợp từng thời điểm, từng hạng mục
xin đầu tư cho các năm tiếp theo sao cho phù hợp.

Làm tốt công tác xã hội hoá, tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và các
tổ chức tập thể đóng trên địa bàn trường chung tay cùng nhà trường để xây dựng cơ
sở vật chất.
Khảo sát thực tế và lên kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cần làm, báo cáo cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương và ngành giáo dục quan tâm mở rộng quỹ đất cho các
điểm trường.
Tổ chức tiếp nhận và quản lý, sử dụng có hiệu quả khi tiếp nhận các nguồn tài
trợ xã hội hóa như tiền, hiện vật của các cá nhân và các tổ chức từ thiện.
Xây dựng cơ sở vật chất cần có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng
làm. Trong khi sự đầu tư của nhà nước thì cịn hạn chế vì kinh tế tài chính của Nhà
nước cịn hạn hẹp nên chưa thể đầu tư đảm bảo về cơ sở vật chất cho tất cả các đơn vị
trường. Vì vậy muốn xây dựng và phát triển nhà trường, ngoài sự đầu tư của nhà
nước thì cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, chỉ có chủ trương xã hội hóa giáo dục
mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt. Phải xác định sức mạnh ở trong dân,
tiền của ở trong dân, sự ủng hộ ở trong dân, chỉ có huy động sức dân mới đem lại
thắng lợi. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong
sự phát triển bền vững của nhà trường. Tuy nhiên huy động sức mạnh của toàn xã hội
hướng về giáo dục là cả một vấn đề hết sức khó khăn đối với một ngơi trường vùng
cao như trường Mầm non Lao Chải. Vì vậy mục đích tôi chọn nghiên cứu đề tài này
là để nghiên cứu thực trạng, tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm, những tồn tại, hạn
chế, nhằm tìm ra những giái pháp để giải quyết các vấn đề sao cho có hiệu quả, làm
tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao uy
tín của trường mầm non Lao Chải.
Nội dung giải pháp:
*Tính mới của giải pháp trong sáng kiến:


8

Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch

Để làm tốt việc huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ngay
từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch để đầu tư, cải tạo, mua sắm trang thiết bị
dạy học, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học một cách sát thực với điều kiện thực
tế của nhà trường và của từng điểm trường vùng cao khó khăn phù hợp với đặc thù
của địa phương và từng điểm trường. Do vậy việc xây dựng kế hoạch phải có tính khả
thi, phải khảo sát thực tế, đưa ra bàn bạc, điều chỉnh kế hoạch phù hợp trước các đồng
chí ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng giáo dục nhà trường để bàn bạc đi đến
thống nhất cao rồi mới triển khai. Kế hoạch phải xác định rõ nội dung, số lượng, đối
tượng, thời điểm, nguồn kinh phí cụ thể. Muốn biến kế hoạch thành hiện thực cần
phải tổ chức triển khai một cách hợp lý, xây dựng hệ thống đầu tư cơ sở vật chất có
hiệu quả.
Để các cấp, các ngành thực sự tham gia ủng hộ nhà trường, tạo niềm tin với
nhân dân và phụ huynh trên địa bàn Xã Lao Chải, ngay trong thời gian hè tôi đã làm
tốt công tác tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương và cùng các đồng chí
trong Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ phụ huynh học sinh xây dựng kế hoạch
xây dựng, cải tạo, mua sắm tu sửa trang thiết bị Cơ sở vật chất để đáp ứng các điều
kiện trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao trong các năm học.
Ra quyết định thành lập Ban tiếp nhận các nguồn xã hội hóa giáo dục từ các cá
nhân, tổ chức từ thiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để thực hiện
tốt nhiệm vụ và mang lại hiệu quả cao trong công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị
trường.
Giải pháp thứ hai: Tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh để xã hội
hóa giáo dục và viết thư ngỏ gửi các nhà hảo tâm, huy động mọi nguồn kinh phí
để đầu tư cơ sở vật chất nhà trường:
Trước đây thì nhà trường ln ngồi thụ động trơng chờ có đồn từ thiện tìm đến
đơn vị trường để tặng quà, nhưng bản thân tơi thấy việc ngồi chờ đợi như vậy thì sẽ ít
có ai biết đến đơn vị trường để mà giúp đỡ vì trường tơi ở cách xa đường Quốc lộ 32
nên ít tổ chức từ thiện biết đến, vì vậy tơi đã chủ động tìm các tổ chức từ thiện rồi tơi
viết thư ngỏ gửi cho các tổ chức đó để xin được hỗ trợ những khó khăn của đơn vị
trường, để làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục thì người quản lý phải ln linh động

