Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.29 KB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ CẨM VÂN

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ
LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN

Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 9 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh

Hà Nội, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là cơng trình
nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các nội dung
được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trong các cơng trình nào trước đó.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2022
Tác giả

Đỗ Thị Cẩm Vân



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
LVB
VB

:
:

Liên văn bản
Văn bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................7
1.1. Khái quát một số điểm chủ yếu của lý thuyết Liên văn bản...........................7
1.1.1. Về khái niệm tính liên văn bản....................................................................7
1.1.1.1. Liên văn bản và nội hàm khái niệm văn bản............................................8
1.1.1.2. Liên văn bản và tính đối thoại/đa thanh/phức điệu...................................11
1.1.2. Liên văn bản và người đọc..........................................................................14
1.1.3. Thi pháp liên văn bản..................................................................................16
1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Liên văn bản.................................................22
1.2.1. Tình hình dịch thuật lý thuyết Liên văn bản................................................22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Liên văn bản ở Việt Nam..........................26
1.3. Tình hình vận dụng lý thuyết Liên văn bản trong nghiên cứu tiểu thuyết.......33
Tiểu kết................................................................................................................38
Chương 2. SỰ ĐỔI MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG
ĐẠI......................................................................................................................40
2.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong ngữ cảnh văn hóa mới....................40
2.2. Từ cái nhìn mới về hiện thực và con người đến hiện thực nghệ thuật mới . 42

2.2.1. Vấn đề kiến tạo hiện thực..........................................................................42
2.2.2. Vấn đề cá thể hóa nhân vật........................................................................46
2.2.3. Đổi mới bút pháp nghệ thuật.....................................................................50
2.3. Hai khuynh hướng nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại..................54
2.3.1. Tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu hiện đại............................................55
2.3.2. Tiểu thuyết theo lối hư cấu lịch sử............................................................59
2.4. Một hệ hình tiểu thuyết mới và yêu cầu cách tiếp cận nghiên cứu mới.......64
2.4.1. Những hiện tượng của hệ hình tiểu thuyết mới.........................................64
2.4.2. Về cách đọc mới trước một hệ hình tiểu thuyết mới.................................69


Tiểu kết................................................................................................................74
Chương 3. GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG
ĐẠI......................................................................................................................77
3.1. Giễu nhại – một hiện tượng phổ biến trong văn học Việt Nam đương đại.....77
3.1.1. Giễu nhại như là hiện tượng của Liên văn bản..........................................77
3.1.2. Vấn đề nghiên cứu hiện tượng giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương
đại

80

3.2. Các phương thức giễu nhại tiêu biểu trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại............................................................................................................82
3.2.1. Trích dẫn nhại............................................................................................82
3.2.1.1. Định nghĩa trích dẫn...............................................................................82
3.2.1.2. Các hình thức trích dẫn tiêu biểu............................................................83
3.2.2. Viện dẫn nhại.............................................................................................92
3.2.2.1. Phân biệt viện dẫn và trích dẫn...............................................................92
3.2.2.2. Các hình thức viện dẫn nhại tiêu biểu....................................................92
3.2.3. Chỉ dẫn nhại...............................................................................................96

3.2.3.1. Định nghĩa chỉ dẫn nhại..........................................................................96
3.2.3.2. Các biểu hiện của chỉ dẫn nhại...............................................................96
3.3. Giễu nhại và sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại...................103
3.3.1. Tiểu thuyết mang tính đối thoại...............................................................103
3.3.1.1. Đối thoại các vấn đề trong xã hội.........................................................103
3.3.1.2. Đối thoại văn học nghệ thuật................................................................107
3.3.2. Tiểu thuyết đương đại – “tác phẩm mở”.................................................109
Tiểu kết..............................................................................................................111
Chương 4. VIẾT LẠI LỊCH SỬ VÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI..................................................114
4.1. Viết lại lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại...............................114
4.1.1. Viết lại như là hiện tượng Liên văn bản..................................................114


4.1.2. Những hình thức viết lại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương
đại

116

4.1.2.1. Viết lại hình thức..................................................................................116
4.1.2.2. Viết lại nội dung...................................................................................120
4.2. Tương tác thể loại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại..........................128
4.2.1 Tương tác thể loại như là hiện tượng liên văn bản...................................128
4.2.2. Hai hình thức tương tác thể loại tiêu biểu...............................................129
4.2.2.1. Thơ ca trong tiểu thuyết........................................................................129
4.2.2.2. Truyện ngắn trong tiểu thuyết..............................................................132
4.3. Viết lại lịch sử và tương tác thể loại với sự đổi mới tiểu thuyết................136
4.3.1. Viết lại lịch sử với tính đối thoại.............................................................136
4.3.2. Huyền thoại hóa tiểu thuyết.....................................................................140
Tiểu kết..............................................................................................................145

