Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn địa lý tại trường ptdtnt thpt miền tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.72 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG PTDTNT THPT MIỀN TÂY

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Địa lí)

TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MƠN ĐỊA LÍ
TẠI TRƯỜNG PTDTNT THPT MIỀN TÂY

Tác giả: DƯƠNG THỊ THANH VÂN
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị cơng tác: Trường PTDTNT THPT Miền Tây

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

DHTT

Dạy học trực tuyến

GV

Giáo viên



GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

HS

Học sinh

PTDTNT THPT

Phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông

KT-XH

Kinh tế - xã hội

2


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN................................................................ 1
1. Tên sáng kiến.......................................................................................................... 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.................................................................................... 1
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến................................................................................................. 1
4. Thời gian áp dụng sáng kiến................................................................................... 1
5. Tác giả..................................................................................................................... 1
6. Đồng tác giả............................................................................................................ 1
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN….................................................................................................... 1
1. Tình trạng các giải pháp đã biết.............................................................................. 1

2. Nội dung các giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến......................................... 2
2.1. Mục đích của các giải pháp........................................................................... 2
2.2. Nội dung (các) giải pháp............................................................................... 3
2.2.1. Giải pháp chung................................................................................... 3
2.2.2. Các giải pháp cụ thể............................................................................. 5
2.3. Tính mới, điểm khác biệt của giải pháp........................................................ 9
3. Khả năng áp dụng của giải pháp............................................................................. 9
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp... 10
4.1. Đối với giáo viên......................................................................................... 10
4.2. Đối với học sinh.......................................................................................... 10
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu................................... 11
6. Các thông tin cần được bảo mật............................................................................ 11
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến....................................................... 11
7.1. Đối với nhà trường...................................................................................... 11
7.2. Đối với giáo viên......................................................................................... 12
7.3. Đối với học sinh........................................................................................... 12
8. Tài liệu gửi kèm.................................................................................................... 12
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 13
PHỤ LỤC

3


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến
mơn Địa lí tại trường PTDTNT THPT Miền Tây”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường PTDTNT THPT Miền Tây
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 20219 - 2020 đến nay.

5. Tác giả:
- Họ và tên: DƯƠNG THỊ THANH VÂN
- Năm sinh: 1986
- Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
- Chức vụ cơng tác: Tổ phó chun mơn
- Nơi làm việc: Trường PTDTNT THPT Miền Tây
- Địa chỉ liên hệ: Trường PTDTNT THPT Miền Tây, thị xã Nghĩa Lộ.
- Điện thoại: 0917 331 498
6. Đồng tác giả (Nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Năm học 2019 - 2020 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã ban
hành các công văn, thông tư... quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến (DHTT);
hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT các cấp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 nhằm mục
đích làm chậm sự lây lan của căn bệnh này, vừa đảm bảo an toàn học sinh với phương châm
“tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan
và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, hoạt động DHTT vẫn được áp dụng ở các cơ sở giáo dục
phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên trên phạm vi cả nước với 3 hình thức DHTT được
Bộ GD-ĐT quy định, gồm: DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp; DHTT thay thế một phần quá
trình dạy học trực tiếp; DHTT thay thế hồn tồn q trình dạy học trực tiếp.
Đến nay, dù khơng cịn q lạ lẫm với hình thức dạy học mới, nhưng DHTT vẫn
đặt ra nhiều thách thức cho giáo viên (GV) nói chung và các GV tại trường PTDTNT
THPT Miền Tây cũng như cá nhân tơi nói riêng. Qua quá trình thực hiện DHTT tại
trường PTDTNT THPT Miền Tây, tơi nhận thấy DHTT có những thuận lợi và khó khăn
như sau:
+ Đợt dịch thứ nhất: Học sinh (HS) trường PTDTNT THPT Miền Tây được về
nghỉ lễ nên khi Sở GD-ĐT Yên Bái có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường trên
địa bàn tỉnh tổ chức DHTT thì HS trường Nội trú Miền Tây đã thực hiện học online tại
nhà, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19. Thuận lợi là GV có thể phát huy hiệu
quả của việc sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến

HS giúp bài học thêm hấp dẫn và sinh động. HS có thể truy cập nguồn tài liệu học tập
tại bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời gian nào thích hợp.
Tuy nhiên, khi đề cập đến thực trạng DHTT thì 2 vấn đề lớn nhất được nêu ra là
“tương tác với học sinh thấp” và “chất lượng thấp”. Nguyên nhân bởi đa số HS của
trường đều sinh sống ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, điều kiện gia đình gặp nhiều
khó khăn nên ít có điều kiện để tải/theo dõi các bài giảng qua video do GV chuẩn bị