và làm việc cần sự tâm huyết, phải là người gương mẫu đi đầu trong các hoạt động
của nhà trường, tạo được sự uy tín với đồng nghiệp và nhân dân, nói phải đi đôi với
làm.


9

Làm tốt cơng tác xã hội hố là một việc vô cùng cần thiết trong công tác xây
dựng cơ sở vật chất nhà trường. Ngay khi vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp
phụ huynh học sinh, để họp phụ huynh có kết quả cao hay khơng, phải cơng khai
minh bạch được các khoản Thu - Chi năm học trước và triển khai một số nội dung
trọng tâm trong năm học mới. Bản thân tôi làm tốt công tác chỉ đạo tới 100% giáo
viên trong nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cơng tác
chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ. Chính vì vậy phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình và
nhất trí cao ủng hộ nhà trường với phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm, từ
đó mà các bậc phụ huynh tự nguyện đóng góp các khoản về xây dựng cơ sở vật chất
cho con em mình để nhà trường càng khang trang hơn, trang thiết bị đồ dùng phục vụ
học tập cũng như chăm sóc, ni dưỡng ngày càng đáp ứng hơn so với yêu cầu hiện
nay.
Chỉ riêng sự đóng góp của các bậc phụ huynh thì chưa đủ, vì vậy địi hỏi phải
có sự ủng hộ, chung tay góp sức của tồn thể xã hội. Chính vì vậy ngồi việc vận
động phụ huynh học sinh, bản tơi đã viết thư ngỏ nói rõ những cái khó khăn của nhà
trường để xin các đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm ủng hộ bằng tấm lịng hảo tâm để có
thêm nguồn kinh phí, hiện vật và các nhu yếu phẩm phục vụ đầu tư cơ sở vật chất ở
05 điểm trường vùng cao 100% là dân tộc Mông, 100% là hộ nghèo. Xóa được các
phịng học xuống cấp, học nhờ xây dựng phịng học. Hiệu quả của cơng tác tun
truyền vận động đã mang lại cho nhà trường kết quả tương đối khả quan. Cùng với
các nguồn huy động từ phụ huynh,các nhà hảo tâm, nhà trường còn được sự ủng hộ
của nhân dân các khu vực trên địa bàn Xã Lao Chải. Trong năm học qua đã huy động
được các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, các đơn vị dù ít hay nhiều

cũng là thể hiện sự chung tay góp sức với nhà trường cụ thể như sau.
Năm học 2019 - 2020: Cá nhân tôi và tập thể nhà trường đã làm tốt công tác
tuyên truyền xã hội hoá giáo dục với phụ huynh, tơi cùng các cơ giáo và Bí thư Chi
bộ, Trưởng bản Dào Cu Nha vận động các hộ dân ở Bản Dào Cu Nha cùng chung tay
làm sân bê tông tại điểm trường Dào Cu Nha với diện tích là 150m2.
Tôi kêu gọi sự ủng hộ đầu tư của các nhà hảo tâm để họ cùng chung tay ủng hộ
việc xây dựng cơ sở vật chất lớp học cho các điểm trường. Năm học 2019 – 2020 nhà
trường được ông Hòa chủ tịch hãng tacxi ở Yên Bái làm cho 01 lớp học lắp ghép tại
điểm trường Dào Cu Nha vơi diện tích 60m2,