KẾT LUẬN......................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ.....................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1967, nhà nghiên cứu văn học người Pháp gốc Bulgaria: Julia Kristeva
đề xuất khái niệm tính liên văn bản (LVB) (tiếng Pháp: intertextualité; tiếng
Anh: intertextuality). Kể từ khi thuật ngữ này ra đời cho đến nay đã nhận được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn chương hàng đầu thế giới.
Thực tế, về nguồn gốc của khái niệm, tính LVB được các nhà khoa học nhất trí
cho rằng từ quan điểm ngôn ngữ học của F. Saussure, rồi sau đó gắn với tư
tưởng đối thoại của M. Bakhtin và các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với
tư cách là một khái niệm lí thuyết văn học thì Julia Kristeva chính là người
khởi xướng. Quan niệm của Kristeva sau đó được sự hưởng ứng của các nhà
hậu cấu trúc tên tuổi như R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần
thuật học như M.Riffaterre, G.Genette,... Từ khi thuật ngữ tính LVB ra đời, nó
đã được vận dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu văn học trên thế giới. Những
công trình nghiên cứu theo hướng LVB hiện nay trên thế giới trở nên hết sức
phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, lí thuyết này cho đến nay vẫn
chưa được khảo sát và nghiên cứu một cách hệ thống. Trong những năm gần
đây, tuy đã có một số bài dịch, bài giới thiệu, cũng có những bài viết, một số
cơng trình dùng lý thuyết LVB để nghiên cứu văn chương nhưng chỉ tập trung
ở một vài tác phẩm hay một tác giả cụ thể, chưa có những cơng trình nhìn nhận
đối với một giai đoạn văn chương.
Sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã đi trên con đường hiện đại
hóa làm thay đổi quan niệm về thể loại và về lối viết. Tinh thần hậu hiện đại
đã soi chiếu vào tư duy tiểu thuyết, có thể nói đã tạo nên một sự biến đổi sâu
sắc qua những sáng tác của Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn

Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Thuận,
Đoàn Minh Phượng, Phong Điệp, Nguyễn Ngọc Tư,… Bằng cách đi sâu vào
các vấn đề thế sự, đời tư, phát hiện những mặt trái của đời sống, xã hội, văn
1


hóa; họ tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh thần dân chủ, cởi mở. Xuất hiện
những hình thức nghệ thuật mới rất đa dạng: đối thoại với văn bản (VB) xã
hội (social text) và diễn ngôn tập thể (collective discourse); vay mượn và
giễu nhại huyền thoại, cổ tích; quan tâm đến việc trích dẫn, viết lại, viết tiếp
những văn bản cũ; rồi những pha trộn thể loại, hư cấu lịch sử, giễu nhại văn
chương và văn hóa truyền thống có tính chất khn sáo, giáo điều,... Sự đổi
mới tiểu thuyết, vừa diễn ra ở chủ thể nhà văn ở văn bản nghệ thuật vừa diễn
ra ở chủ thể tiếp nhận. Những nỗ lực cách tân của người viết đòi hỏi người
đọc phải chủ động với cách đọc, cách cảm thụ tác phẩm, tránh tình trạng
quen với lối đọc của hệ hình văn học cũ. Những biểu hiện nêu trên ở tiểu
thuyết Việt Nam đương đại thể hiện rất rõ tính LVB. Vấn đề này cần được
quan tâm nghiên cứu, giải thích và đánh giá thỏa đáng. Đây là lí do chính để
chúng tơi chọn đề tài Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên
văn bản. Trên cơ sở tìm hiểu, cập nhật, giới thiệu một cách tương đối hệ
thống lí thuyết LVB và soi chiếu lý thuyết này vào tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, chúng tôi mong muốn nối tiếp những nghiên cứu còn rải rác theo
hướng này đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ đó phát hiện và đánh
giá những giá trị sáng tạo của nhà văn trong một cái nhìn bao quát để thấy
được bước phát triển của văn chương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề trung tâm của luận án không chỉ nằm ở một cuộc khảo sát các biểu
hiện của LVB trong tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới, mà cịn ở việc lí giải
sự tồn tại của nó như một lựa chọn tất yếu trong quan niệm sáng tạo văn
chương gắn với hoàn cảnh xã hội - văn hoá, đồng thời đặt ra những vấn đề
về khả năng gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ văn chương như một nỗ lực đổi mới

tiểu thuyết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn của lý thuyết
LVB, luận án hướng tới vận dụng lý thuyết LVB như một công cụ để tìm
hiểu tiểu