4


trước hoặc qua truyền hình, chủ yếu qua hình thức đặt câu hỏi/gạch yêu cầu xác định
nội dung kiến thức trọng tâm của bài học bằng tin nhắn, qua zalo... Việc kết nối trực tiếp
cịn gặp khó khăn do đường truyền kết nối không đảm bảo (nhất là các em ở vùng sâu,
vùng cao), từ đó hạn chế đến việc tổ chức các hình thức và phương pháp dạy học trực
tuyến (thảo luận nhóm...). Các bài giảng ở một số bộ mơn địi hỏi sử dụng bản đồ, hình
ảnh trực quan, theo dõi video thí nghiệm... gây khó khăn cho HS khi theo dõi bài giảng
nên phải hạn chế sử dụng. Ngoài ra, do năng lực của GV, điều kiện của nhà trường và
điều kiện của HS còn hạn chế nên việc thực hiện DHTT ít có khả năng áp dụng được
các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ qua các phần mềm, công cụ
hỗ trợ...
+ Từ đợt dịch thứ 2 đến nay: trường PTDTNT THPT Miền Tây chủ yếu thực hiện
DHTT theo hình thức HS học tập trên lớp, đảm bảo khoảng cách, các lớp sử dụng các
thiết bị công nghệ của nhà trường như: bảng tương tác, máy tính có kết nối mạng
Internet... GV thực hiện giảng dạy online tại nhà. Việc này đã giúp hạn chế những khó
khăn trong DHTT của lần đầu thực hiện, hệ thống đường truyền ổn định hơn, các bài
giảng đã đa dạng hơn, HS tham gia hoạt động học sơi nổi và tích cực, tiếp thu bài giảng
tốt hơn....
Bên cạnh đó vẫn cịn khó khăn như: năng lực sử dụng công nghệ, khai thác thông
tin của GV chưa đồng đều nên chất lượng, hiệu quả các giờ học còn chênh lệch, tạo ra
những áp lực nhất định cho GV; Trong q trình dạy học, có những lúc vì mạng kết nối

không đảm bảo, GV và HS không vào lớp đúng giờ, hoặc gián đoạn việc dạy - học, đã
làm ảnh hưởng đến tiết học của các môn khác cũng như tâm lí của cả thầy và trị; Sự
tương tác trực tiếp giữa thầy và trò trong DHTT còn ít, làm bài học thiếu sự hấp dẫn,
sinh động, đồng thời việc đánh giá năng lực nhận thức của HS qua mỗi bài học đơi khi
chưa được chính xác...
Trong giai đoạn hiện nay, DHTT khơng chỉ nhằm thích ứng với diễn biến mới
của dịch bệnh Covid-19 mà cịn có ý nghĩa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo
dục, từng bước nâng cao chất lượng GD-ĐT. Với những hạn chế nêu trên, nếu không
được khắc phục sẽ tác động lớn đến kết quả, chất lượng của việc dạy học trong nhà
trường. Để khắc phục tối đa những hạn chế, cũng như nâng cao hiệu quả trong DHTT
tại trường PTDTNT THPT Miền Tây, đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu của ngành
và xu thế phát triển tất yếu của thời đại, tôi đã nghiên cứu thực hiện sáng kiến:“Một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến mơn Địa lí tại trường PTDTNT
THPT Miền Tây”
2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của các giải pháp
Sáng kiến được tơi thực hiện dựa trên các mục đích cơ bản sau:
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả DHTT trong mơn Địa lí tại
trường PTDTNT THPT Miền Tây, nhất là kĩ năng tổ chức DHTT cho GV; giúp điều
chỉnh việc tổ chức DHTT phù hợp hơn với điều kiện và tình hình thực tiễn của nhà
trường, năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy trực tuyến của GV và năng lực nhận thức,
hành động của HS.

5


- Các giải pháp được đưa ra trong sáng kiến là cơ sở giúp GV tăng cường năng
lực tự lựa chọn và sử dụng một số công cụ/nền tảng công nghệ thông tin trong DHTT,
phát triển thêm một số kĩ năng như tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục, kĩ năng
ứng dụng công nghệ thông tin...

- Sáng kiến đưa ra một số giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả, chất lượng các
hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến.
- Thông qua các giải pháp được đưa ra trong sáng kiến giúp HS hình thành và
phát triển một số năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, đặc
biệt là các năng lực như: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự
học; khai thác và xử lí thơng tin; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù
hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại
phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thơng tin, ý tưởng và để thảo luận...
2.2. Nội dung các giải pháp
2.2.1. Giải pháp chung
Để nâng cao hiệu quả DHTT mơn Địa lí tại, trong quá trình thiết kế ý tưởng, triển
khai thực hiện bài dạy trực tuyến, ở bất kì khối lớp nào, đối tượng HS nào, GV cũng cần
thực hiện các giải pháp chung nhất sau:
- Xác định yêu cầu cần đạt trong bài học/chủ đề học (về năng lực và phẩm chất)
nhằm xác định được các nội dung lí thuyết cốt lõi, xác định được những nội dung kiến
thức không thể thực hiện trên môi trường mạng và định hướng được phương pháp, kĩ
thuật sẽ áp dụng cho từng bài học. Trong thực tế, dù GV định hướng xây dựng kế hoạch
bài dạy trực tuyến với các phương án thiết kế hoạt động, công cụ, thiết bị dạy học và
học liệu... ra sao thì điểm chung của mọi phương án là đều phải bao gồm 4 bước (chuyển
giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo và thảo luận, kết luận và nhận định) và tại
mỗi bước ln có sự tương tác giữa GV và HS.
Tổ chức DHTT cho mỗi bài học/chủ đề học theo hướng dẫn chung của Bộ GDĐT, với 3 giai đoạn: Trước khi kết nối trực tiếp, khi kết nối trực tiếp và sau khi kết nối
trực tiếp. Ba giai đoạn này thoạt đầu nghe có vẻ như sẽ khiến bài học ít sự liên kết với
nhau, nhưng thực chất lại là các thao tác chuẩn bị, thực hiện và tiếp nối rất cụ thể, chặt
chẽ, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu về đảm bảo 4 bước trong tổ chức hoạt động dạy
hoc và tại mỗi bước ln có sự tương tác giữa GV và HS. Ba giai đoạn tổ chức DHTT
được thực hiện như sau:
+ Giai đoạn 1 (trước khi kết nối trực tiếp): Giao nhiệm vụ trên các công cụ trực
tuyến (LMS, zalo...);
+ Giai đoạn 2 (kết nối trực tiếp): Báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm

vụ ở giai đoạn 1 và hình thành kiến thức, kĩ năng;
+ Giai đoạn 3 (sau khi kết nối trực tiếp) là vận dụng.
GV có thể để HS tự thực hiện một số hoạt động tại nhà với thời gian linh hoạt, điều
này sẽ giúp giảm tiếp xúc trực tuyến trực tiếp với GV qua máy tính, điện thoại. Muốn đạt
được hiệu quả đúng như mục đích đề ra, GV cần chọn lựa các nội dung kiến thức, năng
lực, phẩm chất phù hợp với từng bài học để thiết kế, xác định các nhiệm vụ học tập nào
giao về nhà trước và sau giờ học; nhiệm vụ nào để báo cáo, thảo luận ở thời gian trực