10

Cơ Ngọ quản lý nhóm trẻ Cộng Đồng ở km6 n Bái tặng 37 áo ấm, 20 thùng
mì tơm, “Nhóm Thiện Nguyện Và Những Người Bạn” ở Sài gòn tặng 2 tạ gạo, 30
thùng mì tơm, 400 áo ấm,.
Học Viện Tài Chính Hà Nội tặng 50 bộ bàn ghế ghỗ để ngồi họp và làm việc
cho trường mầm non Lao Chải.
Năm học 2020-2021 Điểm trường Háng Gàng thiếu 01 lớp học, bản thân tơi
chủ động viết thư ngỏ gửi nói rõ khó khăn và nhu cầu cần thiết gửi Cơng ty dược
phẩm xin 1 lớp học cho điểm trường Háng Gàng với tổng diện tích là 60m2 với tổng
giá trị là 150.000.000 triệu đồng, sau khi viết thư ngỏ gửi đi được một tháng thì tơi đã
được Cơng ty Dược phẩm đầu tư làm cho 01 lớp học diện tích 60m2 bằng tôn lạnh tại
điểm trưởng lẻ Háng Gàng.
Tôi xin ông Hòa chủ tịch hãng tacxi ở Yên Bái cho 400 áo ấm với tổng giá trị là
40.000.000đ đủ để phát cho các cháu trong toàn trường.
Năm học 2021-2022 bản thân tơi viết thư ngỏ gửi Nhóm thiện nguyện Đơng
Ấm xin 4 lớp học cho điểm trường Hú Trù Lìn với tổng diện tích là 240m2 với tổng
giá trị là 600.000.000 triệu đồng, 4 lớp học này đã được khánh thành vào đầu năm học
2021-2022.

Tơi xin đồng Chí Lê Trọng Khang – Chủ tịch huyện Mù Cang Chải và đồng chí
Nguyễn Anh Thủy – Trưởng phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho
Điểm trường Dào Cu Nha 01 máy phát điện nước loại 5kg và đồng chí Nguyễn Anh
Thủy xin cho Điểm trường Hú Trù Lìn 01 máy điện năng lượng mặt trời.
Bản thân tôi cũng xin được 01 máy phát điện năng lượng mặt trời cho Điểm
trường Háng Gàng. Tơi cịn xin Nhóm Đơng Ấm 100 xuất quà cho các cháu học sinh
ở điểm trường Hú Trù Lìn và 15 xuất quà cho 15 hộ nghèo ở Điểm trường Hú Trù Lìn
trị giá 20.000.000đ.
Xin Bà Nguyễn Kim Oanh 420 xuất quà cho các cháu ăn tết 2022 trị giá tầm
30.000.000đ.
Giải pháp thứ 3: Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất:
Tạo được nguồn để đầu tư cơ sở vật chất đã là khó, vấn đề quản lý, sử dụng
cũng là điều phải lưu tâm. Công tác quản lý cơ sở vật chất nhà trường có vai trị cực


11

kỳ quan trọng. Việc quản lý, sử dụng sao cho có hiệu quả các tài sản hiện có là vấn đề
rất cần thiết. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị và mua sắm khá nhiều và cũng
có nhiều chủng loại.
Để làm tốt công tác này, Tôi phân công 01 đồng chí Phó Hiệu Trưởng trực tiếp
phụ trách mảng cơ sở vật chất và thành lập các thành viên trong ban cơ sở vật chất
phụ trách quản lý, theo dõi cơ sở vật chất tồn trường, vì vậy tơi đã tìm ra những giải
pháp cho mỗi phần việc cụ thể:
Chỉ đạo ban cơ sở vật chất nghiêm túc trong việc mở sổ sách theo dõi cấp phát
từ nhà trường đến các nhóm lớp. Hàng năm tiến hành kiểm kê theo định kỳ, đánh giá
xếp loại. Phân loại tài sản trang thiết bị như: Tài sản cố định, vật rẻ tiền mau hỏng…
Chỉ đạo tổ chức giao nhận có ký kết, chủ động xem xét những đồ dùng hư hỏng
đề nghị nhà trường cho phép sửa chữa kịp thời. Đối với đồ dùng trang bị mới, ngay từ
đầu năm học yêu cầu các lớp lập dự trù để kế toán tổng hợp báo cáo ban giám hiệu có