2


thuyết Việt Nam đương đại. Qua thao tác đó, luận án chỉ ra sự vận động của
thể loại này trong sự vận động phát triển chung của văn học Việt Nam đương
đại.
Với hướng tiếp cận từ lý thuyết LVB, luận án cũng mong muốn đóng
góp về mặt phương pháp luận đối với việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam.
Bởi nghiên cứu văn học nói chung cần có nhiều cách thức tiếp cận, nhiều cách
nhìn mới do lý thuyết phê bình đưa lại. Cách tiếp cận từ lý thuyết LVB sẽ góp
phần cùng với nhiều lý thuyết nghiên cứu khác chỉ ra trạng thái động trong đời
sống thực tiễn của văn học Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những lý thuyết về LVB như những công cụ nền tảng làm
cơ sở phương pháp luận cho luận án. Đồng thời, tìm hiểu những vấn đề về sự
phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhất là các xu hướng phát triển
chính.
- Phân tích, lý giải các hiện tượng của tiểu thuyết đương đại Việt Nam
biểu hiện tính LVB. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của luận án.
- Chỉ ra những thay đổi trong nghệ thuật tiểu thuyết so với trước đổi mới
từ góc nhìn LVB. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện lồng ghép thông qua các
chương cụ thể của luận án.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án trước hết là tiểu thuyết Việt Nam
đương đại về phương diện tính LVB. Để tiến hành cơng việc nghiên cứu luận
án cần khảo sát lí thuyết về tính LVB. Việc nắm vững về lí thuyết tính LVB là
cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu các
trường hợp cụ thể để góp phần “nội địa hóa” một lý thuyết vốn ra đời và thực
hành ở văn hóa phương Tây. Trong khi trình bày, phân tích lí thuyết LVB,
chúng tơi sử dụng những ví dụ từ sáng tác của các nhà tiểu thuyết Việt Nam
Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng
3


Giác,... và một số nhà văn khác.

4


Việc tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam từ lí thuyết LVB tập trung vào một
số thủ pháp tiêu biểu nhất như trích dẫn và giễu nhại, viết lại, sự đan xen thể
loại,… Những thủ pháp này được nghiên cứu gắn với hai khuynh hướng phát
triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại: tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu
hiện đại và tiểu thuyết theo lối viết truyền thống với đề tài lịch sử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do số lượng tác giả của tiểu thuyết Việt Nam đương đại rất lớn, mỗi nhà
văn có một thế mạnh khác nhau, luận án chỉ tập trung vào khảo sát và nghiên
cứu những tác giả tiêu biểu theo hai khuynh hướng chính. Đối với khuynh
hướng hậu hiện đại, có các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh
Thái, Thuận. Khuynh hướng theo lối viết truyền thống với đề tài lịch sử có các
tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo,

… Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cũng có đề cập đến một số
nhà văn khác, để có những minh chứng thuyết phục hơn về vấn đề đang được
triển khai tìm hiểu.
Từ lí thuyết LVB soi chiếu vào các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, chúng tơi cung cấp một cách có hệ thống việc vận dụng lí thuyết
này trong đánh giá và phê bình văn học nhằm bắt kịp theo xu thế chung của
văn học thế giới. Từ đó có những phát hiện và đánh giá đóng góp của những
nhà văn Việt Nam đương đại trong giai đoạn hiện nay.
Đối với thực tế VB nghệ thuật, luận án chủ yếu khảo sát các bình diện
diễn ngơn tư tưởng, ngơn ngữ và thể loại. Các bình diện khác như hình tượng,
cổ mẫu ít được đề cập.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thi pháp văn bản
Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức. Đó là hình thức
mang tính nội dung. Bằng cách phân tích các dấu hiệu hình thức của tác phẩm
văn học, người đọc nhận ra giá trị thẩm mỹ của nó. Đối với việc nghiên cứu
tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn của lý thuyết LVB, chúng tơi tìm
ra những dấu hiệu mang tính hình thức của tính LVB (trong việc sử dụng các
5