6


tuyến thực, GV cũng cần sử dụng bài giảng trực tuyến theo hướng tinh gọn, đơn giản nhất.
Trong thời gian DHTT thực, GV cần tạo được môi trường tương tác tích cực giữa GV và
HS thơng qua các thiết bị công nghệ và các công cụ hỗ trợ DHTT.
Trong quá trình DHTT, với nhóm bài học hình thành kiến thức mới có thể phân
ra thành 2 nhóm với định hướng xây dựng thiết kế bài dạy trực tuyến khác nhau:
+ Nhóm bài có nội dung đơn giản, được giảm tải nhiều (theo công văn 4040 của
Bộ GD-ĐT trong năm học 2021 - 2022): GV nên cho HS chủ yếu lĩnh hội từ sách giáo
khoa và các tư liệu khi GV dạy trên lớp thông qua các phương pháp vấn đáp, đàm thoại
gợi mở hoặc qua các trị chơi online…
+ Nhóm bài có nội dung quan trọng, nhiều kiến thức cốt lõi liên quan đến những
bài học khác của chương trình: GV cần thiết kế nhiệm vụ học tập ở nhà và nội dung dạy
kiến thức khó hơn ở trên lớp, trong đó đặc biệt chú ý đến việc hướng dẫn HS sử dụng,
khai thác được kiến thức từ tranh ảnh và các nguồn học liệu mở khác.
- Đảm bảo tính khả thi: Việc đổi mới phương pháp, thiết kế tiến trình dạy học
cần theo hướng tăng cường chỉ dẫn, định hướng cho HS khai thác kiến thức, cần lựa
chọn những nội dung có thể thay thế việc giảng trực tiếp bằng một học liệu điện tử (hình
ảnh/âm thanh/video), nhằm tăng thời lượng làm việc chủ động của HS, giảm thời lượng
kết nối trực tuyến thời gian thực, nhưng phải đảm bảo được ngun tắc “Học sinh tự
mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng

dẫn của giáo viên”. GV cần chú trọng rèn luyện cho HS biết khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự khám phá và lĩnh hội kiến thức...
- Đảm bảo tính vừa sức: Sự phù hợp với năng lực nhận thức và vận dụng của HS
thông qua việc đánh giá để phân loại những nội dung mà HS có thể thực hiện được một
cách tự chủ (có thể chỉ một phần) để giao nhiệm vụ cho HS. Tính vừa sức sẽ giúp phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự
học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...), trên cơ sở đó trau
dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Đồng thời tính vừa sức còn đảm bảo phù hợp với năng lực sử dụng công nghệ thông
tin và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của gia đình HS... (khơng gian lớp học, máy
tính, máy chiếu, mạng Internet...), giúp cho GV có thể tương tác với HS tự nhiên và hiệu
quả nhất, quản lý các HS tốt nhất, đem lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy.
- Lựa chọn phương án và phương tiện/phầm mềm đa dạng nhưng phù hợp với nhu
cầu và đặc điểm của các trường học, cơ sở giáo dục để vừa truyền đạt kiến thức tới HS hiệu
quả, vừa kiểm tra, đánh giá thường xuyên vừa tạo được sự hứng thú cho HS. Cần tăng
cường trao đổi, kiểm tra tiến độ của HS bằng cách giao bài tập về nhà. Thông qua việc thực
hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên, GV kịp thời điều chỉnh quá trình dạy, q trình học
tập và có biện pháp phối hợp với ban giám hiệu và GV chủ nhiệm, gia đình kịp thời trong
việc quản lí, hỗ trợ HS học trực tuyến tại trường hay ở nhà.
Một số công cụ và phần mềm hỗ trợ DHTT mà GV có thể khai thác sử dụng hiệu
quả như:
+ Kết nối trực tuyến và tương tác:

Tạo phòng học: Zoom, Google Meet, Microsoft Teams; K12 online.

7



Viết trên bảng trắng: bảng trắng của Teams, Zoom;...


Chia nhóm thảo luận: chức năng Breakout Room (Google Meet; Zoom;
Teams); Zalo; Padlet;…

Điểm danh, lấy phản hồi: Mentimeter; Padlet; Google Forms, Zoom,
Teams…

Tương tác bằng video: Flipgrid.

Gọi HS ngẫu nhiên: Wheel Of Names, Coggle.it…
+ Xây dựng, khai thác học liệu:

Thiết kế hình ảnh, đồ họa, sơ đồ tư duy: Canva; Freepik; Flaticon; Edraw
Max, Coggle.it; iMindmap...

Quan sát khơng gian, xác định vị trí/địa điểm bất kì trên Trái Đất (phát triển
năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian): Google map/ Google earth.