kế hoạch đầu tư, đồ dùng nào cần trước thì đầu tư trước, ưu tiên cho những dồ dùng
phục vụ công tác dạy và học. Nhà trường đã thành lập tổ nghiệm thu cơ sở vật chất
ngay từ đầu năm học.
Chỉ đạo ban cơ sở vật chất làm tốt công tác tham mưu với nhà trường đưa việc
quản lý tài sản vào tiêu chí thi đua, có động viên kịp thời những cá nhân, nhóm lớp có
ý thức sử dụng tài sản, nhắc nhở kịp thời những cá nhân nhóm lớp chưa thực hiện tốt.
Thường xuyên phân tích để cán bộ , giáo viên, nhân viên toàn trường biết được
trách nhiệm của họ với cơ sở vật chất nhà trường có tầm quan trọng ra sao nhất là khi
nhà trường đang thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và trách nhiệm của
mỗi người khơng phải là chỉ có giảng dạy còn cơ sở vật chất là trách nhiệm của Ban
giám hiệu và kế toán.
Việc sử dụng cơ sở vật chất không đúng cách dẫn đến làm mất hoặc hư hỏng cơ
sở vật chất, lớp học, các trang thiết bị, đồ dùng cũng là nguyên nhân dẫn đến mất
niềm tin với cộng đồng, vì vậy cần trú trọng và sử dụng cơ sở vật chất, lớp học, các
trang thiết bị, đồ dùng đúng mục đích và có hiệu quả
u cầu mỗi người trong trường đều sử dụng và bảo quan cơ sở vật chất, lớp
học sao cho có hiệu quả nhất, có hình thức sử lý nghiêm đối với những người cố tình
phá hoại tài sản, hoặc khơng sử dụng đúng cách làm hư hỏng tài sản, cơ sở vật chất,
lớp học của nhà trường.
Giải pháp thứ 4: Công khai – Dân chủ
Cuối năm học Hiệu trưởng và kế toán phải thanh quyết tốn cơng khai cơng
thu, chi nguồn xã hội hóa giáo dục trước hội đồng giáo dục nhà trường và toàn thể


12

phụ huynh học sinh, các quỹ thu chi đối với quỹ xã hội hóa giáo dục phải được minh
bạch rõ ràng, chi đúng theo kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng, tuyệt đối khơng chi
sai mục đích, khơng vụ lợi lấy làm của riêng, chi kịp thời sau khi vận động các nguồn
đóng góp từ phụ huynh, các cá nhân, tổ chức từ thiện từ đó phụ huynh, cá nhân và