hình thức cụ thể như: giễu nhại, tương tác thể loại, viết lại,...) trong việc cụ thể
hóa nội dung của VB.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống
Sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống hóa các yếu tố LVB có trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại, xem xét mỗi VB như một LVB trong mạng
lưới các VB khác: đó có thể là LVB trong sáng tác của chính nhà văn; có thể là
giữa các nhà văn trong cùng một thời đại và thậm chí là xuyên thời gian, xuyên
quốc gia.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh là một yêu cầu tự nhiên trong cuộc sống và khoa học. Để thực
hiện nhiệm vụ của luận án, chúng tôi đặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong
mối tương quan với tiểu thuyết Việt Nam ở các giai đoạn trước và trong mối
tương quan giữa các tác giả, tác phẩm của cùng một tác giả. Bằng cái nhìn so
sánh, luận án sẽ cho thấy được đặc điểm chung và riêng của yếu tố LVB trong
các tác phẩm văn chương đương đại được khảo sát, những mối liên hệ, giao
lưu, tiếp biến văn hóa, văn học,... trong các VB tiểu thuyết Việt Nam đương
đại.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Văn học nghệ thuật là một phần của văn hóa. Mỗi VB đều nằm trong
mạng lưới VB của văn hóa (VB nghệ thuật, VB chính trị, đạo đức, tơn giáo,...).
Vì thế về mặt bản chất, tính LVB của VB ln hướng đến tính chất rộng lớn
hơn đó là tính liên văn hóa bởi “VB được dệt bằng các trích dẫn gửi đến cho
hàng nghìn nguồn văn hố.” [111]. Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ thấy được
mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học, giữa tính LVB
trong cái nhìn rộng hơn của tính liên văn hóa. Nghiên cứu văn học theo hướng
LVB không thể tránh khỏi việc vận dụng một số cách tiếp cận văn hóa học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Q trình nghiên cứu có hệ thống tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn
từ lý thuyết LVB, luận án sẽ nhận diện được đặc điểm mới của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại từ đó có những đánh giá về sự phát triển, xu hướng vận động
6


của văn học Việt Nam hiện nay. Trong khi đã có nhiều hướng tiếp cận khác
nhau đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại, hướng nghiên cứu của luận án sẽ
tiếp tục góp phần hồn thiện về mặt phương pháp trong việc nghiên cứu văn
học từ lý thuyết LVB.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: trên cơ sở những cơng trình nghiên cứu về lí thuyết LVB trên thế

giới, những cơng trình nghiên cứu LVB ở Việt Nam và việc ứng dụng lí thuyết
này để nghiên cứu ở nước ta, chúng tôi hệ thống bổ sung để hồn chỉnh hơn lí
thuyết này để dùng nó là cơ sở khoa học để nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến tiểu thuyết Việt Nam hiện nay.
- Về thực tiễn: Từ sự tổng hợp những nghiên cứu cơ bản nhất về lý thuyết LVB
trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tơi triển khai phân tích những biểu hiện của
LVB trong các sáng tác của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Từ đó có những
đánh giá khách quan những đóng góp mới của các nhà văn đương đại. Các
hướng triển khai của luận án sẽ cung cấp những kết luận mang tính khoa học
trong sự vận dụng lí thuyết LVB để nghiên cứu văn chương và đồng thời cung
cấp mơt cái nhìn khái qt về sự vận động và phát triển của văn học Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận án được triển khai qua 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 3: Giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 4: Viết lại lịch sử và tương tác thể loại trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát một số điểm chủ yếu của lý thuyết liên văn bản
1.1.1. Về khái niệm tính liên văn bản
Trước hết cần nói rằng, hai thuật ngữ tính LVB và LVB được sử dụng
trong luận án này có nội dung khoa học khác nhau. Tính LVB là một thuộc
tính, là kết quả có ở mọi VB nghệ thuật. Khái niệm này có ý nghĩa khoa học

hơn vì là nội dung chủ yếu của lý thuyết LVB (intertextuality). Còn khái niệm
LVB là mối quan hệ giữa các VB, mục đích LVB là hoạt động của tổ chức VB,
có nét nghĩa thi pháp cũng gần với cách hiểu thông thường hơn (các kiểu, thủ
pháp LVB). Tuy nhiên trong quá trình viết, ở một số chỗ trong luận án, có lúc
chúng được sử dụng cùng nghĩa, phù hợp với cách diễn đạt trong hoàn cảnh cụ
thể.
Cho đến nay, nội hàm của khái niệm tính LVB vẫn chưa được đóng
khung, mà ở đó vẫn có những lối mở như chính tên gọi của nó, do “xuất phát
từ những hệ quy chiếu khác nhau, lý thuyết về tính LVB trở nên phức tạp, đa
nguyên, xuyên trường phái, mở và năng sản” [125, trxxv]. Jacques Derrida cho
rằng mỗi VB đều là một phức hợp “ghép nối” [76, tr.39]. Genette cho rằng
LVB “... là việc người đọc nhận thức được những mối quan hệ giữa một tác
phẩm và những tác phẩm có sau hoặc trước nó” và đồng nhất LVB với chính
nghĩa chữ của nó “LVB là ... cơ chế riêng để đọc VB văn học. Chỉ có mình nó
làm sản sinh ra sự biểu đạt (signifiance) trong khi cách đọc theo tuyến tính,
giống như những VB văn học hoặc phi văn học, lại chỉ sản sinh ra nghĩa
(sens)” [138, tr.86],... Cịn Riffaterre đã định nghĩa lại tính LVB như sau “nó là
một hiện tượng hướng dẫn lối đọc VB, mà lối đọc này sau cùng chi phối sự
diễn giải về VB đó, và đó là lối đọc ngược lại với lối đọc tuyến tính. Lối đọc
này là một kiểu mẫu tiếp nhận VB chi phối quá trình sản sinh sự tạo nghĩa
(signifiance), trong khi lối đọc tuyến tính chỉ chi phối quá trình sản sinh ý
nghĩa (sens)...” [105].
8