Bài trình chiếu và video bài giảng: PowerPoint, Prezil, Slidesgo; Canva,
iSpring; Camtasia, Zoom...
+ Lưu trữ, quản lí nội dung dạy học, kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS: Google
Drive; Padlet; Google Forms; Azota; Google Classroom; Teams; K12online…
+ Khen thưởng HS: Classdojo.
+ Ðánh giá thường xuyên bằng tự luận và trắc nghiệm:

Trắc nghiệm: Google Forms; Microsoft Forms; Azota; Plickers.

Trò chơi học tập: Azota; Kahoot; Quizizz; Quizzlet; Blooket;...

Tự luận: Azota; Microsoft Teams; Olm.vn; onluyen.vn

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiều công cụ hỗ trợ DHTT tuyệt vời tồn tại nhưng
không phải lúc nào cũng cần thiết, GV cần chủ động trong việc lựa chọn sử dụng các
công cụ phù hợp với năng lực của thầy, với khả năng tiếp cận, sử dụng cơng nghệ của
trị và điều kiện thực tế, khơng nên ôm đồm, ham sử dụng nhiều công cụ cùng lúc, mọi
ứng dụng được sử dụng nên ở mức độ đơn giản, phố biến nhất. Việc khai thác, ứng dụng
các công cụ hỗ trợ vào DHTT chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi GV làm chủ được công
nghệ, GV thuần thục với thì HS mới tiếp nhận dễ dàng và hiệu quả hơn.
2.2.2. Các giải pháp cụ thể:
* Giải pháp 1: Đầu tư thiết kế cho hoạt động mở đầu đa dạng, linh hoạt
Hoạt động mở đầu được thiết kế với nhiều mục đích khác nhau, đơi khi chỉ đơn
giản là tạo hứng thú cho HS, có khi kết hợp với định hướng nội dung bài mới cho HS,
cũng có khi lại là kiểm tra kiến thức cũ và năng lực liên hệ kiến thức của HS... Dù GV
thiết kế theo mục đích nào thì theo tác giả cũng nên đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng
đối tượng HS, đặc điểm lứa tuổi (khối lớp 10 khác khối lớp 11...), yêu cầu cần đạt của
bài học cũng như điều kiện thực tế.
Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động mở đầu như: thi đố trắc nghiệm trên bài
giảng điện tử Powerpoint (ơ chữ bí ẩn, vịng quay may mắn...), trên các phần mềm như
Quizizz, Azota, Mentimeter... làm phiếu khảo sát trên phần mềm Mentimeter với nội
dung là các câu hỏi tự luận liên quan đến bài học để dẫn dắt vào bài mới hoặc kiểm tra
nhanh qua một số câu trắc nghiệm ngắn; kiểm tra bài cũ nhưng bằng hình thức chơi trị
chơi Vịng quay may mắn trên phần mềm Wheel of Names…; thu nhận sản phẩm bằng

8


sự trải nghiệm tự học, tự nghiên cứu SGK và các nguồn học liệu của HS dưới sự hỗ trợ
của GV qua các công cụ hỗ trợ (zalo, padlet...) để trình chiếu một vài sản phẩm mẫu cho
cả lớp thảo luận, tạo tình huống học tập, dẫn dắt vào bài học mới...
Vì là trường có tính đặc thù nên năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021 có những thời
điểm HS học online tại trường, GV dạy ở nhà. Điều này đã tạo điều kiện học trực tuyến

tốt hơn cho HS do hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường đảm bảo khá tốt, nhờ
đó GV có thể phát huy tính sáng tạo trong q trình dạy học trên các nền tảng trực tuyến,
HS được trải nghiệm hình thức học tập mới. Dù cịn những trở ngại nhất định nhưng về
cơ bản việc DHTT ở trường Nội trú Miền Tây đã thuận lợi hơn, do đó tơi đã tích cực sử
dụng nhiều ứng dụng trực tuyến trong quá trình thực hiện hoạt động mở đầu giờ học, đặc
biệt là các trò chơi với ý nghĩa chơi mà học, học mà chơi. Hình thức này tuy khơng cịn
mới mẻ nhưng vẫn ln có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia học tập của HS,
tạo được sự tương tác tốt giữa thầy và trị. Tơi đã sử dụng một số ứng dụng trò chơi như:
Quizizz: đây là công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tôi sử dụng
với tất cả các đối tượng HS. Nội dung câu hỏi có thể chỉ là kiểm tra kiến thức cũ, cũng
có thể đan xen nội dung bài học mới để kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, các câu hỏi
thường nằm trong khoảng 5-10 câu hoặc hơn. Sau trị chơi, sẽ có một bảng xếp hạng
thành tích cùng với việc chấm điểm thường xuyên cho 3 HS đứng đầu và đưa ảnh vào
nhóm zalo lớp. Do đó đây là hoạt động có lồng ghép các yếu tố trị chơi với tính cạnh
tranh nhẹ nhàng mà lại hiệu quả trong việc tạo hứng khởi cho HS khi bắt đầu buổi học
online.
Wheel of Names: là phần mềm ứng dụng vịng quay chọn tên miễn phí, dễ dàng
tạo và sử dụng ngay trên trình duyệt web mà khơng cần cài đặt. Thay vì việc GV nhìn
danh sách lớp, chủ đích gọi tên HS kiểm tra, giao việc... thì trị chơi này giúp gọi tên HS
một cách ngẫu nhiên, góp phần làm cho hoạt động mở đầu trở nên hoạt náo, tăng sự hồi
hộp và thu hút đối với HS...
- Ví dụ minh họa về Tổ chức hoạt động khởi động:
+ Ví dụ 1: Địa lí 10 - Bài 35. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân
bố các ngành dịch vụ
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu tâm tư, tình cảm của HS sau thời gian dài xa gia đình vì ảnh hưởng
dịch bệnh Covid-19.
- Tạo hứng thú học tập cho HS và liên hệ, dẫn dắt vào nội dung của bài học.
b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS sử dụng điện thoại cá nhân, truy cập vào đường link GV cung
cấp trong nhóm zalo lớp để trả lời các câu hỏi khảo sát:
/>Nội dung câu hỏi:
1) Em mong muốn được làm điều gì nhất lúc này? (có 4 sự lựa chọn cho HS: về
nhà với gia đình, đi du lịch, đi mua sắm, chơi games/lướt facebook và đi ngủ)