các, tổ chức từ thiện yên tâm cùng chung tay, tin tưởng đóng góp một phần nào đó để
xây dựng cơ sở vật chất, lớp học ngày càng khang trang hơn.
Bản thân tôi chịu trách nhiệm chỉ đạo ban cơ sở vật chất hướng dẫn các lớp, triển
khai công tác lập biểu, quyết toán thu chi mảng xã hội hóa giáo dục của đơn vị
trường.
Chỉ đạo Kế tốn phối kết hợp và cung cấp số liệu tài chính cho các ban ngành,
các bộ phận trong đơn vị như chuyên môn, bộ phận cơ sở vật chất.
Tham gia và chỉ đạo các đồng chí trong ban cơ sở vật chất phối hợp công tác
kiểm tra, kiểm kê tài sản tại các điểm trường, hoàn thiện biên bản hồ sơ sổ sách lưu
nhà trường.
Chỉ đạo các bộ phận cung cấp hồ sơ, số liệu cho phòng ban nội bộ và các cơ
quan liên quan cấp trên trên cơ sở chính xác, trung thực.
Chỉ đạo các bộ phận giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan
thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu.
Tất cả các minh chứng cho việc thu, chi các nguỗn xã hội hóa giáo dục là bằng
việc làm thực tế tại nhà trường, hiệu quả công việc sẽ là minh chứng rõ rang nhất
trrong mỗi giai đoạn nhà trường kêu gọi xã hội hóa giáo dục.
Cơng khai, dân chủ là yếu tố rất quan trọng dẫn đến thành công khi thực hiện bất
kỳ một công việc nào, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục vì nó liên quan đến các
nguồn xã hội hóa như tài chính, vật chất đồ dùng có giá trị, nếu khơng làm tốt cơng
tác “Cơng khai, dân chủ” thì sẽ khơng được sự tin tưởng, tín nhiệm, ủng hộ từ phụ
huynh, cá nhân, tổ chức tù thiện, đồng nghiệp trong cơ quan và đặc biệt là sự tín
nhiệm của lãnh đạo cấp trên đối với Hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường, chỉ
khi thực hiện tốt “Cơng khai, dân chủ” thì mới nhận được sự đồng thuận của mọi
người thì mới thực hiện tốt được nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật
chất phù hợp với quy mô trường lớp mà nhà trường đã đề ra.
Giải pháp thứ 5: Đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoan thực hiện
Tổ chức hội thảo đánh giá lại công tác xã hội hóa giáo dục sau mỗi đợt xã hội
hóa. Với cương vị là người đúng đầu thì cần tiếp thu mọi sự đóng góp của các cấp
lãnh đạo, của các đồng nghiệp, của phụ huynh để tổng hợp, sàng lọc, xem xét rút kinh



13

nghiệm, với những ý kiến đúng cần tiếp thu để khi xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo
dục giai đoạn tiếp theo được tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn những đóng góp của các nhà hảo tâm, các đơn vị, các đoàn
thể, nhân dân địa phương  bằng thư cảm ơn trên các phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương để họ thấy sự đóng góp của họ khơng uổng công tạo điều kiện thuận
lợi cho những lần thực hiện kế hoạch huy động tiếp theo.
Phải xác định việc xây dựng kế hoạch chỉ là tiền đề, đúc rút kinh nghiệm, tổng
kết công tác, phong trào đã làm là việc làm quan trọng. Có như vậy, việc huy động
cộng đồng tham gia xây dựng xã hội hóa giáo dục mới được bền lâu và duy trì được
thường xuyên.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp mới áp dụng và đã hiệu quả tại trường mầm non Lao Chải.
Trên thực tế không chỉ trường mầm non Lao Chải, xã Lao Chải, huyện Mù Cang
Chải mới là trường có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, mà còn rất nhiều các trường
mầm non khác trong huyện và một số trường của những huyện vùng cao khác cũng cịn
rất khó khăn, và cơng tác tun truyền, vận động xã hội hóa giáo dục đối với cha mẹ
trẻ, vận động người dân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, huyện cịn rất hạn chế
và kết quả đạt được chưa cao, việc tiếp xin các tổ chức, các nhân từ thiện ở các nơi cịn
ít vì chưa biết cách tiếp cận để gửi thơng tin như gửi những nhu mà nhà trường cịn
đang thiếu cho các nhóm thiện nguyện để xin tài trợ, giúp đỡ, dẫn đến cơng tác xã hội
hóa giáo dục còn phát triển rất chậm và hiệu quả đạt được thấp. Vì vậy tơi đưa ra các
giải pháp “Xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non xã vùng cao đặc biệt khó
khăn”. Khơng chỉ để áp dụng cho trường mầm non Lao Chải mà các giải pháp này phù
hợp để áp dụng với tất cả các trường mầm non vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, cịn
thiếu về cơ sở vật chất trong huyện Mù Cang Chải và có khả năng áp dụng với các
huyện vùng cao có các trường mầm non đặc biệt khó khăn, với những giải pháp mà tôi