Dù có những giới thuyết khác nhau nhưng chúng tơi có thể hiểu, LVB là
một tính năng của tất cả VB. LVB là điều kiện để tạo ra VB. Bất kỳ VB nào
khi ra đời, để có thể tồn tại và hiểu được chỉ bằng cách thông qua các mối quan
hệ với các VB trước nó. Nhờ đó mà VB tạo ra một quy trình mở trong đó nó
vượt qua ranh giới của VB hiện tại để mở rộng đến những gì có thể là bên

ngồi nó (bối cảnh, ý thức xã hội, thực tế,...). Ý nghĩa của một ý nghĩa được
xác định bởi một ý nghĩa khác, đến lượt nó được giải thích bởi một ý nghĩa
khác và cứ thế tiếp tục. Từ sự phân tích trên, chúng tơi khái qt: LVB là một
thuộc tính của diễn ngơn văn học, làm cho văn bản trở thành một đơn vị liên kí
hiệu. Tính liên văn bản định hình ý nghĩa của một văn bản trong mối quan hệ
với những văn bản khác tạo nên diễn ngơn về văn hóa. Do đó, ý nghĩa văn bản
là vơ hạn và ln ở dạng tiềm năng cho đến khi nó được kích hoạt bởi hoạt
động đọc.
1.1.1.1. Liên văn bản và nội hàm khái niệm văn bản
Đề xuất khái niệm tính LVB trên cơ sở quan điểm tiên phong của
Bakhtin, Julia Kristeva chính là người đã mở đường cho lý luận phê bình hậu
hiện đại với những quan điểm quan trọng về nội hàm của VB: VB là “liên văn
bản”, là “bức khảm các trích dẫn”, là “sự hấp thu và biến đổi của văn bản
khác”,... [2, tr.234]. Đây là lối đi mở ra cho các nhà hậu cấu trúc, để cùng nhau
bổ sung và hồn thiện nội hàm lý thuyết về tính LVB. Một khái niệm cho đến
nay vẫn chưa hoàn tất và xong xuôi.
Qua tác phẩm Từ, đối thoại, tiểu thuyết, Kristeva đã giới thiệu Bakhtin
đến các nước phương Tây. Trong công trình này, bà đã đề xuất khái niệm LVB
thay thế cho tính đối thoại/tính liên chủ thể của Bakhtin. Kristeva viết “khám
phá mà Bakhtin là người đầu tiên đưa vào trong lý thuyết văn chương: mọi VB
đều được xây dựng như một bức chạm khảm những trích dẫn. Mọi VB đều là
sự hấp thu và chuyển hóa một VB khác”. [2, tr.234]; Kristeva đã sử dụng phép
ẩn dụ của một bức tranh khảm để mơ tả cách giải thích của mình về nội hàm
của LVB trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc về tính đối thoại của Bakhtin. Một bức
9


tranh khảm thể hiện sự tương tác của nhiều màu sắc, kích cỡ và loại vật liệu
khác nhau. Mặc dù một bức tranh khảm là một màn hình cụ thể trong lịch sử
của một người nào đó diễn giải hoặc tạo ra một ý tưởng, nhưng bản thân bức