9


2) Ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng càng cao trong cơ cấu GDP của một quốc
gia thì càng chứng tỏ quốc gia đó có nền KT-XH phát triển?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS sử dụng điện thoại trả lời câu hỏi theo ý kiến
cá nhân.
- Bước 3. Báo cáo và thảo luận: GV chia sẻ màn hình câu trả lời của cả lớp, căn
cứ vào các câu trả lời, GV có thể đặt câu hỏi thêm.
- Bước 4. Kết luận, nhận định: Trên cơ sở các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS
vào bài học mới.
+ Ví dụ 2: Địa lí 11 - Chủ đề 4: Nhật Bản
a) Mục tiêu:
- Tìm ra những nội dung HS đã biết và những nội dung HS chưa biết để bổ sung,
dẫn dắt vào bài học và mở rộng thông tin, hiểu biết của HS.
- Tạo hứng thú và gây sự chú ý vấn đề để bắt đầu bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi:
1) Em biết những gì về đất nước Nhật Bản?
2) Em muốn tìm hiểu rõ hơn điều gì ở nước Nhật? Vì sao?
GV sử dụng phần mềm Wheel of Names để lựa chọn ngẫu nhiên tên HS sẽ trả lời
câu hỏi.
- Bước 2, 3. Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo và thảo luận: GV chia sẻ màn hình câu

trả lời của những HS được gọi (GV đánh máy nhanh trên phần bảng trắng của phần mềm
Google Meet), căn cứ vào các câu trả lời, GV có thể đặt câu hỏi thêm
GV gọi 3 - 4 HS trả lời câu hỏi
- Bước 4. Kết luận, nhận định: Trên cơ sở các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS
vào bài học mới.
* Giải pháp 2: Coi hoạt động tự học và hoạt động nhóm dưới sự định hướng,
chỉ dẫn của giáo viên là cốt lõi trong dạy học trực tuyến
Với DHTT, HS không trực tiếp lên lớp nên chất lượng tiếp thu bài học phụ thuộc
rất lớn vào khả năng tự học, tinh thần tự giác, sự linh hoạt, chủ động của HS. Vì vậy,
mỗi HS cần có tính chủ động cao trong việc nghiên cứu tài liệu, tích cực tương tác với
GV cũng như tương tác với những HS khác để tiếp nhận kiến thức. Để một giờ học trực
tuyến đạt hiệu quả như mong đợi, GV cần tăng cường các biện pháp phối hợp học tập cá
thể với học tập hợp tác, nhằm giúp HS vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá
nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung mà GV đặt ra. Hiện nay
các phần mềm hỗ trợ DHTT đều có tính năng hỗ trợ giúp người học trong có thể liên
lạc, cùng trao đổi và thảo luận với nhau. Với cách làm việc nhóm, trao đổi, tương tác
với nhau các HS có thể hỗ trợ, bổ sung được kiến thức cho nhau hiệu quả. Đây còn là
cách giúp cải thiện khả năng làm việc nhóm. Vì vậy, khi tham gia học trực tuyến áp
dụng phương pháp học theo nhóm, cùng làm bài tập, cùng giải quyết vấn đề theo nhóm
sẽ giúp cho việc học của HS hiệu quả và chất lượng hơn,…

10


Trong năm học 2020 - 2021 và thời điểm cuối năm 2021 đến nay, tôi đã tăng
cường sử dụng phương pháp dạy học theo mơ hình “Lớp học đảo ngược” và thấy rằng
phương pháp này khá hiệu quả. Đây là mơ hình chuyển sự hướng dẫn học tập sang mơ
hình lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian lên lớp được sử dụng để khám phá
sâu hơn các chủ đề, người học sẽ chú trọng nhớ và hiểu ngoài lớp học. Khi đến lớp, GV
sẽ chú trọng giúp HS ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Hình thức học theo mơ