đưa ra cho việc giải quyết vấn đề xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, lớp
học thì tơi tin rằng khơng chỉ trường tơi áp dụng mới có hiệu quả mà nó sẽ có hiệu quả
rất tốt đối với những trường mầm non ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn khi áp dụng
sẽ đều có hiệu quả tốt.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
        Kết quả: 


14

Bằng những nỗ lực của cá nhân cùng sự phối kết hợp với tập thể nhà trường.
Trong năm học qua trường mầm non Lao Chải đã đầu tư xây dựng và mua sắm trang
thiết bị với những kết quả đáng trân trọng, trường lớp thêm khang trang, sạch sẽ cảnh
quan môi trường sư phạm được tôn tạo, công tác chăm sóc giáo dục được nâng lên.
Giáo viên nhà trường yên tâm chú trọng vào công tác chuyên môn. Phụ huynh học
sinh thêm tin tưởng, gắn bó với nhà trường, phấn khởi đưa con em đến lớp chuyên
cần hơn.
Làm tốt công tác xã hội hoá, tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và các
tổ chức tập thể đóng trên địa bàn, các nhà thiện nguyện, các nhà hảo tâm cùng nhà
trường chung tay để xây dựng cơ sở vật chất, và đến nay trường mầm non Lao Chải
đã xóa được các lớp có diện tích nhỏ, hẹp, lụp xụp làm bằng tre, nứa, thay vào đó là
các lớp học được xây kiên cố, bán kiên cố và làm bằng tôn lạnh, đảm bảo thống mát
đủ diện tích cho trẻ vui chơi, học tập.
Các lớp học ở các điểm trường lẻ khơng có điện lưới Quốc gia thì nay đã được
thay bằng máy phát điện năng lượng mặt trời, đảm bảo đủ ánh sáng trong lớp học cho
trẻ vui chơi, học tập.
Từ sân đất gồ ghề, bụi bẩn, trời mưa thì trơn trượt, nay trẻ đã có sân bê tơng để
tập thể dục, chơi các trò chơi bằng đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu săn có tại địa
phương do cơ giáo và phụ huynh cùng làm.

Qua mấy năm tích cực áp dụng các giải pháp để huy động xã hội hóa giáo dục thì
trường mầm non Lao đã đạt được hiệu quả như sau.
KẾT QỦA XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG MẦM NON XÃ VÙNG CAO
Từ năm 2019 - 2022
(ĐV: nghìn đồng)

Nguồn kinh phí

TT
Danh mục
đầu tư
1
2

Làm 06 lớp học

Kinh phí
đầu tư
900.000.000

Ngân
sách
NN

Nhân dân
đóng góp

0

0


Đổ sân bê tơng 150m2
17.000.000

0

17.000.000

Các tổ chức
từ thiện
900.000.000
0


15

3

1 máy phát điện 5 kg và
02 máy phát điện năng 35.500.000
lượng mặt trời
Tổng cộng