tranh không phải là một điểm cố định. Nó có thể phát triển hơn nữa. Chính nó,
là một giao điểm của các mẫu, màu sắc và kiểu dáng khác nhau phối kết thành
một VB. Các VB tiếp nhận, tiêu thụ, kết hợp và tiếp thu các VB khác, đồng
thời, các chủ đề LVB này được tiếp thu và biến đổi trong các VB khác. Đối với
Kristeva, ý nghĩa không thể được xem là một sản phẩm hồn chỉnh, mà nó ln
trong q trình sản xuất. Khái niệm tính LVB từ nay thay thế cho khái niệm
tính liên chủ thể.” [98]. Nếu như Bakhtin quan niệm ngữ cảnh là hồn cảnh xã
hội thì Kristeva đã định vị cấu trúc văn chương trong tổng thể xã hội và tổng
thể xã hội đó được xem như một tổng thể VB: “hầu như mọi thứ đều được coi
như VB: văn học, văn hóa, xã hội, lịch sử và chính bản thân con người; từ đây
xuất hiện lí thuyết về tính LVB.” [66, tr.240]. Như vậy, đối với Kristeva thì
ngữ cảnh là văn bản xung quanh nó. Từ đó, Kristeva tiến hành quy chiếu VB
vào một biểu đồ gồm có hai trục: trục ngang (horizotal axis) – thể hiện mối liên
hệ giữa tác giả và người đọc; và trục dọc (vertical axis) – thể hiện cho sự kết
nối một VB này với hệ thống VB khác bao quanh nó. Bằng cách cùng quy
chiếu hai trục ngang và trục dọc lên một VB, độc giả sẽ nhận ra quy tắc cốt lõi
vận hành VB: “mọi VB ngay từ khi bắt đầu đã chịu ảnh hưởng và nằm trong
phạm vi tác động của những giải trình ngơn ngữ khác nhau, mà mỗi giải trình
ngơn ngữ như thế, ln ln chịu chi phối bởi một vũ trụ gồm nhiều VB khác.”
[101]. Trong mối quan hệ của trục dọc mà sơ đồ của Kristeva đề xuất, VB
nghiên cứu đã được đặt vào một mạng LVB rộng lớn xung quanh, đó có thể là
những VB đồng đại hoặc lịch đại. Độc giả cần là những người thơng thái để có
thể phát hiện ra sự biến đổi hoặc dấu vết của sự biến đổi có sự ảnh hưởng từ
những VB khác. Cũng cần phải chú ý một vấn đề quan trọng là việc tìm dấu
vết của một VB, khơng nhằm mục đích truy tìm nguồn gốc, mà chỉ cho thấy sự
liên kết đan xen, chồng chất giữa chúng. Bởi việc truy tìm xuất phát điểm của
10


một VB là điều khó thực hiện, vì “bất cứ VB nào cũng tạo nên như một bức

tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ VB nào cũng mang
dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các VB khác.” [101]. Với quan niệm
này, tư tưởng của Kristeva đã đảo ngược lại với tư tưởng của các nhà cấu trúc
luận. Nếu các nhà cấu trúc đóng khung VB trong một giới hạn khép kín của
cấu trúc thì Kristeva đặt ra vấn đề “thay vì phải khoanh vùng sự chú ý của
chúng ta vào giới hạn cấu trúc của VB, tại sao chúng ta không thử nghiên cứu
tính chất cấu trúc ấy bắt nguồn từ đâu?” [101]. Điều này được Kristeva giải
thích rõ: “những mã (code) của một cấu trúc VB như là sự chuyển hóa những
lớp (những mã) được lấy từ những VB khác.” [98] và “sự tương tác VB nảy
sinh bên trong một VB duy nhất” [98]. Những quan niệm trên của Kristeva về
tính LVB đã đặt tiền đề cho lý luận phê bình hậu hiện đại. Theo quan niệm của
bà LVB là “chỗ giao cắt của các mặt phẳng VB khác nhau” “sự đối thoại của
các kiểu viết khác nhau” [2, tr.239]. Vì thế nên “đối với chủ thể có nhận thức,
tính LVB là một dấu hiệu cho thấy bằng phương cách nào một VB đọc lịch sử
và được cài lồng vào trong lịch sử.” [98]. Kristeva đặt ra quan niệm về trị chơi
tự do của cấu trúc trong tác phẩm Kí hiệu học – Sémiotiké (1969), mà sau này
Derrida cũng đã tun ngơn về lí thuyết trị chơi cấu trúc trong việc giải cấu
trúc thơng qua bài báo cáo có tên “Cấu trúc, kí hiệu và trị chơi trong diễn
ngơn của các khoa học nhân văn – La structure, le signe et le jeu dans le
discours des sciences humaines”. Sự tự do của trị chơi cấu trúc được Kristeva
thực hiện thơng qua khái niệm genotext – văn bản tương đương hay cận văn
bản. Geno-text, Kristeva giải thích, “khơng phải là một cấu trúc mà là một “số
nhiều tạo nghĩa”, nằm trong quan hệ với “fenotext” – VB mang tính hiện tượng
(sản phẩm cuối cùng của lao động) tái hiện chỉ “một nghĩa có giới hạn”, vì thế,
đó là sự nghèo nàn.” [94, tr.222]. Như vậy cấu trúc VB giờ đây không phải là
một cấu trúc đã được bê tơng hóa, khơng khơ cứng, đơng đặc hay đã được định
hình sẵn theo khuôn ngay từ lúc sinh ra. Giới hạn nghĩa cho nó, nghĩa là cấp
cho VB một ý nghĩa sau cùng. Đồng thời, bà đã đề xuất thuật ngữ idéologème
11