hình “Lớp học đảo ngược” được tôi sử dụng nhiều ở khối lớp 11, 12 bởi các em đã ít
nhiều được học tập theo phương pháp này từ năm học trước, nên việc thực hiện nhiệm
vụ của các em khá dễ dàng, nhưng là nhiệm vụ tương đối khó khăn hơn với HS khối lớp
10. Với khối lớp 11, 12 ở những bài học áp dụng mơ hình “Lớp học đảo ngược”, tơi để
HS tự học các nội dung lý thuyết thông qua các video bài giảng trực tuyến, trên truyền
hình, qua việc soạn bài mới của HS và chữa bài của GV trước khi tương tác trực tiếp
trên khơng gian mạng (ví dụ: lớp 11 bài Liên Bang Nga, Nhật Bản..., lớp 12: các bài
thuộc chương Địa lí dân cư...). HS làm các bài tập, thảo luận trên nhóm zalo bộ mơn
trước khi “lên lớp” trong khoảng thời gian nhất định được GV giới hạn. Cụ thể:
- Ở giai đoạn 1 của quá trình DHTT, sau khi hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu
nội dung kiến thức, tôi yêu cầu một số HS chụp ảnh phần ghi chép tự học để kiểm tra
tính tự giác học tập của các em khi áp dụng mô hình này, sau đó mới chia nhóm hoạt
động, giao nhiệm vụ cho từng nhóm để các em bầu ra nhóm trưởng, thư kí và thực hiện
thảo luận, làm việc nhóm dưới sự hỗ trợ của GV khi cần. Sản phẩm học tập của các
nhóm có thể làm trên Powerpoint, Word hoặc các công cụ hỗ trợ khác như Coggle.it
(xây dựng sơ đồ tư duy), Canva... Như vậy, HS vừa có thời gian tự học, tự tìm hiểu kiến
thức, vừa được đàm thoại, trao đổi, bổ sung kiến thức với nhau. Khi HS càng tham gia
hoạt động nhóm nhiều thì kiến thức và các kĩ năng (giao tiếp, ứng xử, sử dụng ngôn
ngữ, khai thác các nguồn học liệu....) càng được cải thiện và nâng cao.
- Sang giai đoạn 2 của DTTT (kết nối trực tiếp), các nhóm báo cáo sản phẩm và
thảo luận, vấn đáp cùng các nhóm khác dưới sự dẫn dắt của GV, GV có thể có thêm câu
hỏi hoặc hoạt động để củng cố, khắc sâu kiến thức, kết luận các nội dung chính của bài
dạy. Sau khi GV nhận xét, góp ý và điều chỉnh kiến thức cho sản phẩm của từng nhóm,
có thể chấm điểm kiểm tra thường xuyên. Các sản phẩm đã trình bày sẽ được các nhóm
hồn thiện lại và gửi lên nhóm bộ môn của lớp để trở thành sản phẩm học tập chung.
Cách làm này sẽ góp phần tăng tính tương tác, gắn kết giữa HS với HS, HS với GV,
đồng thời GV cũng dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của HS trong từng sản phẩm học tập, tự
HS có thể tự đánh giá được năng lực của bản thân, của bạn bè (đánh giá đồng đẳng) để
có sự điều chỉnh hoạt động học cho phù hợp. Mơ hình này sẽ giúp tăng cường hoạt động
tự học, tự khám phá và thực hành đồng thời thúc đẩy tinh thần hợp tác cho HS dưới sự

định hướng của GV. Từ đó, chất lượng, hiệu quả DHTT sẽ được nâng lên.
- Giai đoạn 3 (sau khi kết nối trực tiếp): GV giao cho HS các bài tập (cả trắc
nghiệm và tự luận) để luyện tập, củng cố kiến thức sau mỗi bài học, lưu ý nên có các
câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, có tính phân hóa đối tượng HS và tiếp tục
giao nhiệm vụ mới cho HS. GV nên giới thiệu một số trang web, phần mềm là công cụ

11


hỗ trợ học tập và thực hiện nhiệm vụ hữu ích, phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với
bài học tiếp theo.
GV cần tạo ra môi trường thân thiện trong không gian lớp học trực tuyến để giao
tiếp và góp ý với HS. Tăng cường trao đổi, kiểm tra tiến độ của HS bằng cách thường xuyên
giao nhiệm vụ để HS tự học và thảo luận nhóm, tăng cường kiểm tra, đánh giá lấy điểm
thường xuyên trong nhiều thời điểm (trước, trong và sau khi DHTT).
2.3. Tính mới, điểm khác biệt của giải pháp
Sáng kiến “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn
Địa lí tại trường PTDTNT THPT Miền Tây”có những điểm khác biệt và tính mới sau:
- Các giải pháp tác giả đề ra đều dựa trên tình hình, điều kiện thực tế của nhà
trường và năng lực nhận thức của HS, bám sát các yêu cầu chung của ngành, nhất là
Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021: Quy định về quản lý và tổ chức DHTT
trong cơ sở GDPT và cơ sở GDTX để mọi GV hiểu rõ được mục đích, các nguyên tắc
khi triển khai DHTT và theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS, tăng
cường hứng thú và nâng cao chất lượng học tập bộ mơn Địa lí cho HS.
- Tại trường PTDTNT THPT Miền Tây chưa có GV nào có sáng kiến nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng DHTT nhằm thích ứng với tình hình
dịch bệnh Covid-19 diễn biến có chiều hướng ngày càng phức tạp tại địa phương, vì vậy
sáng kiến của tác giả có tính thực tiễn và ứng dụng cao.
- Sáng kiến có đề xuất giải pháp thúc đẩy HS tự học, tự nghiên cứu, cùng nhau làm
việc nhóm để khám phá và lĩnh hội kiến thức mới theo mơ hình “Lớp học đảo ngược”,

góp phần đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác, có ý nghĩa quan trọng nhằm
phát triển năng lực xã hội. Đây là mơ hình mà rất ít GV áp dụng trực tiếp và chưa có GV
nào tiến hành triển khai trong DHTT tại trường PTDTNT THPT Miền Tây.
- Cùng với môn Tin học, Cơng nghệ thì Địa lí là một trong số ít các mơn trong
trường PTDTNT THPT Miền Tây có sử dụng nhiều phầm mềm/công cụ hỗ trợ DHTT
nhằm giảm bớt sự mệt mỏi, nhàm chán cho HS; định hướng cho HS cách khai thác các
tài nguyên trên không gian mạng và làm chủ được một số công cụ hỗ trợ DHTT mà GV
giới thiệu (Quizizz, Canva, Coogle.it...; minh chứng được trình bày ở phần Phụ lục)
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua q trình trao đổi chun mơn, kiểm tra/dự giờ đột xuất của Ban giám hiệu và
tổ chuyên môn trong giờ học trực tuyến, qua phản hồi của HS trong trường cho thấy các
giải pháp đề ra trong sáng kiến được đánh giá cao, có sự linh hoạt, đa dạng, phù hợp với
điều kiện về cơ sở vật chất và đặc thù của nhà trường cũng như năng lực của HS, khiến
giờ học trở nên sôi dộng, hấp dẫn với HS và đạt hiệu quả cao.
Các giải pháp đã thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới, sáng tạo trong dạy - học, đáp
ứng được yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục, đã cho HS được trải nghiệm, được thực
hành và sáng tạo (nhất là trong việc kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác cơng dụng của
các cơng cụ hỗ trợ DHTT, kĩ năng trình bày, điều hành thảo luận...), từ đó tự nhận diện
được năng lực của bản thân, đánh giá được khả năng của các HS khác và có sự hỗ trợ,
tương tác với nhau để cùng tiến bộ.