952.500.000

0

0

35.500.000


0

17.000.000

935.500.000

Sau khi nghiên cứu và ứng dụng đề tài của mình vào thực tiễn trong trường
nơi tôi đang công tác, tôi thấy rằng đề tài của mình đã đạt được những thành cơng
ngồi mong đợi.
Với kết quả trên cho thấy, việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đã được
chứng minh rõ nét bằng nội dung thực tế. Nhà trường đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của
tiêu chí xây dựng cho những lớp học vùng cao.
Cơ sở vật chất khang trang nên cô và trò yên tâm dạy và học, trẻ ra lớp học theo
đúng độ tuổi vượt chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường, hàng ngày trẻ đi học đều và đầy
đủ, chất lượng giáo dục các độ tuổi ngày được nâng cao hơn, 100% trẻ 5 tuổi đủ điều
kiện để bàn giao cho trường tiểu học.
Sự gắn kết thân thiện giữa nhà trường – Giáo viên – Gia đình trẻ - Cộng đồng
ngày càng khăng khít, nhiều cá nhân và tổ chức từ thiện đã đến đầu tư cơ sở vật chất
cho đơn vị trường mầm non Lao Chải. Đến nay trường mầm non Lao Chải đã xóa
tồn bộ các lớp có diện tích nhỏ hẹp lụp xụp bằng tre, nứa và thay vào đó là lớp học
được xây kiên cố và lớp được làm bằng tôn lạnh rất khang trang, diện tích lớp đủ rộng
theo quy cách đảm bảo khơng gian cho trẻ học tập và vui chơi.
Sân chơi một số điểm trường lẻ đã được đổ bê tông sạch đẹp
Bằng những việc làm cụ thể, từ những kết quả đã đạt được tơi đã tạo được uy
tín trong lịng phụ huynh, và các cá nhân, tổ chức từ thiện, có được sự tín nhiệm, nể,
trọng từ đồng nghiệp trong cơ quan từ đó tơi đưa vị thế của trường mầm non Lao Chải
ngày một đi lên. Nâng cao chất lượng giáo dục  để tạo niềm tin cho phụ huynh và
cộng đồng, nếu khơng có chất lượng thì những việc làm của phụ huynh, các nhân, tổ
chức từ thiện đều không có ý nghĩa vì thế nhà trường cần nâng coa chất lượng giáo

dục trẻ ở tất cae các dộ tuổi để tạo niềm tin trong cộng đồng, niềm tin ấy chính là cơ
sở quan trọng để cấp ủy chính quyền địa phương, phụ huynh, cá nhân, tổ chức từ
thiện ủng hộ cho việc xây dựng hóa giáo dục của nhà trường.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Sáng kiến “Xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non xã vùng cao’’ đã được
áp dụng tại trường mầm non Lao Chải và đã đạt được kết quả cao và đến nay trường


16

mầm non Lao Chải đã xóa được các lớp có diện tích nhỏ, hẹp, lụp xụp làm bằng tre,
nứa, thay vào đó là các lớp học được xây kiên cố, bán kiên cố và làm bằng tơn lạnh,
đảm bảo thống mát đủ diện tích cho trẻ vui chơi, học tập. Các lớp học ở các điểm
trường lẻ khơng có điện lưới Quốc gia thì nay đã được thay bằng máy phát điện năng
lượng mặt trời, đảm bảo đủ ánh sáng trong lớp học cho trẻ và những kết quả đạt được
tôi đã nêu ra ở mục 4 nhỏ.
Và sáng kiến của tơi cịn được áp dụng tại 2 đơn vị trường mầm non trong
huyện Mù Cang Chải đó là trường mầm non Cao Phạ xã Cao Phạ và trường mầm non
Hoa Huệ xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 2 đơn vị trường mầm non
Hoa Huệ và mầm non Cao Phạ cũng là những đơn vị trường có điều kiện rất khó khăn
đặc biệt là về cơ sở vật chất lớp học. các hộ dân ở 2 xã này cũng chủ yếu là người dân
tộc Mông và dân tộc Thái, trình độ dân trí của người dân thấp và tỷ lệ hộ nghèo, cận
nghèo cao nên việc huy động xã hội hóa giáo dục là cả một vấn đề khó khăn, nan giải,
nhiều năm qua 2 đơn vị trường này làm cơng tác xã hội hóa rất vất vả mà hiệu quả đạt
được không cao.
Sau khi 2 đơn vị trường mầm non này áp dụng sáng kiến của tơi vào cơng tác
xã hội hóa giáo dục tại đơn vị trường thì cũng đã đạt được kết quả khả quan.
Kết quả áp dụng sáng kiến của 2 đơn vị trường mầm non Cao Phạ và trường
mầm non Hoa Huệ tơi sẽ có báo cáo kết quả đính kèm theo báo cáo này của tôi.
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:


Số
TT

1
2

Họ và tên

Nơi cơng
Ngày
tác (hoặc
tháng năm
nơi thường
sinh
trú)