– chức năng phối kết “sự tổ chức, phối kết của một VB bên trên những cấu trúc
khác” [98]. Sự tổ chức phối kết làm nên tính giao xuyên VB và sự giao xuyên
này đã “làm thay đổi lẫn nhau giữa những đơn vị thuộc về những VB khác
nhau” [98].
1.1.1.2. Liên văn bản và tính đối thoại/đa thanh/phức điệu
Tính đối thoại/đa thanh/phức điệu xuất phát từ Mikhain Mikhailơvích
Bakhtin. Những cơng trình chủ yếu của M. Bakhtin như Những vấn đề thi pháp
Đôxtôiepski (1929), Sáng tác của Phrăngxoa Rabơle và văn hóa dân gian thời
Trung đại và phục hưng (1965), Những vấn đề văn học và mĩ học (1975), Mĩ
học sáng tác ngơn từ (1979), Những bài báo phê bình văn học (1986),...
Bakhtin được xem là nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất trong nền lí luận phê
bình thế giới bởi tư tưởng của ơng trải dài ở nhiều khía cạnh: triết học, mĩ học,
lí luận văn học,... Đây là những tiền đề cơ bản để nhiều nhà lí luận phê bình
sau này kế thừa và đối thoại lại các vấn đề mà Bakhtin đã từng đặt ra. Trong số
đó, có khái niệm LVB được Kristéva đề xuất.
Theo Bakhtin, đơn vị trực tiếp trong giao tiếp lời không phải là “từ” hay
“câu” mà chính là các phát ngơn. Trong q trình giao tiếp, người ta thực hiện
các phát ngơn, điều đó có nghĩa là các phát ngơn đã giúp cho người sử dụng
ngôn ngữ bày tỏ “ý kiến”, “suy nghĩ” của mình. Ngơn ngữ phục vụ hai kẻ phát
ngơn cùng lúc, diễn tả hai ý định khác nhau cùng một lúc: một ý định trực tiếp
của nhân vật (tức người đang nói) và một ý định bị khúc xạ bởi chính tác giả
(người đang viết). Dù phục vụ kẻ phát ngôn nào thì người tham gia giao tiếp
bao giờ cũng có những ý đồ cụ thể, hướng đến một khách thể bên ngồi. Như
vậy, ngơn ngữ tiểu thuyết ln chứa đựng ý thức của người sáng tác và “ý thức
của người sáng tạo ra tiểu thuyết đa thanh có mặt thường xuyên và khắp nơi
trong tiểu thuyết đó và có vai trị tích cực ở mức độ cao nhất ở đấy.” [9, tr.57],
“những ý thức này cũng chưa kết thúc và chưa hồn tất như chính nó.” [9,
tr.57,]. Ngồi chủ thể phát ngôn, Bakhtin quan niệm ngôn ngữ luôn được đặt
trong mối quan hệ tương tác qua lại trong ngữ cảnh, bởi lời nói nào cũng được