12


Các giải pháp đề xuất trong sáng kiến được nhận định là tường minh, khoa học
và thiết thực trong bối cảnh hiện nay, vừa thích ứng tốt với tình hình dịch bệnh Covid19, vừa là bước chuẩn bị hành trang sang thời kỳ chuyển đổi số giúp phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong tương lai bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, nhằm tăng hiệu quả dạy và học trong các nhà trường.
Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi ở các trường THPT, các Trung tâm
GDTX trên địa bàn tỉnh. Các bước thực hiện giải pháp cịn có khả năng mở rộng phạm

vi áp dụng sang các bộ môn khác trong nhà trường THPT.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Các giải pháp trong sáng kiến đã đem lại những hiệu quả, lợi ích sau:
4.1. Đối với giáo viên:
- Sáng kiến đã giúp GV nhận thức rõ ràng, đầy đủ hơn về mục đích, nguyên tắc
và cách thức tổ chức DHTT theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS...
- Các giải pháp đề xuất của tác giả đều gắn liền với điều kiện thực tế và yêu cầu
cấp thiết đang đặt ra hiện nay nên mọi GV có thể áp dụng và khai thác các công cụ hỗ
trợ DHTT theo gợi ý tác giả đã nêu ra tương đối dễ dàng, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng DHTT, tiến tới việc coi DHTT khơng dừng lại ở mục đích hỗ trợ dạy học trực
tiếp, ứng phó với dịch bệnh mà là sự đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp học tập,
định hướng khai thác các nguồn tài nguyên và học liệu số...
- Việc thực hiện các giải pháp còn giúp GV nhận diện được năng lực của bản
thân, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời để nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn, nghiệp
vụ, nhất là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu
quả học tập bộ mơn.
4.2. Đối với học sinh:
- Các giải pháp đề ra giúp HS rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu, được
trao quyền chủ động trong quá trình học, đồng thời tạo cơ hội cho HS được trao đổi, tương
tác với nhau, giúp cải thiện và nâng cao nhận thức, kĩ năng (giao tiếp, ứng xử, sử dụng
ngôn ngữ, khai thác các nguồn học liệu....).
- Các giải pháp trong sáng kiến đã cho HS được trải nghiệm, được thực hành và
sáng tạo (nhất là trong việc kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác công dụng của các công
cụ hỗ trợ DHTT, kĩ năng trình bày, điều hành thảo luận...), từ đó giúp HS tự nhận diện
được năng lực của bản thân, đánh giá được khả năng của các HS khác và có sự tương tác,
hỗ trợ với nhau để cùng tiến bộ.
- Giải pháp 2 của sáng kiến hướng tới việc điều chỉnh sai sót, thiếu hụt về kiến
thức, hạn chế về kĩ năng cho HS bằng sự chỉ dẫn của GV, tự nhận thức của HS, đồng
thời cũng điều kiện thuận lợi để GV dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của HS qua từng sản

phẩm học tập, HS tự đánh giá được năng lực của bản thân, của bạn bè (đánh giá đồng
đẳng) để có sự điều chỉnh hoạt động học cho phù hợp. Từ đó góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả DHTT nói riêng và giáo dục nói chung.
Tác giả đã thực hiện đánh giá hoạt động học trực tuyến của HS khối lớp 10 nhằm
mục đích đánh giá hiệu quả của sáng kiến (trong thời điểm cuối năm 2021 đến nay, khi nhà

13


trường tổ chức DHTT) cho phù hợp với tình hình và nhận thức của GV ở thời điểm hiện
tại, trong đó 2 lớp thực nghiệm là 10A và 10C: các em được tham gia tích cực hơn vào q
trình dạy - học trực tuyến, được giao nhiệm vụ và trải nghiệm việc sử dụng cũng như tự
thiết kế bài học dưới dạng sơ đồ tư duy qua các phần mềm/công cụ hỗ trợ DHTT; 2 lớp đối
chứng là 10B và 10D: phần lớn thời gian các em học trực tuyến theo cách truyền thống (chủ
yếu sử dụng bài giảng Power point, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do GV trình chiếu trên
bài giảng điện tử hoặc kiểm tra thường xuyên bằng phương pháp vấn đáp) và được thử
nghiệm 1 - 2 buổi theo các giải pháp mà sáng kiến đề xuất.
Kết quả thu được như sau:
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
(10A, 10C)
(10B, 10D)
Tổng số HS: 70
Tổng số HS: 70
Tiêu chí
Mức
Mức
Mức Mức
Mức Mức
Trung

Trung
Tốt
Khá
Tốt
Khá
bình
bình
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực
30
25
15
20
27
23
hiện nhiệm vụ học tập của HS
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo,
hợp tác của HS trong việc thực hiện
22
23
15
18
29
23
các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của HS trong
trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả
22
23
15
18