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

28/12/1982

MN Lao
Chải

Hiệu

trưởng

ĐHMN

Ngà Thị Thực 04/09/1986

MN Hoa

P. Hiệu

CĐMN

Hà Thị Nhàn

Nội
dung
công
việc hỗ
trợ
Tác giả
SK

Áp dụng


17

Huệ, xã Hồ
Bốn
3


Hồng
Điển

Thị 22/02/1984

trưởng

MN
Cao Phó hiệu
Phạ,
xã trưởng
Cao Phạ

Thực
hiện nội
dung SK
ĐHMN

Áp dụng
Thực
hiện nội
dung SK

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn, chi tiết, rõ ràng, phù hợp vào tình hình
thực tế của nhà trường xác định những nhu cầu cấp bách cần đầu xem nhà trường
đang cần đầu tư cơ sở vật chất ở những hạng mục nào, hạng mục nào cần làm ngay,
hạng mục nào sẽ làm vào các năm tiếp theo,tư trước sao cho phù hợp với quy mô

mạng lưới trường lớp của nhà trường.
Phải xác định xây dựng cơ sở vật chất cần có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân
dân cùng làm. Trong khi sự đầu tư của nhà nước thì cịn hạn chế vì kinh tế tài chính
của Nhà nước cịn hạn hẹp nên chưa thể đầu tư đảm bảo về cơ sở vật chất cho tất cả
các đơn vị trường. Vì vậy muốn xây dựng và phát triển nhà trường, ngồi sự đầu tư
của nhà nước thì cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, chỉ có chủ trương xã hội hóa
giáo dục mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt. Phải xác định sức mạnh ở
trong dân, chỉ có huy động sức dân mới đem lại hiệu quả cao. Nó vừa đáp ứng yêu
cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà
trường. Phải đảm bảo thực hiện tốt công tác dân chủ, thực hiện nguyên tắc “phụ
huynh biết, phụ huynh  bàn, phụ huynh  làm, phụ huynh  kiểm tra”
Huy động xã hội hóa giáo dục phải dựa vào văn bản luật pháp qui định và thực
hiện đúng theo quy trình.
Muốn thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở vật chất tại trường mầm non xã vùng
cao trong trường học, cần phải có một hệ thống những giải pháp đồng bộ, các giải
pháp có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau làm cho quá trình xây dựng đạt kết quả tốt.
Làm tốt cơng tác xã hội hố, tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và các
tổ chức tập thể đóng trên địa bàn trường chung tay cùng nhà trường để xây dựng cơ
sở vật chất.


18

Tích cực tham mưu với Chính quyền địa phương để mở rộng quỹ đất cho các
điểm trường.
Viết thư ngỏ nói rõ khó khăn để xin các cá nhân, các tổ chức từ thiện ủng hộ
xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường,
Tận dụng các nguồn lực, nhân lực của các cơ quan đóng trên địa bàn để xin ủng
hộ xã hội hóa giáo dục cho nhà trường.
8. Tài liệu kèm:

Có 6 ảnh minh chứng một số kết quả xã hội hóa của nhà trường đã đạt được từ
năm 2019 đến tháng 1 năm 2022
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Bản thân tôi khi nhận công tác tại đơn vị trường mầm non Lao Chải, do cơ sở vật
chất của nhà trường hết sức khó khăn, thiếu thốn như tôi đã nêu ở phần thực trạng
cũng như lý do tôi chọn sáng kiến này.
Qua mấy năm tơi triển khai làm cơng tác xã hội hóa tại đơn vị trường tôi đã thấy
được những tồn tại, hạn chế của việc vận động xã hội hóa giáo dục, vì vậy tơi đã đưa
ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó và khi áp dụng thực hiện thì
đơn vị trường tơi đã đạt được kết rất tốt.
Tôi cam kết đây là sáng kiến của bản thân tôi về một số giải pháp “Xây dựng cơ
sở vật chất trường mầm non xã vùng cao’’ không sao chép sáng kiến./.
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Thị Nhàn


19

XÁC NHẬN CỦA PHÓ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC MÙ CANG CHẢI
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................


20

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................



×