12


nhúng vào trong môi trường, trong bối cảnh xã hội mà nó được sinh ra. Phát
ngơn chính là sản phẩm của mối quan hệ xã hội: “Một lời nói phát biểu sống
động, nảy sinh một cách có ý thức trong một thời điểm lịch sử nhất định và
trong một môi trường xã hội nhất định.” [8, tr.94].
Với Bakhtin, VB thực hiện không phải nhiều mà là vô số cuộc đối thoại
khác nhau về rất nhiều vấn đề của cuộc sống. Chính những cuộc đối thoại này
lại tiếp tục mở ra những cuộc giao tiếp đối thoại khác: đó là cuộc đối thoại giữa
người đọc và các vấn đề xã hội được nói đến trong VB mà Bakhtin cho rằng
“sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn
ngữ.” [9, tr.172]. Bakhtin chú ý đến ngữ cảnh của lời nói. Mỗi ngữ cảnh khác
nhau sẽ nảy sinh những cánh hiểu và quan điểm khác nhau của người tiếp
nhận. Đây được xem là tư tưởng tiến bộ của Bakhtin. Bằng việc đề xuất tính
nhiều tiếng nói này, ông đã đi ngược lại với quan điểm của Saussure và các nhà
hình thức luận lúc bấy giờ.
Phát triển nguyên lý carnaval (hội giả trang) trên nền tảng văn hóa dân
gian thời trung cổ và Phục hưng Châu Âu, Bakhtin gắn thuật ngữ này với nội
hàm khái niệm rộng hơn: “như là tổng thể các lễ hội có nguồn gốc khác nhau
mà đặc điểm nổi bật của nó là niềm vui hội hè của nhân dân.” [108]. Trong
cơng trình Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ
và phục hưng, Bakhtin đã cho thấy nền tảng của carnaval gắn liền với một hệ
quan niệm thẩm mỹ đặc thù đó là nhận thức duy vật tự phát và biện chứng tự
phát về sự sinh tồn thông qua phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực
nghịch dị. Và cái nghịch dị lại xuất hiện ở bản chất tái sinh tiếng cười. Giễu
nhại chính là một trong những hình thức thể hiện bản chất tái sinh tiếng cười
đó. Tính chất tái sinh này khơng lấy q khứ tuyệt đối làm đối tượng miêu tả,
mà sẽ chọn đối tượng miêu tả là hiện thực đang tiếp diễn. Điều này có nghĩa là
quá khứ có thể trở thành đối tượng xuất hiện trong văn cảnh nhưng đó khơng

phải là đối tượng miêu tả. Hành vi nhại lại quá khứ không nhằm mục đích thay
đổi ý nghĩa ban đầu của đối tượng mà trong văn cảnh mới, nó được cung cấp
13


thêm những ý nghĩa mới, nó mang “tính đa phong cách và tính nhiều giọng
điệu” [9, tr.104]. Bởi vì carnaval “bao trùm các bình diện khác nhau của tác
phẩm, từ cấp độ ngôn ngữ, qua thế giới nghệ thuật cho tới nội dung tư tưởng và
cấu trúc thể loại, như một thành phần vững bền của văn hóa” [108], nên chắc
chắn “canaval hóa là cơng cụ diễn giải có lợi trong việc phân tích tác phẩm cụ
thể cũng như các tiến trình văn hóa và văn học ở những thời đại khác nhau.”
[108]. Nó góp phần “loại trừ mọi sự nghiêm chỉnh giáo điều, phiến diện, không
cho phép tuyệt đối hóa một quan điểm nào, một cực nào của cuộc sống và ý
nghĩ.” [9, tr.151].
Đa thanh là một đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết mà không một thể
loại văn học nào có thể thay thế. Đa thanh được hiểu là tính nhiều tiếng nói và
ý thức khơng hịa làm một, một sự đa thanh thực thụ của các tiếng nói. Bakhtin
quan niệm từ trong bản chất “tiểu thuyết đa thanh tồn bộ là mang tính đối
thoại” [9, tr.33], “ngay từ đầu tiểu thuyết đã vang lên tất cả các tiếng nói chủ
yếu của một cuộc đối thoại lớn. Các tiếng nói này khơng khép kín và cách biệt
nhau.” [9, tr.67]. VB đa thanh hòa trộn nhiều giọng: giọng nhân vật, giọng
người kể chuyện, giọng tác giả tạo nên độ căng và sự tương phản đáng kể bởi
những giá trị tự thân và sự độc lập tương đối của các “tiếng nói”. Đây chính là
cơ sở khẳng định tính chất đối thoại trong tiểu thuyết.” [2, tr.246]. Tính nhiều
tiếng nói đó lại đặt nền móng trên nền tảng của tính đối thoại. Đối thoại trong
tiểu thuyết là đối thoại mang tính chất sinh tồn, là cái quyết định giá trị của lời
nói “chữ nghĩa khơng có giá trị gì, nếu ta tách nó ra khỏi lời nói. Và lời nói
cũng khơng có nghĩa lý gì, nếu ta tách nó ra khỏi đối thoại.” [71, tr.253]. Là
đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết, tính nhiều tiếng nói góp phần thực hiện “q
trình khơi sâu tính đối thoại” và tất yếu cần phải “mở rộng nó và làm cho nó

ngày càng trở nên tinh tế.” [8, tr.128]. Quá trình khơi sâu và mở rộng này làm
cho tiểu thuyết là thể loại ln ở thì hiện tại chưa hồn thành. Khi mà “mọi lời
văn dường như sống ở biên giới giữa văn cảnh của mình với văn cảnh của
người” [8, tr.11] thì ranh giới giữa của ta và của người là khó phân định vì mọi
14



×