29
23
thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp
của các kết quả thực hiện nhiệm vụ
30
25
15
20
27
23
học tập của học sinh.
Kết quả khảo sát học sinh khối lớp 10, 11, 12 về mức độ hứng thú với hình thức
DHTT theo các giải pháp đề ra trong sáng kiến (trong thời điểm cuối năm 2021 đến nay,
khi nhà trường tổ chức DHTT) như sau:
Tổng số học sinh: 410
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
Mức độ
Không Không có
Khơng
Khơng có
Thích
Thích
thích
ý kiến
thích
ý kiến
Số học sinh
213

80
117
315
23
72
Tỉ lệ
52,0%
19,5%
28,5%
76,8%
5,6%
17,6%
+ 102 HS - 57 HS
- 45 HS
So sánh
(+24,8%) (-13,9%) (-10,9%)
Các kết quả trình bày ở trên đã chứng minh được hiệu quả mà sáng kiến đem lại.
Sau khi áp dụng sáng kiến, chất lượng học tập cũng như hứng thú đối với bộ môn, với
giờ học của HS đã tăng lên rõ rệt, đồng thời nhiều kĩ năng của HS cũng được khai phá
và tạo điều kiện phát triển. Tác giả tin rằng hiệu quả này khơng chỉ dừng ở hình thức

14


DHTT, các đề xuất trong sáng kiến hồn tồn có thể áp dụng trong dạy học trực tiếp,
HS vẫn tiếp tục được trải nghiệm và sáng tạo, tiếp cận với công nghệ số dưới sự định
hướng của GV, giúp việc học kiến thức luôn song hành với rèn luyện và phát triển các
kĩ năng của HS, từ đó tạo nền tảng năng lực vững chắc cho các em trong những năm
học tiếp theo và ở các cấp học cao hơn.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
7.1. Đối với nhà trường:
- Phổ biến tới GV Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021: Quy định về
quản lý và tổ chức DHTT trong cơ sở GDPT và cơ sở GDTX để mọi GV hiểu rõ được
mục đích, các nguyên tắc khi triển khai DHTT.... nâng DHTT lên một mức mới, không
dừng ở việc DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp mà sẽ là DHTT thay thế một phần quá trình
dạy học trực tiếp và tiến tới có thể thực hiện DHTT thay thế hồn tồn q trình dạy học
trực tiếp.
- Cần có sự hỗ trợ chu đáo về hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ, đảm
bảo đường truyền mạng thông suốt, đồng bộ ở từng lớp học trong quá tŕnh tổ chức DHTT
tại trường.
7.2. Đối với giáo viên:
- Trước mỗi giờ học trực tuyến, GV cần:
+ Xác định mục tiêu bài học, nhất là việc cần điều chỉnh gì so với dạy trực tiếp,
bám sát các căn cứ: Hướng dẫn thực hiện kiến thức - kĩ năng (Bộ GD-ĐT, 2006), Yêu
cầu cần đạt (chương trình GDPT 2018: tổng thể và bộ môn), Công văn 4040/BGDĐTGDTrH.
+ Xác định nội dung nào giao cho HS thực hiện tự chủ (chủ yếu ở mức độ nhận
biết và thông hiểu), xác định nội dung nào dạy khi kết nối trực tuyến.
+ Lên phương án thiết kế hoạt động: HS làm nhiệm vụ gì? Khai thác tư liệu ở
đâu? GV chuẩn bị học liệu gì?
- Có khả năng ứng dụng cơng nghệ thông tin ở mức cơ bản trở lên (soạn giảng
power point, khai thác thông tin trên Internet, sử dụng một số cơng cụ hỗ trợ DHTT).
- Cần tích cực học tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi và học hỏi đồng nghiệp, để nâng
cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, làm chủ được một số nền tảng công nghệ và
phần mềm hỗ trợ DHTT hiện đại, từ đó mới khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và tài
nguyên sẵn có từ Internet. Khi GV sử dụng thành thạo công nghệ thông tin cùng các trang
thiết bị hỗ trợ dạy học thì có thể tương tác với HS tự nhiên và hiệu quả được nâng lên rất
nhiều, quản lý HS cũng tốt hơn, tạo được giờ học trực tuyến chất lượng, hiệu quả.
7.3. Đối với học sinh:

- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ; Ham học hỏi, tìm tịi và tự tin thể hiện năng lực của
bản thân (giao tiếp và hợp tác, sáng tạo, thuyết trình trước lớp, cùng nhóm thảo luận giải
quyết các vấn đề do nhiệm vụ đặt ra...)
- Có tinh thần cầu thị, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn bè và định
hướng của GV; mạnh dạn, thẳng thắn trao đổi, chia sẻ với bạn bè, GV những vấn đề còn

15


khó khăn trong q trình tiếp nhận kiến thức mới qua mạng trực tuyến để cùng bạn bè,
GV tìm phương án giải quyết phù hợp với năng lực nhận HS và tình hình thực tế...
8. Tài liệu gửi kèm: Khơng
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tơi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Nghĩa Lộ, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Dương Thị Thanh Vân

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục phổ thơng - Chương trình Tổng thể (Bộ Giáo dục và đào
tạo, 2018).
2. Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Địa lí (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018).
3. Website của Bộ Giáo dục và đào tạo.
4. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực
tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, ngày 30 tháng

03 năm 2021 của Bộ GD-ĐT.
5. Tài liệu Hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến dành cho GV trung học:
/>6. Các video tham khảo về quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy:
/>7. Các video tham khảo về thực hiện dạy học trực tuyến:
/>
17



×